Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nồng độ interleukin 15 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 113 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRẦN THÀNH ĐẠT

NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-15 HUYẾT THANH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC TỪNG VÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRẦN THÀNH ĐẠT



NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-15 HUYẾT THANH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC TỪNG VÙNG

NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)
MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS LÊ NGỌC DIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.


.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Thành Đạt, học viên cao học niên khoá 2018 – 2020, chuyên
ngành Nội khoa (Da Liễu) – Đại học Y Dược TP. HCM xin cam đoan:
- Đây là cơng trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS.BS Lê Ngọc Diệp.
- Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khác đã công
bố tại Việt Nam.
- Các thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực,
khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ quan nơi nghiên
cứu cho phép lấy mẫu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2020
Tác giả

Trần Thành Đạt

.


.

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 4
1.1. Đại cương .............................................................................................. 4
1.2. Bệnh rụng tóc từng vùng ..................................................................... 10
1.3. Interleukin-15 ...................................................................................... 23
1.4. Mối liên quan giữa interleukin-15 và bệnh rụng tóc từng vùng .......... 25
1.5. Một số cơng trình nghiên cứu .............................................................. 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 29
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 29

2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 29
2.3. Tiêu chí chọn mẫu ............................................................................... 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 30

.


.

iii

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 37
2.6. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 39
3.1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của nhóm bệnh nhân rụng tóc từng
vùng ........................................................................................................ 39
3.2. Nồng độ interleukin-15 trong huyết thanh trên bệnh nhân rụng
tóc từng vùng và so sánh với nhóm chứng ............................................. 46
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ interleukin-15 trong huyết thanh với
các đặc điểm lâm sàng và độ nặng của bệnh nhân rụng tóc từng
vùng ........................................................................................................ 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 55
4.1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của nhóm bệnh nhân rụng tóc từng
vùng ........................................................................................................ 55
4.2. Nồng độ interleukin-15 trong huyết thanh trên bệnh nhân rụng
tóc từng vùng và so sánh với nhóm chứng ............................................. 65
4.3. Mối liên quan giữa nồng độ interleukin-15 trong huyết thanh với
các đặc điểm lâm sàng và độ nặng của bệnh nhân rụng tóc từng
vùng ........................................................................................................ 66
KẾT LUẬN ................................................................................................... 71

KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

CCL

Chemokine (C-C motif) ligand

COVID – 19

Coronavirus disease 2019

ELISA

Enzyme-linked immunosorbent assay

IFN-γ


Interferon-gamma

IL

Interleukin

JAK

Janus kinase

KIRs

Killer cell immunoglobulin-like receptors

MHC

Major histocompatibility complex

MICA

MHC class I chain related A

MSH

Melanocytes stimulating hormone

NAAF

National Alopecia Areata Foundation


NK

Natural killer

NKG2D

Natural killer group 2 member D

PUVA

Psoralene Ultraviolet A

RT

Rụng tóc

RTTB

Rụng tóc tồn bộ

RTTT

Rụng tóc tồn thể

RTTV

Rụng tóc từng vùng

SALT


Severity of Alopecia Tool

SHPT

Sinh học phân tử

.


.

v

STAT5

Signal Transducer and Activator of Transcription 5

TGF-β

Transforming growth factor beta

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

α-MSH

Alpha melanocyte stimulating hormone

.



.

vi

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

Alopecia areata

Rụng tóc từng vùng

Alopecia totalis

Rụng tóc tồn bộ

Alopecia universalis

Rụng tóc toàn thể

Anagen

Giai đoạn phát triển

Catagen

Giai đoạn chuyển tiếp


Immune privileged site

Nơi đặc quyền miễn dịch

MHC

Phức hợp hịa hợp mơ

MHC class I chain related A

Phức hợp hịa hợp mơ lớp I liên quan
chuỗi A

Natural kill cell

Tế bào giết tự nhiên

NKG2D

Thụ thể trên tế bào NK và lympho T

SALT

Thang điểm đánh giá mức độ nặng
rụng tóc

Signal Transducer and Activator of
Transcription 5


Đầu dị tín hiệu và kích hoạt phiên
mã 5

Telogen

Giai đoạn nghỉ

TGF-beta

Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng beta

.


.

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm nang lông ở người ............................................................ 8
Bảng 1.2. Cơ chế bảo vệ đặc quyền miễn dịch của nang lông ....................... 12
Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu ......................................................... 37
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu ........................... 39
Bảng 3.2. Đặc điểm nơi cư trú và nhóm tuổi của bệnh nhân RTTV .............. 41
Bảng 3.3. Tiền căn gia đình của nhóm bệnh nhân RTTV .............................. 41
Bảng 3.4. Tiền căn bản thân của nhóm bệnh nhân RTTV ............................. 42
Bảng 3.5. Thời gian mắc bệnh RTTV ............................................................ 42
Bảng 3.6. Đặc điểm sợi tóc tại sang thương của bệnh nhân RTTV ............... 44
Bảng 3.7. Đặc điểm da đầu của bệnh nhân RTTV ......................................... 45
Bảng 3.8. Mức độ nặng RTTV theo thang điểm SALT ................................. 46

Bảng 3.9. Tổn thương móng ở nhóm bệnh nhân RTTV ................................ 46
Bảng 3.10. Nồng độ IL-15 ở nhóm bệnh nhân RTTV và nhóm chứng.......... 47
Bảng 3.11. Nồng độ IL-15 ở nhóm bệnh RTTV và nhóm chứng theo
giới tính ...................................................................................................... 47
Bảng 3.12. Nồng đồ IL-15 huyết thanh và nhóm tuổi, nơi cư trú, nghề
nghiệp của bệnh nhân RTTV...................................................................... 48
Bảng 3.13. Nồng độ IL-15 huyết thanh và thời gian mắc bệnh, tiền căn
gia đình của nhóm bệnh nhân RTTV ......................................................... 49
Bảng 3.14. Nồng độ IL-15 với đặc điểm sợi tóc và test kéo tóc tại sang
thương ......................................................................................................... 50

.


.

viii

Bảng 3.15. Nồng độ IL-15 với số lượng sang thương và kích thước sang
thương ......................................................................................................... 51
Bảng 3.16. Nồng độ IL-15 và đặc điểm da đầu tại vùng rụng tóc.................. 52
Bảng 3.17. Nồng độ IL-15 và tình trạng tổn thương móng ............................ 52
Bảng 3.18. Nồng độ IL-15 và mức độ nặng theo thang điểm SALT ............. 53
Bảng 4.1. Bệnh lí kèm theo ở bệnh nhân RTTV trong một số nghiên
cứu .............................................................................................................. 59
Bảng 4.2. Số lượng sang thương ở bệnh nhân RTTV trong một số
nghiên cứu .................................................................................................. 61
Bảng 4.3. Tỉ lệ tổn thương móng ở bệnh nhân RTTV trong một số
nghiên cứu .................................................................................................. 63
Bảng 4.4. Thang điểm SALT trên bệnh nhân RTTV ở một số nghiên

cứu .............................................................................................................. 64
Bảng 4.5. Nồng độ IL-15 huyết thanh của nhóm bệnh RTTV và nhóm
chứng trong một số nghiên cứu .................................................................. 65

.


.

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................... 31

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc nang lơng............................................................................ 5
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển nang tóc ..................................................... 7
Hình 1.3. Cơ chế bảo vệ khỏi tác động miễn dịch hệ thống ........................... 13
Hình 1.4. Sợi tóc chấm than ở bệnh nhân RTTV ........................................... 15
Hình 1.5. Loạn dưỡng móng ở bệnh nhân RTTV .......................................... 16
Hình 1.6. Họ cytokine có 4 chuỗi xoắn alpha ................................................ 24
Hình 1.7. Quá trình gắn kết của IL-2 và IL-15 vào các tiểu đơn vị thụ
thể trên tế bào miễn dịch ............................................................................ 25
Hình 1.8. Vai trị IL-15 trong RTTV .............................................................. 27
Hình 2.1. Thang điểm SALT trong đánh giá mức độ nặng ở bệnh nhân
RTTV.......................................................................................................... 36

.



.

x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân RTTV .................. 40
Biểu đồ 3.2. Số sang thương da đầu ở bệnh nhân RTTV ............................... 43
Biểu đồ 3.3. Kích thước sang thương da đầu ở bệnh nhân RTTV ................. 43
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm sợi tóc bệnh nhân RTTV và thời gian mắc bệnh ....... 44
Biểu đồ 3.5. Nồng độ IL-15 huyết thanh và thang điểm SALT của nhóm
bệnh nhân RTTV ........................................................................................ 53

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rụng tóc từng vùng (RTTV) là một rối loạn tự miễn, đặc trưng bởi rụng tóc
khơng sẹo, biểu hiện thường gặp là các mảng rụng tóc giới hạn rõ, hình trịn
hoặc bầu dục ở da đầu hoặc các vùng lông khác trên cơ thể. Bệnh chiếm khoảng
0,1 – 0,2% dân số [45] và xảy ra ở hai giới với tỉ lệ ngang nhau [20]. Hiện nay,
cơ chế sinh bệnh học RTTV còn chưa rõ ràng, tỉ lệ đáp ứng điều trị còn hạn
chế, khoảng 34 – 50% bệnh nhân tự phục hồi trong vòng một năm, tuy nhiên
khả năng tái phát cao và 14 – 25% tiến triển thành rụng tóc tồn bộ (RTTB)
hoặc rụng tóc tồn thể (RTTT) [20]. Bệnh lành tính nhưng làm giảm chất lượng
cuộc sống vì gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung
quanh, đặc biệt trong các trường hợp rụng tóc nặng.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh RTTV là do hậu quả của sự mất đặc quyền miễn
dịch tại nang tóc và sự tấn cơng của các tế bào T gây ra tình trạng rụng tóc đột
ngột tại các vùng trên da đầu. Mất đặc quyền miễn dịch tại nang tóc có liên
quan tới yếu tố stress và sự suy giảm các yếu tố bảo vệ, từ đó làm tăng biểu
hiện các phức hợp tương thích mô lớp I liên quan chuỗi A (MICA) trên tế bào
nang tóc, tăng trình diện kháng ngun và kích thích tế bào giết tự nhiên, tế bào
T CD8+ NKG2D+ vào nang tóc bài tiết IFN-gamma (IFN-γ) gây phá huỷ nang
tóc [43]. Các cơng trình nghiên cứu gần đây cho thấy IL-15 có vai trị ức chế
tế bào T điều hịa và thúc đẩy q trình tăng sinh biệt hóa tế bào T CD8+
NKG2D đến nang tóc [15], bên cạnh đó, những thử nghiệm tiêm kháng thể
trung hoà IL-15 và IFN-γ cho thấy hiệu quả trong điều trị RTTV ở chuột được
cấy ghép da bệnh [61].
Nhiều nghiên cứu xác định nồng độ IL-15 huyết thanh được thực hiện với
mong muốn đánh giá gián tiếp được hoạt động của IL-15 tại nang tóc [15],[51].

.


.

2

Các nghiên cứu này cho thấy nồng độ IL-15 huyết thanh tăng ở bệnh nhân
RTTV, đồng thời IL-15 được xem như một dấu hiệu gợi ý về đánh giá độ nặng
của bệnh [15]. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của
IL-15 huyết thanh ở bệnh nhân RTTV. Vì vậy, chúng tơi thực hiện nghiên cứu
“Nồng độ IL-15 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rụng tóc
từng vùng” tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu xác
định nồng độ IL-15 trong huyết thanh trên bệnh nhân RTTV cũng như đánh giá
mối liên quan giữa nồng độ IL-15 với các đặc điểm lâm sàng và độ nặng của

bệnh RTTV. Nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ hơn về vai trò của cytokine này
trong bệnh RTTV và tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về sinh bệnh
học và cơ sở khoa học cho việc áp dụng các phương pháp điều trị mới hiệu quả
hơn.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Xác định nồng độ Interleukin-15 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên
bệnh nhân rụng tóc từng vùng đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ
Chí Minh từ ngày 01/12/2019 đến ngày 31/07/2020.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT:
1. Khảo sát đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân rụng tóc từng vùng.
2. Xác định nồng độ Interleukin-15 huyết thanh trên bệnh nhân rụng tóc
từng vùng và so sánh với nhóm chứng.
3. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Interleukin-15 huyết thanh với các
đặc điểm lâm sàng và độ nặng trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng.

.


.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu sợi lơng
Nang lơng bắt đầu hình thành vào tuần thứ 9 ở lông mày, môi trên và cằm.
Đến tuần thứ 16, các nang tóc đã xuất hiện và bắt đầu phân bố xuống phần còn
lại trong cơ thể, những sợi lông này được gọi là lông tơ thời kì bào thai, khơng
sắc tố melanin, mềm và mỏng. Lơng tơ thường rụng vào khoảng tuần thứ 32
đến tuần thứ 36 ở thai kì, mặc dù một phần ba trẻ sơ sinh vẫn thấy lông tơ cho
đến vài tuần sau sinh [27]. Sau sinh, sợi lông được chia thành 2 loại dựa vào
kích thước là lơng tơ sau sinh và lơng trưởng thành. Lơng trưởng thành có
đường kính > 60 µm, có phần tủy trung tâm và có thể dài 100 cm và hành lông
ở giai đoạn anagen nằm ngay trên lớp mô mỡ dưới da. Lông tơ sau sinh có
đường kính < 30 µm, khơng có phần tủy, chiều dài < 2 cm, hành lông ở giai
đoạn anagen nằm ở lớp bì lưới. Lơng trưởng thành có thể thấy ở da đầu, lông
mày, lông mi lúc sanh, trong khi lông tơ mảnh, mịn bao phủ phần lớn cơ thể.
Khi đến tuổi dậy thì, hormon androgen làm tăng kích thước nang lơng ở cằm,
ngực, tứ chi và giảm kích thước nang lơng hai bên thái dương giúp định hình
đường chân tóc ở nam.
Mỗi người có khoảng năm triệu nang lơng trong đó có khoảng 100,000 150,000 nang tóc và số lượng khơng thay đổi sau sinh. Tuy nhiên, kích thước
nang lơng phụ thuộc vào hormon androgen. Nang lơng được hình thành trong
thời kì phơi thai khi lớp biểu bì phát triển xuống dưới theo hình chùy cịn được
gọi là mầm biểu bì nguyên thủy và lớp trung bì đi vào đáy của mầm biểu bì
ngun thủy hay cịn gọi là nhú bì của nang lơng. Ở nang lơng trưởng thành,
mầm lơng nằm dưới cùng bao lấy nhú bì.

.


.


5

Một nang tóc trưởng thành gồm sợi tóc/thân tóc, lớp vỏ bao trong, lớp vỏ
bao ngoài. Mỗi lớp được cấu tạo bởi những tế bào keratin riêng biệt. Thân tóc
gồm 3 thành phần: lớp tủy tóc, lớp vỏ tóc và lớp biểu bì tóc. Lớp vỏ bao trong
gồm 3 lớp đồng tâm tạo thành gồm lớp cutin của vỏ bao trong, lớp Huxley, lớp
Henle. Lớp vỏ trong này bị phân hủy bởi các enzym ở phần eo/cổ nang lơng do
đó đến vị trí này thân tóc khơng cịn được lớp vỏ bao trong bao bọc nữa.

Hình 1.1. Cấu trúc nang lơng
“Nguồn: Rook, 2016” [20]
Về hình thái, nang tóc được chia thành nang tóc trên và nang tóc dưới. Nang
tóc trên gồm phần phễu (từ bề mặt da đầu đến tuyến bã nang lông) và phần
eo/cổ (từ tuyến bã nang lông đến phần bám tận của cơ dựng lông). Tuyến bã
nhờn có chức năng tiết ra những chất giúp tóc mềm mại, bóng mượt và khơng
thấm nước do đó thay đổi hoạt động tuyến bã là nguyên nhân gây nên tình trạng

.


.

6

tóc dầu hay khơ. Cơ dựng lơng có vai trị cố định sợi tóc vào da đầu, khi trời
lạnh hoặc hoảng sợ, ta thấy hiện tượng “dựng tóc gáy” chính là do các sợi này
co lại.
Nang tóc dưới gồm hành tóc và phần trên hành tóc. Nang tóc trên là phần cố
định khơng thay đổi (phần tóc chết), trong khi nang tóc dưới tái tạo theo chu kì

phát triển sợi tóc (phần tóc sống). Trung tâm hành tóc là chất nền tóc. Chất nền
tóc là vùng phân chia tế bào và sừng hóa sinh ra thân tóc. Những tế bào mới
đẩy tế bào tóc trước đó lên, di chuyển ra phía ngồi và chết dần thành phần thân
tóc cứng.
1.1.2. Chu kì phát triển của nang lơng trưởng thành
Nang lơng bắt đầu hình thành từ giai đoạn phơi thai và tiếp tục chu kì phát
triển trong suốt cuộc sống của mỗi người. Chu kì phát triển nang lơng trải qua
3 giai đoạn: giai đoạn phát triển (anagen), giai đoạn thối hóa (catagen) và giai
đoạn nghỉ (telogen).
Khác so với hầu hết động vật có vú bao gồm chuột và trẻ sơ sinh, ở người
trưởng thành, chu kì phát triển tóc khơng đồng bộ, độc lập giữa các nang tóc
qua đó hạn chế việc rụng tóc hàng loạt.
1.1.2.1. Giai đoạn phát triển (Anagen)
Anagen là giai đoạn hình thành và phát triển nang lơng, khoảng 90% sợi tóc
ở gian đoạn phát triển [27]. Thời gian phát triển thay đổi tùy thuộc vào giống
loài và vị trí trên cơ thể. Anagen được chia thành 6 giai đoạn nhỏ (I-VI), kéo
dài 1-3 tuần ở chuột và từ 2 đến 6 năm ở da đầu người [13], góp phần giải thích
độ dài hơn sợi tóc của người so với chuột.
Khởi đầu giai đoạn này (anagen I) là sự gia tăng kích thước các tế bào nhú
bì, nó được tạo ra từ một dòng tế bào của lớp vỏ bao trung bì bao quanh. Các

.


.

7

tế bào vỏ bao trung bì này chịu trách nhiệm tái sinh tế bào nhú bì sau khi đoạn
dưới của nang lông mất. Chất nền ngoại bào cũng được tăng sinh trong giai

đoạn này. Điều này làm tăng gấp đôi kích thước của nhú bì và độ dày của sợi
lơng tỉ lệ thuận với kích thước của nhú bì. Mức độ đối xứng trục trong hành
lông xác định độ cong của sợi lơng [12]. Các nhú bì gửi tín hiệu đến chất nền
tóc, vị trí của những tế bào này so với nhú bì xác định q trình biệt hóa của nó
(ví dụ tế bào ở trung tâm sẽ trở thành phần tủy). Khi tế bào mầm bắt đầu biệt
hóa, chúng tạo thành tế bào tiền thân của các thành phần khác nhau của nang
lông. Sau khi di chuyển lên phía trên, các tế bào này sẽ trải qua quá trình biệt
hóa chun biệt, để hình thành nên 7 lớp khác nhau của nang lơng. Lớp vỏ bao
ngồi là lớp ngồi cùng của phần biểu mơ của nang lơng và lớp này khơng có
nguồn gốc từ chất nền tóc mà biệt hóa trực tiếp từ tế bào phình (bulge) [12].

Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển nang tóc
“Nguồn: Rook, 2016” [20]

.


.

8

Bảng 1.1. Đặc điểm nang lông ở người
“Nguồn: Bolognia, 2018” [12]
Một số đặc điểm của nang lông người
Tổng số lượng

~5,000,000 (chủ yếu là lơng tơ)
~100,000 (nang tóc)

Thời kì phơi thai


Bắt đầu ở tuần thứ 9 ở lông mày, môi trên và
cằm đến tuần 16 thì các nang tóc đã được hình
thành

Phân bố chu kì nang tóc

Anagen: 85-90%, telogen: 10-15%, catagen:
<1%

Thời gian các giai đoạn
trong chu kì phát triển
nang lơng trưởng thành

Da đầu (anagen: 2-6 năm, atagen: 2-3 tuần
telogen: 3 tháng)
Khởi phát anagen khi rụng/nhổ sợi lông
Estrogen kéo dài giai đoạn anagen.
Thyroxin thúc đẩy tăng trưởng.
Corticosteroid khởi phát anagen.

Tổng số chu kì nang tóc

10-20

Tốc độ phát triển tóc

~0,35 mm/ngày, ~1cm/tháng, khơng phụ thuộc
cắt hay cạo.
Estrogen làm tóc mọc chậm và androgen làm

tóc mọc nhanh và to.

Đường kính trung bình
và chiều dài

Lơng tơ sau sinh: <30 µm, <2 cm

Sắc tố

Tóc đen chủ yếu Eumelanin

Lơng trưởng thành: >60 µm, dài 1-50 cm

Tóc vàng/đỏ chủ yếu Pheomelanin
Nang lông trưởng thành nằm ngay trên lớp mỡ dưới da và tiếp tục phát triển
đến giai đoạn anagen VI. Ở chuột, tiền thân tế bào mỡ dưới da tiết yếu tố tăng
trưởng có nguồn gốc tiểu cầu nhóm A tác động lên nhú bì hỗ trợ giai đoạn phát

.


.

9

triển nang lơng [12].
1.1.2.2. Giai đoạn thối hóa (Catagen)
Sau khi phát triển hồn chỉnh, nang lơng sẽ bước sang giai đoạn thối hóa.
Giai đoạn này được chia làm 8 giai đoạn nhỏ (I-VIII) và kéo dài trong khoảng
2 tuần ở người và khơng phụ thuộc vào vị trí cũng như loại lông. Khởi đầu của

giai đoạn này đặc trưng bởi sự giảm 50% kích thước của nhú bì do mất chất
nền ngoại bào và sự di chuyển của các tế bào ra xung quanh vỏ bao trung bì.
Đồng thời, các tế bào sắc tố cũng giảm tổng hợp melanin. Cuối cùng, các tế bào
mầm dừng hoạt động phân bào và các tế bào tiền thân của sợi lơng ngừng biệt
hóa.
1.1.2.3. Giai đoạn nghỉ (Telogen)
Tỉ lệ nang lông trong giai đoạn nghỉ tùy thuộc vào vị trí trong cơ thể. Số
lượng nhiều ở lơng mày, lơng mi, thân mình, cánh tay và cẳng chân. Khoảng
5-10% nang tóc ở giai đoạn này, kéo dài khoảng 3 tháng và những nang tóc này
phân bố ngẫu nhiên trên da đầu. Tóc chết khơng hoạt động cứng, khơ, có nút
trắng ở cuối đầu gần (do mất đi sắc tố). Khi sợi tóc này rụng, sợi tóc ở giai đoạn
anagen kế tiếp sẽ phát triển và thay thế.
Trong giai đoạn này, phình tóc khơng hoạt động tuy nhiên ở cuối giai đoạn
nghỉ, các tế bào mầm ngun thủy nhận được tín hiệu từ nhú bì và bắt đầu các
hoạt động phiên mã để khởi động cho giai đoạn anagen mới. Sau khi hoạt hóa,
các tế bào mầm nguyên thủy sẽ di chuyển xuống nhú bì, tạo ra chất nền tóc và
bắt đầu biệt hóa hình thành các lớp đồng tâm theo hướng đi lên (thân tóc và lớp
vỏ bao trong), trong khi tế bào phình tạo ra lớp vỏ bao ngoài theo hướng di
chuyển xuống dưới [12].

.


.

10

1.1.3. Điều hịa chu kì phát triển nang lơng
Ở động vật gậm nhấm và thỏ, khi nhổ sợi lông telogen, các nang lơng sẽ
phóng thích các chemokine, dẫn đến việc hóa ứng động đại thực bào, làm tăng

tiết yếu tố hoại tử u thúc đẩy các nang lông sơ cấp khởi phát vào giai đoạn
anagen tiếp theo [12].
1.2. BỆNH RỤNG TĨC TỪNG VÙNG
1.2.1. Đại cương
Celsus là người đầu tiên mơ tả bệnh RTTV bằng cách sử dụng thuật ngữ
alopekia nghĩa là “fox mange”, một bệnh gây rụng lơng do kí sinh trùng bọ ve
ở cáo. Sau đó, Sauvages đã thay thế bằng thuật ngữ “alopecia areata” và được
dùng tới ngày nay. Ở Hoa Kỳ, có khoảng 0,2% dân số mắc bệnh, nguy cơ mắc
trong suốt cuộc đời là 1,7% [45]. RTTV là một rối loạn tự miễn, gây rụng tóc
khơng sẹo ở những cá nhân nhạy cảm dưới tác động của mơi trường, khoảng
10-42 % trường hợp có tiền sử gia đình có người mắc RTTV, trong đó, tiền căn
gia đình có ở 37% bệnh nhân khởi phát bệnh trước 30 tuổi, 7,1 % ở bệnh nhân
khởi phát sau 30 tuổi [21]. Bệnh xảy ra ở hai giới với tỉ lệ như nhau. RTTV ảnh
hưởng mọi nhóm tuổi, đỉnh mắc bệnh là 20-40 tuổi [20]. Khoảng 60% bệnh
nhân khởi phát bệnh trước 20 tuổi, 85,5% bệnh nhân châu Á khởi phát trước
40 tuổi. Bệnh lành tính nhưng giảm chất lượng cuộc sống vì gây mất thẩm mỹ,
gây rối loạn tâm lý, thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, đặc biệt
ở bệnh nhân rụng tóc tồn bộ và rụng lơng tóc tồn thể.
1.2.2. Sinh bệnh học
Sinh thiết tại tổn thương RTTV cho thấy thâm nhiễm tế bào T CD8+ trong
biểu mô nang lông và tế bào T CD4+ xung quanh nang lông [40]. Nhiều giả
thuyết về sinh bệnh học RTTV được mô tả. Bắt đầu vào năm 1760, Sauvages
cho rằng bệnh liên quan tới yếu tố nhiễm trùng và độc chất, sau đó nhiều tác

.


.

11


giả cho rẳng có sự tham gia yếu tố thần kinh và nội tiết. Cuối cùng, vào những
thập niên 1960, giả thuyết tự miễn đã được chứng minh có vai trò quan trọng
[37]. RTTV thường đi kèm vơi những bệnh lý tự miễn khác như viêm da cơ
địa, bạch biến và viêm giáp Hashimoto [19],[18]. Con đường sinh bệnh học
không liên quan tới kháng nguyên phản ứng chéo hay đột biến gen mà liên quan
trực tiếp vào việc mất đặc quyền miễn dịch nang lông [36].
1.2.2.1. Đặc quyền miễn dịch đặc quyền nang lơng
Nang lơng trưởng thành là nơi có đặc quyền miễn dịch, ở đó các mơ ghép
ngoại lai có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài mà khơng có hiện tượng thải
ghép, bảo vệ các cơ quan đó khỏi sự tấn cơng của hệ thống miễn dịch [12].
Những nơi khác cũng có đặc quyền miễn dịch như tiền phịng nhãn cầu, não,
tinh hồn và nhau thai. Bằng chứng đầu tiên liên quan tới miễn dịch bảo vệ
nang lơng từ thí nghiệm cổ điển của Billingham vào năm 1971, da của chuột
lang đen được cấy ghép vào chủng chuột lang trắng, khơng tương thích miễn
dịch. Kết quả, da ghép chuyển sang màu trắng do một phản ứng miễn dịch
chống lại tế bào melanocyte ngoại lai, tuy nhiên, sau đó sắc tố lơng phục hồi
tại vùng da ghép cho thấy các tế bào melanocyte vẫn sống sót. Hay khi bôi
picryl chloride - tác nhân gây dị ứng tiếp xúc lên da chuột trong giai đoạn
anagen thì giảm tính nhạy cảm so với bôi trong giai đoạn telogen cho thấy đáp
ứng miễn dịch hệ thống bị ức chế trong giai đoạn anagen. Vị trí chính xác có
đặc quyền miễn dịch nang lơng là ở phình tóc trong suốt chu kì phát triển nang
lông và hành lông trong giai đoạn anagen [12]. Cơ chế bảo vệ của hệ thống đặc
quyền miễn dịch được tóm tắt trong Bảng 1.2.
Nhiều cơ chế duy trì đặc quyền miễn dịch nang lơng gồm sự hiện diện của
chất nền ngoại bào và khơng có sự dẫn lưu bạch huyết. Hai yếu tố này được
xem như hàng rào vật lý ngăn cản sự tấn công của tế bào miễn dịch

.



.

12

[42],[23],[17]. Bất kỳ tế bào vượt qua hàng rào vật lý sẽ gắn kết với phối tử Fas
để kích hoạt quá trình chết tế bào theo chương trình [59]. Tế bào nang lông
cũng tiết ra những yếu tố ngăn chặn biểu hiện MHC để bảo vệ những kháng
nguyên ẩn của tế bào nang lông. Những yếu tố này bao gồm TGF-β, MSH, IL10, và somatostatin, kết quả ngăn chặn trình diện kháng nguyên với tế bào
lympho T, ức chế đại thực bào và giảm sản xuất IFN-γ [39],[30].
Bảng 1.2. Cơ chế bảo vệ đặc quyền miễn dịch của nang lông
Cơ chế bảo vệ khỏi tác động miễn
dịch

Kết quả

Giảm biểu hiện của MHC I và II,
MICA, β2-microglobulin.

Ngăn quá trình trình diện tự kháng
nguyên đến hệ thống miễn dịch.

Tăng biểu hiện IL-10, TGF-β1 và αMSH.

Tăng hoạt động ức chế miễn dịch.

Giảm biểu hiện của thụ thể dị hình
CD94/NKG2C và NKG2D trên tế bào
NK và tế bào T CD8+ gây độc


Giảm gắn kết phối tử, qua đó
giảm hoạt hóa tế bào NK và T
CD8+ gây độc.
NKG2D liên quan tới sinh bệnh
học của RTTV.

Tăng biểu hiện thụ thể KIR trên tế bào
NK

Ức chế hoạt động tế bào NK.

Tăng sản xuất Fas-ligand

Gây chết theo chương trình của tế
bào T hoạt hóa, duy trì đặc quyền
miễn dịch ở mắt, não và nhau thai.

Tùy trạng thái, những phối tử khác nhau sẽ hiện diện trên bề mặt tế bào nang
lơng. Ở trạng thái bình thường, MHC-I là protein chủ yếu trên bề mặt tế bào
nang lông và gắn kết với KIR trên tế bào giết tự nhiên qua đó ức chế hệ thống
miễn dịch bẩm sinh. Ở trạng thái kích thích, tăng biểu hiện phối tử MICA trên
bề mặt tế bào nang lông, những phối tử này gắn kết với thụ thể NKG2D trên tế
bào giết tự nhiên dẫn đến phá hủy tế bào. Điều gì đã làm mất đặc quyền miễn

.


.

13


dịch nang lông vẫn là một vấn đề tranh luận. Hai giả thuyết giải thích cho hiện
tượng này do sự khiếm khuyết đặc quyền miễn dịch tại nang lông và do quá
trình rối loạn miễn dịch hệ thống.

KIR, Killer cell Ig-like receptors; MICA, MHC class I chain-related A; TGF-β, transforming growth
factor beta; α-MSH, alpha-melanocyte stimulating hormone

Hình 1.3. Cơ chế bảo vệ khỏi tác động miễn dịch hệ thống
“Nguồn: Rajabi, 2018” [43]
1.2.2.2. Khiếm khuyết miễn dịch đặc quyền nang lông
Các yếu tố mơi trường cũng có thể góp phần cho sự phát triển của RTTV,
tuy nhiên, tác động chính xác của môi trường vẫn chưa được hiểu rõ. Biến động
nội tiết tố, các tác nhân truyền nhiễm và tiêm chủng đều đã được trích dẫn là
tác nhân có thể gây ra cho RTTV. Nhiều giả thuyết cho rằng mơi trường stress
có thể dẫn tới tích tụ các gốc oxy hóa tự do trong tế bào keratinocyte nang lông,
đặc biệt trên những đối tượng có yếu tố di truyền, stress trong tế bào có thể thúc
đẩy biểu hiện của MICA. Kháng nguyên MICA trên bề mặt tế bào được trình
diện với tế bào giết tự nhiên thông qua thụ thể NKG2D sẽ kích hoạt miễn dịch

.


×