HUYỆN ỦY THẠCH THÀNH
BAN TỔ CHỨC
=&=
ĐỀ CƯƠNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN
BÀI 2
CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN
(Tháng 8/2012)
BÀI 2
CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐẢNG VIÊN
Xây dựng đội ngũ đảng viên là một nội dung quan trọng và thường xuyên
trong công tác tổ chức xây dựng đảng và công tác xây dựng đảng, chất lượng đảng
viên có ý nghĩa quan trọng đến việc xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức.
Bài giảng gồm 2 phần :
I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐẢNG VIÊN VÀ XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ ĐẢNG VIÊN.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐẢNG VIÊN.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐẢNG VIÊN VÀ XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ ĐẢNG VIÊN
1. Đảng viên là tế bào của Đảng, là chiến sĩ cách mạng trong đội quân
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng viên luôn gắn với vai trò
lãnh đạo của Đảng.
1.1- Vị trí, vai trò của người đảng viên Cộng sản:
- Học thuyết Mác - Lênin về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã đề
cập một cách nhất quán về vai trò của người đảng viên cộng sản và yêu cầu xây
dựng đội ngũ đảng viên theo đúng bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
- Nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đảng,
vận dung vào thực tiễn cách mạng Việt Nam 82 năm qua, Đảng ta đã khẳng định:
Phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên theo yêu cầu
của từng thời kỳ cách mạng, gắn liền với việc chỉnh đốn và phát triển đội ngũ đảng
viên bảo đảm tiêu chuẩn, đó là yếu tố góp phần quyết định nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nội dung đó đã được ghi trong Điều lệ Đảng:
“Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của
Đảng”.
1.2- Đảng viên là tế bào của Đảng, là chiến sĩ cách mạng trong đội ngũ
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam:
- Đảng là sự liên kết những người cùng lý tưởng, cùng mục đích phấn đấu
“Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giầu mạnh, xã hội công bằng, văn
2
minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và
cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản ”.
- Đảng là một tổ chức chặt chẽ như một cơ thể sống hoàn chỉnh, trong đó
mỗi đảng viên là một tế bào của Đảng. Đảng viên mạnh là yếu tố cơ bản làm cho
Đảng mạnh và ngược lại.
1.3- Đảng viên với vai trò lãnh đạo của Đảng:
- Sự nghiệp cách mạng của nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Là một Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cương lĩnh,
đường lối, bằng công tác tổ chức của Đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của
cán bộ, đảng viên.
- Muốn đường lối của Đảng ta trở thành hành động cách mạng của quần
chúng đòi hỏi đảng viên không những là chiến sĩ tiên phong trong hành động thực
tiễn mà còn phải biết vận động, thuyết phục, tổ chức quần chúng thực hiện. Cũng
chính thông qua tổ chức thực hiện đường lối của Đảng mà đảng viên được rèn
luyện và trưởng thành, làm cho tính tổ chức, tính kỷ luật, trí sáng tạo của người
đảng viên được nhân lên.
2. Tiêu chuẩn đảng viên và nhiệm vụ đảng viên là vấn đề quan trọng
hàng đầu của tư cách đảng viên.
Tư cách đảng viên là phẩm chất riêng có của người đảng viên để phân biệt
với quần chúng nhân dân. Tư cách đảng viên thể hiện ở tiêu chuẩn và nhiệm vụ của
đảng viên. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định tiêu chuẩn và nhiệm vụ
đảng viên như sau:
2.1- Tiêu chuẩn đảng viên:
Điểm 1, Điều 1, Điều lệ Đảng quy định:
“Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội ngũ
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý
tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều
lệ Đảng và các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật
thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống
nhất trong Đảng”.
2.2- Nhiệm vụ đảng viên:
Điều 2, Điều lệ Đảng quy định:
“1) Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp
hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục tùng
tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
2) Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực
công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và
các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của BCH Trung ương về những
điều đảng viên không được làm.
3
3) Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của
nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và
nơi ở. Tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4) Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng,
phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên tự phê
bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và
đóng đảng phí đúng quy định”.
2.3- Trong giai đoạn cách mạng hiện nay tiêu chuẩn đảng viên được nhấn
mạnh 2 vấn đề cốt lõi như sau:
- Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã xác định đảng viên phải kiên định 6
vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc:
“+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của
Đảng ta, dân tộc ta.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng cách mạng Việt Nam; không chấp
nhận “đa nguyên đa đảng”.
+ Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối
đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoat và hoạt
động của Đảng.
+ Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng
của giai cấp công nhân”.
- Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã chỉ rõ: “Mọi đảng viên phải nêu cao
vai trò tiên phong, gương mẫu, vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sáng, có
lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, thật sự tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ
nhất ở cơ sở, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, người công dân mẫu mực.
Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải phấn đấu làm kinh tế
giỏi, đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, ra sức làm giàu
chính đáng và lôi cuốn, vận động bà con cùng làm giàu, không cam chịu đói
nghèo”.
Tóm lại, nắm vững nội dung về tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên là vấn
đề cơ bản nhất để đảng viên rèn luyện tư cách đảng viên và tổ chức đảng tiến
hành giáo dục, đánh giá đảng viên, là cơ sở nâng cao chất lượng đảng viên và
đội ngũ đảng viên.
3. Xây dựng đội ngũ đảng viên thực sự trong sạch, vững mạnh là nội
dung chủ yếu và thường xuyên của công tác xây dựng Đảng.
- Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cũng có nghĩa là
xây dựng đội ngũ trong đó các đảng viên thực sự là chiến sĩ tiên phong của giai cấp
công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Một đội ngũ đảng viên có
4
phẩm chất và năng lực, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ làm cho Đảng ngày càng
vững mạnh hơn.
- Chất lượng đảng viên cao sẽ làm cho quần chúng gắn bó hơn với Đảng,
luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong mọi điều kiện. Chất lượng đảng
viên cao là nguồn cung cấp cán bộ tốt cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân
dân.
Như vậy, chất lượng đảng viên và chất lượng của tổ chức đảng có quan hệ
mật thiết với nhau. Bác Hồ đã khẳng định: “Đảng mạnh là chi bộ tốt. Chi bộ tốt là
do đảng viên đều tốt”.
Xây dựng đội ngũ đảng viên được tiến hành đồng thời trên 3 mặt:
- Kết nạp đảng viên.
- Nâng cao chất lượng đảng viên.
- Quản lý đảng viên.
Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, mà trực tiếp và thường xuyên là của cấp uỷ
các cấp.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐẢNG VIÊN
Thi hành Điều lệ Đảng và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, việc nâng cao
chất lượng đảng viên cần thực hiện đồng bộ 8 nội dung cơ bản sau:
1. Tăng cường giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đảng viên:
a/ Chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
cách mạng của đảng viên:
Uốn nắn những nhận thức lệch lạc, quan điểm mơ hồ, biểu hiện dao động về
tư tưởng, suy giảm niềm tin vào con đường đi lên CNXH và sự lãnh đạo của Đảng
để tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động, nói, làm theo nghị quyết,
thực hiện đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước, kiên định
những vấn đề quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng. Quan tâm tổ chức, tạo điều
kiện cho đảng viên học tập nâng cao nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
b/ Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng
của đảng viên:
Đề cao tinh thần đoàn kết, chống chủ nghĩa cá nhân; có lối sống cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư; có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu đi đầu trong
công tác; xử lý hài hoà các lợi ích, đặt lợi ích của Đảng, của tổ chức lên trên hết;
liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; có
ý thức tổ chức và kỷ luật; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu
tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
Trong đó coi trọng việc tổ chức cho đảng viên học tập để tự giác thực hiện
tốt Luật Cán bộ, công chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật chống lãng phí,
thực hành tiết kiệm; Luật khiếu nại, tố cáo; Quy định những điều đảng viên không
được làm; Quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy định, quy chế trong cơ quan, đơn vị.
5
Phát động trong toàn Đảng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”
c/ Quan tâm tạo điều kiện và kiểm tra việc học tập nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ:
Nắm chắc tình hình thực tiễn, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ; có năng lực
vận động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng; giáo dục gia đình và nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó việc chỉ đạo kiểm tra đảng
viên xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập nâng cao trình độ cần được coi trọng.
d/ Thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng:
Tự phê bình và phê bình là vấn đề có tính nguyên tắc của Đảng, thực hiện
tốt tự phê bình trong nội bộ và yếu tố quyết định giữ gìn uy tín của Đảng; thường
xuyên tự phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất
của Đảng.
Cần đạt các yêu cầu của công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng là:
- Thể hiện được tính đảng, tính giáo dục, tính nguyên tắc, khách quan, trung
thực, thẳng thắn, chân thành, công khai, dân chủ, thiết thực, kịp thời.
- Khắc phục tình trạng không tự giác, né tránh, nể nang; lợi dụng đả kích, vu
khống, gây rối hoặc trù dập người phê bình.
- Coi trọng việc tham khảo ý kiến của nhân dân, thu thập thông tin, gợi ý
của cấp uỷ; tự liên hệ kiểm điểm được thực hiện từ Trung ương đến chi bộ, đảng
viên; gắn việc tự phê bình và phê bình với việc đánh giá chất lượng đảng viên.
- Kịp thời động viên, khuyến khích, biểu dương những đảng viên thực hiện
tốt tự phê bình, phê bình. Coi trọng việc kiểm tra sửa chữa khuyết điểm, xử lý kỷ
luật nghiêm minh đối với đảng viên có khuyết điểm.
2. Coi trọng việc phân công công tác cho đảng viên:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao là thước đo để đánh giá chất lượng
đảng viên; làm căn cứ đề ra chủ trương, biện pháp thiết thực giáo dục, rèn luyện
nâng cao chất lượng đảng viên; là cơ sở xét khen thưởng, kỷ luật, bố trí sử dụng cán
bộ, đảng viên.
* Căn cứ để phân công công tác cho đảng viên:
- Điểm 2 (2.3), Hướng dẫn số 01-HD/TW của Ban Bí thư Trung ương
- Điểm 2, mục III, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW của Ban Tổ chức trung
ương.
* Nhiệm vụ được giao bao gồm:
Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định, nhiệm vụ do các tổ chức đảng, chính
quyền, cơ quan đơn vị và các đoàn thể chính trị-xã hội phân công.
* Phân công công tác cho đảng viên là:
Giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như:
Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính
quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; bảo đảm an
ninh, trật tự ; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội
6
Chi bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đảng viên thực hiện, đưa vào nội
dung đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm; đảng viên được phân công có trách
nhiệm báo cáo chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp uỷ cấp trên thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện và chỉ đạo rút kinh nghiệm”.
Để thực hiện tốt các nội dung trên phải chú ý 3 vấn đề:
2.1 - Yêu cầu phân công công tác cho đảng viên: .
a) Bảo đảm mỗi đảng viên trong chi bộ (kể cả đảng viên sinh hoạt đảng tạm
thời) đều được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả năng, điều
kiện, hoàn cảnh và sức khoẻ.
b) Việc phân công công tác cho đảng viên được tiến hành ở chi bộ hằng năm
và được bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu nhiệm vụ của chi bộ trong năm; kết quả
thực hiện nhiệm vụ được phân công là cơ sở để xem xét, đánh giá chất lượng đảng
viên hằng năm.
2.2- Nội dung phân công công tác cho đảng viên:
Trên cơ sở thực hiện Điều lệ Đảng, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và
nhiệm vụ được cấp uỷ cấp trên giao, chi bộ tiến hành phân công công tác cho đảng
viên như sau:
a) Đối với đảng viên đang công tác trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực
lưượng vũ trang, doanh nghiệp…:
- Thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định tại điều 2, Điều lệ Đảng.
- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn do chính quyền, cơ quan, đơn
vị giao.
- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ do tổ chức đảng, đoàn thể phân công.
- Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể về xây dựng chi bộ trong sạch, vững
mạnh, cơ quan, đơn vị và các đoàn thể vững mạnh.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú theo Quy định số 76-QĐ/TW của
Bộ Chính trị.
b) Đối với đảng viên ở xã, thị trấn:
- Đảng viên là công chức cơ sở: (Đảng viên ở chi bộ Cơ quan xã, Trạm y-tế,
trường học)
Thực hiện các nội dung tương tự tại điểm (a) nêu trên và tham gia thực hiện
một số nhiệm vụ cụ thể của đảng viên không phải là công chức cơ sở dưới đây
(đảng viên ở CB thôn, khu phố).
+ Thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định tại điều 2, Điều lệ Đảng.
+ Thực hiện hoặc tham gia thực hiện một số chuyên đề như: Chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi; làm kinh tế hộ gia đình; xây dựng thôn, bản, tổ dân phố
sạch đẹp, văn minh và gia đình văn hoá; phòng chống các tệ nạn xã hội; bảo đảm
trật tự, an toàn, đoàn kết ở khu dân cư; giúp đỡ hộ gia đình (cụm hộ gia đình) xoá
đói, giảm nghèo
+ Theo dõi, giúp đỡ quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng; giúp đỡ các tổ
chức quần chúng hoạt động và tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên phấn đấu
vào Đảng.
7
- Đối với đảng viên đuợc miễn công tác, miễn sinh hoạt Đảng thực hiện
nhiệm vụ quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và
sức khỏe của đảng viên; thực hiện giáo dục gia đình, con cháu chấp hành tốt các
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa
phương và xây dựng gia đình văn hoá.
2.3- Phương pháp tiến hành phân công công tác cho đảng viên:
a) Đối với chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở)
- Hằng năm (vào dịp đầu năm) chi uỷ (hoặc bí thư chi bộ) rà soát, điều chỉnh
việc phân công công tác trong năm cho từng đảng viên, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ thảo luận, ra nghị quyết về việc phân công công tác cho từng đảng
viên; phân công chi uỷ viên theo dõi, kiểm tra và báo cáo chi bộ kết quả thực hiện
công tác của đảng viên (chi bộ chưa có chi uỷ thì đồng chí bí thư chi bộ thực hiện).
- Căn cứ nhiệm vụ được phân công, đảng viên xây dựng kế hoạch thực hiện
và báo cáo chi bộ kết quả thực hiện trong các kỳ sinh hoạt chi bộ.
- Cuối năm, đảng viên tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân
công trong bản tự kiểm điểm và tự xếp loại đảng viên trước chi bộ để chi bộ xem
xét, đánh giá chất lượng đảng viên.
b) Đối với Đảng uỷ cơ sở:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chi bộ trực thuộc tổ chức thực hiện các
nội dung tại điểm (a) nêu trên.
- Chỉ đạo các tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng trực thuộc kịp thời
thông báo cho chi bộ về nhiệm vụ chuyên môn đã giao cho cán bộ, công chức và
nhiệm vụ được đoàn thể quần chúng phân công cho đoàn viên, hội viên là đảng
viên của chi bộ.
- Hằng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện việc
phân công công tác cho đảng viên lên cấp uỷ cấp trên.
c) Cấp uỷ cấp trên cơ sở:
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra các cấp uỷ trực thuộc thực hiện việc phân công
công tác cho đảng viên; kịp thời biểu dương, khen thưởng tổ chức đảng thực hiện
tốt, uốn nắn nơi thực hiện chưa tốt.
3. Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Chi bộ là nơi giáo dục, rèn luyện đảng viên; nơi đấu tranh giữ vững đường
lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ Đảng, nơi động viên mọi đảng viên thực hiện các
chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện
mọi mặt của công tác đảng viên và là nơi trực tiếp nối liền Đảng với nhân dân
Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) nhấn mạnh “Nâng cao chất lượng sinh hoạt
của cấp uỷ và chi bộ, quản lý chặt chẽ đảng viên. Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ phải
tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham gia sinh hoạt đầy đủ, tự khép
mình vào khuôn khổ kỷ luật của Đảng”.
Như vậy, mọi vấn đề liên quan đến đảng viên đều phải thông qua sinh hoạt
chi bộ để tiến hành, kể cả những đảng viên có cương vị lãnh đạo cao trong Đảng.
Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là khâu cơ bản, quyết
định nhất trong hoạt động của chi bộ, trong việc nâng cao chất lượng đảng viên.
8
Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ được thực hiện theo Chỉ thị số 10-
CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ” và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 25/5/2007 của Ban
Tổ chức Trung ương “Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở
đảng”. Trong đó cần chú ý những nội dung sau:
3.1- Mục đích, yêu cầu:
- Làm cho các cấp uỷ và đảng viên ở cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị
trí, vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ, việc thực hiện
nghiêm túc chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ, để các chi bộ thực sự là nơi quản lý,
theo dõi, giáo dục và rèn luyện đội ngũ đảng viên.
- Đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong
các loại hình cơ sở theo hướng thiết thực hiệu quả, đáp ứng yêu cầu: mọi vấn đề
nảy sinh ở cơ sở đều được xem xét và giải quyết từ chi bộ.
- Thông qua sinh hoạt chi bộ, làm cho các cấp uỷ hiểu, nắm chắc tình hình và
tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội
ngũ đảng viên, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
3.2- Nội dung:
Thực hiện như mục II, Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư. Trong sinh hoạt
chi bộ, các cấp uỷ chỉ đạo để chi bộ thảo luận, tập trung vào những nội dung chủ
yếu sau:
+ Thông tin tình hình thời sự trong nước và quốc tế; phổ biến, quán triệt chủ
trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp
trên, nhất là những vấn đề có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa
phương, cơ quan, đơn vị (nội dung thông tin cần phải chọn lọc cho thiết thực, bảo
đảm chính xác và phù hợp với đối tượng). Tình hình tư tưởng của đảng viên, quần
chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ và những đề xuất, kiến nghị của đảng
viên và quần chúng để chi bộ có biện pháp giải quyết hoặc báo cáo cấp trên.
+ Đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chi bộ
tháng trước (nêu rõ những việc đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân, xác
định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân), tình hình đảng viên thực hiện 4 nhiệm
vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ được chi bộ phân
công. Thông báo ý kiến của đảng viên và quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ,
vai trò tiền phong, gương mẫu, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên ở địa
phương, cơ quan, đơn vị để chi bộ tiến hành tự phê bình và phê bình, kịp thời động
viên, biểu dương những đảng viên tiền phong gương mẫu, có thành tích xuất sắc và
giáo dục, giúp đỡ những đảng viên sai phạm (nếu có).
+ Mở rộng và phát huy dân chủ, nhất là khi thảo luận, quyết định những vấn
đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi,
nghĩa vụ của đảng viên; tạo không khí cởi mở, chân thành để mọi đảng viên thể
hiện chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình.
4. Làm tốt công tác khen thưởng đảng viên và tổ chức đảng
*Căn cứ:
- Điều 34, Điều lệ Đảng;
9
- Điểm 48, Quy định số 45-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
- Điểm 17, Hướng dẫn số 01-HD/TW của Ban Bí thư Trung ương.
- Điểm 3, mục III, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW.
4.1- Đối tượng khen thưởng:
Tổ chức đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định
của Ban Chấp hành Trung ương.
4.2- Hình thức khen thưởng trong Đảng:
a) Đối với tổ chức đảng: Biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, tặng cờ,
tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự khác của Đảng và
Nhà nước.
b) Đối với đảng viên: Biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, Huy hiệu
Đảng 30 năm, 40 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm,
85 năm, 90 năm tuổi Đảng, tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh
hiệu vinh dự khác của Đảng và Nhà nước.
4.3- Thẩm quyền khen thưởng:
a) Chi bộ: Biểu dương tổ đảng và đảng viên trong chi bộ.
b) Đảng uỷ bộ phận: Biểu dương tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.
c) Đảng uỷ cơ sở: Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh, biểu
dương, khen thưởng, tặng giấy khen cho tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.
d) Huyện uỷ (và tương đương): Quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng
trong sạch vững mạnh, tặng giấy khen cho Tổ chức đảng và đảng viên trong đảng
bộ.
đ) Tỉnh uỷ (và tương đương): Quyết định tặng bằng khen, tặng cờ cho tổ
chức cơ sở đảng, tặng Huy hiệu Đảng 30 năm, 40 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm,
65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm… tuổi Đảng, bằng khen cho đảng viên trong
đảng bộ.
e) Việc tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý
khác cho tổ chức đảng và đảng viên: Thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và pháp luật về khen thưởng.
4.4- Khen thưởng đối với tổ chức đảng.
a)Tổ chức đảng có thành tích được xét khen thưởng gồm:
Đảng bộ huyện và tương đương; tổ chức cơ sở đảng; đảng bộ bộ phận; chi bộ
trực thuộc đảng uỷ cơ sở; tổ đảng trực thuộc chi bộ; các ban tham mưu và đơn vị sự
nghiệp của Đảng.
Các cấp uỷ có thẩm quyền xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên theo
định kỳ hằng năm, gắn với việc tổng kết năm của đảng bộ, chi bộ; theo nhiệm kỳ
đại hội 5 năm/lần đối với đảng bộ cấp huyện và tương đương; khen thưởng không
theo định kỳ đối với tổ chức đảng và đảng viên có thành tích xuất sắc.
b) Xét khen thưởng chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở theo định kỳ:
- Đảng uỷ cơ sở xét tặng giấy khen cho những chi bộ đạt tiêu chuẩn “trong
sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm.
10
- Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho những chi
bộ đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 3 năm liền.
- Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho những chi
bộ đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 5 năm liền.
Chi bộ đạt “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu là chi bộ được đảng uỷ cơ sở
xem xét, công nhận khi đánh giá chất lượng chi bộ hằng năm.
c) Xét khen thưởng tổ chức cơ sở đảng theo định kỳ:
- Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho những tổ
chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm.
- Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho những tổ
chức đảng cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh” tiêu biểu 3 năm liền.
- Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng cờ cho những tổ chức cơ sở
đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 5 năm liền.
Tiêu chuẩn tổ chức cơ sở đảng “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu thực hiện
theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
d) Việc xét khen thưởng đảng bộ huyện và tương đương theo định kỳ:
Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen, tặng cờ cho
những đảng bộ huyện và tương có thành tích trong nhiệm kỳ.
đ) Khen thưởng tổ chức đảng không theo định kỳ:
Ngoài việc xét khen thưởng cho tổ chức đảng theo định kỳ nêu trên, các cấp
uỷ đảng cấp trên cần xét khen thưởng kịp thời những tổ chức đảng cấp dưới có
thành tích đặc biệt xuất sắc, là điển hình tốt trong đảng bộ về từng lĩnh vực bằng
những hình thức khen thưởng thích hợp.
4.5- Khen thưởng đối với đảng viên.
a) Khen thưởng đảng viên theo định kỳ:
- Đảng uỷ cơ sở, Chi bộ cơ sở xét tặng giấy khen cho đảng viên phấn đấu đạt
tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm.
- Ban thường vụ huyện uỷ (và tương đương) xét tặng giấy khen cho những
đảng viên đạt tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 3
năm liền.
- Ban thường vụ Tỉnh uỷ (và tương đương) xét tặng bằng khen cho những
đảng viên phấn đấu đạt tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ” 5 năm liền.
Tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” thực hiện
theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
b) Khen thưởng đảng viên không theo định kỳ:
Ngoài việc xét khen thưởng đảng viên theo định kỳ nêu trên, các cấp uỷ đảng
cấp trên cần xét, khen thưởng kịp thời những đảng viên có thành tích đặc biệt xuất
sắc, tiêu biểu trong từng lĩnh vực, trong thực hiện nhiệm vụ được giao như trong
lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá, nghệ thuật,
giáo dục, thể thao, quốc phòng, an ninh được cấp có thẩm quyền trao giải thưởng
hoặc có hành động dũng cảm trong chiến đấu, lao động, phòng chống thiên tai,
11
chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, được Nhà nước xét tặng các danh hiệu
anh hùng, chiến sỹ thi đua
- Ban thường vụ huyện uỷ (và tương đương) xét tặng giấy khen cho những
đảng viên có thành tích xuất sắc, được Nhà nước trao giải thưởng trong các kỳ thi
tuyển, thi đấu Quốc gia; là chiến sỹ thi đua tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
- Ban thường vụ Tỉnh uỷ (và tương đương) xét tặng bằng khen cho những
đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, được các tổ chức Quốc tế trao giải
thưởng; được Nhà nước xét tặng danh hiệu anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc,
đoạt giải nhất trong các kỳ thi tuyển, thi đấu Quốc gia.
4.6 Tặng Huy hiệu Đảng:
a) Tiêu chuẩn, đối tượng tặng Huy hiệu Đảng:
- Đảng viên 30 năm, 40 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75
năm, 80 năm… tuổi Đảng được xét tặng Huy hiệu Đảng.
- Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên bị kỷ luật về Đảng từ
cảnh cáo trở lên thì chưa xét tặng; sau 6 tháng đối với kỷ luật cảnh cáo, 12 tháng
đối với kỷ luật cách chức, nếu sửa chữa tốt khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu
Đảng.
- Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian
xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định.
- Khi tính tuổi Đảng để xét tặng Huy hiệu Đảng phải theo đúng quy định của
Điều lệ Đảng và Quy định số 45-QĐ/TW (điểm 11.2) của Bộ Chính trị.
b) Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng:
- Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức vào các ngày kỷ niệm 3/2;
19/5; 2/9; và ngày 7/11 hằng năm tại tổ chức cơ sở đảng.
- Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc,
trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân.
- Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng, khi hy sinh, từ trần, gia đình đảng
viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm.
- Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp
lại Huy hiệu Đảng.
- Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức
đảng.
c) Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở về xét tặng Huy hiệu Đảng:
+ Làm thủ tục đề nghị cấp uỷ cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng,
cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng
viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn.
+ Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
+ Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, gửi lên cấp
uỷ cấp trên theo quy định.
d- Quy trình xét tặng Huy hiệu Đảng:
* Đảng viên:
12
Đảng viên 30 năm, 40 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75
năm, 80 năm… tuổi Đảng làm tờ khai đề nghị chi bộ; đảng viên mất Huy hiệu
Đảng làm bản tường trình nói rõ lý do bị mất Huy hiệu Đảng đề nghị chi bộ; đối
với đảng viên đã hy sinh, từ trần thì người thân trong gia đình làm tờ khai đề nghị
chi bộ xem xét.
* Chi bộ:
Xem xét, nếu có đủ tiêu chuẩn (Điểm48.3a, Qui định 45-QĐ/TW; điểm 16,
Hướng dẫn 01-HD/TW ) thì đề nghị cấp uỷ cấp trên xem xét tặng Huy hiệu Đảng,
cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất hoặc truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên đã hy
sinh, từ trần.
* Đảng ủy cơ sở:
- Xết và báo cáo cấp ủy huyện (Ban Tổ chức) danh sách đảng viên đề nghị
tặng huy hiệu Đảng (Hoặc đề nghị cấp lại HHĐ, đề nghị truy tặng HHĐ) cho đảng
viên.
- Tổ chức lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho đảng viên.
5. Làm tốt công tác kỷ luật đảng viên; xoá tên đảng viên và đảng viên
xin ra khỏi Đảng
5.1- Kỷ luật đảng viên.
Tăng cường kỷ luật trong Đảng bảo đảm cho kỷ luật của Đảng được nghiêm
minh, kịp thời giáo dục đảng viên và tổ chức đảng đã phạm sai lầm, đồng thời đưa
ngay những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng là yêu cầu khách quan,
có tính quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là nhân tố quan trọng nâng cao chất
lượng đảng viên và đội ngũ đảng viên.
Để tiến hành kỷ luật của Đảng được công minh, chính xác, kịp thời đòi hỏi tổ
chức đảng và đảng viên phải quán triệt, tổ chức thực hiện đúng quy định tại Điều
35-40, Điều lệ Đảng; các điểm 49, 50, Quy định số 45-QĐ/TW của Bộ Chính trị và
Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
5.2- Xoá tên đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng.
a/ Đối tượng: (Thực hiện theo Điều 8, Điều lệ Đảng)
“- Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong
năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm
nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét,
đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.
- Các trường hợp trên nếu đảng viên có khiếu nại thì chi bộ báo cáo cấp uỷ
có thẩm quyền xem xét.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền
chuẩn y kết nạp quyết định”.
b) Thủ tục xem xét xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên:
- Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp
chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc
không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
- Chi bộ, đảng uỷ cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực
hiện thủ tục xem xét như hướng dẫn tại điểm 4.6, Hướng dẫn 01-HD/TW, cụ thể:
13
+ Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong
năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm
nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét,
nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên
thì ra nghị quyết, báo cáo cấp uỷ cấp trên.
+ Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết
đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền.
+ Ban thường vụ cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, nếu có trên một nửa số
thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.
c/ Thủ tục xem xét Đảng viên xin ra khỏi Đảng:
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư
cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét
cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng,
báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng uỷ cơ sở xem xét (Biểu quyết trên ½ đồng ý) báo cáo cấp uỷ
có thẩm quyền xét quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh
sách đảng viên.
* Đảng viên đã được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu
có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi Đảng thì cấp uỷ có quyền xét, cấp “Giấy
xác nhận tuổi Đảng “cho những người đó.
6. Đánh giá đúng chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Đánh giá đúng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và kết quả phấn đấu của
đảng viên là cơ sở đề ra biện pháp sát hợp, thiết thực xây dựng tổ chức cơ sở đảng
trong sạch, vững mạnh; giáo dục, giúp đỡ đảng viên phát huy vai trò tiền phong
gương mẫu của người đảng viên Cộng sản.
Ngày 11/10/2011 Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 07-
HD/BTCTW về: “Đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên”. Trong
đó cần chú ý những nội dung sau:
6.1- Mục đích, Yêu cầu:
- Đánh giá đúng chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên để cấp uỷ các
cấp đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên thực hiện mỗi
năm một lần gắn với tổng kết công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Các cấp uỷ đảng phải chỉ đạo chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công
khai, phản ảnh đúng thực chất, khắc phục bệnh thành tích trong đánh giá chất lượng
của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên ở các cấp.
6.2- Nội dung và phương pháp đánh giá: (Thực hiện theo hướng dẫn số:
07-HD/BTCTW, ngày 11/10/2011 của Ban Tổ chức Trung ương)
a) Đối với tổ chức cơ sở đảng:
* Nội dung, Phương pháp đánh giá:
14
Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng phải căn cứ chủ yếu vào kết quả
thực hiện các nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ; sự vững mạnh của các tổ chức trong hệ
thống chính trị ở cơ sở và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thực hiện chấm điểm (thang điểm 100) kết quả thực hiện 5 nhiệm vụ đối với
tổ chức cơ sở Đảng, cụ thể như sau:
- Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: số điểm tối đa là 30;
- Về lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng: số điểm tối đa là 15;
- Về lãnh đạo xây dựng chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị-xã hội: số điểm tối đa là 15;
- Về thực hiện công tác xây dựng đảng: số điểm tối đa là 25;
- Về thực hiện việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh: số điểm tối đa là 15.
* Xếp loại chất lượng:
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng được xếp theo 4 mức sau:
- Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh: ( Từ 90 điểm trở lên)
- Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ:(Từ 70 điểm đến dưới 90 điểm)
- Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ:(Từ 50 điểm đến dưới 70 điểm)
- Tổ chức cơ sở đảng yếu kém:( Dưới 50 điểm)
Trong số TCCS đảng “ Trong sạch vững mạnh” cấp ủy cấp trên xem xét, lựa
chọn số TCCS đảng TSVM tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng; Số cơ sở đảng
được khen thưởng không vượt quá 20% tổng số tổ chức cơ sở đảng trong sạch,
vững mạnh.
b) Đối với đảng viên:
* Nội dung đánh giá:
Việc đánh giá chất lượng đảng viên căn cứ vào 4 nội dung chính sau đây:
- Về tư tưởng chính trị.
- Về phẩm chất đạo đức, lối sốn.:
- Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Về ý thức tổ chức kỷ luật.
* Phương pháp đánh giá:
- Đảng viên trình bày bản tự kiểm điểm của mình theo 4 nội dung đánh giá
nêu trên và tự nhận mức xếp loại trước hội nghị chi bộ. (đối với những chi bộ trên
30 đảng viên, có thành lập các tổ đảng thì đảng viên tự kiểm điểm ở tổ đảng, sau đó
tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ);
- Chi bộ thảo luận, đóng góp ý kiến cho đảng viên.
- Chi bộ biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín về mức xếp loại chất lượng đảng viên,
công bố kết quả xếp loại đảng viên và báo cáo lên cấp ủy cấp trên.
* Xếp loại chất lượng:
Chất lượng đảng viên được xếp theo 4 mức sau:
- Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
15
- Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ.
- Đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
* Các đơn vị cơ sở có thể dùng phương pháp bỏ phiếu phân loại làm 02 lần:
Lần 1: Bỏ phiếu phân loại Đảng viên làm 3 loại:
- Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ.
- Đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
Lần 2: Bỏ phiếu chọn trong số Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ
những Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Số đảng viên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ tối đa không vượt quá 15% tổng số đảng viên hoàn thành
tốt nhiệm vụ và đề nghị cấp trên khen thưởng.
7. Thực hiện tốt một số quy định của Trung ương về nhiệm vụ của đảng
viên
7.1- Nhiệm vụ của đảng viên khi ra nước ngoài:
Thực hiện theoQuy định số 17-QĐ/TW, ngày 10/12/1996 của Bộ Chính trị
về “Nhiệm vụ của đảng viên khi ra nước ngoài”.
Thực hiện tốt quy định của Bộ Chính trị sẽ tăng cường quản lý, giáo dục
đảng viên ở ngoài nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Đảng trong quá trình
đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng.
7.2- Thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị:
Thực hiện theo Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị
về: “Chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng”.
Quy định đã nêu rõ 4 nguyên tắc thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị
của cán bộ, đảng viên, quy định rõ chương trình học tập bắt buộc đối với đảng viên
trong từng lĩnh vực hoạt động và theo chức trách nhiệm vụ được giao ở chi bộ đến
Trung ương.
Thực hiện tốt quy định của Bộ Chính trị sẽ nâng cao chất lượng lý luận
chính trị của đảng viên, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.
7.3- Thực hiện những điều đảng viên không được làm:
Thực hiện theo Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Bộ Chính trị
về: “Những điều đảng viên không được làm”.
Quy định đã nêu rõ 19 điều đảng viên không được làm và trách nhiệm của
các cấp uỷ, tổ chức đảng xử lý việc đảng viên vi phạm các nội dung nêu trên. Thực
hiện tốt quy định của Bộ Chính trị sẽ tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ
gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, nâng cao sức
chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng.
7.4- Về thực hiện việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh:
Ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW: “Về tổ
chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
16
Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW: “Về
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Chỉ thị của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức
sâu sắc về nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt
trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh
nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội…”.
7.5- Chế độ đóng đảng phí:
Đóng đảng phí hằng tháng là nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của
Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng.
Khi thực hiện chế độ đóng đảng phí, tổ chức đảng và đảng viên phải thực
hiện đúng Điều 46, Điều lệ Đảng; Quyết định số 342-QĐ/TW, ngày 28/12/2010 của
Bộ Chính trị: “Ban hành Quy định về chế độ đảng phí”; Hướng dẫn số 141-
HD/VPTW, ngày 17/3/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện
chế độ đảng phí.
8. Nâng cao chất lượng đảng viên phải gắn với nâng cao chất lượng tổ
chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và quản lý đảng viên:
8.1- Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng phải thực hiện tốt các nội
dung về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.
8.2- Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên phải thực hiện tốt các nội dung
về công tác kết nạp đảng viên ( bài 1 ).
8.3- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên phải thực hiện tốt các nội dung
về công tác quản lý đảng viên ( bài 3 )./.
HẾT BÀI
17