Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Việc làm của trẻ em di cư tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trẻ em tại dự án phát triển xã hội cộng đồng cầu hàn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 227 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TP.HCM
______________________

TỐNG THỊ HƯƠNG

VIỆC LÀM CỦA TRẺ EM DI CƯ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(NGHIÊN CỨU TRẺ EM TẠI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
CỘNG ĐỒNG CẦU HÀN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.03.01

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TP.HCM
______________________

TỐNG THỊ HƯƠNG

VIỆC LÀM CỦA TRẺ EM DI CƯ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(NGHIÊN CỨU TRẺ EM TẠI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
CỘNG ĐỒNG CẦU HÀN)

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Di cư là một trong những chủ đề luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
khơng chỉ tại Việt nam mà cịn nhiều nước trên Thế giới. Di cư là một nội dung sâu, rộng
nên cần có nhiều cách tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau. Hiện tại, tác giả đang
sống và làm việc tại TP.HCM, nơi có nhiều người di cư trong đó có trẻ em từ các tỉnh về.
Điều đó đã thôi thúc tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài“Việc làm của trẻ em di cư tại
Thành phố Hồ Chí Minh”.
Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trong thời gian hơn một năm. Đề tài được nghiên
cứu bằng phương pháp định lượng kết hợp với định tính. Khách thể là những trẻ em di cư
đang sinh sống và làm việc tại quận 7, TP.HCM. Luận văn được kết cấu lo-gic gồm ba
phần và nội dung quan trọng nhất nằm ở chương 2 của phần thứ hai. Các phần của bài viết
ln được tác giả lồng ghép, phân tích giữa nội dung và so sánh với những nghiên cứu liên
quan. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng lý thuyết gia đình là tiền đề quan trọng cho những
lý giải. Ngồi ra, một số lý thuyết khác cũng được tác giả đề cập trong q trình phân tích
như lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết kinh tế học trẻ em.
Kết quả nghiên cứu thực hiện là những trẻ em được hưởng lợi từ dự án Cầu Hàn. Động cơ
việc làm của nhóm trẻ em di cư bỏ học có liên quan mật thiết với gia đình, trong khi đó
yếu tố sở thích cá nhân và mơi trường nơi làm việc lại có ảnh hưởng lớn tới nhóm trẻ em
di cư đi học. Động cơ việc làm của trẻ em di cư ln trong mối tương quan thuận với gia
đình và đặc điểm này chưa được phân tích nhiều trong những nghiên cứu trước đó. Ngồi
ra, độ tuổi khơng tỷ lệ thuận với thời gian làm việc của trẻ. Trẻ thường làm những công
việc giản đơn, nặng nhọc trong khoảng thời gian dài nhưng mức lương rất thấp. Sau khi có

việc làm, nhóm trẻ em bỏ học quan niệm tiền là yếu tố quan trọng nhất và họ có xu hướng
lựa chọn đi làm. Ngược lại nhóm trẻ em đi học lại quan niệm về gia đình và các em có xu
hướng mong muốn học tập tiếp hoặc học nghề. Cả hai nhóm trẻ em đều chọn cách ứng phó
với áp lực công việc chủ yếu là sử dụng điện thoại.
Những kết luận từ nghiên cứu luận văn đã góp phần quan trọng vào việc phân tích thực
trạng, động cơ và tác động của việc làm tới một nhóm trẻ em di cư đang sinh sống tại quận
7, TP.HCM. Tác giả tin rằng, luận văn sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo và tiếp tục bổ
sung cho những nghiên cứu tiếp theo.


ii

LỜI CẢM ƠN
Thành quả nghiên cứu luận văn trên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tác giả. Sau
bốn năm học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh và
năm năm làm việc trong lĩnh vực trẻ em đã thôi thúc bản thân tôi tiếp tục thực hiện
nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ của quý thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè:
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan. Cô vừa là
giảng viên bộ môn, vừa là giảng viên hướng dẫn tận tình tơi trong suốt tiến trình học
tập, thiết kế và ứng dụng thực hành. Cô không chỉ hỗ trợ về chun mơn mà giúp tơi có
quan điểm về cách làm khoa học một cách đúng đắn;
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới 148 đơn vị mẫu trẻ em di cư cùng gia đình các em đã hỗ trợ
tơi trong suốt q trình thực hiện tại cộng đồng;
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Lê Quân, thầy Trần Văn Thắng và cô Nguyễn Thị Thu
Hiền. Thầy cô vừa là đồng nghiệp vừa là người bạn thân thiết luôn động viên khích lệ
và tư vấn cho tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu luận văn;
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới mẹ, các anh chị trong gia đình và một số bạn bè thân thiết
luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất trong thời gian tôi làm việc;
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô Huỳnh Kiêm Tiên và cô Nguyễn Thị Phương Thảo.

Người lãnh đạo trực tiếp và người đồng nghiệp của tôi đã ủng hộ và cố gắng tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi về mặt thời gian trong suốt tiến trình thực hiện khảo sát luận văn
tại cộng đồng;
Tơi xin cảm ơn quý thầy cô khoa Xã hội học, khoa Công tác xã hội, các anh chị đồng
nghiệp trong mạng lưới hoạt động xã hội tại Tp.Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành
khác đã góp ý và tư vấn về chuyên môn.
Tác giả

Tống Thị Hương


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin hồn tồn cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hỗ trợ và hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan. Kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi đồng ý cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh và
Khoa xã hội học lưu và dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu liên quan.
Luận văn với những số liệu và thông tin mẫu là kết quả ứng dụng vào nghiên cứu việc
làm của nhóm trẻ em di cư đã và đang hưởng lợi từ dự án Phát triển xã hội cộng đồng
Cầu Hàn thuộc quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2018

Tác giả

Tống Thị Hương



iv

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM: .................................................................................. Thành phố Hồ Chí Minh
ILO: ......................................................................................... Tổ chức Lao động quốc tế
CNH, HĐH ....................................................................... Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
WTO (World Trade Organization): .................................... Tổ chức thương mại thế giới
KHXH: .................................................................................................... Khoa học xã hội
KHTN: ................................................................................................. Khoa học tự nhiên
KHKT: ..................................................................................................Khoa học kỹ thuật
YTGD: ..........................................................................................................Y tế giáo dục
DNTN: ........................................................................................... Doanh nghiệp tư nhân
DNNN: ........................................................................................Doanh nghiệp nhà nước
KT1: ..................................................................................................................................
Diện đăng ký thường trú – không phải người di dân, cho những người dân cư trú cùng
một quận đã đăng ký
KT2: ..................................................................................................................................
Diện đăng ký thường trú – không phải người di dân, cho những người dân cư trú ở
khác quận đăng ký
KT3: ..................................................................................................................................
Diện đăng ký tạm trú – người nhập cư sống một mình hoặc với người thân, làm việc ở
các cơ quan, tổ chức chính thức, thời hạn từ 6 đến 12 tháng, bao gồm những người có
đăng ký hộ khẩu trước đó nhưng vì lý do gì đó di chuyển ra khỏi thành phố và bây giờ
quay trở lại
KT4: .................................................................................................................................
Dân di dân sống ở các khu nhà trọ, khơng có sổ đăng ký cư trú, cư ngụ tạm thời từ 1
đến 3 tháng hoặc không đăng ký. Học sinh ở khu vực nông thôn hoặc từ những khu
vực đô thị khác đến thành phố học. Mặc dù Luật cư trú mới có nhiều sửa đổi theo
hướng có lợi hơn cho dân di dân nhập khẩu, nhưng người nhập cư diện KT4 dường

như vẫn cịn gặp nhiều khó khăn


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: Mở đầu.......................................................................................................... 1
1.
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1.1. Lý do nghiên cứu của đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................................... 3
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.4.
1.5.
1.5.1.
1.5.2.
1.6.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 11
Mục tiêu tổng quát....................................................................................................... 11
Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 11
Đối tượng và Khách thể nghiên cứu ........................................................................... 11
Phạm vi nghiên cứu & Thời gian thực hiện ............................................................... 11
Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 11
Thời gian thực hiện ..................................................................................................... 12
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 12


1.6.1.
1.6.2.
1.7.
1.7.1.
1.7.2.
1.7.3.
1.7.4.
1.7.5.

Phương pháp tiếp cận: phương pháp định lượng và phương pháp định tính ......... 12
Phương pháp thu thập thơng tin ................................................................................. 13
Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ................................................................. 15
Nhóm đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 16
Cách chọn địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 16
Cách chọn mẫu nghiên cứu......................................................................................... 17
Cách lấy số liệu tại địa phương .................................................................................. 18
Cách thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn sâu và gỡ băng ...................................... 18

1.7.6.
1.8.
1.8.1.
1.8.2.
1.9.
2.
2.1.
2.1.1.

Phân tích dữ liệu .......................................................................................................... 20
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 21
Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................ 21

Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................... 21
Những hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn ................................................... 21
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................ 22
Các lý sử dụng trong nghiên cứu ................................................................................ 22
Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ....................................................................................... 22

2.1.2. Lý thuyết kinh tế học trẻ em ........................................................................................ 23
2.1.3. Lý thuyết gia đình ........................................................................................................ 23


vi

2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 25
Mơ hình phân tích ........................................................................................................ 25
Khái niệm liên quan đến đề tài ................................................................................... 26
Kết cấu luận văn ........................................................................................................... 29

PHẦN B : Việc làm của trẻ em di cư tại TP. Hồ Chí Minh ....................................... 30
Chương 1: Tình hình di cư và lao động trẻ em tại TP. Hồ Chí Minh, quận 7, một số chính
sách liên quan đến trẻ em và Mơ tả mẫu nghiên cứu ..................................................... 30
1.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 30
2.
Tại quận 7 ........................................................................................................ 33
3.

Một số chính sách liên quan đến trẻ em .............................................................. 34
4.
Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 39
Chương 2. Việc làm của trẻ em di cư tại TP.Hồ Chí Minh ............................................ 43
1.
Thực trạng việc làm của trẻ em di cư ................................................................. 43
1.1. Cơ cấu nhóm ngành nghề .............................................................................................. 44
1.2. Môi trường làm việc ...................................................................................................... 45
1.3. Thu nhập ........................................................................................................................ 50
2.
Động cơ việc làm của trẻ em di cư .................................................................... 54
3.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc làm của trẻ em di cư ............................ 61
4.
Tác động của việc làm với trẻ em di cư: nhận thức, học tập, kỹ năng và các
mối quan hệ ................................................................................................................ 67
4.1. Thay đổi nhận thức và quyết định học tập ..................................................................... 68
4.2. Thay đổi kỹ năng và các mối quan hệ ........................................................................... 71
PHẦN C : Kết luận và Khuyến Nghị ......................................................................... 77
1.
Kết luận............................................................................................................ 77
1.1. Về thực trạng việc làm của trẻ em di cư ........................................................................ 77
1.2. Về động cơ của trẻ em di cư với việc làm ..................................................................... 80
1.3. Về tác động của việc làm với trẻ em di cư .................................................................... 81
2.
Khuyến nghị ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 85
VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỘNG ĐỒNG CẦU HÀN .................... 89
PHỤ LỤC 1 : DANH MỤC BẢNG .............................................................................. 91
PHỤ LỤC 2 : DANH MỤC BẢNG KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS ..................................... 101

PHỤ LỤC 3 :DANH MỤC HỘP PHỎNG VẤN SÂU ................................................. 111


vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Độ tuổi mẫu khảo sát ..................................................................................... 39
Bảng 2.2: Giới tính và tình trạng hơn nhân mẫu khảo sát.............................................. 40
Bảng 2.3: Tình trạng học tập mẫu khảo sát.................................................................... 40
Bảng 2.4: Nơi cư trú và vùng miền ở trước kia, tình trạng cư trú ................................. 41
Bảng 2.5: Người các em đang sống cùng của mẫu khảo sát .......................................... 41
Bảng 2.6: Thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình trẻ trong mẫu khảo sát ................ 42
Biểu đồ 2.1: Nơi làm việc của trẻ ................................................................................ 44
Biểu đồ 2.2: Thời gian làm việc của trẻ (Theo ngày) ................................................... 46
Biểu đồ 2.3: Mục đích sử dụng thu nhập của trẻ em di cư ............................................ 51
Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ giữa tình trạng học tập và sử dụng thu nhập ........................ 52
Biểu đồ 2.5: Thông tin việc làm ..................................................................................... 55
Biểu đồ 2.6: Lý do chính khiến trẻ em lao động ............................................................ 56
Biểu đồ 2.7: Sự hài lịng trong cơng việc của nhóm trẻ em di cư .................................. 66
Biểu đồ 2.8: Ý định đi học lại của nhóm trẻ em di cư bỏ học ....................................... 70
Biểu đồ 2.9: Những cách thức trẻ em sử dụng khi áp lực .............................................. 72
Biểu đồ 2.10: Mối quan hệ về tình trạng học tập và cách ứng phó kỹ năng khi gặp
áp lực của trẻ .................................................................................................................. 73


PHẦN A: Mở đầu


1


1.

MỞ ĐẦU

1.1. Lý do nghiên cứu của đề tài
Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho mọi mặt của nước ta có
nhiều thay đổi. Năm 2015, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 204 tỷ USD, thu
nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn
2011-2015 tăng 18%/năm.
Sau ba mươi năm đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác
chiến lược về kinh tế với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tích cực
xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ
hơn theo cam kết WTO (Tapchicongsan.org, 2016).
Những chính sách đổi mới trong nhiều lĩnh vực đã tạo nên sự khác biệt giữa hai
vùng thành thị, nông thôn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội đã tạo
thành làn sóng di dân từ nhiều nơi khác đến các trung tâm đô thị và thành phố
lớn đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Dịng người di cư từ nơng thơn ra
thành thị có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua trong đó có trẻ em. Vì
thế ngày càng có nhiều trẻ em nơng thơn bỏ học, rời bỏ làng quê đến các vùng
đô thị lao động kiếm sống bằng những nghề khác nhau (Nguyễn Phương Thảo,
2000). Lúc này, hiện tượng nhập cư tự do vào TP.HCM không chỉ đơn thuần là
sự di chuyển dân cư từ các vùng nông thôn vào đô thị mà thực chất đó cịn là
hiện tượng xã hội của sự thu hút cả nông dân lẫn thị dân ở các vùng kém phát
triển vào thành phố này – với tính cách là cực phát triển mạnh nhất với một lực
lượng hấp dẫn đô thị mạnh nhất của cả nước (Nguyễn Quới, 1996). Người dân
di cư về thành phố tìm việc làm khơng chỉ vì bản thân mình mà đó cịn là chiến
lược quan trọng của các hộ gia đình ở quê quán.
Theo kết quả cuộc điều tra dân số giữa năm 2004 tại TP.HCM, tồn thành phố
có 1.844.548 người diện KT3 và KT4 đến từ các tỉnh thành trong cả nước
(chiếm 30,1%). Mỗi năm trung bình, nơi đây tăng thêm khoảng 200.000 người;

dự báo đến năm 2025 thành phố có khoảng 10 triệu người và đến năm 2050 là


2

15 triệu (Lê Văn Thành). Trong nhiều nhóm người di cư tới thành phố thì trẻ
em là đối tượng chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo số liệu của Sở Lao động Thương
binh xã hội năm 2017, TP.HCM hiện có 13 triệu người riêng trẻ em có
1.514.734 trẻ em độ tuổi 0-16 tuổi. Trong đó 16.054 trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn; 35.097 trẻ em đang có nguy cơ rơi vào hồn cảnh đặc biệt khó
khăn; 25.030 trẻ em sống trong các hộ cận nghèo và 350.000 trẻ sống trong các
hộ nhập cư và chỉ có đăng ký tạm trú. Cũng theo nguồn báo cáo trên, có hơn
400.000 trẻ em ở TP.HCM được coi là người nhập cư “tạm thời” là những em
di cư từ các tỉnh thành khác đến thành phố cùng cha mẹ hoặc tự di cư. Chúng
phải đối mặt với nguy cơ bị gạt ra ngoài cuộc sống xã hội do các em không
được đăng ký cư trú tại nơi ở mới. Thiếu giấy tờ chứng minh tình trạng cư trú
khiến cho những trẻ em này không được tiếp cận được với các dịch vụ công
thiết yếu như y tế, giáo dục và thường phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và
xâm hại cao. Ngay cả đối với các gia đình nhập cư có đăng ký và có hộ khẩu
(KT3, KT4) con em họ vẫn khơng được ưu tiên bằng những em có hộ khẩu
thường trú hoặc được sinh ra ở thành phố (KT1, KT2) trong các vấn đề chăm
sóc sức khỏe và giáo dục. Trẻ em di cư thường có nguy cơ bị bóc lột tình dục vì
mục đích thương mại và dễ bị dụ dỗ, khống chế hơn bởi các em thường khơng
có chỗ nương tựa hay nhờ cậy. Các em rất cần tiền và rất bỡ ngỡ trong môi
trường mới.
Theo kết quả xử lý dữ liệu từ phòng quản lý tệ nạn xã hội – Sở công an
Tp.HCM (2009), mười quận huyện có số lượng người nhập cư đơng nhất bao
gồm quận 7, quận 8, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, quận Tân Phú, quận
Tân Bình, quận Bình Thạnh, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Mơn. Chỉ riêng
quận 7, tỉ lệ người nhập cư đứng thứ 3 sau quận 12 và quận Bình Tân (chiếm

40,4% số người nhập cư so với dân số quận 7) và 5,8 % tổng số người nhập
cư của cả nước. Cơ cấu dân số có KT3 và KT4 tại quận chiếm 37,8%. Quận 7
là một trong những nơi có tốc độ đơ thị hóa nhanh, vì vậy ngày càng tạo sức
ép trong giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương. Hiện nay trên địa bàn


3

quận đã và đang có sự tham gia của một số các tổ chức xã hội, dự án vừa và
nhỏ nhằm hỗ trợ cho những nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là trẻ em
di cư.
Dự án Phát triển xã hội cộng đồng Cầu Hàn (gọi tắt là dự án Cầu Hàn, xem
thêm phần phụ lục) nằm trên địa bàn phường Tân Thuận Tây, quận 7, với mơ
hình hoạt động hướng đến sự phát triển bền vững dựa vào cộng đồng. Từ năm
2000 đến nay, trung bình mỗi năm dự án hỗ trợ trực tiếp cho 50 đến 70 trẻ em
tại lớp học tình thương và khoảng 300 trẻ em trên cộng đồng. Tuy nhiên có
một thực trạng tác giả nhận thấy, có rất nhiều trẻ em đi làm cho dù ở độ tuổi
đang đi học hay bỏ học và làm nhiều công việc khác nhau như rửa xe, trơng
em, bán hàng tạp hóa, bán đồ ăn, bán café, bán vé số, công nhân thời vụ…với
mức lương thấp, thời gian làm việc kéo dài và không được hưởng các chế độ
theo luật lao động. Trước thực trạng trên, tác giả quyết định chọn“Việc làm
của trẻ em di cư tại Thành phố Hồ Chí Minh” nghiên cứu tại dự án phát triển
xã hội cộng đồng Cầu Hàn làm đề tài luận văn.
1.2. Tổng quan tài liệu
Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, vấn đề di cư ngày càng thu hút sự quan tâm
của cộng đồng trong nước và quốc tế. Vấn đề trên không chỉ giới hạn trong
phạm vi về đạo đức, xã hội và pháp lý ở mỗi một quốc gia mà đã và đang trở
thành yếu tố có sự ảnh hưởng trên quy mơ tồn cầu. Tại Việt Nam, đặc biệt là
TP.HCM hiện tượng nhập cư tự do không chỉ đơn thuần là sự di chuyển dân cư
từ các vùng nông thôn vào đô thị mà thực chất đó cịn là hiện tượng xã hội của

sự thu hút cả nông dân lẫn thị dân ở các vùng kém phát triển vào thành
phố này.
Trong phần này tác giả sẽ tổng quan tài liệu bao gồm những nghiên cứu về trẻ
em di cư; việc làm của người di cư nói chung và nhóm trẻ em nói riêng.


4

Một số nghiên cứu về trẻ em di cư
Di cư là một trong những mối quan tâm lớn của ngành xã hội học, các nhà quản
lý trong và ngoài nước. Từ năm 1966, tác giả Lee đã có những nghiên cứu liên
quan về lực đẩy và lực hút trong vấn đề di dân. Di cư luôn chịu sự tác động của
yếu tố “nhân tố đẩy” và “nhân tố kéo” hay q trình di cư xảy ra khi có sự khác
biệt về đặc trưng giữa hai vùng: vùng đi và vùng đến. Nhân tố đẩy bao gồm
những yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa ở nơi đi
như do điều kiện sống khó khăn, thiếu việc làm …Cùng với nó là nhân tố kéo
như những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị…và
sự hấp dẫn về việc làm, cơ hội có thu nhập và mức sống cao ở nơi đến (Điều tra
dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014). Di cư là yếu tố quan trọng, là động lực tích cực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển
dịch cơ cấu lao động kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,
là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của chính
phủ các nước. Nhưng nó đồng thời cũng tạo ra chi phí và rủi ro nhất định cho
xã hội (Jon Sward và Nitya Rao, 2009).
Vào năm 2012, “Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em các gia đình
nhập cư vào TP.HCM” được tác giả Nguyễn Văn Trinh thực hiện cuộc nghiên
cứu những gia đình nhập cư đến TP.HCM dưới 5 năm cho thấy tỉ lệ đến trường
của nhóm trẻ em thuộc gia đình nhập cư ở các cấp thấp hơn nhóm trẻ em bản
địa. Loại hình trường học, nơi học sinh theo học chủ yếu là trường tình thương
tại địa bàn. Đồng quan điểm trong hướng nghiên cứu trên, Hechmann và cộng

sự (2008) cũng chứng minh được tỉ lệ trẻ em nhập cư nhập học đúng độ tuổi
thấp hơn trẻ em các gia đình bản địa; tỉ lệ bỏ học và ngưng học của trẻ em nhập
cư cũng ở mức cao hơn. Trẻ em trong gia đình nhập cư chịu nhiều thiệt thịi
trong tiếp cận giáo dục. Các gia đình nhập cư ngồi việc thiếu vốn làm ăn còn
thiếu vốn xã hội. Cuộc nghiên cứu trên liên quan đến tình trạng tiếp cận giáo
dục của trẻ em nhập cư ở các quốc gia châu Âu.


5

Một cuộc nghiên cứu bằng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết,
phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp thống kê toán học và phỏng vấn
sâu trên 114 trẻ em di cư lao động sớm tại 3 quận nội thành ở TP.HCM (quận
1, quận 8 và quận Tân Bình) nhằm tìm hiểu thực trạng cách ứng phó với áp lực
tâm lý của trẻ em lao động qua nghiên cứu “Cách ứng phó với áp lực tâm lý
của trẻ em lao động sớm” (Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn Thị Nhung, Tạp chí dạy
và học ngày nay số 10 – 2012). Tác giả đã tìm hiểu được cách ứng phó trẻ sử
dụng nhiều nhất là các cách ứng phó trong thay đổi tình cảm thể hiện ra bên
ngồi như chán ăn và khóc; bên trong cảm thấy buồn chán. Những trẻ em di cư
từ các tỉnh về thành phố thường khơng có thói quen chia sẻ những khó khăn
của mình với bố mẹ và thường xuyên chọn cách ứng phó “tình bạn”.
Như vậy, các nghiên cứu trên đã đề cập đến sự tiếp cận giáo dục của trẻ em
đang sống trong các gia đình nhập cư và cách ứng phó về tâm lý khi tham gia
lao động tại các thành phố lớn…Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào tập trung về
vấn đề việc làm của trẻ em di cư.
Một số nghiên cứu về việc làm của người di cư
Việc làm của người di cư
Một số tác giả trong nước quan tâm tới nhóm người nhập cư làm cơng việc bán
hàng rong tại TP.HCM qua nghiên cứu “Khảo sát tình hình buôn bán hàng rong
tại quận 10, TP.HCM” của Trần Thị Hải Dương và cộng sự (2010). Đề tài sử

dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 120 phiếu điều tra. Một nghiên
cứu khác với nội dung “Tìm hiểu thực trạng cuộc sống của những người nhập
cư bán hàng rong trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh”. Cả hai nghiên cứu trên đã đưa
ra kết quả nghiên cứu rằng công việc bán hàng rong được nhiều người nhập cư
lựa chọn khi tới TP.HCM. Những phát hiện khác về đặc điểm mạng lưới xã hội
của nhóm khách thể trên cịn khá lỏng lẻo, phần lớn người nhập cư bán hàng
rong họ đều mong muốn trở về quê.


6

Nhóm trí thức trẻ nhập cư dưới 35 tuổi được tác giả Nguyễn Thị Kim Yến
nghiên cứu bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng. “Việc làm của trí
thức trẻ nhập cư tại TP.HCM hiện nay” đã phát hiện yếu tố kinh tế khơng đóng
vai trị quyết định mà các nhóm ngun nhân khác như mơi trường làm việc và
cơ hội thăng tiến mới là yếu tố quyết định sự nhập cư của nhóm trí thức trẻ tại
TP.HCM. Đúng như Brown (1983) đã từng nói “để hiểu một cách toàn diện về
cuộc sống của những người nhập cư, chúng ta cần nghiên cứu không chỉ về đời
sống kinh tế mà cả sự thích ứng về sức khỏe và xã hội”. Tác giả Kim Yến chọn
nhóm khách thể thuộc các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kinh
tế tài chính, khoa học kỹ thuật và y tế giáo dục đang làm việc trong cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và chưa có hộ khẩu
thường trú tại thành phố (diện KT3, KT4). Tuy nhiên trong phần mô tả mẫu,
người nghiên cứu lại chỉ có hai mẫu đại diện cho nghề kiến trúc sư, trong khi
đó có tới 22 mẫu đại diện cho nghề kế tốn. Cách chọn mẫu khơng đồng nhất
giữa các nhóm nghành nghề sẽ khó có thể so sánh và đưa ra những nhận định
mang tính đại diện.
Vào 2005, cuộc nghiên cứu do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn
TP.HCM thực hiện nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của việc làm đến đời sống
của nữ công nhân nhập cư vào thành phố. Hai tác giả Nguyễn Bích Phượng và

Nguyễn Hải Loan đã phát hiện qua “Nghiên cứu quá trình thích nghi với đời
sống đơ thị của nữ cơng nhân mới di cư vào TP.HCM” về thực trạng di cư và
những đánh giá về sự thích nghi của nhóm đối tượng này. Một nghiên cứu khác
được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu giới và gia đình (2000) đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp lồng ghép phân tích giới với nhóm
nữ nhập cư tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Những kết quả nghiên cứu đều
cho thấy trong quá trình tìm kiếm và làm việc tại thành phố, nữ nhập cư khơng
hịa nhập tốt với đời sống đô thị đặc biệt là vấn đề nhà ở. Nghiên cứu cũng đề
xuất những kiến nghị tới các cấp và ban ngành liên quan cần có những chính
sách hỗ trợ nhóm nữ nhập cư tại thành phố lớn.


7

Một cuộc nghiên cứu thuộc chương trình chung về bình đẳng giới được thực
hiện giữa sự phối hợp của Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc vào năm
2012 cũng liên quan đến việc làm với một nhóm người di cư qua “Giới và tiền
chuyển về của lao động di cư” được thu thập bởi 600 bảng hỏi dành cho cả nam
và nữ cùng 42 cuộc phỏng vấn sâu và 12 cuộc thảo luận nhóm. Cuộc nghiên
cứu có liên quan đến yếu tố giới với quy mô lớn tại các quận nội thành Hà Nội
đã cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong thu nhập, quản lý nguồn tiền tiết kiệm,
sử dụng các dịch vụ chuyển tiền, sử dụng nguồn tiền về các hộ gia đình nơi đi
và khả năng gửi tiền giữa nam và nữ. Kết quả cũng cho thấy rằng, lao động tại
Hà Nội nam giới có thu nhập cao hơn nữ; nhưng số tiền gửi về quê nữ giới lại
cao hơn nam; những nhóm lao động giản đơn có tần suất gửi tiền về quê nhiều
hơn. Tuy vậy cuộc nghiên cứu trên chỉ đúng cho các quận thuộc nội thành Hà
Nội và chưa mang tính đại diện cho tồn khu vực phía Bắc.
Một số nhà nghiên cứu khác quan tâm đến nhóm thanh niên hay trí thức trẻ
nhập cư. Trong “Di dân trẻ tại TP.HCM”, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan đã
chọn nhóm khách thể nghiên cứu là những người ở độ tuổi từ 15-24. Cơng trình

nghiên cứu được thực hiện với cách phân tích vĩ mơ và vi mô, đề tài đã mô tả
cụ thể động cơ di chuyển và đời sống của những người nhập cư trẻ tại thành
phố cũng như sự hòa nhập về cuộc sống. Hiếm một cuộc nghiên cứu nào được
thực hiện liên tục trong khoảng thời gian dài và có nhiều đóng góp về mặt thực
tiễn cho nhóm thanh niên tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Rõ ràng di cư là một trong những vấn đề rất phức tạp. Các nhóm khách thể
được nhiều tác giả khai thác bằng những phương pháp tiếp cận khác nhau. Bất
kỳ một cuộc nghiên cứu nào khó có thể bao quát hết được các khía cạnh của
từng nhóm đối tượng hay vấn đề cụ thể nào đó. Nghiên cứu những nhóm người
nhập cư khác nhau sẽ đem lại những cơ hội tốt để so sánh những cách thức
thích nghi. Cần có những nghiên cứu thêm về các nhóm để hiểu được sự khác
biệt về cuộc sống của họ trong thành phố (PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan,


8

2015). Vì lẽ đó, việc làm của nhóm trẻ em di cư cần được tiếp tục khai thác qua
nghiên cứu trên.
Việc làm của trẻ em di cư
Cuộc nghiên cứu về việc làm của một nhóm trẻ em di cư “Một số lý do trẻ bỏ
học sớm và trở thành trẻ em đường phố” tác giả Ngọc Khanh thực hiện phương
pháp chọn mẫu quả bóng tuyết đã phát hiện trẻ đường phố là một trong những
nhóm người có rủi ro cao nhất về các vấn đề sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh
thần, lạm dụng chất, bị lạm dụng tình dục và nguy hiểm đến tính mạng. Đồng
thời, đề tài cũng lý giải lý do tại sao trẻ em ở một số gia đình nghèo bằng hoặc
nghèo hơn khơng rời khỏi nhà ra thành phố làm việc, lý do nào đằng sau sự
nghèo đói khiến trẻ trở thành trẻ đường phố. Một cuộc nghiên cứu khác cùng
nhóm đối tượng trên được thực hiện tại “Công việc làm của trẻ đường phố và
trẻ lao động tại quận Thanh Xuân, Hà Nội” cho thấy trẻ em lao động rất dễ bị
bóc lột và lợi dụng. Các em thường phải làm quá nhiều giờ với cường độ cao,

thu nhập không tương xứng với công sức các em bỏ ra. Sự thích ứng với lao
động cũng có sự khác biệt giữa các trẻ có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn và
thành thị.
Việc làm của nhóm trẻ em làm thuê được đề cập “Xung quanh vấn đề trẻ em có
hồn cảnh khó khăn” (Lê Khanh; 1999) phản ánh được đặc trưng về cảm xúc,
tình cảm nảy sinh trong quá trình sống và làm việc trong gia đình chủ của các
em. Những cảm xúc được phát hiện là cảm giác nhớ mẹ, cảm giác ơn huệ, sự
hài lịng về tiền cơng. Nhóm trẻ lao động làm thuê khác tại Hà Nội “Trẻ em làm
thuê giúp việc: gia đình và thái độ cộng đồng” đã đưa ra được thực trạng có sự
khác nhau trong việc đầu tư cho việc học hành của em trai và em gái và mẹ có
một vai trị quyết định trong việc đi làm giúp việc của trẻ em. Giải thích về vấn
đề trên Bellamy (2003) đã lý giải “Sự phân biệt về giới dai dẳng và tế nhị ở hầu
hết các xã hội, chính trẻ em gái là người phải hy sinh trước tiên, do bị nhập học
muộn nhất và bị rời trường sớm nhất mỗi khi có vận hội gay go”. Hay một công


9

trình nghiên cứu khác “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình” do Tổ chức cứu trợ
trẻ em của Thuỵ Điển (Save the children Sweden) cộng tác với Khoa tâm lý
học – Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội
thực hiện năm 2000. Cơng trình nghiên cứu này tìm hiểu ngun nhân đặc
điểm, ảnh hưởng của lao động đến sự phát triển cá nhân của trẻ. Đây là cuộc
nghiên cứu được sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính.
Mơi trường làm việc của "Trẻ em làm th giúp việc gia đình ở TP. Hồ Chí
Minh" (2006) được phản ánh chân thực qua cuộc điều tra 2162 em làm th
giúp việc gia đình ở TP. Hồ Chí Minh. Ngoài những kết quả về độ tuổi làm
việc trung bình 15 tuổi ở em gái, những bệnh thường gặp ở các em như bệnh hô
hấp và đau đầu. Điều đó đáng lưu tâm cho biết rằng “điều kiện khơng giấy tờ
có thể khiến trẻ rơi vào các hồn cảnh dễ tổn thương và bị ngược đãi, bạo lực

và xâm hại”. Một nghiên cứu khác về nhóm trẻ em di cư làm công việc giúp
việc nhà tại Hà Nội "Trẻ em làm thuê giúp việc: gia đình và thái độ của cộng
đồng" của Phạm Thị Huệ và Lê Việt Nga, Viện gia đình và giới, số 6 – 2008.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ em giúp việc sinh ra trong gia đình có quy mơ thuộc
loại trung bình từ 4-6 người; người mẹ có vai trị quyết định trong việc đi làm
giúp việc của trẻ em và khi trẻ càng lớn thì tỷ lệ các em tự quyết định đi làm
càng tăng, quyền quyết định của mẹ giảm khi tuổi đi làm lần đầu của con tăng
lên. Một nghiên cứu tại TP.HCM (2006) do Tổ chức ILO thực hiện “Lao động
giúp việc gia đình tại TP.HCM” cũng cho thấy trẻ em làm công việc giúp việc
nhà phần lớn là trẻ nhập cư, các em ít khi đăng ký tạm trú và dễ bị bóc lột hoặc
xâm hại mà khơng nhận được can thiệp kịp thời từ chính quyền.
Ngồi ra, báo cáo của nhóm tác giả về vấn đề “Lao động trẻ em tại TP.Hồ Chí
Minh” do Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh tiến hành năm 1998 bằng phương pháp thu
thập điều tra bảng hỏi và sử dụng cho những trẻ em ở nhiều ngành nghề khác
nhau. Cũng trong một số báo cáo liên quan như “Điều đầu tiên trước hết trong
lao động trẻ em: xóa bỏ những cơng việc độc hại với trẻ em” do Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) điều tra vào


10

những năm 1999. Gần đây nhất là cuộc nghiên cứu của Trường Đại học Tôn
Đức Thắng về lao động trẻ em ở TP.HCM (2016) được trình bày tại Hội nghị
Quốc tế về giáo dục và hòa nhập xã hội với 170 mẫu khách thể nghiên cứu từ
13 đến 18 tuổi. Các em làm việc trong nhiều nhóm ngành nghề khác nhau, tiêu
biểu nhất là nhóm ngành may mặc. Bổ sung là nghiên cứu về ngành may mặc,
giày dép và trẻ em ở TP.HCM do Unicef thực hiện 2016. Cả hai nghiên cứu
liên quan trên đều phản ánh tới lao động trẻ em cũng đang trở thành vấn nạn
trong toàn xã hội, những quan ngại liên quan là vấn đề tuyển dụng lao động 1517 tuổi trong điều kiện như lao động đã thành niên. Một vài nghiên cứu khác
liên quan của các tác giả như Nguyễn Hồng Thái (2003); Nguyễn Thị Thu Hằng

(2010) về những trẻ em di cư từ 10 đến 16 tuổi tại tám tỉnh trọng điểm như Lào
Cai, An Giang, Gia Rai, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Hà Nội, TP.HCM
đều cho thấy sự phát triển kinh tế và lối sống từ cơ chế thị trường đã tác động
tiêu cực đến trẻ em trong thời gian qua trong đó có vấn đề lạm dụng lao động
trẻ em.
Yếu tố việc làm của trẻ em là một trong những chủ đề rất rộng, tương đối phức
tạp và bất kỳ một cuộc nghiên cứu nào khó có thể bao phủ tất cả các khía cạnh
của vấn đề. Trong khi đó, những cuộc nghiên cứu trên chủ yếu chỉ đề cập đến
việc làm của những nhóm trẻ em di cư khác nhau như sự tác động của yếu tố
kinh tế, những lý do đi làm của trẻ, tâm lý của trẻ em sau khi đi làm, vai trị
giới trong gia đình với việc quyết định trẻ em đi làm. Một số lý thuyết thường
được các tác giả sử dụng trong các nghiên cứu như lý thuyết sự lựa chọn hợp
lý, lý thuyết di dân, lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết mạng lưới xã hội. Dựa trên
sự kế thừa những kết quả của các nghiên cứu trên và tiếp tục bổ sung những nội
dung liên quan tác giả thực hiện đề tài “Việc làm của trẻ em di cư tại
TP.HCM”.


11

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua nhóm khách thể nghiên cứu là trẻ em di cư cùng gia đình tại quận 7,
TP.HCM, luận văn phản ánh tình hình việc làm hiện nay của một bộ phận lao
động trẻ em nhằm góp phần trong việc hỗ trợ trẻ em tiếp cận giáo dục
nghề nghiệp.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu có ba mục tiêu cụ thể
như sau:
Đầu tiên, tác giả tìm hiểu về thực trạng việc làm của trẻ em di cư như cơ cấu

nhóm ngành nghề, mơi trường nơi làm việc và mức thu nhập của các em;
Hai là, tác giả phân tích động cơ việc làm với nhóm khách thể nghiên cứu gồm
những trẻ em di cư bỏ học và trẻ em di cư đi học;
Cuối cùng, tác giả phân tích những tác động của việc làm với trẻ em di cư; qua
đó có những khuyến nghị về mặt chính sách.
1.4. Đối tượng và Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác giả tập trung vào nghiên cứu về việc làm của nhóm
trẻ em di cư
Khách thể nghiên cứu: Bao gồm những trẻ em di cư có độ tuổi dưới 16, các em
là những trẻ được hưởng lợi từ dự án Cầu Hàn và hiện đang sinh sống, làm việc
trên địa bàn quận 7, TP.HCM cùng cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
1.5. Phạm vi nghiên cứu & Thời gian thực hiện
1.5.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tác giả thực hiện nghiên cứu trên những trẻ em di cư
thuộc phạm vi dự án Cầu Hàn tại quận 7, TP.HCM


12

Phạm vi thời gian: Tác giả nghiên cứu những trẻ em di cư đã và đang hưởng lợi
tại dự án trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2017
Phạm vi nội dung: Tác giả nghiên cứu trên ba nội dung chính gồm thực trạng,
động cơ của trẻ em di cư với việc làm và những tác động tới cuộc sống của
các em.
1.5.2. Thời gian thực hiện
Nghiên cứu luận văn được tác giả thực hiện trong thời gian từ tháng 7/2016 đến
12/2017
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Trong phần này tác giả sẽ trình bày phương pháp thu thập thông tin được sử
dụng trong nghiên cứu việc làm của trẻ em di cư tại TP.HCM. Phần kế tiếp, tác

giả sẽ tiếp tục làm rõ về phương pháp xử lý và phân tích thơng tin. Đồng thời
tác giả cũng đề cập những kinh nghiệm và khó khăn của bản thân trong q
trình thực hiện luận văn.
1.6.1. Phương pháp tiếp cận: phương pháp định lượng và phương pháp định tính

Trong các ngành khoa học xã hội, có hai phương pháp nghiên cứu chính thường
được sử dụng là phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
Tiếp cận định lượng thường xem xét hiện tượng theo cách có thể đo lường được
trên các đối tượng nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau chủ yếu nhất
vẫn là thống kê. Điểm mạnh của cách tiếp cận trên là phương pháp nghiên cứu
được mối liên hệ giữa các khái niệm và biến số, cung cấp dữ liệu mô tả sự phân
bố của các đặc điểm và tính chất của tổng thể nghiên cứu, khảo sát các mối
quan hệ giữa chúng và xác định mối quan hệ nhân quả.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế của phương pháp là khó giúp hiểu được
các hiện tượng về con người nhất là việc lý giải những hành vi. Việc tác giả kết
hợp cùng phương pháp định tính sẽ góp phần cải thiện những điểm hạn chế
trên. Những thơng tin định tính chủ yếu là thơng tin bằng lời nhằm thăm dị và


13

giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm. Từ lời nói của người
cung cấp thơng tin, nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu những gì họ đã trải qua và
họ suy nghĩ như thế nào khi có những hành động như vậy (Oxford, 2007). Cách
tiếp cận định tính với số lượng mẫu khơng nhiều nên khả năng khái quát cho
một dung lượng mẫu lớn rất khó.
Do đó, với sự kết hợp của hai phương pháp trên sẽ là nhân tố quan trọng hỗ trợ
cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
1.6.2. Phương pháp thu thập thông tin
Theo điều 10 Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em di cư là một trong mười bốn nhóm

trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Trong đề tài, tác giả đã kết hợp giữa việc sử dụng tài
liệu thứ cấp, phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp
định tính.
1.6.2.1.

Nghiên cứu phân tích tài liệu thứ cấp

Thơng qua việc tổng quan các đề tài nghiên cứu như sách báo, tạp chí, đề tài
nghiên cứu, hội thảo nghiên cứu …đã cung cấp cho tác giả cái nhìn tổng quát
về các lĩnh vực nghiên cứu liên quan. Qua đó giúp tác giả biết kế thừa có chọn
lọc và xác định hướng nghiên cứu luận văn.
1.6.2.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu thu được các kết quả bằng việc sử dụng
những cơng cụ đo lường, tính tốn với những con số cụ thể.
Một số phương pháp thu thập thông tin như phương pháp quan sát, phương
pháp thu thập số liệu qua thư, phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại, phương
pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp, phương pháp thu thập dữ liệu có hỗ trợ máy
tính hoặc phương pháp phỏng vấn quan mạng. Những phương pháp này cần
người nghiên cứu chọn lựa sao cho phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. Đặc trưng
của phương pháp trên là nghiên cứu mối quan hệ giữa các khái niệm, biến số và
khái qt hóa kết quả nghiên cứu thơng qua mẫu nghiên cứu đại diện. Tuy


14

nhiên, một số điểm hạn chế từ phương pháp định lượng đó là rất khó để hiểu
được các hiện tượng về con người nhất là những nghiên cứu về hành vi, kết quả

nghiên cứu của người tham gia đôi khi sẽ chịu sự tác động từ nhiều yếu tố như
tuổi tác, mơi trường, trình độ học vấn …Áp dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng, tác giả sử dụng phiếu khảo sát với ba mươi câu hỏi và tương ứng với các
nội dung nghiên cứu. Sau khi thu thập xong dữ liệu định lượng, các kết quả
nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS (20.0).
1.6.2.3.

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính có thể được thực hiện thông qua rất nhiều
những công cụ khác nhau như thảo luận nhóm, ghi chép, phiên âm, quan sát và
phỏng vấn sâu. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hai công cụ chính là phỏng
vấn sâu và quan sát.
Phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập số liệu trong đó người được phỏng
vấn sẽ trả lời một số câu hỏi do người phỏng vấn đặt ra. Công cụ này giúp cho
nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu cuộc sống bên trong mỗi cá nhân như lịch sử
cuộc đời, động cơ, thái độ …Phương pháp có hai dạng cơ bản là phỏng vấn ít
chính thức (hay phi cấu trúc) và phỏng vấn chính thức. Tuy cuộc phỏng vấn ít
chính thức chỉ mang tính chất là cuộc trị chuyện ngắn hay tán gẫu nhưng lại
đóng vai trị quan trọng trong việc tìm hiểu sơ bộ những thông tin ban đầu về
cá nhân, sở thích hoặc quan niệm sống. Đây là thời điểm để người nghiên cứu
xây dựng mối quan hệ và chuyển sang cuộc phỏng vấn chính thức. Lúc này,
người lấy thơng tin cần áp dụng một số kỹ thuật cần thiết như cách đặt câu hỏi,
gợi lại câu chuyện cho người cung cấp thơng tin và khơng qn nói rõ mục tiêu
của cuộc nghiên cứu. Ở bước này, người nghiên cứu có thể ghi chép hoặc sử
dụng phương tiện ghi âm nếu nhận được sự đồng ý của người cung cấp thơng
tin. Với phần ghi âm lời nói từ những cuộc phỏng vấn sâu, nhà nghiên cứu cố
gắng tìm hiểu những gì họ đã trải qua và họ suy nghĩ như thế nào khi có những



15

hành động như vậy (Oxford, 2007). Sau mỗi lần phỏng vấn sâu, người nghiên
cứu cần lưu lại thông tin từ khảo sát cá nhân bằng mẫu biên bản gỡ băng.
Quan sát cũng là một trong những phương pháp gắn liền với phương pháp
nghiên cứu định tính. Những cấp độ quan sát sẽ khác nhau tùy theo mức độ mà
người nghiên cứu tham gia gắn với bối cảnh xã hội. Quan sát có hai loại là
quan sát khơng tham dự và quan sát có tham dự. Trong nghiên cứu, chủ yếu đề
cập tới quan sát có tham dự và cơng cụ này giúp tìm ra ý nghĩa hành vi của con
người gắn liền với mơi trường sống của họ. Q trình quan sát không biệt lập
và luôn song hành với phỏng vấn sâu và ghi chép lại nhật ký quan sát. Trong
suốt quá trình thực hiện quan sát cần người nghiên cứu phải biết lắng nghe
nghiêm túc và hịa mình vào câu chuyện của người cung cấp thông tin. Công cụ
này có một sự độc đáo riêng biệt khi giúp cho người lấy thông tin mô tả được
những “dữ liệu phi ngơn ngữ” bởi “cái mà nó cho thấy bằng chính bản thân nó”
(PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, 2015).
Phương pháp định tính được tác giả tập trung chính trong phần phỏng vấn sâu
các trẻ em di cư và kết hợp với quan sát. Nội dung này được tác giả tập trung
làm rõ hơn trong phần phương pháp xử lý và phân tích thông tin.
Như vậy, cả hai công cụ trên đều cần thiết và thực hiện song song trong suốt
tiến trình nghiên cứu. Những kỹ thuật trên cũng cần người nghiên cứu biết vận
dụng một số kỹ năng cần thiết lắng nghe, phản hồi, im lặng …Điều này đòi hỏi
người nghiên cứu cần linh hoạt và nhạy bén với hoàn cảnh nhằm đạt được hiệu
quả nghiên cứu cao nhất.
1.7. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin
Đề tài được thực hiện với 148 đơn vị mẫu nghiên cứu định lượng và 13 đơn vị
mẫu nghiên cứu định tính gồm những trẻ em di cư tại quận 7, TP.HCM. Các
bước thực hiện nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày ở những phần dưới đây.



×