Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường tam thuận và thạc gián, quận thanh khê, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.39 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


ĐOÀN THỊ NGỌC MINH

C
C

R
L
T.

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG TAM THUẬN VÀ THẠC GIÁN,
QUẬN THANH KHÊ,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


ĐOÀN THỊ NGỌC MINH


ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG TAM THUẬN VÀ THẠC GIÁN,
QUẬN THANH KHÊ,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

C
C

R
L
T.

DU

Chuyên nghành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã số: 85.20.320

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG VINH

Đà Nẵng – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

Tác giả luận văn


C
C

Đoàn Thị Ngọc Minh

DU

R
L
T.


ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG TAM THUẬN VÀ THẠC GIÁN, QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Đoàn Thị Ngọc Minh
Chuyên ngành: Kỹ thuật mơi trường
Mã số: 85.20.320
Khóa: K36
Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Luận văn tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nhằm mục đích
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen thải bỏ rác của người dân, đồng thời xác định
được thành phần, tính chất rác thải sinh hoạt; hệ số phát sinh rác thải và ước tính tổng lượng
rác thải phát sinh. Đồng thời, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen phân loại rác của
người dân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu phát sinh rác thải và nâng cao hiệu
quả phân loại rác tại nguồn.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tổng lượng rác phát sinh tại phường Tạm Thuận và Thạc Gián là

26,77 tấn/ngày, trong đó CTR Hộ gia đình chiếm 55,98%. Trong thành phần rác thải, rác
thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao: đối với hộ dân, chiếm trên 57%; đối với nhà hàng và khách
sạn, chiếm khoảng 40%. Thành phần nhựa, nylon, chất dẻo chiếm tỷ lệ trên 12% trong hầu
hết các mẫu rác thải hộ dân và trên 15% trong rác thải khách sạn và cơ quan doanh nghiệp.
Nếu thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn sẽ tạo ra nguồn tài nguyên lớn cũng đồng
thời làm giảm nguồn kinh phí cho việc thu gom và vận chuyển, cũng như giảm bớt khó khăn
đối với việc xử lý chất thải rắn, trong đó đặc biệt là giảm bớt diện tích chơn lấp rác thải.
Từ khóa – chất thải rắn sinh hoạt; phân loại rác tại nguồn; quận Thanh Khê.

C
C

DU

R
L
T.

SURVEY ON EVALUATION OF STATUS AND PROPOSING TECHNICAL
SOLUTIONS FOR SOLID WASTE MANAGEMENT IN THE AREA OF TAM
THUAN AND THAC GIAN WARDS,
THANH KHE DISTRICT, DA NANG CITY
Abstract – This thesis conducts an investigation to assess the current situation of solid waste
in Tam Thuan and Thac Gian wards, Thanh Khe district, Da Nang city in order to find out the
factors affecting the garbage disposal habits of people, at the same time determine the
composition and nature of domestic waste; waste generation coefficient and estimate the total
amount of waste generated. Simultaneously, analyzing the factors affecting the people's waste
separation habits, thereby proposing solutions to minimize waste generation and improve the
efficiency of waste separation at source.
The study results show that the total amount of waste generated in Tam Thuan and Thac

Gian wards is 26.77 tons / day, of which household solid waste accounts for 55.98%. In the
composition of waste, food waste accounts for a relatively high proportion: of households,
accounting for over 57%; for restaurants and hotels, about 40%. Plastic, nylon, plastic
components account for over 12% in most household waste samples and over 15% in hotel
and corporate waste. If good segregation of waste is done at the source, it will create a large
resource, which will also reduce the funding for collection and transportation, as well as
reduce the difficulty of solid waste disposal, especially reducing landfill waste area.
Key words - domestic solid waste; sorting waste at source; Thanh Khe district.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................................................. 6

1.1. Chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................................. 6
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh ............................................................................................. 6
1.1.3. Phân loại chất thải rắn .......................................................................................... 7
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng . 7
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam ................... 10
1.2.1. Hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTR sinh hoạt trên Thế giới ................. 10
1.2.2. Hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTR sinh hoạt tại Việt Nam nói chung và
thành phố Đà Nẵng nói riêng......................................................................................... 13
1.3. Các vấn đề tồn đọng ................................................................................................ 20

1.4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 20

C
C

R
L
T.

DU

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 21

2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................................... 21
2.1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................................... 21
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 21
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 23
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................................. 23
2.3.2. Phương pháp lựa chọn mẫu ................................................................................ 24
2.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát............................................................................ 25
2.3.4. Phương pháp xác định khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt.............. 26
2.3.5. Phương pháp đo đạc, phân tích tại hiện trường .................................................. 29
2.3.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .............................................................. 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................... 31

3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt .............................................................. 31
3.2. Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................ 33
3.2.1. Hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ................................ 33

3.2.2. Các vấn đề tồn tại ............................................................................................... 35


3.3. Đánh giá thực trạng áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn ....................... 38
3.3.1. Nhận thức của người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ........... 38
3.3.2. Tiếp cận của người dân phường đối với chương trình phân loại chất thải tại nguồn
của thành phố. ................................................................................................................ 40
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen phân loại rác tại nguồn ............................ 43
3.3.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng chương trình phân loại rác tại
nguồn 44
3.4. Hệ số phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn thải ............... 45
3.4.1. Hệ số phát sinh và thành phần CTR hộ gia đình tại phường Tam Thuận và Thạc
Gián ............................................................................................................................ 45
3.4.2. Hệ số phát sinh và thành phần CTR khách sạn, nhà hàng, cơ quan doanh nghiệp,
siêu thị - tạp hóa............................................................................................................. 49
3.5. Dự báo tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và đánh giá tiềm năng thu hồi
vật liệu tái chế trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián. ................................... 52
3.5.1. Dự báo tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 52
3.5.2. Tiềm năng thu hồi vật liệu tái chế ...................................................................... 54
3.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu khối lượng CTR phát sinh và nâng cao hiệu quả chương
trình phân loại rác tại nguồn .......................................................................................... 55
3.6.1. Giải pháp quản lý ................................................................................................ 55
3.6.2. Giải pháp kinh tế................................................................................................. 58
3.6.3. Giải pháp kỹ thuật............................................................................................... 58

C
C

R
L

T.

DU

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3

3.4

3.5
3.6
3.7

Tên bảng
Lượng CTRSH đô thị phát sinh qua các năm tại một số

địa phương
Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom tại thành phố Đà
Nẵng trong năm 2017 và dự đốn đến năm 2020
Diện tích phường Tam Thuận và Thạc Gián
Dân số phường Tam Thuận và Thạc Gián
Mô tả đối tượng khảo sát tại 02 phường
Bảng mô tả khối lượng công việc của khảo sát
Hướng dẫn phân loại rác thải
Kết quả khảo sát người dân về thói quen phân loại CTR
tại nguồn
Tỷ lệ % khối lượng các thành phần rác thải của hộ gia
đình
Định mức phát thải của nhà hàng, khách sạn, cơ quan
doanh nghiệp và siêu thị - tạp hóa
Tỷ lệ % khối lượng các thành phần rác thải phát sinh của
nhà hàng, khách sạn, cơ quan doanh nghiệp và siêu thị tạp hóa
Khối lượng vật liệu tái chế trong lượng CTR chưa được
phân loại
Phân tích lợi ích kinh tế của thành phần CTR có khả năng
tái chế
Xây dựng lịch trình thu gom đối với các loại CTR đã
được phân loại

C
C

DU

R
L

T.

Trang
13
16
21
22
24
24
27
43
47
49

51

54
54
56


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7

1.8
1.9
1.10
1.11
1.12
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

Tên hình
Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn không nguy hại
Chất thải rắn nguy hại
Rác thải vứt bừa bãi sau dịp lễ hội ảnh hưởng đến mỹ
quan đơ thị
Ơ nhiễm khơng khí do đốt rác thải khơng kiểm sốt tại
các vùng nơng thơn
Rác thải vứt bừa bãi xuống ao, hồ, kênh, rạch gây ô

nhiễm môi trường nước
Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và
sức khỏe con người
Nhà máy đốt rác tại Maishima, Osaka, Nhật Bản
Sân bay quốc tế Chubu Centrair, Nhật Bản, được xây trên
đảo nhân tạo bồi lấp từ rác
Sơ đồ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khu vực nội
thành TP. Đà Nẵng
Bãi rác Khánh Sơn, thành phố Đà Nẵng
Vị trí địa lý phường Tam Thuận
Vị trí địa lý phường Thạc Gián
Tờ dán hướng dẫn
Phong trào đổi rác thải nhựa lấy quà
Thu gom rác bằng xe cuốn ép
Thu gom rác bằng xe ba gác thêm thùng 660L trong hẻm,
kiệt
Ý kiến của người dân về hiện trạng thu gom chất thải rắn
sinh hoạt
Thùng rác xuống cấp ảnh hưởng đến công tác thu gom
Điểm đổ rác tự phát
Người dân đổ rác không đúng thời gian quy định
Rác được đổ tràn ra khu vực xung quanh thùng chứa
Điểm tập kết rác lộ thiên trên đường Tản Đà
Thùng rác tạm bợ tại nhiều cơ sở tại
Biểu đồ tỷ lệ tham gia và tần suất thực hiện của người
dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

C
C


DU

R
L
T.

Trang
6
7
7
7
8
9
9
10
12
12
18
19
21
21
31
31
34
34
35
35
36
36
36

37
37
38


Số hiệu hình
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26

3.27
3.28

3.29
3.30
3.31

Tên hình
Biểu đồ thói quen phân loại thức ăn thừa, CTR tái chế và

CTR nguy hại
Biểu đồ thói quen thải bỏ thức ăn thừa và CTR tái chế
Biểu đồ thể hiện hiểu biết của người dân về CTR nguy
hại
Biểu đồ thể hiện hiểu biết của người dân về Chương trình
phân loại CTR tại nguồn do thành phố triển khai
Ý kiến của người dân về mục đích của phân loại CTRSH
tại nguồn
Ý kiến của người dân về lợi của phân loại CTRSH tại
nguồn
Nguồn thông tin và công tác tuyên truyền về chương
trình phân loại CTRSH tại nguồn
Ý kiến của các hộ dân về trách nhiệm đảm bảo các điều
kiện để phân loại CTRSH tại nguồn
Mong muốn của người dân về các biện pháp để chương
trình phân loại CTRSH tại nguồn đạt hiệu quả
Khối lượng rác thải phát sinh bình quân đầu người của
các hộ dân
Tỷ lệ khối lượng các loại rác thải của hộ dân theo các
mức thu nhập ở 2 phường Tam Thuận và Thạc Gián
Tỷ lệ % khối lượng các thành phần trong rác phế liệu
được phân loại
Biểu đồ tỷ lệ % khối lượng thành phần CTR hộ gia đình
Tỷ lệ % khối lượng rác thải có khả năng tái chế và không
tái chế trong thành phần rác thải chưa thực hiện phân loại
của hộ dân
Tỷ lệ % thành phần có khả năng tái chế trong rác thải
chưa thực hiện phân loại của hộ dân
Tỷ lệ % khối lượng lượng các loại rác thải của các nhà
hàng, khách sạn, cơ quan doanh nghiệp, siêu thị - tạp hóa

Sơ đồ ước tính tổng lượng CTRSH phát sinh tại địa bàn
Phường Tam Thuận và Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP.
Đà Nẵng
Tuyên truyền, giáo dục môi trường tại trường tiểu học
Poster tuyên truyền về tác hại của pin thải đối với môi
trường

C
C

DU

R
L
T.

Trang
38
39
39
40
40
40
41
42
42
45
46
47
48

48

49
50

53
56
57


Số hiệu hình
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36
3.37
3.38
3.39

Tên hình
Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn chi tiết cho Hộ
gia đình
Bảng hướng dẫn phân loại CTR nguy hại Hộ gia đình
Thùng chứa rác tại khu vực công cộng, các tuyến đường,
khu dân cư
Xe thu gom rác tài nguyên sau khi được phân loại tại
nguồn
Xe điện thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Hệ thống thùng rác bán ngầm

Thiết kế các điểm tập kết rác tạm thời thân thiện môi
trường
Nhãn xanh bảo vệ môi trường

C
C

DU

R
L
T.

Trang
57
57
58
59
59
59
60
61


DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

CTR


: Chất thải rắn

TP

: Thành phố

TN&MT

: Tài nguyên và Mơi trường

NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ

ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

CP MTĐT

: Cổ phần Môi trường đô thị

UBND

: Ủy ban nhân dân



: Quyết định


HGĐ

: Hộ gia đình

NH

: Nhà hàng

KS

: Khách sạn

CQDN

: Cơ quan doanh nghiệp

ST-TH

: Siêu thị tạp hóa

DU

R
L
T.

C
C



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Những năm gần đây, trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như môi trường tự nhiên đang bị hủy
hoại, các cơng trình xử lý chất thải chưa hoạt động hiệu quả, ý thức người dân còn thấp,
chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường. Hậu quả các vấn đề về môi trường
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học cũng
như ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam giáp
tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đơng. Trung tâm thành phố cách thủ đơ Hà Nội
764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thành phố
Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Đà Nẵng là một trong những thanh phố dẫn đầu về phát
triển kinh tế của đất nước, của nền kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh của thành phố
đang có nhiều bước phát triển vượt bậc. Hàng loạt các dự án được xây dựng tại thành
phố, cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng được cải thiện và phát triển. Song song với sự phát
triển đó, các nhà lãnh đạo thành phố còn quan tâm đến sự phát triển bền vững, vừa phát
triển kinh tế xã hội mà không gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và hệ
sinh thái. Cụ thể, thành phố đang thực hiện mục tiêu để xây dựng Đà Nẵng trở thành
“Thành phố Môi trường”. Các vấn đề môi trường bức xúc đã và đang được các nhà khoa
học, lãnh đạo thành phố, người dân chung tay giải quyết, môi trường thành phố Đà Nẵng
đang được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hiệu quả trong công
tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang chịu áp lực ngày càng lớn.
Nguyên nhân từ việc gia tăng dân số, hình thành các khu dân cư mới trong thời gian
ngắn, đầu tư về cơ sở hạ tầng còn chậm so với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố, năng lực và phương án vệ sinh môi trường chưa theo kịp thực tế. Cụ thể như vấn
đề quản lý chất thải rắn là hết sức cấp bách vì nó là một trong những nguồn chính gây ơ
nhiễm mơi trường sống, suy thối nguồn nước và là nguyên nhân gây dịch bệnh lây lan,

đồng thời ảnh hưởng tới nếp sống cũng như chất lượng cuộc sống của người dân.

C
C

R
L
T.

DU

Thành phố Đà Nẵng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và q trình đơ thị hóa diễn
ra ngày một tăng dẫn đến lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của thành phố tăng
nhanh qua từng năm. Hiện nay CTRSH trên địa bàn thành phố khoảng 1.100 tấn/ngày.
Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dự báo lượng chất
thải rắn của thành phố đến năm 2025 khoảng trên 1.800 tấn/ngày; đến năm 2030 khoảng
trên 2.400 tấn/ngày và đến năm 2040 khoảng trên 3.000 tấn/ngày. Hầu hết, CTRSH phát
sinh của thành phố đang được chôn lấp tại bãi rác duy nhất của thành phố - Bãi rác
Khánh Sơn. Trong những năm qua chính quyền thành phố đang phải đối mặt với tình


2
trạng ô nhiễm môi trường do công tác quản lý rác thải chưa hiệu quả và còn nhiều bất
cập như chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các
giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối
lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, khơng tiết kiệm quỹ đất dẫn đến tình trạng q
tải, ơ nhiễm. Đồng thời, chi phí thu gom và xử lý chất thải rắn cũng tăng theo, đặc biệt
chi phí xử lý lượng nước rỉ rác, mùi hơi, khí thải phát sinh từ bãi chơn lấp. Theo tính
tốn, thời gian chơn lấp cịn lại của bãi rác Khánh Sơn khoảng 200 ngày. Với diện tích
đất có hạn trong khi mức sống ngày càng tăng thì việc lựa chọn cách thức chôn lấp hợp

vệ sinh như hiện nay không cịn thích hợp. Việc thành phố đang cân nhắc lựa chọn
phương án đốt rác phát điện là khá phù hợp, tuy nhiên để thực hiện hiệu quả phương án
này trước hét chúng ta cần xác định được lượng chất thải phát sinh hằng ngày, thành
phần, tính chất của chúng cũng như nâng cao nhiệt trị để tăng hiệu quả phát điện thông
qua việc phân loại rác, và quan trọng hơn hết là phân loại rác tại nguồn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường
Tam Thuận và Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” nhằm đưa ra một
số giải pháp phù hợp, cải thiện và tăng cường hiệu quả trong việc quản lý chất thải rắn,
phù hợp với chiến lược quốc gia, mục tiêu xây dựng thành phố môi trường và nếp sống
văn hóa văn minh đơ thị; giảm áp lực rất lớn đối với việc xử lý chất thải rắn của thành
phố.

C
C

R
L
T.

DU

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định khối lượng, thành phần phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, nhận thức của
người dân về việc phân loại rác tại nguồn để trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất phù hợp
nhằm cải thiện hiệu quả công tác thu gom, phân loại rác thải tại nguồn trong công tác
bảo vệ môi trường trên địa bàn 2 phường Tam Thuận và Thạc Gián, cũng như thành phố
Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại phường Tam Thuận và Thạc Gián.
- Xác định hệ số phát sinh, thành phần các nguồn thải sinh hoạt.
- Ước tính lượng chất thải rắn phát sinh và tiềm năng thu hồi vật liệu tái chế.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn, thực trạng áp dụng phân loại chất thải rắn
tại nguồn của hộ gia đình.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phân loại rác tại nguồn.


3
3.1. Điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan
+ Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, khí tượng thủy
văn, kinh tế xã hội phường Tam Thuận và Thạc Gián.
+ Khảo sát về khối lượng (sử dụng phương pháp cân), thành phần, tính chất của
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián.
+ Điều tra, khảo sát các số liệu, thông tin liên quan đến tình hình thu gom, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián.
+ Điều tra, khảo sát về nhận thức phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Tam
Thuận và Thạc Gián.
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
3.3. Tình hình áp dụng chương trình phân loại rác nguồn
3.4. Đề xuất giải pháp kỹ thuật, quản lý nâng cao hiệu quả chương trình phân loại
rác tại nguồn

C
C

R
L
T.


3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học

DU

- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tam
Thuận và Thạc Gián.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để các doanh nghiệp, cơ quan
quản lý Nhà nước, UBND quận Thanh Khê xem xét chọn các giải pháp cải thiện vệ sinh
môi trường trên địa bàn quận.
- Tài liệu này cịn có thể tham khảo cho công tác nghiên cứu các giải pháp quản lý
chất thải rắn sinh hoạt.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu có khả năng triển khai, áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý
chất thải rắn, công tác vệ sinh môi trường nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến
môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân trong khu vực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián, quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phường Tam Thuận và Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.


4
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số tại khu vực nghiên
cứu (nguồn: niên giám thống kê kết hợp với các địa phương).
+ Thu thập các số liệu liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn

phường Tam Thuận và Thạc Gián.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phát phiếu điều tra, khảo sát thực địa xác định hiện trạng môi trường, quá trình thu
gom, quản lý chất thải rắn trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián.
- Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm Excel,... để tổng hợp, phân tích các số liệu khảo sát đã thu thập
được.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng

C
C

R
L
T.

Lập phiếu điều tra gồm các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để thu
thập thêm thông tin từ các hộ gia đình trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián.

DU

- Phương pháp lấy mẫu, phân tích

Tiến hành lấy mẫu, phân loại đo đạc xác định khối lượng, thành phần chất thải rắn
sinh hoạt .
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các dữ liệu đã có, đánh giá thuận lợi,
khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu gom và quản lý
CTR trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián.
6. Kế hoạch thực hiện và kết quả dự kiến
Đề tài dự kiến thực hiện: Từ ngày 7/2019 đến 03/2020.

7. Cấu trúc dự kiến luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có
3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị trên thế giới và Việt Nam
1.3. Các vấn đề tồn đọng
1.4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu


5
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát về khối lượng (sử dụng phương pháp cân), thành phần, tính chất chất
thải rắn sinh hoạt tại quận Thanh Khê;
2.2.2. Điều tra, khảo sát các số liệu, thơng tin liên quan đến tình hình thu gom, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt tại quận Thanh Khê;
2.2.3. Điều tra, khảo sát nhận thức phân loại tại nguồn;
2.2.4. Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2. Phương pháp lựa chọn mẫu
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát
2.3.4. Phương pháp xác định khối lượng, thành phần chất thải rắn
2.3.5. Phương pháp đo đạc, phân tích tại hiện trường
2.3.6. Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tam Thuận và Thạc Gián,
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

3.2. Đánh giá hiện trạng thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường
Tam Thuận và Thạc Gián
3.3. Đánh giá thực trạng áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn tại phường Tam
Thuận và Thạc Gián
3.4. Hệ số phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn thải tại phường
Tam Thuận và Thạc Gián
3.5. Dự báo tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và đánh giá tiềm năng thu hồi
vật liệu tái chế trên địa bàn phường Tam Thuận và Thạc Gián
3.6. Đề xuất giải pháp Đề xuất giải pháp giảm thiểu khối lượng CTR phát sinh và nâng
cao hiệu quả chương trình phân loại rác tại nguồn

C
C

DU

R
L
T.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Chất thải rắn sinh hoạt

1.1.1. Khái niệm
Chất thải rắn sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt,

hoạt động, sản xuất của con người. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu cơng cộng, khu
thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải,…. Số lượng, thành phần chất
lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công
sở, trên đường đi, tại nơi công cộng,… đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần
chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống
nhất. Cho nên, chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người [1].
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh

C
C

Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Từ các khu dân cư;
+ Từ các trung tâm thương mại;
+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các cơng trình cơng cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thốt nước của thành phố;
+ Từ các khu cơng nghiệp.

R
L
T.

DU

Các hoạt động kinh tế, xã hội của con người

Các quá

trình phi sản

Hoạt động sinh
hoạt hằng ngày

Các hoạt
động quản

Các hoạt động
giao tiếp và

xuất

của người dân



đối ngoại

Chất thải rắn sinh hoạt
Hình 1. 1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [2]


7
1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau
như: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần hố học và vật lý, theo tính chất
rác thải,...
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải
đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình,...


Hình 1. 2. Các loại chất thải rắn sinh hoạt
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất
thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim,...
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ,... có nguy cơ
đe dọa đến sức khỏe con người, động vật và cây cỏ.
+ Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp [2].

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1. 3. Chất thải rắn khơng nguy hại
Hình 1. 4. Chất thải rắn nguy hại
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.2.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm mỹ quan môi trường sống
Trong thành phần CTRSH thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn dễ bị
phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh làm
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giảm mỹ quan môi trường sống. Những người
tiếp xúc thường xuyên với rác thải như những người làm trực tiếp công việc thu nhặt
các phế liệu từ bãi rác rất dễ mắc các bệnh như: viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai,



8
mũi, họng và ngoài da, phụ khoa. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, trên thế giới mỗi
năm có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác
thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong
hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hydro hình thành từ sự phân hủy rác
thải kích thích sự hơ hấp của con người, kích thích nhịp tim đập mạnh gây ảnh hưởng
xấu tới những người mắc bệnh tim mạch [3].
Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên
các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm sẽ tác động đến sức khoẻ con người
thông qua chuỗi thức ăn. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ người
mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ơ nhiễm
chiếm tới 25%. Ơ nhiễm khơng khí do q trình phân huỷ của rác thải cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật
thiết giữa ô nhiễm không khí do đốt rác thải với các bệnh lý đường hô hấp [4].
Hơn nữa, chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ
làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn
còn phổ biến, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ngập úng khi mưa nhất là sau các dịp lễ
hội, các ngày lễ lớn

C
C

R
L
T.

DU


Hình 1. 5. Rác thải vứt bừa bãi sau dịp lễ hội ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị
Nguồn : Internet
1.2.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến mơi trường
- Đối với mơi trường khơng khí:
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao
trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta
là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên
men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các
quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2,... đều là các tác nhân gây ra ô nhiễm
môi trường khơng khí [6]. Việc đốt rác khơng được kiểm sốt ở những bãi chứa rác có


9
thể gây ra ơ nhiễm khơng khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh
vật sống.

Hình 1. 6. Ơ nhiễm khơng khí do đốt rác thải khơng kiểm sốt tại các vùng nơng thơn
Nguồn : Internet
- Đối với mơi trường nước:
Theo thói quen, người dân thường đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh,…
Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước
mặt, nước ngầm trong khu vực. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện
tích ao hồ, gây cản trở các dịng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thốt nước, giảm tiếp xúc
của nước với khơng khí làm giảm oxi trong nước, giảm khả năng tự làm sạch của nước,
gây phú dưỡng nguồn nước làm sinh vật trong nước mặt bị suy thối. Việc ơ nhiễm các
nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả,
lỵ, trực khuẩn, thương hàn,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng [5].

C

C

R
L
T.

DU

Hình 1. 7. Rác thải vứt bừa bãi xuống ao, hồ, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nước.
Nguồn : Internet
- Đối với môi trường đất:
Trong thành phần CTRSH có chứa nhiều các chất độc, do vậy khi rác thải được
đưa vào môi trường các chất độc sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt nhiều loại sinh vật có
ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều lồi động vật khơng xương sống, ếch, nhái,…
làm giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt


10
hiện nay sử dụng các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất
cần tới 50 - 60 năm mới phân hủy hết, do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách”
trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho
đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút [5].
Môi trường khơng khí
Bụi,
CH4,
NH3,
H2S,

VOC


Chất thải sinh hoạt
- Sinh hoạt
-

Thương nghiệp
Tái chế

Nước mặt
Kim loại nặng,
Chất độc

C
C

R
L
T.
-

Nước
ngầm

DU

Môi trường đất

Ăn uống, tiếp xúc qua da

Qua
chuỗi


Qua
chuỗi

hấp

thực
phẩm
Người,
động vật
Hình 1. 8. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe con người
1.2.

Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1. Hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTR sinh hoạt trên Thế giới
Ngân hàng Thế giới từng đưa ra cảnh báo, số lượng chất thải rắn mà loài người
thải ra, sẽ tăng từ 1,3 tỷ tấn hiện nay lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025, chi phí quản lý chất
thải trên tồn cầu tăng từ 205 tỷ USD lên 375 tỷ USD/năm. Nếu không có chiến lược
xử lý và tái chế rác thải rắn ở các thành phố có tốc độ đơ thị hóa nhanh và các quốc gia
thu nhập thấp, việc xảy ra cuộc khủng hoảng rác là khó tránh khỏi [6].
Ý thức được các thách thức của tương lai, nhiều quốc gia đã có chính sách thiết
thực về quản lý, thu gom và xử lý rác. Họ đưa ra nhiều biện pháp và quy định để khuyến
khích người dân chấp hành, tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại chất thải rắn sinh hoạt


11
tại nguồn từ các hộ gia đình, áp dụng cơng nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại, các trường
hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc,... Để giảm gánh nặng chi phí cho người
dân, chính quyền nhiều nơi cũng tiến hành trợ giá cho các công ty thu gom rác.

Chất thải rắn bao gồm cả rác thải và bùn từ các nhà máy xử lý nước thải và các
loại phế thải khác từ các hoạt động cơng nghiệp, các chất thải có thể gây ơ nhiễm được
xử lý theo phương pháp riêng, không phải đem chôn. Tùy loại, rác hữu cơ nhà bếp một
phần được sử dụng để trồng nấm thực phẩm; phần lớn hơn được chơn lấp có kiểm sốt
để thu hồi khí sinh học cung cấp cho phát điện, làm phân bón. Hầu hết rác thải có các
đặc tính phù hợp được tận dụng làm nguyên liệu, hoặc sử dụng trong ngành xây dựng.
Sử dụng vật liệu tái chế sẽ giúp giảm đáng kể mức độ ô nhiễm so với sử dụng vật liệu
mới, việc chôn lấp và đốt rác là các phương pháp khơng chỉ có tác động rất lớn về mơi
trường mà còn gây thiệt hại về mặt kinh tế. Nước từ rác thải chôn lấp lan ngấm xuống
làm ô nhiễm đất và mạch nước ngầm, mà để xử lý triệt để, cần một nguồn ngân sách rất
lớn.
Theo một nghiên cứu, hầu hết các túi nilong chỉ được sử dụng một lần duy nhất
sau khi sản xuất và 95% giá trị của các túi nilong, tương đương khoảng 80 - 120 tỷ USD
đang bị lãng phí mỗi năm. Ước tính, việc tái chế 1 tấn nhựa sẽ giúp tiết kiệm 3,8 thùng
dầu thô, hiện tại, tỷ lệ tái chế rác thải hàng năm tại Mỹ là trên 30% (khoảng 90 triệu
tấn/năm), nếu tỷ lệ tái chế đạt 75%, sẽ tương đương với việc giảm được lượng khí thải
của 55 triệu ơtơ đi lại trên đường, đồng thời tạo mới 1,5 triệu việc làm cho nền kinh tế
[7].
Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về tái chế chất thải rắn sinh
hoạt, đã áp dụng chính sách tái chế thống nhất trên toàn quốc. Rác thải hữu cơ tại các
gia đình được làm nhiên liệu đốt cho các nhà máy và sưởi ấm, các loại rác không cháy
được, được tách ra để tái chế, các loại rác vô cơ dùng để trải đường, làm mái ngói, gạch
lót sàn. Có tới 96% rác được tái chế, chỉ 4% được đem chơn lấp. Tính theo đầu người,
trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7 kg rác thải, trong khi
con số này ở Anh là 260 kg. Nếu vào năm 1975, chỉ có 38% rác thải ở Thụy Điển được
tái chế, thì đến nay, đây là quốc gia đầu tiên chạm mốc tái chế, tái sử dụng 99% rác thải
sinh hoạt hàng ngày của người dân. Điều đặc biệt là dù đã tái chế 99% lượng rác thải,
các nhà máy tái chế ở đây vẫn không đủ nguyên liệu và phải nhập khẩu rác từ nước
ngoài. Hàng năm, hơn 30 lò đốt trên lãnh thổ nước này tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác thải,
trong đó 20% (tương đương khoảng 1 triệu tấn), phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc

Italy. Thụy Điển hiện đang nhắm tới một nguồn rác giá rẻ khác - rác trên các đại dương
[7].
Ở Đan Mạch, các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất
thải. Tại Horsholm, chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác, 1% (gồm hoá chất, sơn và
chất thải điện tử) được chuyển tới bãi chôn đặc biệt, 61% chất thải của thành phố được

C
C

DU

R
L
T.


12
tái chế và 34% được đốt trong nhà máy để thu năng lượng. Các nhà máy này sử dụng
các thiết bị sàng lọc mới để loại những chất có thể gây ơ nhiễm trước khi đưa rác vào lị
đốt. Mức ô nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường
nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20% [7].
Ở Singapore, từ năm 2001, chính phủ đã triển khai chương trình xử lý rác
thải nhằm tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các
chợ, các cơ sở kinh doanh. Tỷ lệ tái chế rác hiện ở mức cao là 60%, Singapore chỉ chôn
2% lượng rác thải rắn và đã xây đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác. Nước này cũng dùng
phương pháp đốt, nhờ đó giảm được lượng rác đổ vào các bãi chôn đồng thời có thể tạo
ra điện năng. Hiện nay, 4 nhà máy đốt 38% rác thải đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng
của Singapore [7].
Ở Nhật Bản, nơi lượng rác thải ước tính khoảng hơn 45 triệu tấn/năm, vấn đề xử
lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện tốt nhờ áp dụng thành công hệ thống

phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Rác thải sẽ
được phân loại một cách kỹ lưỡng, các vật liệu khó cháy sẽ được đốt bằng tầng sôi. Một
số khác được treo lên trên lớp đệm tro nóng sủi bọt để luồng khơng khí nóng thổi qua,
giúp thúc đẩy các phản ứng hóa học diễn ra. Cơng nghệ đốt thân thiện với mơi trường
rất hiệu quả, lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 ít hơn rất nhiều, có thể đốt cháy
nhanh cả những vật liệu cứng, có giá thành rẻ hơn nhiều loại hình khác. Hai sân bay
quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều được xây trên những hòn đảo nhân tạo được
bồi lấp từ rác [8]. Có khoảng 20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa
vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường
sử dụng nhựa từ chai cũ để sản xuất mới. Chai lọ chưa trải qua q trình lọc có thể được
chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa [7].

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1. 9. Nhà máy đốt rác tại
Maishima, Osaka, Nhật Bản [7]

Hình 1. 10. Sân bay quốc tế Chubu Centrair,
Nhật Bản, được xây trên đảo nhân tạo bồi
lấp từ rác [7]
Ở Hàn Quốc, cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhưng cách xử lý lại
giống ở Đức. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm
thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm sốt để thu hồi khí biogas cung cấp cho

phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết, tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn làm


13
phân bón. Như vậy, tại các nước phát triển việc phân loại rác tại nguồn đã được tiến
hành cách đây khoảng 30 năm và đến nay cơ bản đã thành cơng trong việc tách rác thành
2 dịng hữu cơ dễ phân huỷ được thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái
chế hoặc đốt, chơn lấp an tồn được thu gom hàng tuần [8].
Trong khi đó, tại Bangkok (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực
hiện được tại một số trường học và một số quận trung tâm để tách ra một số loại bao bì
dễ tái chế, lượng rác cịn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để giảm thể
tích và cuốn nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm [8].
1.2.2. Hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTR sinh hoạt tại Việt Nam nói chung
và thành phố Đà Nẵng nói riêng
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta phát
sinh trung bình khoảng 25,5 triệu tấn/năm. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị
và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Trong đó, CTRSH khu
vực đơ thị phát sinh khoảng 38 nghìn tấn/ngày, khu vực nơng thơn phát sinh khoảng 32
nghìn tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom CTRSH khu đô thị đạt hơn 85%, khu vực nông thôn
khoảng từ 45% đến 50%. Đặc biệt là lượng CTRSH ( chiếm 60 – 70% lượng CTR đô
thị ) ngày càng tăng thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1. 1. Lượng CTRSH đô thị phát sinh qua các năm tại một số địa phương [9]

C
C

DU

Lượng CTRSH đô thị phát sinh (tấn/năm)
2012

2013
2014
2015
Đô thị loại đặc biệt
1.652.720
Thành phố là loại đô thị loại I và tỉnh có đơ thị loại I
277.477
282.312
244.322
250.352
252.806
254.000
219.730
237.615
233.053
Tỉnh có đơ thị loại II
174.215
189.435
123.699
138.116
138.992
146.141
146.890
147.024
-

Địa phương

TT
I

1
II
1
2
3
III
1
2
3
4
IV
1
2
3

R
L
T.

Hà Nội
Đà Nẵng
Phú Thọ
Đồng Nai
An Giang
Nghệ An
Ninh Bình
Ninh Thuận
Điện Biên
Kon Tum
Vĩnh Long


Tỉnh có đơ thị loại III
19929
20.221
27.740
28.470
50.299
27.112

25.842
29.565
27.721

27.959
30.660
58.035

Hiện nay, cả nước có khoảng 660 bãi chơn lấp CTR sinh hoạt (chưa thống kê được
đầy đủ các bãi chôn lấp nhỏ rải rác ở các xã) với tổng diện tích khoảng 4.900ha. Tuy
nhiên, trong đó chỉ có 203 bãi chơn lấp hợp vệ sinh [9]. Về công nghệ xử lý CTRSH,
chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh, ủ sinh học làm phân hữu cơ, hoặc đốt. Tuy nhiên, tỷ lệ


14
xử lý CTRSH bằng công nghệ chôn lấp chiếm đến 75% tổng lượng CTRSH phát sinh
hằng năm. Ðáng lo ngại, hiện nay các bãi chôn lấp đã quá tải và một số bãi chôn lấp gây
ô nhiễm, không hợp vệ sinh, tạm bợ, lộ thiên, khơng có hệ thống thu gom và xử lý nước,
quá tải, không được che phủ bề mặt, khơng phun hóa chất khử mùi và diệt côn trùng,…
Một số vùng nông thôn, thị xã, thị trấn đang áp dụng các mơ hình lị đốt CTRSH
khơng khí tự nhiên tuần hồn thay cho phương pháp chơn lấp nhưng chưa có hệ thống

xử lý khói hoặc có nhưng chưa đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lị đốt CTRSH.
Mặc dù thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã ban hành nhiều
cơ chế, chính sách quy định cụ thể về quản lý, khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ dự án đầu
tư xử lý CTRSH nhưng thực tế cho thấy, việc áp dụng các quy định tại một số địa phương
còn nhiều bất cập dẫn đến việc phản đối của người dân tại địa điểm quy hoạch xử lý
CTRSH. Phần lớn bãi chôn lấp ở các đô thị nhỏ thường không hợp vệ sinh, một số bãi
rác tại nông thôn phát sinh tự phát khơng theo quy hoạch. Ngồi ra, hầu hết cơng nghệ
xử lý CTRSH nhập khẩu không phù hợp thực tế, trong khi thiết bị, công nghệ trong nước
chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao.
Trước thực trạng nêu trên, năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050 theo Quyết định số 419/QĐ-TTg. Theo đó, quản lý tổng hợp CTR là kết hợp các
phương pháp theo tiếp cận tổng thể để quản lý chất thải trong tồn bộ vịng đời chất thải
từ khi phát sinh đến xử lý cuối cùng; được thực hiện liên vùng, liên ngành, đảm bảo sự
tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường.. Chiến lược đặt mục tiêu cụ
thể như: Phấn đấu đến năm 2025, có 90% tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị
được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; đưa tỷ lệ CTRSH xử lý
bằng phương pháp chơn lấp trực tiếp chỉ cịn tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được
thu gom; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, làm phân compost hoặc
tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost để sử dụng tại chỗ.

C
C

R
L
T.

DU


Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức trong quản lý CTR đã dần đi vào nề nếp. Đối với
lĩnh vực quản lý CTR thông thường về cơ bản đã được phân định khá rõ trách nhiệm
của các Bộ, ngành trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP,
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP. Đối với việc phân cấp quản lý CTR ở địa phương, theo
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Chính phủ giao cho UBND cấp tỉnh phân công, phân cấp
trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn (Sở Xây dựng hoặc giao cho Sở TN&MT)
chủ trì quản lý.
Một trong những vấn đề đáng lưu tâm nữa đó là thực trạng sử dụng túi nilon hiện
nay. Ở nước ta, các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động sinh hoạt
xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng. Với tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon như hiện
nay, Việt Nam được xếp vào nước có số lượng rác nhựa thải ra gấp đơi so với các nước
có thu nhập thấp. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, trung bình mỗi ngày


×