Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN phân dạng và phương pháp giải một số bài tập hoá lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.67 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
I.3 Đối tượng nghiên cứu
I.4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1 Cơ sơ lý luận
II.2 Thực trạng
a. Thuận lợi - khó khăn
b. Thành cơng – hạn chế
c. Mặt mạnh – mặt yếu
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
II.3 Giải pháp, biện pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
b.Nội dung cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
III.1 Kết luận
III.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1

Trang
2
2


3
3
3
3
3
3
4
4
4
5
24
24
24
25
25
26
27


I PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Tên đề tài: Phân dạng và phương pháp giải một số bài tập Hoá lớp 9
I.2 Lý do chọn đề tài
Là một giáo viên dạy và thường xuyên ôn thi học sinh giỏi môn Hố tơi rất trăn trở
khi học sinh học thuộc lý thuyết nhưng không áp dụng vào được giải bài tập , mỗi dạng bài
tập lại khác nhau, các em không biết phải bắt đầu từ bước giải nào, không phân loại được
bài tập. Đối với học sinh trung bình, yếu tôi chỉ hướng dẫn cho các em những dạng bài tập
cơ bản trong sách giáo khoa và một số bài trong sách bài tập nhưng đặc biệt với học sinh
khá , giỏi thì phần bài tập được nâng cao rất nhiều ngay cả trong sách giáo khoa, sách bài
tập và có rất nhiều dạng bài.
Trong mơn hố học thì bài tập hố học có một vai trị cực kỳ quan trọng nó là

nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng các
quá trình hố học, giúp tính tốn các đại lượng: Khối lượng, thể tích, số mol........., giúp
giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Từ đó phân loại học sinh để có kế
hoạch sát với đối tượng. Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết
đã được học, vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập địi hỏi học
sinh khơng chỉ nắm vững các tính chất hố học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm
vững các cơng thức tính tốn, biết cách tính theo phương trình hóa học và cơng thức hố
học. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mơ hình đơn giản như:
viết phương trình hố học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó
theo phương trình hố học để tính số mol của các chất cịn lại từ đó tính được các đại lượng
theo u cầu của bài. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh khơng nắm được
bản chất của các phản ứng, không phân dạng được bài tập, không nắm được phương pháp
giải thì việc giải bài hóa học của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường là giải sai.
Qua nghiên cứu bài tập Hoá học và trực tiếp giảng dạy bản thân tôi thấy hầu hết học
sinh chưa biết phân dạng và chưa có phương pháp giải bài tập hóa học nên mỗi khi giáo
viên đưa ra một dạng bài tập nào đó học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định
hướng giải. Bên cạnh đó việc khơng biết giải các bài tập hóa học hoặc thường xuyên giải
sai đã làm cho các em cảm thấy mơn hóa là mơn học khó, trở nên chán nản, khơng u
thích mơn học ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả Dạy - Học.Có rất nhiều tài liệu phân loại
các dạng bài tập và có rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu và viết đề tài về các dạng bài tập,
tôi nghĩ đề tài của tôi không mới mẻ nhưng tôi muốn nghiên cứu để đưa ra các dạng bài tập
và cách giải phù hợp với học sinh trường tơi để các em có thể nhận dạng và giải được các
bài tập không chỉ trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách nâng cao mà còn giải được các
bài tập trong kì thi do Huyện và Thành phố tổ chức.Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn hoá học ở trường Trung học cơ sở và thường xuyên ôn thi học sinh giỏi , với mong
muốn giúp các em học sinh trường tôi nắm vững những kiến thức cơ bản và nâng cao về
các dạng bài tập tôi đã chọn đề tài “ PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ
BÀI TẬP HOÁ HỌC LỚP 9” giúp các em dễ dàng nhận biết được các dạng bài tập trong
phạm vi kiến thức trung học cơ sở.
I.3 Phạm vi nghiên cứu

- Lớp 9:
+ Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ.
+ Chương 2: Kim loại
I.4 Đối tượng nghiên cứu
- Một số dạng bài tập và phương pháp giải mơn hố học 9.
2


- Học sinh lớp 9A, 9B, 9C, 9D.
I.5 Thời gian thực hiện
- Năm học 2019 - 2020
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1 Cơ sở lý luận
Bài toán hoá học được xếp trong giảng dạy là một trong hệ thống các phương pháp
quan trọng nhất, để nâng cao chất lượng giảng dạy và nó có những tác dụng rất lớn.
Làm cho học sinh hiểu sâu các khái niệm đã học: Học sinh có thể học thuộc lịng các
định nghĩa, khái niệm nhưng nếu không thông qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào
nắm vững được cái mà học sinh đã thuộc.
Mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối
lượng kiến thức của học sinh.
Củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá các kiến thức hoá học.
Thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, cần thiết về hoá học. Việc giải
quyết các bài tập hoá học giúp học sinh tự rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hố
học, nhớ các kí hiệu hố học nhớ các hoá trị của các nguyên tố, kỹ năng tính tốn v.v...
Tạo điều kiện để tư duy phát triển, khi giải một bài toán hoá học bắt buộc phải suy
lý, quy nạp, diễn dịch, loại suy.
.
Giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập hố học là rèn luyện cho học sinh tính
kiên nhẫn, trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử lý các vấn đề đặt ra. Mặt
khác rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lịng u thích mơn

học
Phân dạng bài tập hóa học thực chất chính là việc lựa chọn, phân loại các bài tập có
những đặc điểm tương tự nhau, cách giải giống nhau để xếp vào cùng một nhóm.
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để
giải quyết những nhiệm vụ nhất định do đó phương pháp giải bài tập hóa học cũng chính là
cách thức, là con đường, phương tiện để giải các bài tạp hóa học.
Trong giáo dục đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp dạy học, thí
dụ phương pháp luyện tập. Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp
quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đây cũng là một phương pháp
học tập tích cực đối với học sinh. Ở nhà trường THCS, giáo viên hóa học cần nắm vững
các khả năng vận dụng bài tập hóa học, nhưng quan trọng hơn là cần lưu ý tới việc sử dụng
bài tập hóa học sao cho phù hợp, đúng mức nhằm nâng co khả năng học tập của học sinh
nhưng không làm quá tải hoặc nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. Muốn làm được
điều này, trước hết người giáo viên hóa học phải nắm vững các tác dụng của bài tập hóa
học, phân loại chúng và tìm ra phương hướng chung để giải.
II.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
II.2.1.Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu
trường trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học mơn Hố học đã và đang đổi mới và là
một trong những mơn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học, hóa chất
và dụng cụ thí nghiệm, cơng tác dạy và ơn thi học sinh giỏi cũng được nhà trường chú
trọng , nhà trường quan tâm , khích lệ, khen thưởng kịp thời đối với cả giáo viên và học
sinh.
3


- Chương trình Sách giáo khoa hố học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự
đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ mơn hố học cho học sinh. Thơng
qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tịi phát hiện và
chiếm lĩnh nội dung bài học.

- Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc Cha mẹ học sinh tích cực phối hợp
cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
II.2.2 Khó khăn:
- Đối với học sinh trung học cơ sở thì chương trình học nặng về cả số môn học và với
cả lượng kiến thức khổng lồ. Mơn Hố học cũng thế kiến thức nhiều mà địi hỏi các em
phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập nào.
- Tâm lý chung của mọi người trong đó có Cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học
phụ nên dành ít thời gian cho con học .
- Sĩ số học sinh lớp 9 đông ( 151 học sinh ) học lực của các em không đông đều.
II.3 Biện pháp thực hiện
II.3.1 Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài
Trực tiếp giảng dạy và khảo sát trên 4 lớp 9A, B, C, D với tổng số học sinh 151 tôi thấy
thái độ và điểm của các em được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Thái độ của học sinh đối
với mơn học
u thích mơn học
Khơng u thích mơn học
Tổng
Điểm khi làm
bài kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Tổng số

Số lượng

Tỉ lệ %


85
66
151

56%
44%
100%

Số lượng

Tỉ lệ %

27
40
53
21
10
151

17,88%
26,49%
35,0 %
13,9%
6,73%
100%

Số liệu ở bảng trên cho thấy
- Số học sinh khơng u thích mơn học có số lượng khá cao
- Điểm khi làm bài kiểm tra

+ Giỏi : 17,88%
+ Khá : 26,49 %
+ TB : 35,0%
+ Yếu : 13,9%
+ Kém : 6,73%
Vậy nhìn vào kết quả học tập và thái độ của học sinh như trên chứng tỏ phương pháp
dạy học và phân loại các dạng bài tập của giáo viên rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh
Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học , phân loại bài tập , hướng dẫn học sinh nắm
vững các kiến thức cơ bản và giải giải các bài tập dế dàng hơn là nhiệm vụ cần thiết phải
làm ngay, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn hố học
II.3.2. Những nội dung , biện pháp đã thực hiện
II.3.2.1. Lịch sử nghiên cứu các dạng bài tập và phương pháp giải.
4


Bài tập hố học là một trong những phần khơng thể thiếu trong mơn hố học, làm bài
tập giúp các em củng cố khắc sâu thêm kiến thức đồng thời rèn luyện óc tư duy của các em.
Có rất nhiều dạng bài tập mà trong q trình dạy tơi đã nghiên cứu và phân loại :
1 Dạng 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng
2.Dạng 2: Bài tập nhận biết
3.Dạng 3: Bài tập tách chất.
4.Dạng 4: Bài tập về lượng chất dư.
5.Dạng 5: Bài tập về tăng giảm khối lượng .
6.Dạng 6: Bài tập về oxitaxit tác dụng với dung dịch bazo
7.Dạng 7: Bài toán hỗn hợp
II.3.2.2 Các dạng bài tập và phương pháp giải
II.3 2.2.1: DẠNG 1: HOÀN THÀNH SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG
*Nội dung: Đề bài cho các chất cụ thể ( hoặc bằng các chữ cái A, B, C…) yêu cầu hoàn
thành chuỗi phản ứng hoặc hoàn thành phương trình hố học .
*Phương pháp: Nắm chắc kiến thức về tính chất hóa học của các, mối quan hệ giữa các

hợp chất, điều chế các hợp chất và điều kiện để xảy ra phản ứng
Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:
a) S (1) SO2 (2) SO3 (3) H2SO4
SO2 (5) H2SO3 (6) Na2SO3
(7)
(8)
NaHSO3
b) FeCl3
Fe(OH)3
Fe(NO3)3
Hướng dẫn
a)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)

Na2SO4
Fe2O3

FeCl3

t0

S + O2 0, V O
SO2

t
2 5
2SO2 + O2
2SO3
SO3 + H2O
H2SO4
H2SO4 + Na2SO3
Na2SO4 + H2O + SO2
SO2 + H2O
H2SO3
H2SO3 + 2NaOH
Na2SO3 + H2O
SO2 + NaOH
NaHSO3
H2SO4 + 2NaOH
Na2SO4 + H2O

b)
(1) FeCl3 + 3NaOH
Fe(OH)3
+ 3NaCl
(2) Fe(OH)3 + 03HCl
FeCl3
+ H2O
t
(3) 2Fe(OH)3
Fe2O3 + 3H2O
(4) FeCl3 + 3AgNO3
3AgCl + Fe(NO)3
(5) Fe(NO3)3 + 3NaOH

Fe(OH)3 + 3NaNO3
(6) Fe2O3
+ 6HCl
2FeCl3 + 3H2O
Ví dụ 2: Xác định các chất trong từng chữ cái A, B, C, D, E, G và hồn thành các phương
trình hố học theo sơ đồ phản ứng
Fe (nung nóng ) + O2 ��
�A
A +
HCl ��
� B + C + H 2O
B +
NaOH ��
�D
+ G
C +
NaOH ��
�E
+ G
5


Biết rằng: B + Cl 2 ��
�C
Dùng phản ứng hoá học gì để chuyển trực tiếp D ��
�E
Bài giải
A: Fe3O4 ; B:FeCl2; C: FeCl3 ; D: Fe(OH)2 ; E: Fe(OH)3 ; G: NaCl
Phương trình:
3 Fe (nung nóng ) + 2O2 ��

� Fe3O4
Fe3O4 +
8 HCl ��
� FeCl2+ 2FeCl3+ 4H 2O
FeCl2 +
2NaOH ��
� Fe(OH)2 + 2 NaCl
FeCl3 +
3NaOH ��

Fe(OH)3 + 3NaCl.
Ví dụ 3: Xác định A, B, C, D, ...... và viết phương trình thực hiện chuyển hố sau với đầy
đủ điều kiện (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng)
O
O
H O
ddNaOH
ddNaOH
ddHCl
 Cu
A ��

� B �����
� C ����
� D ���
� B ��

� E ���
� F ���
� B

Cho biết A là thành phần chính của quặng pirit sắt.
Hướng dân
A: FeS2 ; B: SO2; C: NaHSO3 ; D: Na2SO3 ; E: SO3 ; F: H2SO4.
2

2

2

4FeS2 +11 O2 –t0> 2 Fe2O3 +8 SO2
SO2 + NaOH -> NaHSO3
NaHSO3 + NaOH -> Na2SO3 + SO2 + H2O.
Na2SO3 + 2HCl -> 2NaCl + SO2 + H2O
SO2 + O2 -> SO3
SO3 + H2O -> H2SO4

Ví dụ 4: :Có những chất sau: Na2O, Na, NaOH, NaHCO3, Na2SO4, Na2CO3,NaCl, NaClO.
a)
Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một sơ đồ
chuyển hóa khơng nhánh.
b) Viết phương trình hóa học theo sơ đồ trên.

Hướng dẫn:
a) Sơ đồ chuyển hóa:
Na -> Na2O
-> NaOH ->
NaHCO3 ->
NaClO
b) Phương trình hóa học:
4Na + O2

2Na2O
Na2O + H2O
2 NaOH
NaOH + CO2
NaHCO3
NaOH + NaHCO3
Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + H2SO4
Na2SO4 + CO2 + H2O
Na2SO4 + BaCl2
BaSO4 + NaCl
II.3.2.2.2 : DẠNG BÀI : NHẬN BIẾT
6

Na2CO3

->

NaCl ->


Nội dung : Đối với dạng bài này thì có rất nhiều cách ra đề nhưng với dạng bài không
giới hạn thuốc thử thì học sinh dễ dàng làm bài cịn đối với dạng bài giới hạn thc thử
bằng thuốc thử quy định hoặc không dùng thêm thuốc thử để nhận ra một số chất trong đề
bài sé gây khó khăn cho học sinh .
Phương pháp :
- Khi đã sử dụng hết lượng thuốc thử cho phép ta sử dụng chất vừa nhận được hoặc sản
phẩm của chất sau phản ứng nào đó làm thuốc thử để phân biệt các chất cịn lại.
- Với dạng bài khơng dung thêm thuốc để phân biệt thì bắt buộc phải lấy lần lượt từng hoá
chất trong đề bài cho phản ứng với nhau từng đôi một.

- Kẻ bảng phản ứng và dựa vào bảng để xác định những chất đã nhận biết được
- Trong trường hợp kẻ bảng không phân biệt được hết các chất thì ta dùng chất đã nhận biết
được hoặc sản phẩm của chất đó sau phản ứng nào đó làm thuốc thử
Ngồi ra ta cịn có thể đun nóng các chất nếu các chất đó phân huỷ để nhận biết
*Các bước trình bày một bài tập nhận biết
Cách 1: Dùng phương pháp mơ tả.
- Bước 1: Trích mẫu thử( Thường là lấy ra mỗi chất một ít làm mẫu thử).
- Bước 2: Chọn thuốc thử ( tùy thuộc vào yêu cầu đề bài)
- Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được từ đó tìm
ra hóa chất cần nhận biết.( hoặc trình bày bằn sơ đồ)
- Bước 4: Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Cách 2: Dùng phương pháp lập bảng
Cũng qua các bước như cách (1). Riêng bước 2 và 3 thay vì mơ tả, gộp lại thành
bảng: Trình tự nhận biết.

Ví dụ:

Chất cần
nhận
biết
Thuốc
thử sư dụng
A
B

X

///

Y


Z

....

_

....
....
....

///
///

Kết luận đã
X
Y
Z
....
nhận
Quy ước: (-): Khơng có dấu hiệu gì xảy ra( mặc dù có thể có phản ứng), (///) chất đã
nhận biết được.
7


Ví dụ 1: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenolphthalein 5 dung
dịch: Na2SO4, H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH
Hướng dẫn:
Na2SO4, H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH
+ phenolphthalein

Màu hồng
NaOH
H2SO4, MgCl2, BaCl2, Na2SO4
+ NaOH màu hồng
BaCl2, Na2SO4
+ H2SO4
↓ trắng : BaCl2
Na2SO4

Mất màu: H2SO4
↓ trắng MgCl2

H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2H2O
MgCl2 + 2NaOH -> Mg(OH)2 -> 2NaCl
H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl
Ví dụ 2:
Cho các chất sau: Ba(HCO3)2, Na2CO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4. Hãy phân biệt các chất
mà không được dùng thuốc thử khác.

Hướng dẫn:
Ba(HCO3)2, Na2CO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4.
to
vẫn đục và ↑
Ba(HCO3)2


↑ NaHSO3

NaHSO4, Na2SO4, Na2CO3
+ Ba(HCO3)2

↓ và ↑

Na2SO4, Na2CO3
+ NaHSO4

Na2CO3
Na2SO4

NaHSO4

Ba(HCO3)2 → BaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
8


2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Ba(HCO3)2 + 2 NaHSO4 -> BaSO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2 H2O
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3
Ba(HCO3)2 + Na2CO3 -> BaCO3 + 2NaHCO3
Na2CO3 + 2NaHSO4 -> 2 Na2SO4 + CO2 + H2O
Ví dụ 3: Khơng dùng hóa chất khác, nhận biết: HCl, K2CO3, NaCl, Na2SO4 và Ba(NO3)2
Hướng dẫn :
Cho các dung dịch tác dụng với nhau từng đôi một, kết quả được trình bày ở bảng sau:

HCl
K2CO3
NaCl
Na2SO4
Ba(NO3)2

HCl

(x)
CO2
-

K2CO3
CO2
(x)
BaCO3

NaCl
(x)
-

Na2SO4
(x)
BaSO4

Ba(NO3)2
BaCO3
BaSO4
(x)

- Dung dich khơng tạo hiện tượng gì là NaCl
- Dung dịch tạo CO2 với một dung dịch khác là dung dịch HCl.
- Dung dịch tạo kết tủa trắng với một dung dịch khác là Na2SO4
- Dung dịch tạo kết tủa trắng với hai dung dịch khác là Ba(NO3)2
- Dung dịch vừa tạo CO2 vừa tạo kết tủa trắng với hi dung dịch khác là K2CO3
Ví dụ 4: Chỉ dùng dung dịch H2SO4 hãy phân biệt các chất sau:
a) NaCl, Na2S, Na2SO3, Na2CO3.
b) Ba, BaO, Al, Al2O3

c) Mg, Zn, Fe, Ba.
Ví dụ 5: : Khơng dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn
đựng các dung dịch:
a) Na2CO3, HCl, BaCl2.
b) MgCl2, BaCl2, H2SO4, K2CO3.
c) Na2SO4, MgSO4, CuSO4, Ba(OH)2
d) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH
II.3.2.2.3 DẠNG 3: TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
- Bài tốn tách chất ra khỏi hốn hợp có 2 dạng bài
Dạng 1: Tách riêng một chất ra khỏi hốn hợp.
Dạng 2: Tách từng chất ra khỏi hỗn hợp và tái tạo lại từng chất.
Đối với dạng 1 thì học sinh dế dàng giải quyết nhưng dạng 2 các em sẽ gặp khó khăn.
Nội dung : Bằng phương pháp hố học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp .
Phương pháp( dạng 2)
- Sử dụng chất cho vào hỗn hợp chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp .
- Sản phẩm tạo thành dễ tách ra khỏi hỗn hợp.
- Từ sản phẩm tạo thành dễ tái tạo ra chất ban đầu.
Ví dụ 1: Bằng phương pháp hố học em hãy tách riêng Fe, Al, Cu ra khỏi hỗn hợp
Hướng dẫn:
- Cho NaOH vào hỗn hợp có Al phản ứng, tan trong dung dịch NaOH
- Sục khí CO2 vào dung dịch vừa thu được tạo ra kết tủa Al (OH)3
- Nung kết tủa thu được chất rắn Al2O3.
- Điện phân nóng chảy thu được Al.
Al + NaOH + H2O
NaAlO2 + 3/2H2
NaAlO2 + CO2 + H2O
Al (OH)3 + NaHCO3
t0
2Al (OH)3
Al2O3 +3 H2O 9

đpnc criolit
2Al2O3
/
4Al + 3O2


- Cho dung dịch HCl vào hỗn hợp Fe và Cu, Fe tan trong dung dịch HCl cịn Cu khơng tan,
lọc dung dịch thu được Cu, điên phân dung dịch thu được Fe.
Fe + 2HCl
FeCl2 + H2
đpdd
. FeCl2
Fe + Cl2
Ưpl;o

Ví dụ 2: Có hỗn hợp ba muối rắn BaCl2, KCl, NaCl. Haỹ tách riêng BaCl2 khỏi hỗn hợp.
Hướng dẫn:
Cho hỗn hợp vào cốc đựng dung dịch Na2CO3 dư
BaCl2 + Na2CO3
BaCO3 + 2NaCl
Lọc tách BaCO3, rồi cho tác dụng với dung dịch HCl:
BaCO3 + 2HCl
BaCl2 + CO2 + H2O
Ví dụ 3: Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhơm . Bằng phương pháp hoá học làm thế
nào thu được bạc tinh khiết . Các hoá chất coi như đủ
Hướng dẫn : Hoà tan hỗn hợp ( Ag, Cu, Al) vào dung dịch AgNO3 , Al, Cu bị hoà tan hết ,
Ag không tan
Cu + 2AgNO3
Cu( NO3)2 + 2Ag
Al + 3AgNO3

Al ( NO3)3 + 3Ag
- Loại bỏ dung dịch, rửa sạch nhiều lần thu được Ag tinh khiết .
II.3. 2.2.4: DẠNG BÀI : TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG
Dạng bài này có rất nhiều dạng bài tập áp dụng
Dạng 1: Kim loại tác dụng với axit.
Dạng 2: Kim loại tác dụng với muối .
Dạng 3: Muối tác dụng với muối.
Dàn 4: Bài toán nhiệt luyện .
Trong các đề thi học sinh giỏi tôi thường thấy dạng 2 hay được áp dụng nhiều nhất.
Nội dung ( dạng 2) Nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối B ( kim loại trong muối
B đứng sau kim loại A trong dãy hoạt động hoá học) sau một thời gian lấy thanh kim loại A
ra khỏi dung dịch B thấy thanh kim loại A tăng ( hoặc giảm ) a gam ( hoặc a%)
Phương pháp :
- Đặt x là số mol của thanh kim loại A
- Dựa vào đề bài lập phương trình biểu diễn độ tăng ( độ giảm )
+ Nếu khối lượng thanh kim loai A tăng : m tăng = m B bám vào – m A tan ra.
+ Nếu khối lượng thanh kim loai A giảm : m giảm = m A tan ra – m B bám vào
- Giải phương trình tìm ẩn và kết luận .
Ví dụ 1: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 50 gam vào 250 gam dung dịch AgNO3 6%
sau khi lấy vật ra khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% . Tính C% của các chất có
trong dung dịch sau khi lấy vật ra?
Hướng dẫn :
m AgNO3 ban đầu = 250 x 6/ 100 = 15 g
m AgNO3 giảm = 15x 17/100 = 2,55g
m AgNO3 giảm chính là khối lượng AgNO3 phản ứng
n AgNO3 = 2,55/ 170 = 0,015 mol
pt: Cu + 2 AgNO3-> Cu(NO3)2 +2Ag
n Cu = ½ n AgNO3 = 0.015 /2 = 0,0075 => m Cu tan ra = 0,48 g
10



n Ag = n AgNO3 = 0,015 mol => m Ag bám vào = 1,62g
khối lượng của dung dịch sau khi lấy vật ra là = 250 + 50 + 1,62 – 0,48 = 301,62 g
sau phan ứng có Cu(NO3)2 và AgNO3 dư
C% Cu(NO3)2 = 250x 0,0075 / 301, 62 x 100% = 0,62%
C% AgNO3 dư = 4,1%
Ví dụ 2: Nhúng lá Zn vào 500ml dung dịch Pb( NO 3)2 2M , sau một thời gian lấy lá Zn ra
nặng hơn ban so với ban đầu là 2,84g
a.Tính khối lượng Pb sinh ra bám vào lá Zn?
b.Tính nồng độ M của muối có trong dung dịch sau khi phản ứng ( thể tích dung dịch thay
đổi khơng đáng kể)
Hướng dẫn:
n Pb( NO3)2 = 2 x 0,5 = 1 mol
Zn + Pb( NO3)2 -> Zn( NO3)2 + Pb
Đặt x là số mol thanh kim loại Zn tan ra
=> m Zn tan = 65x
=> m Pb bám vào = 207x
Theo đề bài m thanh kim loại Zn tăng 2,84g => 207x - 65x = 2,84
 x = 0,02 mol
 m Pb bám vào thanh Zn = 207 x 0,02 = 4,14 g
Dung dịch sau phản ứng gồm : Pb( NO3)2 = 0,98 mol => CM Pb( NO3)2 = 0,98/0,5 = 1,96M
Zn( NO3)2 = 0,02 mol => CM Zn( NO3)2 = 0,02/ 0,5 = 0.04M
Ví dụ 3: Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5g trong 25 ml dung dịch CuSO 4 15% có khối
lượng riêng là 1,12g/ml. Sau một thời gian phản ứng người ta lấy sắt ra khỏi dung dịch, rửa
nhẹ, lau khơ cân nặng 2,58 g.
a. Hãy viết phương trình hố học của phản ứng?
b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng?
Hướng dẫn:
Hs cần chú ý: sau một thời gian phản ứng có nghĩa là phản ứng chưa xảy ra xong, cả Fe và
CuSO4 đều dư .

Mặt khác: sau một thời gian phản ứng thấy khối lượng thanh Fe tăng lên ( 2,58g > 2,5g)
chứng tỏ khối lượng của thanh Cu bám vào nhiều hơn thanh Fe tan ra.
Phương trình: Fe + CuSO4

FeSO4 + Cu
11


Đặt x là số mol thanh Fe tan ra => khối lượng thanh Fe tan ra là : 56x
=> khối lượng thanh Cu bám vào là : 64x
Theo đề bài khối lượng của thanh sắt tăng : 2,58 - 2,5 = 0,08g
=> 64x - 56x = 0,08 => x = 0,01 mol .
Dung dịch sau phản ứng gồm : FeSO4: 0,01 mol
CuSO4 dư : 0,01625 mol
Khối lượng dung dịch = 2,5 + 25. 1.12 – 2,58 = 27,92 g
Vậy C% FeSO4 = 152 . 0, 01. 100% / 27,92 = 5,44%
C% CuSO4 = 160 . : 0,01625. 100% / 27,92 = 9,31%
II.3 2.2.5 BÀI TẬP VỀ LƯỢNG CHẤT DƯ – CHẤT HẾT (BÀI TỐN 2 DỮ KIỆN)
Nội dung
Bài tốn cho biết lượng ( khối lượng, thể tích, số mol...) của cả hai chất phản ứng và yêu
cầu tính lượng chất mới sinh ra. Trong số 2 chất phản ứng sẽ có một chất phản ứng hết,
chất kia có thể phản ứng hết hoặc dư. Lượng chất mới sinh ra tính theo lượng chất nào
phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong 2 chất cho biêt, chất nào phản ứng hết.
Phương pháp :
- Tính số mol của các chất trong đề bài ( số mol thực tế ).
- Viết và cân bằng phương trình ( hệ số cân bằng là số mol lý thuyết ).
- So sánh tỉ lệ số mol thực tế / số mol lý thuyết của 2 chất, chất nào có tỉ lệ bé hơn chất đó
hết, sản phẩm tính theo chất hết .
Ví dụ 1: Cho 50 gam dung dịch NaOH tác dụng với 36.5 gam dung dịch HCl. Tính khối
lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Hướng dẫn :
nNaOH =

50
= 1.25 mol;
40

nNaOH =

Phương trình phản ứng: NaOH + HCl
Theo phương trình:
1 mol
1 mol
Theo dầu bài:
1.25
1 mol
Lập tỉ số:

36.5
= 1 mol
36.5

NaCl + H2O
1 mol

1.25 1
> => nNaOH dư
1
1


Phản ưng:
1 mol 1 mol
1 mol
Theo phương trình phản ứng trên và dữ kiện của đề bài ta thấy n NaOH dư nên tính nNaCl
theo nHCl ( nghĩa là tính mNaCl theo mHCl)
nNaCl theo nHCl = 1 x 58.5 = 58.5(g)
Ví dụ 2. Trộn một dung dịch có hịa tan 0,2mol FeCl 2 với một dung dịch có hịa tan 20g
NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến
khối lượng khơng đổi
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra?
b) Tính khối lượng chất rắn sau khi nung?
12


c) Tính khối lượng các chất tan trong dung dịch lọc?
Hướng dẫn
a) FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaCl (1)
Fe(OH)2  FeO + H2O (2)
20
 0.5 (mol)
40
FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaCl

b) n FeCl2 = 0.2(mol); n NaOH =
Xét tỉ lệ :

0.2 0.5
<
vậy sau phản ứng NaOH dư,
1

2

Theo PTPU (1) và (2) chất rắn sau khi nung là FeO
n FeO = n Fe(OH)2= n FeCl2= 0.2 mol
mFeO = 0.2. 72 = 14.4g
c, các chất trong dung dịch gồm NaCl, NaOH dư
Theo PTPU (1)
n NaCl = n NaOH= 2n FeCl2= 2. 0.2= 0.4 mol
n NaOH d = 0.5 - 0.4 = 0.1 mol
m NaOH d = 0.1.40 = 4g
m NaCl = 0.4. 58.5 = 23.4g
II.3 2.2.6: Dạng 6: BÀI TẬP VỀ ÔXITAXIT TÁC DỤNG VỚI BAZO:
1- Khi cho oxit axit(CO2,SO2...)vào dung dịch kiềm hố trị I( NaOH, KOH...) có
các trường hợp sau xảy ra:
* Trường hợp 1:
Khi cho CO2,SO2 vào dung dịch NaOH, KOH (Dung dịch kiềm) dư ta có một sản
phẩm là muối trung hoà + H2O ).
n
(CO2 , SO2 ) < n( NaOH, KOH)
Phương trình:
CO2 + 2NaOH dư  Na2CO3 + H2O
SO2 + 2KOH dư  K2SO3 + H2O
* Trường hợp 2:
Khi cho CO2, SO2 dư vào dung dịch NaOH, dung dịch KOH thì sản phẩm thu được
là muối axit duy nhất.
Tức là:
n
( CO2, SO2 ) > n ( NaOH, KOH...)
Phương trình:
CO2 + NaOH  NaHCO3

Hoặc cách viết:
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O.
Vì CO2 dư nên CO2 tiếp tục phản ứng với muối tạo thành:
CO2 + Na2CO3 + H2O  2NaHCO3 .
* Trường hợp3:
Nếu biết thể tích hoặc khối lượng của oxit axit và dung dịch kiềm thì trước hết ta
phải tính số mol của cả 2 chất tham gia rồi lập tỉ số.
a, Nếu:
n

(NaOH,KOH)
n
(CO 2 ,SO 2 )

≤1
13


Kết luận: Sản phẩm tạo ra muối axit và CO2 hoặc SO2 cịn dư.
Phương trình phản ứng:(xảy ra cả 2 phản ứng)
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O.
(1)
CO2 + Na2CO3 hết + H2O  2NaHCO3.
(2)
b, Nếu:
n

(NaOH,KOH)
n
(CO 2 ,SO 2 )


≥ 2 ( không quá 2,5 lần)

Kết luận:Sản phẩm tạo ra muối trung hồ do nNaOH, nKOH dư.
Phương trình phản ứng:(chỉ xảy ra 1 phản ứng).
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O.
(1)
c, Nếu:
n

1<

(NaOH,KOH)
<2
n
(CO 2 ,SO 2 )

Sản phâm tạo ra có 1 muối axit và 1 muối trung hồ.
Phương trình phản ứng
Ví dụ:
CO2 + NaOH  NaHCO3
(I)
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O.
Hoặc cách viết:
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O.
CO2 + Na2CO3 + H2O  2NaHCO3.
(II)
Hoặc:
CO2 + NaOH
 NaHCO3

NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O (III)
Nhận xét :
- Trong cách viết phản ứng (II) ta viết phản ứng tạo thành Na 2CO3 trước, sau đó dư
CO2 mới tạo thành muối axit.
- Cách này là đúng nhất vì lúc đầu lượng CO 2 sục vào cịn rất ít, NaOHdư do đó
phải tạo thành muối trung hoà trước.
- Cách viết (I) và (III) nếu như giải bài tập sẽ vẫn ra cùng kết quả như cách viết
(II),nhưng bản chất hố học khơng đúng.Ví dụ khi sục khí CO 2 vào nước vơi trong, đầu
tiên ta thấy tạo thành kết tủa và chỉ khi CO 2 dư kết tủa mới tan tạo thành dung dịch trong
suốt.
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 tan
Cách viết (I) chỉ được dùng khi khẳng định tạo thành hỗn hợp hai muối, nghĩa là :
n
CO2 < nNaOH < 2 nCO2
Hay:
n

1<

(NaOH,KOH)
<2
n
(CO 2 ,SO 2 )

Ví Dụ: Dẫn khí CO2 điều chế được bằng cách cho 100 g đá vôi tác dụng với dung
dịch HCl dư, đi qua dung dịch chứa 60 g NaOH.Tính khối lượng muối tạo thành:
Hướng dẫn
14



n

CaCO3 =

100
= 1 (mol)
100

Phương trình phản ứng:
CaCO3
+ 2HCl  CaCl2 + CO2 +
Theo ( 1 ) nCO2 = nCaCO3 = 1(mol)
n

NaOH =
n

Ta có :

1<

H2O (1)

60
= 1,5 (Mol)
40

NaOH
= 1,5 < 2

n
CO 2

Kết luận:Sản phẩm tạo ra 2 muối ta có phương trình phản ứng.
*Cách 1:
CO2
+ NaOH  NaHCO3 ( 2 )
NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O (3)
Theo (2)
n
NaOH = nNaHCO3 = nCO2 = 1 mol.
n
NaOH dư tham gia phản ứng (3) là: 1,5 -1= 0,5 (mol)
Theo (3) nNaOH dư = nNaHCO3 = nNa2CO3 = 0,5 (mol)
Vậy:
n
NaOH dư còn lại trong dung dịch là: 1 - 0,5 = 0,5 (mol)
m
NaHCO3 = 0,5.84 = 46 (g)
m
Na2CO3 = 0,5.106 = 53 (g)
*Cách 2:
Sau khi tính số mol lập tỉ số khẳng định sản phẩm tạo ra hai muối:
Ta có thể viết phương trình theo cách sau:
Phương trình phản ứng:
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O (4)
CO2
+ NaOH  NaHCO3 ( 5 )
Gọi x,y lần lượt là số mol CO2 tham gia phản ứng (4),(5) (hoặc có thể đặt số mol của
hai muối tạo thành ).

Ta có:
Phương trình:
x + y = 1 (I)
n
n
Theo (4) => NaOH = 2 CO2 = 2x (mol)
Theo (5) => nNaOH = nCO2 = y (mol)
nNaOH = 1,5 (mol) do đó ta có: 2x + y = 1,5 (II)
Kết hợp (I),(II) ta có hệ phương trình :
x+y=1(I)
x = 0,5 ( mol)
=> y = 0,5 (mol)
2x + y = 1,5 (II)
Vậy:
m
NaHCO3 = 0,5 . 84 = 46 (g)
m
Na2CO3 = 0,5.106 = 53 (g)
*Cách 3:
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O (5)
Số mol Trước P/ư 1,5
1
15


các chất

Phản ứng

1

.1,5
2

1,5

1
.1,5
2

Sau P/ư
0
0,25
0,75
Vì CO2 dư nên tiếp tục phản ứng với Na2CO3 theo phương trình:
CO2 + N a2CO3 + H2O  2NaHCO3 (6)
Số mol
Trước P/ư 0,25
0,75
các chất Phản ứng
0,25
0,25
2. 0,25
Sau P/ư
0
0,5
0,5
Dung dịch sau phản ứng gồm:

Na2CO3 : 0,5 (mol)
NaHCO3 : 0,5 (mol)

=>
m
Na2CO3 = 0,5 . 106 = 53 (g)
m
=> NaHCO3 = 0,5 . 84 = 46 (g)
2- Cho oxit axit (SO2 , CO2...) vào dung dịch kiềm hoá trị II (Ca(OH)2, Ba(OH)2...)
*Trường hợp 1: Nếu đề bài cho CO2, SO2 vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2dư thì sản
phẩm tạo ra là muối trung hồ và H2O.
Phương trình phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 dư  CaCO3 + H2O
(phản ứng này dùng để nhận biết ra khí CO2)
*Trường hợp 2: Nếu đề bài cho CO2, SO2 từ từ vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 đến dư
cho sản phẩm duy nhất là muối axit.
Phương trình phản ứng:
2SO2 dư + Ba(OH)2  Ba(HSO3)2
Hoặc: Ví dụ;
CO2
+ Ca(OH)2
 CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 tan
*Trường hợp 3: Nếu bài tốn chỉ cho biết thể tích hoặc khối lượng của một chất thì phải
biện luận các trường hợp:
n

* Nếu:

n

CO 2
≤1

(Ba(OH) 2 ,Ca(OH) 2 )

Kết luận: Sản phẩm tạo thành là muối trung hồ.
Phương trình phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 dư  CaCO3 + H2O
n

* Nếu :

n

CO 2
≥2
(Ba(OH) 2 ,Ca(OH) 2 )

(không quá 2,5 lần)

Kết luận: Sản phẩm tạo thành là muối axit.
Phương trình phản ứng:
2CO2 dư + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2
Hoặc:
CO2
+ Ca(OH)2
 CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 tan
n

* Nếu:

1<


n

CO 2
<2
(Ba(OH) 2 ,Ca(OH) 2 )

16


Kết luận : Sản phẩm tạo thành là muối trung hồ và muối axit.
Cách viết phương trình phản ứng:
Cách 1:
CO2
+ Ca(OH)2
 CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 tan
Cách 2:
CO2
+ Ca(OH)2
 CaCO3 + H2O
2CO2 dư + Ca(OH)2
 Ca(HCO3)2
Cách 3:
2CO2 dư + Ca(OH)2
 Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2  2CaCO3  + 2H2O.
*Chú ý: Cách viết 1 là đúng bản chất hoá học nhất. Cách 2 và 3 chỉ được dùng khi biết tạo
ra hỗn hợp 2 muối.
Ví dụ1: Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích khi sục từ từ CO 2 vào dung dịch nước vôi

trong trong ống nghiệm sau đó đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa
Hướng dẫn
*Hiện tượng :
Khi sục CO2 từ từ vào dung dịch nước vơi trong thì lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng
và lượng kết tủa tăng dần.
- Nếu tiếp tục sục CO2 thì thấy lượng kết tủa lại giảm dần và tan hết tạo dung dịch trong
suốt.
- Nếu đun nóng dung dịch sau phản ứng thì ta lại thấy xuất hiện kết tủa trắng
* Giải thích:
- Lúc đầu khi mới sục CO 2 thì lượng CO2 ít lượng Ca(OH)2 dư khi đó chỉ xảy ra phản
ứng
CO2
+ Ca(OH)2
 CaCO3 + H2O
Vậy kết tủa trắng xuất hiện là: CaCO3 lượng kết tủa này tăng dần đến khi
n
CO2 = nCa(OH)2 lúc đó lượng kết tủa là cực đại
- Nếu tiếp tục sục khí CO 2 vào thì thấy kết tủa tan dần là do lúc đó lượng Ca(OH) 2 đã hết
CO2 dư khi đó xảy ra phản ứng
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 tan
Sản phẩm tạo thành là Ca(HCO3)2 tan nên lượng kết tủa giảm dần đến khi lượng kết tủa tan
hết thì tạo dung dịch trong suốt
Lúc đó : nCO2 =2 nCa(OH)2 sản phẩm trong ống nghiệm chỉ là Ca(HCO3)2
- Nhưng nếu ta lấy sản phẩm sau phản ứng đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn thì lại thấy xuất
hiện kết tủa trắng là do
Ca(HCO3)2 to CaCO3 + CO2 + H2O
Ví dụ2: Hoà tan hết 2,8 (g) CaO vào H2O được dung dịch A. Cho 1,68 lít khí CO2 (đo ở
đktc) hấp thụ hồn tồn dung dịch A.Hỏi có bao nhiêu gam muối tạo thành?
Bài giải
2,8

= 0,05 (mol)
56
1,68
n
CO2 = 22,4 = 0,075 (mol)
n

CaO =

Phương trình phản ứng :
17


CaO + H2O  Ca(OH)2
(1)
n
n
(1) => Ca(OH)2 = CaO = 0,05 (mol)
n

Xét tỉ lệ:

1<

0,075
CO 2
= 0,05
Ca(OH) 2

n


= 1,5 < 2.

*Kết luận:Vậy sản phẩm tạo ra là hỗn hợp hai muối. Muối trung hồ và muối axit.
Các phương trình phản ứng :
CO2
+ Ca(OH)2
 CaCO3 + H2O
(2)
2CO2 dư + Ca(OH)2
 Ca(HCO3)2
(3)
*Cách 1: Gọi x, y lần lượt là số mol CO2 ở phản ứng (2) và (3).
Theo bài ra ta có:  nCO2 = 0,075 (mol) do đó .
x + y = 0,075
(I)
n
n
Theo (2) : Ca(OH)2 = CO2 = x (mol)
Theo (3) : nCa(OH)2 =

1
2

n

CO2 =

Mặt khác:  nCa(OH)2 = 0,05(mol) do đó ta có .
x +


1
y
2

1
y (mol)
2

= 0,05 (II)

Kết hợp (I) và (II) ta được
x + y = 0,075

(I)
=>

1
y
2

x +
Theo (2): nCO2 =
Theo (3):

n

n

CaCO3


Ca(HCO3)2 =

= 0,05

(II)

x = 0,025 (mol)
y = 0,05 (mol)

= 0,025 (mol) =>mCaCO3= 0,025.100 = 2,5 (g)
1
2

n

CO2 =

1
.0,05 = 0,025
2

=> mCa(HCO3)2 = 0,025.162 = 4,05 (g) .
*Cách 2: Sau khi tính số mol lập tỉ số xác định được sản phẩm tạo ra là hỗn hợp hai muối
ta viết phương trình phản ứng như sau:
CO2 +
Ca(OH)2  CaCO3 
+ H2O (4)
Số mol Trước P/ư 0,075
0,05

Các chất Phản ứng 0,05
0,05
0,05
Sau P/ư 0,025
0
0,05
n
Theo phương trình phản ứng (4) CO2 dư nên tiếp tục phản ứng với sản phẩm
CaCO3 theo phương trình:
CO2
+
CaCO3  + H2O  Ca(HCO3)2 (5)
Số mol Trước P/ư 0,025
0,05
các chất Phản ứng 0,025
0,025
0,025
Sau P/ư 0
0,025
0,025
Vậy Sau phản ứng thu được các chất là:
Ca(HCO3)2 = 0,025 (mol)
CaCO3 = 0,025 (mol)
Vậy khối lượng các chất thu được trong hỗn hợp :
m
Ca(HCO3)2 = 0,025 . 162 = 4,05 (g)
m
CaCO3
= 0,025 . 100 = 2,5 (g)
18



II.3.2.2.7 DẠNG TOÁN HỖN HỢP
Nội dung : Cho hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit hoặc muối .
Phương pháp:
- Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại xác định xem kim loại có tác dụng với axit
hay dung dịch muối khơng.
- Viết phương trình hố học.
- Đặt ẩn x,y ... cho mỗi kim loại .
- Dựa vào đề bài lập phương trình, hệ phương trình, giải hệ phương trình, tìm ẩn x,y ...
- Tính tốn theo u cầu đề bài .
Ví dụ 1: Hịa tan 20 g hỗn hợp 2 ơxit CuO và Fe2O3 cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl
3.5M
a, Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính thành phần % theo khối lượng của mỗi ơxit
trong hỗn hợp.
b, Tính khối lượng muối sinh ra sau phản ứng.
(Biết Cu = 64; Fe =56; O = 16; Cl = 35,5)
Hướng dẫn:
nHCl = 3.5x0.2 = 0.7 mol
a) CuO + 2HCl
CuCl2 + H2O (1)
x
2x
x
b) Fe2O3 + 6HCl
2FeCl3 + H2O (2)
y
6y
2y
b) Từ ( 1), (2) ta có hệ PT

80 x  160 y  20


2 x  6 y  0.7


Giải hệ phương trình :

x = 0.05;

y = 0.1

4
x100  20%
20
16
x100  80%
= 0.1 x 160 = 16g => %Fe2O3 =
20

m CuO = 0.05 x 80 = 4g => %CuO =
mFe2O3

c) mCuCl2 = 0.05x 135 = 6.75g
mFeCl3 = 0.2 x 16205 = 32.5g
Ví dụ 2: Cho 10.5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loàng dư
người ta thu được 2.24 lit khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
Hướng dẫn :

a) Chỉ có Zn phản ứng theo phương trình hóa học:
Zn + H2SO4
ZnSO4 + H2
b) Từ tỉ lệ phản ứng ta có: nZn = nH2=

2.24
= 0.1 (mol)
22.4

Suy ra: mzn= 0.1 x 65 = 6.5 (g)
Vậy khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng là khối lượng của Cu:
MCu= 10.5 - 6.5 = 4(g)
II.3.3 Thực trạng của học sinh sau khi áp dụng đề tài
19


Sau một học kì áp dụng đề tài tơi đã tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh qua việc kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ I kết
quả thu được như sau:
Bảng thống kê kết quả của học sinh qua các bài kiểm tra
Điểm khi làm
bài kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Tổng số

Số lượng


Tỉ lệ %

40
68
37
6
0
151

26,67%
45,33%
24,67 %
3,33%
0%
100%

Từ bảng thống kê cho thấy việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đã phần nào
nâng cao chất lượng học tập của học sinh, số lượng học sinh yếu kém vần còn tương đối
cao tuy nhiên đề tài đang được nghiên cứu bước đầu, sẽ tiếp tục được triển khai áp dụng
trong thời gian tới.
Kết quả như trên đã chứng tỏ việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực là một
việc vô cùng quan trọng và là việc giáo viên nên làm và phải làm để nâng cao chất lượng
dạy – học.
III. KẾT LUẬN , BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Muốn thành công trong công tác giảng dạy trước hết địi hỏi người giáo viên phải có
tâm huyết với cơng việc, phải đam mê tìm tịi học hỏi, phải nắm vững các kiến thức cơ bản,
phổ thông, tổng hợp các kinh nghiệm áp dụng vào bài giảng. Phải thường xuyên trau dồi,
học tập nâng cao trình độ chuyên mơn của bản thân, phải biết phát huy tính tích cực chủ

động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
Để dạy và học bộ mơn có hiệu quả trước hết phải đầy đủ trang thiết bị dạy học như
hố chất, phịng thí nghiệm…..
Trong q trình giảng dạy phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh con đường tìm ra
kiến thức mới, khơi dậy óc tị mị, tư duy sáng tạo của học sinh, tạo hứng
thú trong học tập,
t0
dẫn dắt học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ dễ đến khó.
Đối với học sinh cần phải thường xuyên rèn luyện, tìm tòi, học hỏi nhằm củng cố và
nâng cao vốn kiến thức cho bản thân.
III.2. Những bài học kinh nghiệm
Sau khi khảo sát thực tế tơi thấy các em rất tích cực làm các bài nhận biết, thường xuyên
học thuộc lí thuyết và áp dụng phương pháp vào giải các bài tập do giáo viên phân loại
thống kê, một số học sinh có học lực khá giỏi có thể làm bài tập bằng rất nhiều cách khác
nhau, đối. Tôi nhận thấy rằng “phân loại và phươn pháp giải một số bài tập Hố 9” đã đóng
góp rất nhiều làm nên thành tích của học sinh. Bản thân học sinh khi gặp một bài tập nào
đó mà em chưa được tiếp xúc em sẽ cảm thấy lúng túng. Nhưng khi em có sự hướng dẫn
của giáo viên thì em có thể áp dụng một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng. Bằng cách vạch
ra bản đồ tư duy em có thể hình dung bài làm và nhớ rất lâu các bài đã gặp.
20


Bản thân giáo viên tôi cũng nhận thấy rằng khi làm đề tài này tôi cũng áp dụng được rất
nhiều trong giảng dạy học sinh.
III.3 Khuyến nghị
Cần có những biện pháp ,hình thức khuyến khích tinh thần và vật chất để động
viên giáo viên tích cực cải tiến phương pháp dạy học và phân loại các dạng bài tập giúp
học sinh dễ dàng nhận ra khi đọc đề bài và áp dụng các cách giải.
Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương tiện và đồ dùng dạy học Tiếp tục đầu tư thêm
các tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ như sách tham khảo.

Do thời gian có hạn nên đề tài của tơi cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự
đóng góp của đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa hoá 9
- Chuẩn kiến thức kỹ năng mơn hố trung học cơ sở
- Sách bài tập hoá 9
- Sách giáo viên hoá 9
- 500 bài tập háo học chuyên trung học cơ sở- Trần Trung Ninh
- Ơn tập và luyện thi vào lớp 10 mơn Hoá hoc – Nguyễn Văn Hải ( chủ biên)

21


22



×