Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu TK HỘI THI GVDG TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.41 KB, 7 trang )

TỔNG KẾT THI GVDG CẤP TỈNH (MÔN TOÁN)
Kính thưa quý vị đại biểu !
Tôi xin phép thay mặt Tổ chấm Toán phát biểu những nhận xét, đánh giá,
của Tổ về những ưu điểm và một số nội dung cần cải thiện, tăng cường theo hướng
tích cực thông qua quá trình chấm các tiết dạy dự thi của giáo viên tại Hội thi
GVDG cấp tỉnh năm học 2010-2011.
I.Những ưu điểm cơ bản cần được khẳng định:
1.Giáo viên đã chuẩn bị khá chu đáo kế hoạch tổ chức hướng dẫn các hoạt
động học theo hướng “Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn; Học sinh hoạt động
và phát triển”.
2.Nội dung tổ chức giờ học đúng các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng
cơ bản, khá sát hợp đối tượng học sinh; gần như trọn vẹn bảo đảm tính chính xác,
khoa học; cơ bản hướng dẫn học sinh hoạt động để phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức,
thực hành đạt kết quả theo mục tiêu bài học.
3.Hầu hết giáo viên dự thi đã sử dụng khá nhuần nhuyễn nhiều kỹ thuật dạy
học mới, biết phối kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh.
4.Đại bộ phận các tiết học, giáo viên đã tổ chức tốt hoạt động tổ chức hướng
dẫn; tạo cơ hội để các em được trao đổi, bày tỏ quan niệm, ý kiến của mình với các
bạn, thầy cô. Quan hệ hợp tác trong môi trường lớp học đã thể hiện khá rõ nét yêu
cầu của một tiết học theo hướng tích cực. Nhiều giờ học đã diễn ra khá sôi nổi,
hứng thú, tự giác, tăng cường sự tham gia của số đông học sinh.
Một số giáo viên đã tổ chức giờ học tốt, phong cách diễn đạt chắc chắn, vui
tươi như: cô Văn Thị Thu Phương (Triệu Tài-Triệu Phong), Lê Thị Hà (Số 2 Triệu
Trạch-Triệu Phong), Hoàng Thị Tơ (Lê Quý Đôn-Thị Xã Quảng Trị), Lê Thị Kim
Tuyến (Hải Quế-Hải Lăng), Phan Thị Thúy Hồng (Đông Lễ-Đông Hà), Phạm Thị
Kim Oanh (Vĩnh Chấp-Vĩnh Linh ), Đoàn Thị Vân Hằng (số 1 Hướng Hiệp-
ĐaKrông ),
5.Đã có 79/88 tiết dạy dự thi của giáo viên có sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin. Điều đó chứng tỏ rằng khả năng lập kế hoạch và tổ chức giờ học về công
nghệ thông tin của GV đã được nâng cao một bước.


Bức tranh chung về đổi mới việc tổ chức dạy và học theo hướng tích cực
đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên so với yêu cầu thì còn rất nhiều
việc phải làm.
Kính thưa quý vị ! Dạy học là một nghệ thuật. Do vậy, những điều mà chúng
tôi chia sẻ ở đây là hoàn toàn "mở" chỉ mang tính tham khảo, vận dụng. Tùy theo
đối tượng cụ thể, điều kiện tổ chức dạy học cụ thể,... để GV quyết định lựa chọn kỹ
thuật dạy học phù hợp.
Bên cạnh những ưu điểm rất cơ bản, chúng tôi đề xuất cần cải thiện một số
thao tác kỹ thuật, cách tổ chức, hướng dẫn một số hoạt động nhằm thúc đẩy một
cách mạnh mẽ yêu cầu của việc đổi mới dạy học theo hướng tích cực.
II.Một số điểm cần lưu tâm cải thiện:
1.Tăng cường tổ chức hoạt động trên các vật thật, mô hình để rút ra tri
thức của toán học.
Ví dụ: Để hình thành công thức tính chu vi đường tròn, có thể dạy như sau:
-GV cho HS lấy thước dây, ướm vòng quanh các vật dạng hình tròn với các
đường kính khác nhau. Sau khi HS đã đo được chu vi các hình tròn đó, yêu cầu HS
phát hiện mối quan hệ giữa đường kính và chu vi.
-HS sẽ đi đến kết luận:" Chu vi dài gấp hơn 3 lần đường kính"
-Lấy các kết quả đo của chu vi chia cho đường kính, thương của các lượt chia
sẽ như thế nào ? ( luôn bằng kết quả gần như nhau: 3,14)
-Các em dự đoán công thức,...
-Giáo viên chính xác hóa và đi đến công thức tính chu vi hình tròn:
C = d × 3,14
2.Cần xác định vị trí của tiết học trong chương trình Toán của lớp học,
cấp học; khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của các em; các kiến thức, kỹ năng
mà HS đã lĩnh hội, trên cơ sở đó mà kế thừa, phát trển, hình thành, kiến thức,
kỹ năng mới cho các em.
Ở lớp 2, dựa vào cách tính chu vi của hình tứ giác, HS có thể tính chu vi của
hình chữ nhật, hình vuông bằng cách tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. Đến
lớp 3, để tổ chức cho HS phát hiện quy tắc tính chu vi hình vuông, GV có thể tổ

chức cho HS tính chu vi của hình đó dựa vào kiến thức đã học. Tiếp đó, hướng dẫn
các em chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân tương ứng. Tiếp tục
hướng dẫn để các em phát hiện các thừa số trong tích vừa tìm được là yếu tố nào
của hình vuông ( thừa số, tích: các em cũng đã học ở lớp 2). Đó chính là độ dài của
một cạnh, số cạnh của hình vuông. Từ đó, các em sẽ dễ dàng nhận diện, phát hiện,
đề xuất, dự đoán quy tắc tính diện tích hình vuông.
Các tiết dạy về diện tích hình tam giác, diện tích hình bình hành, diện tích
hình thang, việc kế thừa các kiến thức, kỹ năng đã học để tổ chức cho các em phát
hiện, hình thành kiến thức mới cũng chưa thực sự đậm nét.
Ở lớp 2, khi xây dựng bảng nhân 2, đối với hai phép nhân 2 × 2 và 2 × 3, sau
khi thao tác vật thật, cần tổ chức cho tất cả HS ghi lại phép tính tương ứng ở bảng
con, giấy nháp,... GV yêu cầu các em chuyển các phép nhân đó thành tổng các số
hạng bằng nhau; tính kết quả. Trên cơ sở đó, tiếp tục hướng dẫn các em để biết
được kết quả của hai phép nhân vừa rồi trong bảng. Với yêu cầu tương tự để giúp
các em tìm được kết quả một phần hay toàn bộ phép nhân trong bảng nhân hoặc
thông qua quan sát, nhận xét,... các tích liền nhau trong phần đầu của bảng nhân để
các em hoàn thiện bảng nhân.
Ở lớp 3, sau khi các em học xong bài số 1 trong phép nhân và phép chia thì
việc tìm kết quả của phép nhân đầu tiên : 6 ×1; 7×1; 8× 1; 9× 1 của các bảng nhân
6; 7; 8; 9 lại dễ dàng hơn nhiều, vì các em đã biết: "số nào nhân với 1 cũng bằng
chính số đó".
Tùy theo khả năng học tập của HS, sau khi đã học một số bảng nhân đầu
tiên, để thay đổi vật liệu góp phần làm tươi mới giờ học, ngoài phương án tổ chức
"an toàn" như trong SGK hoặc phương án ở trên, giáo viên có thể dựa vào các
phép nhân cụ thể trong các bảng nhân đã học để hình thành bảng nhân mới.
Ví dụ: Hình thành một số phép nhân đầu tiên của bảng nhân 7 ở lớp 3.
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/tk-hoi-thi-gvdg-tinh--13855902955924/hkf1379222192.doc
2
-Phép nhân đầu tiên: 7 × 1 = 7 (số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó)
-Để tìm kết quả của các phép nhân tiếp theo: 7 × 2 ; 7 × 3 ; 7 × 4 ; 7 ×

5...,trong bảng nhân 7, GV có thể tổ chức cho HS tính kết quả của các phép nhân
đã học: 2 × 7 ; 3 × 7 ; 4 × 7 ; 5 × 7 ,...mà các em đã học ở bảng nhân 2; 3; 4;
5,...Tiếp đó, GV tổ chức cho các em dựa nhận xét " đổi chỗ vị trí của các thừa số
trong tích thì kết quả không thay đổi" để tìm được kết quả của các phép nhân cần
tìm,...
Ví dụ về dạy bảng nhân 5, nếu không sử dụng vật liệu, GV có thẻ dạy như
sau:
-Đặt vấn đề: nhiệm vụ của các em là phải lập đày đủ bảng nhân 5, bao gồm
các phép nhân Sau:
5 × 1 = ?
5 × 2 = ?
5 × 3 = ?
5 × 4 = ?
.............
-Các em đã biết, 2 × 1 = 2 ; 3 × 1 = 3; 4 × 1 = 4 ; vậy: 5 × 1 = ? ( Hỏi đáp
-ghi kết quả ). Nếu HS có khó khăn thì GV sẽ dùng vật liệu để hướng dẫn,...
- Bằng bảng con, hãy chuyển các phép nhân sau thành tổng các số hạng bằng
nhau, rồi tính kết quả:
5 × 2 =
5 × 3 =
5 × 4 =
-Hỏi-Đáp, ghi kết quả; thông qua quan sát, nhận xét,... các tích liền nhau
trong phần đầu của bảng nhân để các em hoàn thiện bảng nhân hoặc tiếp tục bằng
một trong những phương án ở trên.
Mức độ sự hỗ trợ của trực quan cũng được giảm đi nhờ kế thừa các kiến
thức, kỹ năng mà các em đã biết.Thực sự các bài học: Tổng của nhiều số; Phép
nhân; Thừa số-Tích đã chuẩn bị cho bài học sau: bảng nhân 2, bảng nhân đầu tiên.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi có GV đặt vấn đề: " Các em đã học bảng nhân
1; 2; 3 ; 4. Hôm nay, các em tiếp tục học bảng nhân 5 !!!. GV chưa tổ chức được
các hoạt động dựa trên các kiến thức, kỹ năng đã có của HS để xây dựng, hình

thành kiến thức, kỹ năng mới.
Ở lớp 1, các em vừa mới được học số 13, 14, 15. Các em chỉ biết số 13 gồm
1 chục và 3 đơn vị; cách viết, đọc số đó. Do không nắm vững chương trình, có GV
lại nói với các em: " 1 chỉ hàng chục, 3 chỉ hàng đơn vị ". HS chưa biết được
"hàng" là cái gì cả.
Do vậy, nắm vững chương trình môn học toàn cấp; sự phát triển của các
mạch kiến thức; tạo ra sự hỗ trợ giữa các mạch kiến thức là một yêu cầu không thể
thiếu để GV dạy tốt môn học.
3.Tùy theo dạng bài hoặc nội dung của tiết học: bài mới, luyện tập, luyện
tập chung, ôn tập hoặc là phần thực hành, vận dụng của tiết bài mới để GV
lựa chọn, quyết định hình thức, phương pháp, phương tiện tổ chức giờ học.
Một bộ phận khá lớn GV vẫn còn nói nhiều, làm thay HS nhiều khi đáng ra
phần đó, nội dung đó phải đựợc tự các em thực hành. GV tổ chức 1 tiết luyện tập,
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/tk-hoi-thi-gvdg-tinh--13855902955924/hkf1379222192.doc
3
phần luyện tập của tiết bài mới như là một tiết chữa bài tập. Cứ ra từng bài rồi
chữa, cho đến hết; sự hỗ trợ của GV đối với HS và tình hình thực hành của các em
thì hầu như ít được quan tâm hoặc quan tâm chưa đầy đủ.
Khi tổ chức luyện tập bài tập có lời văn, bài nào GV cũng hướng dẫn, tóm
tắt trước khi cho HS làm thử hỏi tính tích cực thế nào ? Chưa nói đến GV chỉ cho 1
HS lên bảng tóm tắt bài toán, cả lớp ngồi xem để nhận xét !!!. Sự hỗ trợ, hướng
dẫn của GV là cần thiết nhưng phải bảo đảm là thời điểm nào để có kết quả cao
nhất, tích cực nhất. Do sử dụng phương pháp chưa phù hợp, có tiết học, thời gian
tổ chức đến gần 50 phút.
4.Để bảo đảm tính chất sát hợp với điều kiện dạy học của từng địa
phương, từng đối tượng HS, giáo viên không nên tuân thủ một cách máy móc
nội dung phải y hệt sách giáo khoa.
Cần quan niệm rằng sách giáo khoa là tài liệu tham khảo. Do vậy, phương
án tổ chức cũng như vật liệu hình thành kiến thức mới cũng như thực hành luyện
tập chỉ để tham khảo. GV có thể thay thế vật liệu mới miễn sao đảm bảo yêu cầu

kiến thức kỹ năng cơ bản của bài học, sát hợp đối tuợng, yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng cơ bản tối thiểu,...là được.
Thay vì điểm A thì ghi là điểm L; thay vì đoạn thẳng AB thì ghi đoạn thẳng
CL có sao đâu ?
Sách giáo viên cũng chỉ là tài liệu tham khảo. Các phương án tổ chức dạy
học trong đó cũng chỉ để GV nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp. Đại bộ phận GV
còn chưa thoát ly được những phương án mà sách GV gợi ý; khả năng sáng tạo,
vận dụng, lập kế hoạch bài học theo hướng tổ chức các hoạt động học còn một số
hạn chế.
5.Tạo ra sự liên thông, hỗ trợ giữa các môn học với nhau; chính xác hóa
các thông tin khi ghi hoặc hiển thị ở trên màn hình.
Các em đã học dấu chấm câu, cuối câu phải có dấu chấm. Vậy thì không lý
do gì, khi viết câu trong tổ chức dạy học Toán giáo viên lại không làm điều đó.
Khi dạy các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích ở Tiểu học, ngoài việc tổ
chức cho HS biết được tên gọi, kí hiệu viết tắt, việc hình thành biểu tượng về độ
dài, độ lớn cho HS rất quan trọng. Do vậy, yêu cầu các thông tin, vật liệu ghi hình,
ghi bảng phải đúng với thực tế. Không thể có trường hợp GV hiển thị thông tin:
7cm dài hơn 9 cm; vẽ 1 hình vuông và ghi diện tích 1 km
2
, 1 hình vuông và ghi
diện tích 1 triệu mét vuông khi dạy bài mới ki-lô-mét vuông ở lớp 4.
SGK ghi chính xác đến từng dấu chấm phẩy. Ví dụ: Những số nào sau đây
chia hết cho 3, SKG đã dùng dấu chấm phẩy để ngăn cách giữa các số. Trong lúc
đó GV lại ghi không đúng.
Việc tóm tắt bài toán có lời văn có 2 GV ghi bảng chưa đúng yêu cầu: nào là
thiếu dấu hai chấm, thiếu dấu ? ở câu hỏi,...
6.Cần sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đúng mức, phù hợp
tránh lạm dụng; khai thác điều kiện tổ chức dạy học của từng địa phương,
đơn vị để tổ chức tiết học đạt hiệu quả cao.
Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là rất to lớn và quan trọng để nâng cao

chất lượng tiết học không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, khi giới thiệu, hình
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/tk-hoi-thi-gvdg-tinh--13855902955924/hkf1379222192.doc
4
thành kỹ nằng đặt tính, tính; thao tác tính; viết số,...thì hoạt động thao tác bằng tay
của GV là hết sức quan trọng.
Tăng cường hướng dẫn kỹ thuật đặt tính, hướng dẫn các bước tính cho HS
thông qua thao tác bằng tay của GV.
Ở những lớp tất cả HS có vở bài tập Toán, GV chưa biết khai thác điều kiện
học tập của lớp để tổ chức thực hành, luyện tập. Trái lại, cứ mỗi bài tập, GV làm
một phiếu giao việc, viết bằng tay khá vất vả cho việc chuẩn bị. Qua trao đổi với
GV, nhiều đồng nghiệp phát biểu rằng "nội dung trong vở bài tập khác anh ạ !!!.
Thông tin với các bạn, vở bài tập là một tài liệu bổ trợ, hỗ trợ cho việc dạy và học
Toán, không bắt buộc HS phải mua nhưng một khi tất cả HS đều có thì tổ chức sử
dụng nó để tăng hiệu quả học cũng là điều nên khuyến khích. Kiến thức, kỹ năng
trong vở bài tập Toán có yêu cầu về kiến thức, kỹ năng tương đương trong sách
giáo khoa.
7.Linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức dạy học, trong đó có dạy học
cá nhân, dạy học theo nhóm, lớp. Cần tăng cường tổ chức dạy học cá thể hóa,
phân hóa đối tuợng học sinh. Dành thời lượng thích đáng cho luyện tập, thực
hành theo năng lực từng đối tượng học sinh..
Một bộ phận giáo viên, khi tổ chức thực hành luyện tập, cứ mỗi bài tập lại
gọi một học sinh lên bảng lớp làm. Sản phẩm thực hành của học sinh đó không
được bí mật do không có rèm che thì thử hỏi kết quả thực hành của mọi học sinh
khác ở dưới lớp có còn đủ tin cậy hay không ? Giáo viên giao việc cho cả lớp
nhưng lại ít kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, không bao quát tình hình thực hành của các
em; loay hoay đôi chút rồi lại: "Các em bỏ bút xuống, nhìn lên bảng để nhận xét
bài làm của bạn". Đâu có phải chỉ chữa bài của HS đấy đâu. Tại sao lại không
chữa những lỗi sai phổ biến của cả lớp,...
Hơn thế nữa, kết quả thực hành của các em chắc gì đã sai khá phổ biến mà
giáo viên phải chữa chung trước lớp. Do vậy, giáo viên cần phải tổ chức để các em

được thực hành một cách thực sự. Nhiệm vụ của giáo viên lúc đó là theo dõi để hỗ
trợ thông qua việc tổ chức dạy cá nhân, nhóm; cá thể hóa đối tuợng học sinh để có
sự hỗ trợ, đánh giá, giao nhiệm vụ phù hợp.Việc tổ chức dạy học toàn thể thường
chỉ xảy ra khi một bộ phận khá lớn học sinh không giải quyết được yêu cầu mà
giáo viên dạy cá nhân không xuể. Còn nếu một số ít HS gặp khó khăn thì GV đã
"phục vụ tại bàn" thông qua dạy học cá nhân rồi.
Tốc độ làm bài tập của các em bị hạn chế, phải chờ nhau trong quá trình
thực hành.Tình trạng tổ chức dạy "đồng loạt, đồng hạng" vẫn khá phổ biến khi tổ
chức hoạt động thực hành, luyện tập. Do vậy, giáo viên ít có cơ hội để tổ chức dạy
học cá thể hóa.
Trong khi số đông HS rất cần đến sự hỗ trợ, đánh giá của giáo viên, thì trái
lại, phần luyện tập, một "điệp khúc": Ra lần lượt từng bài, một vài phút GV chữa
bài tập của HS ở trên bảng; tiếp tục bài khác như thế cho đến hết số lượng bài tập.
Phần lớn GV loay hoay chỉ theo dõi, hỗ trợ HS đang làm bài tập ở bảng lớp hoặc
hỗ trợ chiếu lệ một vài HS ở dưới lớp. Không những thế, GV chỉ xuống lớp ở
những nơi thuận lợi mà chúng tôi thường gọi: "chỉ đi ở đường lộ thôi còn vùng sâu,
vùng xa không hề ngó ngàng tới". Do vậy, khả năng bao quát, tổ chức dạy học cá
nhân, tổng hợp, khái quát hóa kết quả thực hành của lớp để uốn nắn rất hạn chế.
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/tk-hoi-thi-gvdg-tinh--13855902955924/hkf1379222192.doc
5

×