Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trường Cao đẳng Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.46 KB, 97 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thư viện là cái nôi nuôi dưỡng tri thức của nhân loại thực hiện các
chức năng giáo dục, văn hoá, thông tin và giải trí. Sức mạnh của thư viện là
khả năng tổ chức và cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu, khả năng
tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao. SP - DV TTTV là cầu
nối giữa giá trị nguồn lực thông tin và người dùng tin. Thông qua hệ thống SP
- DV TTTV, các cơ quan TTTV có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động,
khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội.
Ngày nay, thông tin càng trở nên quan trọng. Nhu cầu được cung cấp
thông tin nhanh, chính xác, có chọn lọc và nhu cầu giao lưu, hội nhập, hợp tác
giữa các thư viện trong và ngoài nước đòi hỏi các thư viện và trung tâm thông
tin cần cung cấp những SP - DV TTTV có chất lượng ngày càng cao, chính
xác và kịp thời tới người dùng tin. Mặt khác, trong xu thế xây dựng, phát triển
các thư viện hiện đại, SP - DV thông tin đặc biệt được coi trọng. Phương pháp
tổ chức các SP – DV TTTV có nhiều đổi mới nhất là các yếu tố phù hợp với
đặc điểm, nhu cầu của người dùng tin. Để đảm bảo sự đồng bộ trong hoạt
động thư viện, các SP - DV TTTV cần phải được hoàn thiện và phát triển,
nhằm khai thác tối đa giá trị của nguồn lực thông tin.
Trong bối cảnh nền giáo dục Đại học, Cao đẳng nước ta đang chuyển
mình, đổi mới phương thức đào tạo, từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo
theo tín chỉ thì vai trò của thư viện trường đại học càng đặc biệt quan trọng và
cũng phải đổi mới hoạt động của mình để phục vụ mục tiêu này. Hoạt động
thư viện của các trường đại học, cao đẳng những năm gần đây đã có nhiều
khởi sắc với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú phục vụ bạn đọc đạt
2
hiệu quả cao. Thư viện thực sự là “người thầy thứ hai”, là “giảng đường thứ
hai” đối với đông đảo giảng viên và sinh viên.
Vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được khẳng định. Quá trình
đào tạo Đại học, Cao đẳng gắn chặt với quá trình chuyển giao thông tin, tri


thức. Các thư viện, trung tâm thông tin có nhiệm vụ biên soạn các sản phẩm
và tổ chức các dịch vụ TTTV có chất lượng để có thể phục vụ người dùng tin
một cách tốt nhất. Thư viện trường Cao đẳng Hải Dương (CĐHD) cũng
không nằm ngoài nhiệm vụ đó.
Song thực tế những năm gần đây, hoạt động thư viện nói chung, công
tác phát triển các SP - DV TTTV của thư viện trường Cao đẳng Hải Dương
nói riêng chưa đáp ứng kịp thời và thoả mãn nhu cầu của người dùng tin. Cụ
thể là: Ngoài các SP - DV TTTV như hệ thống mục lục dạng in thành phích,
thư mục, dịch vụ cung cấp tài liệu đọc tại chỗ, cho mượn về nhà, tra cứu tin,
…thư viện trường Cao đẳng Hải Dương còn thiếu rất nhiều các SP - DV
TTTV. Đồng thời, các SP – DV TTTV hiện có cũng chưa đạt chất lượng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển các sản
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trường Cao đẳng Hải Dương” làm
đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
CHƯƠNG 1
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG
1.1 Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
3
 Sản phẩm thông tin thư viện
Sản phẩm là khái niệm cơ bản được sử dụng trước tiên và cơ bản trong
lĩnh vực kinh tế học và hoạt động thực tiễn của nền sản xuất. Sản phẩm là thứ
có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, có thể đưa ra
chào bán trên thị trường.
Theo từ điển tiếng Việt “ Sản phẩm là cái do con người tạo ra”. Còn
theo Từ điển Bách khoa Việt Nam T.3: “ Sản phẩm là kết quả của các quá
trình hoạt động hoặc các quá trình. Sản phẩm bao gồm dịch vụ, phần cứng,
vật liệu đã chế biến, phần mềm hoặc tổ hợp của chúng. Sản phẩm có thể là vật
chất (vd. Các bộ phận lắp ghép hoặc các vật liệu đã chế biến, hoặc phi vật

chất (vd. Thông tin, khái niệm hoặc tổ hợp của chúng). Sản phẩm có thể làm
ra có chủ định (vd. Dành cho khách hàng), hoặc không được chủ định (vd.
chất ô nhiễm hoặc kết quả không mong muốn)”.
Dựa vào tính chất lao động tại khu vực các cơ quan TTTV thì sản phẩm
TTTV là kết quả của quá trình xử lý thông tin (biên mục, phân loại, định từ
khoá, tóm tắt, chú giải,…), do một cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện nhằm
thoả mãn nhu cầu của người dùng tin. [18, Tr21].
 Dịch vụ thông tin thư viện
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, “dịch vụ là những hoạt động thoả
mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”.
Trong hoạt động TTTV, dịch vụ ra đời cùng với sự hình thành của các
cơ quan TTTV. Cùng với sự phát triển của hoạt động TTTV, dịch vụ thông
tin ngày càng đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của
NDT.
4
Theo tác giả Trần Mạnh Tuấn: Dịch vụ TTTV bao gồm những hoạt
động nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử
dụng các cơ quan TTTV nói chung.
Thư viện là thiết chế văn hoá, giáo dục hoạt động phi lợi nhuận nên
dịch vụ TTTV không đặt trọng tâm vào mục tiêu thu nhiều lợi nhuận như hoạt
động dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh. Mục tiêu quan trọng nhất của dịch vụ
TTTV là giúp cơ quan TTTV nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác
thông tin và giúp NDT tiếp cận, sử dụng có hiệu quả thông tin vào các hoạt
động của mình.
1.1.3 Các yếu tố tác động tới chất lượng và hiệu quả của sản phẩm
và dịch vụ thông tin thư viện
Yếu tố chủ quan: Năng lực của cán bộ thông tin thư viện
Năng lực của cán bộ TTTV (năng lực của cán bộ thực hiện dịch vụ và
tạo ra các sản phẩm thông tin) có thể nói là toàn bộ trình độ chuyên môn mà
con người tích luỹ được. Năng lực của nhân viên thư viện có ý nghĩa quyết

định đến chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của dịch vụ. Do đó, nhân viên
thư viện cần có các kỹ năng chủ yếu mà người thực hiện phải có như:
- Có sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ TTTV.
- Có kỹ năng giao tiếp với khách hàng (Khả năng phân tích, hiểu đầy
đủ, chính xác nhu cầu của NDT, sự thân thiện và lịch sự với NDT).
- Có khả năng ngoại ngữ (để tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu,
giúp NDT tiếp cận được với thông tin mà không bị rào cản về ngôn ngữ).
- Có khả năng sử dụng các nguồn thông tin khác nhau (nguồn tin trên
giấy và phi giấy).
5
- Có khả năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại để khai thác, thu thập
thông tin và khả năng tư vấn, hướng dẫn NDT.
Yếu tố khách quan:
- Đối tượng xử lý thông tin
Đối tượng xử lý thông tin là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh
hưởng trực tiếp tới các SP - DV TTTV. Bởi vì “Sản phẩm chính là sự phản
ánh về đối tượng nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin về chúng cho NDT” [18,
tr. 221]
Trước đây, các cơ quan TTTV chỉ chủ yếu giới hạn việc cung cấp
thông tin về nguồn tài liệu như: các xuất bản phẩm (sách, tài liệu chuyên
khảo, báo, tạp chí,…), các tài liệu chưa xuất bản (luận án, luận văn, báo cáo
khoa học,…). Sau này, đối tượng xử lý thông tin còn được mở rộng ra các
loại phi văn bản (tranh ảnh, bản đồ, video, tài liêu điện tử,…). Tương ứng với
mỗi nhóm đối tượng trên, đã hình thành các tiêu chuẩn xử lý thông tin riêng,
hình thành các SP - DV đa dạng hơn,…Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin mới, các cơ quan TTTV có thể tạo ra các sản phẩm mà trong đó thông tin
được xử lý phong phú, đa dạng, thích hợp cho việc thoả mãn nhu cầu thông
tin của NDT.
Mặt khác, với mỗi loại hình thư viện khác nhau, mỗi cơ quan TTTV có
đối tượng xử lý thông tin, sự đa dạng hay chuyên sâu của mỗi nguồn tin khác

nhau đã tác động đến sự phát triển, hiệu quả của mỗi sản phẩm TTTV
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin và các thiết bị
phụ trợ
Hiện nay, thư viện đã sử dụng rất nhiều các trang thiết bị kỹ thuật hiện
đại để thực hiện các công tác nghiệp vụ cũng như tạo ra được nhiều dịch vụ
6
mới phù hợp với yêu cầu của NDT. Vai trò của nó rất quan trọng như phục vụ
các công đoạn xử lý và truyền tải thông tin.
Các trang thiết bị xử lý thông tin như: máy đọc mã vạch, máy in mã
vạch, các thiết bị khử tử, các thiết bị nghe nhìn như máy tính, tai nghe…các
trang thiết bị trên đã cho phép thực hiện được rất nhiều loại dịch vụ đối với
NDT (có vai trò cả cho việc tạo lập và quản lý các sản phẩm). Tuy vậy, cần
quan tâm chú ý đến sự đồng bộ của các thiết bị: Các trang thiết bị cần có sự
tương thích lẫn nhau, đồng thời chúng tạo nền một hệ thống hoàn chỉnh. Các
yêu cầu đó cho phép triển khai được các dịch vụ một cách ổn định, mỗi thiết
bị sẽ được phát huy đầy đủ mọi khả năng của mình trong việc thực hiện các
SP - DV.
Trong lĩnh vực hoạt động của các cơ quan TTTV, cụ thể là trong quá
trình tổ chức hoạt động, vai trò của CNTT được thể hiện hết sức rõ ràng, nó
tác động tới tất cả các quá trình nhằm tạo ra sản phẩm và thực hiện các dịch
vụ thông tin, giúp NDT rút ngắn được chi phí về mặt thời gian và cho phép
NDT khai thác trực tiếp tới nguồn tài liệu. Trong các quá trình xử lý thông
tin thì vai trò của CNTT thể hiện: một mặt phát triển và hoàn thiện các quá
trình xử lý thông tin; mặt khác hình thành nên các công nghệ mới cho quá
trình này, nhằm mục đích tạo ra được tính đa dạng, phong phú và năng
động trong việc tạo ra các SP – DV TTTV của mình. CNTT còn thâm nhập
cả vào quá trình tạo lập nội dung thông tin, quá trình phân phối thông tin,
quá trình trao đổi và truyền thông tin để hình thành nên các sản phẩm
tương ứng, đặc biệt, là việc khai thác, chia sẻ, sử dụng SP – DV TTTV của
nhiều cơ quan khác nhau.

- Nhu cầu của người dùng tin
7
Nhu cầu của NDT luôn là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hoạt
động TTTV nói chung và sự phát triển của các SP - DV nói riêng. Trong điều
kiện phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, nhu cầu về SP - DV TTTV rất đa
dạng, phong phú. Nhu cầu này được hình thành trên cơ sở nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó những nguyên nhân từ bản thân sự phát triển của xã hội,
sự phát triển của nền kinh tế, có những nguyên nhân từ nhu cầu phát triển của
con người với tư cách là thành viên của xã hội.
Để tạo được thông tin thì cần được cung cấp thông tin. Các cơ quan
TTTV có chức năng bảo đảm thông tin, thoả mãn nhu cầu thông tin trên cơ sở
các sản phẩm, dịch vụ mình tạo ra. Qua khai thác hệ thống SP - DV TTTV,
NDT lại tạo ra được những thông tin mới. Cứ như thế chu trình này diễn ra
liên tục, không ngừng phát triển và vì thế, nhu cầu về hệ thống sản phẩm dịch
vụ TTTV ngày càng gia tăng.
Sự tác động của NDT đến các SP - DV TTTV thể hiện ở những khía
cạnh:
Nội dung thông tin được cung cấp: Đối với những nhóm NDT khác
nhau thì nhu cầu thông tin cũng khác nhau, do đó, thông tin đặc trưng cho đối
tượng - thuộc tính, thông tin cần được xử lý cũng khác biệt nhau. Bởi điều đó
phụ thuộc vào những nhu cầu cụ thể của NDT.
Hình thức thông tin được cung cấp: Để thoả mãn nhu cầu thông tin với
chất lượng tốt, các SP - DV TTTV cần dựa trên các yếu tố có liên quan tới
tâm lý, thói quen của NDT. Những yếu tố này sẽ góp phần chi phối tới hình
thức thông tin được cung cấp. Do đó, thông tin được cung cấp cho họ cũng
cần khác biệt nhau về hình thức.
Hình thức cung cấp thông tin: Mục tiêu của các dịch vụ TTTV chính là
cung cấp thông tin phù hợp đối với NDT cụ thể. Việc cung cấp thông tin cũng
8
phụ thuộc cả vào những điều kiện thu nhận thông tin hay rộng hơn là điều

kiện sử dụng dịch vụ thông tin của NDT (địa điểm sử dụng, các điều kiện về
thời gian,…).
1.2 Khái quát về trường Cao đẳng Hải Dương
1.2.1 Vài nét về Trường Cao đẳng Hải Dương
 Chức năng và nhiệm vụ của Trường
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

9
1.2.2 Thư viện Trường
 Lịch sử hình thành và phát triển
 Chức năng và nhiệm vụ
 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
10

 Đặc điểm nguồn thông tin và cơ sở vật chất của thư viện.
* Đặc điểm nguồn thông tin
1.2.3 Người dùng tin và nhu cầu tin về sản phẩm và dịch vụ thông
tin thư viện
 Các nhóm người dùng tin
Căn cứ vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng
Hải Dương có thể phân chia đối tượng NDT thành các nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm lãnh đạo quản lý
Nhóm NDT này bao gồm các thành phần: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các
khoa, các phòng ban, trung tâm. Cán bộ quản lý trường Cao đẳng Hải Dương
ngoài công tác quản lý họ còn tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa
học. Nhóm NDT này tuy không chiếm số lượng lớn nhưng rất quan trọng. Họ
là những người xây dựng chiến lược phát triển của Trường, tham gia các công
việc chủ chốt trong công tác giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học của
trường.
Những thông tin họ cần là để tổ chức, điều hành, quản lý tốt các hoạt

động mang tính chiến lược của trường. Thông tin được coi là công cụ để quản
lý, giúp cho việc ra những quyết định nên thông tin cung cấp cho đối tượng
NDT này phải đảm bảo tính bao quát, cô đọng, kịp thời. Hình thức cung cấp
thông tin là những bản tin tóm tắt, tổng luận ,….với những phương thức rất
phong phú tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Các loại thông tin cung cấp cho đối tượng NDT này là các thông tin về
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin về các lĩnh vực
11
chuyên môn bởi vì họ không những cần nắm chắc các thông tin mang tính
chất chỉ đạo về đường lối mà còn vững về chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt
động đào tạo của nhà trường.
Nhóm 2: Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy là đối tượng phục vụ quan trọng
của thư viện. Đối tượng này thường xuyên phải sử dụng thông tin, đặc biệt là
các thông tin mới để phục vụ cho quá trình giảng dạy học tập, nghiên cứu. Để
đáp ứng nhu cầu về đổi mới phương pháp giảng dậy học tập nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục như hiện nay - Giảng viên là người trọng tài định hướng,
tổ chức các hoạt động học tập, sinh viên là đối tượng chủ động nghiên cứu đòi
hỏi giảng viên phải không ngừng học tập nghiên cứu, cập nhật những thông
tin mới, thông tin chuyên ngành. Do đó, sự quan tâm nghiên cứu, nắm bắt các
thông tin kịp thời, thường xuyên là nhu cầu cần thiết của giảng viên. Thư viện
là nơi quan trọng để họ hướng đến nghiên cứu nhằm thực hiện được các
nhiệm vụ đó.
Người dùng tin nhóm này có trình độ kiến thức chuyên sâu, rộng về các
chuyên ngành. Do đó một mặt họ là nhóm người dùng tin quan trọng một mặt
họ cũng là các chủ thể sinh ra các tài liệu xám như: luận án, đề cương, giáo
trình bài giảng, các kết quả của các công trình nghiên cứu, các nguồn thông
tin điều tra cơ bản,…Là nguồn tin thể hiện tiềm lực và thành tựu của trường
và cũng là cơ sở để phát triển các SP - DV của trường.
Nhóm 3: Các học viên và sinh viên

Đây là nhóm người dùng tin chiếm số lượng đông nhất. Thực hiện theo
tiến trình đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng nhóm NDT này không chỉ tiếp
thu những kiến thức do giáo viên truyền đạt mà từ những kiến thức nền tảng,
những sự gợi mở đó họ phải tích cực khả năng độc lập tư duy, sáng tạo áp
12
dụng những kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề cần quan tâm để hoàn
thành tốt chương trình đào tạo của ngành học, ngoài ra sinh viên họ còn phải
hoàn thành các bài tập lớn, các đề tài nghiên cứu,… để rèn luyện các kỹ năng
cần thiết.
Thông tin mà họ cần là những thông tin có tính chất chuyên ngành phù
hợp với các chương trình đào tạo của ngành học và định hướng nghề nghiệp
sau khi họ ra trường. Ngoài việc sử dụng thông tin cho mục đích học tập và tự
nghiên cứu, nhóm NDT này còn sử dụng thông tin cho mục đích giải trí nhằm
nâng cao đời sống tinh thần của mình, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho
công việc sau này của họ.
Nhóm 4: Nhóm bạn đọc khác
Các bạn đọc thuộc các khối cơ quan ngành giáo dục, những người làm
văn phòng, hành chính của nhà trường,…
Việc phân chia thành 4 nhóm NDT này chỉ mang tính chất tương đối,
vì trên thực tế NDT cũng có thể vừa làm công tác quản lý vừa là cán bộ
nghiên cứu, vừa là giảng viên vừa là học viên ….Do vậy, muốn đáp ứng
thông tin cho họ không chỉ nắm vững nhu cầu tin của từng nhóm NDT mà
phải nắm vững nhu cầu tin của từng đối tượng NDT cụ thể (ở từng thời điểm
cụ thể mà NDT cần thiết với những vai trò khác nhau) thì mức độ đáp ứng
mới đạt hiệu quả cao.
 Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
Để làm cơ sở cho quá trình phân tích nhu cầu, đánh giá hiện trạng, qua
đó đề xuất các giải pháp phát triển các SP - DV TTTV ở trường Cao đẳng Hải
Dương, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu hỏi, nội dung khảo sát
(xem phiếu khảo sát ở phần phụ lục) phản ánh nhu cầu và những nhận xét về

13
sản phẩm dịch vụ TTTV ở trường CĐHD. Việc khảo sát đã được tiến hành
với sinh viên và cán bộ, giáo viên của Trường, trong phạm vi 02 tháng theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Mặc dù thời gian có hạn, song việc tiến
hành khảo sát đã cố gắng khảo sát trên các đối tượng:
Độc giả đến thư viện: Phiếu yêu cầu để ở bàn thủ thư, phát cho độc giả
và yêu cầu trả về bàn thủ thư. Số lượng phiếu phát ra 120, thu về 112 phiếu.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý, văn phòng: Phát đến tận nơi (mỗi khoa tổ bộ
môn phát một số phiếu nhất định vào cùng thời điểm) và thu về. Số lượng
phiếu phát ra và thu về 50.
Sinh viên trên lớp (các hệ đào tạo): Phát cho cán bộ lớp một số phiếu
nhất định, phát ngẫu nhiên và thu về thông qua cán bộ lớp. Số lượng phiếu
phát ra 80, thu về 73 phiếu.
Học viên các ngành nghề (Đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn ở trường):
Phát ngẫu nhiên, số phiếu phát ra 50, số phiếu thu về 35.
Tổng số phiếu phát ra 300, thu về 270 đạt 90%
Qua phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra, luận văn đã khái quát
các đặc điểm về NCT của các nhóm NDT như sau:
NDT đến sử dụng Thư viện với nhiều mục đích khác nhau, có NDT đến
để học tập, để nghiên cứu khoa học nhưng cũng có NDT đến để tự nâng cao
trình độ, Theo kết quả điều tra NDT tại Thư viện cho thấy, phần lớn mục
đích thu thập thông tin của NDT là để học tập, tự nâng cao trình độ, nghiên
cứu khoa học. Trong đó, mục đích thu thập thông tin để phục vụ học tập
chiếm 73,3%, tự nâng cao trình độ chiếm 12,9%, nghiên cứu khoa học chiếm
18,5% , giảng dạy 33,3 % (Bảng 1.4)
14
ST
Mục đích Tổng số Cán bộ, giảng viên Học viên, sinh viên
Tổng
SL

phiếu
chọn
% Tổng
SL
phiếu
chọn
% Tổng
SL
phiế
u
chọn
%
1 Học tập 270 198 73.3 90 20 22.2 180 178 98.8
2 Nghiên
cứu KH
270 50 18.5 90 40 44.4 180 10 5.0
3 Giảng dạy 270 90 33.3 90 50 55.5 180 40 44.4
4 Tự nâng cao
trình độ
270 35 12.9 90 25 27.7 180 10 5.0
Bảng 1.4: Mục đích thu thập thông tin của NDT
* Về lĩnh vực chuyên môn
Trường CĐHD là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa
lĩnh vực nên tất cả các lĩnh vực chuyên môn đều được các nhóm NDT quan
tâm. Tuy nhiên, đứng đầu NCT là lĩnh vực khoa học xã hội chiếm, Khoa học
sư phạm, Kinh tế,… (Bảng 1.5 )
STT Các lĩnh vực chuyên
môn
Tổng số
phiếu chọn

(tổng số
phiếu 270)
Cán bộ,
giảng viên
(tổng số phiếu
90)
Học viên,
sinh viên
(tổng số
phiếu 180)
SL
chọn
% SL
chọn
% SL
chọn
%
1 Vật lý 80 29.6 35 38.8 45 25.0
2 Toán học 90 33.3 45 50.0 45 25.0
3 Hoá học 92 43.0 46 51.1 46 25.5
4 Công nghệ sinh học 80 29.6 40 44.4 40 22.2
15
5 Công nghệ thông tin 150 55.5 70 77.7 80 44.4
6 Công nghệ môi trường 60 22.2 25 27.7 35 19.4
7 Kinh tế 137 50.7 50 55.5 87 48.3
8 Văn học 166 61.4 30 33.3 136 75.5
9 Lịch sử 100 37.0 50 55.5 50 27.7
10 Địa lý 74 27.4 27 30.0 47 26.1
11 Văn hoá học 76 28.1 33 36.6 43 23.8
12 Khoa học sư phạm 158 58.5 69 76.6 89 49.4

13 Tâm lý giáo dục 98 36.2 48 53.3 50 27.7
14 Tài liệu khác 26 9.6 13 14.0 13 7.0
Bảng 1.5: Các lĩnh vực thông tin NDT quan tâm
* Về loại hình tài liệu
NCT của NDT trong Trường CĐHD luôn phong phú, đa dạng do nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan mang lại. Những thông tin được NDT quan
tâm thường được họ khai thác ở nhiều loại hình tài liệu khác nhau, với mục
đích đáp ứng cho nhu cầu tin của mình một cách hữu hiệu nhất. Do đặc điểm
khác biệt của từng nhóm NDT, nên việc lựa chọn các loại hình tài liệu của
từng nhóm cũng khác nhau. Nhưng cơ bản loại hình tài liệu “Sách tham khảo”
được NDT thường xuyên sử dụng, internet, là Báo, tạp chí, Giáo trình, Luận
văn, luận án, (Bảng 1.6)
Đối với nhóm cán bộ nghiên cứu và giáo viên, thông tin họ cần lại có
tính cụ thể, tính lý luận và thực tiễn, thông tin phù hợp và chính xác. Vì vậy,
họ sử dụng các loại hình tài liệu như sách tham khảo, báo, tạp chí,và các
thông tin trên internet. (Bảng 1.6)
Đối với nhóm NDT là học viên và sinh viên, do đặc thù của họ là sử
dụng thông tin phục vụ cho mục đích học tập vì vậy tài liệu có tính chất tham
khảo, giáo trình là những loại tài liệu hỗ trợ đắc lực trong việc tìm tin của
16
nhóm đối tượng này. Do vậy, loại hình tài liệu được sử dụng nhiều nhất ở
nhóm này là sách tham khảo, giáo trình và các tài liệu trên internet (Bảng 1.6)
STT Loại hình tài liệu
Tổng số phiếu
chọn
(tổng số phiếu
270)
Cán bộ, giảng
viên
(tổng số phiếu

90)
Học viên, sinh
viên
(tổng số phiếu
180)
SL
chọn
% SL
chọn
% SL
Chọn
%
1 Sách tham khảo 160 59.2 39 43.3 121 67.2
2 Giáo trình 120 44.4 20 22.2 100 55.5
3 Báo, tạp chí 115 42.5 65 72.2 50 27.7
4 Luận văn, luận án,
báo cáo khoa học
90 33.3 35 38.8 55 30.5
5 Internet 172 63.7 60 66.6 112 62.2
Bảng 1.6 : Loại hình tài liệu NDT thường sử dụng
Như vậy, đặc điểm của NDT của trường CĐHD mang rõ đặc thù đào tạo
đa ngành, đa lĩnh vực. NCT phong phú, đa dạng, có tính chất chuyên sâu. Từ
những đặc điểm trên đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm vững NCT của các nhóm
NDT để từ đó có những định hướng tổ chức các hoạt động khai thác các SP –
DV TTTV và sử dụng thông tin có hiệu quả nhằm đáp ứng tốt nhất NCT cho
NDT.
Do mục đích sử dụng thông tin của NDT của trường CĐHD đa dạng
nên nội dung thông tin đáp ứng yêu cầu của họ rất phức tạp. NDT cần thông
tin về nhiều chuyên ngành khác nhau tương ứng với chương trình đào tạo.
Không chỉ những thông tin cơ sở của nhiều ngành mà còn đòi hỏi thông tin

chuyên sâu về các chuyên ngành mà họ đang nghiên cứu, học tập, làm việc và
những chuyên ngành liên quan. Họ không chỉ cần những thông tin hồi cố từ
17
vốn tài liệu như sách, báo, tạp chí,…mà còn cần những thông tin có tính cập
nhật từ các nguồn khác nhau như tạp chí khoa học, luận văn, luận án, internet
dưới các dạng: thông tin chỉ dẫn, thông tin dữ kiện, thông tin toàn văn.
Trước đây, NDT có thói quen khai thác và sử dụng thông tin qua bộ
máy tra cứu truyền thống của thư viện. Ngày nay, nhờ ứng dụng công nghệ
thông tin và viễn thông vào hoạt động thư viện, NDT tăng cường khai thác
thông trong các cơ sở dữ liệu, thông tin trên internet.
Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của NDT trường CĐHD rất đa
dạng. Từ những sinh viên năm thứ nhất mới làm quen với việc khai thác và sử
dụng thông tin đến những người đã có kỹ năng khai thác và sử dụng thành
thạo như cán bộ, giáo viên.
Sự đa dạng về thành phần và trình độ của NDT, sự phức tạp trong NCT
của các nhóm NDT trường CĐHD đòi hỏi thư viện phải phát triển nhiều SP -
DV TTTV nhằm giúp NDT nhanh chóng tìm kiếm được những thông tin phù
hợp với yêu cầu của mình. Các dịch vụ thông tin như: dịch vụ phục vụ đọc tại
chỗ, dịch vụ cho mượn về nhà, dịch vụ tra cứu tin,…phục vụ kịp thời các yêu
cầu tin của giáo viên, sinh viên giúp họ thực hiện các hoạt động giảng dạy,
học tập, nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao.
Trong điều kiện khối lượng thông tin được tăng lên nhanh chóng, NDT
gặp nhiều trở ngại trong việc xác định chính xác thông tin phù hợp với NCT
của mình thì các SP - DV đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tìm kiếm,
lựa chọn, đánh giá những thông tin cần thiết. Những SP - DV này có ý nghĩa
đặc biệt đối với NDT thường xuyên phải khai thác thông tin trên internet. Vì
vậy, thông tin trên internet tuy phong phú, tiện lợi song phần lớn những thông
tin tri thức này chưa hoàn hảo, đúng sai chưa được xác định (độ tin cậy không
cao). Sự bùng nổ thông tin và tri thức và những áp lực đổi mới giáo dục của
18

ngành, của trường đòi hỏi thư viện các trường Đại học, Cao đẳng nói chung,
thư viện trường CĐHD nói riêng phải có cách thức mới trong việc tạo lập,
quản lý và phổ biến thông tin tri thức.
1.3 Vai trò của sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện đối với
Trường Cao đẳng Hải Dương
Trường Cao đẳng Hải Dương tiền thân là Trường sư phạm vì vậy chất
lượng giáo dục đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu. Chất lượng giáo dục
được xác định bởi các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, các phương
pháp giảng dạy, cơ sở vật chất,…Trong đó, thư viện là một yếu tố quan trọng
hỗ trợ đắc lực cho tiến trình đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng dạy và
học.
Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn hạn chế của toàn trường, thư viện
hoạt động còn nhiều vấn đề bị hạn chế song thư viện đã nhận thức rõ vai trò
của hệ thống sản phẩm dịch vụ trong thư viện nên trong những năm gần đây
và những năm tới đã đặt trọng tâm vào một số lĩnh vực như: ưu tiên ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, phát triển nhiều sản phẩm dịch
vụ TTTV nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT và đóng góp tích cực vào
tiến trình đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo của nhà trường.
SP - DV TTTV đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thư viện, là
phương tiện, công cụ do chính quá trình xử lý, tổ chức hoạt động thư viện tạo
ra nhằm để xác định, truy cập, khai thác, quản lý các nguồn tin nhằm đáp ứng
tốt nhu cầu của NDT của thư viện. Có thể nói sản phẩm dịch vụ TTTV là cầu
nối giữa vốn tài liệu – cán bộ thư viện – NDT. Chất lượng của SP - DV thông
tin là những tiêu chuẩn để đánh giá năng lực, khẳng định vị thế của cơ quan
TTTV, là thước đo hiệu quả của hoạt động thư viện. Hoạt động thư viện nếu
19
tổ chức tốt các dịch vụ và phát triển các sản phẩm thì NDT sẽ dễ dàng khai
thác được các nguồn tin, thoả mãn nhu cầu thông tin của mình.
Phát triển các dịch vụ trong thư viện cũng là thúc đẩy vấn đề phát triển
yếu tố kinh tế trong thư viện - yếu tố ít được các thư viện hoạt động truyền

thống quan tâm khai thác. Chính việc phát triển các dịch vụ đã thúc đẩy người
cán bộ thư viện năng động, sáng tạo trong hoạt động của mình….
Trên phương diện khác, để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ,…Trường CĐHD cần nắm bắt được các
nguồn thông tin tư liệu khoa học, công nghệ, chính trị - xã hội một cách hiệu
quả nhất. Những thông tin này sẽ phục vụ cho các hoạt động cụ thể:
- Phục vụ cho nhà trường cải tiến mục tiêu và chương trình đào tạo,
soạn thảo chương trình các chuyên ngành mới;
- Phục vụ cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu biên soạn các bài giảng,
giáo trình, tài liệu tham khảo;
- Phục vụ cho các thế hệ sinh viên, học viên trong quá trình học tập và
thực hiện các đề tài khoa học, các khoá luận tốt nghiệp;
- Phục vụ cho việc nghiên cứu, trao đổi, hợp tác các thông tin về
phương pháp giáo dục hiện đại giữa các khối trường sư phạm trong nước,
trong phạm vi địa phương đáp ứng xu thế đổi mới giáo dục như hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG
2.1 Sản phẩm thông tin thư viện
2.1.1 Hệ thống mục lục
20
Trong thư viện, các công cụ tra cứu trợ giúp độc giả tìm kiếm thông tin.
Phương tiện tra cứu vừa là công cụ vừa là sản phẩm thông tin đã qua xử lý,
phân tích từ nguồn tài liệu gốc. Các phương tiện tra cứu có chức năng quan
trọng trong việc khai thác và quản lý vốn tài liệu.
Công cụ tra cứu thông tin truyền thống giúp độc giả tìm hiểu nguồn
thông tin có ở thư viện và các trung tâm thông tin theo các tiêu chí khác nhau.
Mục lục thư viện là thành phần quan trọng trong công cụ tra cứu thông tin
truyền thống. Mục lục là tập hợp các phích mô tả thư mục được sắp xếp theo
một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin tại một hoặc một số cơ quan TTTV,

các phích có thể được sắp xếp theo các chuyên ngành, chủ đề, tên tài liệu,…
Mục lục tại thư viện trường CĐHD cho phép NDT xác định được vị trí,
địa chỉ lưu trữ tài liệu trong kho nếu NDT biết một số thông tin bất kỳ về tài
liệu như tên tác giả, tên tài liệu, môn loại khoa học. Mục lục được phân theo
các phòng phục vụ: Phòng mượn giáo trình, phòng mượn sách tham khảo,
phòng đọc.
Mục lục truyền thống của thư viện trường CĐHD được tổ chức thành
2 dạng:
Mục lục chữ cái: Mục lục chữ cái của thư viện trường CĐHD gồm các
phích mô tả thư mục theo qui tắc mô tả ISBD chứa các thông tin về tác giả,
tên tài liệu, thông tin xuất bản, ký hiệu kho,…Các phích này được sắp xếp
theo trật tự chữ cái tên tác giả hoặc tên sách.
Mục lục phân loại: Mục lục phân loại của thư viện trường CĐHD được
tổ chức theo khung phân loại dành cho thư viện khoa học tổng hợp (19 lớp).
Các phích mô tả được sắp xếp theo môn ngành tri thức theo khung phân loại.
21
Như vậy, mục lục truyền thống được tổ chức sắp xếp khoa học giúp
NDT có thể tìm tài liệu mình cần một cách dễ dàng, thân thiện với người sử
dụng. NDT chỉ cần nhớ tên tài liệu, tên tác giả và xác định vần chữ cái, hoặc
xác định ngành khoa học của vấn đề cần tìm là có thể tìm được những tài liệu
phù hợp với nhu cầu của mình.
Hai loại mục lục trên giúp NDT có thể tìm tài liệu theo dấu hiệu nội
dung (mục lục phân loại) và tìm theo dấu hiệu hình thức (mục lục chữ cái).
Như vậy, mục lục của thư viện trường CĐHD đã phản ánh được hai đặc trưng
thông tin của tài liệu, đó là đặc trưng về hình thức và đặc trưng về nội dung.
Với việc tra tìm bằng mục lục truyền thống, NDT rất chủ động trong
việc tra tìm tài liệu mà không cần bất kỳ một máy móc nào hỗ trợ, không phụ
thuộc vào nguồn điện.
Nhưng mặt khác, mục lục dạng truyền thống không thể đảm bảo về tốc
độ tra tìm nhanh, khó có thể kết hợp các dấu hiệu của tài liệu khi tìm kiếm, có

thể gây ra hiện tượng mất tin khi bạn đọc (vô tình hay cố ý) làm mất đi những
phích mô tả trong hộp phích của thư viện do đó sách trên giá có thể không
được sử dụng. Đối với mục lục phân loại, NDT có thể tìm được những tài liệu
theo các môn ngành tri thức nhưng khi tra tìm thì mục lục này khó sử dụng.
Khi được hỏi về mức độ sử dụng các công cụ tìm kiếm, chỉ có 29,6% NDT sử
dụng sản phẩm này trong khi đó có tới 63,7% sử dụng mục lục chữ cái do đặc
điểm của mục lục chữ cái là sắp xếp theo vần chữ cái nên NDT dễ tìm. Song
việc đánh giá hai loại mục lục trên của các nhóm NDT không giống nhau. Cụ
thể như, đối với giáo viên vẫn hay sử dụng mục lục phân loại vì tìm tin được
theo các môn ngành khoa học một cách đầy đủ.
Thư viện chưa tổ chức được mục lục chủ đề do chưa áp dụng khung đề
mục chủ đề vào việc định chủ đề tài liệu.
22
Tuy nhiên, việc duy trì mục lục phiếu vẫn là cần thiết trong khi cơ sở
dữ liệu của thư viện chưa phát huy hết vai trò của mình. Qua khảo sát cho
thấy có 152 phiếu chiếm 56% ý kiến vẫn sử dụng sản phẩm này để tra cứu
Hình 2.1 Biểu đồ ý kiến đánh giá của NDT về mục lục phân loại (hình trên)
và mục lục chữ cái (hình dưới)
2.1.2 Thư mục giới thiệu tài liệu
Thư mục là sản phẩm thông tin – thư viện mà phần chính là tập hợp các
biểu ghi thư mục (có hoặc không có tóm tắt, chú giải) được sắp xếp theo một
23
trật tự xác định phản ánh các tài liệu có chung một hay một số dấu hiệu về nội
dung hay hình thức.
Thư mục là công cụ tra cứu được độc giả thường xuyên sử dụng, được
xây dựng để hỗ trợ NDT tra cứu tài liệu, các luận án, luận văn,…
Thư viện tổ chức biên soạn thư mục giới thiệu luận án, luận văn của
các giảng viên và cán bộ trong trường, tổ chức biên soạn các thư mục chuyên
đề nhằm giới thiệu các tài liệu của một số chuyên ngành phù hợp với các
ngành đào tạo trong trường và một số thư mục thông báo sách mới khác.

Trong thư mục được tổ chức thành 3 phần: phần giới thiệu, hướng dẫn
sử dụng, phần nội dung (được phân chia theo các tiêu chí, các tài liệu có phần
tóm tắt hoặc chú giải giúp NDT tìm tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình
hơn so với mục lục) và phần bảng tra. Trong phần nội dung, các tài liệu được
sắp xếp theo năm xuất bản, chuyên ngành đào tạo, thứ tự chữ cái tên đề tài,…
Trong mỗi biểu ghi về tài liệu bao gồm: Tên tài liệu, tên tác giả, thông tin
xuất bản, ký hiệu phân loại, ký hiệu kho, thông tin tóm tắt tài liệu.
Thư mục tuy không phản ánh toàn bộ vốn tài liệu như mục lục nhưng
tập trung phản ánh từng chuyên đề, từng phần cụ thể sẽ giúp cho thông tin
phù hợp với từng đối tượng riêng bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các bảng
tra, có các thông tin tóm tắt, vận chuyển linh hoạt giúp cho tìm tin dễ dàng
hơn. Với sản phẩm này đối tượng sử dụng phần lớn là sinh viên, giảng viên
trong trường.
Thư viện trường CĐHD chưa bố trí cán bộ chuyên trách hay phòng xử
lý, phòng tra cứu hay tuyên truyền riêng nên công tác biên soạn các thư mục
chuyên đề vẫn còn chưa triệt để, chưa có qui trình, loại hình thư mục chủ yếu
là thư mục thông báo sách mới.
24
Qua khảo sát thống kê nhu cầu sử dụng của bạn đọc cho thấy trong 270
phiếu trả lời có 40 % ý kiến vẫn sử dụng thư mục để tra cứu thông tin của thư
viện trong đó nhân viên văn phòng và sinh viên hay sử dụng hình thức này vì
họ hay tìm các tài liệu mới hoặc theo từng chuyên ngành vì vậy tìm theo thư
mục sẽ giúp tìm nhanh hơn so với mục lục (mục lục chỉ phản ánh một phần
tài liệu trong vốn tài liệu của thư viện).
Hình 2.2 Biểu đồ đánh giá của NDT về thư mục giới thiệu tài liệu
2.1.3 Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là sản phẩm tất yếu của quá trình tin học hoá hoạt
động TTTV. CSDL là tập hợp các dữ liệu về đối tượng được quản lý đồng thời
trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lý theo một cơ chế
thống nhất, nhằm giúp cho việc truy nhập, xử lý dữ liệu được dễ dàng nhanh

chóng.
Hiện nay, thư viện trường CĐHD đang sử dụng phần mềm quản lý thư
viện trường học Ilib. Easy của Công ty CMC. Bạn đọc có thể tra tìm tài liệu
theo nhiều hướng khác nhau như: Loại hình tài liệu, tên tài liệu, tác giả, nơi
xuất bản, năm xuất bản, ký hiệu phân loại, số đăng ký cá biệt
25

×