Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Vấn đề tiếp nhận franz kafka ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 274 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

THÁI THỊ HOÀI AN

VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN FRANZ KAFKA
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------THÁI THỊ HOÀI AN

VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN FRANZ KAFKA
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 62.22.32.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. HUỲNH VĂN VÂN
2. PGS. TS. NGUYỄN HỮU HIẾU
Phản biện độc lập:
1. GS.TS. TRƢƠNG ĐĂNG DUNG
2. GS.TS. VŨ TUẤN ANH
Phản biện:


1.GS.TS. TRƢƠNG ĐĂNG DUNG
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
3. TS. HOÀNG KIM OANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận án

THÁI THỊ HOÀI AN


LỜI CẢM ƠN
Luận án là kết quả của nhiều năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi
nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các Thầy Cơ, các tổ chức,
gia đình, bạn bè và người thân.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS. Huỳnh Văn Vân và
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu, những người Thầy đã hướng dẫn cho tôi từ những ý
tưởng đầu tiên cho đến khi hoàn thành luận án. Tôi luôn biết ơn những gợi mở của các
Thầy về phương pháp luận, những gợi ý về lý thuyết, triển khai các ý tưởng cũng như
phát hiện những sai sót, nhầm lẫn của tôi trong kết quả luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô thuộc Khoa Văn học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù không
trực tiếp hướng dẫn nhưng đã đem đến cho tơi những nhận xét, góp ý q báu cho luận
án. Tôi cũng cảm ơn Khoa Văn học đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tơi để hồn

thành luận án.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln sát cánh bên tôi cũng như san sẻ
công việc để tôi dành thời gian cho việc nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tôi gửi lời cảm
ơn chân thành tới Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện về thời gian,
kinh phí để tơi thực hiện nghiên cứu.

Tác giả luận án
THÁI THỊ HOÀI AN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
3.2.1. Phạm vi lý thuyết ..................................................................................................... 2
3.2.2. Phạm vi tài liệu nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................................... 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 6
1.1. Nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam ............................................................... 6
1.2. Nghiên cứu vấn đề tiếp nhận Franz Kafka ở Việt Nam ........................................... 15
1.2.1. Tiếp nhận từ phía độc giả là nhà nghiên cứu, phê bình văn học .......................... 15
1.2.2. Tiếp nhận từ phía độc giả là nhà văn ..................................................................... 18
1.2.3. Dịch thuật và giảng dạy trong nhà trường ............................................................. 24
Chƣơng 2: TIẾP NHẬN FRANZ KAFKA TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH
VĂN HỌC ...................................................................................................................... 25
2.1. Giai đoạn trước 1975 ................................................................................................ 29
2.1.1. Những tiền đề tiếp nhận Kafka trong lòng xã hội miền Nam và miền Bắc trước

1975 ................................................................................................................................. 29
2.1.2. Hình ảnh của Kafka qua lăng kính nghiên cứu - phê bình hai miền Nam - Bắc
trước 1975 ........................................................................................................................ 39
2.2. Giai đoạn sau 1975 ................................................................................................... 56
2.2.1. Những điều kiện tác động đến sự tiếp nhận Kafka ở Việt Nam qua hai thời kỳ
1976 -1986 và sau 1986 ................................................................................................... 56
2.2.2. Những phương hướng tiếp nhận Kafka trong hai thời kỳ 1976-1986 và sau 1986
......................................................................................................................................... 64
Chƣơng 3: TIẾP NHẬN FRANZ KAFKA TRONG SÁNG TÁC ........................... 81
3.1. Những tiền đề tiếp nhận - ảnh hưởng của Kafka ở Việt Nam .................................. 83


3.1.1. Vấn đề thời đại ...................................................................................................... 83
3.1.2. Đời sống văn hóa - văn học ................................................................................... 85
3.1.3. Cá nhân nhà văn .................................................................................................... 87
3.2. Tiếp nhận - ảnh hưởng của Kafka trong văn học Việt Nam .................................... 93
3.2.1. Tiếp nhận - ảnh hưởng của Kafka trong văn xuôi ................................................. 93
3.2.2. Ảnh hưởng của Kafka trong thơ ca ..................................................................... 114
Chƣơng 4: TIẾP NHẬN FRANZ KAFKA QUA DỊCH THUẬT VÀ GIẢNG DẠY
....................................................................................................................................... 127
4.1. Dịch thuật Kafka ở Việt Nam ................................................................................. 127
4.1.2. Đặc điểm dịch thuật Kafka ở Việt Nam .............................................................. 130
4.2. Giảng dạy Kafka trong nhà trường Việt Nam ........................................................ 133
4.2.1. Chương trình và giáo trình .................................................................................. 133
4.2.3. Điều tra về việc giảng dạy Kafka ở các trường đại học ...................................... 139
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 152
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………... 173



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Franz Kafka (1883-1924) là một hiện tượng độc đáo và kì lạ của văn
học nhân loại thế kỷ XX. Bằng những sáng tạo độc đáo của mình, Kafka đã tạo
nên một kiểu sáng tác được biết đến với tên gọi “kiểu Kafka”, một thuật ngữ
không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực văn chương mà cịn sử dụng ngồi đời
sống để diễn tả những gì phức tạp khơng lí giải nổi hoặc kì quái, phi logic. Là
một trong những nhà văn được giới nghiên cứu đánh giá là có tầm ảnh hưởng
sâu sắc nhất thế kỷ XX, Kafka đã ảnh hưởng đến không chỉ các nhà văn
phương Tây mà các nhà văn ở hầu khắp các châu lục. Kafka còn biết đến như là
người tiên tri của thời đại, người dự báo cho những thảm họa mà nhân loại phải
đối mặt trong kỷ nguyên hiện đại và hậu hiện đại. Tất cả những điều đó tạo nên
sức hấp dẫn mãnh liệt từ những tác phẩm thiên tài của Kafka. Mặc dù trước khi
ra đi vì bệnh lao phổi, Kafka đã nhờ người bạn thân nhất của mình đốt tồn bộ
tác phẩm vì “ta khơng là gì cả, hồn tồn khơng là gì cả” nhưng thế giới đã đón
nhận rất nhiều từ con người “khơng là gì cả” ấy. Những tác phẩm đầy mê hoặc,
những dự báo về nguy cơ của thế giới hiện đại, cái “khơng khí Kafka” trong tác
phẩm của ơng vẫn không ngừng được người đọc qua nhiều thế hệ tìm kiếm, giãi mã.
1.2. Sự đánh giá về con người và tài năng của Kafka biến chuyển qua
nhiều thế hệ độc giả. Trên thế giới, những sáng tác đầu tay của nhà văn không
được chia sẻ, nhưng theo thời gian, khi đã có đủ khoảng cách để “nhìn ra cái
lớn”, nhất là khi “thế giới bắt đầu gặp gỡ Kafka”, sáng tác của ơng mới được
đón nhận trong cơng chúng. Bảo tàng Franz Kafka, giải thưởng Franz Kafka,
tiểu hành tinh mang tên Franz Kafka chính là sự vinh danh đối với tên tuổi, sự
nghiệp của ông.
Ở Việt Nam, sáng tác của Kafka được giới thiệu sớm nhất trong đời sống
văn học miền Nam thời kỳ khói lửa chiến tranh. Trải qua gần 60 năm, có thể
thấy dấu ấn của Kafka có những lúc đậm nhạt khác nhau do sự chi phối của

điều kiện tiếp nhận nhưng sáng tác của ông vẫn không ngừng hiện diện trong
đời sống văn học Việt Nam, qua dịch thuật, giảng dạy, nghiên cứu - phê bình
và qua sáng tạo văn học. Từ thực tế đó, có thể nói nghiên cứu tiếp nhận Kafka
thực sự là vấn đề mang tính thực tiễn và khoa học đáng lưu tâm.


2

1.3. Nghiên cứu hành trình tiếp nhận Kafka ở Việt Nam khơng chỉ đóng
góp cho việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn mà còn là cách thức để tiếp cận
lý thuyết tiếp nhận văn học, một trong những phương diện nghiên cứu chính
yếu của khoa lí luận văn học hiện nay. Với một hướng tiếp cận mới mẻ , nghiên
cứu tiếp nhận ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Tiếp cận lý thuyết tiếp nhận, vận dụng nghiên cứu lịch sử tiếp nhận sáng tác
của Kafka chính là một trong những con đường để đưa lý thuyết đến gần với
người nghiên cứu. Đó thực sự là một vấn đề có tính thời sự và mang ý nghĩa
cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài “Vấn đề tiếp nhận Franz Kafka ở Việt Nam” nghiên cứu quá trình
tiếp nhận sáng tác của Kafka ở Việt Nam. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài là hệ
thống lịch sử tiếp nhận sáng tác của Kafka từ góc độ tái tạo lẫn sáng tạo, bao
gồm các hoạt động nghiên cứu - phê bình, sáng tác, dịch thuật và giảng dạy.
Nhiệm vụ cụ thể của đề tài là:
1. Tìm hiểu tiến trình tiếp nhận sáng tác của Kafka trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam để thấy được sự đa dạng trong tiếp nhận nhà văn ở
Việt Nam qua những biến động của thời đại.
2. Nghiên cứu sự tiếp nhận ở khâu sáng tạo để khẳng định đóng góp của
nhà văn với nền văn học dân tộc trong thời hiện đại.
3. Nghiên cứu việc dịch thuật và giảng dạy Kafka trong nhà trường Việt
Nam nhằm phát hiện những đặc trưng của dịch thuật và giảng dạy Kafka ở Việt
Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trên cơ sở xác định những tiền đề tiếp nhận Kafka trong lịch sử, nghiên
cứu sự tiếp nhận sáng tác của Kafka ở các lĩnh vực là nghiên cứu - phê bình,
sáng tác, dịch thuật và giảng dạy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi lý thuyết
Luận án khơng phải là cơng trình nghiên cứu chun biệt về lý thuyết mà
là cơng trình vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu sự tiếp nhận một hiện tượng


3

văn học ở Việt Nam. Với mục tiêu là nghiên cứu lịch sử tiếp nhận sáng tác của
Kafka qua những phương diện tiếp nhận khác nhau, luận án xây dựng trên cơ
sở của lý thuyết tiếp nhận hiện đại, chủ yếu là Mỹ học tiếp nhận mà đại diện
tiêu biểu là H. R. Jauss. Bên cạnh đó, để đánh giá sự tiếp nhận Kafka qua sáng
tác, dịch thuật, luận án vận dụng những lý thuyết hỗ trợ như văn học so sánh,
chủ yếu là so sánh ảnh hưởng. Sự kết hợp của các lý thuyết này nhằm giúp
chúng tơi có được cơ sở để nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của Kafka một
cách có hệ thống.
3.2.2. Phạm vi tài liệu nghiên cứu
- Các cơng trình giới thiệu, phê bình, nghiên cứu sáng tác của Kafka ở
Việt Nam từ 1954 đến nay.
- Những cơng trình nghiên cứu về văn học - văn hóa - tư tưởng có đề cập
tới sáng tác của Kafka ở Việt Nam từ 1954 đến nay.
- Các tác phẩm của Kafka được dịch tại Việt Nam và một số bản dịch
tiếng Anh.
- Các tác phẩm văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của Kafka, đặc biệt là
sáng tác của Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh và Trương Đăng Dung được in ấn tại

các nhà xuất bản ở Việt Nam.
Hầu hết tài liệu sử dụng đều là các ấn bản đã in thành sách hoặc đăng
trên các tạp chí. Chúng tơi chỉ sử dụng một số ấn bản trên các trang mạng điện
tử nếu đã được xác minh về độ tin cậy.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở của phương pháp luận Mỹ học tiếp
nhận với phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử chức năng. Phương pháp
này được vận dụng để mơ tả, phân tích tiến trình lịch sử của quá trình tiếp nhận
Kafka qua các thời kỳ lịch sử khác nhau ở những những phương diện tiếp nhận
cơ bản trong văn học. Bên cạnh đó chúng tơi cịn sử dụng phương pháp xã hội
học trong việc xác định tầm đón nhận, nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ của các kiểu
độc giả trong quá trình tiếp nhận Kafka. Cùng với lý thuyết tiếp nhận, chúng tôi
vận dụng những vấn đề của văn học so sánh nhằm hỗ trợ cho quá trình nghiên
cứu của mình.


4

Từ đặc điểm của đối tượng và mục đích nghiên cứu của luận án, chúng
tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại: giúp chúng tôi thống kê và phân loại
những phương thức tiếp nhận Kafka qua các giai đoạn lịch sử của những kiểu
độc giả khác nhau.
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Hệ thống hóa những đặc trưng và
những kiểu tiếp nhận Kafka ở các kiểu độc giả qua các thời kỳ lịch sử.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh đối chiếu giữa những giai
đoạn, thời kỳ tiếp nhận Kafka làm nổi bật đặc trưng của từng giai đoạn, từng
thời kỳ. Bên cạnh đó đối chiếu so sánh giữa sáng tác của Kafka với sáng tác
của các nhà văn Việt Nam hiện đại để thấy sự tiếp nhận - ảnh hưởng Kafka ở
những nhà văn này.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích sự biến thiên trong tiếp
nhận Kafka để có cái nhìn cụ thể về sự tiếp nhận của từng giai đoạn. Từ đó
tổng hợp nhằm phát hiện ra những đặc trưng của sự tiếp nhận Kafka qua các
thời kỳ lịch sử ở các kiểu độc giả khác nhau.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này giúp chúng tôi xác
định được mức độ tiếp nhận của độc giả trong nhà trường đối với sáng tác của
Kafka, góp phần đánh giá vị trí, ý nghĩa và những phương hướng tiếp nhận
Kafka trong trường học ở Việt Nam.
5. Đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Về phƣơng diện lí luận
Luận án tái hiện lịch sử tiếp nhận sáng tác của Kafka từ phương diện
nghiên cứu - phê bình, sáng tạo, dịch thuật và giảng dạy, từ đó làm rõ qui luật
tiếp nhận của văn học trong mối quan hệ với mơi trường lịch sử - văn hóa.
Đồng thời luận án cũng giúp xác định tầm đón nhận của công chúng văn học ở
Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử cũng như sự thay đổi tầm đón nhận của độc
giả qua từng thời kỳ.
5.2. Về phƣơng diện thực tiễn
Luận án là cơng trình vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào nghiên cứu lịch
sử tiếp nhận sáng tác của một nhà văn phương Tây trong văn học Việt Nam


5

hiện đại, vì vậy luận án có đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu
đầy sức hấp dẫn ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (21
trang, 334 mục), Phụ lục (73 trang), luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu (20 trang): Trình bày tổng
quan về việc nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận và nghiên cứu vấn đề tiếp nhận

Kafka ở Việt Nam.
Chương 2: Sáng tác của Franz Kafka qua nghiên cứu - phê bình (54
trang): Trình bày về những tiền đề tác động đến sự tiếp nhận Kafka trong giới
nghiên cứu - phê bình ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử trước và sau 1975.
Trên cơ sở tiền đề tiếp nhận, phân tích những khuynh hướng tiếp nhận Kafka
qua những thời kỳ khác nhau trong văn học.
Chương 3: Tiếp nhận Franz Kafka trong sáng tác (47 trang): Trình bày
về sự tiếp nhận - ảnh hưởng của Kafka qua sáng tác của các nhà văn Việt Nam
trong văn xuôi và thơ ca.
Chương 4: Dịch thuật và giảng dạy Kafka ở Việt Nam (21 trang): Trình
bày về tình hình cũng như đặc điểm dịch thuật sáng tác của Kafka ở Việt Nam
và việc tiếp nhận sáng tác của nhà văn trong trường học ở Việt Nam.


6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam
Ý thức về sự tiếp nhận của độc giả đối với tác phẩm văn học vốn khơng
phải là điều mới mẻ. Ngay từ khi có ý thức về sự sáng tạo cũng đã có ý thức về
sự tiếp nhận. Đối với khâu sáng tác, trong truyền thống, các nhà văn đều có
khát vọng tìm kiếm người đọc như những người tri âm, tri kỷ để cùng nhà văn
sẻ chia những trăn trở về cuộc đời như kiểu người đọc trong băn khoăn của
Nguyễn Du “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”.
Đối với lý luận truyền thống, người đọc là người thưởng thức văn chương, là
đối tượng tiếp nhận tác phẩm, sự tồn tại của người đọc tách biệt với tác phẩm,
với quá trình sáng tạo, hay chỉ là một khâu sau khi văn bản đã hoàn thiện và cắt
rốn khỏi nhà văn. Do vậy người đọc cũng chưa trở thành một đối tượng thực
thụ của lý luận văn học.

Để độc giả trở thành đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học, để
việc nghiên cứu tiếp nhận của độc giả trở thành vấn đề lý thuyết thì phải đợi
đến thế kỷ XX với những quan niệm có hệ thống của các trường phái lý thuyết
tiếp nhận trên khắp thế giới.
Ở Việt Nam, mốc quan trọng cho sự hình thành cảm quan về nghiên cứu
tiếp nhận ở Việt Nam phải kể đến quan niệm về vai trò người đọc của Nguyễn
Văn Hạnh từ năm 1971 trong bài “Ý kiến của Lê Nin về mối quan hệ giữa văn
học và đời sống” (Tạp chí Văn học số 4/1971). Trong bài viết của mình,
Nguyễn Văn Hạnh nhấn mạnh đến giá trị của tác phẩm trong phạm vi thưởng
thức của độc giả. Nhà nghiên cứu cho rằng “Trong khâu sáng tác, giá trị là cố
định và ở trong thế khả năng; ở trong khâu “thưởng thức”, trong quan hệ với
quần chúng, giá trị mới là hiện thực và biến đổi” [112, 96]. Có thể thấy vào
thời điểm 1971, khi các nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận đang thịnh hành ở các
nước phương Tây thì đề xuất của Nguyễn Văn Hạnh về “tác dụng thực tế, phản
ứng của người đọc” có thể xem là nhạy bén. Tuy nhiên vì cịn q mới mẻ ở
Việt Nam nên ý kiến của Nguyễn Văn Hạnh đã gặp phải khơng ít những phản


7

ứng trái chiều từ phía những nhà nghiên cứu cùng thời với ơng. Vì vậy vấn đề
người đọc tạm lắng một thời gian dài.
Đến năm 1982, vấn đề độc giả văn học mới trở lại qua một số bài viết
của Vương Anh Tuấn như “Vị trí và vai trị tích cực của người đọc trong đời
sống văn học” (Tạp chí Văn học số 3/1982) , “Một vài tình hình tiếp nhận văn
nghệ của cơng chúng những năm 80” (Tạp chí Văn học số 5/1983). Tuy nhiên
nhà nghiên cứu chưa thực sự đặt ra các vấn đề lý thuyết mà chỉ nghiên cứu
người đọc với tư cách là đối tượng công chúng của nền văn học mới.
Nghiên cứu tiếp nhận từ phương diện lý thuyết phải kể đến thời điểm
1985 khi Mỹ học tiếp nhận của trường phái Konstanz được giới thiệu ở Việt

Nam trong “Thông tin khoa học xã hội số 11”. Trong ấn phẩm này, với bài viết
“Tiếp nhận “Mĩ học tiếp nhận” như thế nào”, Nguyễn Văn Dân đã giúp người
đọc bước đầu tìm hiểu các khái niệm then chốt của Mỹ học tiếp nhận như khái
niệm “Tầm đón nhận” (Chân trời chờ đợi), “sự thay đổi tầm đón nhận”,
“khoảng cách thẩm mĩ”…Đặc biệt nhà nghiên cứu cịn đề xuất thuật ngữ
“ngưỡng tâm lí” như một khái niệm cơ sở cho sự phản ứng của người đọc trước
tác phẩm nghệ thuật.
Năm 1986, Hoàng Trinh trong bài viết “Giao tiếp trong văn học” (Tạp
chí Văn học số 4/1986) đã phân tích chi tiết về phạm trù cơng chúng. Bên cạnh
việc xác định vai trò của người đọc, nhà nghiên cứu cịn phân tích kỹ lưỡng các
kiểu cơng chúng trong văn học và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đọc
của cơng chúng văn học. Cùng trong tạp chí nêu trên, trong bài viết “Nghiên
cứu sự tiếp nhận văn chương trên quan điểm liên ngành”, Nguyễn Văn Dân kh i
đề xuất quan điểm liên ngành trong nghiên cứu tiếp nhận văn chương đã trở lại
với những nghiên cứu về Mỹ học tiếp nhận với tư cách là “một phương pháp xã
hội học về độc giả văn chương” [55, 2] và tâm lí học, từ đó nhấn mạnh đến sự
kết hợp hai phương pháp trên để đưa ra một kết quả tổng hợp cho sự tiếp nhận
tác phẩm văn học.
Với quan niệm xem tiếp nhận như “một lĩnh vực mới của lý luận văn
học”, Trần Đình Sử đã bổ sung lý thuyết tiếp nhận vào hệ thống lý luận văn
học qua chương “Bạn đọc và tiếp nhận văn học” trong giáo trình “Lý luận văn
học” xuất bản năm 1986. Việc đưa một vấn đề nghiên cứu chưa thành hệ


8

thống vào giáo trình chính của một ngành đào tạo ở bậc đại học cho thấy sự
xác lập vị trí của nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận trong hệ thống lý luận văn
học ở Việt Nam.
Từ năm 1990, vấn đề tiếp nhận văn học đã được quan tâm nhiều hơn và

việc nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận cũng đã có tính hệ thống hơn. Mở đầu là ấn
phẩm “Văn học và sự tiếp nhận” của Viện thông tin Khoa học xã hội xuất bản
năm 1991. Thực chất đây là cuốn sách sưu tập những bài viết trong và ngoài
nước bàn về lý thuyết tiếp nhận. “Cuốn sưu tập” bao gồm hai bài viết về vấn đề
chung của lý thuyết tiếp nhận của Trần Đình Sử và Nguyễn Văn Dân và một số
bài viết bàn về các khía cạnh trong nghiên cứu tiếp nhận như tầm văn hóa trong
tiếp nhận, giao lưu văn nghệ, quan hệ giữa đạo đức và thẩm mỹ, dịch thuật, về
quyền lợi của người tiếp nhận….
Sau ấn phẩm của Viện thông tin Khoa học xã hội và nhà xuất bản
KHXH, nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận được quan tâm với một số bài viết như
Nguyễn Lai với “Tiếp nhận văn học, một chân trời mới mở” (Tạp chí Ngơn ngữ
số 4/1990), sau đó là chun luận “Ngơn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn
học” (NXB Giáo dục/ 1996), Nguyễn Thanh Hùng với “Trao đổi thêm về tiếp
nhận văn học” (Báo Văn nghệ, số 42/1990). Đáng chú ý là những bàn luận về
sự tác động của kinh tế thị trường đến sự phát triển của văn hóa, đặc biệt là văn
hóa đọc của Huỳnh Vân trong “Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học
và sự dị trị” (Tạp chí Văn học số 6/1990) và quan hệ giữa người đọc với ý
nghĩa hiện thực của văn học trong “Quan hệ văn học – hiện thực với vấn đề tiếp
nhận, tác động và giao tiếp thẩm mĩ” (In trong cuốn “Văn học và hiện thực”
Nhà xuất bản KHXH/1990). Nguyễn Thị Thanh Hương góp phần nghiên cứu
những vấn đề của lý thuyết tiếp nhận qua các bài viết “Hanx Rôbơc Daux
(Hans Robert Jaus) người sáng lập trường phái Mỹ học tiếp nhận Cơng – Xtăng
(Konstant)” (Tạp chí Văn học số 6/1993), “Vai trò của kinh nghiệm thẩm mỹ
trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương” (Tạp chí Văn học số 6/1995), “Về
mối quan hệ giữa tác động của văn chương và sự tiếp nhận của độc giả” (Tạp
chí Văn học số 11/1998). Đặc biệt là hàng loạt các bài viết của Trần Đình Sử
trong thời kỳ này. Ngồi bài viết “Tiếp nhận - bình diện mới của Lý luận văn
học” (In trong tập “Văn học và sự tiếp nhận” với nhan đề “Mấy vấn đề về lý



9

luận tiếp nhận văn học”) cịn có “Lý thuyết tiếp nhận và phê bình văn học”
(1990), “Đối thoại - hệ hình mới của phê bình văn học” (1995), “Tính mơ hồ,
đa nghĩa của văn học (1995), “Ngôn ngữ với việc lĩnh hội tác phẩm thơ” (1999)
(In chung trong tập “Lý luận và phê bình văn học”, NXB Hội nhà văn/1996).
Có thể thấy trong các cơng trình của mình, nhà nghiên cứu đã đề cập đến những
phương diện cơ bản của lý luận tiếp nhận như vấn đề về lý thuyết tiếp nhận, về
giá trị của văn bản, vai trò của ngữ cảnh đối với tiếp nhận tác phẩm văn học, về
vai trị của người đọc cũng như tính đa nghĩa của tác phẩm văn học trong quan
hệ với sự tiếp nhận của người đọc. Những nghiên cứu độc lập nhưng có tính hệ
thống của Trần Đình Sử đã đóng góp ít nhiều cho ngành nghiên cứu còn non trẻ
ở Việt Nam.
Bên cạnh những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, trong thập kỉ 90
của thế kỷ XX, việc nghiên cứu tiếp nhận ở Việt Nam đánh dấu bằng việc xuất
bản các ấn phẩm nghiên cứu về lý thuyết tiếp nhận. Trước hết là Phương Lựu
với “Tiếp nhận văn học” (NXB giáo dục – 1997), “Mười trường phái lý luận
phê bình phương Tây đương đại” (NXB giáo dục – 1999). Trong cuốn “Tiếp
nhận văn học” Phương Lựu dành một phần để giới thiệu về Mỹ học tiếp nhận,
từ những tiền đề sinh thành, những quan điểm của H.R. Jauss, W. Iser, những
điểm khả thủ cũng như những đánh giá về hạn chế. Phần cuối của cuốn sách,
tác giả dành một chương bàn về các khuynh hướng phê bình văn học hiện nay
trên tinh thần “Phê bình văn học cũng là một hoạt động đặc thù của tiếp
nhận”. Trọng tâm của cuốn chuyên luận là sự phân tích chi tiết của tác giả về
hai phương diện của sự tiếp nhận nghệ thuật: sự tiêu thụ sản phẩm văn chương
trong đời sống xã hội (tiếp nhận vĩ mô) và phương diện tâm lí của q trình
tiếp nhận (tiếp nhận vi mơ).
“Từ văn bản đến tác phẩm văn học” (NXB Khoa học xã hội/1998) là ấn
phẩm tập hợp các bài viết của Trương Đăng Dung về các vấn đề lý luận văn
học. Công trình tập hợp bốn bài viết đề cập tới lý luận tiếp nhận. Trong “Từ

văn bản đến tác phẩm và giá trị thẩm mĩ”, nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến “ sự
tạo nghĩa thơng qua q trình cụ thể hóa của người đọc” [70, 43]. Trong “Tác
phẩm văn học là một quá trình” trên cơ sở trình bày “những quan điểm lí luận
cơ bản của các trường phái khoa học văn học liên quan đến tác phẩm như là


10

quá trình” [70,59] nhà nghiên cứu trở lại với “quan điểm tiếp cận tác phẩm từ
phía người đọc” [70, 62] nhằm nhấn mạnh vai trò của người đọc trong trong
việc tạo ra khả năng vận động của văn bản như một q trình.
Với mục đích khái qt những vấn đề cốt yếu của hệ thống lý luận văn
học hiện đại, Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương trong “Lý luận văn
học, vấn đề và suy nghĩ” (NXB Giáo dục/1998) cũng đã giới thiệu đến bạn đọc
mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc trên quan điểm “mối quan hệ giữa tác
phẩm và người đọc là vấn đề trung tâm của lý thuyết tiếp nhận văn học” [114,
91]. Có thể thấy với sự xuất hiện của các cơng trình có quy mô tương đối lớn
như trên, việc nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam đã thực sự có chiều
sâu, chạm vào bản chất của lý thuyết này.
Bước sang thế kỷ XXI, với phong trào giới thiệu những lý thuyết phê
bình cũng như các phương pháp nghiên cứu văn học ở Việt Nam, lý thuyết tiếp
nhận đã trở thành một trong những tâm điểm của nghiên cứu văn học.
Trước hết là phương diện dịch thuật các ấn phẩm của các nhà lập thuyết
lý thuyết tiếp nhận. Có thể kể đến những bản dịch trên các tạp chí chuyên
ngành như “Trên đường đến với ngôn ngữ” của M. Heidegger (Tạp chí Văn học
nước ngồi, số 1/1999), “Tác phẩm văn học” của R. Ingarden (Tạp chí Văn học
nước ngồi số 3/2001), “Mỹ học tiếp nhận” của A. Đranov (Tạp chí Văn học số
3/2001), “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích với đối với khoa học văn học”
của H. R. Jauss (Tạp chí Văn học nước ngồi số 1/2002), chương “Người đọc”
trong “Bản mệnh của lý thuyết” của A. Compagnon (NXB Đại học Sư

phạm/2006), “Tiến trình đọc: Một tiếp cận hiện tượng học” của W. Iser (Tạp
chí Nghiên cứu văn học số 5/2017) … . Cùng với các cơng trình lý thuyết là
các ấn phẩm trình bày các khái niệm lí thuyết như “Các khái niệm và thuật ngữ
của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX” của
nhóm tác giả Nga I.P.Ilin và E.A.Tzurganova qua bản dịch của Đào Tuấn Ảnh,
Trần Hồng Vân, Lại Ngun Ân… Những cơng trình lý luận như vậy giúp
người đọc trực tiếp tiếp xúc với những lý thuyết tiếp nhận văn học mà không
phải thông qua sự diễn giải.
Từ 2000, vấn đề nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam tiếp tục khởi
sắc cùng hàng loạt các cơng trình nghiên cứu lý thuyết của các nhà nghiên cứu


11

ở Việt Nam. Tiếp nối nghiên cứu khái quát về các lý thuyết văn học hiện đại
Tây Âu trong công trình “Mười trường phái lý luận phê bình phương Tây
đương đại” (NXB giáo dục – 1999), Phương Lựu cho ra mắt cơng trình “Lí luận
phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX” (NXB Văn học, Trung tâm văn hóa
ngơn ngữ Đơng Tây - 2001). Trong tác phẩm của mình, ngồi 10 trường phái
đã có mặt ở cuốn trước, Phương Lựu còn bổ sung thêm 12 trường phái lý luận
phê bình hiện đại ở phương Tây. Với lý luận tiếp nhận, ông giới thiệu đến
người đọc trường phái Mỹ học tiếp nhận trong đó nhấn mạnh đến lý thuyết của
trường phái Konstanz cùng hai đại diện là H.R. Jauss, W. Iser, lý thuyết tiếp
nhận từ Hoa Kỳ và Liên Xô. Bằng khả năng khái quát cao, tác phẩm thực sự là
một bản tổng kết giá trị về những vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết tiếp nhận
nói riêng và các khuynh hướng nghiên cứu lý thuyết văn học nói chung. Nhằm
nhấn mạnh vai trò của lý thuyết tiếp nhận trong bối cảnh nghiên cứu văn học
hiện đại, trong cuốn “Lý luận văn học” (tập 1) xuất bản năm 2002, Phương Lựu
trở lại với vấn đề về người tiếp nhận, về vai trò của khâu tiếp nhận trong mối
tương quan với các khâu sáng tác trong dây chuyền hoạt động của văn học.

“Đọc và tiếp nhận văn chương” của Nguyễn Thanh Hùng (NXB Giáo
dục, năm 2002) là một trong những cơng trình chun biệt về lý thuyết tiếp
nhận văn học đáng kể ở giai đoạn này. Với 7 chương, cuốn sách hướng về hai
nội dung chính là lý thuyết tiếp nhận và tiếp nhận văn học trong nhà trường.
Trên cơ sở của Mỹ học tiếp nhận, tác giả của công trình triển khai các vấn đề
về bản chất của hoạt động tiếp nhận văn chương (đọc văn chương), cơ chế tiếp
nhận văn chương và cơ chế tiếp nhận văn học trong nhà trường hiện nay. Cơng
trình của tác giả đã thể hiện sự gắn kết giữa vấn đề lý thuyết với hoạt động dạy
học ở trường phổ thông hiện nay.
Nguyễn Văn Dân trong cơng trình “Phương pháp luận nghiên cứu văn
học” (NXB Khoa học xã hội/ 2004) xếp Mỹ học tiếp nhận vào loại hình phương
pháp xã hội học với tên gọi là “xã hội học tiếp nhận” (trong sự đối sánh với
phương pháp “xã hội học sáng tác”). Bằng cái nhìn hệ thống của một nhà
nghiên cứu lý thuyết, trong cơng trình của mình, Nguyễn Văn Dân đã dành
dung lượng lớn để bàn về Mỹ học tiếp nhận từ lịch sử hình thành tới việc giới
thiệu những đại diện tiêu biểu, những khái niệm cơ bản của Mỹ học tiếp nhận.


12

Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu đặt ra vấn đề về sự tiếp thu Mỹ học tiếp nhận từ
góc độ của Mỹ học Mác xít trong bối cảnh Việt Nam cũng như điểm qua lịch sử
nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam và một số vấn đề về công chúng văn
học Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX. Với 23 trang sách, cơng trình đã
thâu tóm nhiều vấn đề của lý thuyết tiếp nhận và vấn đề nghiên cứu tiếp nhận ở
Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Vân trở lại với lý thuyết tiếp nhận qua sự phân
tích kỹ lưỡng những quan niệm của H. R. Jauss trong hai bài viết “Vấn đề tầm
đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert
Jauss” (Nghiên cứu văn học số 3/2009),“Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là

lịch sử tiếp nhận” (Nghiên cứu văn học số 3/2010) và quan niệm của lý luận
văn học Mácxit về vấn đề tiếp nhận văn học qua bài viết “Mối quan hệ biện
chứng giữa sáng tác và tiếp nhận văn học trong nhãn quan lý thuyết của
Manfred Naumann” (Nghiên cứu văn học số 3/2013)
Năm 2010, Huỳnh Như Phương trong “Lý luận văn học (nhập môn”)
(NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) tiếp tục những vấn đề của lý thuyết
tiếp nhận thông qua chương “Người đọc và tiếp nhận văn học”. Đáng chú ý ở
cơng trình này ngoài việc nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận, nhà nghiên cứu còn
tập trung làm rõ “vai trò của người đọc qua khái niệm “chân trời chờ đợi” –
một trong những khái niệm then chốt của Mỹ học tiếp nhận. Từ khái niệm then
chốt đó, tác giả cơng trình bàn về “số phận lịch sử của tác phẩm văn học qua
lăng kính người đọc”, từ đó nhấn mạnh “Muốn đánh giá đầy đủ sức sống của
một tác phẩm, chúng ta phải tìm hiểu khơng chỉ lịch sử sáng tác mà cả lịch sử
tiếp nhận của nó” [219, 206] vì “số phận lịch sử của tác phẩm văn học phụ
thuộc rất lớn vào sự tiếp nhận của người đọc” [219, 209].
Bên cạnh những bản dịch lý thuyết trên các tạp chí, Trương Đăng Dung
cũng là một trong những nhà nghiên cứu có vai trị quan trọng trong việc hồn
thiện lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam. Trong cơng trình “Tác phẩm văn học nhìn
từ lý thuyết tiếp nhận” (NXB Khoa học xã hội/ 2013) với quan điểm coi “tác
phẩm văn học như là quá trình” tác giả đã tiếp cận tác phẩm trên hai phương
diện: tác phẩm như là “quá trình thơng báo kí hiệu ngơn ngữ” và tác phẩm như
là “quá trình ấn tượng hay tác động”. Với tư cách là một giáo trình dành cho


13

bậc sau đại học, cơng trình của Trương Đăng Dung đã thâu tóm những vấn đề
căn cốt nhất của lý thuyết tiếp nhận hiện đại trong thời gian qua, đem đến cho
người đọc cái nhìn tồn diện về lý thuyết tiếp nhận văn học hiện đại.
Năm 2014, cuốn “Phương pháp luận giải mã văn bản văn học” của Phan

Trọng Luận được nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành. Trong tác phẩm của
mình, với tư cách là nhà nghiên cứu phương pháp dạy học, Phan Trọng Luận đã
gắn kết các vấn đề của lý thuyết tiếp nhận, chủ yếu là lý thuyết ứng đáp người
đọc của Mĩ, với vấn đề tiếp nhận văn chương trong trường phổ thông.
Sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận - phê bình Việt Nam cịn được
thể hiện thơng qua các hội thảo khoa học mà nội dung trực tiếp bàn về lý thuyết
tiếp nhận và vấn đề tiếp nhận văn học ở Việt Nam. Trong số đó phải kể đến hội
thảo về lý thuyết tiếp nhận tổ chức tại Huế năm 2014. Kết quả hội thảo cũng
như những nghiên cứu về lý thuyết tiếp nhận, vấn đề tiếp nhận văn học ở Việt
Nam được tác giả Trần Thái Học tập hợp trong cuốn “Văn chương và sự tiếp
nhận” (NXB Văn học, năm 2014). Tuy chưa đầy đủ nhưng với hai phần rõ rệt,
cuốn sách đã cung cấp cái nhìn tồn cảnh về nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận và
việc vận dụng lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam.
Việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam cũng trở
thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu nước ta từ sau năm
2000. Có thể thấy nổi lên là việc vận dụng các khái niệm lý thuyết của Mỹ học
tiếp nhận để giải mã những hiện tượng văn học cụ thể. Có thể kể tên một số
cơng trình như “Tầm đón đợi trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới” của Mai Thị
Liên Giang (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9/2007) “Phân tích tác động thẩm
mỹ của văn bản thơ Đèo Ba Dội từ góc độ Mỹ học tiếp nhận” của Hồng
Phong Tuấn (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2013) “Thử “phúc thẩm” phiên
tòa Thúy Kiều xét xử từ góc nhìn của Mỹ học tiếp nhận” của Nguyễn Khắc
Sính (Hội thảo khoa học Văn chương và sự tiếp nhận” Đại học Huế 2014) ….
Cùng với nó là các cơng trình nghiên cứu về tiếp nhận những hiện tượng trong
văn học ở Việt Nam như “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 19541975 (trên bình diện lý thuyết)” của Huỳnh Như Phương (In trong tập “Những
nguồn cảm hứng trong văn học, NXB Văn nghệ/ 2008), “Tiếp nhận Gogol ở
Việt Nam qua bản dịch Những linh hồn chết” của Đào Tuấn Ảnh (Tạp chí


14


Nghiên cứu văn học số 5/2009), “Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy Hử ở Trung
Quốc đầu thế kỷ XX đến nay” của Đặng Thị Phương Thảo (Tạp chí Nghiên
cứu văn học số 10/2014)... Đáng kể nhất chính là việc vận dụng lý thuyết tiếp
nhận văn học vào những cơng trình Tiến sĩ trong thời gian từ 2000 đến nay.
Luận án “Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều” của Phan Công Khanh (2001),
“Hemingway ở Việt Nam” của Bùi Thị Kim Hạnh (2001), “Vấn đề tiếp nhận
Dostoievski tại Việt Nam” của Phạm Thị Phương (2002), “Sự tiếp nhận Edgar
Allan Poe ở Việt Nam” của Hồng Kim Oanh (2010), “Tiếp nhận M.Sơlơkhơp
ở Việt Nam” của Tạ Hồng Minh (2014)… Điểm chung của các cơng trình là
trên cơ sở lý thuyết của Mỹ học tiếp nhận, nghiên cứu lịch sử tiếp nhận của
một hiện tượng văn học cụ thể ở Việt Nam. Những cơng trình như vậy đã mở
rộng biên độ nghiên cứu của vấn đề tiếp nhận ở Việt Nam, làm cho nghiên cứu
tiếp nhận đi vào chiều sâu.
Từ lịch sử tiếp nhận lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam, có thể thấy những
điểm cơ bản như sau trong việc tiếp nhận lý thuyết.
1. Quá trình tiếp nhận lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam phát triển với một
bước đi chậm, càng về sau càng diễn biến với tốc độ nhanh chóng. Cùng với
tốc độ là chất lượng của các cơng trình nghiên cứu, càng về sau càng có khả
năng chạm đến bản chất của lý thuyết tiếp nhận văn học.
2. Tiếp nhận lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam được triển khai trên nhiều
phương diện: Giới thiệu các lý thuyết tiếp nhận cơ bản ở phương Tây, những
mở rộng phương diện lý thuyết của các nhà nghiên cứu lý luận ở Việt Nam,
dịch thuật các cơng trình lý luận của các nhà lập thuyết, vận dụng khái niệm lý
thuyết tiếp nhận để nhìn nhận đánh giá các hiện tượng cụ thể trong văn học
Việt Nam cũng như nghiên cứu lịch sử tiếp nhận của các tác giả có tầm ảnh
hưởng lớn trong văn học Việt Nam và thế giới.
3. Hạn chế của việc nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam là chưa
có hệ thống, chưa có sự tập trung. Vì vậy u cầu đặt ra là cần phải có chiến
lược để lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam trở thành một lĩnh vực nghiên cứu lý

luận chủ đạo, sánh ngang với những phương diện nghiên cứu khác.


15

1.2. Nghiên cứu vấn đề tiếp nhận Franz Kafka ở Việt Nam
Nghiên cứu tiếp nhận Kafka ở Việt Nam đã được chúng tôi nghiên cứu
trong luận văn thạc sĩ “Vấn đề tiếp nhận sáng tác của Franz Kafka tại Việt
Nam” năm 2006 tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trong
luận văn, chúng tơi chia lịch sử tiếp nhận Kafka thành hai giai đoạn là trước
1986 và sau 1986 và tập trung chủ yếu ở hai phương diện là tiếp nhận trong
nghiên cứu - phê bình và tiếp nhận trong sáng tác. Tuy nhiên, do dung lượng
cũng như thời gian thực hiện luận văn hạn chế nên luận văn chưa bao quát đầy
đủ tư liệu tiếp nhận Kafka, đặc biệt trong giới nghiên cứu - phê bình. Vì vậy
luận án vừa kế thừa luận văn một số vấn đề về tiếp nhận Kafka trong nghiên
cứu phê bình cũng như trong sáng tác của Phạm Thị Hoài. Từ sự kế thừa đó,
luận án mở rộng phạm vi nghiên cứu, mở rộng nguồn tài liệu tiếp nhận trong
nghiên cứu - phê bình cũng như trong tiếp nhận - ảnh hưởng Kafka ở Việt Nam.
Bên cạnh đó chúng tơi cịn khảo sát tiếp nhận Kafka trong nhà trường để mở rộng
đối tượng tiếp nhận Kafka ở Việt Nam. Ngoài luận văn thạc sĩ của chúng tôi, vấn đề
tiếp nhận Kafka ở Việt Nam cụ thể như sau:
1.2.1. Tiếp nhận từ phía độc giả là nhà nghiên cứu, phê bình văn học
Nghiên cứu sáng tác của Kafka đã có một lịch sử lâu dài, tuy nhiên việc
nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của nhà văn ở Việt Nam thì chưa có một cơng
trình nào chính thức đề cập. Vấn đề chỉ xuất hiện rải rác ở một số cơng trình có
quy mơ tương đối, vì vậy chỉ dừng lại ở những nhận xét sơ giản chứ chưa thành
vấn đề có tính hệ thống.
Giai đoạn trước 1975 ở miền Nam là thời điểm khởi đầu cho sự tiếp nhận
sáng tác của Kafka ở Việt Nam. Chính vì vậy, thời kỳ tiếp nhận này nhận được
nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Có thể kể đến một số nhận xét đề cập

trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận án như sau:
Giới thiệu với bạn đọc cuốn “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”
của Phạm Công Thiện, Trần Triệu Luật đã bày tỏ thái độ khơng đồng tình với
quan niệm của tác giả cuốn sách và đặt câu hỏi: “Tại sao lại trình bày Kafka
như ý thức cơ đơn, cô lập trong khi Huguenin lại như là ý thức khắc khoải mà
không thể xác định trái ngược lại?” [172, 57]. Cũng trong bài báo trên, khi bàn
về cách tiếp nhận những tư tưởng trong văn học và triết học của tác giả công


16

trình “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”, Trần Triệu Luật nhấn mạnh
việc Phạm Công Thiện chắp nối các bài báo thành những chương sách là nhằm
“phô diễn trình tự biến thiên của tâm thức mình để phản ánh tâm thức của một
thế hệ không thể nào đạt nổi” [172, 58].
Tổng kết tình hình dịch thuật, giới thiệu văn học phương Tây hiện đại tại
miền Nam Việt Nam trước 1975, Hoàng Nhân trong “Nhận định văn học
phương Tây hiện đại” cho rằng việc truyền bá sáng tác của Kafka cùng các nhà
văn phương Tây hiện đại là vì “một sự thiên lệch với dụng ý chính trị, thương
mại về các trào lưu phản động, suy đồi nhằm phục vụ cho chủ nghĩa thực dân
mới” [210, 16].
Bình luận về cách tiếp nhận “Tịa lâu đài” của Dỗn Quốc Sĩ trong “Văn
học và tiểu thuyết”, Lê Đình Kỵ đánh giá “cách giải thích của Dỗn Quốc Sỹ
khơng phải là hồn tồn khơng có cơ sở, nhưng nó q hẹp, q riêng tư khi
gắn liền nó với sự cách biệt tình phụ tử, lại vừa quá rộng, quá xa khi muốn
biến lâu đài kia thành “thượng đế”” [157, 133].
Tiếp theo là những nhận định về sự tiếp nhận Kafka ở miền Bắc trước
1975. Đỗ Đức Hiểu trong bài “Tiếng vọng từ phương Tây” (Tạp chí Văn học số
3/1972) khi nhận xét về cơng trình “Phương Tây, văn học và con người” nhận
định Hồng Trinh “trong những điều kiện khó khăn về tư liệu, có cơng nghiên

cứu tỉ mỉ, nhìn nhận nhiều khía cạnh… Đặc biệt, nhiều khi anh kể chuyện, miêu
tả, phân tích những tác phẩm suy đồi, gợi nên được cái khơng khí của nền văn
hóa đang trên đường suy vong, một nền văn minh đang tan vỡ, một thứ văn học
đang tàn lụi, phảng phất như một bóng ma vật vờ trên cảnh đổ nát của một thế
giới mất hết sinh khí”. Song Đỗ Đức Hiểu lại khơng đồng tình ở điểm “tuy
Kafka đơi khi có nghĩ đến chế độ Áo Hung lúc ấy, nhưng khó có thể nào nói
như Hồng Trinh rằng “tồn bộ tác phẩm của Kafka trước hết là những tư liệu
hiện thực” rằng “toàn bộ tác phẩm của Kafka là một bức tranh về con người
và cuộc sống” [127,134].
Mặc dù có ít cơng trình nghiên cứu về Kafka từ 1976 đến 1986 song
cũng đã xuất hiện khá nhiều những nhận định về cách tiếp nhận nhà văn ở giai
đoạn này. Trường Lưu khi đánh giá về quan niệm của Đỗ Đức Hiểu trong cơng
trình “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa” cho rằng việc nhà nghiên cứu này


17

đưa Kafka vào dòng văn học hiện sinh là “một điều dễ dàng chấp nhận” và “sự
phân tích của Đỗ Đức Hiểu về chiều sâu trong thế giới quan các nhân vật
Kafka càng chứng minh các khái niệm hiện sinh trong tồn bộ tác phẩm văn
học của ơng” [179, 97- 98].
Bên cạnh những ý kiến bàn về các cơng trình tiếp nhận sáng tác của
Kafka, vấn đề về sự tiếp nhận nhà văn cịn xuất hiện ở một số cơng trình bàn về
các quan niệm trong văn học. Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết “Nội dung khái
niệm Chủ nghĩa hiện thực trong văn học” (Tạp chí Văn học số 1/1987) khi nhận
xét về quan niệm hiện thực của một số nhà nghiên cứu Việt Nam giai đoạn
trước 1986 nhấn mạnh “chính vì cho hiện thực là có giá trị, là tốt, là tiến bộ,
trái với hiện thực là kém giá trị, là khơng tốt, thậm chí là xấu, là phản động
cho nên mới có một số cố gắng để chứng minh rằng Huygô, Dôla, Bôđơle,
Maxen Pruxtơ hay Cápca là những tác giả hiện thực” [113, 60]. Nhận định của

Nguyễn Văn Hạnh chính là những nhận xét rất xác đáng về nghiên cứu văn học
phương Tây ở Việt Nam giai đoạn này. Do chú trọng vào giá trị phản ánh của
tác phẩm nên nhiều người khi nghiên cứu các nhà văn phương Tây thường hoặc
quy chụp là hiện tượng phản động hoặc tự phong cho các nhà văn là hiện thực
nếu trong sáng tác của họ xuất hiện những yếu tố tiến bộ.
Cùng bàn về những sai lầm trong nhận thức về chủ nghĩa hiện thực và
vấn đề nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực, Trương Đăng Dung trong bài viết “Thế
giới nghệ thuật của Kafka” cho rằng “Sẽ khơng nói hết được những giá trị đích
thực của thế giới nghệ thuật của F. Kafka nếu ai đó chỉ cố cơng phát hiện ra
những yếu tố tích cực trong tác phẩm Kafka qua việc ơng phơi bày sự tha hóa
của chủ nghĩa tư bản” [305, 946].
Bàn về chủ nghĩa hiện đại và những quan niệm chưa thỏa đáng của các
nhà nghiên cứu Việt Nam về các nhà văn hiện đại, Nguyễn Văn Dân trong bài
viết “Nghiên cứu văn học so sánh trước yêu cầu đổi mới” (Tạp chí Văn học số
4/1988) nhận định “Franz Kafka là một trong số những người đầu tiên đưa cái
phi lí vào văn học” và “chủ nghĩa hiện sinh cũng nói nhiều đến sự phi lí của
thế giới” nhưng “khơng vì thế mà chúng ta “kết nạp” Kafka vào nhóm hiện
sinh chủ nghĩa như có người đã chủ trương” [56,14]. Trong chú thích của bài


18

viết, tác giả ghi rõ quan niệm xem Kafka là nhà văn hiện sinh chủ nghĩa xuất
phát từ cơng trình “Phê phán Văn học hiện sinh chủ nghĩa” của Đỗ Đức Hiểu.
Có thể thấy việc nghiên cứu vấn đề tiếp nhận sáng tác của Kafka ở Việt
Nam chưa thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà phê bình, nghiên cứu.
Những ý kiến mà chúng tôi tập hợp được trong quá trình nghiên cứu của mình
chỉ mới dừng lại ở những nhận xét có tính chất phê phán hoặc ngẫu nhiên khi
đề cập đến sáng tác của Kafka. Do vậy vấn đề đặt ra trong luận án của chúng
tôi vẫn còn là một vấn đề mới mẻ.

1.2.2. Tiếp nhận từ phía độc giả là nhà văn
Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, khi Việt Nam tiếp xúc với văn hóa
phương Tây thì vấn đề tiếp nhận những thành tựu của văn học phương Tây
trong văn học Việt Nam đã được đặt ra. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ quan
tâm đến diện rộng, đến sự tác động của các trào lưu với sự hình thành yếu tố
hiện đại trong văn học Việt Nam. Riêng về sự ảnh hưởng của Kafka trong văn
học Việt Nam, cho đến nay chúng tôi chỉ thấy một cơng trình đề cập tới. Lê
Thanh Nga trong luận án tiến sĩ “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của
Franz Kafka” cho rằng ở Việt Nam đã có những nhà văn chịu ảnh hưởng của
Kafka, tuy nhiên đối với những hiện tượng này “sẽ thích hợp hơn khi dùng chữ
“dấu hiệu Kafka” để miêu tả những tương đồng giữa thế giới nghệ thuật của
họ với thế giới nghệ thuật của Kafka”. Những hiện tượng mà tác giả luận án kể
đến bao gồm Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ
Duy Anh, Phạm Thị Hồi. Khi phân tích về sự tiếp thu ảnh hưởng của Kafka,
tác giả của cơng trình nêu trên cũng cho rằng “với các nhà văn này, cho dù
trong sáng tác của họ có phản ánh một cách sâu sắc những trạng thái bi đát
của hiện thực và con người mà trong đó có sự gặp gỡ với Kafka như thế giới
phi lí, sự cơ đơn, lưu đày, cái chết…..nhưng việc phân tích những dấu hiệu
Kafka một cách cụ thể hơn nữa vẫn chưa được đảm bảo bằng một cơ sở tin
cậy” [204, 188-189]. Chính vì điều này mà tác giả luận án chỉ dừng lại ở mức
liệt kê những tác phẩm và tác giả mà nhà nghiên cứu cho là có “dấu hiệu
Kafka”.
Để thực hiện luận án, chúng tơi sẽ xem xét cụ thể hơn đối với việc
nghiên cứu ba tác giả mà chúng tơi cho là có ảnh hưởng một cách rõ rệt của


19

Kafka. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của Kafka trong sáng tác của ba tác giả
Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh và Trương Đăng Dung có thể tìm thấy trong

những cơng trình nghiên cứu sau:
1.2.2.1. Phạm Thị Hồi
Từ khi xuất hiện trên văn đàn, đặc biệt sau khi “Thiên sứ” được xuất
bản, cái tên Phạm Thị Hoài cũng xuất hiện nhiều hơn trên những trang phê bình
văn học ở Việt Nam. Những đổi mới trong văn xuôi của nhà văn đã nhận được
những luồng ý kiến trái ngược nhau, người ủng hộ, người nghi kị, người lại phủ
nhận hoàn toàn. Những nhận định trái ngược nhau đó cho thấy Phạm Thị Hồi
đã để lại một dấu ấn khó qn trong văn học Việt Nam. Điều dễ nhận thấy nhất
chính là những dấu ấn phương Tây, đặc biệt của Kafka trong sáng tác của bà.
Bàn về vấn đề này, khơng ít cơng trình đã đề cập đến:
Năm 1999, Nguyễn Văn Dân trong cuốn “Nghiên cứu văn học lý luận và
ứng dụng” đã đặt vấn đề sự tiếp thu văn học phương Tây của các nhà văn Việt
Nam, đặc biệt là trường hợp Phạm Thị Hồi. Nhà nghiên cứu nhận định “Chín
bỏ làm mười của Phạm Thị Hoài thực sự là một truyện bắt chước Mười một
người con trai của Kafka. Tuy nhiên đây chỉ là sự bắt chước về mặt nghệ thuật,
cho nên nó vẫn đạt hiệu quả thẩm mĩ nhất định, các nhân vật trong Chín bỏ
làm mười vẫn thật sự là của Phạm Thị Hồi chứ khơng phải của Kafka”. Tiếp
theo “Chín bỏ làm mười”,“Thiên sứ và các truyện ngắn khác của chị, sự tiếp
thu văn học nước ngoài, trong đó có Kafka, khơng cịn dừng lại ở thủ pháp
nghệ thuật nữa mà đã mở rộng sang cả khung tự sự lẫn nhân vật của các tác
phẩm được vay mượn. Chính một chủ đề của Kafka là chủ đề “mê cung” đã
được Phạm Thị Hoài dùng để đặt tên cho một tập truyện ngắn của mình: Mê
lộ” [60, 227].
So sánh giữa Phạm Thị Hoài với Kafka và các tác giả kịch phi lí,
Nguyễn Văn Dân đi đến kết luận có sự giống nhau ở “việc đề cập tới sự tha
hóa của nhân vật” của các tác giả nêu trên và việc Phạm Thị Hoài đã “vay
mượn nghệ thuật phúng dụ, tượng trưng và quan điểm phi lí” từ sáng tác của
Kafka để xây dựng nên thế giới nghệ thuật của mình. Từ đó, ơng đi đến những
nhận xét tương đối khắt khe: “Phạm Thị Hồi đã phần nào có tài trong việc
“thao tác” vốn sách vở của mình để khai phá một mảng chủ đề khá mới đối với



×