Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Báo cáo TTCN LINH 73386

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 38 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU LCL
1.1 Một số lý luận cơ bản về giao nhận
1.1.1 Khái niệm
 Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận
(International Federation of Freight Forwarders Associations –FIATA):
“ Dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa
cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các
vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu thập chứng từ
có liên quan đến hàng hóa.”
 Theo Luật Thương Mại Việt Nam 2005, Điều 163:
“Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại theo đó người làm
dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho ,
lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao
nhận hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận
tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác ( gọi chung là khách
hàng).”
1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận
Dịch vụ giao nhận vận tải mang những đặc điểm chung của dịch vụ, nó là
hàng hóa vơ hình nên khơng có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất,
không thể lưu giữ, sản xuất và tiêu dùng được diễn ra cùng thời điểm, chất
lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ.
Tuy nhiên dịch vụ này cũng có những đặc điểm riêng:
 Dịch vụ giao nhận vận tải chỉ di chuyển đối tượng từ nơi này đến nơi
khác chứ không tác động làm thay đổi bản chất các đối tượng đó, nó
khơng tao ra sản phẩm vật chất. Nhưng nó có tác động tích cực đến sự
phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.


 Dịch vụ giao nhận tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, các quy định


của người vận chuyển , các ràng buộc của pháp luật, các thể chế của
Chính phủ.
 Dịch vụ giao nhận phụ thuộc lớn vào khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu. Do tình hình hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên
dịch vụ vận tải cũng có tính thời vụ.
 Ngồi những cơng việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người giao
nhận còn đảm nhiệm một số dịch vụ như chia hàng, gom hàng, bốc xếp,
… Chất lượng của dịch vụ sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và cơ sở
vật chất của người giao nhận.
1.1.3. Phân loại
 Theo nghiệp vụ kinh doanh:
- Giao nhận hàng thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi
hàng đi hoặc gửi hàng đến.
- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngồi hoạt động giao nhận
tuần túy cịn bao gồm xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường


-

ngắn, lưu kho, lưu bãi,…
Theo phương tiện vận tải:
Giao nhận hàng hóa đường biển
Giao nhận hàng không
Giao nhận đường sắt
Giao nhận ô tô
Giao nhận bưu điện
Giao nhận đường ống
Giao nhận vận tải đa phương thức
Theo phạm vi hoạt động:
Phạm vi quốc tế: dịch vụ giao nhận vận tải diễn ra phục vụ các tổ chức


chuyên chở nước ngoài, trong khu vực và quốc tế.
- Phạm vi nội địa: chỉ cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải chuyên chở
hàng hóa trong nước.
1.1.4. Vai trị của giao nhận
Giao nhận ngày càng có vai trò quan trọng trong thế giới hội nhập:


- Giúp việc lưu thơng hàng hóa diễn ra an toàn, tiết kiệm cả về thời gian
và tiền bạc
- Các loại mặt hàng xuất nhập khẩu có thể giảm bớt giá thành nhờ có hoạt
động giao nhận
- Giảm bớt thời gian chờ đợi quay vòng phương tiện vận tải, tận dụng
hiệu quả nhất tải trọng, dung tích của các phương tiện vận tải, các công
cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ vận tải khác, giảm thiểu
những chi phí khơng cần thiết
- Giảm bớt các chi phí về kho bãi, đào tạo nhân công cho các nhà xuất
nhập khẩu, không cần người gửi hàng cũng như người nhận hàng tham
gia tác nghiệp.
1.1.5. Người giao nhận
1.1.5.1. Khái niệm
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA:” Người giao nhận
là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và
hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là
người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công
việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như quản lý, lưu kho tring chuyển,
làm thủ tục hải quan, kiểm hóa….”
Định nghĩa khác:” Điều 164: Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là
thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa”
(Trích Luật Thương mại năm 2005)

1.1.5.2. Chức năng của người giao nhận
Người giao nhận có thể đảm nhận các chức năng sau đây:
- Môi giới Hải quan: Làm thủ tục, kê khai hải quan cho người XNK hàng
hóa.
- Làm đại lý: Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người
chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao


hàng, lập chứng từ làm thủ tục hải quan, lưu kho,…trên cơ sở hợp đồng
ủy thác.
- Gom hàng ( Consolidation) : là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều
người gửi cùng một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao
cho người nhận ở cùng một nơi đến. ( Trích Giáo trình Đại lý tàu biển
và giao nhận hàng hóa tại cảng, trang 51).
- Lưu kho hàng hóa: Nếu hàng hóa cần được lưu kho, người giao nhận
đảm nhiệm việc đó nếu cần.
- Người chuyên chở (carrier): Người giao nhận khi ký hợp đồng có thể
khơng chuyên chở hàng hóa( thầu chuyên chở) hoặc trực tiếp chuyên
chở. Điểm chung ở đây là họ đều phải chịu trách nhiệm về hàng hóa.
- Người kinh doanh VTĐPT:” Người giao nhận( Freight Forwarder) Xu
thế hiện nay người giao nhận khơng chỉ làm đại lý mà họ cịn cung cấp
dịch vụ vận tải, đặc biệt VTĐPT, tức là họ đóng vai trò MTO. Trong
tương lai loại MTO này là đối thủ cạnh tranh đáng kể của VO – MTO.
Loại này thích ứng với các nước đang phát triển vì khơng địi hỏi vốn
đầu tư. Hơn nữa, nó có thể tập trung khả năng để đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng.” (Trích Giáo trình Logistics và vận tải đa phương
thức, trang 24)
1.1.6. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa
(Trích Giáo trình Đại lý tàu biển và giao nhận hàng hóa tại cảng, trang 7)
 Dịch vụ thay mặt người gửi hàng( người xuất khẩu):

Theo yêu cầu của người gửi hàng, người giao nhận thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Chọn tuyến đường , phương thức vận tải và người chuyên chở thích
hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp: giấy chứng nhận
hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở,..
- Đóng gói, cân đo hàng hóa (trừ phi người gửi hàng làm hàng trước khi
giao cho người giao nhận).
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.


- Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, làm các
thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thanh toán phí và chi phí khác bao gồm cả tiền cước .
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.
- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường tới người nhận hàng thơng
qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao
nhận ở nước ngoài.
- Giúp đỡ người gửi hàng làm khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất
hàng hóa( nếu có)
 Dịch vụ thay mặt người nhận hàng ( người nhập khẩu):
- Theo chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận thực hiện
những nhiệm vụ sau:
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến vận chuyển hàng
hóa.
- Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước ( nếu người nhận
hàng ủy thác)
- Thu xếp khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho các
cơ quan liên quan.

- Thu xếp việc lưu kho bãi (nếu cần).
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
- Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất
hàng hóa ( nếu có)
 Những dịch vụ khác
Ngoài những dịch vụ trên, tùy theo yêu cầu của khách hàng, người giao
nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác phát sinh trong quá trình vận
chuyển: gom hàng, phân loại, dán ký mã hiệu hàng hóa, vận tải nội bộ,..

1.1.7. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận
Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý
như: các quy phạm pháp luật quốc tế (các công ước về vận đơn, vận
tải; công ước về hợp đồng mua bán hàng háo quốc tế...), các văn bản
quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải;


các loại hợp đồng và L/C... thì mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng
xuất nhập khẩu.
 Luật Quốc Tế
Căn cứ vào Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận
đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25/08/1924.
Căn cứ vào Công ước Liên hiệp quốc về chun chở hàng hóa bằng
đường biển 1978.
Căn cứ vào Cơng ước quốc tế vận tải đa phương thức 1980
Căn cứ vào Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế.
Căn cứ vào Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất
một số quy tắc về vận đơn đường biển (Nghị định thư Visby 1968).
Căn cứ vào Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa
phương thức (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport
Documents), số phát hành 48, đã có hiệu lực từ 01- 01-1992. Bản

quy tắc là một quy phạm pháp luật tuỳ ý nên khi sử dụng các bên
phải dẫn chiếu vào hợp đồng.
Căn cứ theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao
nhận –FIATA.

 Luật Việt Nam
Căn cứ vào Luật Hải quan Việt Nam 2014 quy định về hải quan đối
với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, hàng hoá, phương
tiện vận tải được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong lãnh thổ hải
quan.
Căn cứ vào Luật thương mại 2005 quy định về điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics, điều 163-164
Căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2001
Căn cứ vào Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh
dịch vụ vận tải biển.


Căn cứ vào Nghị định Số: 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Căn cứ vào Nghị định 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận
tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
Căn cứ vào Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Căn cứ vào Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành
khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến,
vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới
Căn cứ vào Thông tư 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số
điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt
động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường

bộ

1.2. Các khái niệm liên quan đến giao nhận hàng nhập khẩu LCL
1.2.1. LCL là gì?
Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ
tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không
đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng
hốkhi chủ hàng khơng đủ hàng để đóng ngun một container, mà
cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Hàng LCL được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức
là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng
khác.
Đây là phương thức của các doanh nghiệp nhỏ, có lượng hàng hóa
vận chuyển ít hoặc khơng thường xun.
 Hàng hóa vận chuyển gồm:


﹣ Hàng bách hóa có kích thước nhỏ vừa
﹣ Hàng thiết bị điện tử (máy vi tính, linh kiện điện điện thoại, linh kiện
máy quay phim,..) , máy móc quá khổ
﹣ Hàng thực phẩm : động, thực vật , hoa quả, đơng lạnh, tươi sống
﹣ Hàng hóa chất, phân bón hóa học
1.2.2. Đại lý (Agent)
Đại lý được định nghĩa là một thương nhân được người ủy thác giao
cho làm một hoặc một số công việc nhất định và được hưởng thù lao
cho việc thực hiện các cơng việc đó. Người giao nhận hoạt động với
tư cách là đại lý được coi như một cầu nối giữa người gửi hàng và
người chuyên chở. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc
từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận
hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho...trên cơ

sở hợp đồng ủy thác. Hoạt động của người giao nhận giúp cho việc
kinh doanh của người chuyên chở tốt hơn, giúp họ am hiểu, gần gũi
khách hàng hơn. Nếu người chuyên chở tổ chức được nhiều đại lý ở
các khu vực thị trường khác nhau thì sẽ dễ dàng tìm được các khách
hàng mới hơn. Người giao nhận cịn có thể làm các dịch vụ mà hãng
chuyên chở ủy thác. Đối với người gửi hàng thì các đại lý này giúp
họ có thể nhanh chóng tiếp cận được với người chuyên chở.

1.2.3. Người gom hàng (Cargo Consolidator)
﹣ Người gom hàng là người làm nhiệm vụ tập hợp những lô hàng lẻ từ
nhiều người gửi ở cùng một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để
gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng một nơi đến.
﹣ Khi nhận hàng từ người gửi hàng lẻ, người gom hàng sẽ nhân danh
mình cấp vận đơn gom hàng (House Bill of Lading) cho từng chủ
hàng lẻ.
1.2.4. Kho CFS


﹣ CFS- Container Freight Station_ là một hệ thống kho, bãi tại đó các
món hàng lẻ gửi theo phương thức LCL được gom lại để đóng vào
container, hoặc được dỡ ra khỏi container để chuyển đến các khách
hàng.
﹣ Khi một chủ hàng khơng đủ hàng để đóng để đóng ngun container,
hoặc khơng có cơ sở đủ rộng , đủ thuận tiện để đóng hàng vào
container, chủ hàng đó phải đưa hàng hóa của mình đến kho hàng lẻ
(CFS) để đóng hàng.
﹣ Kho CFS thường nằm gần các cảng thủy hoăc cảng hàng khơng,
hoặc một phần của cảng cạn.

Hình 1.1: Kho CFS tại công ty Hanjin Global Logistics VN

Trong kho CFS được thực hiện các hoạt động như:
﹣ Đóng gói, sắp xếp, hoặc đóng gói lại và sắp xếp lại các hàng hóa
chờ xuất khẩu
﹣ Chia tách, đóng ghép hàng vào container đối với hàng quá cảnh
hoặc hàng trung chuyển. Các hàng này sẽ được chia tách, đóng
ghép với nhau hoặc ghép chung với hàng Việt Nam để xuất khẩu
đi.
﹣ Chia tách các hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hàng
vào thị trường Việt Nam.


﹣ Đóng ghép container các mặt hàng xuất khẩu để chuẩn bị xuất
khẩu sang nước thứ ba với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất
sang nước thứ ba.
﹣ Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho
1.2.5. Khái niệm và phân loại container
 Khái niệm
Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO( International
Standarzing Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container.
Cho đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của
ISO.
Theo ISO – Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:
﹣ Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dựng nhiều lần.
﹣ Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một
hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa khơng phải xếp dỡ ở cảng
dọc đường.
﹣ Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công
cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác.
﹣ Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng
ra.

﹣ Có dung tích khơng ít hơn 1m3 .
 Phân loại container cơ bản
Thực tế container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn
khác nhau, cụ thể:
 Phân loại theo kích thước:
﹣ Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3.


﹣ Container loại trung bình: Trọng lượng 5 - 8 tấn và dung tích nhỏ hơn
10m3.
﹣ Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m3.
 Phân loại theo vật liệu đóng container:
Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì gọi tên vật liệu đó cho
container: container thép, container nhôm, container gỗ dán, container
nhựa tổng hợp …..
 Phân loại theo cấu trúc container.
﹣ Container kín (Closed Container)

Hình 1.0.2: Container thường
﹣ Container mở mái (Open Top Container)


Hình 1.0.3: Container mở mái
﹣ Container khung (France Container)
﹣ Container gấp (Tilt Container)
﹣ Container phẳng (Flat Rack Container)

Hình 1.0.4: Container phẳng
﹣ Container có bánh lăn (Rolling Container)




CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH
HANJIN GLOBAL LOGISTICS VN
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty
Tên giao dịch: CƠNG TY TNHH HANJIN GLOBAL LOGISTICS
VIỆT NAM
Tên quốc tế: HANJIN GLOBAL LOGISTICS VIETNAM COMPANY
LIMITED
Tên công ty viết tắt: HGLV
Mã số doanh nghiệp (mã số thuế): 0313790035
Loại hình pháp lý: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Người đại diện pháp luật: PARK SOO HO
Ngày bắt đầu thành lập: 05/05/2016
Địa chỉ trụ sở chính: Tịa nhà Green Power, số 35, đường Tôn Đức
Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hình
: Văn
2.1.1 2.0.5
Lịch sử
hìnhphịng
thànhđại diện cơng ty Hanjin Global Logistics VN tại Hải
Phịng


Tập đoàn Hanjin là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc hoạt động
trong lĩnh vực vận tải gồm vận tải đường biển (Công ty Vận tải biển
Hanjin và Công ty Giao nhận Hanjin) và vận tải hàng không (Korean Air một trong những hãng hàng không lớn nhất châu Á, được mua lại vào năm
1969). Với việc kết hợp đội tàu container với công ty vận tải Senator

Lines của Đức, Hanjin-Senator đã trở thành đơn vị vận tải lớn thứ bảy
trên thế giới.
Tập đoàn này được thành lập vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới
thứ hai, vào tháng 11 năm 1945. Ban đầu, khách hàng lớn nhất của Hanjin
là quân đội Mỹ, đó là việc vận chuyển hàng hóa tới các chiến trường Hàn
Quốc và Việt Nam. Công ty đã ký một hợp đồng vận tải lớn với Quân đội
Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1956, và một hợp đồng khác vào tháng 3 năm
1966, với tất cả các lực lượng vũ trang Mỹ đồn trú tại miền nam Việt
Nam lúc bấy giờ, bao gồm cả thủy quân lục chiến, hải quân và không quân.
Trong

tháng

11

năm

1969,

Hanjin



một

thỏa

thuậnvận

chuyển container với Tổng công ty Dịch vụ Sea-Land, sang đến tháng 9

năm 1970, công ty đã mở bãi container đầu tiên tại cảng Busan.
Từ cuối những năm 1970, tập đoàn tiếp tục mở rộng sang thị trường Trung
Đông bằng hợp đồng được ký với Kuwait tại cảng Shuwaik (tháng 9 năm
1977), với Ả Rập Xê Út tại cảng Dammam (tháng 3 năm 1979) và cảng
Jeddah (tháng 5 năm 1980).
Vào tháng 3 năm 1990, Hanjin phân nhánh ra thành hoạt động vận tải và
kho bãi với việc mua lại Công ty Vận tải Vận chuyển hàng hóa Hàn Quốc.
Vào tháng 6 năm 1992, Hanjin Express đã được giới thiệu để cung cấp dịch
vụ chuyển phát nhanh các loại bưu phẩm. Công ty bắt đầu bốc dỡ hàng hóa
tại các cảng Long Beach và Seattle sau khi ký hợp đồng thành công với các
công ty liên doanh với Công ty Quốc tế Total Terminals vào tháng 8 năm
1992. Trong tháng 1 năm 1993, họ bắt đầu dịch vụ vận chuyển container


bằng đường sắt giữa hai thành phố Pusan và Uiwang. Tháng 5 năm 1995,
Hanjin đặt chi nhánh tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

 Công ty con
﹣ Công ty vận tải hàng không Korean Air
﹣ Công ty Vận tải biển Hanjin
﹣ Công ty vận tải Hanjin
﹣ Công ty Công nghiệp nặng Hanjin
﹣ Công ty Dịch vụ bay Hàn Quốc
﹣ Công ty JungSeok Enterprise
﹣ Công ty Dịch vụ Du lịch Hanjin
﹣ Công ty Hệ thống thông tin và Viễn thông Hanjin
﹣ Hệ thống Công ty Dịch vụ Lữ hành
﹣ Jin Air
﹣ Hệ thống Khách sạn KAL
﹣ Công ty Dịch vụ Air Total

﹣ Công ty CyberSky
﹣ Hệ thống Công ty Giao nhận tồn cầu
﹣ Homeo Theraphy
﹣ Cơng ty TNHH Cyber Logitec
﹣ Đại học Inha


﹣ Đại học Không gian vũ trụ Hàn Quốc
﹣ Bệnh viện Đại học Inha
﹣ Quỹ Giáo dục Jungseok
﹣ Tổ chức Il Woo
﹣ Công ty TNHH Uniconverse
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động
﹣ Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
﹣ Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe
hoặc container…
﹣ Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận
chuyển, bốc dỡ hàng hóa
﹣ Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển,
đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường
ống.
﹣ Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thơng tin
liên quan đến q trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát
sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách
trả lại, hàng tồn kho…
﹣ Các dịch vụ liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và
phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán bn/ bán lẻ…
2.1.3. Cơ cấu tổ chức



Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơng ty TNHH Hanjin Global Logistics VN

2.2. Các văn phòng đại diện của Công Ty TNHH Hanjin Global
Logistics tại Việt Nam


Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu nhân sự các văn phịng đại diện của cơng ty TNHH
Hanjin Global Logistics tại Việt Nam
2.2.1. Hanjin Transportation, văn phòng đại diện tại Hải Phòng


 Mã số thuế: 0313790035-002
 Người ĐDPL: Park Soo Ho
 Ngày hoạt động: 09/01/2017
 Địa chỉ: TD Business Center, Le Hong Phong street, 7th Floor - 714,
Haiphong ,VietNam.
 Ban giám đốc: 1 người Hàn Quốc,1 người Việt Nam
Trách nhiệm và quyền hạn:
﹣ Chịu trách nhiệm sử dụng , quản lý, bảo tồn và phát triển vốn, tài
sản được Cơng ty giao. Tận dụng mọi nguồn lực của Đơn vị một
cách tối ưu.
﹣ Xây dựng, điều hành và quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh
và chính sách kinh doanh của Công ty; bảo đảm hiệu quả vận doanh
của Đơn vị.
﹣ Thực hiện các chương trình marketing theo kế hoạch của công ty,
lập và thực hiện chương quảng cáo khuyến mãi trong phạm vi kinh
doanh.
﹣ Theo dõi tình hình kinh doanh và tài chánh tại chi nhánh. Báo cáo
kịp thời về văn phịng chính
﹣ Quản lý tồn bộ nhân viên, thực hiện tồn quyền với nhân viên chi

nhánh theo chính sách thủ tục nhân sự của công ty.
﹣ Xem xét kiểm tra trước khi trình Giám đốc bán hàng ký duyệt các
Hợp đồng thương mại hay dịch vụ.
﹣ Ký duyệt các khoản chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh theo kế
hoạch đã được Tổng Giám đốc phê duyệt trên cơ sở bảo đảm hợp lý
và hiệu quả kinh tế, chi tiết được hợp thức hố sau đó.
﹣ Ký các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ như: Báo cáo
tình hình hoạt động, báo cáo Kế hoạch, xem xét Đơn đặt hàng, Bảng
báo giá, Đề nghị mua bán,…
﹣ Được quyền chủ động quyết định tình huống kinh doanh tức thời với
điều kiện là hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra.
﹣ Có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan hỗ trợ cũng như phối hợp
thực hiện nhiệm vụ của Đơn vị mình một cách hiệu quả.







Trợ lý giám đốc : 3 người
Bộ phận Forwarder :
Số lượng: 17 người
Vận tải đường biển ( hàng xuất ), phát lệnh giao hàng ( hàng nhập ).

 Bộ phận vận tải :
﹣ Số lượng: 17 người
﹣ Nhà máy cáp điện và hệ thống LS vina, chân cầu Bính, Hải Phòng.
Vận chuyển đường bộ: giao hàng tại 63 tỉnh thành phố..
 Khách hàng phục vụ : Các công ty may mặc ở Nam Định, Nhà máy

cáp điện LS vina, Nhà máy hóa chất, than quặng, số lượng container
xuất đi nước ngoài: 900 - 1500 container /năm, các loại
( 20’DC.40’HC,40’OT,40 ‘FR ), khu vực các nước Đông Nam Á,
Châu Âu.
 Số lượng hàng vận chuyển nội địa : trên 100.000 tấn/năm.
 Kiểu loại phương tiện : xe tải từ 5 tạ đến 18 tấn,xe đầu kéo móc sàn,
phọc lùn, vận chuyển các loại hàng quá khổ ( container Flatrack ).
 Cách thức giao hàng : Vận chuyển đường bộ trực tiếp từ kho nhà
máy đến kho riêng của khách hàng ( door - door ).
 Vận chuyển theo coastant: Kéo container rỗng đến nhà máy đóng
hàng,sau đó vận chuyển bằng đường biển, đến cảng, hạ container rồi
bố trí phương tiện vận tải kéo container hàng về kho riêng, giao cho
khách hàng.
 Doanh thu bình qn văn phịng Hanjin tại Hải Phịng: 4,5 tỷ/tháng
2.2.2.Hajin Transportation, văn phòng đại diện tại Hà Nội, hàng Air
 Địa chỉ: 24A, Cầu giấy, Hà Nội
 Số lượng: 6 người ( 1 quản lý người Hàn quốc, 5 người Việt )
 Gửi hàng, nhập hàng theo đường hàng khơng.
2.2.3.Hanjin Transportation, văn phịng đại diện tại Hồ Chí Minh
 Địa chỉ: Lầu 4, R305 -30 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân
Bình,Hồ Chí Minh


 Phụ trách : Vận chuyển đường bộ, forwarder
 Số lượng: 5 người
 Trong đó : 1 Giám đốc Hanjin người Hàn Quốc, 4 nhân viên người
Việt.
 Vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Miền Trung, Nam đi Campuchia,
Lào.
 Chủng loại hàng hóa : đóng trong container, hàng thiết bị máy móc,

may mặc.
2.2.4.Hanjin Transportation, văn phịng đại diện tại Đồng Nai
 Phụ trách : vận chuyển đường bộ tại nhà máy cáp điện và hệ thống
LS vina, khu công nghiệp Nhơn Trạch - Đồng Nai II.
 Số lượng: ( …) người ( trong đó : … quản lý người Việt, ….nhân
viên)
 Vận chuyển hàng hóa đóng container đi Hải Phịng, các tỉnh miền
Tây, Nam Trung Bộ. Hàng hóa chủ yếu là cáp điện


CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU LCL TẠI CƠNG TY TNHH
HANJIN GLOBAL LOGISTICS VIỆT NAM
3.1.

Quy trình chung

3.1.1 Sơ đồ quy trình

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập khẩu LCL
3.1.2 Diễn giải chi tiết các bước trong quy trình
Bước (1) Bên mua và bán ký kết hợp đồng mua bán.
Đây là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bán lô hàng và bao gồm những
nội dung cần thiết như:
 Thông tin người xuất khẩu
 Thơng tin người nhập khẩu
 Thơng tin hàng hóa


 Giá cả, thanh toán

 Điều kiện giao hàng
 Quy cách đóng gói
 Bảo hành, bảo hiểm
Bên bán liên hệ với người Gom hàng lẻ (nước xuất khẩu). Người Gom
hàng lẻ thuê vỏ cont của hãng tàu, sẽ ghép cùng nhiều đơn hàng cùng cảng
đến của các khách hàng khác. Hàng được đóng chung cont, được đóng tại
kho CFS của người gom hàng lẻ. Sau khi tập hợp tất cả các tờ khai,
manifiest của các chủ hàng lẻ, người Gom hàng sẽ vận chuyển cont hàng
này ra Cảng, cân, hạ hàng và xuất tàu.Khi tàu rời cảng, hãng tàu bên bán sẽ
phát hành Master Bill of Lading cho người gom hàng, sau đó người gom
hàng phát hành lại các House Bill nhỏ khác cho các chủ hàng.
 Lưu ý: Người Gom hàng lẻ này sẽ khai thác cont này như 1 hàng
nguyên cont xuất khẩu.
 Bản chất: Người gom hàng lẻ cũng là 1 FWD nhưng sở hữu kho hàng
lẻ, có hệ thống Hải quan giám sát, cơng nhân đóng ghép hàng, hệ thống
quản lý nhà kho giao nhận hàng hóa,..

 Nội dung trên Master Bill :
- Logo của Hãng tàu
- Shipper: Forwarder
- Consignee: Đại lý của Forwarder
 Nội dung trên House Bill::
-Logo của Forwarder
- Shipper: Người bán ( bên XK)
-Consignee: Người mua( bên NK)

 Ngoài ra trên cả 2 vận đơn vẫn thể hiện các nội dung chính gồm có:
 Notify party: Bên được thơng báo










Tên tàu – số chuyến
Cảng bốc hàng
Cảng dỡ hàng
Nơi giao hàng (Place of delivery)
Số container/số chì (Container No. and Seal No)
Số lượng của containers hay số lượng của kiện hàng (Number of

containers or packages)
 Ghi tên của hàng hoá (Description of goods)
 Thể tích và trọng lượng (Measurement and Gross Weight)
 Nơi và ngày phát hành vận đơn (Place and date of issue)

Bước (2) Trước khi tàu đến Cảng đến, Đại lý của người gom hàng tại nước
nhập khẩu (Có thể là FWD) sẽ gửi giấy báo hàng đến cho khách hàng (hoặc
1 FWD khác làm dịch vụ cho KH).
Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) là giấy thông báo chi tiết của Hãng tàu,
Đại lý hãng tàu hay một công ty Logistics thơng báo về lịch trình :Lơ hàng
khởi hành từ cảng nào – Port of loading? Đến cảng nào – Port of delivery?,
thời gian ngày lô hàng đến – ETA (Estimate Time Arrival), số lượng, chủng
loại (hàng cont hay hàng lẻ, số lượng bao nhiêu?), trọng lượng, tên tàu,
chuyến của lô hàng mà công ty nhập khẩu từ nước ngoài về. Giấy báo hàng
đến là một trong những chứng từ quan trọng để bên nhập khẩu biết thông
tin lô hàng của mình đã cập cảng như thế nào và tồn bộ thơng tin chi tiết

hàng hóa đã cập cảng. Đây cũng là chứng từ để người nhận hàng làm căn
cứ lấy hàng.

Bước (3) Sau khi liên hệ với KH về thời gian khai thác hàng, bộ phận
chứng từ của FWD, sẽ chuẩn bị các chứng từ và tiền đi lấy lệnh để NV hiện
trường đi lấy lệnh:
-Bill, Giấy giới thiệu có đóng dấu của KH, Giấy báo hàng đến.
-Tiền làm hàng:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×