Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.98 KB, 9 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bài làm:
Chủ tịch Hồ Chính Minh, một trong những người con ưu tú, vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc ta, tên thật là Nguyễn Sinh Sắc, sinh ngày 19/5/1980 trong
một gia đình nhà Nho yêu nước thuộc tỉnh Nghệ An, một vùng đất vừa giàu
truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, đấu tranh chống
ngoại xâm…Từ thuở thiếu thời, Người đã tận mắt chứng kiến cuộc sống
nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào dưới bàn tay gian
ác của kẻ thù, của quân xâm lược…Tất cả đã thôi thúc Người ra đi tìm
đường cứu nước, cứu dân. Trong suốt sự nghiệp cách mạng của mình, Người
nhận ra rằng sức mạnh giúp dân tộc ta giành được thắng lợi trong suốt cuộc
đấu tranh đầy gam go, ác liệt là sức mạnh của con người, từ chính những
người dân Việt Nam ta. Chính vì lý do đó, ngay từ khi hoạt động cách mạng
cho tới khi chúng ta giành được độc lập, Người rất quan tâm, chú trọng tới
sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Và Người đã đưa ra quan
điểm mà đến nay nó vẫn còn rất có ý nghĩa với toàn dân tộc ta: “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Như chúng ta đã biết, cây và con người có mối quan hệ rất mật thiết,
gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc trồng cây đem lại lợi ích rất lớn cho con
người như lợi ích về mặt kinh tế, môi trường… (điều hòa khí hậu làm môi
trường xanh sạch hơn, ngoài ra cây còn đóng vai trò trong việc chống xói
mòn đất, giữ đất, chống lũ quét…). Vì vậy Người luôn hưởng ứng việc trồng
cây, vận động mọi người thực hiện Tết trồng cây vào mùa xuân:
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Trồng cây là một kế hoạch trung hạn, có thể là một năm, hai năm, hay
mười năm. Như vậy việc trồng cây có chu kì ngắn, không quá dài, nhanh
chóng mang lại thành quả, lợi ích cho người trồng cây. Tuy rằng con người
và cây có mối liên hệ rất mật thiết nhưng đây lại là hai thực thể khác nhau,


vì vậy khác với việc trồng cây, trồng người đòi hỏi phải có thời gian lâu dài,
là công việc “trăm năm” không thể nóng vội “một sớm một chiều” mà cần
phải kiên trì, bền bỉ, chịu khắc phục khó khăn thì mới có hi vọng giành được
kết quả, nhưng việc trồng người đem lại lợi ích vô cùng to lớn. Trồng người
cũng giống như trồng cây ở chỗ là chúng ta cần phải chăm sóc, vun vén thì
mới thu được thành quả. Nhưng việc chăm sóc con người ở đây không giống
như việc chăm sóc cho cây. Hồ Chí Minh xem con người như một chỉnh thể
thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của con người. Người rất đề
cao vai trò của con người, “vô luận việc gì, đều do con người làm ra, và từ
nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả”. Vì vậy con người thật sự là một nhân
tố quan trọng, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển.
Bên cạnh đó thì con người được xem như là một sinh vật có tâm tư, tình
cảm, có suy nghĩ, vì vậy ta không chỉ phải nuôi dưỡng về mặt thể chất, mà
còn phải bồi dưỡng về mặt tinh thần, tư tưởng, đạo đức và tri thức. Người đề
cập đến vấn đề nuôi dưỡng mặt thể chất cho con người, con người sinh ra
phải được khỏe mạnh, đầy đủ sức khỏe thì mới có khả năng giúp ích cho xã
hội. Do đó mà trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, Người đã vận
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động mọi người tích cực tham gia rèn luyện thể dục thể thao và luôn lấy
mình ra làm gương để nhân dân noi theo.
Quan trọng hơn, Người đánh giá cao vai trò của đạo đức trong đời
sống, Người đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng phát triển con
người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Tư tưởng đạo đức của
Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với
tài, lời nói đi đôi với hành động, và hiệu quả trên thực tế. Người hay nói đến
đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực để chỉ sự khăng khít giữa
rèn luyện đạo đức và tài năng, trong đó đức là gốc của tài, hồng là gốc của
chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực. Đạo đức rất quan trọng, nó tồn tại,

thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ sinh hoạt thường ngày đến
những công việc lớn lao như chính trị, kinh tế, văn hóa… từ quan hệ xã hội,
đoàn thể đến quan hệ gia đình và thái độ đối với chính bản thân mỗi chúng
ta. Người khẳng định: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có
đức ví như một anh chàng làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt
két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho
xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì,
nhưng cũng không lợi gì cho loài người”. Trong các cuộc kháng chiến, các
cuộc cách mạng, Người nhấn mạnh, đạo đức là gốc của cách mạng, “Người
cách mạng phải lấy đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành nhiệm
vụ vẻ vang”. Người cũng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Vì vậy, Đảng phải là đạo đức, là văn
minh mới, vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ của nhân dân. Đạo đức Hồ
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chính Minh là đạo đức hành động, đạo đức được đánh giá qua hiệu quả
đóng góp cho xã hội, chứ không chỉ dừng lại ở tu thân. Đạo đức cách mạng
phải qua rèn luyện, đấu tranh gian khổ với bản thân mới đạt được. Do vậy
đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt
động thực tiễn trong công việc, trong các mối quan hệ của mình, phải tự
nhìn thẳng vào mình, không lừa dối, phải thấy rõ cái hay,cái tốt, cái thiện
của mình để phát huy, và thấy nó cái xấu,cái dở,cái ác của mình để khắc
phục. Phải kiên trì rèn luyện,tu dưỡng suốt đời.Người chỉ rõ “Bồi dưỡng tư
tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở
thành con người mới không phải là một công việc dễ dàng…Dù khó khăn
gian khổ nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”. Cải tạo cũng phải
trường kì gian khổ vì đó là cuộc cách mạng bản thân trong mỗi người.
Người đưa ra lời khuyên “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống,

nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng
như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Trong suốt quá
trình hoạt động cách mạng, Người nhận ra rằng sức mạnh giúp cho dân tộc
ta giành được thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh đầy gian khổ chính là sức
mạnh từ lực lượng cách mạng. Lực lượng các mạng không chỉ là lực lượng
trực tiếp gánh vác và giải quyết các nhiệm vụ hiện tại mà còn là đội ngũ kế
cận, là nguồn bổ sung có đủ năng lực để kế thừa và tiếp tục phát triển sự
nghiệp của thế hệ đi trước. Trước khi ra đi Người đã căn dặn rằng: “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.
Sở dĩ Người nói như vậy là vì thế hệ trẻ là thế hệ đóng vai trò quyết định cho
tương lai của đất nước, là nền tảng cho sự phát triển đất nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy ngay từ những
ngày đầu thành lập chính quyền, Người đã coi việc xóa nạn mù chữ, tiêu diệt
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giặc dốt và nâng cao trình độ dân trí là một trong những nhiệm vụ cấp bách
hàng đầu của dân tộc lúc bấy giờ. Vì thế quan điểm “Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” vừa mang tính
chiến lược, vừa mang tính nhân văn sâu sắc mà đến nay đã phát triển thành
phương châm hoạt động của toàn xã hội nói chung, và của ngành giáo dục
Việt Nam nói riêng. Do vậy, giáo dục là một lĩnh vực được Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm, Người lo cho sự nghiệp giáo dục của nước ta, coi giáo
dục xã hội chủ nghĩa là phương thức quan trọng nhất của sự nghiệp trồng
người, là một mắt xích không thể thiếu trong sự nghiệp cách mạng. Giáo dục
có vai trò hết sức to lớn, ” Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần
lớn đều do giáo dục mà nên’. Xuất phát điểm cũa mỗi con người không phải
khác nhau mà ai cũng như nhau, nếu được giáo dục tốt sẽ trở thành những
con người tốt, những công dân tốt,có ích cho xã hội, ngược lại, không có
giáo dục, con người dễ có những suy nghĩ lệch lạc, có những hành động sai
lầm. Người cho rằng: “Việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam

phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu
dài. Nền giáo dục đó sẽ làm cho dân tộc ta trở lên một dân tộc dũng cảm,
yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc
lập”. Mục đích mà Người nguyện suốt đời phấn đấu - là mong cho dân tộc
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi, đối với Người, nếu đất nước độc
lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý
nghĩa gì. Vì vậy Người muốn xây dựng một xã hội mới tốt hơn xã hội cũ, và
để đạt được điều này trước hết cần có những con người mới, những con
người toàn diện, có đầy đủ tri thức. Không chỉ giáo dục trong nhà trường mà
phải biết kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội, có như thế mới thu được
kết qủa tốt nhất. Chính vì lý do này, dù khó khăn đến đâu chúng ta cũng phải
5

×