Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng cong tac TTND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.66 KB, 3 trang )

4. Về công tác Thanh tra nhân dân:
4.1 Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân thực
hiện báo cáo tổng kết hoạt động công tác thanh tra nhân dân năm học vừa qua, xây
dựng chương trình, kế hoạch hoạt động năm học mới.
Nội dung báo cáo chủ yếu:
* Tổng kết
+ Kết quả giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hàng năm của đơn vị; việc thực hiện ccác
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân, viên chức theo quy định của pháp
luật (đối chiếu với các chỉ tiêu đã đề ra trong nghị quyết Hội nghị CBCC năm học
2008-2009).
+ Kết quả giám sát việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà
nước, sử dụng các quỹ, việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác
tự kiểm tra tài chính của đơn vị.
+ Kết quả giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, nội quy của đơn
vị.
+ Kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của
thủ trưởng đơn vị; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử
lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại đơn vị; việc thực hiện các kết luận, quyết định
xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đơn vị.
* Kế hoạch:
Căn cứ vào phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân (được quy định tại
Điều 29- Mục 2- Chương III Nghị định 99/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
28/7/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra
về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân) và tình hình thực tế của đơn
vị để xây dựng kế hoạch giám sát trong năm học mới.
4.2. Báo cáo tổng kết và kế hoạch của Ban Thanh tra nhân dân phải được
Ban chấp hành thông qua và được Hội nghị cán bộ công chức cấp Tổ thảo luận,
góp ý trước khi báo cáo trong Hội nghị cán bộ, công chức đơn vị.
4.3. Năm nay, Ban Thanh tra nhân dân đã hết nhiệm kỳ, Ban Chấp hành
CĐCS căn cứ vào số lượng cán bộ, công nhân, viên chức để dự kiến số lượng thành


viên Ban TTND trình Hội nghị CBCC quyết định (03 người); căn cứ vào tiêu
chuẩn, số lượng thành viên Ban TTND ở đơn vị để dự kiến giới thiệu thông qua
Hội nghị cấp Tổ để tổ chức bầu Ban TTND trong Hội nghị CBCC đơn vị bằng hình
thức bỏ phiếu kín.
1. Đánh giá về tổ chức và hoạt động của Ban TTND:
a- Về tổ chức:
- Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc và quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên Ban TTND theo hướng dẫn của Thông tri số 12/2005/TTr-MTTW, ngày
25/10/2005 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: về số lượng và chất
lượng có đảm bảo têu chuẩn như qui định của Nghị định 99/2005/NĐ-CP.
- Có đề nghị, kiến nghị gì về số lượng, tiêu chuẩn cũng như qui trình bầu thành
viên Ban TTND.
b- Về hoạt động: Đánh giá cụ thể về kết quả hoạt động trên các mặt sau:
- Kết quả giám sát của 12 nội dung qui định tại Điều 13- Nghị định 99/2005/NĐ-
CP. Nêu rõ số vụ việc giám sát; số vụ khi giám sát phát hiện có dấu hiệu vi phạm đã
kiến nghị xử lý theo qui định của pháp luật và kết quả vụ việc được người có thẩm
quyền xử lý (tính theo tỷ lệ % trên tổng số vụ kiến nghị).
- Kết quả hoạt động xác minh khi được Chủ tịch UBND cấp xã giao: số vụ việc
phải lập biên bản kiến nghị xử lý/ tổng số vụ việc xác minh..
- Kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền: thu hồi tài sản (đất đai, tiền, ...), khôi
phục quyền lợi chính đáng cho công dân, số cán bộ bị xử lý kỷ luật...
- Đối với cấp huyện: đánh giá phân loại hoạt động của Ban TTND và nêu cụ thể
một số Ban TTND hoạt động có hiệu quả ở địa phương và những vụ việc điển hình ở
cơ sở
c- Về tình hình kinh phí:
- Kinh phí cho công tác chỉ đạo, tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Ban TTND
cấp cho MTTQ cấp xã, cấp huyện theo qui định của Thông tư liên tịch số 39/2006 của
Bộ Tài chính và Ban thường trực UB TWMTTQVN được thực hiện như thế nào.
- Kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Ban TTND theo qui định của Thông tư
liên tịch số 40/2006 của Bộ Tài chính và Uỷ ban TWMTTQVN: Nêu rõ kinh phí được

cấp từ năm 2000 đến nay và nội dung thực hiện chi trong năm.
d- Đánh giá công tác chỉ đạo của của Uỷ ban MTTQ các cấp:
- Công tác phê duyệt chương trình hoạt động hàng năm của Ban TTND; công tác
chỉ đạo kiện toàn, củng cố Ban TTND; Chỉ đạo định hướng công tác giám sát và phê
duyệt cho ý kiến các văn bản kiến nghị của TTND gửi người có thẩm quyền; công tác
sơ và tổng kết 1 năm, 3 năm về hoạt động của TTND.
- Sự phối hợp giữa MTTQ với UBND cùng cấp ở địa phương trên các nội dung:
Kinh phí, cơ sở vật chất và trả lời kiến nghị của TTND.
- Sự phối hợp giữa MTTQ với Thanh tra cùng cấp trong việc tổ chức tập huấn
nghiệp vụ hàng năm cho TTND: số lớp, số lượng thành viên TTND được tập huấn,
tổng số lượt người được tập huấn trong 10 năm.
đ. Đánh giá xếp loại: (theo năm 2008)
Đánh giá xếp theo 4 loại: Ban TTND hoạt động tốt, khá, trung bình và yếu.
* Tồn tại và kiến nghị:
- Những tồn tại chủ yếu về tổ chức, hoạt động của Ban TTND, nguyên nhân(cả
chủ quan và khách quan)
- Những kiến nghị chủ yếu với Trung ương và tỉnh để nâng cao chất lượng hoạt
động của TTND.
- Đề xuất những giải pháp về cơ chế chính sách, chức năng nhiệm vụ và phương
thức giám sát giám sát của TTND.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×