Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

luận án tiến sĩ quản lý đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng nhu cầu xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 225 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NG ANH LC

Quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh
ở các trờng đại học t thục trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đáp øng nhu cÇu x·
héi

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số
: 914 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Nguyễn Xuân Sinh
2. PGS. TS Trịnh Quang Từ

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp
hoặc sao chép bất cứ cơng trình khoa học nào
đã cơng bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN



Đặng Anh Lực


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Cán bộ quản lý

CBQL


Cán bộ quản lý, giảng viên

CBQL, GV

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Cơng nghệ thơng tin

CNTT

Cơ sở vật chất

CSVC

Đại học tư thục

ĐHTT

Đội ngũ giảng viên

ĐNGV

Giảng viên cơ hữu

GVCH

Giảng viên thỉnh giảng


CVTG

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

Quản trị kinh doanh

QTKD

Quản lý giáo dục

QLGD

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM

Thiết bị dạy học

TBDH


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong
và ngồi nước có liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Khái quát các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố và những
vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TƯ THỤC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
2.1.
Những vấn đề lý luận về đào tạo ngành Quản trị Kinh
doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh
doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội
2.3.
Các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh
doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
3.1.
Khái quát chung về các trường đại học tư thục đào tạo
ngành Quản trị Kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay

3.2.
Tổ chức khảo sát thực trạng
3.3.
Thực trạng đào tạo ngành quản trị kinh doành ở các
trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng nhu cầu xã hội
3.4.
Thực trạng quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở
các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí

5
14
14
27
32
32
44
56

64
64
70
72
80


Minh đáp ứng nhu cầu xã hội
3.5.
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ngành
Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội
3.6.
Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo ngành Quản
trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội
Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN
TRỊ KINH DOANH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ
THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
4.1.
Biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở
các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng nhu cầu xã hội
4.2.
Khảo nghiệm và thử nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của
các biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
ĐƯỢC CƠNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

95
97

104
104
135
153

156
157
165


DANH MỤC CÁC BẢNG

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12

13

14

Tên
Nội dung
Trang
bảng

3.1. Danh sách các trường đại học tư thục trên địa bàn
67
Thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Qui mơ sinh viên đào tạo đại học hệ chính quy ngành
68
Quản trị Kinh doanh
3.3. Bảng thống kê số lượng giảng viên từ năm 2014 – 2018
69
3.4. Thống kê trình độ đào tạo của giảng viên cơ hữu các môn
69
chuyên ngành Quản trị Kinh doanh năm học 2017 – 2018
3.5. Cơ cấu thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên tính
72
đến tháng 12/2018
3.6. Nhận thức của CBQL, GV và các nhà tuyển dụng về
73
tầm quan trọng của các hoạt động đào tạo
3.7. Đánh của CBQL, GV và các nhà tuyển dụng về xác
74
định mục tiêu đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh
3.8. So sánh số lượng tín chỉ trong chương trình khung và
chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở một số
76
trường ĐHTT trên địa bàn TP. HCM
3.9. Đánh giá của CBQL, GV và sinh viên về thực trạng
77
phương pháp đào tạo môn QTKD
310. Đánh giá của CBQL, GV và sinh viên về thực trạng
78
hình thức đào tạo môn QTKD

3.11. Đánh giá của sinh viên và CBQL, GV về cơ sở vật chất,
79
trang thiết bị, phương tiện dạy học
4.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các
biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh
136
ở các trường ĐHTT trên địa bàn TP. HCM đáp ứng
nhu cầu xã hội
4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp biện pháp
quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường
138
ĐHTT trên địa bàn TP.HCM đáp ứng nhu cầu xã hội
4.3. Tiêu chí và những chỉ số cụ thể đánh giá tác động quản lý
143


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Tên
TT

biểu

Nội dung

15

đồ
4.1.


Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp biện pháp

Trang

quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường
16

4.2.

ĐHTT trên địa bàn TP. HCM đáp ứng nhu cầu xã hội
Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp biện pháp

137

quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường
17

4.3.

ĐHTT trên địa bàn TP. HCM đáp ứng nhu cầu xã hội
Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

138

pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường
18

4.4.

ĐHTT trên địa bàn TP. HCM đáp ứng nhu cầu xã hội

So sánh về nhận thức, trách nhiệm và việc phát huy vai

139

trò của các tổ chức, các lực lượng trong tham gia liên
19

4.5.

kết đào tạo sau thử nghiệm
So sánh về kết quả và mức độ liên kết giữa các nhà trường

147

và đơn vị sử dụng nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh
20
21

2.1.
4.1

trước và sau thử nghiệm
Quản lý đào tạo theo mơ hình CIPO
Quy trình phát triển CTĐT khép kín

150
45
110



5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi
mới căn bản, tồn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học
và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Như vậy,
chất lượng đào tạo ln là mối quan tâm của tồn xã hội và trở thành yếu tố
quan trọng hàng đầu trong cơ chế thị trường, trong điều kiện cạnh tranh và hội
nhập quốc tế. Một cơ sở đào tạo đại học được đánh giá là có chất lượng khi cơ
sở đó đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, người học và cơ quan, đơn vị sử dụng
nguồn nhân lực đặt ra. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu xã hội vấn đề cấp bách.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế
thế giới, điều này địi hỏi cần có nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao.
Ngành QTKD cũng đang đứng trước sức ép phải không ngừng đổi mới, nâng
cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc phát
triển nhanh và mở rộng quy mô đào tạo ngành QTKD ở hầu hết các trường
Đại học trong cả nước trong thời gian qua khiến công tác quản lý đào tạo
ngành QTKD bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trong bối cảnh tồn cầu hố, hội
nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong thời
kỳ CNH-HĐH đất nước, quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học
nói chung và ở các trường ĐHTT nói riêng cần phải có sự đổi mới về mơ hình
quản lý để sản phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội.
Cùng với giáo dục đại học nói chung, các trường ĐHTT trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành áp dụng phương thức đào tạo theo tín

chí và đã tạo được những chuyển biến cơ bản, tích cực. Tuy nhiên, do khác
nhau về thời gian áp dụng và điều kiện mơi trường nên việc triển khai tín chỉ ở


6
mỗi trường cũng khác nhau về lộ trình, quy mơ và mức độ. Nhiều trường
ĐHTT chưa thực sự phát huy được những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ, cịn
nhiều thách thức khó khăn trong quản lý q trình đào tạo, đặc biệt là quản lý
đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội, do vậy hoạt động đào tạo của
các nhà trường chưa có chuyển biến tích cực đáp ứng yêu cầu xã hội. Sản phẩm
đào tạo QTKD vẫn còn một khoảng cách xa so với nhu cầu sử dụng nhân lực
của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nhân lực trình độ cao, có kỹ năng quản
trị ngày càng trầm trọng, nhất là các vị trí chủ chốt trong cơng ty. Đặc biệt,
thiếu nhân lực trình độ cao trong các ngành nghề thuộc QTKD như Maketing bán hàng - quảng cao; nhóm ngành quản trị Tài chính - Ngân hàng; nhóm
ngành Dịch vụ - Du lịch - Hành chính… Một trong những ngun nhân dẫn
đến tình trạng trên là do chương trình đào tạo của các trường mang nặng tính lý
thuyết. Nhiều trường ĐHTT chỉ tập trung đào tạo, mà khơng thực hiện đúng
quy trình đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo, đánh giá sau đào tạo. Cơng nghệ
xây dựng chương trình đào tạo cịn mang nặn cảm nhận chủ quan, thiếu căn cứ
khoa học và thực tiễn, không theo kịp với sự thay đổi của thị trường. Mục tiêu,
nội dung, chương trình, cách thức tổ chức đào tạo ngành QTKD ở các trường
ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vừa chậm được hiện đại, lại thiếu
đồng bộ giữa các lĩnh vực. Các chính sách đào tạo chưa thể chế hóa bằng hoạch
định chính sách, thể hiện giữa các lĩnh vực đào tạo, từ nội dung chương trình đến
phương pháp; giữa hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo. Các trường ĐHTT đào
tạo ngành QTKD chưa có chính sách đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo đối
với người dạy và người học dẫn tới chương trình đào tạo cịn mang tính hàn
lâm chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu xã hội, từ người học và năng lực cần có
của người học. Nhà trường chưa có những chính sách quản lý tốt đầu vào, quá
trình đào tạo và đánh giá sản phẩm đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu tuyển

dụng và sự hài lòng của khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu
phát triển đất nước, để chủ động và thích nghi với bối cảnh phải đổi mới căn
bản việc quản lý hoạt động đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp
và cơ chế quản lý đào tạo.


7
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý đào tạo ngành
QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
đáp ứng nhu cầu xã hội” làm đề tài đề nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đào tạo ngành QTKD, đề
tài đề xuất biện pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội, qua đó nâng cao
chất lượng đào tạo trường ĐHTT, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho
ngành QTKD đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành QTKD ở các
trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành QTKD ở các
trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội;
tìm nguyên nhân của thực trạng.
Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường
ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.
Khảo nghiệm và thử nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và khả năng
ứng dụng thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất trong luận án.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Phạm vi về nội dung, luận án tiếp cận quản lý đào tạo ngành QTKD ở
các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận CIPO và
tiếp cận cung cầu.


8
Phạm vi về không gian, luận án nghiên cứu tại 4 trường đại học tư thục
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Đại học Văn Lang, Đại học Kỹ
thuật- Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), Đại học Quốc tế Sài
Gòn, Trường Đại học Văn Hiến TP. HCM.
Phạm vi về thời gian, các số liệu được sử dụng cho quá trình nghiên
cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2015 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo của trường ĐHTT phụ thuộc vào bối cảnh kinh tếxã hội, chất lượng người học đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra, nhưng quản
lý đào tạo ngành QTKD của các trường ĐHTT trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh chưa bám sát nhu cầu sử dụng của thực tiễn.. Nếu quản lý đào tạo
ngành QTKD gắn với chuẩn đầu ra ở các trường đại học tư thục; phát triển
chương trình đào tạo ngành QTKD phù hợp với yêu cầu xã hội; đảm bảo cơ
sở vật chất và phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp với thực tiễn nhà trường
và bối cảnh xã hội; xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QTKD và
đơn vị sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo và gắn kiểm tra đánh giá kết quả
đào tạo ngành QTKD với điều chỉnh, thích ứng yêu cầu xã hội sau đào tạo thì
chất lượng đào tạo ngành QTKD sẽ được nâng cao, qua đó nâng cao chất
lượng đào tạo trường ĐHTT, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành

QTKD đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về giáo dục và quản lý giáo dục; đồng thời vận dụng linh hoạt các quan điểm
hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic và thực tiễn trong xem xét, giải quyết vấn đề
nghiên cứu. Từ đó, đề tài lựa chọn các hướng tiếp cận chủ yếu sau đây:
Tiếp cận hệ thống – cấu trúc
Quá trình đào tạo là một tập hợp các thành tố có quan hệ tương tác
nhằm thực hiện những mục tiêu xác định. Luận án sử dụng cách tiếp cận phân
tích hệ thống và xem xét các mối quan hệ trong hệ thống các thành tố của quá
trình đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội.


9
Tiếp cận lịch sử/logic
Luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành QTKD ở các
trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ở những điều kiện
lịch sử cụ thể của từng trường. Vận dụng cách tiếp cận lịch sử sẽ giúp cho việc
xác định các luận cứ thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Tiếp cận thực tiễn
Đây là cách tiếp cận dựa trên việc tính đến thực tế hình thành và phát
triển các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và
những nhu cầu của thị trường lao động ở khu vực này. Theo đó, luận án giải
quyết vấn đề quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải tính đến những đặc điểm của các trường
đại học tư thục, thực trạng cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, chất lượng đào tạo
của từng trường, cũng như đặc điểm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếp cận CIPO
Đây là mơ hình có những lợi thế, dễ vận dụng để đo đầu vào, đầu ra,
kiểm sốt q trình và phân tích bối cảnh trong đào tạo cử nhân ngành QTKD
ở các trường ĐHTT.
Tiếp cận mục tiêu
Tiếp cận mục tiêu là đích cần đạt tới, làm mốc để định hướng cho các
hoạt động quản lý đào tạo, hướng tới sự phù hợp của việc quản lý đào tạo
ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.... Những mục tiêu đó do các Nghị quyết của
Đảng, của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, định hướng của Bộ GD&ĐT, của
chính quyền TP. HCM trên nền tảng quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo
dục đại học. Đồng thời, quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư
thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiếp cận cung - cầu (tiếp cận thị trường)
Quản lý đào tạo ngành QTKD theo tiếp cận cung - cầu, yêu cầu phải
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn: từ nhu cầu đào tạo, thiết kế nội dung chương


10
trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo... dựa vào nhu cầu của xã hội. Quản
lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học phải được xây dựng theo hướng
tiếp cận thị trường và tuân thủ theo xu hướng, quy luật của thị trường như quy
luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và xu hướng hội nhập.
Tiếp cận so sánh
Phương pháp tiếp cận so sánh được sử dụng để xem xét quản lý đào tạo
ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh tương quan với quản lý đào tạo ở các trường đại học công lập; so sánh
phương thức và nội dung quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học
tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với các trường đại học cơng lập.

Từ đó, rút ra những kinh nghiệm để triển khai quản lý đào tạo ngành QTKD ở
các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với
điều kiện của các trường đại học tư thục ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành và liên ngành, bao gồm:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài sử dụng các
phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu có
liên quan để rút ra những nội dung liên quan trực tiếp đến quản lý đào tạo
ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay như: Nghiên cứu các văn kiện của
Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của ngành GD&ĐT cũng như của địa
phương, các ngành khác và các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các cơng
trình nghiên cứu về cơng tác quản lý nhà trường, hoạt động dạy và học trong
trường đại học…. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của công tác quản lý đào tạo
ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát quá trình quản lý
đào tạo ngành QTKD, nhất là hoạt động giảng dạy của giảng viên, học tập của


11
sinh viên, công tác tổ chức quản lý đào tạo ở các trường ĐHTT được khảo sát.
Quan sát tập trung vào nội dung, hình thức, phương pháp quản lý đào tạo
ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp
ứng nhu cầu xã hội.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các mẫu phiếu
trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến hướng

nghiên cứu của đề tài luận án (giảng viên trực tiếp giảng dạy ngành
QTKD, cán bộ quản lý từ cấp bộ mơn/khoa các Phịng, Viện, Trung tâm
chức năng thuộc các trường ĐHTT có đào tạo ngành QTKD) trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp: Trò chuyện, trao đổi với
các vị lãnh đạo, quản lý nhà trường, CBQL giáo dục, giảng viên, sinh viên, Ban
Giám hiệu các trường để tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến quá trình
quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tiến hành nghiên cứu
các báo cáo tổng kết giáo dục, đào tạo, các nội dung về quản lý đào tạo ngành
QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; qua
đó có cơ sở thực tiễn để đánh giá việc quản lý đào tạo ngành QTKD ở các
trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu
xã hội một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Phân tích, tổng hợp các
tài liệu liên quan đến cơng tác QLGD, đào tạo và đội ngũ CBQL giáo dục, quản
lý sinh viên; từ đó rút ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến quản lý đào tạo
ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành trao đổi với CBQL, giảng viên có
kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động QLGD, đào tạo, nhất là CBQL ở các
trường đại học. Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học về
lĩnh vực QLGD, đào tạo; quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học
tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.


12
Phương pháp thử nghiệm, khảo nghiệm: nhằm kiểm chứng tính khả thi,
tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất; việc thử nghiệm được tiến hành

tại Trường Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen, Đại học Kinh Tế - Tài Chính,
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng.
Phương pháp thống kê: Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, xử lý số
liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận:
Bổ sung và hoàn thiện lý luận về quản lý đào tạo ngành QTKD ở các
trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội,
nhất là làm rõ khái niệm đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội, quản
lý đào tạo ngành QTKD đáp ứng yêu cầu xã hội và mối quan hệ giữa đào tạo
ngành QTKD với nhu cầu xã hội.
Làm rõ nội dung quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT đáp
ứng nhu cầu xã hội theo tiếp cận CIPO; khẳng định mơ hình quản lý đào tạo này
theo tiếp cận CIPO phù hợp nội dung nghiên cứu, với đặc thù và điều kiện ở các
trường ĐHTT, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở
các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.
Về thực tiễn
Thông qua đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong đào tạo và
quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội về
mục tiêu đào tạo; nội dung và phương pháp đào tạo; hình thức tổ chức đào
tạo; mơi trường, điều kiện đảm bảo đào tạo; về kết quả đào tạo.
Chỉ rõ nguyên nhân ưu, khuyết điểm của đào tao, quản lý đào tạo ngành
QTKD; đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở các
trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT,
đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngành QTKD trong bối cảnh đổi mới quản lý
GD&ĐT hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận về
quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội.



13
Đây là vấn đề đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm, đặc biệt trong
điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng về GD&ĐT, trước yêu cầu đòi hỏi ngày
càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu lý luận sẽ đóng
góp vào phát triển khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể được vận dụng trong thực
tiễn đổi mới, hồn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo ngành QTKD ở
các trường ĐHTT trên địa bàn TP.HCM; đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy trong các
trường ĐHTT trên cả nước hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: phẩn mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương,
kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


14
Chương 1

TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngồi nước có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo ở các
trường đại học tư thục
Trên thế giới
Mơ hình ĐHTT được hầu hết các nước trên thế giới triển khai. Đặc biệt
ở các nước phát triển, các trường ĐHTT có vị trí nhất định đối với nền giáo
dục quốc gia. Vì vậy, có rất nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu về ĐHTT cùng
với những hoạt động của ĐHTT.

Tác giả Graeme John Davies (2011) với cuốn Tự chủ đại học ở Anh,
[12] nghiên cứu mơ hình ĐHTT của Anh và đưa ra nhận định: 3 yếu tố đảm
bảo chất lượng giáo dục Đại học, đó là vấn đề tự chủ của các trường đại học,
vai trò của Nhà nước và công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Mỗi trường đại học ở Anh đều được tự chủ xây dựng khung chương
trình riêng và họ sẽ quyết định xây dựng nó như thế nào để làm thế mạnh
riêng của mình. Ví dụ, Đại học London (UoL), có 19 trường Đại học con và
12 viện nghiên cứu và mỗi một trường có thế mạnh riêng về khung chương
trình theo từng lĩnh vực đào tạo.
Nhà nước cũng có tác động đáng kể tới sự phát triển giáo dục đại học.
Ở Anh có khoảng 140 trường Đại học, trường lớn có khoảng 25.000 - 30.000
sinh viên, trường nhỏ có từ 3.000 - 5.000 sinh viên theo học. Chính phủ
khơng can thiệp nhiều vào khối trường học, chính phủ chỉ hỗ trợ tài chính để
các trường hoạt động. Các trường được quản lý bởi một tổ chức của Chính
phủ. Chính phủ cung cấp cho các tổ chức mỗi năm 8 tỷ bảng Anh và uỷ quyền
cho các tổ chức quản lý các trường đại học. Chính phủ Anh thực hiện hỗ trợ tài
chính, yêu cầu các trường đại học cam kết sử dụng đúng số tiền đó vào việc


15
giảng dạy và nghiên cứu khoa học chứ không quan tâm chi tiết từng trường dạy
những học phần gì hay nói cách khác, Chính phủ Anh thực hiện quản lý vĩ mô
về giáo dục. Các tổ chức quản lý trực tiếp mỗi trường Đại học sẽ kiểm soát về
chất lượng đào tạo và việc thực hiện cam kết của từng trường. Các trường Đại
học có quyền tự chủ về việc xây dựng chương trình đào tạo để phù hợp với nhu
cầu của xã hội, đảm bảo chất lượng giáo dục theo yêu cầu.
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cũng rất được chú ý. Ở
Anh có một ban kiểm định chất lượng hoạt động độc lập, không thuộc tổ chức
quản lý tiền của Chính phủ. Ban kiểm định này sẽ phụ trách về chất lượng
giảng dạy của các trường. Chất lượng họ đo được là họ dựa trên chất lượng trải

nghiệm của các trường đó và chất lượng của sinh viên sau khi ra trường. [16].
Lữ Đạt - Chu Mãn Sinh (Chủ biên) (2010) đã nghiên cứu và đưa ra
các nhận định về ĐHTT ở Mỹ trong cuốn Cải cách giáo dục ở các nước
phát triển, cải cách giáo dục ở My [8]. Ông cho rằng: Đại học tư thục tại
Mỹ hầu hết là các tổ chức phi lợi nhuận vì phải tuân theo những luật của
liên bang và của một tổ chức phi lợi nhuận. Nếu mở trường theo dạng lợi
nhuận cho cá nhân thì khơng được hưởng đặc quyền của tổ chức phi lợi
nhuận. Mấu chốt để định nghĩa phi lợi nhuận là từ mô hình tài chính. Số tiền
một người bỏ ra xây dựng trường đại học chỉ là con số rất nhỏ. Số tiền lớn
mà trường thu được là nhờ vào sự quyên góp và đầu tư - gọi là endowment
(tài trợ). Các trường đại học tư thục và cả công lập của Mỹ đều sống bằng
nguồn endowment. Ở nhiều nước trên thế giới, chủ nhân thực sự của một
trường đại học tư thục thường là cộng đồng xã hội bao gồm tất cả những ai
có liên quan đến hoạt động của nhà trường (Stakeholder), trong đó nhà đầu
tư chỉ góp một thành phần đại diện. Đây là mơ hình của kiểu trường đại học
khơng vì lợi nhuận rất phổ biến hiện nay trên thế giới. Thí dụ, trong tổng số
125 cơ sở giáo dục đại học tư thục tiểu bang California (Hoa kỳ) chỉ có 4 cơ
sở theo cơ chế vì lợi nhuận, số cịn lại theo cơ chế khơng vì lợi nhuận. Để
khuyến khích loại trường này, nhiều nước đã quy định trong luật pháp buộc


16
nhà đầu tư phải cam kết không can thiệp vào nội bộ của trường. Nếu hiểu
như vậy thì rõ ràng về mặt mơ hình tổ chức và quản lý, giữa trường cơng và
trường tư khơng vì lợi nhuận khơng có sự khác biệt đáng kể [8].
Theo một nghiên cứu khác của Lữ Đạt - Chu Mãn Sinh (Chủ biên),
(2010) Cải cách giáo dục ở các nước phát triển, cải cách giáo dục Nhật Bản
& Ơtraylia về mơ hình tư nhân hóa đại học ở Nhật Bản, họ cho rằng cải cách
lớn nhất trong giáo dục đại học ở Nhật Bản là xóa bỏ mơ hình trường đại học
cơng lập phụ thuộc phần nhiều vào ngân sách nhà nước. Nhân sự và tổ chức

của trường đều nằm dưới sự quản lý của nhà nước đã khiến các trường bị hạn
chế trong công tác quản lý và chi tiêu dẫn đến kiềm chế sự sáng tạo và phát
triển của các trường. Năm 1999, đại học công lập của Nhật Bản đã hoạt động
theo kiểu công ty với quyền tự chủ cao hơn. Các trường được chính phủ cho
thuê đất để làm trường đại học, được nhà nước hỗ trợ cho vay 50% tiền đầu tư
xây dựng cơ sở vất chất và mua sắm thiết bị; được hỗ trợ 30% tiền học phí so
với sinh viên hệ công lập; Trường được phép lựa chọn cán bộ, giảng viên, trả
lương phù hợp, quyết định mức học phí, mở cửa thị trường để hợp tác với bên
ngồi, khơng lệ thuộc vào chính sách của nhà nước mà dựa trên đánh giá hiệu
quả đầu ra. Mô hình này đã cải thiện năng lực hoạt động và đem lại hiệu quả và
chất lượng đào tạo cho các trường Đại học. Năm 2005, theo một báo cáo, 87
trường Đại học quốc gia chuyển đổi thành công ty đã thành công trong việc
giảm tổng số tiền trả lương được 13,7 tỷ yên (1.836 tỷ đồng Việt Nam) và kiếm
được 11,8 tỷ yên (1.580 tỷ đồng Việt Nam) từ bản quyền sáng chế. Kết quả, các
trường này đạt được khoản lợi nhuận tổng cộng 71,6 tỷ yên (9.600 tỷ đồng Việt
Nam). Điều đáng nói nữa là, năm 2007 trường Đại học Tokyo Nhật Bản được
xếp vị trí thứ 20 trong 100 trường Đại học uy tín nhất thế giới [11].
Nghiên cứu của Trần Thắng (2011), ĐHTT My là một tổ chức phi lợi
nhuận [51] cho thấy những cá nhân, công ty hay tổ chức đóng góp tài chính và
tài sản cho trường Đại học sẽ được miễn thuế một phần vào nguồn thu nhập
hằng năm. Họ hiểu rằng phần đóng góp này là phục vụ cho trường và sẽ khơng


17
rơi vào tay cá nhân hay nhóm riêng biệt nào. Những trường Đại học danh tiếng
sản sinh ra nhiều cá nhân nổi tiếng trong kinh doanh và họ rất thành cơng trong
việc vận động qun góp. Theo Los Angeles Times số ra ngày 3.2.2010, Đại
học Stanford đứng đầu bảng gây quỹ trong năm 2009 và đạt được 640 triệu
USD, Đại học Harvard được 601 triệu, Đại học Southern of California (USC)
369 triệu, Đại học California, Los Angeles (UCLA) 351 triệu USD...

Tài sản của trường là của chung, không thuộc về các cá nhân hay nhóm
riêng biệt. Trường Đại học có Hội đồng tín thác (Board of Trustees) điều hành và
quyết định mọi vấn đề về tài chính của trường. Hội đồng có nhiệm vụ phát triển
nguồn tài sản endowment để trường có ngân sách mạnh đầu tư cho việc giáo dục
như xây dựng cơ sở học tập, nghiên cứu và cấp học bổng. Nguồn endowment của
các đại học danh tiếng rất uy lực và có thể bằng cả GDP của một quốc gia [54].
Ở Việt Nam
Kể từ đầu những năm 2000, cơng tác quản lý trong các trường đại học
ngồi công lập ở Việt Nam được tiến hành khá mạnh mẽ và đã có nhiều tác
giả Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này. Các hình thức nghiên cứu, gồm có:
các bài viết trên các tạp chí khoa học, chun san trong và ngoài nước; hội
thảo khoa học; các đề tài nghiên cứu; Luận án và luận văn thuộc các hệ đào
tạo đại học và sau đại học.
Cuốn sách Quản lý chất lượng giáo dục đại học của Phạm Thành Nghị
(2000), đã cung cấp những thông tin thiết thực về các vấn đề liên quan đến kinh
nghiệm quản lý chất lượng trong giáo dục đại học thế giới và đưa ra các khuyến
nghị áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng vào giáo dục đại học ở Việt Nam [37].
Cuốn sách Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học của Nguyễn
Đức Chính (2002). Đây là cơng trình nghiên cứu cấp nhà nước, đã tập trung
phân tích cơ sở lý luận khoa học về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo
dục đại học. Cơng trình đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện
đảm bảo chất lượng trong các trường đại học; cách thức tiến hành và qui trình
kiểm định chất lượng của các nước có nên giáo dục đại học tiên tiến [6].


18
Tại Hội thảo Mơ hình trường đại học tư thục ở Việt Nam do Hiệp hội
các trường ngồi cơng lập Việt Nam đã tổ chức tháng 03.2011 tại trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Nhiều vấn đề về sở hữu, khái niệm
trường đại học ngồi cơng lập vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, cũng như mối

quan hệ giữa nhà giáo dục và nhà đầu tư... đã được đưa ra tranh luận khá gay
gắt; vấn đề “vốn sở hữu” trong các trường đại học ngồi cơng lập còn nhiều ý
kiến khác nhau. Các nghiên cứu và các cuộc hội thảo này đều chỉ rõ một số
biểu hiện của những tác động tích cực trong quản trị điều hành, quyền tự chủ
tăng lên và tính linh hoạt cao hơn cho các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công
lập. Đồng thời cũng đã chỉ ra một số hạn chế của thực tiễn công tác quản trị
điều hành giáo dục trong các trường đại học ngồi cơng lập ở Việt Nam về
công tác quản trị (đặc biệt là quản trị về tài chính) chưa có tác động tích cực
tới hiệu quả quản trị điều hành giáo dục. Các tác giả trên cũng đã chỉ rõ trong
công tác quản trị tài chính, sự tham gia của các bên liên quan (giảng viên, phụ
huynh, người học) vào quá trình lập kế hoạch tài chính hầu như chưa có,
thơng tin về việc chi tiêu các khoản thu từ học phí và đóng góp của người dân
cũng chưa thực sự minh bạch. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải trình của ngành
giáo dục với người sử dụng dịch vụ (giải trình từ phía cầu) chưa rõ ràng [43].
Nghiên cứu của Đào Văn Khanh, MBA trường ĐH RMIT (Australia)
trong cơng trình Tự trị đại học: Câu chuyện từ Australia - Mơ hình nào cho tự
trị Đại học Việt Nam đã đưa ra 5 mơ hình hoạt động phổ biến của ĐHTT:
Mơ hình cơng ty (Business model): Mơ hình này tập trung ủng hộ ý tưởng
của việc thành lập hội đồng quản trị năng động có cơ cấu nhỏ gọn và linh hoạt
bên trong, nhấn mạnh vào khía cạnh quản lý tài chính và lợi nhuận cho các cổ
đơng thành viên (Shareholders). Mơ hình này gặp phải nhiều chỉ trích vì ưu tiên
hàng đầu của nó là lợi nhuận chứ không phải chất lượng đào tạo.
Mô hình đối tác truyền thống (Traditional stakeholder model): Mơ
hình này góp tiếng nói vào lợi ích của các cơ sở giáo dục Đại học công
lập, bao gồm người dạy và người học. Tuy nhiên, mơ hình này cũng bị


19
chỉ trích vì gây trở ngại trong việc quản trị và quản lý một cách hiệu quả
thơng qua q trình làm giảm/chậm đi/ hoặc tránh né những quyết định

chiến lược quan trọng.
Mơ hình ủy trị (Trusteeship model): Mơ hình này thể hiện ở chỗ quản
trị nhà trường khơng phải vì mục tiêu lợi nhuận (Not-For-Profit). Phương
pháp tiếp cận này chỉ ra rất rõ các mục tiêu phi lợi nhuận nằm trong số mục
tiêu chính của nhà trường. Tuy nhiên, mơ hình này lại ủng hộ quản trị hiệu
quả và cấu trúc quản lý để đạt được mục tiêu tổng thể của nhà trường trong
việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Mơ hình cân bằng (Equalizer model): Mơ hình này là sự kết hợp của
nhiều mơ hình khác nhau cùng tồn tại và được điều chỉnh “phân lượng” theo
từng thời điểm thích hợp.
Tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm mơ hình Hội đồng trường ở
Australia: Khi nói đến quản trị Đại học, trước tiên phải nói Hội đồng
trường. Nhằm minh bạch hóa cơng tác điều hành, chủ tịch Hội đồng trường
(Chancellor) sẽ chỉ định Hiệu trưởng/giám đốc điều hành (ViceChancellor/President). Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và nhóm cộng sự
điều hành (executive officers) sẽ phụ trách cơng tác quản lý thường nhật
của nhà trường (Day-to-Day management) [43].
Nghiên cứu của Trần Huỳnh (2011) về Những bất ổn trong giáo dục
ĐHTT đã phân tích những vấn đề trong quản lý đại học tư thục với điển hình
là Trường ĐH Hùng Vương. Do trường ĐHTT ở Việt Nam hoạt động theo cơ
chế “vì lợi nhuận” nên rất dễ tồn tại những vấn đề xung đột tiền - quyền, rắc
rối “tài sản không chia”. Đây cũng là những vấn đề đang trở nên gay gắt trong
các trường đại học ngồi cơng lập mà một trong những nguyên nhân chính là
do cơ chế chính sách chưa rõ ràng [27].
Phân tích những nghiên cứu về các trường đại học tư thục cũng như
các mơ hình quản lý đào tạo ĐHTT trên thế giới và trong nước đã chỉ ra
khái niệm đại học phi lợi nhuận và thế nào là đại học vì lợi nhuận. Sự khác


20
nhau cơ bản giữa trường đại học phi lợi nhuận và vì lợi nhuận là mơ hình

quản trị tài chính. Các nghiên cứu cũng cho thấy vai trò quan trọng của
Hội đồng trường và BGH khá rõ ràng. Hội đồng trường là người tổ chức,
sáng lập và đề ra các chiến lược. Còn BGH là người thực thi các chiến
lược và các hoạt động của nhà trường theo nghị quyết của Hội đồng
trường. Đa số các nghiên cứu cũng đồng ý cho rằng nên để các trường đại
học ngồi cơng lập hoạt động theo mơ hình cơng ty thì sẽ bảo vệ được
quyền lợi của các nhà đầu tư. Đồng thời nhà nước cũng cần chuyển đổi từ
mơ hình “kiểm sốt nhà nước” sang mơ hình “giám sát nhà nước” đối với
các trường Đại học, có nghĩa là sự can thiệp của nhà nước đối với các
trường Đại học là ít hơn. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ của các trường
và khuyến khích khả năng tự quản lý và tự chịu trách nhiệm.
Trịnh Ngọc Thạch (2008), Hồn thiện mơ hình quản lý đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam đã trình bày rõ
cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
trong giáo dục đại học ở một số quốc gia; phân tích một số mơ hình đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, đề xuất các biện pháp nhằm hoàn
thiện mơ hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các
trường đại học ở Việt Nam [49].
Luận án tiến sĩ của Đỗ Trọng Tuấn (2015), Quản lý chất lượng đào tạo
tại các trường ĐHTT khu vực miền Trung Việt Nam [54] đã đề cập tới vấn đề
QLCL đào tạo nói chung, nhưng cũng chỉ tập trung nghiên cứu trong giới hạn
các trường ĐH tư thục ở khu vực miền Trung Việt Nam. Luận án xây dựng
mơ hình nghiên cứu dựa trên mơ hình quản lý chất lượng QUN-QA.
Nguyễn Lan Phương (2015) với luận án Quản lý chất lượng đào tạo tại
các trường ĐHTT ở Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lý chất
lượng tổng thể [43]. Trên cơ sở xây dựng khung lý luận về quản lý chất lượng
đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể ở ác trường ĐHTT, tác
giả đã khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở một số



21
trường ĐHTT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất 5 nhóm biện
pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường ĐHTT ở Thành phố Hồ Chí
Minh theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về đào tạo, quản lý đào tạo ngành
Quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu xã hội
Quản lý đào tạo là hoạt động thiết yếu có ý nghĩa rất quan trọng nhằm
bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nói chung
và các trường đại học nói riêng. Quản lý đào tạo cũng giống như quản lý các
hoạt động khác đều phải tuân thủ những nguyên lý chung, các chức năng
chung của quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành phối hợp
và kiểm tra kiểm sốt. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu các ngun lý
quản lý nói chung ở ngồi nước của các nhà lý luận, có thể kể đến: Frederich
Wiliam Taylor (1856-1915), Robert J. Marzano, Koontz và O Donnell (Mỹ);
Henri Fayol (1841-1925), Pháp; Feter F. Drucker (Áo); Max Weber (18641920), Đức... Các công trình tiêu biểu như:
Tác giả Robert J Marzano (2007), viết cuốn sách The Art and Science
of Teaching: A Comprehensive Framework for Effective Instruction (Nghệ
thuật và Khoa học giảng dạy: Một khn khổ tồn diện cho hướng dẫn hiệu
quả), nghiên cứu chiến lược lớp học dựa trên khoa học và nghiên cứu.
Nhưng vấn đề là sử dụng tri thức khoa học và kết quả nghiên cứu đó như thế
nào. Robert J. Marzano trình bày một mơ hình để đảm bảo chất lượng giảng
dạy cân bằng dựa vào nghiên cứu trên dữ liệu với việc hiểu được điểm mạnh
và điểm yếu của từng người học. Các nhà giáo dục phải kiểm tra tất cả các
thành phần của quá trình giảng dạy để giúp giảng viên kiểm tra và phát triển
kiến thức và kỹ năng của họ, để họ có thể đạt được phản ứng tổng hợp năng
động, là kết quả của nghệ thuật và khoa học trong giảng dạy để mang lại
thành tích học tập tốt hơn cho người học. Trong tác phẩm The Art and
Science of Teaching: A Comprehensive Framework for Effective Instruction,
Robert J. Marzano cịn trình bày một mơ hình để đảm bảo chất lượng giảng
dạy dựa trên việc hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của từng người học.



22
Những kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên môn chắc chắn sẽ giúp giảng
viên kiểm tra và phát triển kiến thức và kỹ năng của họ, để họ có thể tổng
hợp được năng lực, sáng tạo để tạo ra thành tích đặc biệt trong giảng dạy và
đào tạo được các học viên xuất sắc [89].
Cuốn sách Những thách thức của quản lý trong thế kỷ thứ XXI, tác giả
Feter F.Drucker (2003), là một trong những cuốn sách đột phá về các giả định
trong quản lý. Cuốn sách đề cập một cách thẳng thắn, logic và sâu sắc tới các
vấn đề quản lý vượt qua tầm nhìn của hiện tại, đưa ra những đề tài nóng bỏng
của ngày mai. Cuốn sách không hẳn đưa ra các biện pháp cho tương lai mà
tập trung đưa ra các vấn đề thực tế và đặt ra những câu hỏi nhằm giải quyết
vấn đề đó. Sáu chương sách, tác giả đã đem lại cho chúng ta một cái nhìn
hồn tồn mới mẻ vào xã hội tương lai, đồng thời đưa ra được một loạt các
khái niệm mới với tầm quan trọng không thể chối cãi.
Cuốn sách có những ý tưởng mới, mang tính cách mạng và có tầm nhìn
về các vấn đề quản lý trong tương lai, đưa ra một khái niệm rất mới: “nửa
cuộc đời cịn lại”. Theo phân tích của ơng, lần đầu tiên trong lịch sử lồi
người các cá nhân có thể sống lâu hơn các tổ chức nơi họ làm việc. Điều này
sẽ dẫn đến một thách thức hoàn toàn mới mẻ: Bạn sẽ làm gì trong nửa cuộc
đời cịn lại của mình? Những mơ hình đổi mới, tầm quan trọng của xây dựng
chiến lược, người dẫn đầu sự thay đổi, những thách thức của thông tin, năng
suất lao động của trí thức và tự quản lý bản thân. Đây là những vấn đề nóng
bỏng, thách thức của cơng tác quản lý trong tương lai [85].
Mark Mason (2005), trong Diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam với chủ
đề: Higher Education Reform and International Integration (Đổi mới giáo dục đại
học và hội nhập quốc tế) [86], đưa ra “Chiến lược và biện pháp dành cho giáo dục
đại học chất lượng và tính cạnh tranh tồn cầu”, tham luận gồm hai phần:
Một là viện dẫn nghiên cứu về những nhân tố được chứng minh làm

tăng hiệu quả học tập nhất là để bảo vệ cho luận điểm chất lượng giảng viên
và chất lượng giảng dạy là công cụ hữu hiệu nhất đảm bảo chất lượng giáo
dục đại học.


×