Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài giảng Hồ Chí Minh chân dung một con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.62 KB, 6 trang )

Hồ Chí Minh chân dung một con người
Ở Paris có bức tường “Những người làm nên thế kỷ 20″ (Ils ont fait le XX Siecle) có nụ cười Bác Hồ
ở đây, giữa những trí tuệ, những tâm hồn lớn ở thời đại chúng ta. Trong một thế giới vẫn còn nhiều
bạo ngược và lẫn lộn, đã có một cuộc đời Hồ Chí Minh, một con người Hồ Chí Minh.
Người ta có thể gọi Bác bằng nhiều cách khác nhau: 1 vị lãnh tụ, 1 người cộng sản chân chính, 1 tâm
hồn và trí tuệ lớn lao, 1 con người của những quyết định lịch sử; nhưng trên hết thảy, Hồ Chí Minh là
1 người con yêu nước vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc.
Ngày 19 tháng 5 năm 1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời tại quê ngoại làng
Chùa, Nam Đàn, Nghệ An. 500 năm trước, chúng ta có người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. 500 năm
sau, theo đúng lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh,
Nam Đàn sinh thánh”, chúng ta có Hồ Chí Minh.
Tuổi thơ của cậu bé Cung đã chứng kiến kiếp sống nô lệ lầm than của dân tộc dưới nhiều tầng áp bức.
Ngày vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt đi đầy, vua đã khẳng khái: “Muôn dân nô lệ từng đàn. Vui
chi bệ ngọc ngai vàng riêng ta”. Khi đó Nguyễn Sinh Cung đang ở Huế cùng cha, trước cảnh đó, cậu
đã cúi mặt xuống để không rơi lệ; nhưng cha cậu – nhà Nho yêu nước Nguyễn Sinh Sắc đã nhắc cậu
ngẩng mặt lên nhìn để không quên thù nhà nợ nước vẫn còn chưa trả xong. Từ đó cho đến mấy chục
năm về sau, người thanh niên yêu nước đó không bao giờ cúi mặt nữa, không bao giờ chịu khuất phục
trước bất kỳ sức mạnh nào; kể cả sau này là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Văn Ba, Lý
Thuỵ, Hồ Quang, Bác Hồ, hay Hồ Chí Minh.
1
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng với đôi bàn tay trắng.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Rồi anh sang Liên Xô để hoạt
động cách mạng Quốc tế. Năm 1924, Lý Thụy sang Trung Quốc, thành lập Việt Nam thanh niên Cách
mạng đồng chí hội ở Quảng Châu, đồng thời viết cuốn Đường kách mệnh.
Sau 30 năm bôn ba, đến năm 1941, Người trở về Việt
Nam, thành lập Mặt trận Việt Minh, từ đây Người là Hồ Chí Minh, trực tiếp lãnh đạo Đảng Cộng Sản
Đông Dương và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Người đọc bản
Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, Bác viết:
Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu


người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta.
Năm 1946, trong lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Người khẳng định:
2
Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ.
Bằng niềm tin sắt đá và nhiệt huyết của mình, Người đã nêu gương sáng của 1 người Việt Nam sống
có lý tưởng:
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến
Trí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.
Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi
Thống nhất độc lập, nhất định thành công.
Cuộc đời Bác còn có gì đặc biệt ? Trong
thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tùng, Bác đã tự nhận là người không có gia đình và không có con nhưng “gia
đình tôi là Việt Nam, con cái tôi là các thanh niên Việt Nam”. Hiếm có vị lãnh tụ nào nếm mật nằm
gai chịu khổ cùng quân dân trong những năm kháng chiến, rồi lại sát cánh cùng cả nước dựng xây
trong những năm hòa bình như Hồ Chí Minh đã làm. Cho dù không phải tất cả đều diễn ra như mong
muốn Trước những sai lầm nặng nề trong cải cách ruộng đất bởi tính giáo điều bảo thủ và áp đặt
cộng sản, Bác đã khóc nhận trách nhiệm và tự phê bình trước toàn dân:
Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận những khuyết
điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có, và tìm mọi cách sửa chữa những khuyết điểm đó,
như thế mới là một đảng mạnh dạn, chắc chắn, và chân chính.
3
Những năm sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ bị
phá vỡ, đất nước bị chia cắt, lại phải lo thù trong giặc ngoài; một mặt là sự đánh phá khốc liệt của đế
quốc Mỹ tại miền Bắc Việt Nam, một mặt là sự chống Cộng điên cuồng của chính quyền tay sai miền
Nam Việt Nam; dân tộc ta vẫn kiên cường đi theo con đường đã vạch ra, đấu tranh không mệt mỏi
giữa một bên là sức mạnh vật chất kinh khủng và mù quáng với một bên là sự lựa chọn trí tuệ và tình
thương của từng con người. Trong những lúc cam go khó khăn nhất đó, Người vẫn vững một niềm tin,
bởi đến ngày thống nhất, chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Thế giới đánh giá ra sao về vị Chủ tịch nước này ? Họa sĩ Thụy Điển Eric Johanson nói về Nguyễn
Ái Quốc:
Đó là một con người kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực, một con người uyên bác.
Còn nhà thơ Xô Viết Oxit Măngđenstand đã viết:
Cả khuôn mặt Nguyễn Ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và tế nhị, từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn
hóa, không phải nền văn hóa ở châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai. Qua cử chỉ cao thượng
và tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên bỉển
lặng của nền hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương.
Tạp chí TIME đánh giá Bác là 1 trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20.
4
Cuộc sống riêng của Người cũng có nhiều điểm đáng nói. Quê hương nghĩa nặng tình sâu, nhưng cả
một đời vì nước vì non, cho đến khi luống tuổi, Bác mới chỉ kịp về thăm quê đôi lần. Trong dịp đi
thăm quê Bác năm ngoái, người viết có được nghe hướng dẫn viên khu di tích kể lại rằng khi nhà nước
có ý định trùng tu lại khu di tích này có đặt cổng ở phía vườn; lúc Bác về thăm mới chỉ rằng xưa kia
cổng nhà Bác nằm ở phía này, khung cửi cũ của mẹ Bác – bà Hoàng Thị Loan – đặt ở phía kia. Vậy
là suốt mấy chục năm bôn ba, cậu bé Cung vẫn nhớ như in những hình ảnh ngôi nhà nhỏ của ông Phó
bảng đã nuôi dưỡng tâm hồn Người ngày nào.
Trong thư gửi anh cả Nguyễn Sinh Khiêm, Bác viết:vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc
Anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc Anh tạ thế, tôi không thể lo việc. Than ôi! Tôi chịu tội bất
đễ trước linh hồn Anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo
việc nước. Thân sinh Bác, cụ Nguyễn Sinh Sắc, mất tại miền Nam, Bác còn chưa đến thăm được.
Tuổi xế chiều, Bác Hồ đã về sống ở đây, đúng như mong muốn của Người được sống trong ngôi nhà
nhỏ, có vườn cây, ao cá, sớm chiều bầu bạn với các cụ già em nhỏ, xa lánh vòng danh lợi. Cuộc sống
vật chất của Người chỉ nhỏ bé vậy thôi, trái ngược với ham muốn to lớn của Người:
5

×