PHỊNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐƠNG
TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC
MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 9
Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn
Cấp học: THCS
Tên tác giả
Chức vụ
Đơn vị công tác
Quận
: Trần Thị Thu Thủy
: Tổ trưởng
: Trường THCS Dương Nội
: Hà Đông
NĂM HỌC 2018 - 2019
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri
thức. Tự học đóng vai trị quan trọng trong con đường học vấn của mỗi
người.
Tự học của học sinh THCS cũng như tự học của học sinh nói chung
là tổng hợp của nhiều năng lực. Mục đích tự học của học sinh là hồn
thành tốt những phần nào đó trong nhiệm vụ học tập của mình mà khơng
có thầy bên cạnh.
Mặt khác, trong nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy
các em học sinh còn lung túng trong khi tự học, chưa biết bắt đầu từ đâu.
Hơn nữa, ở trường THCS, học sinh lớp 9 phải dự thi tuyển vào THPT,
lượng kiến thức và các kĩ năng cần ơn, luyện rất nhiều. Vì thế mà các em
cần có phương pháp học phù hợp để đạt được hiệu quả. Từ thực tế ấy, tôi ý
thức sâu sắc hơn về nhiệm vụ của người giáo viên khi giảng dạy mơn Ngữ
văn 9. Đó là những suy nghĩ, trăn trở của cá nhân tơi nói riêng cũng như
giáo viên tổ văn của nhà trường nói chung. Sau những giờ dạy, những tiết
dự giờ của đồng nghiệp, những buổi sinh hoạt tổ nhóm chun mơn, tơi
mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học “Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng
1
năng lực tự học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9” trong q trình dạy
học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Học sinh có ý thức tự học và chủ động trong học tập môn Ngữ văn
(đặc biệt là học sinh lớp 9)
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 9A1, 9A3 năm học 2018 - 2019 trong học môn Ngữ
văn
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Tự mình đúc rút kinh nghiệm qua các tiết dạy nhiều năm
- Trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp qua các tiết dạy
- Kiểm tra, chấm, chữa bài cho học sinh
- Trò chuyện, trao đổi với học sinh sau các bài giảng, sau các giờ ôn
tập để có thể rút ra kinh nghiệm cho các giờ giảng sau.
5. Phạm vi và thời gian thực hiện
Trong nhiều năm học, đặc biệt là năm học 2018 - 2019 thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
2
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề mà từ lâu ngành giáo dục đã
quan tâm và đề cao. Mục đích là để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở thiên niên kỉ mới, đào tạo
ra những chủ nhân của đất nước đủ đức, đủ tài. Đây là vấn đề hết mà ngành
giáo dục rất quan tâm song cũng là vấn đề vơ cùng phức tạp khó khăn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Đa phần học sinh THCS học tập môn Ngữ văn là rất thụ động. Các em
không quan tâm đến các hoạt động để tự tìm đến tri thức mà quen nghe, quen
chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khn những gì mà giáo
viên đã giảng. Điều này đã làm triệt tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học,
biến người học thành người quen suy nghĩ, diễn đạt bằng ý vay mượn, lời sẵn
có, thành người nơ lệ của sách vở. Vì chưa có hào hứng, chưa quen bộc lộ
những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể cho nên khi phải nói và
viết, học sinh cảm thấy rất khó khăn. Nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm
quan trọng của bộ môn Ngữ văn và việc học lệch để vì mục đích thi cử.
- Thực trạng học văn của HS lớp 9 trường THCS Dương Nội
Đó chính là một phần thực trạng của học sinh học văn hiện nay. Điều đó
đã thơi thúc tơi thực hiện đề tài này.
3
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
A. Chuẩn bị:
- Kiểm tra, rà soát chất lượng học tập của học sinh hai lớp 9A1 và 9A3
- Trao đổi với HS về một số phương pháp học tập trong đó có phương
pháp tự học (chủ yếu về ý nghĩa, vai trò. Kể cho các em nghe một vài tấm
gương tự học trong đó có Bác Hồ.
B. Các biện pháp cụ thể
1. Giới thiệu chương trình Ngữ văn 9
Ngay sau khi nhận lớp, tơi dành thời gian để giới thiệu chương trình mơn
Ngữ văn 9. Mỗi HS được phát một kế hoạch môn Ngữ văn của trường đã được
PGD phê duyệt giúp các em có cái nhìn tổng qt, từ đó lập kế hoạch và
phương pháp tự học ở các phân môn của môn học.
2. Giới thiệu các dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và
rèn kĩ năng luyện tập (GV trao đổi , thống nhất với HS từ
đầu năm học)
* Phần văn bản
a/ Câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản (Tác giả, tác phẩm, thể loại, đề
tài, nghệ thuật, nội dung chính…)
b/ Các dạng bài tập rèn kĩ năng:
* Văn bản
4
- Văn bản nhật dụng, nghị luận: Chủ đề, hệ thống luận điểm luận cứ,
viết đoạn văn
- Văn bản thơ (trung đại + hiện đại)
+ Nắm chắc kiến thức cơ bản, học thuộc lịng thơ.
+ Phân tích cảm thụ hình ảnh thơ tiêu biểu đặc sắc (Chú ý khai thác
hiệu quả của các tín hiệu nghệ thuật)
+ Phân tích, cảm thụ đoạn thơ, bài thơ hoặc một nội dung trong bài
thơ bằng cách trình bày thành một đoạn văn. (Tích hợp kiến thức phần
Tiếng Việt và Tập làm văn)…
- Văn bản truyện (trung đại, hiện đại, văn học nước ngoài)
+ Nắm chắc kiến thức cơ bản của mỗi văn bản truyện (Hồn cảnh sáng
tác, thể loại, tình huống, ngơi kể, nội dung, nghệ thuật)
+ Tóm tắt ngắn gọn văn bản.
+ Phân tích cảm thụ một chi tiết nổi bật trong tác phẩm.
+ Phân tích cảm thụ đặc điểm của nhân vật.
+ Liên hệ so sánh các văn bản viết cùng đề tài, cùng chủ đề…
* Phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- Nắm chắc kiến thức tiếng Việt, làm các bài tập nhận diện.
- Vận dụng kiến thức đã học + tích hợp văn bản:
- Sử dụng các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn để hoàn
thành đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp …)
5
3. Hướng dẫn cụ thể một số biện pháp tự học cho
học sinh.
* Biện pháp 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị sách (SGK, sách tham khảo,
vở…đặc biệt chuẩn bị vở (sổ ) ghi chép
* Biện pháp 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
(soạn bài ở nhà)
a. Cách thức thực hiện:
+ Học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo yêu cầu của giáo viên
(thống nhất cách thức soạn từng phân môn từ đầu năm học)
+ Bài soạn các em ở nhà bao gồm: chuẩn bị phần Văn bản, Tiếng
Việt, Tập làm văn.
+ Cán bộ lớp kiểm tra vở soạn bài của các bạn trong lớp rồi báo cáo
về giáo viên.
b. Ví dụ về hướng dẫn soạn văn bản:
Bước 1: Đọc kĩ văn bản 2 đến 3 lần
Bước 2: Tìm hiểu kiến thức cơ bản của phần văn bản
+ Tác giả
+ Tác phẩm (xuất xứ, thể loại, chủ đề…); nội dung cơ bản, nghệ
thuật tiêu
biểu, đặc sắc…
+ Những thơng tin ngồi SGK về văn bản, về tác phẩm
Bước 3: Trả lời các câu hỏi trong mục Đọc - hiểu văn bản
6
- Riêng các văn bản thơ phải học thuộc
- Các văn bản truyện phải tóm tắt trước, nắm chắc kiến thức của bài.
(Rất khuyến khích HS học thuộc thơ, tóm tắt truyện, tìm hiểu về tác
giả và hồn cảnh ra đời trước khi học văn bản)
c. Phần Tiếng Việt và TLV soạn phần hình thành kiến thức lý
thuyết (phần luyện tập áp dụng kiến thức học được để làm trên lớp)
* Biện pháp 3: Hướng dẫn HS chọn lọc tư liệu liên quan đến nội dung
bài học qua các kênh thông tin đại chúng, qua thực tế đời sống phù hợp
với bộ môn
+ Hướng dẫn HS chọn lọc tư liệu từng bài học, tiết học hoặc theo chủ
đề.
+ Cần hướng dẫn HS các địa chỉ tin cậy để tìm tư liệu
+ Nên khuyến khích HS tìm những tư liệu, tình huống ở từng địa
phương cụ thể nơi HS sinh sống.
VD:
- GV giao nhiệm vụ HS tìm tư liệu ngồi SGK khi học bài Đồng
chí của Chính Hữu (Kết quả?)
- HS làm BT nhóm tìm hiểu về 10 câu thuộc P2 bài Đồng chí
- HS làm việc nhóm tìm hiểu về sự sáng tạo của Truyện Kiều so với
Kim Vân Kiều truyên ( Cô đọng bằng PP)
7
- Sưu tập những hình ảnh nhân dân kéo pháo, dân công chở lương
thực
trong chiến dịch Điện Biên Phủ và bài hát “Hò kéo pháo” (Lồng ghép giáo
dục quốc phòng)
* Biện pháp 4. Tự làm bài tập củng cố kiến thức sau mỗi bài học và rèn
kĩ năng tổng hợp kiến thức cơ bản
- Về BT củng cố kiến thức sau mỗi bài học
+ Đặc biệt chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh tự làm các dạng bài tập
củng cố kiến thức.
+ Chia ra làm 3 dạng bài: Tự trả lời nhanh ở trên lớp; bài tập thảo luận
nhóm và bài tập cá nhân HS tự học sinh làm ở nhà.(Từng dạng BT áp
dụng tùy từng bài học)
Ví dụ
- Bài tập nhanh:
VD1: Sau khi học xong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ
về tiểu đội xe khơng kinh của Phạm Tiến Duật, em thấy hình ảnh người lính
trong hai bài thơ có những nét chung và nét riêng nào? Qua đó em có suy
nghĩ gì về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến?
- Về bài tâp tự học ở nhà, tự tổng hợp kiến thức
* Cách thức thực hiện:
- HS làm ra giấy A4
8
- Học sinh lưu giữ bài làm của mình sau khi được sửa chữa, rồi lên kế
hoạch ôn luyện cụ thể.
b. Ví dụ cụ thể: Tất cả các văn bản thơ + truyện (trung đại, hiện đại)
tôi đều yêu cầu các em làm bài. Sau đây, chỉ xin được đưa ra một vài ví dụ
có tính chất minh họa những bài làm của học sinh đã thực hiện trong quá
trình tự học, tự luyện môn Ngữ văn.
- Minh chứng về việc HS hệ thống lại kiến thức cơ bản toàn bài bằng
cách viết lại các ý chính hoặc vẽ sơ đồ
* Biện pháp 5. Kĩ năng tự làm một số dạng bài tập thi vào lớp 10 THPT
Dạng 1: Học thuộc lịng thơ, tóm tắt văn bản truyện và trả lời kiến
thức cơ bản (Giao thời hạn học thuộc)
Dạng 2: Cảm thụ chi tiết, hình ảnh thơ đặc sắc qua việc phân tích giá
trị của các biện pháp nghệ thuật.
- Minh chứng VB thơ HS tìm điểm sáng NT một cách chi tiết theo
hướng dẫn của GV (2 Văn bản/1 tuần) trước các giờ ôn tập buổi chiều
Dạng 3: Luyện kĩ năng viết đoạn văn
- HS luyện viết ở nhà => GV kiểm tra xác suất, chữa hoặc đổi chéo bài để
các bạn KT cho nhau
* Biện pháp 6. Luyện đề thi vào 10 THPT
Sau khi học sinh đã được học một lượng kiến thức cơ bản, các em
được luyện đề theo cấu trúc đề thi vào 10 THPT. Một là để kiểm tra nắm
9
bắt sơ bộ chất lượng học tập của các em, từ đó có kế hoạch ơn luyện, bổ
sung kiến thức và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh . Hai là cho học sinh
làm quen dần với cấu trúc đề thi, tránh sự bỡ ngỡ khi các em vào kì thi
chính thức. Khi trả bài tơi cho các em tự nhận xét rút kinh nghiệm về bài
của mình qua đáp án biểu điểm từng phần tôi photo phát cho học sinh.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Trong một vài năm học, nhất là năm học 2018 - 2019, áp dụng các
biện pháp tự học này cho các lớp 9 tôi giảng dạy, tơi thấy kết quả học tập ở
cuối học kì I và kì II của lớp 9 tơi dạy đã khá hơn rất nhiều so với kết quả
đầu năm, các em tự tinh, hào hứng hơn trong các giờ học.
10
KẾT LUẬN
Như vậy, việc áp dụng phương pháp “Tự học mơn Ngữ văn” ở
trường THCS nói chung và với học sinh lớp 9 nói riêng là vơ cùng cần
thiết. Từ sự trải nghiệm của bản thân, tôi thấy học sinh học theo lối học cũ,
các em hoàn toàn thụ động, máy móc, rập khn, thường có thói quen ỷ
lại, dựa dẫm, ngại nghĩ, lười động não, thiếu tính khoa học…Thực sự, cách
học như vậy đã làm hạn chế khả năng chủ động, sáng taọ trong việc tiếp
nhận kiến thức, các em khơng có cơ hội tự khẳng định mình.
Vì những lí do đó, tơi đã thay đổi phương pháp dạy học bằng cách:
hướng dẫn và bồi dưỡng cho các em phương pháp học: “Tự học mơn Ngữ
văn”. Mục đích của phương pháp này giúp các em nắm chắc kiến thức bộ
mơn và có những kĩ năng nhất định, chuẩn bị cho kì thi vào THPT. Và có
lẽ quan trọng hơn cả là bước đầu xây dựng cho các em năng lực tư duy
sáng tạo.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tơi trong q trình giảng dạy,
xin được mạnh dạn đưa ra cùng trao đổi và rút kinh nghiệm cùng đồng
nghiệp. Có thể đề tài của tơi cịn có nhiều điểm trình bày chưa thực sự thấu
đáo. Chính vì vậy, tơi rất mong sự góp ý của đồng nghiệp cũng như sự góp
ý chỉ đạo bổ sung của các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện tốt hơn,
được áp dụng vào việc giảng dạy của tôi đạt kết quả cao hơn nữa.
11
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Dương Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2019
Người viết
Trần Thị Thu Thủy
12