Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Mot so kinh nghiiem van dung phuong phap ke chuyen trong mon dao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.19 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Cùng với sự xuất hiện con người trên trái đất là sự xuất hiện
các hiện tượng đạo đức. Từ những buổi bình minh của lịch sử, con
người đã biết ứng xử với nhau theo những phong tục, tập quán và
quy định chung của các bộ tộc để cùng nhau chung sống và lao động
sản xuất. Những ứng xử của họ được xem là biểu hiện về hành vi
đạo đức.


<i>Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách, là “ cái gốc ”</i>
của con người. Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng của nhà
trường. Môn Đạo đức ở trường Tiểu học, vừa là môn học cung cấp
cho trẻ những tri thức về cách ứng xử trong các quan hệ với bản
thân, với người khác, với tự nhiên và xã hội, vừa là bộ phận quan
trọng của việc giáo dục giá trị nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng,
cho nên phương pháp dạy học môn Đạo đức ở bậc Tiểu học được coi
là một hoạt động, một phương tiện, một con đường giáo dục .


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hiệu quả . Sau đây, tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm vận dụng
hiệu quả phương pháp kể chuyện trong giảng dạy môn Đạo đức ở
cấp tiểu học .




Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để mô
tả diễn biến quan hệ giữa các nhân vật, sự việc theo một câu chuyện
nhằm giúp học sinh nắm được nội dung và từ đó, rút ra bài học đạo
đức cần thiết.


Chuyện kể như là một hình thức giới thiệu mẫu hành vi đạo
đức. Trong chuyện kể, thơng thường có một tình huống đạo đức được
nêu ra cho một hay một số nhân vật giải quyết . Cách ứng xử của
nhân vật sẽ dẫn đến những kết quả hay hậu quả nhất định. Nếu đây


là một kết quả tích cực xảy ra những điều tốt đẹp, có lợi thì học sinh
rút ra bài học là cần noi theo hành vi, việc làm tương tự, cịn nếu đó
là hậu quả tiêu cực dẫn đến những điều xấu ác, có hại thì bài học
được rút ra là cần tránh những hành vi, việc làm đó.


<i>Ví dụ : Các câu chuyện kể như chuyện Đồ dùng để ở đâu, Gia</i>
đình em, Chuyện của bạn Đức, Thăm mộ, Chiếc vịng bạc, Cái bình
hoa, Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi, Học chào, Đôi bạn, Em bé
ngoan, Chuyện ở qn ăn, Bà tơi, Thương mẹ, Có ngày hơm nay, …
Cụ thể là :


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>em bé vòi Bác mua cho chiếc vòng bạc. Mãi hai năm</i>
<i>sau, Bác trở về và tặng cho em bé một cái vòng bạc</i>
<i>như đã hứa. Việc làm đó của Bác khiến mọi người rất</i>
<i>xúc động. </i>


<i>-</i> <i>Nhân vật chính của truyện kể trên là Bác Hồ – Bác đã</i>
<i>thực hiện lời hứa mua cho em bé chiếc vịng bạc đây</i>
<i>chính là một hành vi tích cực. Việc làm này của Bác</i>
<i>được coi là một biểu tượng cụ thể về giữ lời hứa để học</i>
<i>sinh và mọi người noi theo. Như vậy qua tấm gương Bác</i>
<i>Hồ, học sinh rút ra bài học là cần giữ lời hứa với mọi</i>
<i>người.</i>


Như đã nói ở trên kể chuyện là một phương pháp giới thiệu
mẫu hành vi đạo đức cho nên về mặt lý thuyết có thể vận dụng
phương pháp này ở mọi bài đạo đức. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu
điểm, kể chuyện cũng có những nhược điểm nhất định. Nó có thể
làm giảm tích tích cực về nhận thức của học sinh. Vì vậy, chỉ nên
vận dụng nó ở một số bài nhất định và nên thay đổi nhiều hình thức


giới thiệu mẫu hành vi cho phong phú nhằm nâng cao tích cực, chủ
động của học sinh trong việc phát hiện ra tri thức đạo đức. Ngồi ra,
giáo viên có thể thay chuyện kể bằng tình huống đạo đức, những
thơng tin, tư liệu liên quan … ở các bài khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tuổi các em, hấp dẫn với học sinh, có thể giúp các em rút ra bài học
đạo đức tương ứng … Hay nói cách khác nếu quyết định lựa chọn kể
chuyện thì giáo viên cần tính đến hiệu quả giáo dục của chuyện kể
nói riêng và phương pháp này nói chung.


<i>Viù dụ : Hiện nay có rất nhiều bài đạo đức được gợi ý sử dụng</i>
phương pháp kể chuyện.


- <b>Lớp 1</b>


 Bài 3<i> : Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập có chuyện “ Đồ</i>
<i>dùng để ở đâu”.</i>


 Bài 4<i> : Gia đình em có chuyện “ Nhớ lời dặn của mẹ ”</i>
<i>hoặc “ Cây thông nhỏ của em”.</i>


 Bài 5 : Lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ có
<i>chuyện “ Hai chị em ” </i>


 Bài 13<i> : Chào hỏi và tạm biệt có bài “ Học chào ”</i>


- <b>Lớp 2</b>


 Bài 2<i> : Biết nhận lỗi và sửa lỗi có chuyện “ Cái bình hoa”</i>
 Bài 3<i> : Gọn gàng, ngăn nắp có chuyện “ Chuyện xảy ra</i>



<i>trước giờ ra chơi”.</i>


 Bài 6<i> : Quan tâm giúp đỡ bạn có chuyện “ Con kiến và</i>
<i>chim bồ câu”.</i>


 Bài 7<i> : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp có chuyện “ Đẹp mà</i>
<i>khơng đẹp”.</i>


 Bài 9<i> : Trả lại của rơi có chuyện “ Cái gói trơi dưới ngịi”.</i>
 Bài 11<i> : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có chuyện“ Câu</i>


<i>chuyện điện thoại ”.</i>


 Bài 13<i> : Giúp đỡ người khuyết tật có chuyện “ Sức mạnh</i>
<i>của tình thương”.</i>


 Bài 14<i> : Bảo vệ pồi vật có ích có chuyện “ Cú nhịm…”</i>
<i>hoặc “ Bác rất thương lồi vật”.</i>


- <b>Lớp 3 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 Bài 2<i> : Giữ lời hứa có chuyện “ Lời hứa danh dự”.</i>


 Bài 4 : Quan tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em có
<i>chuyện “ Cái bánh mì” hoặc “ Bầm tơi” hay “ Chuyện</i>
<i>của Trâm”…</i>


 Bài 5<i> : Chia sẻ vui buồn cùng bạn có chuyện “ Niềm vui</i>
<i>trong nắng thu vàng”.</i>



 Bài 6 : Tích cực tham gia việc lớp, việc trường có chuyện
<i>“ Vạch áo” hoặc “ Tại sao chích chịe”.</i>


 Bài 7<i> : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng có chuyện“</i>
<i>Tình làng nghĩa xóm ”.</i>


 Bài 8<i> : Biết ơn thương, liệt sĩ có chuyện “ Niềm vui nhỏ”.</i>
 Bài 10<i> : Tơn trọng khách nước ngồi có chuyện “ Em bé</i>


<i>bản Lau”.</i>


 Bài 11<i> : Tơn trọng đám tang có chuyện “ Chuyện buồn”.</i>
 Bài 12 : Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác có chuyện


<i>“ Trộm ổi”.</i>


 Bài 13<i> : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước có chuyện “</i>
<i>Mình cứ biết mình”.</i>


 Bài 10<i> : Chăm sóc cây trồng, vật ni có chuyện “ Chú</i>
<i>mèo lạc mẹ” ,“ Bé con và mèo con ” hay “ Người làm</i>
<i>vườn và các con trai ”</i>


- <b>Lớp 4</b>


 Bài 2<i> : Vượt khó trong học tập có chuyện “ Có ngày hơm</i>
<i>nay”.</i>


 Bài 6<i> : Hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ có chuyện “ Thương</i>


<i>mẹ” hoặc “ Oâng già và cháu nhỏ”.</i>


 Bài 8<i> : Yêu lao động có chuyện “ Hai cái cày ” hoặc</i>
<i>“Anh Ba”…</i>


 Bài 12 : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo có
<i>chuyện “ Việc lớn xảy ra trong nhà bếp ”</i>


- <b>Lớp 5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Bài 7<i> : Tơn trọng phụ nữ có chuyện “ Lê Thị Hoàng”</i>
<i>hoặc “ Nguyễn Thị Định”.</i>


Các chuyện kể này có thể được lấy từ vở bài tập, sách giáo
khoa, sách giáo viên môn Đạo đức hoặc từ một nguồn khác như
phương tiện thông tin đại chúng là tivi, đài phát thanh, báo chí, từ
thực tiễn xung quanh … nhưng nội dung câu chuỵện phải đảm bảo các
yêu cầu về chuẩn mực hành vi mà giáo viên cần cung cấp.


Trong thực tiễn dạy môn Đạo đức, giáo viên nên thay chuyện
kể trong các tài liệu dạy học môn Đạo đức bằng một số chuyện kể
khác nếu chuyện đó kém hấp dẫn, hay không phù hợp thực tế, với
cuộc sống ở địa phương…


Để vận dụng tốt phương pháp kể chuyện thì trong quá trình chuẩn
bị giáo viên cần :


 Xác định được tư tưởng chủ đạo, yêu cầu giáo dục, các tình tiết
cơ bản, các tình huống đạo đức, các đặc điểm nhân vật của
chuyện kể, tránh tình trạng biết được đến đâu hay đến đó.


<i>Ví dụ : Theo chuyện kể “ Chiếc vịng bạc”thì </i>


<i> Tư tưởng chủ đạo: Việc giữ lời hứa mang lại niềm vui cho người</i>
<i>khác và được mọi người quý trọng .</i>


 <i>Yêu cầu giáo dục: Với mọi người chúng ta cần giữ lời hứa.</i>
<i> Các tình tiết cơ bản, có hai tình tiết cơ bản : Một là em bé vòi</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i> Tình huống đạo đức là một em bé vịi Bác Hồ mua chiếc vòng</i>
<i>bạc.</i>


 <i>Các đặc điểm nhân vật : Bác Hồ là người giữ gìn chữ tín, q</i>
<i>trọng người khác và cũng được mọi người kính trọng.</i>


Qua việc xác định những chi tiết cụ thể đó của truyện kể giúp cho
giáo viên hiểu rõ, nắm vững chuyện kể và từ đó, có thể chuyển tải
đầy đủ nội dung cho học sinh. Muốn đạt hiệu quả, giáo viên cần phải
chú ý việc :


 Dùng ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm,
đảm bảo cho việc kể chuyện được tự nhiên, sinh động.


 Tái tạo những tình huống đạo đức với những tình tiết cơ bản,
đặt học sinh vào những tình huống đó và kích thích các em tích
cực theo dõi, suy nghĩ.


 Kết hợp kể chuyện với sử dụng các phương tiện trực quan
minh hoạ cho truyện kể là điều rất cần thiết như sử dụng tranh
ảnh, băng hình, con rối, …



 Giáo viên khi kể cần nhập vai vào truyện kể nhằm kể chuyện
được tự nhiên, hấp dẫn với giọng nói, điệu bộ, vẻ mặt phù hợp
Muốn thế, giáo viên phải tập dợt kể chuyện sao cho lưu lốt, tự
tin khơng phụ thuộc vào nguồn tư liệu. Giáo viên cần dành thời gian
nhất định để tập dợt kể chuyện. Ngược lại, nếu không tập dợt thì
việc kể chuyện của giáo viên có thể thiếu suôn sẻ, bị vấp điều này
dễ gây phản cảm, giảm tác dụng giáo dục của kể chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>- Ví dụ : Khi dạy bài đạo đức “ Giữ lời hứa ” giáo viên kể</i>
<i>chuyện “ Chiếc vịng bạc” để học sinh phân tích truyện kể này</i>
<i>và rút ra bài học về giữ lời hứa.</i>


Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng phương pháp kể chuyện vào
<i>thời điểm khác như khi kể câu chuyện “ Bó hoa đẹp nhất” của bài</i>
<i>“Quam tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em” giáo viên có thể</i>
tạo điều kiện cho học sinh kể về cơng ơn, tình cảm của ơng bà, cha
mẹ dành cho mình. Hay ở tiết 2 , giáo viên sử dụng kể chuyện như là
một biện pháp để giới thiệu một số nội dung thực hành, như hành vi
để học sinh nhận xét, tình huống để học sinh xử lý …


Bước 1 : Trước khi bắt đầu kể chuyện, giáo viên có thể khái quát
chung về câu chuyện sắp kể nhằm giúp học sinh định hướng tốt hơn
về nội dung câu chuyện, nhờ đó mà việc lĩnh hội sẽ có kết quả hơn.


Bước 2 : Giáo viên thuật lại truyện kể bằng lời , kết hợp với sử
dụng điệu bộ, cử chỉ và đồ dùng trực quan. Sau đó, giáo viên cho học
sinh đọc hay kể lại truyện.


Bước 3 : Giáo viên nêu ra các câu hỏi liên quan đến nọi dung câu
chuyện để giúp các em có biểu tượng rõ ràng về chuẩn mực hành vi


đạo đức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

 Kết hợp kể chuyện với trình bày tranh, ảnh hay hoạt
cảnh minh hoạ.


 Sử dụng ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ thích hợp nhưng
không cường điệu và giả tạo.


 Dùng câu chuyện ở một số thời điểm và yêu cầu học
sinh đoán diễn biến tiếp theo rồi giáo viên mới kể tiếp.
<i>- Ví dụ : Theo các bạn, Bác Hồ có trở về để thực hiện lời hứa</i>


<i>với em bé gái đó khơng ? Học sinh sẽ tự suy luận từ đó giáo</i>
<i>viên tiếp tục dẫn dắt bằng cách kể tiếp câu chuyện.</i>


Sau khi kết thúc câu chuyện kể, giáo viên nên cho một hay hai
học sinh kể lại hay đọc lại truyện nếu như trình độ học sinh lớp mình
cịn chậm để các em nắm vững hơn nội dung.


Từ đó giúp các em có thể phân tích câu chuyện và rút ra bài
đạo đức cần thiết. Trường hợp này, giáo viên có thể vận dụng
phương pháp đàm thoại hay thảo luận nhóm .


<i>- Ví dụ : Giáo viên nêu những câu hỏi định hướng ở vở bài tập;</i>
<i>Sách giáo khoa…</i>


Giáo viên cần lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện vì trẻ
em rất thích nghe thầy cô kể chuyện nhưng việc kể chuyện sẽ giảm
tác dụng giáo dục nếu như giáo viện mace phải những điều sau đây :



Thay vì giáo viên phải kể chuyện mà lại thực hiện việc đọc
truyện kể trong vở bài tập, trong sách giáo viên, …


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Giáo viên kể chuyện một cách khô khan , thiếu cảm xúc, thiếu
biểu caûm, …


Kể chuyện thiếu phương tiện minh hoạ ( nhất là những câu
chuyện dài, nhiều tình tiết … ) .


Nêu những câu hỏi phân tích truyện kể một cách khơng thích
hợp…


<i>Hồ Chủ Tịch đã dạy :“ Dạy cũng như học, phải chú ý cả tài lẫn</i>
<i>đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Vì</i>
vậy, việc cung cấp cho học sinh những xúc cảm đạo đức, biến những
chuẩn mực đạo đức sơ giản thành động cơ bên trong, thôi thúc các
em hành động theo những chuẩn mực đạo đức đã quy định không
phải là việc một sớm, một chiều mà đạt được kết quả. Mà nó cần
được vận dụng xuyên suốt về thời gian và trong tất cả các mơn học.


Trong tình hình hiện nay của đất nước đang ngày càng phát
triển. Nên việc đòi hỏi một người học sinh cần phải hội đủ các tiêu
<i>chí về “ Tài – Đức ”. Muốn như vậy ngay từ bây giờ các em phải</i>
được rèn luyện và bồi dưỡng thật tốt những chuẩn mực hành vi đạo
đức của một người học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa.


<i><b>Tân Phú, ngày 26 tháng 03 năm 2008</b></i>
Người viết


</div>


<!--links-->

×