Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Việc tiếp nhận thông tin đồ họa trên báo trực tuyến của độc giả trẻ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA/BỘ MÔN: BÁO CHÍ - TRUYỀN THƠNG

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2017
Tên cơng trình:

VIỆC TIẾP NHẬN
THƠNG TIN ĐỒ HỌA
TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN
CỦA ĐỘC GIẢ TRẺ TP.HCM
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm : Nguyễn Khắc Ngọc Phượng Châu, lớp BCK13 CLC, 2013-2017
Thành viên:
Đoàn Viễn Kiều My, lớp BCK13 CLC, 2013-2017
Huỳnh Mai Phương, lớp BCK13 CLC, 2013-2017
Dương Vân Thy, lớp BCK13 CLC, 2013-2017
Bùi Ngọc Thảo Trang, lớp BCK13 CLC, 2013-2017
Người hướng dẫn:
Thạc sĩ Huỳnh Minh Tuấn - Giảng viên khoa Báo chí - Truyền thơng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2017



MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của để tài……………………………………………………....trang 1
2. Tổng quan nghiên cứu……………………………………………...................trang 1


3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài………………………......trang 6
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...….…...trang 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài………………..……....trang 9
6. Đóng góp mới của đề tài……………………………………………………....trang 9
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn……………………………………....…trang 10
8. Kết cấu của đề tài.…………………………………………………………...trang 11
9. Thời gian bắt đầu và kết thúc…………………………….…………….……trang 12
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm…………………………………………………………..….trang 14
1.2. Lịch sử hình thành
và phát triển của infographic…………………………………………………...trang 15
1.3. Vai trị của thơng tin đồ họa trong việc đưa tin trên báo trực tuyến….…....trang 17
Chương 2: Thực trạng việc tiếp nhận thông tin đồ họa trên báo trực tuyến của độc
giả
2.1. Thống kê các đồ họa xuất hiện trên 6 tờ báo trực tuyến………………………..trang 20
2.2. Việc độc giả trẻ TP.HCM xem infographic trên báo trực tuyến………………..trang 25
2.3. Mức độ tiếp nhận thông tin của độc giả trẻ TP.HCM khi xem infographic trên báo trực
tuyến………………………………………………………………………....….…..trang 34


Chương 3: Đánh giá mức độ hiệu quả của việc dùng thông tin đồ họa trên báo trực
tuyến của độc giả trẻ
3.1. Hiệu quả của infographic đối với độc giả trẻ TP.HCM ………..………..……trang 39
3.2. Đánh giá và ý kiến của chuyên gia ……………………………………………trang 44
3.3. Đề xuất giải pháp………………………………………………………………trang 48
Kết luận………………………………….………………………………..…….…trang 51
Danh mục tham khảo
Phụ lục



LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng báo chí hiện đại, các tác phẩm báo chí muốn thu hút người đọc phải
đáp ứng nhu cầu đưa tin chính xác, khách quan và kịp thời. Ngồi mặt nội dung, hình
thức thể hiện cũng cần có sự đa dạng và hấp dẫn mới có thể khiến cơng chúng lựa chọn
tác phẩm của mình. Vì vậy, sự đổi mới trong các sản phẩm báo chí đang là vấn đề đặt ra
cho báo chí Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, khi xã hội đang bước vào thời kì bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, việc
ứng dụng cơng nghệ trong các hoạt đơng báo chí trở thành một xu thế tất yếu cho sự phát
triển của nền báo chí hiện đại.
Trong những năm gần đây, báo trực tuyến trở nên phổ biến với công chúng báo chí
khi có thể đáp ứng nhu cầu đưa tin nhanh chóng và đang tìm tịi, ứng dụng các cơng nghệ
vào các tác phẩm báo chí để có những cách thức, hình thức và phương thức truyền tải
thơng điệp mới, đáp ứng nhu cầu của độc giả. Và một “công cụ mới” đang nhận được sự
quan tâm từ các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo trực tuyến, đó chính là thơng tin đồ họa
(hay infographic).
Trước tình hình infographic đang được báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo trực tuyến
quan tâm và sử dụng nhiều hơn cho những sản phẩm báo chí của mình, chúng tơi đã tiến
hành một khảo sát nhỏ với quy mơ 300 người có độ tuổi từ 18 đến 30 đang sinh sống và
làm việc tại TP.HCM về mức độ tiếp nhận infographic trên báo trực tuyến hiện nay của
họ. Đây vốn là những dân cư có khả năng tiếp cận với infographic trên báo trực tuyến cao
nhất, bởi độ tuổi và nơi sinh sống, làm việc tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với thông tin và
các dịch vụ công nghệ nhanh và dễ dàng nhất.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã có những buổi trao đổi cùng giảng viên hướng
dẫn củng các giảng viên chuyên ngành và nhà báo đang hoạt động trong mảng báo trực
tuyến. Từ đó, đưa ra những câu hỏi thiết thực nhất để lập nên bảng khảo sát.


Trong q trình tìm hiểu, chúng tơi cũng gặp những khó khăn như phân bố các thành
viên phát mẫu ngẫu nhiên cho những nhân khẩu tại TP.HCM phù hợp với yêu cầu công
chúng trong khảo sát. Tuy vậy, chúng tôi đã cố gắng hết sức, sắp xếp thời gian để có thể

thực hiện khảo sát để hồn thành nghiên cứu này.
Để chúng tơi có thể hồn thành bài nghiên cứu này, cịn có sự giúp đỡ từ phía q
thầy cơ, bạn bè. Xin gửi lời cám ơn chân thành đến: Thạc sĩ Huỳnh Minh Tuấn (giảng
viên hướng dẫn), Thạc sĩ Ngơ Thị Thanh Loan (giảng viên khoa Báo chí và Truyền
thông), Thạc sĩ Phan Văn Tú (giảng viên khoa Báo chí và Truyền thơng), Nhà báo Trần
Duy (báo Thanh Niên Online) … đã có những ý kiến cũng như hỗ trợ nhiệt tình cho bài
nghiên cứu
Với mong muốn góp phần tìm kiếm những giải pháp nhằm cải thiện infographic trên
báo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay, để infographic trên báo trực tuyến đến gần hơn với
các độc giả, chúng tơi đã cố gắng hết sức mình và cam đoan những số liệu trong bài
nghiên cứu là thật, được chúng tôi khảo sát 100% với các đối tượng trong độ tuổi từ 18
đến 30 đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM.
Trong q trình nghiên cứu chắc chắn sẽ cịn rất nhiều sai sót nên chúng tơi rất biết ơn
khi nhận được những góp ý, phản hồi từ q thầy cô, bạn đọc.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cám ơn!
NHÓM NGHIÊN CỨU


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thứ nhất, thơng tin đồ họa (tên tiếng Anh là Infographics) là phương tiện truyền
tải thông tin mới xuất hiện ở Việt Nam và sẽ đóng vai trị quan trọng trong báo trực tuyến
nói riêng cũng như trong các loại hình khác của báo chí nói chung.
Thứ hai, như tên đề tài đặt ra là “Việc tiếp nhận thông tin đồ hoạ trên báo trực
tuyến của độc giả trẻ TP.HCM”, chúng tơi cịn muốn tìm hiểu mức độ quan tâm và đón
đọc thơng tin đồ họa trên báo trực tuyến của độc giả trẻ. Từ đó đưa ra đánh giá về nội
dung, hình thức của thông tin đồ họa hiện nay của độc giả trẻ nhằm tìm ra được những
giải pháp tối ưu giúp cải thiện thông tin đồ họa trên báo trực tuyến sao cho phù hợp thị
hiếu người đọc.
Thứ ba, xuất phát từ mong muốn tìm hiểu mức độ hiệu quả của thông tin đồ họa

trong việc truyền tải thông tin đến độc giả trẻ trên báo trực tuyến. Từ đó đưa ra các đánh
giá để người làm báo có cái nhìn tổng qt hơn về những sản phẩm báo chí mình sản xuất
và có sự điều chỉnh phù hợp, hồn thiện ở các tác phẩm về sau.

2. Tổng quan nghiên cứu:
2.1. Trên thế giới:
Thông tin đồ họa đã phát triển khá phổ biến và là một vấn đề quan trọng. Chính vì
vậy, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu do tác giả nước ngồi cơng bố về hình thức
của thông tin đồ họa cũng như sự tác động của nó đến người đọc. Trong q trình tìm
hiểu, nhóm nghiên cứu đã tham khảo một số tài liệu.
Nghiên cứu của Pasternack Steve và Utt Sandra H – “Reader Use and
Understanding of Newspaper Informational Graphics” (dịch: Việc sử dụng và hiểu thơng
tin đồ họa trên báo chí của người đọc) được công bố vào năm 1989. Đây là nghiên cứu tìm
hiểu rất chi tiết về việc người đọc hiểu thơng tin đồ họa đến đâu và họ sử dụng thông tin
1


đồ họa như thế nào. Cụ thể như là người đọc sẽ tìm đọc nội dung hoặc tiêu đề trước hay
sau khi đọc thông tin đồ họa; người đọc lựa chọn phương tiện hoặc chất liệu gì để đọc, vì
vấn đề nội dung hay vấn đề đồ họa. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hơn 70% bạn đọc
tìm đến thông tin đồ họa trước khi đọc nội dung/tiêu đề, và phần lớn người đọc đều tìm
đến thơng tin đồ họa vì vấn đề nội dụng chứ khơng phải đồ họa. Đây là nghiên cứu rất
thực tế, nhóm nghiên cứu sẽ tham thảo các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu này
để lập bảng hỏi.
Bên cạnh đó, Emily Arnette Vines đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Is this
Journalism: A Study of whether the snapshots on the front page of USA Today adhere to
journalismtic standards” vào năm 2002 (dịch: Đây có phải là báo chí khơng? Nghiên cứu
liệu những tấm hình trên trang đầu của tờ báo USA Today có phù hợp với tiêu chuẩn của
báo chí”. Nghiên cứu này khảo sát 22 tấm hình (phần lớn đều có hình thức và chức năng
như thơng tin đồ họa hiện đại) để xác định tính tồn diện, tính chính xác và khả năng tin

tưởng của những tấm hình này đối với người đọc. Trong 22 thông tin đồ họa của USA
Today thì có 8 cái mang tính tồn diện, 11 cái mang tính chính xác và 17 cái đáng tin
(trong nghiên cứu có định nghĩa những tính chất trên: Như thế nào là tồn diện? Như thế
nào là chính xác? Như thế nào là đáng tin?). Bài nghiên cứu cũng đánh giá rằng những
thông tin đồ họa mà tờ USA Today sử dụng có chất lượng thấp vì những thông tin đồ họa
này đều phục vụ người đọc với mục đích giải trí hơn là cung cấp thơng tin (dựa trên những
giá trị của báo chí); nhà báo thực hiện thông tin đồ họa không hề phỏng vấn với các
chuyên gia nghiên cứu (chủ nhân của các thông tin trên thơng tin đồ họa);… Nhưng nhóm
nghiên cứu cho rằng những thiếu sót trên có thể do vấn đề tài chính hoặc do thơng tin đồ
họa cịn khá mới mẻ trong thời gian khảo sát vì USA Today dẫn đầu lịch sử báo chí trong
việc sử dụng thơng tin đồ họa để hỗ trợ cho nội dung của các bài viết.
Nhóm cũng tham khảo đề tài nghiên cứu “Infographics in News presentation: A
Study of its Effective Use in Times of India and Indian Express the Two Leading
Newspapers in India” (Đồ họa thơng tin trong việc trình bày tin tức: Nghiên cứu và hiệu
quả trong việc sử dụng thông tin đồ họa của tờ báo Times of India và Indian Express, 2 tờ
báo dẫn đầu ở Ấn độ) của nghiên cứu sinh Rejeev Ghode (năm 2012). Đây là một bài báo
2


nghiên cứu khoa học được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Blue Ocean phân tích các yếu tố
cấu thành lên thông tin đồ họa và phân loại thông tin đồ họa thành 3 cấp độ (theo mức
phức tạp và khả năng tích hợp thơng tin của thơng tin đồ họa). Tuy nhiên, nghiên cứu này
chưa quan tâm đến khía cạnh tiếp nhận thông tin từ thông tin đồ họa của người đọc, điều
mà nhóm nghiên cứu cho là rất quan trọng, trong khi đề tài nghiên cứu trên chỉ đưa ra kết
quả của việc so sánh 2 tờ báo lớn của Ấn Độ trong việc phân bổ thông tin đồ họa ở các
mục và mức độ thông tin đồ họa nào được sử dụng phổ biến hơn ở tờ báo nào.
Luận văn “Moving Graphics: The Effects of Interactive Infographics on Media
Users’ Recall Accuracy” (Đồ họa động: Sự ảnh hưởng của thơng tin đồ họa tương tác đối
với độ chính xác trong việc ghi nhớ của người sử dụng phương tiện truyền thông) của sinh
viên Marvin Milartz (năm 2013). Đây là luận văn tập trung nghiên cứu khả năng ghi nhớ

của người đọc đối với các thông tin đồ họa chứa nhiều thơng tin số liệu, luận văn này tìm
lời đáp cho câu hỏi “Liệu thông tin đồ họa tương tác có giúp người đọc dễ dàng xử lý các
thơng tin chứa nhiều số liệu?”. Qua thí nghiệm và kết quả của thí nghiệm do sinh viên
Milartz thiết kế, cụ thể là tính hiệu quả trong việc ghi nhớ của người đọc giữa thông tin đồ
họa tương tác (tên tiếng Anh là interactive infographics, tên gọi khác bằng tiếng Việt là
thông tin đồ họa động) tĩnh và bảng (trong nghiên cứu này, Milartz cho rằng thơng tin đồ
họa tương tác có tính thị giác cao nhiều hơn là số học so với 2 loại sau). Kết quả của
nghiên cứu trên là thông tin đồ họa tương tác hỗ trợ người đọc tốt hơn trong việc ghi nhớ
nội dung và các thông tin cơ bản. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn nhấn mạnh một kết luận
được thống nhất bởi các nghiên cứu tiền thân về thông tin đồ họa: Thông tin đồ họa có
liên quan đến q trình nhận thức (từ gốc: “cognition”), cụ thể là hỗ trợ cho hoạt động của
trí nhớ, việc thu thập và ghi nhớ thông tin.

2.2. Ở Việt Nam:
Dù mới xuất hiện gần đây nhưng thông tin đồ họa đã là đối tượng nghiên cứu khoa
học ở rất nhiều các nước, nhưng ở Việt Nam đây vẫn là một đề tài còn khá mới mẻ. Tuy
vậy, thực tế nó chưa được quan tâm đúng mức và chưa có nhiều sách, tài liệu và cơng
3


trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi đã tìm hiểu một số
luận văn tại Việt Nam có liên quan đến đề tài này. Cụ thể như sau:
“Sử dụng thông tin đồ hoạ trên báo Đầu tư” (2011) của tác giả Trần Bích Ngân là
luận văn có so sánh thơng tin đồ hoạ (thơng tin đồ họa) trên báo Đầu tư với các báo Tuổi
Trẻ, Thanh Niên. Thông tin đồ họa trên báo Đầu tư chưa thật sự bắt mắt và chỉ hướng đến
những người đã hiểu biết nhiều về kinh tế. Trong khi các báo khác thì hình ảnh sinh động,
đa dạng và mang tính thuyết phục cao hơn. Qua khảo sát trong luận văn có thể thấy thơng
tin đồ họa đang được báo Đầu tư chú ý phát triển. Tác giả đã liệt kê được những mặt tích
cực của thơng tin đồ họa trên báo Đầu tư. Bên cạnh đó, tác giả tìm ra được những nguyên
nhân chủ quan và khách quan khiến thông tin đồ họa trên báo Đầu tư chưa phát huy hết

khả năng truyền tải thơng tin. Từ đó, tác giả đã đề ra những biện pháp cải thiện thơng tin
đồ hoạ trên báo Đầu tư, đó là sử dụng nhiều hơn thông tin đồ họa (đặc biệt là các biểu đồ
biểu diễn kinh tế) và không ngừng đổi mới làm các dạng đồ hoạ khác nhau để thu hút độc
giả. Tác giả cũng nhấn mạnh đến định hướng phát triển lâu dài: nhận thức tầm quan trọng
của thông tin đồ họa và xây dựng đội ngũ thiết kế riêng để phát triển thông tin đồ hoạ trên
báo.
Trong luận văn “Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí tại Việt Nam hiện
nay” của Nguyễn Thị Thiện, năm 2011 đã đưa ra nhận định rằng ở nền báo chí Việt Nam
đã và đang sử dụng thơng tin được đồ họa (thông tin đồ họa) trong việc đưa tin, khảo sát
thực trạng sử dụng thông tin đồ họa ở báo chí Việt Nam và đi vào nghiên cứu một số cơ
quan báo chí cụ thể đề tìm ra phương thức phát triển của thông tin đồ họa trên báo chí. Tác
giả đã nghiên cứ Bản tin thời sự 19h00 của VTV1, Bản tin thời sự 19h45 của Đài Phát
thanh – Truyền hình Quảng Ninh, Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo trực tuyến Vnexpress
từ 01/01 đến 30/04/2011. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Thiện chưa nghiên cứu sâu về
chức năng hay tác động của thông tin đồ họa trong việc đưa tin và ảnh hưởng đến người
đọc.
Kết quả thu được từ luận văn “Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình
truyền hình” của tác giả Ngơ Thị Yến, chuyên ngành Báo chí học, trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG HN vào năm 2012 chính là việc tổng quát chi tiết (có phân biệt rõ
4


ràng giữa thơng tin đồ họa trên các loại hình báo chí), cũng như có phạm vi khảo sát rộng
(khảo sát về thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trên truyền hình của các kênh quốc tế).
Nhưng tác giả đã bỏ qua khảo sát ở báo trực tuyến và chưa nghiên cứu về tác động của đồ
họa thông tin đến với người đọc.
Luận văn của ThS. Trình Thị Quỳnh (chuyên ngành Báo chí học, trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG HN) – Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam (2016) là một
tác phẩm nghiên cứu bao quát với quy mô khảo sát là lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, phần
nghiên cứu Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họa rất chi tiết, đây cũng là phần

mà nhóm nghiên cứu có thể tham khảo. Điểm nổi trội của nghiên cứu chính là khai thác
được Hạn chế của thông tin đồ họa trên báo in và Xu hướng sử dụng thông tin đồ họa trên
báo in Việt Nam. Tuy nhiên, báo điện tử thể hiện nhiều ưu điểm hơn trong việc trình bày
thơng tin đồ họa nên việc nghiên cứu, đánh giá thông tin đồ họa trên báo in sẽ chưa thể
hiện được hết những thế mạnh của thông tin đồ họa trong việc truyền tải thông tin.
Luận văn thạc sĩ của ThS. Nguyễn Thanh Hà (chuyên ngành Báo chí học, trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN) – Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay
(2016) là tác phẩm nghiên cứu khoa học tương cận nhất với những kết quả mà nhóm
nghiên cứu cũng mong muốn đạt được như Đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa
trên các báo điện tử được khảo sát, Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng thông
tin đồ họa trên báo điện tử. Tuy nhiên cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu hồn tồn khác,
nhóm nghiên cứu cho rằng trang báo điện tử là nơi tương tác giữa tịa soạn, nhà báo với
người đọc vì vậy mà việc đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa phải xét từ góc độ
của người đọc chứ khơng phải từ tịa soạn hay nhà báo.
Với những tài liệu vừa nêu đã giúp chúng tơi có một cái nhìn tổng quan về việc sử
dụng thơng tin đồ họa trên báo chí và những tác động của nó đến người đọc nói chung.
Chúng tơi đã kế thừa và tiếp tục quan điểm về sự tác động của thông tin đồ họa đến các
độc giả trẻ trên báo trực tuyến.
Mặc dù đã cố gắng, song với việc thống kê, sưu tầm chưa đầy đủ và số lượng tài
liệu khá ít, chưa có nguồn tài liệu chuyên biệt nên vẫn cần nghiên cứu hơn nữa về tác động
của thông tin đồ họa đến người đọc trên báo trực tuyến.
5


3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Lý do chọn đề tài:
“A picture is worth a thousand words”/Một bức ảnh có giá trị một nghìn chữ. Đây
là một thành ngữ tiếng Anh. Thành ngữ này được dùng để ám chỉ rằng ý tưởng dù phức
tạp đến mấy đều có thể được truyền tải duy nhất bằng một bức ảnh hoặc bức ảnh của chủ
thể sẽ truyền đạt hiệu quả hơn ý nghĩa và bản chất của chủ thể thay cho những lời văn

miêu tả. Một bức tranh dùng những hình ảnh trực quan thường giúp người xem dễ hiểu
hơn là những câu chữ dài dịng.
Ngày nay, sự xuất hiện của cơng nghệ đồ họa đã góp phần giúp cho báo trực tuyến
phát triển mạnh mẽ. Nội dung trên báo trực tuyến giờ đây khơng chỉ đơn thuần là chữ,
hình ảnh, video mà cịn có một loại hình mới: thơng tin đồ họa.
W. S. Cleveland trong cuốn “The Elements of Graphing Data” (1994) có nói:
“Não của con người sẽ dễ nhận biết và hiểu những thơng tin nếu nó được tổng hợp trong
dạng các hình ảnh”.
Thơng tin đồ họa giới hạn số chữ lại, tổng hợp nội dung chính và liên kết các
thơng tin chủ yếu bằng hình vẽ.
“Thơng tin đồ họa là một dạng trình bày thơng tin, kiến thức bằng hình ảnh trực
quan nhằm làm rõ những thơng tin khó hiểu một cách nhanh nhất và rõ ràng nhất”. (M.
Smiciklas, “The Power of Infographics: Using Pictures to Communicate and Connect with
Your Audience”, 2012)
Thông tin đồ họa giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung và là một công
cụ hữu hiệu trong truyền tải thông tin đến công chúng. Mọi người ở các trình độ học vấn
vẫn có thể hiểu được nội dung chính thơng qua thơng tin đồ họa.
Thơng tin đồ họa là loại hình tổng hợp thơng tin phát triển trên thế giới. Rất nhiều
các báo trực tuyến quốc tế đã và đang tận dụng những tiện ích do thông tin đồ họa mang
lại. Tuy nhiên, thông tin đồ họa chỉ mới xuất hiện trên các báo trực tuyến Việt Nam trong
những năm gần đây.
6


Sử dụng thông tin đồ họa trong việc đưa tin đang là một xu thế của các trang báo
trực tuyến Việt Nam. Một số trang báo bắt đầu chú ý và đầu tư vào làm mục riêng mang
tên “Infographics”.
Thuật ngữ thơng tin đồ họa có thể thơng dụng trên thế giới nhưng ở Việt Nam, nó
cịn khá mới. Các tờ báo trực tuyến ở Việt Nam sử dụng thông tin đồ họa nhưng chưa hề
có một nghiên cứu về độ hiệu quả của nó đối với độc giả, cụ thể là TPHCM trong việc

truyền tải thơng tin.
Hơn nữa, có rất ít những nghiên cứu hay ghi chép về phản hồi của độc giả
TPHCM đối với việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo trực tuyến.
Nhóm nghiên cứu mong muốn tìm hiểu về đơ hài lịng của độc giả khi đọc những
bài báo có infograhic. Liệu những bài báo chứa thơng tin đồ họa có giúp cho độc giả tiếp
nhận thông tin nhiều hơn và dễ hiểu hơn? Từ những phản hồi, nhóm nghiên cứu có thể
phân tích mặt hiệu quả hoặc mặt hạn chế của thông tin đồ họa trong việc đưa tin trên các
báo trực tuyến Việt Nam dựa theo ý kiến của độc giả. Đề tài sẽ làm giàu cho kho tàng
nghiên cứu truyền thông về thông tin đồ họa – loại hình cung cấp thơng tin mới tạiViệt
Nam.
Các tịa soạn hay trang báo trực tuyến có thể dựa vào nghiên cứu khoa học này để
cải thiện và phát triển các bài báo thông tin đồ họa của mình cho phù hợp với độc giả hơn.

3.2. Mục tiêu của đề tài:
Dựa vào thống kê tần suất xuất hiện của thông tin đồ họa trong năm 2016 trên báo
trực tuyến và các nhu cầu xem tin tức có thông tin đồ họa của độc giả trẻ đang sống tại
TPHCM, nhóm nghiên cứu tìm và đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của thông tin đồ
họa trên báo trực tuyến đến với độc giả trẻ tại TP.HCM, từ đó có hướng phát triển phù hợp
cho thơng tin đồ họa trên báo trực tuyến.

7


3.3. Nhiệm vụ của đề tài:
Đánh giá vai trò cùa thông tin đồ họa trên báo trực tuyến. Khảo sát nhu cầu xem
và thái độ khi tiếp cận thông tin đồ họa trên báo trực tuyến của người trẻ đang sống và làm
việc tại TPHCM. Từ đó, tìm ra ngun nhân khiến độc giả trẻ hiện nay quan tâm đến các
tin tức được trình bày dưới dạng thơng tin đồ họa trên báo trực tuyến.
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích số liệu, đưa ra nhận xét, tìm ra
giải pháp cải thiện và đưa ra hướng phát triển cho thông tin đồ họa trên báo trực tuyến.

Cuối cùng kết luận về mức độ tác động của thông tin đồ họa trên báo trực tuyến đến với
độc giả trẻ tại TP.HCM.

4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp lịch sử và logic:
Dựa vào những nghiên cứu có liên quan để tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát
triển của đối tượng để rút ra bản chất và quy luật của đối tượng, mà ở đây là sự hình
thành và phát triển của thơng tin đồ họa. Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin
đồ họa hiện nay trên báo trực tuyến. Phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng để
hệ thống hóa lý thuyết , qua đó làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

4.2. Phương pháp phi thực nghiệm:
- Phương pháp hỏng vấn: Phỏng vấn sâu
• Đối tượng: Các nhà báo và giảng viên chuyên ngành báo chí để thu thập những
quan điểm của những người dang hoạt động và làm việc trong lĩnh vực mà nhóm nghiên
cứu đang tìm hiểu, từ đó có được những ý kiến mang tính chun mơn.
• Nội dung phỏng vấn: Đánh giá vai trị của thơng tin đồ họa trên báo trực tuyếnvà
nêu quan điểm về xu hướng tiếp nhận thông tin đồ hoạ trên báo trực tuyến của độc giả trẻ
TP.HCM.
8


- Phương pháp điều tra biểu mẫu: lập bảng hỏi
• Đối tượng khảo sát: 300 độc giả trẻ, ở độ tuổi từ 18 đến 30, đang sinh sống và
làm việc tại TP.HCM.
• Giả thuyết: Thơng tin đồ họa giúp người đọc tiếp thu thông tin trên báo trực
tuyến hiệu quả hơn.
• Số lượng câu hỏi: 16 câu.
• Dạng câu hỏi:

Multiple choices: gồm 2-5 sự lựa chọn/ 1 câu, bên cạnh các sự lựa chọn cịn có “Ý
kiến khác: …” để người tham gia khảo sát bổ sung ý kiến.
Câu hỏi mở để người khảo sát ghi nhận xét, đóng góp của mình.
• Dạng thang đo: 2 thang đo
Thang đo định danh
Thang Likert

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: Việc tiếp nhận thông tin đồ họa trên báo trực tuyến.
- Đối tượng khảo sát: độc giả trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 30, đang sinh sống và làm việc tại
TP.HCM.
- Thời gian: 6 tháng đầu năm 2016 (tháng 1,2,3,4,5,6)
- Phạm vi nghiên cứu: Các thông tin đồ họa xuất hiện trên 6 tờ báo trực tuyến:
Vietnamnet (vietnamnet.vn), VnExpress (vnexpress.net), Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn),
Thanh Niên Online (thanhnien.vn), Tin đồ họa- Thông tấn xã Việt Nam
(Infographics.vn), Zing (news.zing.vn) trong thời gian khảo sát.
6. Đóng góp mới của đề tài:
So với các cơng trình nghiên cứu trước đây chỉ dừng ở phân tích thực trạng sử
dụng thông tin đồ họa và định hướng hướng phát triển của thơng tin đồ họa, cơng trình
9


nghiên cứu của nhóm chúng tơi đã đưa ra những kết quả về sự tác động của thông tin đồ
họa đến việc tiếp nhận thông tin của độc giả trẻ và phân tích mặt hiệu quả, mặt hạn chế
của thơng tin đồ họa trong việc đưa tin trên các báo trực tuyến Việt Nam dựa trên ý kiến
của độc giả.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ là cơ sở và cung cấp thông tin về thông tin đồ
họa và phát triển loại hình mới này, giúp cho việc truyền tải thông tin trở nên nhanh hơn
và hiệu quả hơn với người đọc. Đồng thời nêu những lợi ích và những hạn chế của thông
tin đồ họa trong việc chuyển tải thơng tin trong báo chí đa phương tiện. Ngồi ra, độc giả

ở các báo trực tuyến sẽ lựa chọn cho mình hình thức thơng tin đồ họa phù hợp với nhận
thức và sở thích của mình.

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
7.1. Ý nghĩa lý luận:
- Đối với nghiên cứu về thơng tin đồ họa:
• Đề tài nghiên cứu hiệu quả của thông tin đồ họa trong việc chuyển tải thơng tin
nói chung và độc giả trên các báo trực tuyến nói riêng, đặc biệt là độc giả trẻ ở
TP.HCM.
• Dù đã được đưa vào sử dụng nhưng giới chun mơn vẫn cần có một tài liệu để
nghiên cứu, vì vậy, nghiên cứu của chúng tơi sẽ là cơ sở và cung cấp thông tin về
infograhic và phát triển loại hình mới này nhằm giúp cho việc truyền tải thông tin
trở nên nhanh hơn và hiệu quả hơn với người đọc.
• Thơng tin đồ họa cịn phát triển khá chậm ở Việt Nam, do những hạn chế về
nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật. Bên cạnh đó, để có được một thơng tin đồ họa
thì cần tốn nhiều thời gian và công sức. Đề tài cịn nhằm nghiên cứu cách thức để
thơng tin đồ họa được sử dụng phổ biến rộng hơn trên báo trực tuyến.
- Đối với giới nghiên cứu báo chí và truyền thông:

10


Đề tài đưa ra những hình thức thơng tin đồ họa thường được sử dụng và những
hình thức thơng tin đồ họa mới xuất hiện ở các báo trực tuyến gần đây. Ngồi ra,
đề tài cịn nhằm nghiên cứu những lợi ích và những hạn chế của thơng tin đồ họa
trong việc chuyển tải thơng tin trong báo chí đa phương tiện.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Đối với độc giả: Thông qua đề tài nghiên cứu, độc giả ở các báo trực tuyến sẽ lựa chọn
cho mình hình thức thơng tin đồ họa phù hợp với nhận thức và sở thích của mình.

- Đối với người làm báo trực tuyến:
• Do thông tin đồ họa rất kén độc giả nên đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát sự
tương tác, mức độ quan tâm và hài lòng của độc giả đối với thông tin đồ họa để đề
ra một số quy tắc nhất định khi đưa thơng tin bằng hình thức này.
• Ngồi ra, người làm báo phải có tư duy đồ họa và xác định rõ quan điểm, mỗi
sản phẩm báo chí phải là một câu chuyện hay, có những thông tin đắt giá. Đặc
biệt, với một lĩnh vực luôn đổi mới từng ngày như báo chí thì càng địi hỏi nhà báo
phải có sự sáng tạo, nhạy bén để có khả năng cho ra những tác phẩm thơng tin đồ
họa mang đến hiệu quả cao trong việc đưa tin đến độc giả.

8. Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thông tin đồ họa trên báo trực tuyến
Qua chương 1, nhóm nghiên cứu muốn trình bày những khái niệm về những vấn
đề chính được đề cập trong bài nghiên cứu. Cụ thể với nghiên cứu này là hai khái niệm
"Thông tin đồ họa" (Infograpic) và "báo trực tuyến”. Bên cạnh đó, trong chương đầu tiên,
lịch sử ra đời của thông tin đồ họa trên thế giới và tại Việt Nam là một phần khơng thể
thiếu vì qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ có được sự hình thành và phát triển của thông tin đồ
họa theo thời gian, để có cái nhìn về xu hướng đổi mới và sự lan tỏa của thông tin đồ họa

11


theo nhu cầu độc giả. Từ đó đưa ra được những nhận xét về tầm ảnh hưởng của thông tin
đồ họa trong việc đưa tin trên báo chí nói chung, đặc biệt là báo trực tuyến tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng tiếp nhận thông tin đồ hoạ của độc giả trẻ
Từ những lý luận ban đầu, nhóm nghiên cứu thông qua phần thống kê các thông
tin đồ họa xuất hiện trên 6 tờ báo trực tuyến đã chọn để có số liệu vể tần suất xuất hiện
của thơng tin đồ họa trên các tờ báo, để có phần so sánh thực tế về mức độ phát triển của
thông tin đồ họa trên một số báo trực tuyến của Việt Nam. Ngồi ra, với phần khảo sát
300 người có độ tuổi 18 - 30 tại TP.HCM để có những tổng hợp về thực trạng đọc thông

tin đồ họa của độc giả trẻ tại TP.HCM, từ đó có những đánh giá về mức độ tiếp nhận
thông tin đồ họa của đối tượng khảo sát, cũng như tác động của thông tin đồ họa của đối
tượng độc giả khi đăng tải trên báo trực tuyến hiện nay.
Chương 3: Đánh giá mức độ hiệu quả của việc dùng thông tin đồ họa trên báo trực
tuyến với độc giả trẻ
Thông qua thực hiện lấy ý kiến của một số chuyên gia, giảng viên trong lĩnh vực
báo trực tuyến về các mặt ưu điểm và khuyết điểm của việc sử dụng thông tin đồ họa trên
một số tờ báo tại Việt Nam hiện nay, cùng những nhận định về xu hướng phát triển của
thông tin đồ họa trong tương lai để càng thu hút độc giả, nhóm nghiên cứu có được những
đề xuất giải pháp, thơng qua đó giúp các tịa soạn có thêm những phương pháp phát triển
mảng thông tin đồ họa trên báo trực tuyến, để thể loại thông tin đồ họa tại Việt Nam sẽ có
thêm những bước đột phá mới, trở thành lựa chọn được nhiều độc giả đón nhận.

9. Thời gian bắt đầu và kết thúc:
Dù thông tin đồ họa đã xuất hiện từ khoảng năm 2010 nhưng hình thức này chỉ
thật sự phát triển mạnh mẽ vào khoảng đầu năm 2016 ở hầu hết các trang báo trực tuyến.
Theo nhóm nghiên cứu ghi nhận, 6 tháng đầu năm 2016, rất nhiều sự kiện, tin tức nổi bật
ở Việt Nam và trên thế giới như Đại hội Đảng XII, hiện tượng cá chết hàng loạt các tỉnh
ven biển miền Trung do Formosa xả thải, Philippines đệ đơn kiện đối với “đường 9 đoạn”
12


phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Việt
Nam… thu hút đông đảo người đọc theo dõi. Do vậy, chúng tôi chọn thời gian từ tháng 1
đến tháng 6 năm 2016 để khảo sát mức độ quan tâm của độc giả trẻ và sự hiệu quả của
hình thức thơng tin đồ họa chuyển tải thông tin trên các trang báo trực tuyến.

13



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỒ HỌA
TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN

1.1. Các định nghĩa về thông tin đồ họa và báo trực tuyến:
Theo giáo trình “Báo trực tuyến”, của nhóm tác giả giảng viên khoa Báo chí và
Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, “báo trực tuyến” là một loại hình
báo chí, phát hành trên Internet, có tính đa phương tiện, và được công chúng tiếp cận
thông qua các thiết bị kết nối Internet.
“Key concepts in Journalism”, cuốn sách được sử dụng làm tài liệu tham khảo ở
các trường đại học trên thế giới, đưa ra cách hiểu mở rộng hơn, “báo trực tuyến” mô tả
như tin tức và thơng tin có chất lượng đăng tải trên Internet (cụ thể là world wide web).
Công nghệ của phương tiện truyền thông mới này cho phép nội dung được thể hiện đa
dạng hơn các phương tiện truyền thông truyền thống như báo in và phát thanh truyền
hình, đưa đến sự nổi lên của dạng thức trình bày tin tức liên quan chặt chẽ đến các ứng
dụng đa phương tiện, tương tác, liên kết siêu văn bản và cá nhân hóa; đồng thời dẫn đến
sự xuất hiện của thế hệ nhà báo đa phương tiện, mặc dù những kỹ năng cơ bản vẫn dựa
vào nền tảng báo chí trước đây.
Thuật ngữ “thơng tin đồ họa” (hay tiếng anh là “Infographics”) là sự kết hợp giữa
hai khái niệm: “information” (thông tin) và “graphic” (đồ họa). Thông tin đồ họa tức
thông tin đồ họa là phương thức sử dụng hình ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức,
dữ liệu. Mục tiêu của thông tin đồ họa là giúp khối dữ liệu khổng lồ, rối rắm trở nên rõ
ràng, sống động và hấp dẫn hơn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biểu đồ,
hình ảnh…theo chủ đề riêng biệt.
Theo M. Smiciklas, “The Power of Infographics: Using Pictures to Communicate
and Connect with Your Audience”, thông tin đồ họa là một dạng trình bày thơng tin, kiến
14


thức bằng hình ảnh trực quan nhằm làm rõ những thơng tin khó hiểu một cách nhanh nhất

và rõ ràng nhất.
Theo Graphic News: “Đồ họa thơng tin là một hình thức đưa tin bằng cách kết hợp
giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh và tranh vẽ để thơng báo về các sự kiện, vấn đề một
cách ngắn gọn và trực quan”.
Theo ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo trực tuyến VietnamPlus: “Tin đồ
họa là một thể loại tin tức có thể đứng độc lập và sử dụng các cách thức hình ảnh hóa để
truyền đạt thơng điệp nhất định một cách dễ hiểu nhất.”
Những thông tin đồ họa thường được bố trí khoa học, đẹp mắt giúp người đọc dễ
hiểu, thay vì độc giả phải đọc và xem qua nhiều bài viết, hay thiết kế, thống kê phức
tạp…thì với thơng tin đồ họa, thơng tin trở nên rõ ràng và giúp người đọc có thể hình
dung tồn cảnh.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thơng tin đồ họa trên báo trực tuyến:
Thông tin đồ họa ngày nay đã phát triển khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên,
khơng ai có thể khẳng định đâu là bản thông tin đồ họa đầu tiên trên thế giới. Theo
Wikipedia, thông tin đồ họa đầu tiên thuộc về một thông tin đồ họa mô tả quỹ đạo mặt
trời trong quyển Rosa Ursina sive Sol vào năm 1626 của nhà vật lý - thiên văn học
Christoph Scheiner (Đức). Một số nguồn tin khác cho rằng, tấm lược đồ mô tả hành trình
xâm lược Nga của Napoleon vào năm 1861 mới là thông tin đồ họa đầu tiên. Bài viết
“Bác sĩ Fritz Kahn – Cha đẻ của thông tin đồ họa” trên báo Sức khỏe và Đời sống
(suckhoedoisong.vn) cho rằng, chính bác sĩ Fritz Kahn đặt nền tảng cho đồ họa thông tin
hiện đại bằng những thông tin đồ họa được làm thủ công vào năm 1922.

15


Hình 1: Tấm lược đồ mơ tả hành trình xâm lược Nga của Napoleon

Hình 2: Những hình ảnh về thơng tin đồ họa thủ công của Fritz Kahn
16



Vào cuối thế kỷ 20, Richard Saul Wurma - người sáng lập chương trình TED
Talks - đã đề xuất từ “Infographics” như một thuật ngữ chính thức. The Sunday Times
được xem là tờ báo đầu tiên áp dụng thông tin đồ họa vào năm 1970 và nhận được phản
hồi không mấy tích cực từ phía cơng chúng. Các thơng tin đồ họa thời bấy giờ bị cho là
quá đơn giản, nhấn mạnh vào tính giải trí hơn là nội dung và dữ liệu.
Theo thời gian, thông tin đồ họa không chỉ xuất hiện trên mặt giấy mà phát triển
trên cả các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Nhờ phần mềm đồ họa hiện đại, thông
tin đồ họa ngày nay đã trở nên hấp dẫn, sáng tạo và nhanh chóng phổ biến trong mọi lĩnh
vực. Có thể nói, khác biệt lớn nhất giữa thông tin đồ họa xưa và nay chính là khả năng
tương tác và chia sẻ khơng giới hạn. Tại Việt Nam, VietnamPlus là tờ báo đầu tiên sử
dụng thể loại tin đồ họa từ tháng 8/2004, do sự kết hợp của Thông tấn xã Việt Nam và
công ty Graphic News (Anh) nhân dịp Olympic Athens. Tuy nhiên, đến tháng 1/2014, khi
VnExpress có bài thơng tin đồ họa “Hành trình trốn truy nã của Dương Chí Dũng” thì
thơng tin đồ họa mới bắt đầu được chú ý và được sử dụng nhiều hơn tại Việt Nam.

1.3. Vai trò của thông tin đồ họa trong việc đưa tin trên báo trực tuyến:
Sự xuất hiện của thông tin đồ họa làm tăng sự đa dạng, sinh động trong việc thể
hiện thông tin. TS. Hà Huy Phượng đã đề cập ưu điểm của đồ họa trong sách “Báo chí
những điểm nhìn từ thực tiễn” như sau: “Thực tế cho thấy thông tin bằng đồ họa có nhiều
ưu điểm rõ rệt… Nhờ ngơn ngữ tạo hình riêng biệt, thơng tin đồ họa cịn có khả năng
diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hịa có ý đồ về nội dung và hình thức. Với công chúng, sự
tiếp nhận thông tin được thông qua nhiều hình thức khác nhau. Thơng tin đồ họa giúp
người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng và tiết kiệm đáng kể diện tích
mặt báo”. Khi một bài viết có thể chuyển các thơng tin dưới dạng dồ họa, sẽ giúp độc giả
thấy được sự diễn biến của dữ liệu và dễ dàng hình dung vấn đề mà tác giả bài viết đưa
ra.
Ngày nay, các tòa soạn báo đều nhận thấy hiệu quả từ việc sử dụng thông tin đồ
họa trong việc truyền tải thông tin vì hình ảnh có thể đánh mạnh vào thị giác của độc giả,
17



thu hút độc giả tìm đến tác phẩm báo chí giữa rất nhiều những thông tin xuất hiện trên
mặt báo. “Báo chí trực quan đang là một trong những xu hướng không chỉ của phương
tiện truyền thông truyền thống mà cịn của các phương tiện truyền thơng mới. Một bức
ảnh hoặc đồ họa tốt có thể đáng giá hơn 1.000 - 2.000, thậm chí 3.000 từ”, ơng Eric
Scherer - Giám đốc chiến lược kế hoạch và hợp tác tại Agence France Presse (Pháp)
khẳng định.
Các lĩnh vực cần thể hiện nhiều số liệu như kinh doanh hoặc các đề tài liên quan
đến quy hoạch, các yếu tố thời tiết, địa lý… sẽ là đề tài cho các sản phẩm thông tin đồ
họa trên báo chí. Từ vài năm nay, thơng tin đồ họa được sử dụng nhiều hơn, thể hiện các
dạng tin tức đa dạng hơn. Inforaphic xuất hiện trên báo in trước tiên, từ những thông tin
đơn giản cho đến những nội dung phức tạp hơn, được trình bày cơng phu bằng các phần
mềm xử lý hình ảnh, bổ trợ cho các thông tin thể hiện bằng chữ viết.
Với các trang báo trực tuyến hiện nay, thông tin đồ họa được xem như một
phương tiện truyền tải thơng tin có hiệu quả và cần thiết. Những thông tin xuất hiện trên
báo trực tuyến phải có nội dung súc tích, phù hợp với nhu cầu tiếp cận thơng tin nhanh
chóng của độc giả. Vì vậy, thơng tin đồ họa với khả năng “kể chuyện” với mức độ chi tiết
nhất, hình ảnh đồ họa có thể thay thế cho một văn bản hay một thơng điệp dài dịng, giúp
người đọc có thể lướt nhanh bài báo mà vẫn nắm bắt được đầy đủ thơng tin. Ngồi ra,
việc xem một thơng tin đồ họa có yếu tố thị giác sẽ gây hứng thú cho người đọc hơn là
bài viết chỉ có chữ và số liệu. Với những sự kiện mà chữ viết hoặc ảnh chụp không diễn
tả hết hoặc những sự kiện không cho phép diễn tả bằng ảnh chụp thì thơng tin đồ họa sẽ
là một sự lựa chọn cho tác phẩm báo chí.
Hơn thế nữa, khi xuất hiện trên Internet, thơng tin đồ họa đòi hỏi ở một cấp độ cao
hơn nữa là đồ họa tương tác, tăng tính trực quan và lơi kéo sự chú ý của cơng chúng báo
chí. Với người xem, thơng tin đồ họa được u thích nhờ rất ít chữ nhưng lại đầy đủ nội
dung cần biết, hình ảnh minh họa phong phú, đẹp mắt.
Có thể khẳng định, thông tin đồ họa là xu hướng phát triển chính trong tương lai
của loại hình báo trực tuyến khi đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của độc giả trong thời đại

18


bùng nổ cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra, thơng tin đồ họa còn cho thấy sự đa dạng trong
phương tiện truyền tải tin tức của lĩnh vực báo chí và truyền thông và là nền tảng cho sự
sáng tạo thêm nhiều hình thức mới, độc đáo khác.

19


×