Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kinh nghiệm vận dụng phương pháp điều tra trong giảng dạy toán lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.84 KB, 5 trang )

Đề tài:
I . ĐẶC VẤN ĐỀ
Môn Tự nhiên xã hội là môn học mang tính khoa học và nhân văn cao.
Đây là môn học mang tính tổng thể . Trước kia, khi quan niệm về đổi mới
Phương pháp dạy học ( PPDH ) chưa được quan tâm đúng mức, việc truyền
thụ kiến thức cho học sinh còn mang tính áp đặt. Học sinh tiếp cận tri thức
mới một cách thụ động : học thuộc những gì mà sách giáo khoa đã có , hiểu
biết những gì mà giáo viên truyền dạy . việc tìm tòi học hỏi của các em bị
hạn chế , tầm nhìn bị giới hạn. Phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình
– giảng giải : Thầy đọc – trò ghi , thầy hỏi – trò trả lời . Lối học thụ đồng
này không tạo hứng thú cho học sinh, vô tình đã làm cho tiết học về tự
nhiên – xã hội mà chẳng tự nhiên chút nào. Sau tiết học, các em thuộc bài
như một cái máy đã được lập trình sẵn. Vì vậy mỗi tiết học về tự nhiên xã
hội vẫn mang hình thức nặng nề , ít hấp dẫn các em và hiệu quả tiết học
không cao.
Với những băn khoăn đó, trong quá trình giảng dạy về Tự nhiên Xã hội ,
tôi đã cố gắng vận dụng các phương pháp dạy học mang tính tích cực mà
trong đó PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA được tôi quan tâm đặc biệt vì nó đã
đem đến một số hiệu quả cao khi dạy TNXH, qua đó, tôi đã tổng kết được
một số kinh nghiệm cho việc giảng dạy TNXH của khối lớp mình phụ trách.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề được xã hội và ngành giáo
dục quan tâm nhất hiện nay : một trong những phương pháp dạy học tích
cực đó phải kể đến phương pháp điều tra. Vậy để vận dụng tốt phương pháp
này trong giảng dạy Tự nhiên xã hội, chúng ta cần lưu ý một số yêu cầu về
quy trình và biện pháp thực hiện:
Yêu cầu 1:
Nội dung kiến thức học tập cần phải cụ thể , phù hợp với khả năng
chung của các đối tượng học sinh.
* Ví dụ: Dạy các bài khoa học về môi trường , về dân số và sự ô nhiễm
môi trường . Giáo viên có thể vận dụng phương pháp điều tra để giúp học


sinh thao tác điều tra , lập bảng thống kê về nguyên nhân – mức độ tác hại
và ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường.
* Dạy các bài lịch sử liên quan đến các cuộc kháng chiến chống Mĩ ( từ
bài 20 đến 30 ) . Giáo viên cũng có thể vận dụng phương pháp điều tra để
học sinh sưu tra về những tấm gương , những hình ảnh, nhân vật , sự kiện
có liên quan đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta như điều tra, thống kê
trên địa bàn nơi các em sinh sống có cựu chiến binh nào đã tham gia chiến
đấu ở trường sơn, đã sống và chiến đấu ở Địa Đạo Củ Chi , đã từng tham
gia Đồng Khởi Bến Tre ( bài Đồng Khởi Bến Tre ) hay đã tham gia chiến
dịch Hồ Chí Minh Lịch sử 1975 ( bài tiến vào Dinh Độc Lập ) để hiểu rõ về
truyền thống yêu nước của nhân dân ta .
* Dạy các bài địa lý ( đơn cử ví dụ từ bài 8 đến 14 ) . Giáo viên cũng có
thể vận dụng phương pháp này để tạo điều kiện cho học sinh hình thành
bảng điều tra về tình hình dân số , sự gia tăng dân số , về tình hình công
việc làm, về công ( hoặc nông ) nghiệp ở địa phương mình , qua đó phản
ánh một phần về tình hình địa lý – dân cư nước ta.
Những mảng kiến thức nếu trên, bản thân các em có thể chủ động nắm
bắt và lĩnh hội tri thức mới một cách tự nhiên và nhẹ nhàng .
Yêu cầu 2:
Việc chia nhóm và phân công nhiệm vụ cuả các thành viên trong nhóm:
Việc chia nhóm học tập cũng cần chuẩn bị chu đáo. Ở khâu này, giáo
viên cần lưu ý địa bàn cư trú cuả các thành viên trong nhóm, các em trong 1
nhóm gần nhà nhau, có điều kiện và thời gian sinh hoạt học tập ở nhà gần
như nhau để các em có điều kiện thuận lợi trong quá trình hợp tác tham gia ,
tổng kết , báo cáo…..
Yêu cầu 3:
Việc cử nhóm trưởng cũng là một yếu tố quan trọng : bạn nhóm trưởng
phải là bạn có năng lực điều hành , có mối quan hệ tốt với các thành viên
trong nhóm.
Yêu cầu 4:

Số lượng thành viên trong nhóm cũng không quá đông, không quá ít ,
nhóm có từ 4 đến 6 bạn là lý tưởng nhất.
Yêu cầu 5:
Thư ký nhóm là bạn được các bạn trong nhóm đề cử thay mặt nhóm
tổng hợp , ghi chép một cách đầy đủ , rõ ràng các dữ liệu mà nhóm đã điều
tra được.
Tuy nhiên , thư ký và nhóm trưởng cần được luân phiên , tạo điều kiện
cho tất cả các em được tham gia công việc của nhóm một cách bình đẳng.
Ngoài ra, lời động viên , khuyến khích của giáo viên với học sinh cũng
là một biện pháp thúc đẩy các em hăng hái, hứng thú trong hoạt động học
tập của mình.
III. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ :
Khi vận dụng phương pháp điều tra.
1. Mặt tích cực
- Kích thích tư duy độc lập và tính sáng tạo của học sinh.
- Học sinh học tập chủ động, hứng thú và say mê vì kiến thức mà các
em lĩnh hội được do bản thân các em hình thành.
- Tiết học nhẹ nhàng , tự nhiên và vui tươi.
- Tạo tinh thần đoàn kết, hỗ trợ , hoạt động học tập mang tính công đồng
cao.
2. Hạn chế
- Thời gian học tập ở nhà của các em không hoàn toàn đồng nhất, còn bị
động do phụ huynh chưa có nếp quen cho con em học tập ngoài trời, học
theo nhóm ở nhà, đi điều tra…
- Kỹ năng hình thành biên bản điều tra đối với các em học sinh cấp 1 còn
hạn chế , chưa biết cô đọng những ý chính nên biên bản thường rườm rà.
IV. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Phương pháp điều tra có thể được áp dụng đồng bộ cho các lớp 3,4,5
trong quá trình học tư nhiên xã hội.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Quá trình vận dụng phương pháp điều tra trong giảng dạy tự nhiên xã
hội, giáo viên cần lưu ý:
1. Đề tài giao cho học sinh thực hiện điều tra phải thực tế , gần gũi, tồn
tại cụ thể ở địa bàn các em sinh sống.
Ví dụ : ta không thể vận dụng phương pháp điều tra về tình hình sản xuất
công hay nông nghiệp nếu địa phương các em ở không hề có những hoạt
động về ngành nghề này.
2. Có sự phân công , phân nhiệm vụ rõ ràng giữa các bạn trong nhóm.
3. Có sự kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ của giáo viên.
4. Học sinh phải được trình bày kết quả điều tra cuả nhóm mình tại lớp.
5. Đối với học sinh lớp 5 đã được học về thống kê , biểu đồ hình quạt, về
tỷ số % , giáo viên có thể khuyến khích các em vận dụng để làm báo cáo về
các số liệu đã được điều tra. Còn đối với học sinh lớp 3,4 học sinh có thể
chỉ báo cáo số liệu qua dạng thống kê số liệu và vẽ biểu đồ hình cột ....
Tuy nhiên , quá trình dạy học là quá trình tư duy sáng tạo, là nghệ thuật
dạy học. Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu, tuỳ từng nội dung
bài học mà giáo viên chọn lựa phương pháp cho phù hợp . Giáo viên không
cứng ngắc để rồi bài nào cũng vận dụng phương pháp điều tra , sẽ dẫn đến
phản tác dụng vì có những nội dung về TNXH không thể vận dụng phương
pháp này vì nó không khả thi.
6. Giáo viên cần hướng dẫn HS thật kỹ phần ghi biên bản điều tra sao cho
ngắn gọn, cô đọng…
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc đổi mới phương
pháp dạy học qua quá trình vận dụng phương pháp điều tra khi dạy Tự
Nhiên Xã Hội lớp 5 trong vài năm gần đây và đã đạt được một số thành
công nhất định khi đã giúp các em chủ động học tập để chiếm lĩnh tri thức.

×