Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 chọn lọc và ghi nhớ những ngôn từ cơ bản trong chương đoạn thẳng hình học 6 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.83 KB, 14 trang )

1
TÊN ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 CHỌN LỌC VÀ GHI
NHỚ NHỮNG NGÔN TỪ CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG ĐOẠN THẲNG
HÌNH HỌC 6 TẬP 1
I. Đặt vấn đề :
1. Tầm quan trọng của vấn đề:
Toán học là một mơn học có sức hấp dẫn kì lạ và có tính ứng dụng thực tế cao.
Tuy nhiên để học tốt mơn Tốn hay bất kì mơn học nào ta cũng phải nắm vững
những kiến thức cơ bản nhất rồi mới học tốt những kiến thức tiếp theo. Đặc biệt,
đối với học sinh lớp 6, bộ mơn hình học chuyển tiếp từ giai đoạn hình học bằng
quan sát, thực nghiệm ở tiểu học sang giai đoạn tiếp thu kiến thức bằng suy diễn
ở cấp THCS. Hình học 6 được xây dựng theo đường lối quy nạp, cung cấp những
biểu tượng ban đầu, cần thiết để hiểu thấu một số khái niệm mở đầu cho hình
học phẳng, chuẩn bị cơ sở vững chắc cho việc chứng minh suy diễn ở các lớp
tiếp. Trong chương 1 hình học 6, những định nghĩa, những tính chất hay chỉ
những từ ngữ được chắt lọc trong sách giáo khoa cũng là những cái cơ bản nhất,
là nền tảng cho những kiến thức hình học tiếp theo. Nhưng đơi khi vì một số lí
do nào đó mà học sinh chưa thể hiểu hết tầm quan trọng của nó và đặc biệt là
chưa có kĩ năng chọn lọc cũng như ghi nhớ những ngôn từ cơ bản trong
chương.
2. Thực trạng:
Dạy học tốn nói chung và dạy hình học đối với học sinh nói riêng, để đạt hiệu
quả tốt nhất quả thật rất khó. Trên thực tế qua nhiều năm giảng dạy khối 6 tôi
thấy việc dạy học chương “ ĐOẠN THẲNG” còn tồn tại một số vấn đề sau:
-Nội dung kiến thức bài không dài song những định nghĩa, tính chất cịn mang
tính trừu tượng cao khiến học sinh mới làm quen khó tiếp thu. Đồng thời sau


2
nhiều đơn vị bài học khơng có tiết luyện tập, do vậy học sinh khơng có nhiều


thời gian dành cho bài tập.
- Học sinh được làm quen với nhiều từ ngữ mới khiến các em chỉ thiên về học
thuộc chứ chưa hiểu tường tận ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Điều đó đồng
nghĩa với việc chưa có kĩ năng chọn lọc để khắc sâu hơn kiến thức.
- Học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức khiến giáo viên đôi lúc không
đủ thời gian để giúp các em các kĩ năng đọc, vẽ hình để khắc sâu và ghi nhớ Vì
giảng dạy trực tiếp khối 6 nên với đề tài này tôi nghiên cứu ở học sinh khối 6
trường THCS Lê Q Đơn để tìm hiểu sâu hơn.
3. Lí do chọn đề tài:
Nhận thấy sự thiếu hụt đã trình bày ở trên, trong quá trình dạy học nhiều năm ở
khối lớp 6 tôi đã rút ra một số biện pháp giúp học sinh chọn lọc và ghi nhớ
những ngơn từ cơ bản trong chương I hình học 6 tập 1.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Vì giảng dạy trực tiếp khối 6 nên với đề tài này tôi nghiên cứu ở học sinh khối
6 trường THCS Lê Quý Đôn – Đại Minh – Đại Lộc.
II. Cơ sở lí luận:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay với nhiều xu hướng
đổi mới Nghị quyết TW 4 khóa 8 đã xác định “ Phải đổi mới giáo dục đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của
người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy học, dành thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
Trước đây, dạy học hình học theo phương pháp truyền thống giáo viên chỉ việc
giới thiệu và truyền tải hết kiến thức của bài học lên bảng, học sinh có thể tiếp
thu được ít nhiều. Song, giáo viên quên một điều quan trọng rằng một số ngơn từ
cịn mới, cịn trừu tượng và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình học hình


3
học chúng ta chưa nhấn mạnh và có một phương pháp phù hợp để ghi nhớ
chúng. Phương pháp dạy này không sai nhưng như vậy học sinh sẽ học rồi quên

không hiểu hết được tầm quan trọng của những ngôn từ đó, khơng có khả năng
tư duy, khó nhớ từ và dẫn đến nhàm chán.
Loba Sepxki nói “ Tốn học là mơn học vốn thuộc về nhiều người mà nó khơng
đạt thì qui về nghệ thuật và phương pháp giảng dạy”.
Bởi thế, việc dạy học theo phương pháp mới đã giúp học sinh chủ động, sáng
tạo hơn trong quá trình học. Tôi đã áp dụng phương pháp mới dựa theo chuẩn
kiến thức kĩ năng và phương pháp dạy học tích cực đã đạt được kết quả cao.
III. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ mơn khác, việc dạy
và họcTốn nói riêng và cụ thể là bộ mơn hình học đang diễn ra cùng với sự đổi
mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương
trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được
tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại.
Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 12-16,
kinh nghiệm cuộc sống cịn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó dạy cho các em ở
cấp học này thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để
gây sự quan tâm, hứng thú với học sinh. Dạy học trong một tập thể học sinh trình
độ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa
đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập trung của học sinh, tác động rất
lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến
thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho
phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới
việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng việc lựa chọn và ghi nhớ ngôn từ này.
Qua thực tế dạy học khối 6 những năm qua ở trường THCS Lê Quý Đôn và
qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, dự chuyên đề, các khoá học bồi dưỡng về


4
chun mơn nghiệp vụ, các tài liệu có liên quan dến phương pháp giảng dạy... tôi
nhận thấy việc giúp học sinh chọn lọc và ghi nhớ những ngôn từ cơ bản trong

hình học 6 nói chung và trong chương đoạn thẳng nói riêng là chưa được chú
trọng. Bởi thế, tơi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp mới rèn luyện kĩ năng
này áp dụng trực tiếp vào trong giờ học có hiệu quả.
IV. Nội dung nghiên cứu :
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì
người giáo viên cần tổ chức q trình dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động
của người học. Trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến
thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em
phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Riêng mơn hình học 6 học sinh cịn gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lọc và
khắc sâu kiến thức. Tôi đưa ra một số phương pháp sau:
1. Phương pháp minh họa thực tế:
Trước tiên học sinh phải biết chọn lọc rồi mới ghi nhớ tốt. Bằng một số hoạt
động giáo viên có thể cho học sinh chọn lọc và ghi nhớ một cách tự nhiên.
Ví dụ 1: Dạy học“ Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng”
Muốn giới thiệu điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng giáo
viên có thể lấy ví dụ: Một cục phấn nhỏ, cục tẩy, …(đại diện cho điểm), với cây
thước thẳng, mép bàn, …( đại diện cho đường thẳng). Thay đổi vị trí của viên
phấn lúc nằm trên mép thước nghĩa là viên phấn nằm trên thước tức là thuộc cây
thước hay cây thước chứa viên phấn, đi qua viên phấn. Tương tự trường hợp
điểm không thuộc đường thẳng.
Điểm thuộc đường thẳng , điểm không thuộc đường thẳng
a

.M
Ma;Na

.N



5
Sau khi lấy ví dụ thực tế giáo viên đưa hình vẽ như SGK học sinh sẽ dễ dàng
nhận biết được. Hơn nữa những từ ngữ như : nằm trên, chứa, đi qua được nhận
thấy một cách trực quan gần gũi, dễ nhớ.
Ví dụ 2: Dạy học “ Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng”
Với 3 điểm thẳng hàng A, B, C có quan hệ nằm cùng phía, khác phía, chính
giữa. Quan hệ này rất gần gũi thực tế. Ta lấy ví dụ ngay 3 học sinh Huy, Hùng,
Long theo thứ tự từ trái sang phải ngồi cùng ngang ( xem là 3 điểm thẳng hàng),
Lúc ấy Hùng, Long ngồi cùng phía đối với bạn Huy, tương tự Huy và Hùng ngồi
cùng phía đối với bạn Long. Cịn bạn Huy và Long ngồi khác phía đối với Hùng
hay Hùng ngồi chính giữa 2 bạn cịn lại. Sau đó giáo viên đưa hình vẽ như SGK
và yêu cầu học sinh trả lời.
a

.

.
. B

A

C

Bằng một số câu hỏi giáo viên đã giúp học sinh nhận ra quan hệ giữa 3 điểm
thẳng hàng một cách tự nhiên. Các từ ngữ nằm cùng phía, khác phía, chính giữa
đi vào đầu học sinh một cách tự nhiên hơn.
2. Phương pháp dùng phấn màu:
Đây là biện pháp thường xuyên được dùng trong dạy học Toán và nó trở nên
hết sức hữu hiệu trong việc giúp học sinh chọn lọc và ghi nhớ một số từ ngữ
trong bài học nếu ta biết tận dụng hết khả năng của nó.

Ví dụ :Dạy học ”đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song”:
Phân biệt 3 trường hợp này dựa vào số điểm chung. Gv đưa 3 hình vẽ 3 trường
hợp, yêu cầu HS lên bảng dùng phấn màu tìm điểm chung của 2 đường thẳng
trong mỗi trường hợp. Từ đó Gv kết hợp liên hệ thực tế cho học sinh nêu tên 3
trường hợp cắt nhau, trùng nhau, song song. Bước cuối là ghi bài, giáo viên dùng
phấn màu để nhấn mạnh thêm các từ cần nhớ.
B.
x

y

a

A
.
.C

b


6
- Đường thẳng xy và yx có vơ số điểm chung ta nói chúng trùng nhau
- Đường thẳng AB và AC có 1 điểm chung, ta nói chúng cắt nhau, điểm A gọi là
giao điểm
- Đường thẳng a và b khơng có điểm chung nào ta nói chúng song song với nhau.
3. Phương pháp dùng mơ hình trực quan:
Đồ dùng dạy học nói chung là cơng cụ tuyệt vời hỗ trợ cho giảng dạy hình
học. Tuy nhiên đơi lúc đồ dùng không được trang bị đủ cho từng đơn vị bài học,
thì những đồ dùng sẵn có trên lớp nếu biết sử dụng cũng giúp học sinh dễ nhận
biết hơn.

Ví dụ 1:
Dạy học bài tia Gv có lấy hình ảnh của chiếc compa để minh họa cho tia gốc
O, tia chung gốc. Nếu mở rộng góc compa 180 0 thì ta có thể minh học cho 2 tia
đối nhau: chung gốc và tạo thành đường thẳng. Những từ ngữ đó được minh
họa một cách trực quan học sinh dễ nhớ. Nếu lỡ có qn thì có compa trong tay
cũng nhớ lại nhanh hơn.
Ví dụ 2:
Dạy so sánh 2 đoạn thẳng dùng 1 cây thước ngắn và 1 cây thước dài. Hs biết
để so sánh 2 đoạn thẳng thì dựa vào độ dài của chúng.
4. Phương pháp dùng bài tập điền khuyết và trắc nghiệm đúng sai:
Do chỉ có thời gian dành cho bài học, một số bài học khơng có tiết luyện tập
sau đó biên pháp để giúp học sinh tinh luyện kiến thức, củng cố được nhiều và
hơn nữa khắc sâu hơn những từ ngữ cần ghi nhớ thì giải pháp là bài tập điền
khuyết là giải pháp tối ưu.
Ví dụ : Sau bài ơn tập chương ta đưa hệ thống bài tập:
Mỗi hình trong bảng sau đây cho biết kiến thức gì ?
a
.
a

B
.A

A

B C






C

m



I
A

B

b

n


7
Hình 1

Hình 2

y A B
. O



Hình 3

x


A

Hình 4

B A

M

Hình 5

B

A

M

B



x
Hình 6

Hình 7

Hình 8

Hình 9


Hình 10

1.Cho hình vẽ, điền vào chỗ trống:
A
B
C
.
.
.
a. Điểm A ... đường thẳng d, hay đường thẳng d ... điểm A, hay đường thẳng d ...
điểm A.(thuộc- chứa-đi qua)
b. Điểm Avà B nằm ... so với điểm C.(cùng phía)
c. Điểm B ... hai điểm A và C (nằm giữa)
2.Điền vào chỗ trống để được một mệnh đề đúng .
a. Trong ba điểm thẳng hàng, ....... điểm nằm giữa hai điểm cịn lại .
b. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua .......................................... .
c. Mỗi điểm trên đường thẳng là .............. của hai tia đối nhau .
d. Nếu ....................... thì AM + MB = AB .
3.Cho biết mệnh đề sau là đúng hay sai .
a. Đoạn thẳng AB là hình gồm tất cả các điểm nằm giữa A và B .
b. Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A , B .
c. Trung điểm của đoạn thẳng AB là một điểm cách đều hai mút A và B .
d. Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song nhau .
Sau mỗi bài học Gv cũng có thể xây dựng một số bài tập điền khuyết củng cố
kiến thức trọng tâm và những từ ngữ cần được chú trọng.
5. Phương pháp trò chơi:


8
Để thay đổi khơng khí học tập căng thẳng, giúp học sinh cảm thấy hứng thú

hơn đối với bài học, người dạy nên thiết kế những trò chơi nhỏ, vừa nhanh, vừa
dễ tổ chức. Làm được như thế kiến thức sẽ đi vào đầu các em một cách tự nhiên
hơn.
Ví dụ 1:
Sau bài “độ dài đoạn thẳng” , tổ chức một trò chơi nhỏ như sau:
Gọi 3 học sinh đại diện 3 tổ lên bảng, cho 3 em đứng lại gần nhau, trắc nghiệm
chiều cao và so sánh ai cao nhất.
Vậy để so sánh các đoạn thẳng thì phải biết độ dài của chúng!
Ví dụ 2:
Sau bài “tia” tổ chức trị chơi sau:
Gv chuẩn bị những mảnh giấy hình dạng đường thẳng, hình dạng tia, điểm
.Trên bảng phụ những câu sau và chừa khoảng trống ( để minh họa hình học )
cho những câu đó :
- Hai tia trùng nhau
- Hai tia phân biệt
- Hai tia chung gốc.
- Hai tia đối nhau
Chia 4 đội 4 tổ mỗi tổ cử 2 bạn lên ghép hình đúng với yêu cầu của mình. Giải
thưởng sẽ là những tràng pháo tay!.
Sau trò chơi củng cố lại những đặc điểm đặc trưng cho từng trường hợp(khắc
sâu những từ cần nhớ).
Ví dụ 3:
Trong bài 3 điểm thẳng hàng, Gv tổ chức trò chơi ném bi. Dùng phấn kẻ một số
đường thẳng trên nền lớp học, chuẩn bị trước một số viên bi cho học sinh ném,
sau đó yêu cầu học sinh xác định các viên bi nằm trên một đường thẳng => giới
thiệu các điểm thẳng hàng. Đội nào ném được nhiều viên bi thẳng hàng với nhau


9
nhất, đội đó dành chiến thắng . Bên cạnh có thể kẻ thêm một số đường thẳng

qua hai điểm là vị trí 2 viên bi để khắc sâu đường thẳng qua hai điểm.
V. Kết quả nghiên cứu:
Để thấy được đề tài nghiên cứu có hiệu quả tơi đã áp dụng tất cả các phương
pháp nêu trên ở các lớp 6/1,6/2,6/3. Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy tất
cả các phương pháp mà tôi áp dụng đều phù hợp với mọi đối tượng HS và kết
quả thu được đã thoả mãn phần nào nhu cầu mong muốn của tôi. Đối với những
lớp thường, GV có thể gợi mở nhiều hơn và rút ngắn hoặc giảm số lượng câu hỏi
để tiết kiệm thời gian. Để HS hào hứng với bài học và tránh căng thẳng, GV nên
áp dụng một số trò chơi hoặc một số hoạt động ở cuối các tiết học nhằm mục
đích “ Học mà chơi, chơi mà học ” khơng những giúp các em có cơ hội luyện tập
mà còn tạo hứng thú cho các em trong mỗi giờ học.
Với việc áp dụng các kĩ năng trên trong các giờ giảng nhằm nâng cao kết quả
học tập của học sinh và chất lượng bộ môn, trong bài kiểm tra 1 tiết chương I kết
quả thống kê như sau:
Năm học 2014- 2015(chưa áp dụng):
TT Lớp TSHS

GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

KÉM

SL TL

SL TL


SL TL

SL TL

SL TL

1

6/1

37

6

16.2%

7

18.9% 17 45.9%

5

13.6%

2

5.4%

2


6/2

36

5

13.9%

6

16.7% 15 41.7%

8

22.2%

2

5.5%

Năm học 2015 - 2016 (đã áp dụng):
TT Lớp TSHS

GIỎI

KHÁ

TB


YẾU

KÉM

SL TL

SL TL

SL TL

SL TL

SL TL


10
1

6/1

35

10 28.6%

2

6/3

36


7

9

25.7% 12 34.4%

3

8.5%

1

2.8%

19.5% 12 33.3% 12 33,3%

4

11.2%

1

2.7%

VI. Kết luận
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp vừa nêu, bản thân tơi nhận
thấy một số chuyển biến đáng khích lệ, cụ thể như sau:
1. Về phía giáo viên:
Với việc xác định đúng mục tiêu cần đạt và khắc phục được vấn đề thời gian
để củng cố và khắc sâu những từ ngữ quan trọng, bản thân tôi thấy tự tin hơn và

khơng cịn bị động nữa.
Với phương châm dạy theo hướng tích cực, bản thân sưu tầm được các câu hỏi
và trị chơi nhỏ ,.. có thể sử dụng lâu dài.
2. Về phía học sinh:
Học sinh làm quen với chủ đề và tình huống bài học một cách tự nhiên; tiếp thu
từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể, không cịn bị động, thuộc lịng; góp phần cùng
giáo viên phát hiện và tiếp thu từ ngữ mới như một công cụ để hiểu nội dung bài
học, học sinh nâng cao được khả năng tiếp thu kiến thức và biết chọn lọc, ghi
nhớ những ngôn từ cần thiết qua mỗi bài học.
Các tiết học trở nên sinh động hơn, thoải mái hơn; quan hệ giữa thầy và trò,
giữa trò và trò trở nên thân thiện; phát huy tốt tính chủ động tích cực của học
sinh.
VII. ĐỀ NGHỊ
Hiện nay ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một bước tiến mới trong quá
trình đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam. Nó khơng những góp phần tạo
nên sự đổi mới tiến bộ trong giảng dạy mà cịn đem lại nhiều lợi ích thiết thực
cho GV và HS. Đồng thời nó cũng là một phương tiện hiện đại hỗ trợ GV trong
quá trình giảng dạy và đã cải thiện rất nhiều trong việc dạy và học. HS cảm thấy


11
thích thú hơn và hào hứng hơn khi tham gia vào bài học. Sử dụng CNTT vào bài
dạy, GV có hình ảnh minh họa sát với thực tế hơn, hình ảnh sắc nét hơn, bài học
sinh động hơn. GV có thể áp dụng nhiều trò chơi “ vui mà học” cho HS . HS
nắm bắt kiến thức nhanh hơn.
Trong các tiết dạy GV cần mạnh dạn đổi mới phương pháp, khởi động bài học
một cách hứng thú bằng các trò chơi thực tế gắn với nội dung bài học, hoạt động
nhóm minh họa bằng những hình ảnh gần gũi trực quan, vấn đáp giữa các thành
viên nhóm và các nhóm khác nhằm giúp HS rèn luyện ngôn ngữ, chọn lọc và
khắc sâu các ngôn từ cơ bản rất thuận lợi cho những kiến thức sau.

Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tơi đã tích luỹ trong q trình giảng dạy
và hướng dẫn học sinh học toán, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để
sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hồn thiện. Tơi xin chân thành cám ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tác giả

1.

Vũ Hữu Bình

2.

Phan Đức Chính

3.

Phan Văn Đức

4.

Th sĩ Lê Văn Hồng

5.

Vũ hữu Bình

Tên tài liệu


Nhà xuất bản

Năm XB

NXBGiáoDục

2007

SGK – SGV Toán 6

NXB Giáo Dục

2005

BT nâng cao toán 6

NXB Đà Nẵng

2005

NXB Giáo Dục

2005

NXB Giáo Dục

2008

Kinh nghiệm dạy học
tốn


Một số vấn đề về đổi
mới PPDH mơn tốn
-Nâng cao và phát triển
toán 6


12

MỤC LỤC
Trang
I. Tên đề tài

1

II. Đặt vấn đề

1

III. Cơ sở lý luận

2

IV. Cơ sở thực tiễn

3

V. Nội dung nghiên cứu

4


VI. Kết quả nghiên cứu

9

VII. Kết luận

10

VIII. Đề nghị

11

IX. Tài liệu tham khảo

12

X. Mục lục

13


13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016-2017
I. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Trường THCS Lê Quý Đôn
1. Tên đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 CHỌN

LỌC VÀ GHI NHỚ NHỮNG NGƠN TỪ CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG
ĐOẠN THẲNG HÌNH HỌC 6 TẬP 1
2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Giang Kha
3. Chức vụ: Giáo viên. Tổ: Toán – Tin – Lí – CN
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
b) Hạn chế:


14
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên HĐKH trường THCS Lê Quý Đôn,
Đại Lộc, Quảng Nam thống nhất xếp loại:…………………….
Những người thẩm định:
(Ký và ghi rõ họ tên)
......................................................

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu , ghi rõ họ tên)



×