Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Những khó khăn trong việc hòa nhập giáo dục của trẻ em có hiv (điển cứu tại trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em linh xuân – thủ đức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.07 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
Tên đề tài

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỊA
NHẬP GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM CĨ HIV
(điển cứu tại Trung Tâm Nuôi Dƣỡng và Bảo Trợ Trẻ
Em Linh Xuân – Thủ Đức)

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Tâm
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trịnh Tuyết Ái

1456150005

Nguyễn Thị Ngọc Hương

1456150033

Phạm Thị Kiều Oanh

1456150054

K’Thạch

1456150111

HCM, ngày 05 tháng 04 năm 2017




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 5
2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................................ 5
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 5
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 6
3.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................................... 6
3.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 6
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 6
4.1. Ý nghĩa lí luận .............................................................................................................. 6
4.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 7
5.1. Phương pháp luận......................................................................................................... 7
5.2. Các phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật điều tra........................................................ 7
6. Kết cấu bài nghiên cứu .................................................................................................. 10
II. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................... 12
Chương 1: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết ...................................................... 12
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................... 12
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 12
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................... 15
2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng ............................................................................. 21
2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow ...................................................................................... 21
2.2. Thuyết hành vi............................................................................................................ 23
2.3. Thuyết phát triển nhận thức của Piaget ...................................................................... 25
3. Các khái niệm liên quan ................................................................................................ 26
4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 28

1


5.Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................................28
6. Khung phân tích ............................................................................................................ 30
Chương 2: Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 31
1. Mô tả địa bàn nghiên cứu .............................................................................................. 31
2. Mô tả mẫu nghiên cứu................................................................................................... 32
3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 33
3.1. Khó khăn trong việc hòa nhập giáo dục của trẻ cấp 1, trẻ cấp 2, trẻ cấp 3 và trẻ học
nghề ở Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Linh Xuân ............................................... 33
3.2. So sánh mức độ khó khăn và khả năng hịa nhập giáo dục của các nhóm trẻ trên,
tìm ra sự khác biệt ............................................................................................................. 40
3.3. Ảnh hưởng của những khó khăn trên đối với tâm lý, sự hòa nhập của các em ......... 46
3.4. Những giải pháp CTXH mang tính bền vững ............................................................ 52
III. PHẦN KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 55
1. Kết luận ......................................................................................................................... 55
2. Khuyến nghị .................................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 59
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 60
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 ............................................................................. 60
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 ............................................................................. 63
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3 ............................................................................. 66
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4 ............................................................................. 72
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 5 ............................................................................. 78
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 6 ............................................................................. 81
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 7 ............................................................................. 84
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 8 ............................................................................. 86

2



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, HIV/AIDS đang được xem là vấn đề của tồn cầu, nó gây ra những
hậu quả và thiệt hại vô cùng to lớn cho mọi người. HIV/AIDS không chỉ xuất hiện, tồn
tại ở những thành phố phồn hoa đơ thị mà cịn len lỏi đến từng ngõ ngách phía sau
những cổng làng n bình. Hằng năm, HIV/AIDS cướp đi tính mạng của hàng triệu
người trên thế giới, trong đó bao gồm cả người lớn và trẻ em. Theo trang “Averting
HIV and AIDS”, vào năm 2013 trên tồn thế giới có hơn 240.000 trẻ em có HIV, điều
đó đồng nghĩa với việc có khoảng 700 ca nhiễm HIV mới mỗi ngày. Theo đó, có hàng
trăm nghìn trẻ em mỗi năm bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi các tác động của đại
dịch HIV, những ảnh hưởng đó có tác động vơ cùng tiêu cực cho chính bản thân các
em, gia đình và cộng đồng nơi mà các em hiện đang sinh sống. Cũng theo trang này,
vào cuối năm 2015, trên toàn thế giới có khoảng 2.6 triệu trẻ em sống với HIV và phần
lớn các em thuộc các quốc gia châu Phi (nơi AIDS là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
việc tử vong ở lứa tuổi thanh thiếu niên). Trong những con số đáng chú ý đó, chỉ có
32% trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị ARV (ART). Trong năm 2013,
190.000 trẻ em chết vì các bệnh liên quan đến AIDS. Nếu trẻ em có HIV thường xuyên
được kiểm tra, điều trị, theo dõi và chăm sóc theo tiến trình có thể giúp các em sống
lâu và khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, việc thiếu trang
thiết bị, thiếu sự đầu tư cần thiết và các nguồn lực, thiếu thuốc kháng virus ARV
(ART) và các chương trình phịng chống đã dẫn đến việc trẻ em phải tiếp tục gánh chịu
những hậu quả đáng tiếc của nạn dịch HIV/AIDS.1 Đó là những con số và những thông
tin đại diện cho phần nổi của tảng băng mà chúng ta có thể thống kê và thu thập được.
Tuy nhiên, những con số, những thơng tin đó khơng chỉ thể hiện cho chúng ta biết
được số trẻ hiện đã và đang sống với HIV hay việc chúng ta thiếu các tiềm năng như
thế nào để giúp đỡ các em mà còn giúp chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về các vấn đề có
thể xảy đến với các em. Một vấn đề mà bất cứ ai trong chúng ta đều có thể nhận thức
được đó là việc trẻ em có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV khi hịa nhập vào mơi trường

1

/>3


xã hội ln phải chịu sự kì thị, xa lánh, dè bỉu từ phía cộng đồng. Với sự phát triển của
các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các nhà chức trách, nhà
chun mơn thì trong những năm gần đây, số trẻ em có HIV trở thành trẻ mồ côi, chịu
sự phân biệt đối xử, hắt hủi, kì thị và xa lánh từ phía cộng đồng đã giảm. Tuy nhiên,
những hệ lụy đáng tiếc từ những vấn đề trên vẫn diễn ra hằng ngày, chúng ta vẫn cần
nhiều nỗ lực, cố gắng hơn để giảm sự kì thị, phân biệt này đến mức tối thiểu.
Như chúng ta đã biết, mỗi đứa trẻ đều là một nhân tố tiềm ẩn, các em cần được
tạo mọi điều kiện và động lực để phát triển, tăng cường năng lực, nhận thức rõ ràng về
bản thân. Trẻ em có HIV được xem là một trong những đối tượng đặc biệt, các em cần
nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý hơn từ phía mơi trường và cộng đồng nơi mà
các em đang sinh sống. Các em là một bộ phận cơng dân có sự tác động, ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển và đổi thay của đất nước. Như bất kì một đứa trẻ nào khác, trẻ em
có HIV cũng có quyền được hưởng đầy đủ các quyền lợi, sự chăm sóc và hỗ trợ từ phía
xã hội. Điều đáng nói là, phần lớn trẻ em có HIV đều phải sống trong các trung tâm
bảo trợ xã hội. Các em sống trong các trung tâm thường là do các bệnh viện hoặc các
gia đình khơng có khả năng chăm sóc đã gửi các em đến, khơng ngoại trừ trường hợp
các em bị bỏ rơi được gom về. Các em bị mất gia đình, mất lai lịch và sự thừa kế.
Nguồn kế sinh nhai đảm bảo cuộc sống cho các em bị hạn chế. Bên cạnh đó, các em
thiếu thốn tình cảm ruột thịt và nhận được rất ít tình thương yêu, sự vuốt ve như các trẻ
nhỏ khác. Cuộc sống của các em gặp rất nhiều khó khăn không chỉ bởi căn bệnh các
em đang mang trong cơ thể mà những khó khăn cịn đến từ phía cộng đồng nơi mà các
em đang sinh sống, trong đó có môi trường học đường. Trường học là môi trường giáo
dục thứ hai, đóng vai trị quan trọng bậc nhất trong việc hình thành nhân cách và năng
lực của mỗi cá nhân. Trường là nơi sinh hoạt, học tập lành mạnh, bổ ích cho trẻ để trẻ
nhận thấy tầm quan trọng của việc học cũng như ý thức được giá trị của chính bản thân

mình. Trẻ có HIV được đưa đến trường học với mong muốn các em sẽ hòa nhập, sẽ
học tập thật tốt, sẽ phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhà nước trong những
năm gần đây đã cố gắng phát huy vai trò lãnh đạo của mình, nỗ lực trong việc giúp trẻ
có HIV đến trường, chủ trương vận động trường học chấp nhận việc nhận và dạy dỗ trẻ
có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV. Nhưng thực tế cho thấy, tình trạng kì thị, phân biệt
4


đối xử với trẻ em có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV hiện đang rất nổi cộm ở các nhà
trường. Điều đáng nói là tư tưởng này chủ yếu xuất phát từ các bậc phụ huynh, các bậc
cha mẹ thậm chí là cả giáo viên đứng lớp. Rất ít trường học chấp nhận dạy dỗ trẻ em có
HIV, giúp đỡ các em trong việc hòa nhập với những trẻ khác và môi trường xã hội.
Trung Tâm Nuôi Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ Em Linh Xuân – Thủ Đức thành lập
ra có chức năng bảo trợ xã hội cho trẻ em có HIV từ 0-16 tuổi với sứ mạng tiếp nhận,
nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ, đảm bảo cuộc sống của các em được tốt
hơn. Ở trung tâm, hầu hết các em đến trường đều gặp nhiều khó khăn trong việc hịa
nhập với bạn bè, với thầy cơ, với thể chế nhà trường cũng như với việc học. Những khó
khăn đó đến từ phía mọi mặt, mọi khía cạnh, chúng rất đa dạng và phức tạp. Nhận thấy
được tầm quan trọng và cấp thiết của việc tìm ra những khó khăn trong việc hịa nhập
giáo dục hiện đang tồn tại của trẻ em có HIV, nhóm nghiên cứu chọn thực hiện đề tài
“Những khó khăn trong việc hịa nhập giáo dục của trẻ em có HIV”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu, làm rõ những khó khăn trong việc hịa nhập giáo
dục của trẻ em có HIV tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ Em Linh Xuân Thủ Đức. Từ kết quả đã được phân tích, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất những khuyến
nghị và giải pháp mang tính thiết thực nhằm giảm bớt khó khăn cho trẻ có HIV. Qua
đó, giúp đỡ trẻ có thể hịa nhập giáo dục dễ dàng, bớt đi các áp lực trong môi trường
học đường của trẻ, giúp trẻ tự tin, phát triển bình thường và tồn diện như bao đứa trẻ
đồng trang lứa khác.
2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1 Tìm hiểu về thực trạng những khó khăn trong việc hòa nhập giáo dục của
trẻ cấp 1, trẻ cấp 2, trẻ cấp 3 và trẻ học nghề ở Trung Tâm Nuôi Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ
Em Linh Xuân - Thủ Đức.
2.2.2 So sánh mức độ khó khăn và khả năng hịa nhập giáo dục của các nhóm
trẻ trên, tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm trẻ.
2.2.3 Tìm ra ảnh hưởng của những khó khăn trên đối với tâm lý, sự hòa nhập
của các em.
5


2.2.4 Những giải pháp cơng tác xã hội mang tính bền vững.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của nhóm trong đề tài là những khó khăn trong việc hịa nhập
giáo dục của trẻ em có HIV tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ Em Linh
Xuân- Thủ Đức.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu trong đề tài này là trẻ có HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV hiện
đang được nuôi dưỡng và giáo dục tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ Em
Linh Xuân – Thủ Đức cùng với người quản lý đang công tác ở tại cơ sở.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Phạm vi không gian: Khoa Tuổi Hồng và Khoa Tuổi Xanh (2 trong 4
khoa) thuộc Trung Tâm Nuôi Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ Em Linh Xuân, số 30/3 Bà
Giang, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
3.3.2 Phạm vi thời gian: Từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 (tính từ
thời gian bắt đầu làm đề cương nghiên cứu).
3.3.3 Phạm vi nội dung: Nội dung đề tài sẽ xoay quanh vấn đề về việc tìm
hiểu thực trạng, những khó khăn khi hịa nhập vào mơi trường học đường của trẻ có
HIV.
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

4.1. Ý nghĩa lí luận
Trong đề tài nghiên cứu, nhóm đã sử dụng một số thuyết khoa học như: thuyết
nhu cầu của Maslow, thuyết hành vi, thuyết nhận thức của Piaget để nghiên cứu và
phân tích vấn đề về những khó khăn trong việc hịa nhập giáo dục của trẻ có HIV. Từ
đó, nhóm đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm nâng cao
chất lượng học tập của các em và giúp các em có thể hịa nhập vào mơi trường học
đường một cách tốt nhất.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hệ thống lý luận, định hướng
nhận thức cho sinh viên ngành cơng tác xã hội nói riêng và sinh viên các ngành khác
6


nói chung để họ có cái nhìn tích cực hơn về trẻ em có HIV và trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV, từ đó góp tiếng nói chung của mình vào cộng đồng để bảo vệ trẻ em có HIV và
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV.
4. 2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các cá
nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề hòa nhập giáo dục của trẻ em có HIV. Qua đó, đề
tài giúp họ hiểu hơn về thực tế đời sống học tập của trẻ có HIV để từ đó nỗ lực, cố
gắng giúp trẻ có một mơi trường học tập bổ ích và lành mạnh hơn, có đủ mọi điều kiện
để phát triển.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức cũng như phát huy vai trò
của cán bộ, nhân viên trung tâm trong việc hỗ trợ trẻ có HIV tham gia vào quá trình
học tập, rèn luyện nhằm nâng cao khả năng hịa nhập giáo dục.
Thơng qua kết quả nghiên cứu, đề tài hướng đến những giải pháp thiết thực
mang tính cơng tác xã hội trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển cho các em có
HIV. Nhóm nghiên cứu hi vọng xã hội quan tâm hơn đến vấn đề sinh hoạt, học tập và
những khó khăn trong việc hịa nhập vào mơi trường học đường của trẻ có HIV, giúp
các em tránh được những sự kì thị, sự phân biệt khơng đáng có. Từ đó, các em có thể
phát triển một cách tồn diện, tự tin hịa nhập vào môi trường học đường, môi trường

xã hội. Đồng thời, các em sẽ nhận được những thứ đáng lẽ ra các em phải được nhận,
khẳng định giá trị của chính bản thân mình, góp phần sức của mình vào việc xây dựng
và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh, phát triển thêm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, xem xét sự vật, hiện tượng trong
mối quan hệ tương tác, tác động qua lại với nhau. Phân tích, nhìn nhận vấn đề một cách
đa diện, nhiều chiều từ đó phát hiện ra khía cạnh mấu chốt của vấn đề.
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu và kĩ thuật điều tra
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

7


Mục tiêu của đề tài là nhằm đi sâu tìm hiểu về những khó khăn trong việc hịa
nhập giáo dục của trẻ có HIV tại Trung Tâm Ni Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ Em Linh
Xuân – Thủ Đức. Để phân tích, nghiên cứu vấn đề, phương pháp được nhóm nghiên
cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính.
Trong phương pháp này nhóm sử dụng cơng cụ phỏng vấn sâu, đây là cơng cụ
nghiên cứu chính nhóm sử dụng trong đề tài, cụ thể như sau. Nhóm nghiên cứu tiến
hành phỏng vấn sâu theo kiểu cơ cấu hóa chặt chẽ, câu hỏi được các thành viên trong
nhóm thảo luận, đặt ra sẵn nhằm khai thác thông tin một cách triệt để và tránh phạm
phải những sai lầm khơng đáng có trong q trình phỏng vấn. Đối tượng nhóm nghiên
cứu hướng đến là trẻ có HIV, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV và người quản lý trung tâm
(hay còn được gọi là trưởng khoa). Nhóm nghiên cứu tiến hành 8 cuộc phỏng vấn sâu,
trong đó bao gồm:
- 2 cuộc phỏng vấn ở nhóm trẻ cấp 1 (lớp 4-5)
- 2 cuộc phỏng vấn ở nhóm trẻ cấp 2 (lớp 6-9)
- 2 cuộc phỏng vấn nhóm trẻ cấp 3 và trẻ học nghề
- 2 cuộc phỏng vấn dành cho người quản lý đang công tác ở cơ sở, cụ thể là

trưởng khoa Tuổi Hồng và trưởng khoa Tuổi Xanh
Qua công cụ phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu sẽ tạo điều kiện cho người được
phỏng vấn nói lên tâm tư, nguyện vọng và suy nghĩ của chính họ. Sau đó, nhóm nghiên
cứu sẽ tiến hành gỡ băng, phân tích và làm rõ vấn đề.
Sau khi lấy thơng tin từ phương pháp định tính với cơng cụ là phỏng vấn sâu,
nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng cơng cụ xử lí số liệu nhằm xử lý thơng tin theo phương
pháp phân tích nội dung.
5.2.2. Quan sát
Đây là bộ công cụ thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu,
bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu có ý nghĩa đối với mục tiêu nghiên cứu.2 Thơng qua đó, nhóm nghiên cứu

2

http://14.176.231.50/lib/file/xahoi/phuong_phap_nghien_cuu_xa_hoi_hoc_5721.pdf
8


sẽ tiến hành quan sát khách thể nghiên cứu bao gồm: trẻ có HIV hiện đang sinh hoạt và
học tập ở trng tâm, người quản lý trung tâm (trưởng khoa).
Đối với trẻ thì nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành quan sát, hỏi han xem các em có
nhận được sự quan tâm từ giáo viên chủ nhiệm, thầy cô bộ môn hay nhân viên chăm
sóc, quản lý các em trong trung tâm. Nhóm nghiên cứu cũng quan sát xem các em có
gặp khó khăn gì trong việc thực hành các bài tập về nhà. Các em cần sự giúp đỡ của
bạn bè xung quanh, nhân viên trung tâm trong việc làm bài tập hay có khả năng tự làm
bài tập một mình? Ngồi ra, nhóm cũng quan sát các em xem các em có vui chơi hịa
đồng, nhiệt tình, hịa nhã với các trẻ khác hay khơng? Có trẻ nào bị tách biệt khỏi tập
thể hay không tiếp xúc với những trẻ khác, tự ti, ít giao tiếp với các bạn khác? Các em
có hay bị các trẻ khác bắt nạt, ức hiếp, cơ lập hay khơng? …. Về phía người quản lý
trung tâm thì nhóm sẽ tiến hành quan sát xem nhân viên trung tâm có thái độ quan tâm

đến hoạt động sinh hoạt của trẻ (học tập, vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, bệnh tật, các tâm
tư nguyện vọng của trẻ,…) hay khơng thơng qua lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào
như (nhẹ nhàng, trìu mến, la mắng, đánh đập,…). Quan sát xem nhân viên trung tâm có
khả năng truyền đạt kiến thức, chỉ dạy các em khi các em khơng biết làm bài tập hay có
tìm cách giải quyết khi các em bị cô lập, ghét bỏ hay khơng? Ngồi ra, nhóm nghiên
cứu cũng quan sát xem các trẻ có nhận được sự quan tâm từ phía gia đình mà đã đưa
trẻ đến trung tâm hay không (thăm nuôi, dẫn về nhà, dẫn đi chơi,…). Các thơng tin mà
nhóm quan sát được từ hai nhóm đối tượng trên nhằm hiểu rõ hơn về những khó khăn
nhất định trong việc hịa nhập giáo dục của trẻ có HIV tại trung tâm nói chung cũng
như các nhóm trẻ cấp 1, nhóm trẻ cấp 2, nhóm trẻ cấp 3 và nhóm trẻ học nghề ở Trung
Tâm Ni Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ Em Linh Xuân – Thủ Đức nói riêng. Từ đó, nhóm có
thể phân tích, so sánh và đưa ra được mức độ của những khó khăn và khả năng hịa
nhập giáo dục của các nhóm trẻ trên, tìm ra được sự khác biệt giữa các nhóm trẻ.
5.2.3. Nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thông
qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ
bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về
9


những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mơ hình lý thuyết hay
thực nghiệm ban đầu.3
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài như sách, luận án, tạp chí,
bài báo, các cơng trình nghiên cứu trong nước…Bên cạnh đó, nhóm cũng nghiên cứu
tình hình giáo dục của trẻ có HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV trên các trang mạng,
website trong nước và ngoài nước. Đồng thời, nhóm cũng cố gắng tìm ra những khía
cạnh mới của đề tài chưa được nghiên cứu, chưa được nhắc đến. Các tài liệu này được
tổng hợp lại, sắp xếp thành danh mục trong tài liệu tham khảo.
6. Kết cấu bài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của nhóm có nội dung và kết cấu như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
2.2 Mục tiêu cụ thể
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Khách thể nghiên cứu
3.3 Phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
4.1 Ý nghĩa lý luận
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.2 Các phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật điều tra
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
3

/>10


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng
2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow
2.2. Thuyết hành vi
2.3. Thuyết phát triển nhận thức của Piaget
3. Các khái niệm liên quan

4. Câu hỏi nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu
6. Khung phân tích
Chương 2 Kết quả nghiên cứu
1. Mô tả địa bàn nghiên cứu
2. Mơ tả mẫu nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Khó khăn trong việc hòa nhập giáo dục của trẻ cấp 1, trẻ cấp 2, trẻ cấp 3 và trẻ học
nghề ở Trung Tâm Bảo Trợ Và Nuôi Dưỡng Trẻ Em Linh Xuân.
3.2. So sánh mức độ khó khăn và khả năng hịa nhập giáo dục của các nhóm trẻ trên,
tìm ra sự khác biệt.
3.3. Tìm ra ảnh hưởng của những khó khăn trên đối với tâm lý, sự hịa nhập của các
em.
3.4. Những giải pháp CTXH mang tính bền vững.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.
11


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƢỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
HIV/AIDS là cơn ác mộng của mọi người, trong hơn ba thập kỉ qua, kể từ lúc
ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện thì đến nay nó đã trở một thảm họa, một
vấn nạn lớn của xã hội lồi người. Nó gây ra nỗi khốn khổ lớn cho các quốc gia, các
cộng đồng và các gia đình trên tồn thế giới. Hiện nay, đã có rất nhiều sách báo, bài

thống kê, luận án, luận văn, trang web trên thế giới… đề cập đến vấn đề này. Để đi sâu
hơn về bài nghiên cứu “Những khó khăn trong việc hịa nhập giáo dục của trẻ em có
HIV”, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tìm kiếm thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau để
có cái nhìn tổng quan hơn cho bài nghiên cứu. Dưới đây là một số dẫn chứng, số liệu,
thơng tin mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu được về tình hình HIV/AIDS trên thế giới.
Theo Trung tâm phòng chống HIV/ AIDS của Sở Y Tế tỉnh Quảng Ninh về
“Cập nhật tình hình dịch HIV trên thế giới qua các con số” thì trong năm 2008, thế
giới đã có tới 430.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV, việc này đưa tổng số trẻ em (dưới
15 tuổi) có HIV cịn sống trên thế giới lên 2,1 triệu em. Phần lớn các em này bị lây
truyền HIV từ mẹ khi mang thai, khi sinh và khi cho con bú. Tuy nhiên, có một tín hiệu
khả quan là con số trẻ em mới có HIV trong năm 2008 đã giảm 18% so với năm 2001
nhờ những nỗ lực dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Báo cáo cũng cho biết,
trong tổng số người lớn (15 - 49 tuổi) có HIV cịn sống trên thế giới tính đến cuối năm
2008 thì có khoảng 40% là những người trẻ tuổi và 50% là phụ nữ. Bên cạnh đó, báo
cáo cũng đưa ra một vài con số đáng chú ý về dịch HIV. Trên thế giới hiện nay có chưa
tới 40% thanh niên có được kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và có dưới 40% số người
có HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; cịn tới hơn một nửa (58%) số người
có HIV cần điều trị nhưng chưa được điều trị và tỷ lệ này trong trẻ em là 62%. Tóm tắt
tình hình dịch AIDS tồn cầu đến cuối năm 2008: Tổng số người có HIV cịn sống:
33,4 triệu, trong đó số người lớn (15 - 49 tuổi) là 31,3 triệu; số phụ nữ (trong số người
lớn) là 15,7 triệu và trẻ em (dưới 15 tuổi) là 2,1 triệu. Tổng số người mới nhiễm trong
12


năm 2008 là 2,7 triệu, trong đó số người lớn (15 - 49 tuổi) là 2,3 triệu và trẻ em (dưới
15 tuổi) là 430.000 em. Tổng số người chết do AIDS trong năm 2008 là 2,0 triệu, trong
đó số người lớn (15 - 49 tuổi) là 1,7 triệu, trẻ em (dưới 15 tuổi) là 280.000 em.4
Bên cạnh đó, theo Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của Sở Y Tế tỉnh Thừa -Thiên
Huế về tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới thì HIV/AIDS kể từ khi mới xuất hiện
thì tính đến năm 2014 đã có khoảng 80 triệu người đã bị nhiễm virus HIV và khoảng

40 triệu người đã chết vì HIV.5
Theo UNICEF, trên thế giới ước tính có khoảng 36.9 triệu người đang sống với
HIV trong năm 2014. Trong số này, 2.6 triệu là trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 18.6
triệu là phụ nữ và trẻ em gái. Mỗi ngày trong năm đó, có khoảng 5.600 người đã bị
nhiễm HIV mới và khoảng 3.200 người chết vì AIDS, chủ yếu là vì chưa tiếp cận đầy
đủ các dịch vụ chăm sóc phịng ngừa và điều trị HIV. Tuy nhiên, nhiễm HIV mới ở trẻ
em đang giảm nhanh chóng - gần 60% kể từ năm 2001, phần lớn là do những nỗ lực,
cố gắng để ngăn ngừa lây truyền HIV từ con đường mẹ sang con. Số người nhiễm HIV
và AIDS vẫn tiếp tục được tìm thấy, đặc biệt là ở châu Phi cận Sahara. Trong năm
2014, châu Phi cận Sahara chiếm phần lớn dân số thế giới đang sống chung với AIDS,
nhiễm mới HIV và tử vong liên quan đến AIDS. Trong khu vực này, HIV được lây
truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục khác giới.6
Ngồi ra, theo trang Averting HIV and AIDS, trên thế giới, người ta ước tính
rằng có khoảng 17,8 triệu trẻ em dưới 18 tuổi mồ côi do AIDS, và điều này sẽ tăng lên
25 triệu vào năm 2015. Trong đó, có khoảng 15.1 triệu, tương đương 85% trong số
những trẻ em đó sống ở tiểu vùng Sahara châu Phi. Ở một số nước chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi dịch bệnh, có một tỷ lệ lớn số trẻ em mồ cơi - ví dụ 74% ở Zimbabwe , và
63% ở Nam Phi…Con số đó dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng lên nếu không có sự can thiệp
kịp thời vào những năm tiếp theo. Các chương trình HIV tập trung vào trẻ em mồ côi
và trẻ em dễ bị tổn thương (đôi khi được gọi là trẻ OVC - Orphans and Vulnerable
4

/>
5

/> />
6

13



Children) là một chiến lược quan trọng để giảm thiểu tổn thương với HIV ở trẻ
em. Các chương trình này tập trung vào việc hỗ trợ người chăm sóc trẻ em, đảm bảo
các em được đến trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và quyền con người của các em,
đảm bảo rằng nhu cầu tình cảm của các em được đáp ứng.7
Đồng thời, cũng theo trang Averting HIV and AIDS, trong năm 2015, ước tính
có khoảng 36,7 triệu người đang sống với HIV (bao gồm 1,8 triệu trẻ em), trong đó, tỷ
lệ nhiễm HIV tồn cầu là 0,8%. Phần lớn số này sống ở các nước thu nhập thấp và
trung bình. Trong cùng năm đó, 1.1 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến
AIDS. Kể từ khi dịch HIV/AIDS bắt đầu, ước tính có 78 triệu người đã bị nhiễm HIV
và 35 triệu người đã chết vì các bệnh liên quan đến AIDS. Có khoảng 25.5 triệu người
sống chung với HIV sống ở tiểu vùng Sahara châu Phi. Phần lớn trong số họ (khoảng
19 triệu) sống ở phía đơng và phía nam châu Phi chiếm 46% các ca nhiễm HIV mới
trên toàn cầu trong năm 2015. Khoảng 40% tất cả những người sống chung với HIV
không biết rằng họ có virus. Trong năm 2015, đã có khoảng 2,1 triệu người nhiễm mới
HIV, 150.000 trong số đó là trẻ em . Hầu hết trẻ em sống ở tiểu vùng Sahara châu Phi
và bị nhiễm thông qua các bà mẹ nhiễm HIV khi họ mang thai, sinh con hoặc cho con
bú. Một trong những tiến bộ là việc lây nhiễm HIV mới ở người trưởng đã chậm lại
trong những năm gần đây. Từ năm 2010, số lượng hằng năm của các ca nhiễm mới ở
người lớn (15+) vẫn tĩnh tại 1.9 triệu.
Tính đến năm 2014, ước tính có khoảng 13,3 triệu [11,1-18,0 triệu] trẻ em trên toàn thế
giới đã mất đi một hoặc cả hai cha mẹ do AIDS. Hơn 80 phần trăm những trẻ em trong
số đó (11,0 triệu) sống ở tiểu vùng Sahara châu Phi. Bên cạnh đó, nhiều trẻ em khác bị
mồ côi do nhiều lý do khác nhau. Các em đều được xếp vào đối tượng dễ bị tổn
thương, đặc biệt là trẻ em có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV.
Theo trang web này, trường học được xem là một nguồn quan trọng để bảo vệ và đảm
bảo sự ổn định cho trẻ em dễ bị tổn thương. Nhiều nước ở châu Phi cận Sahara đã có
những bước tiến ấn tượng hướng tới việc được đến trường trong độ tuổi đi học giữa các
7


/>14


trẻ em mồ côi và không mồ côi. Con số này ngày càng tăng ở các nước ở châu Phi và
các nơi khác, họ đang xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để hỗ trợ trẻ em mồ côi,
trẻ có AIDS, trẻ bị ảnh hưởng bởi AIDS và những trẻ em khác có nguy cơ, ơm lấy một
định nghĩa rộng của sự “tổn thương”.8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
HIV/AIDS được xem là căn bệnh của thế kỉ, nó là mối đe dọa lớn đối với tính
mạng và tài sản của con người. Cũng như bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới, ở
Việt Nam, HIV/AIDS được xem là một vấn đề nghiêm trọng và đòi hỏi rất nhiều sự
quan tâm của xã hội. Những bất cập và thông tin xoay quanh vấn đề này luôn được cập
nhật liên tục và luôn phản ánh được hiện tại một cách rất khách quan.
Theo tạp chí Y học thực hành thì vào năm 2012 thì tồn quốc có trên 67.000
bệnh nhân đang được điều trị ARV. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng đầu
năm 2012 số trường hợp có HIV mới phát hiện là 8560. Tính đến 30/9/2012, số trường
hợp nhiễm HIV hiện cịn sống là 206.435 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn
sống là 59.206 và 62.073 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ có HIV tính trên 100.000
dân là 257, Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ có HIV trên 100.000 dân cao nhất cả
nước (992,8), tiếp sau là thành phố Hồ Chí Minh (665), thứ 3 là Thái Nguyên (579).
Trong tổng số người có HIV được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ người
nhiễm phân theo giới tính ở nam giới giảm 0,7% và ở nữ giới tăng 0,7% so với tỷ lệ
nhiễm HIV ở nam và nữ cùng kỳ năm 2011. Riêng TP.HCM có 25.000 trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS. TP.HCM hiện có khoảng 1,8 triệu trẻ em, trong đó có hơn 1,4
triệu trẻ em có hộ khẩu thường trú và trên 300.000 trẻ em tạm trú, chiếm 27,3% dân số
thành phố. Số trẻ em dưới 16 tuổi có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ước tính khoảng
25.000 trẻ.Khoảng 1/4 trẻ em có HIV trên địa bàn TP.HCM đang được chăm sóc và
điều trị ARV. Số lượng trẻ em được tiếp cận, chăm sóc cịn rất thấp so với thực tế, chỉ
có khoảng 6.050 trẻ (chiếm 24,2%), trong đó, trẻ có HIV khoảng 1.228 em, trẻ đang
điều trị ARV là 1.162 em.9

8
9

/> />15


Bên cạnh đó, theo Thống kê, Báo cáo của trang điện tử Ủy ban Quốc gia phòng, chống
AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm thì ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2013
có khoảng 256.000 trường hợp nhiễm HIV đã được phát hiện. Tính từ đầu vụ dịch thì
số người tử vong do AIDS ở Việt Nam là gần 71.000 người. Đối với việc lấp khoảng
trống về dự phòng lây nhiễm HIV, năm 2013 ở Việt Nam đã phát hiện gần 8.500 ca
nhiễm HIV mới trong 9 tháng năm 2014. Về lấp khoảng trống ngăn chặn tử vong do
AIDS, ở Việt Nam đã có hơn 1.500 người đã tử vong do AIDS trong 9 tháng đầu năm
2014. Trong công tác lấp khoảng trống về điều trị kháng HIV thì ở Việt Nam, tính đến
tháng 9 năm 2014, có gần 89.000 người nhiễm HIV đang được điều trị ARV, chiếm
36% tổng số người nhiễm HIV; gần 4.500 em nhỏ được điều trị kháng vi-rút, chiếm
hơn 90% số trẻ em nhiễm HIV.10
Theo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS của Sở Y Tế tỉnh Thừa - Thiên Huế
thì ở Việt Nam tính đến ngày 31/5/2015, số người nhiễm HIV phát hiện mới là 3.204,
số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326, số người nhiễm HIV đã tử
vong là 438. Lũy tích đến tháng 5/2015, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống là
227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và đã có 74.442 trường hợp tử vong do
AIDS. Trong 5 tháng đầu năm 2015 đã phát hiện thêm 35 xã có người nhiễm HIV được
phát hiện, như vậy tồn quốc có 90,8% xã và 98,9% huyện có người nhiễm HIV. HIV
còn sống đang tập trung tại 10 tỉnh, thành phố sắp xếp theo thứ tự như sau: Thành phố
Hồ Chí Minh là 54.705 người, Thành phố Hà Nội là 21.316 người, tỉnh Thái Nguyên là
7.502 người, tỉnh Sơn La là 7.326 người, thành phố Hải Phòng là 7.282 người, tỉnh
Nghệ An là 6.521 người, tỉnh Đồng Nai là 6.156 người, tỉnh Thanh Hóa là 5.493
người, tỉnh An Giang là 5.240 người và tỉnh Quảng Ninh là 5.230 người.
Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 253 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện

Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (883
người), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (712 người), thứ 3 là tỉnh Thái Nguyên
(652 người), tiếp đến là tỉnh Sơn La (646 người), tỉnh Lai Châu (535 người), tỉnh Yên
10

/>16


Bái (470 người), tỉnh Bắc Kạn 641 (người), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (459 người), tỉnh
Quảng Ninh (444 người), thành phố Cần Thơ (419 người),... Hình thái dịch HIV/AIDS
có thay đổi, mặc dù dịch HIV đã giảm tốc tộ gia tăng, nhưng vẫn còn ở mức cao,
(12.000 người nhiễm HIV mới, 2.000-3.000 người nhiễm HIV tử vong mỗi năm), có
trên 226.000 người nhiễm HIV cần được chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời.
Yếu tố nguy cơ diễn biến phức tạp, khó can thiệp (tỷ lệ nữ tăng cao hơn các năm trước.
Tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện mới đa số thuộc độ tuổi từ 20-40). Những năm gần đây lây
nhiễm HIV chủ yếu qua đường quan hệ tình dục.11
Ở trên là những con số thực tế về HIV/AIDS mà nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu,
quan sát, tìm kiếm được từ những trang web cũng như tạp chí, sách báo. Những con số
sống động trên đã phần nào giúp chúng ta hiểu được những hậu quả và hiểm họa khôn
lường của HIV/AIDS. Những cái chết thương tâm, những mất mát đau thương vẫn tiếp
tục diễn ra hằng ngày do HIV/AIDS. Sau đây, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu hơn về vấn
đề này thông qua một số quyển sách, tạp chí, nghiên cứu khoa học.
Kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV là do
thiếu hiểu biết về HIV, do các quan niệm sai lầm về sự lây truyền HIV và do coi HIV
là tệ nạn xã hội. Đó là một trong những nội dung của quyển “Sự thật về trẻ em và
HIV/AIDS” được Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 2010. Sách cung cấp cho
chúng ta rất nhiều những kiến thức cơ bản về căn bệnh HIV/AIDS và đã đưa ra 9 sự
thật có liên quan đến đường đi và sự lây nhiễm của HIV với đối tượng trẻ em. Sách phê
phán việc thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, từ đó dẫn đến việc sợ hãi, kì thị người có HIV.
“Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS” đã đề cập việc lây nhiễm HIV như thế nào, nó có

đáng sợ như nhiều người nghĩ khơng? Ranh giới giữa việc phòng tránh và sự kỳ thị ra
sao? Cuốn sách này giải đáp một số câu hỏi cơ bản như HIV là gì? Đường lây và
khơng lây nhiễm HIV? Người có HIV có nên đi học khơng? Người có HIV có khả
năng đóng góp cho xã hội khơng? Đặc biệt, sách đề cập đến việc trẻ em nhiễm và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng có những nhu cầu, nguyện vọng như bất cứ đứa trẻ nào
khác.Từ quyển sách này, nhóm nghiên cứu đã có cái nhìn khách quan, sâu rộng hơn về
11

/>17


trẻ em có HIV. Nhóm cũng tiếp thu thêm được nhiều kiến thức về HIV, đặc biệt là
nguyên nhân dẫn đến việc trẻ có HIV bị xa lánh, kì thị. Phần lớn trẻ bị xa lánh là do
việc con người thiếu hiểu biết, do các quan niệm sai lầm về sự lây truyền HIV và do
coi HIV là tệ nạn xã hội. Nếu nhận thức của họ được nâng cao thì việc kì thị, xa lánh
này sẽ được giảm bớt. Tuy nhiên, sách cũng có mặt hạn chế là chỉ tập trung vào việc
phê phán sự sợ hãi, kì thị HIV chứ chưa nghiên cứu sâu cũng như đề ra được những
biện pháp cụ thể để con người xóa bỏ những định kiến, suy nghĩ sai lầm về căn bệnh
này.
Một cuốn sách đáng lưu ý là “HIV là gì?” - sách do Hội Y khoa Australia xuất
bản và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau được ra mắt ngày 12/3 bởi Hội Y
khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam. Mục tiêu của sách là nâng cao nhận thức của
nhân viên y tế và giúp họ làm quen với các biểu hiện lâm sàng bệnh lý liên quan đến
virut gây suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV, từ đó có thể nhận biết được các
trường hợp nghi nhiễm HIV để chỉ định xét nghiệm phù hợp. Cuốn sách này gồm 15
chương, nó cung cấp những lý thuyết cơ bản về HIV/AIDS với nhiều minh chứng sinh
động trên cơ sở các ca lâm sàng thực tế về bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người
nhiễm HIV/AIDS cũng như chẩn đoán HIV và tư vấn xét nghiệm cho người nhiễm
HIV như bệnh lý thần kinh liên quan đến HIV, bệnh lý huyết học liên quan đến HIV,
nhiễm HIV ở trẻ em, bệnh lý mắt liên quan đến HIV... Sách cũng chỉ rõ những điều cần

biết về HIV/AIDS như cơ chế lây nhiễm của nó, cách chăm sóc cho người bị nhiễm
HIV/AIDS cũng như cách phịng, chống để khơng bị lây nhiễm HIV/AIDS. Đây là một
quyển sách hay và bổ ích dành cho mọi người, nó cung cấp rất nhiều kiến thức về
HIV/AIDS. Thơng qua quyển sách này, nhóm nghiên cứu tiếp thu thêm được nhiều
kiến thức như cách phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS khi tiếp xúc với trẻ có HIV
cũng như tiến trình, cách chăm sóc cho trẻ có HIV. Tuy nhiên sách cũng có khuyết
điểm khá lớn là mang tính chun mơn sâu, phần lớn chỉ dành cho những nhân viên
trong lĩnh vực y tế, mọi người dân khó có thể tiếp cận và hiểu được hết ý nghĩa của nó.
Vấn đề HIV/AIDS cũng được đề cập trong "Tạp chí AIDS và cộng đồng" của
Cục phịng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế. Tạp chí AIDS và cộng đồng được thành
lập ngày 01/12/1998 trên cơ sở nâng cấp Bản tin AIDS và Cộng đồng của Văn phòng
18


Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS. Ngày 25/3/1999 tạp chí đã xuất bản ra số đầu
tiên. Tạp chí AIDS và cộng đồng được giao nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, khai thác,
phổ biến các thông tin trong lĩnh vực phịng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, thơng tin về
các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh
vực phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên phạm vi
toàn quốc; thông tin về chiến lược, chiến dịch, kế hoạch, các mơ hình hoạt động y tế,
xã hội có hiệu quả của các cấp, ngành trong cơng tác phịng, chống HIV/AIDS nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân đối với cơng cuộc phịng, chống
HIV/AIDS. Tạp chí AIDS và cộng đồng là một trong những kênh truyền thơng chính
xác, mang tính chính thống của Cục Phịng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Các thông tin
được đăng tải mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nhờ đó phần nào có thể có cái nhìn tổng
quan về tình hình HIV/AIDS trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu về đề tài nghiên cứu khoa học
“Công tác xã hội với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” được thực hiện vào tháng 10
năm 2009 tại Hà Nội. Đây là đề tài mang đến nhiều thơng tin bổ ích và ảnh hưởng sâu
sắc nhất đến đề tài nghiên cứu khoa học của tơi. Đề tài tập trung trình bày nghiên cứu

về trẻ có HIV như mơ tả nhóm đối tượng là trẻ có HIV về đặc điểm sinh lý của trẻ, đặc
điểm tâm lý của trẻ cũng như mong muốn của các em trong việc đáp ứng các nhu cầu
của bản thân. Đề tài cũng chỉ ra được cách phản ứng của gia đình và xã hội đối với trẻ
có HIV, bao gồm cả phản ứng tiêu cực và tích cực, qua đó ta thấy được xu hướng 2
chiều trong cách phản ứng đối với trẻ có HIV. Một điểm rất đáng chú ý của đề tài là đã
chỉ ra được các nguồn lực khách quan và nguồn lực chủ quan trong việc hỗ trợ trẻ có
HIV. Phần nhóm nghiên cứu thấy nổi bật và mang tính thực tiễn cao nhất của đề tài là
bài nghiên cứu cho thấy được mục đích của ngành cơng tác xã hội đối với nhóm trẻ có
HIV và đưa ra được vai trị, giải pháp công tác xã hội, áp dụng trường hợp cụ thể để
người xem có thể lĩnh hội được ý chính mà đề tài hướng đến. Đây là tài liệu vô cùng
quý giá đối với nhóm, giúp nhóm có thêm nhiều kiến thức về trẻ em có HIV cũng như
thái độ của gia đình, cộng đồng và xã hội đối với các em. Từ đó, nhóm nghiên cứu
hồn thiện hơn cho phần bài làm của mình.
19


Sau khi nghiên cứu về tình hình HIV/AIDS thơng qua tổng quan tài liệu, về
nội dung, nhóm nghiên cứu đã có được cho mình rất nhiều kiến thức về đại dịch HIV
và trẻ em có HIV. Nhóm thấy được sức tàn phá khủng khiếp của đại dịch HIV đối với
tính mạng, tài sản của con người. Hằng năm, nó cướp đi tính mạng của biết bao nhiêu
con người, làm cho biết bao nhiêu trẻ em trở thành trẻ mồ côi, trở thành đối tượng dễ bị
tổn thương. HIV không chỉ là vấn đề riêng của một đất nước, một quốc gia, một vùng
lãnh thổ nào mà đó là vấn đề chung của tồn xã hội, của tồn nhân loại. Có khá nhiều
bài báo, tạp chí, website nói đến vấn đề HIV nhưng đó chỉ là những khảo sát để thống
kê cụ thể số người, số trẻ em có HIV chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu sâu ảnh hưởng
của HIV đối với con người, chưa có sự tiếp cận bằng phương pháp cụ thể nào cũng như
chưa đưa ra được sự đánh giá chung nhất. Điểm tiến bộ của sách so với các website,
bài báo là nêu ra được cụ thể hơn về vấn đề HIV/AIDS như cách phòng tránh, ngăn
ngừa HIV cũng như đưa ra sự phê phán, tố cáo những trường hợp kì thị, phân biệt đối
với người có HIV. Sách chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ có HIV và trẻ

bị ảnh hưởng bởi HIV bị xa lánh, hắt hủi, cự tuyệt, không được u thương. Có một vài
quyển sách cịn cung cấp được cho người đọc các kiến thức về các bệnh lý lâm sàng,
bệnh cơ hội, bệnh nhiễm trùng do HIV mang lại nhưng thơng thường những quyển
sách này chỉ mang tính chất lý thuyết nhiều hơn thực tiễn, nó khơ khan, ích gây hứng
thú cho người đọc. Nghiên cứu khoa học về HIV đã có nhiều bước đột phá hơn về nội
dung cũng như phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu này gắn liền với đời sống
thực tiễn. Các tác giả đã phân tích, lý giải sâu sắc, hồn chỉnh bài nghiên cứu, truyền
tải được nội dung. Đây là tài liệu tơi cảm thấy tâm đắt nhất khi tìm kiếm được. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn cịn một số mặt hạn chế như chỉ ra được những khó
khăn của trẻ có HIV nhưng chỉ mang tính sơ bộ, rời rạc, chưa đi sâu đồng đều vào các
phần. Nghiên cứu đã đi sâu vào vai trò, chức năng cũng như hướng tiếp cận, quy trình
của nhân viên xã hội khi tiếp xúc với trẻ có HIV nhưng chưa chỉ ra được phương pháp
nghiên cứu chính và kĩ năng cần thiết khi làm việc với trẻ.
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã
tìm tịi, học hỏi được và phát huy thêm những kiến thức, kĩ năng mới. Đề tài của nhóm
sẽ đi sâu vào nghiên cứu những khó khăn trong việc hịa nhập giáo dục của trẻ có HIV.
20


Đây là lĩnh vực chưa được nghiên cứu sâu, rộng cũng như chưa thật sự nhận được quan
tâm. Không ai được lựa chọn cách mình sinh ra nhưng ta chọn được cách mình sẽ sống.
Câu nói đó trở nên vơ cùng khó khăn đối với những trẻ có HIV, đặc biệt là trong việc
hòa nhập, tái hòa nhập. Với đề tài này, nhóm hi vọng sẽ thu hút được sự chú ý, quan
tâm của các cá nhân, tổ chức và xã hội để từ đó họ có cái nhìn tích cực, cảm thơng cho
trẻ em có HIV.
2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng
2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Nhu cầu của trẻ em có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV rất đa dạng và phong
phú. Các em cần được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế, giáo dục, được hướng dẫn
về chăm sóc dinh dưỡng cũng như được xóa bỏ hồn tồn sự kỳ thị và phân biệt đối xử

từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong báo cáo nghiên cứu đánh giá về tình hình trẻ em mồ cơi và dễ bị tổn thương do
HIV tại Việt Nam (Uỷ ban DS-GĐ-TE (cũ) phối hợp với Tổ chức Save the children
UK thực hiện tháng 12/2005):Trong số trẻ em gặp khó khăn, 50% trẻ nhắc đến sự thiếu
thốn về kinh tế, 25% lo lắng thiếu thốn tình cảm; gần 10% các em cho biết vấn đề
chính của các em là thường xuyên đau ốm.12
Nhu cầu vật chất: Đây được xem là nhu cầu đầu tiên và thiết thực nhất của bất
cứ một thành viên nào đang tồn tại trong xã hội. Một điều mang tính hiển nhiên chúng
ta không cần phải bàn cãi là trẻ có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV cũng có những nhu
cầu đó. Các em đều muốn được đảm bảo các nhu cầu chính đáng của bản thân về thức
ăn, nước uống, đặc biệt là nơi ở. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em,
đây là quyền đầu tiên trong số những quyền các em đáng được hưởng. Chỉ khi được
đáp ứng đầy đủ về nhu cầu này thì trẻ mới có thể phát triển bình thường.
Hiện nay những trẻ có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV phần lớn đều sống trong tình
trạng thiếu thốn, khó khăn về kinh tế. Đa số các em sống trong cảnh nghèo và rất
nghèo (75%),các em rất cần có sự quan tâm, đáp ứng kịp thời về nhu cầu vật chất. 13

12
13

/> />21


Nhu cầu an toàn xã hội: Được đảm bảo an tồn về sức khỏe, tính mạng, được
tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh tốt là nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng đối với
tất cả mọi người. Đối với những trẻ có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV nhu cầu này là
rất cần thiết và cần được quan tâm. Các em đã mang trong mình căn bệnh quái ác, khả
năng miễn dịch của các em rất yếu, khơng thể so với những trẻ bình thường khác. Các
em cần được cấp thuốc ARV miễn phí cũng như cần được kiểm tra sức khỏe một cách
đầy đủ và thường xuyên.

Bên cạnh việc được đảm bảo về mặt sức khỏe thì các em cũng cần được u thương,
chăm sóc đặc biệt từ những người thân thuộc. Đối với những trẻ có HIV và bị ảnh
hưởng bởi HIV thì gia đình được xem là nơi an toàn nhất, thoải mái nhất và là chỗ dựa
tinh thần quan trọng. Nếu không nhận được che chở, yêu thương từ gia đình, trẻ dễ rơi
vào tâm trạng lo sợ, sống khép kín và dễ có có nguy cơ bị trầm cảm. Hầu hết trẻ có
HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV đều bị mất cha hoặc mẹ, thậm chí là cả 2 từ khi các em
còn rất nhỏ. Các em bị đưa vào trung tâm, mái ấm, nhà mở vì khơng có sự chăm sóc,
trơng nom từ phía những người thân thuộc.
Nhu cầu được coi trọng: Trẻ em có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV thường lo
sợ, tự ti khi đối mặt với thái độ kỳ thị, xa lánh của những người xung quanh. Các em
ln mong muốn mình được chấp nhận, được mọi người tôn trọng, được sống trong
một xã hội mà ở đó sự kỳ thị, sự phân biệt đối xử, sự phán xét khơng tồn tại. Các em
mong muốn mình được như bao đứa trẻ khác, vô tư, hồn nhiên, vơ lo vơ nghĩ. Những
người có HIV (trong đó có cả trẻ em), họ có thể tự đương đầu với bệnh tật một cách
nhưng họ lại gặp rất nhiều khó khăn để có thể vượt qua được rào cản tâm lý xã hội.
Làm sao họ có thể sống tốt, thoải mái khi ngồi kia sự kì thị, phân biệt vẫn đang tồn
tại? Vì vậy, nhu cầu được coi trọng là hết sức cần thiết và cũng là điều mà các nhà
hoạt động trong lĩnh vực xã hội, bảo vệ con người luôn mong muốn, phấn đấu để đạt
được.
Nhu cầu xã hội: Đi cùng với mong muốn được coi trọng, trẻ có HIV và bị ảnh
hưởng bởi HIV cũng mong muốn được hịa nhập vào mơi trường học đường và mơi
trường xã hội. Các em mong muốn được tới trường học tập, vui chơi cùng bạn bè như
những đứa trẻ bình thường khác.
22


Mỗi giai đoạn của cuộc đời trẻ đều có những hoạt động chủ đạo có tính chất quyết
định trực tiếp đến việc hình thành tâm lý. Vui chơi, học tập và giao lưu bạn bè đều là
những hoạt động chủ đạo của trẻ, do đó nếu những nhu cầu xã hội được đáp ứng thì các
em sẽ có điều kiện phát triển bình thường về trí não cũng như tâm lý. Nhưng hiện nay

nhu cầu này của trẻ vẫn chưa được đáp ứng bởi rất nhiều những định kiến tiêu cực
trong xã hội và để các em có thể đến trường, có thể hịa nhập vào cuộc sống như những
đứa trẻ khác là một việc cần nhiều thời gian mới có thể đạt được.
Nhu cầu được khẳng định mình: Trẻ có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV cũng có
mong muốn tìm được một vị trí thích hợp trong xã hội, được thể hiện bản lĩnh, được
thử sức trong những vai trò mới với tư cách là mộtthành viên của xã hội. Các em không
chỉ khao khát đến trường để học chữ, vui chơi cùng bạn bè, mà còn muốn qua học hành
để khẳng định bản thân mình, để được người khác tin tưởng, để có việc làm ổn định
trong tương lai.

2.2. Thuyết hành vi14
Thuyết hành vi được hình thành bởi nhà tâm lí học người Mỹ John B. Watson
năm 1913, cho rằng tâm lí học giải thích hành vi của con người khơng dựa trên q
trình nhận thức diễn ra trong não hay những hành vi không thấy rõ (covert behaviors),
mà là những quan sát hành vi được nhận ra (overt behaviors). Học thuyết này sau đó đã
được phát triển thành hai luận thuyết nổi tiếng bởi Ivan Pavlov và Burrhus Frederic
14

/>23


Skinner. Theo lý thuyết hành vi, hành vi của con người được học thông qua trải nghiệm
và là chức năng tương tác giữa họ và môi trường. Cả những hành vi bình thường và bất
thường đều được hình thành theo chuỗi kích thích – phản ứng trên ba q trình cơ bản:
điều kiện hóa cổ điển, điều kiện hóa tạo tác và học qua quan sát.
2.2.1. Điều kiện hoá cổ điển (Classical Conditioning)
Pavlov cho rằng hành vi là kết quả của q trình thành lập phản xạ có điều
kiện. Ơng khám phá ra điều này khi làm thí nghiệm trên con chó của mình. Ban đầu,
ơng chỉ muốn thí nghiệm điều kiện làm một con chó rõ nước dãi. Ơng thường rung
chuông trước khi mang thức ăn đến cho con chó và phát hiện rằng con chó nhỏ nước

dãi trước khi thức ăn thật sự đưa tới miệng. Ngạc nhiên hơn, ngay cả khi ông rung
chuông mà không mang theo thức ăn, con chó vẫn nhỏ nước dãi nhiều hơn bình
thường.
Từ đó, Palov kết luận rằng một kích thích có điều kiện (Conditioned Stimulus –
CS) nếu luôn xảy ra ngay sau (hoặc cùng lúc với) kích thích khơng điều kiện
(Unconditioned Stimulus – US) có thể dẫn tới phản ứng vốn chỉ chịu tác động bởi kích
thích khơng điều kiện (Unconditioned -> Conditioned Response – U/CR). Ở đây, con
chó ln ngửi thấy mùi thức ăn ngay sau khi (hoặc cùng lúc với) nghe tiếng chng
rung thì ngay cả khi lúc khơng có thức ăn, nó vẫn rõ nước dãi nhiều hơn bình thường.
2.2.2 Điều kiện hố từ kết quả (Operant Conditioning)
Skinner cho rằng hành vi chịu ảnh hưởng của kết quả mà chính nó gây ra. Con
người ln muốn giành được những gì tốt đẹp nhiều nhất có thể như thành công, hạnh
phúc, và tránh những hậu quả xấu như sự đau đớn, thất bại, trừng phạt. Vì thế, chúng ta
ln muốn làm những gì mà trong quá khứ đã, và mặc niệm rằng trong tương lai sẽ,
dẫn tới một kết quả tốt đẹp. Khi ấy, hành vi của chúng ta “được củng cố” (reinforced),
và những yếu tố củng cố hành động được gọi là “reinforment”. Ngược lại, chúng ta
cũng không muốn làm những gì đã và sẽ đưa đến kết quả khơng tốt đẹp, vì điều đó sẽ
gây bất lợi hay mang đến những kết quả tai hại cho chúng ta (punishment).
2.2.3. Chúng ta đưa ra quyết định hành vi như thế nào?

24


×