Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Phát triển dịch vụ thông tin thư viện tại trường cao đẳng kinh tế công nghệ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.73 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

HUỲNH THỊ KIM CHI

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC THƠNG TIN – THƯ VIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HUỲNH THỊ KIM CHI

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM

Chuyên ngành

: KHOA HỌC THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Mã số

: 60.32.02.03



LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ THANH THẢO


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, bảng
biểu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố ở cơng
trình nào khác.
Tác giả

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ
quý báu từ Thầy, Cơ, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến:
TS. Ngơ Thanh Thảo đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
quý báu giúp tôi thực hiện và hồn thành luận văn.
Các Thầy, Cơ Khoa Thư viện – Thông tin học trường Đại học Khoa học Xã hội
& Nhân văn TP.HCM cùng tồn thể các Thầy, Cơ giáo đã nhiệt tình giảng dạy, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập tại Trường.
Ban Giám đốc và đồng nghiệp tại Thư viện Trường Cao đẳng Kinh tế - Công
nghệ TP.HCM đã cung cấp số liệu, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tơi có cơ hội tốt nhất
để hồn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân trong gia đình
đã ln dành sự động viên cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2017
Tác giả

Huỳnh Thị Kim Chi

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt được sử dụng trong luận văn ............................................ vii
Danh mục các bảng biểu............................................................................................. viii
Danh mục các hình ........................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
6. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài ................................................................ 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 6
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THƠNG TIN - THƯ VIỆN
1.1

Khái qt về dịch vụ thơng tin – thư viện ....................................................... 8
1.1.1. Khái niệm dịch vụ thông tin – thư viện .................................................... 8
1.1.2. Các loại dịch vụ thông tin – thư viện ....................................................... 9

1.1.3. Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ................. 10

1.2

Các yếu tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ thông tin – thư viện .... 11
1.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội ........................... 11
1.2.1.1. Nhu cầu về các dịch vụ thông tin trong xã hội ................................. 11
1.2.1.2. Sự phát triển của khoa học cơng nghệ và chính sách thông tin quốc
gia...................................................................................................... 12
1.2.2. Các yếu tố của cơ quan thông tin – thư viện .......................................... 14

1.3.

Người dùng tin trong các thư viện đại học, cao đẳng .................................. 15

1.4.

Xu hướng phát triển của dịch vụ thông tin – thư viện trong thư viện đại
học, cao đẳng .................................................................................................... 17
1.4.1. Hoàn thiện các dịch vụ thông tin – thư viện truyền thống ..................... 17
1.4.2. Phát triển các dịch vụ thông tin – thư viện hiện đại ............................... 20

iii


1.5.

Đánh giá dịch vụ thông tin – thư viện ........................................................... 24
1.5.1. Từ góc độ Cơ quan thơng tin – thư viện. ............................................... 25
1.5.2. Từ góc độ người dùng tin. ...................................................................... 25


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ
VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM
2.1.

Khái quát về thư viện Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM ................ 27

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................... 27
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức ............................................................................................ 28
2.1.3. Nguồn nhân lực ............................................................................................ 28
2.1.4. Nguồn tài nguyên thông tin ......................................................................... 29
2.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ........................................................................ 29
2.1.6. Kinh phí hoạt động ...................................................................................... 30
2.1.7. Người dùng tin ............................................................................................. 30
2.1.8. Sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện ....................................................... 31
2.2.

Nhu cầu tin và thói quen sử dụng thơng tin của người dùng tin tại Thư viện
Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM ...................................................... 31

2.2.1. Nhu cầu tin và thói quen sử dụng thơng tin của sinh viên ........................... 31
2.2.2. Nhu cầu tin và thói quen sử dụng thơng tin của cán bộ - giảng viên........... 37
2.3.

Đánh giá các dịch vụ thông tin – thư viện tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ TP.HCM ........................................................................................ 40

2.3.1. Công cụ tra cứu tài liệu trong thư viện ........................................................ 40
2.3.2. Các kênh thông tin về dịch vụ thông tin – thư viện ..................................... 42
2.3.3. Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ .......................................................................... 42
2.3.4. Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà ................................................................ 46

2.3.5. Dịch vụ internet............................................................................................ 48
2.3.6. Dịch vụ khai thác tài liệu điện tử ................................................................. 50
2.3.7. Dịch vụ hướng dẫn sử dụng thư viện ........................................................... 52
2.4.

Kỳ vọng, đề xuất của NDT về các dịch vụ thông tin – thư viện tại trường
Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM ...................................................... 54

2.4.1. Kỳ vọng của NDT về phát triển các DVTT-TV mới ................................... 54
2.4.2. Đề xuất của NDT về các biện pháp phát triển DVTT-TV ........................... 54
2.5.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)..................... 55

iv


2.5.1. Điểm mạnh ................................................................................................... 55
2.5.2. Điểm yếu ...................................................................................................... 56
2.5.3. Cơ hội ........................................................................................................... 58
2.5.4. Thách thức ................................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ
VIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CƠNG NGHỆ TP.HCM
3.1.

Nhóm giải pháp hồn thiện các dịch vụ thơng tin – thư viện hiện có......... 60

3.1.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu ............................................................................. 60
3.1.2. Dịch vụ internet............................................................................................ 62
3.1.3. Dịch vụ khai thác tài liệu trực tuyến ............................................................ 63

3.1.4. Dịch vụ hướng dẫn sử dụng thư viện ........................................................... 64
3.2.

Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ thông tin – thư viện mới ............... 65

3.2.1. Dịch vụ mượn liên thư viện ......................................................................... 65
3.2.2. Dịch vụ tra cứu tin theo yêu cầu .................................................................. 66
3.2.3. Dịch vụ huấn luyện kiến thức thông tin trực tuyến ..................................... 68
3.2.4. Dịch vụ in ấn, sao chụp tài liệu .................................................................... 71
3.2.5. Dịch vụ triển lãm tài liệu ............................................................................. 72
3.3.

Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ thông tin – thư viện .................. 72

3.3.1. Tăng cường nguồn lực của thư viện ............................................................ 72
3.3.1.1. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho thư viện ...................... 72
3.3.1.2. Tăng cường nguồn tài nguyên thông tin của thư viện ...................... 73
3.3.1.3. Nâng cao trình độ và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ
thông tin - thư viện ........................................................................... 77
3.3.1.4. Tăng cường nguồn kinh phí cho thư viện......................................... 80
3.3.2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ thông tin - thư
viện ............................................................................................................... 81
CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN KIẾN THỨC THÔNG
TIN TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CƠNG NGHỆ
TP.HCM
4.1.

Quy trình xây dựng dịch vụ huấn luyện kiến thức thông tin trực tuyến tại
Thư viện Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM ...................................... 85


4.1.1. Mục đích xây dựng dịch vụ huấn luyện kiến thức thông tin trực tuyến ...... 85

v


4.1.2. Quy trình xây dựng dịch vụ huấn luyện kiến thức thông tin trực tuyến tại
Thư viện Cao đẳng Kinh tế - Cơng nghệ TP.HCM ..................................... 85
4.2.

Xây dựng chương trình huấn luyện kiến thức thông tin trực tuyến trên
website demo .................................................................................................... 88

4.2.1. Xây dựng modul hướng dẫn tìm tài liệu trên mục lục trực tuyến OPAC .... 88
4.2.2. Xây dựng modul huấn luyện cách tìm kiếm và đánh giá thơng tin trên
Internet ......................................................................................................... 88
4.3.

Thử nghiệm chương trình huấn luyện kiến thức thông tin trực tuyến ...... 89

4.4.

Đánh giá kết quả thử nghiệm dịch vụ huấn luyện kiến thức thông tin trực
tuyến tại Thư viện Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM ....................100

4.4.1. Ý kiến đánh giá từ người dùng tin .............................................................100
4.4.2. Ý kiến đánh giá từ cán bộ thư viện ............................................................104
4.5.

Các giải pháp triển khai dịch vụ huấn luyện kiến thức thông tin trực tuyến
tại Thư viện Cao đẳng Kinh tế - Cơng nghệ TP.HCM ..............................104


4.5.1. Hồn thiện dịch vụ thử nghiệm..................................................................104
4.5.2. Triển khai rộng rãi dịch vụ huấn luyện kiến thức thông tin trực tuyến tại Thư
viện Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM ...........................................105
4.5.3. Điều kiện triển khai ....................................................................................105
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT

GIẢI NGHĨA

CHỮ VIẾT TẮT

Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ Thành phố Hồ Chí

1

CĐKTCNTP.HCM

2

CNSH

Cơng nghệ sinh học


3

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

4

CQTT-TV

Cơ quan Thông tin – Thư viện

5

CSDL

Cơ sở dữ liệu

6

DVTT-TV

Dịch vụ Thông tin – Thư viện

7

KNTT

Kỹ năng thơng tin


8

KT-TCNH

Kế tốn – Tài chính ngân hàng

9

KTTT

Kiến thức thơng tin

10

KTTTTT

Kiến thức thơng tin trực tuyến

11

NDT

Người dùng tin

12

QTKD

Quản trị kinh doanh


13

SL

Số lượng

14

SPTT-TV

Sản phẩm Thông tin – Thư viện

15

SP&DVTT-TV

Sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện

16

TL

Tỷ lệ

17

TTHL

Trung tâm học liệu


18

TT-TV

Thông tin – Thư viện

19

TVCĐKTCNTP.HCM

20

TVĐH

Minh

Thư viện Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh
Thư viện Đại học

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG


Bảng 2.1

Nguồn nhân lực của thư viện

28

Bảng 2.2

Thống kê sinh viên tham gia khảo sát

32

Bảng 2.3

Mục đích sử dụng thư viện của sinh viên

33

Bảng 2.4

Mức độ sử dụng thư viện của sinh viên

34

Bảng 2.5

Loại hình tài liệu sinh viên thường sử dụng

36


Bảng 2.6

Ngôn ngữ tài liệu sinh viên thường sử dụng

37

Bảng 2.7

Thống kê cán bộ - giảng viên tham gia khảo sát

37

Bảng 2.8

Mức độ sử dụng thư viện của cán bộ - giảng viên

38

Bảng 2.9

Ngôn ngữ tài liệu cán bộ - giảng viên thường sử dụng

39

Bảng 2.10

Loại hình tài liệu cán bộ - giảng viên thường sử dụng

40


Biểu đồ 2.1

Thành phần NDT tại thư viện

31

Biểu đồ 2.2

Mục đích sử dụng thư viện của sinh viên theo Khoa

33

Biểu đồ 2.3

Mục đích sử dụng thư viện của sinh viên theo năm học

34

Biểu đồ 2.4

Mức độ sử dụng thư viện của sinh viên chia theo năm
học

35

Biểu đồ 2.5

Mức độ sử dụng thư viện của sinh viên chia theo Khoa


35

Biểu đồ 2.6

Lĩnh vực nội dung tài liệu sinh viên quan tâm

36

Biểu đồ 2.7

Loại hình tài liệu sinh viên thường sử dụng chia theo
năm học

37

Biểu đồ 2.8

Mục đích sử dụng thư viện của cán bộ - giảng viên

38

Biểu đồ 2.9

Nhu cầu về nội dung thông tin của cán bộ - giảng viên

39

Biểu đồ 2.10

Các kênh thông tin để NDT biết đến các DVTT-TV


42

Biểu đồ 2.11

Các dịch vụ NDT muốn thư viện cung cấp

54

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

TÊN

TRANG

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức thư viện

28

Hình 3.1

Sơ đồ quá trình thực hiện dịch vụ tra cứu tin theo yêu cầu

67


Hình 4.1

Sơ đồ quy trình thực hiện dịch vụ huấn luyện KTTTTT

86

Hình 4.2

Mẫu thiết kế bảng câu hỏi bài tập kiểm tra cách hướng dẫn tra
cứu OPAC

89

Hình 4.3

Màn hình bảng thiết kế câu hỏi bài tập cách tra cứu tài liệu
trên OPAC

Hình 4.4

Màn hình trang cài đặt bài kiểm tra cách hướng dẫn tra cứu
OPAC

90
90

Hình 4.5

Màn hình trang cài đặt đáp án cho câu hỏi


91

Hình 4.6

Màn hình trang chọn điểm và đáp án cho câu hỏi

91

Hình 4.7

Màn hình trang đăng nhập tài khoản quản lý

92

Hình 4.8

Màn hình trang hướng dẫn tạo danh mục con “Category”

92

Hình 4.9

Màn hình trang “Add New Category”

92

Hình 4.10 Màn hình trang hướng dẫn tạo bài viết “Article”

93


Hình 4.11 Màn hình trang soạn thảo bài viết nội dung hướng dẫn

94

Hình 4.12 Màn hình trang hướng dẫn cách gắn link cho các nội dung bài
viết

94

Hình 4.13 Màn hình trang kết quả tạo bài viết nội dung hướng dẫn

95

Hình 4.14 Màn hình trang hướng dẫn tạo danh mục chính menu

95

Hình 4.15 Màn hình trang hướng dẫn tạo danh mục chính menu

96

Hình 4.16 Giao diện trang chủ website thư viện

96

Hình 4.17 Giao diện trang Dịch vụ của thư viện

97


Hình 4.18 Giao diện trang Dịch vụ Huấn luyện kiến thức thơng tin

97

Hình 4.19 Màn hình trang kết quả hiển thị nội dung hướng dẫn tìm tài
liệu qua mục lục trực tuyến OPAC

98

Hình 4.20 Màn hình trang hiển thị bài tập kiểm tra kèm theo nội dung
hướng dẫn tìm tài liệu qua mục lục trực tuyến OPAC

98

Hình 4.21 Màn hình trang kết quả hiển thị nội dung hướng dẫn tìm và
đánh giá thơng tin trên internet

99

Hình 4.22 Màn hình trang hiển thị bài tập kiểm tra kèm theo nội dung
hướng dẫn tìm và đánh giá thơng tin trên internet

99

Hình 4.23 Màn hình phiếu nhận xét của NDT về bản demo dịch vụ huấn
luyện KTTTTT

100

ix



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó tri thức là yếu tố quyết định đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và phát triển nền kinh tế tri thức, Đảng và Nhà nước đã khẳng định tầm
quan trọng của giáo dục và đào tạo, điều này được thể hiện trong Nghị quyết Trung
ương 2 khóa VIII: “giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển
kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội”. Do vậy, chất lượng giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề quan
tâm hàng đầu của toàn xã hội.
Là một trong các trường cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, Trường
Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM (CĐKTCNTP.HCM) luôn nhận thức được vai
trò quan trọng của thư viện trong việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ,
giảng viên và sinh viên trong Trường. Thư viện Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ
TP.HCM (TVCĐKTCNTP.HCM) đang từng bước phát triển nhằm đáp ứng tối đa nhu
cầu tin của người dùng tin (NDT) trong Trường. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất,
kỹ thuật, nguồn tài nguyên thông tin, đội ngũ cán bộ, TVCĐKTCNTP.HCM rất chú
trọng đến việc phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin – thư viện
(DVTT-TV). Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thư viện trong giai đoạn
đổi mới giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các DVTT-TV của TVCĐKTCNTP.HCM chưa đáp
ứng được nhu cầu của NDT do chất lượng các DVTT-TV chưa cao, nhiều dịch vụ
chưa được tổ chức và khai thác hiệu quả.
Yêu cầu đặt ra cho thư viện hiện nay là phát triển các DVTT-TV có chất lượng
để đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của cán bộ - giảng viên, sinh viên nhằm phục vụ
quá trình đổi mới dạy và học của Trường.
Đó là lý do của việc lựa chọn đề tài luận văn: “Phát triển dịch vụ thông tin –

thư viện tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Cho đến nay việc phát triển DVTT-TV trong Cơ quan thông tin – thư viện
(CQTT-TV) đã được nhiều thư viện trong và ngoài nước nghiên cứu và triển khai.
1


Trên thế giới, có nhiều bài báo khoa học nghiên cứu về DVTT-TV. Một số
nghiên cứu tập trung vào sự tác động của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông
đến DVT-TV như bài “ICT and its Impact on Library and Information Services: A
Case study of Kendriya Vidyalaya Libraries” của Anup Singh (2015) [52]; bài “The
ICT based library and Information services: a case study of B-Schools in Delhi and
NCR region” của Dr. Akhtar Hussain, Mohd Asif Khan, Dr. Nishat Fatima Zaidi
(2013) [53]. Một số bài báo khác lại tập trung vào từng loại DVTT-TV cụ thể như
nghiên cứu về dịch vụ tra cứu số có bài “Reference Service in the Digital Age: An
Analysis of Sources Used to Answer Reference Questions”của Jane T. Bradford,
Barbara Costello, Robert Lenholt (2005) [47]; bài “Digital Reference Services in
Academic Libraries” của Janes, J., Carter, D., & Memmott, P. (1999) [49]; …Nghiên
cứu về dịch vụ thư viện di động, có các bài viết tập trung vào phân tích sự cần thiết
ứng dụng cơng nghệ di động vào các DVTT-TV tại các thư viện đại học (TVĐH) như
“Mobile phone application in academic libraries services: a students’ feedback
survey” của Karim N. S.A (2006) [54], “Mobile Technologies. Mobile Users:
Implications for Academic Libraries” của Lippincott, J.K. (2008) [56], “Libraries on
Move: Library Mobile Applications” của Nidhi Khare (2011) [55].
Một số khác tập trung vào nghiên cứu nhu cầu, đánh giá sự hài lòng của NDT về
dịch vụ tại các TVĐH như bài “Users Satisfaction with Library Services: A Case
Study of Delta State University Library” của Violet E. Ikolo (2015) [48], nghiên cứu
tập trung vào sự hài lòng của NDT với các dịch vụ thư viện tại thư viện chính của Đại
học Delta State, Abraka, Delta State. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu xem NDT có
hài lịng về dịch vụ, cơ sở vật chất, môi trường thư viện, nguồn tài nguyên thông tin và

cán bộ thư viện; bài “An evaluation of user satisfaction with library services at the
university of Limpopo, Medunsa Campus (Medical University of Southern Africa” của
Itumeleng Patrick Motiang, Malcolm Wallis, Anis Mahomed Karodia (2014) [51]
đánh giá các dịch vụ và tài nguyên được thư viện cung cấp và tìm hiểu mức độ hài
lòng của người sử dụng về các dịch vụ và nguồn tài nguyên này để cải tiến dịch vụ tốt
hơn.
Ngồi ra, cịn nhiều bài báo liên quan khác như bài: “Measuring service quality
in an academic library: anIndian case study’’, của K.S Ashok (2007) [46]; bài

2


“Quality management service at the University of Malaya Library” của Kiran Kaur,
Pauziaah Mohamad và Sossamma George (2006) [50].
Ở Việt Nam, hiện nay giáo trình “Sản phẩm và dịch vụ thơng tin” của tác giả
Trần Mạnh Tuấn (1998) [6] là tài liệu cung cấp tương đối đầy đủ và bao quát những
vấn đề cơ bản của hệ thống SP&DVTT-TV.
Bên cạnh đó, có nhiều bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành
tập trung vào các DVTT-TV tại các CQTT-TV như bài “Phát triển dịch vụ thông tin
trong các cơ quan thông tin – thư viện” của Nguyễn Huy Thắng (2010) [22]; bài
“Phát triển dịch vụ thông tin trong môi trường điện tử tại thư viện đại học” của Bùi
Loan Thùy, Đỗ Thị Thu (2014) [16], tập trung vào các DVTT-TV trong mơi trường
điện tử. Bài viết phân tích ảnh hưởng của môi trường điện tử đến hoạt động thư viện
và việc thực hiện các dịch vụ thông tin, các yếu tố tác động đến sự phát triển của dịch
vụ thơng tin trong mơi trường điện tử. Từ đó, tác giả đưa ra một số tiêu chí, cơng cụ
đánh giá chất lượng, các hướng phát triển dịch vụ thông tin của TVĐH trong môi
trường điện tử.
Một số bài báo tập trung vào việc xây dựng, phát triển các loại DVTT-TV hiện
đại cụ thể như: bài “Dịch vụ phổ biến thơng tin có chọn lọc” của Nguyễn Vĩnh Hà
(2003) [25]; bài “Đào tạo kiến thức thông tin trực tuyến (KTTTTT) trong thư viện đại

học ở Việt Nam” của Ngô Thanh Thảo (2014) [18], trình bày tổng quát hiện trạng và
đề xuất các giải pháp để phát triển đào tạo KTTTTT trong TVĐH ở Việt Nam.
Một số bài báo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, phát triển các loại hình DVTT-TV
tại các TVĐH như: bài “Phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ thư viện – thông
tin trong các trường đại học hướng tới mơ hình đại học nghiên cứu” của Vũ Duy Hiệp
(2015) [28], trình bày khái lược về các nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển các
loại hình SP&DVTT-TV phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu tại các trường đại học
giai đoạn hiện nay; bài “Tìm hiểu mơ hình hệ thống sản phẩm - dịch vụ thông tin - thư
viện tại thư viện đại học Victoria, New Zealand và bài học cho các thư viện đại học
Việt Nam” của Vũ Duy Hiệp (2014) [29], nghiên cứu mơ hình hệ thống SP&DVTTTV phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tại TVĐH Victoria, New Zealand,
đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho các TVĐH Việt Nam; bài “Xu hướng đổi mới
hoạt động thư viện đại học giai đoạn hiện nay” của Vũ Duy Hiệp [38], trình bày xu

3


hướng phát triển, những đổi mới hoạt động của TVĐH; một số vấn đề đặt ra trong quá
trình đổi mới hoạt động TVĐH ở Việt Nam hiện nay...và còn nhiều bài báo khác.
DVTT-TV cũng được nhiều tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận
văn của mình như:
Luận văn của Đỗ Văn Châu (2006) với đề tài: “Phát triển dịch vụ thông tin –
thư viện của các thư viện đại học công lập ở TP.HCM” [8]. Luận văn của Nguyễn Thị
Kim Cương (2006) với đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
trong hệ thống thư viện Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh” [14]. Luận văn của Hồ
Thị Ngọc Thanh (2014) với đề tài “Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
tại trường Đại học Tiền Giang” [11]. Từ kết quả khảo sát hiện trạng DVTT-TV, các
tác giả đã đánh giá chất lượng DVTT-TV của các trường đại học và đề xuất những giải
pháp chủ yếu để phát triển DVTT-TV tại đây.
Luận văn của Nguyễn Thị Hương Giang (2007) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống
sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Học viện Chính trị khu vực 1” [13]. Luận

văn của Bạch Thị Thu Nhi (2008) với đề tài “Nghiên cứu các giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại các thư
viện trường đại học, cao đẳng tỉnh Bình Dương” [7]. Trên cơ sở tìm hiểu việc xây
dựng, quản lý chất lượng SP&DVTT-TV tại các TVĐH, cao đẳng tỉnh Bình Dương,
tác giả đã đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống SP&DVTT-TV tại đây.
Luận văn của Huỳnh Minh Khải (2013) với đề tài: “Ứng dụng công nghệ web
trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin ở Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia
TP.HCM” [12]. Luận văn của Hoàng Thị Hồng Nhung (2015) với đề tài “Ứng dụng
công nghệ di động vào dịch vụ thông tin – thư viện tại thư viện Trung tâm Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” [10]. Trên cơ sở tìm hiểu hiện trạng của việc ứng
dụng các cơng nghệ web, di động vào các DVTT-TV của thư viện Trung tâm, các tác
giả đưa ra các giải pháp, mơ hình ứng dụng công nghệ web, công nghệ di động vào
từng loại DVTT-TV cụ thể.
Như vậy, có khơng ít bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về
DVTT-TV từ cơ bản đến chuyên sâu. Các bài viết đã khái quát hiện trạng của một số
DVTT-TV tiêu biểu hiện nay, cũng như xu hướng phát triển của dịch vụ và chia sẻ các
kinh nghiệm hoàn thiện, phát triển các loại hình DVTT-TV trong các trường đại học,
cao đẳng. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã tiến hành khảo sát về thực trạng các DVTT4


TV; từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng, phát triển các DVTT-TV với mục đích
thu hút NDT sử dụng thư viện. Tại mỗi CQTT-TV đều có những điều kiện khác nhau,
nên cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của các tác giả khác nhau. Hiện tại chưa có đề
tài nào nghiên cứu sâu về phát triển DVTT-TV tại Trường CĐKTCNTP.HCM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra các giải pháp phát triển DVTT-TV tại Trường CĐKTCNTP.HCM
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu nhu cầu của NDT về DVTT-TV tại Trường CĐKTCNTP.HCM
- Khảo sát hiện trạng DVTT-TV tại Trường CĐKTCNTP.HCM.

- Đề xuất các giải pháp phát triển DVTT-TV nhằm đáp ứng được nhu cầu của
NDT tại TVCĐKTCNTP.HCM.
- Triển khai thử nghiệm một DVTT-TV
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là DVTT-TV của TVCĐKTCNTP.HCM
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu DVTT-TV của TVCĐKTCNTP.HCM từ năm 2012
đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận về DVTT-TV
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá và kỳ vọng
của NDT về DVTT-TV của Trường CĐKTCNTP.HCM
- Phương pháp phỏng vấn: được sử dụng để thu thập ý kiến của cán bộ thư
viện về chất lượng của DVTT-TV và định hướng cũng như giải pháp phát triển
DVTT-TV của Trường CĐKTCNTP.HCM.
- Phương pháp quan sát: được sử dụng để quan sát thực tế tình hình sử dụng
các DVTT-TV của cán bộ - giảng viên, sinh viên tại TVCĐKTCNTP.HCM.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: được sử dụng để xử lý số liệu thu
thập được trong quá trình điều tra, phỏng vấn nhằm nhận biết được nhu cầu sử dụng và
kỳ vọng của NDT đối với DVTT-TV của thư viện trường, thực trạng các DVTT-TV.
- Phương pháp thực nghiệm: xây dựng thử nghiệm một DVTT-TV.
5


6. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài:
Phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên ngành TT-TV từ các nguồn sách, báo, tạp
chí, luận văn, luận án, cơng trình nghiên cứu khoa học…để làm cơ sở lý luận cho luận
văn.
Thu thập dữ liệu thông qua khảo sát nhu cầu tin tại TVCĐKTCN TP.HCM của

sinh viên, cán bộ - giảng viên và hiện trạng DVTT-TV tại Trường. Ngoài ra đề tài
cũng tham khảo các tài liệu thứ cấp là các báo cáo của TVCĐKTCNTP.HCM trong
những năm từ 2012 đến năm 2016.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu:
7.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của DVTT-TV trong trường
đại học, cao đẳng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể ứng dụng vào thực tiễn hoạt
động của TVCĐKTCNTP.HCM, góp phần hồn thiện, phát triển các DVTT-TV tại
Trường.
- Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngành
TT-TV.
8. Cấu trúc luận văn:
Bố cục luận văn chia thành ba phần: mở đầu, nội dung, kết luận
Nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận về dịch vụ thông tin - thư viện

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về DVTT-TV: khái niệm, đặc tính, vai trị
của DVTT-TV trong trường đại học, cao đẳng; các yếu tố tác động đến sự phát triển
của DVTT-TV; mục đích, tiêu chí đánh giá DVTT-TV... Đồng thời trình bày xu hướng
phát triển DVTT-TV trong thư viện các trường đại học, cao đẳng
Chương 2:

Thực trạng dịch vụ thông tin - thư viện của thư viện Cao đẳng

Kinh tế - Cơng nghệ TP.HCM
Trình bày khái qt về TVCĐKTCNTP.HCM; hiện trạng các nguồn lực thư viện

như: nguồn tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ thư viện, NDT của thư
viện...Khảo sát nhu cầu, kỳ vọng của NDT về DVTT-TV tại Trường; khảo sát, đánh
giá thực trạng các DVTT-TV.
6


Chương 3:

Các giải pháp phát triển dịch vụ thông tin - thư viện tại Trường

Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM.
Đề xuất một số giải pháp phát triển DVTT-TV tại Trường CĐKTCNTP.HCM.
Chương 4:

Triển khai thử nghiệm một dịch vụ thông tin – thư viện

Xây dựng và thử nghiệm một DVTT-TV; đánh giá dịch vụ thử nghiệm; đề xuất
các giải pháp để hoàn thiện và triển khai rộng rãi dịch vụ tại thư viện Trường.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
1.1 Khái quát về dịch vụ thông tin – thư viện
1.1.1

Khái niệm dịch vụ thông tin – thư viện


Theo từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh – Việt thì “Dịch vụ thư viện
(library service) là một từ chung dùng để chỉ tất cả những hoạt động cũng như chương
trình được thư viện cung cấp để đáp ứng với nhu cầu về thông tin của cộng đồng độc
giả” [5, tr.119].
“Theo Bách khoa toàn thư quốc tế về thư viện và thông tin học (International
encyclopedia of library and information science), “Dịch vụ thông tin bao gồm lý thuyết
và thực tiễn của việc cung cấp những dịch vụ giúp kết nối những người tìm kiếm thơng
tin với các nguồn tin” [8, tr.10].
Theo tác giả Trần Mạnh Tuấn “Dịch vụ thông tin – thư viện bao gồm những hoạt
động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ
quan thơng tin, thư viện nói chung” [6, tr.24,25].
Như vậy, có thể khái quát DVTT-TV là những hoạt động được các CQTT-TV
thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tin của cộng đồng NDT.
DVTT-TV có các đặc tính sau:
- Tính vơ hình:
DVTT-TV khơng nhìn thấy được, khơng nắm bắt được như sản phẩm thông tin –
thư viện (SPTT-TV), khơng thể lưu trữ như hàng hóa hay nhận diện được bằng giác
quan. Điều này gây khó khăn cho NDT khi lựa chọn các DVTT-TV vì chỉ sau khi sử
dụng dịch vụ khách hàng mới có thể đánh giá đầy đủ được giá trị của dịch vụ mà họ bỏ
tiền ra mua [6, tr.25].
- Tính khơng xác định:
DVTT-TV ln gắn với cá nhân hoặc tập thể cung cấp dịch vụ. Chất lượng của
DVTT-TV phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng của cá nhân thực hiện dịch vụ. Hơn nữa,
chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi cùng một cá nhân cũng khơng đồng nhất mà có
thể thay đổi theo thời gian [6, tr.26].

8


- Tính khơng thể chia cắt:

Việc cung cấp các DVTT-TV cho NDT không thể độc lập với việc tạo ra các
DVTT-TV. Thông thường để thực hiện một dịch vụ, người cung cấp dịch vụ phải tiến
hành một số bước hoặc một số thao tác đi liền nhau, không thể tách rời nhau để thu
được kết quả mà người sử dụng dịch vụ muốn. Ví dụ, các bước thực hiện dịch vụ tra
cứu thơng tin, bao gồm: Phân tích nhu cầu tin; xác định nguồn thơng tin có thể sử
dụng; thực hiện tìm tin và gửi kết quả tìm đến NDT. Các bước này khơng thể thực hiện
tách rời nhau vì NDT không quan tâm đến kết quả riêng lẻ của từng bước mà họ chỉ
quan tâm đến kết quả được cung cấp có thỏa mãn nhu cầu tin của họ hay không [6,
tr.26].
- Sự tồn kho:
Sự tồn kho DVTT-TV mang lại những tổn thất lớn và khó xác định đầy đủ. Ví
dụ, mặc dù DVTT-TV khơng được nhiều người sử dụng thì CQTT-TV vẫn phải trả
lương cho cán bộ thực hiện dịch vụ hoặc phải trả chi phí cho việc bảo hành, cập nhật
các cơ sở dữ liệu (CSDL); trang thiết bị kỹ thuật...được sử dụng để thực hiện dịch vụ
[6, tr.27].
1.1.2

Các loại dịch vụ thông tin – thư viện

Dựa vào đặc điểm, chức năng, có thể chia DVTT-TV làm 3 nhóm như sau:
▪ Nhóm dịch vụ cung cấp thơng tin
▪ Nhóm dịch vụ hỗ trợ trao đổi thơng tin
▪ Nhóm dịch vụ tư vấn [6, tr.117]
Nhóm dịch vụ cung cấp thông tin bao gồm các dịch vụ sau:
- Dịch vụ cung cấp tài liệu: là một dịch vụ cơ bản của các CQTT-TV nhằm giúp
NDT sử dụng được tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình. Dịch vụ cung cấp tài liệu
gồm một số loại như sau:
+

Cho mượn tài liệu: bao gồm dịch vụ mượn đọc tại chỗ; mượn về nhà; mượn


liên thư viện....
+

Dịch vụ dịch tài liệu: “Là việc biểu đạt bằng một ngôn ngữ khác trên văn

bản so với ngôn ngữ một số tài liệu xác định, sao cho hai bản dịch và nguồn dịch là
tương đương với nhau” [6, tr.117].
- Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu: bao gồm các dịch vụ tìm tin theo yêu
cầu, cung cấp bản sao tài liệu, sưu tầm tài liệu,…
9


- Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc (SDI): “Là dịch vụ cung cấp các thơng tin
có nội dung và hình thức đã được xác định từ trước một cách chủ động và định kỳ tới
NDT” [6, tr.128].
Nhóm dịch vụ hỗ trợ trao đổi thơng tin có mục tiêu tạo ra môi trường, phương
tiện để NDT tiến hành các hoạt động trao đổi thông tin lẫn nhau. Thông qua đó, NDT
sẽ thu nhận được những thơng tin cần thiết để thỏa mãn nhu cầu tin của họ.
Nhóm dịch vụ trao đổi thông tin bao gồm các dịch vụ như: hội thảo; hội nghị;
seminar; diễn đàn điện tử (forum); triển lãm; hội chợ; chợ ảo; thư điện tử (email); Chat
trực tuyến;…
- Hội nghị, hội thảo, Serminar: “Nhóm dịch vụ này là một cơng cụ rất quan
trọng nhằm mục đích phổ biến thông tin; các thành tựu mới của khoa học và công
nghệ; các vấn đề kinh tế - xã hội; văn hóa nghệ thuật; khoa học; giáo dục;...ở trong
nước và trên thế giới” [6, tr.170].
- Triển lãm, hội chợ: Nhằm mục đích giới thiệu trực tiếp cho NDT các sản
phẩm, dich vụ của tất cả các thực thể của xã hội như nhà máy; xí nghiệp; đơn vị sản
xuất kinh doanh; trường học; các tổ chức hành chính sự nghiệp....; tạo ra môi trường
giao tiếp giữa người cung cấp với nhau và với người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ [6,

tr.173].
Khi thực hiện dịch vụ hỗ trợ trao đổi thơng tin thì CQTT-TV đóng vai trị trung
gian, NDT sẽ chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tạo lập nội dung thơng tin trao đổi.
Nhóm dịch vụ tư vấn: Là dịch vụ cung cấp các hoạt động trợ giúp và tư vấn
thông tin, hỗ trợ NDT khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất để phục
vụ cho các hoạt động và nhiệm vụ của mình. Nhóm dịch vụ tư vấn bao gồm các dịch
vụ như: hướng dẫn sử dụng các SP&DVTT-TV; đào tạo NDT; tư vấn phát triển kinh
tế - xã hội ở các địa phương, khu vực, quốc gia; …
Ngày nay, nhóm dịch vụ tư vấn trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động
của đời sống xã hội và có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa
học, giáo dục của một quốc gia [6, tr.117].
1.1.3

Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện:

SP&DVTT-TV được tạo lập nhằm giúp cho NDT có thể tìm kiếm, khai thác, sử
dụng thơng tin một cách dễ dàng, hiệu quả, giúp thỏa mãn nhu cầu tin của NDT.

10


SPTT-TV và DVTT-TV có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát
triển.
Với mỗi sản phẩm, đều có một hoặc một số dịch vụ tương ứng đi kèm để khai
thác sản phẩm một cách hiệu quả. Ngược lại, mỗi dịch vụ đều được triển khai dựa trên
một hoặc một số sản phẩm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Chất lượng và sự đa
dạng của SPTT-TV có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sự đa dạng của DVTT-TV và
ngược lại.
Việc phát triển nhiều loại hình dịch vụ khác nhau sẽ tạo điều kiện quảng bá và
đưa các SPTT-TV đến với NDT một cách nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó mức độ

khai thác SPTT-TV của NDT sẽ nhiều hơn, góp phần phát huy hiệu quả và nâng cao
giá trị của SPTT-TV. Ví dụ, khi thực hiện dịch vụ cung cấp tài liệu, tra cứu tin theo
u cầu, cung cấp thơng tin trọn gói...hay dịch vụ huấn luyện kiến thức thơng tin
(KTTT), CQTT-TV có thể giới thiệu đến NDT các SPTT-TV như: hệ thống mục lục,
CSDL, website thư viện hay các bài tổng luận, tóm tắt, các bộ sưu tập số...
Đồng thời, thông qua DVTT-TV các CQTT-TV có thể nhận ý kiến phản hồi của
NDT về SPTT-TV, từ đó có thể đánh giá, điều chỉnh và hồn thiện hệ thống SPTT-TV
của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin ngày càng đa dạng, phức tạp của NDT.
Giữa SP&DVTT-TV có mối liên hệ chặt chẽ nên vấn đề hoàn thiện, phát triển
SPTT-TV phải đi liền với việc tổ chức, đảm bảo sự phát triển cân đối, đồng bộ DVTTTV phù hợp [8, tr.13-15].
1.2 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ thông tin – thư viện
1.2.1

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội

1.2.1.1 Nhu cầu về các dịch vụ thông tin trong xã hội
Hiện nay nhu cầu về DVTT-TV rất đa dạng, phong phú. Nhu cầu này chịu tác
động của nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế
và nhu cầu phát triển của con người với tư cách là thành viên của xã hội [6, tr.209].
Kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, nền kinh tế thế giới đã có sự
chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu, tạo nên tiền đề quan trọng đưa xã hội lồi người bước
vào kỷ ngun mới: Kỷ ngun thơng tin. Đối với các ngành có hàm lượng tri thức
cao, các lĩnh vực sử dụng nhiều thơng tin đang dần đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực
kinh tế - xã hội.

11


Trong “Xã hội thông tin” (Information Society) Nick Moore đã đưa ra ba đặc
trưng quan trọng của xã hội thông tin là: thông tin được sử dụng như một nguồn lực

kinh tế; việc sử dụng thông tin ngày càng mang tính xã hội cao và sự hình thành nền
cơng nghiệp thông tin ngày càng phát triển mạnh [6, tr.210-211].
Thông tin được hình thành trong quá trình hoạt động của con người ở các lĩnh
vực khác nhau của xã hội. Việc phát triển các DVTT-TV là nhằm mục đích giúp con
người có thể khai thác được nguồn thơng tin một cách thích hợp cho những mục đích
của mình, thúc đẩy nhanh việc phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, việc tổ chức tốt các DVTT-TV sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành
công của các hoạt động trong xã hội. Điều đó thúc đẩy nhu cầu tiếp cận, khai thác, sử
dụng thông tin của NDT trong xã hội tăng lên nhanh chóng và đa dạng hơn.
1.2.1.2 Sự phát triển của khoa học cơng nghệ và chính sách thơng tin quốc
gia
CNTT phát triển với tốc độ rất nhanh chóng và thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực
hoạt động của xã hội, làm biến đổi sâu sắc và toàn diện các hoạt động của con người.
Những thành tựu của CNTT đã được ứng dụng một cách triệt để vào hoạt động của các
CQTT-TV, đưa hoạt động TT-TV phát triển mạnh mẽ.
Nhờ CNTT mà công tác tổ chức, quản lý, khai thác nguồn lực thông tin và các
SP&DVTT-TV trong các thư viện có những bước thay đổi lớn đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu thông tin của đông đảo NDT.
CNTT là một trong những yếu tố cần thiết thúc đẩy DVTT-TV phát triển. Trước
đây, khi CNTT chưa được ứng dụng rộng rãi vào hoạt động thư viện, DVTT-TV chưa
đa dạng, chủ yếu cung cấp các dịch vụ phổ biến như dịch vụ mượn tài liệu, đọc tại chỗ,
tra cứu thủ công, sao chụp tài liệu… Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, sự phát triển nhanh
chóng của CNTT, đặc biệt sự ra đời của công nghệ web và các phương tiện truyền
thông xã hội đã tạo điều kiện cho các CQTT-TV đa dạng hóa DVTT-TV, đặc biệt là
phát triển các DVTT-TV hiện đại như dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc tự động
hóa; dịch vụ cung cấp tài liệu qua mạng; diễn đàn điện tử; dịch vụ tra cứu số; dịch vụ
khai thác tài liệu trực tuyến; giải đáp thắc mắc của NDT qua mạng, dịch vụ thư viện di
động....
Ngồi ra, mọi hoạt động của CQTT-TV ln chịu sự chi phối của chính sách
thơng tin quốc gia.

12


Kế hoạch phát triển DVTT-TV của các CQTT-TV phải phù hợp định hướng phát
triển thông tin của quốc gia trong từng giai đoạn, cụ thể:
Ở nước ta, năm 2005 Chính phủ đã ban hành “Chiến lược phát triển công nghệ
thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đến
năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thơng đã xây dựng và hồn thiện “Dự thảo Chiến
lược phát triển thông tin đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” - gọi tắt là chiến
lược. Dự thảo Chiến lược có đề cập đến mục tiêu phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
Mục tiêu chiến lược nêu rõ:
“...phát triển các loại hình thơng tin theo hướng đồng bộ, hiện đại, thông tin
chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020”.
“...Đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu thơng tin, giải trí, học tập, nâng cao
nhận thức của người dân, góp phần định hướng lối sống lành mạnh, hướng thiện cho
toàn xã hội, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, tạo động lực và trực tiếp đóng góp
cho sự phát triển của xã hội...”
“...Đối với loại hình internet: Đẩy mạnh phát triển, đồng thời quản lý hiệu quả
thông tin trên Internet, để Internet trở thành phương thức cung cấp thông tin nhanh
nhạy, hấp dẫn, tin cậy cho người dân...”
Tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ:
“...các loại hình thơng tin ở Việt Nam phát triển đầy đủ, tồn diện, hiện đại, có
đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước; hầu hết người dân Việt Nam có
điều kiện và khả năng hưởng thụ thông tin theo nhu cầu, bao gồm các thông tin chính
trị, tun truyền thiết yếu và các thơng tin giải trí, học tập, nâng cao nhận thức; các
loại hình thơng tin phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết yếu thu hút
70% người dân quan tâm, theo dõi thường xuyên...”

“...Hầu hết người dân Việt Nam có điều kiện và khả năng hưởng thụ thông tin
theo nhu cầu, bao gồm các thơng tin chính trị, tun truyền thiết yếu và các thơng tin
giải trí, học tập, nâng cao nhận thức...Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên
60%...” [2, tr 2-6].

13


❖ Vấn đề quyền truy cập và sử dụng thông tin trong xã hội
Thông tin được coi là một trong những yếu tố cơ bản và không thể thay thế, tạo
điều kiện cho con người phát triển. Do vậy nhiệm vụ chung của toàn xã hội là đảm bảo
cho con người được quyền truy cập thông tin như nhau [6, tr.214].
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1994 về thư viện công cộng và Tuyên ngôn
của IFLA năm 2002 về Internet đã nhấn mạnh quyền của các công dân cũng như nghĩa
vụ của các CQTT-TV. Hai tuyên ngôn này khẳng định mọi thành viên trong xã hội đều
có quyền bình đẳng và quyền tự do tiếp cận, sử dụng thông tin đang được lưu trữ ở bất
cứ nơi đâu. Tuyên ngôn cũng nhấn mạnh nhiệm vụ của các CQTT-TV là tạo điều kiện
thuận lợi để mọi người đều có thể thực hiện được quyền này.
Ở nước ta, trong Luật tiếp cận thông tin số: 104/2016/QH13 được thông qua
ngày 06 tháng 4 năm 2016, tại Điều 3 nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin có
nêu: “Mọi cơng dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện
quyền tiếp cận thông tin”. Trong Luật này cũng nêu rõ những thông tin nào công dân
được tiếp cận, thông tin nào công dân không được tiếp cận, đồng thời cũng nhấn mạnh
phạm vi và trách nhiệm của các cơ quan cung cấp thơng tin...Như vậy, có thể khẳng
định rằng, việc tạo điều kiện cho con người truy cập tới tồn bộ di sản trí tuệ chung
của nhân loại thơng qua các SP&DVTT-TV là một chức năng quan trọng của tất cả
các CQTT-TV.
Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp cận và sử dụng thơng tin phù hợp với nhu cầu của
mình trong thực tế đang gặp nhiều rào cản bởi vì nguồn thơng tin đang bị tản mạn,
NDT gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, sử dụng thơng tin như vấn đề bản

quyền, ngơn ngữ, chi phí truy cập, cũng như những chính sách, quy định của CQTTTV. Nhiệm vụ của các CQTT-TV là thực hiện các biện pháp khắc phục các khó khăn
này để đảm bảo quyền truy cập và sử dụng thông tin cho tất cả mọi đối tượng NDT.
Trong bối cảnh hiện nay, khi các nguồn thông tin không chỉ tồn tại ở dạng giấy
mà đa số là các nguồn thông tin điện tử trong môi trường mạng thì nhu cầu đối với các
DVTT-TV hiện đại ngày càng cao nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian truy cập, sử
dụng thông tin của NDT.
1.2.2

Các yếu tố của cơ quan thông tin – thư viện

CQTT-TV được cấu thành từ 4 yếu tố: nguồn tài nguyên thông tin; cán bộ TTTV; cơ sở vật chất, kỹ thuật; NDT. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động
14


×