Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và một số yếu tố liênquanở phụ nữ từ 30 65 tuổi tại trung tâm sức khoẻ sinh sản tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 91 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

TRẦN THỊ THANH NGÂN

TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG
BẤT THƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TỪ 30-65 TUỔI
TẠI TRUNG TÂM SỨC KHOẺ SINH SẢN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
Chun ngành: Y tế Cơng cộng
Mã số: 8720701

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ



ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

TRẦN THỊ THANH NGÂN

TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG
BẤT THƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TỪ 30-65 TUỔI
TẠI TRUNG TÂM SỨC KHOẺ SINH SẢN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành: Y tế Cơng cộng
Mã số: 8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thiện Thuần

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn, không sao chép bất kỳ kết quả nghiên
cứu của luận văn hay luận án nào, chưa được trình bài hay cơng bố trong bất
cứ cơng trình nào nghiên cứu trước đây.


Tác giả

Trần Thị Thanh Ngân

.


.

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. i
Danh mục bảng.................................................................................................. ii
Danh mục hình ................................................................................................. iii
Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Giải phẫu – sinh lý cổ tử cung ................................................................ 4
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung............................................................. 4
1.1.2. Sinh lý cổ tử cung ............................................................................. 6
1.2. Các tổn thương cổ tử cung ...................................................................... 6
1.2.1. Một số tổn thương lành tính.............................................................. 6
1.2.2. Các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung ....... 8
1.3. Tổng quan về tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp tế bào học
(PAP) ....................................................................................................... 9
1.3.1. Tổng quan về phết tế bào cổ tử cung thường quy (Pap smear) ...... 11
1.3.2. Phết tế bào cổ tử cung nhúng dịch .................................................. 11
1.3.3. Hệ thống phân loại Bethesda 2001 ................................................. 12
1.4. Tỷ lệ bất thường tế bào cổ tử cung qua một số nghiên cứu trên thế giới
và tại Việt Nam ..................................................................................... 13
1.4.1. Trên thế giới .................................................................................... 13

1.4.2. Tại Việt Nam................................................................................... 14
1.5. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ bất thường tế bào cổ tử cung ........... 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................... 22
2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 23
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .................................................................... 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24
2.6. Các biến số nghiên cứu ......................................................................... 29
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá các tổn thương tế bào cổ tử cung ........................ 32

.


.

2.8. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 33
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 34
Chương 3 KẾT QUẢ ..................................................................................... 35
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................... 35
3.1.1. Một số đặc điểm dân số xã hội ....................................................... 35
3.1.2. Đặc điểm hành vi quan hệ tình dục, tiền sử sản phụ khoa ............. 38
3.1.3. Một số hành vi phòng chống ung thư cổ tử cung ........................... 42
3.2. Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ 30-65 tuổi .............. 42
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ... 45
3.3.1. Đặc điểm dân số xã hội liên quan đến tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất
thường ............................................................................................. 45
3.1.2. Đặc điểm tiền sử quan hệ tình dục, tiền sử sản phụ khoa liên quan
đến tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường .................................... 47
3.1.3. Một số hành vi phòng chống UTCTC liên quan đến tỷ lệ phết tế bào
cổ tử cung bất thường ..................................................................... 52

Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 53
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................... 53
4.1.1. Một số đặc điểm dân số xã hội ....................................................... 53
4.1.2. Đặc điểm tiền sử sản phụ khoa ....................................................... 54
4.1.3. Hành vi quan hệ tình dục, các hành vi liên quan ............................ 56
4.2. Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở đối tượng nghiên cứu ......... 60
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương bất thường tế bào cổ tử cung 62
4.4. Điểm mạnh và Hạn chế của nghiên cứu ............................................... 65
4.5. Tính ứng dụng và phát triển của đề tài ................................................. 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. i
PHỤ LỤC ....................................................................................................... viii

.


.

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt
AGC
ASC- H

ASC-US

AGUS


CIN

Chữ viết đầy đủ
Atypical Grandular Cells - Tế bào tuyến khơng điển hình
Atypical Squamous Cells, cannot exclude - Tế bào gai khơng điển
hình không loại trừ HSIL
Atypical Squamous Cells of Undertermined Significance - Tế bào
gai khơng điển hình có ý nghĩa khơng xác định
Atypical Glandular Cells of Undertermined Significance - Tế bào
tuyến không điển hình có ý nghĩa khơng xác định
Cervical Intraepithelial Neoplasia - Tân sinh trong biểu mô cổ tử
cung

CIS

Carcinoma In Situ - Ung thư tại chỗ

CTC

Cổ tử cung

HPV

Human Papilloma virus

HSIL

IARC


LSIL

High- grade Squamous Intraepithelial Lesion - Tổn thương trong
biểu mô mức độ cao
Cơ quan Nghiên cứu về ung thư Quốc tế - lntemational Agency
for Research on Cancer
Low- grade Squamous Intraepithelial Lesion - Tổn thương trong
biểu mơ mức độ thấp

PAP

PAP Smear

QHTD

Quan hệ tình dục

TTSKSS Trung tâm Sức khỏe Sinh sản
UTCTC
VIA
WHO

Ung thư cổ tử cung
Visual Inspection with Acetic Acid - Quan sát cổ tử cung bằng
mắt thường sau bôi acid acetic
Tổ chức y tế thế giới - (World Health Organization)

.



.

ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 29
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, học vấn của đối tượng nghiên cứu ......................... 35
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp, kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu36
Bảng 3.3. Tình trạng hôn nhân, tuổi kết hôn, nơi cư trú và yếu tố dân tộc của
đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 37
Bảng 3.4. Đặc điểm kinh nguyệt của đối tượng nghiên cứu ........................... 38
Bảng 3.5. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu, số người từng quan hệ tình dục .... 39
Bảng 3.6. Các biện pháp tránh thai thường sử dụng ....................................... 39
Bảng 3.7. Đặc điểm tuổi mang thai lần đầu .................................................... 40
Bảng 3.8. Đặc điểm số lần sinh con của đối tượng nghiên cứu ...................... 40
Bảng 3.9. Đặc điểm tiền sử sinh mổ của đối tượng nghiên cứu ..................... 41
Bảng 3.10. Tiền sử nạo phá thai của đối tượng nghiên cứu............................ 41
Bảng 3.11. Tiền sử mắc các bệnh phụ khoa.................................................... 41
Bảng 3.12. Một số hành vi phòng chống ung thư cổ tử cung ......................... 42
Bảng 3.13. Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ....................................... 42
Bảng 3.14. Kết quả tế bào học cổ tử cung ...................................................... 43
Bảng 3.15. Kết quả tế bào học cổ tử cung theo tuổi ....................................... 43
Bảng 3.16. Tuổi, học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình liên quan đến tỷ lệ
phết tế bào cổ tử cung bất thường ........................................................... 45
Bảng 3.17. Tình trạng hơn nhân, tuổi kết hôn, nơi cư trú và yếu tố dân tộc liên
quan đến tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ................................... 46
Bảng 3.18. Tiền sử quan hệ tình dục liên quan phết tế bào CTC bất thường . 47
Bảng 3.19. Biện pháp tránh thai thường sử dụng liên quan đến tỷ lệ phết tế
bào cổ tử cung bất thường ....................................................................... 48
Bảng 3.20. Tiền sử mang thai và sinh con liên quan đến tỷ lệ phết tế bào cổ tử

cung bất thường ....................................................................................... 49
Bảng 3.21. Tiền nạo phá thai liên quan đến tỷ lệ phết tế bào CTC bất thường
................................................................................................................. 49

.


.

iii

Bảng 3.22. Tiền sử mắc các bệnh phụ khoa liên quan đến tỷ lệ phết tế bào cổ
tử cung bất thường .................................................................................. 50
Bảng 3.23. Tình trạng kinh nguyệt liên quan đến tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung
bất thường................................................................................................ 51
Bảng 3.24. Một số hành vi phòng chống UTCTC liên quan đến tỷ lệ phết tế
bào cổ tử cung bất thường ....................................................................... 52

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu tử cung, cổ tử cung và âm đạo ............................. 4
Hình 1.2. Mô học về các lớp tế bào của cổ tử cung .......................................... 5
Hình 1.3. Diễn biến tự nhiên của ung thư cổ tử cung ....................................... 9
Hình 1.4. Tầm sốt ung thư cổ tử cung dựa vào xét nghiệm tế bào CTC....... 10

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) thường gặp ở nữ giới, tỷ lệ mắc ung thư cổ
tử cung có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt ở các nước
nghèo hoặc các nước đang phát triển [4], [8], [37]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG), ước tính trong tất cả phụ nữ trên tồn thế giới có khoảng 530.000
ung thư mới được chẩn đốn, trong số đó khoảng 52% tử vong do ung thư cổ
tử cung [42], [54]. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai trong
các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc và tử vong [1], thống kê năm 2012
cho thấy cả nước có 5.664 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, trong số đó có hơn
2.500 ca tử vong, tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung chuẩn hóa theo tuổi
(ASR)/phụ nữ là 13,6/100.000. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này
là phụ nữ chưa được tầm sốt định kỳ và có hệ thống để phát hiện sớm ung thư
qua các xét nghiệm thích hợp và khi phát hiện tổn thương tiền ung thư thì cũng
chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả [1].
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung đã được biết đến qua nhiều
nghiên cứu trên thế giới, trong đó nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là việc nhiễm
vi rút HPV, bên cạnh đó một số yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, hành vi tình
dục khơng an tồn, quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều đối tượng, tình
trạng sinh nhiều con, sử dụng viên thuốc uống tránh thai, tiếp xúc khói thuốc
lá, chế độ dinh dưỡng, tuổi, chủng tộc, tiền sử gia đình… được xác định có liên
quan đến sự xuất hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Ung thư cổ tử cung là ung thư có thể dự phịng, do đó vấn đề tầm sốt và
phát hiện sớm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung là hết sức quan
trọng, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, làm giảm
gánh nặng ung thư cổ tử cung tại các nước trên thế giới [1], [48], [50].
Hiện nay, có nhiều phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử
cung trên thế giới, trong đó có 3 phương pháp thường được sử dụng tại Việt
Nam là phương pháp tế bào học, xét nghiệm HPV và quan sát cổ tử cung (VIA,
VILI) [1], phương pháp phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) đóng vai trò quan


.


.

2
trọng, do giá thành rẻ, dễ thực hiện, có tính giá trị và tin cậy trong việc
phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, thường được sử dụng ở các nước nghèo
hoặc các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, phết tế bào cổ tử cung có vai trị quan trọng, được sử dụng
phổ biến tại nhiều cơ sở y tế hoặc tại cộng đồng. Đã có nhiều nghiên cứu về
tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung,
nhưng kết quả cho thấy tỷ lệ tế bào cổ tử cung bất thường khác nhau giữa các
địa phương nghiên cứu. Do đó, việc áp dụng các kết quả nghiên cứu ở các địa
phương khác trong định hướng phát triển chương trình sàng lọc ung thư cổ tử
cung tại một cơ sở y tế có thể có những sai lệch nhất định.
Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản (TTSKSS) tỉnh Bình Dương là
một cơ sở y tế có nhiệm vụ đặc biệt trong cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ,
trẻ em của một tỉnh rộng lớn của miền Đông Nam Bộ, với dân số khoảng hơn
2 triệu dân, là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều phụ nữ trên địa bàn tỉnh khi sử
dụng dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung. Nhưng hiện nay, tại Trung tâm chưa
có báo cáo nào về tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường cũng như các yếu tố
liên quan. Nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học về tỷ lệ phết tế bào cổ
tử cung bất thường ở nhóm phụ nữ 30-65 tuổi, qua đó giúp các nhà quản lý y
tế tại địa phương xây dựng các giải pháp can thiệp hiệu quả, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Tỷ lệ tổn thương bất thường qua sàng lọc ung thư cổ tử cung ở
phụ nữ từ 30-65 tuổi tại Trung tâm Sức khoẻ Sinh sản tỉnh Bình Dương và
một số yếu tố liên quan”.

.



.

3
Câu hỏi nghiên cứu:
Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ từ 30-65 tuổi tại Trung
tâm sức khoẻ sinh sản tỉnh Bình Dương năm 2019 là bao nhiêu? Những yếu tố
nào liên quan đến tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ 30-65 tuổi
tại TTSKSS tỉnh Bình Dương?.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ từ 30-65 tuổi tại
Trung tâm sức khoẻ sinh sản tỉnh Bình Dương năm 2019.
2. Xác định mối liên quan đặc điểm dân số xã hội, tiền sử sản phụ khoa, tiền
sử quan hệ tình dục và thực hành khám sàng lọc ung thư cổ tử cung liên
quan đến tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường.

.


.

4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu – sinh lý cổ tử cung
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung
Cổ tử cung là phần dưới của tử cung, lộ vào trong âm đạo. Cổ tử cung có
kích thước dài từ 2,5 đến 3 cm ở phụ nữ chưa sinh đẻ. Cổ tử cung có hướng
chếch ra sau và xuống dưới.


Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu tử cung, cổ tử cung và âm đạo
(Nguồn: Bùi Diệu, Một số bệnh ung thư phụ nữ, 2011)
Giải phẫu cổ tử cung
Mặt ngoài CTC là biểu mơ vảy khơng sừng hóa, thay đổi phụ thuộc vào
estrogen theo từng lứa tuổi của phụ nữ: Thời kỳ sinh sản niêm mạc CTC dày,
nhiều lớp, giàu glycogen, sau sinh lượng estrogen xuống dần đến cuối tháng
thứ nhất với hình ảnh niêm mạc CTC cịn lại từ 1- 2 lớp tế bào và mất glycogen.
Tuổi dậy thì lượng estrogen tăng dần làm cho niêm mạc CTC phát triển và gần
giống như phụ nữ đang hoạt động sinh dục [12], [23], [25].
Cổ ngoài cổ tử cung: được bao phủ bởi biểu mơ vảy, lớp biểu mơ này có
từ 15-20 lớp, đi từ đáy tiến dần lên bề mặt theo thứ tự cao dần về độ trưởng

.


.

5
thành [12], [23]. Đối phụ nữ đang hoạt động sinh dục, niêm mạc CTC gồm 5
lớp: Lớp tế bào đáy: Gồm một hàng tế bào hình trịn hay hình bầu dục nằm sát
màng đáy, che phủ màng đệm, tế bào nhỏ- nhân to ưa kiềm. Trong nhân có
nhiễm sắc thể rất mịn và tiểu nhân rõ.
Lớp tế bào cận đáy: Vài lớp tế bào trong hay đa diện, nhân tương đối to
ưa kiềm. Nhân tròn, bầu dục, hạt nhiễm sắc mịn, tỷ lệ nhân- bào tương gần
bằng nhau.
Lớp tế bào trung gian: Được phát triển từ lớp tế bào cận đáy, tế bào dẹt,
hình đa giác, bào tương lớn chứa nhiều glycogen, nhân nhỏ trịn ở trung tâm.
Lớp sừng hố nội của Dierks: Gồm tế bào dẹp, nhân đông thông thường
lớp này mỏng khó nhìn thấy trên tiêu bản.

Lớp bề mặt: Gồm nhiều tế bào trưởng thành nhất của lớp biểu mô lát CTC.
Tế bào dẹt, nguyên sinh chất trong suốt nhuộm màu kiềm, có mức độ sừng hóa
nhẹ. Khác với tế bào ở các lớp sâu, tế bào bề mặt có nhân đơng và nhỏ [12],
[23], [25].

Hình 1.2. Mơ học về các lớp tế bào của cổ tử cung
Ống cổ tử cung: Được bao phủ bởi lớp tế bào tuyến gồm lớp tế bào hình
trụ có nhân to nằm cực dưới tế bào, đỉnh chứa nhiều tuyến nhầy. Bên dưới lớp

.


.

6
tế bào trụ thỉnh thoảng có tế bào nhỏ, dẹt, ít bào tương gọi là tế bào dự trữ [12],
[23], [25].
Vùng chuyển tiếp giữa cổ trong và cổ ngoài CTC: Vùng này có nhiều
tế bào khác nhau, thường biểu mơ lát nhiều hơn biểu mô trụ tuyến.
1.1.2. Sinh lý cổ tử cung
Thời kỳ sơ sinh ranh giới giữa biểu mô vảy và trụ vượt ra bề ngoài CTC
tạo nên lộ tuyến CTC bẩm sinh. Qua thời kỳ thiếu niên ranh giới này sẽ chui
sâu vào CTC và diễn tiến tiếp tục đến tuổi dậy thì ranh giới này từ từ chuyển ra
ngoài. Thời kỳ hoạt động sinh dục ranh giới này nằm ở vị trí bình thường (lỗ
ngồi CTC). Đến thời kỳ mãn kinh ranh giới này lại chui sâu vào kênh CTC do
niêm mạc teo lại. pH dịch âm đạo có tính acid nhẹ và pH thay đổi từ 3,8- 4,6.
Môi trường acid tự nhiên này không những liên quan đến số lượng trực khuẩn
Doderlein có trong âm đạo với nhiệm vụ chuyển glycogen thành acid lactic mà
còn liên quan đến lượng glycogen của các biểu mô vảy niêm mạc âm đạo- CTC
và phụ thuộc vào sự chế tiết của estrogen. Với mơi trường pH này có khả năng

bảo vệ niêm mạc âm đạo-CTC chống tác nhân gây bệnh từ bên ngoài CTC [23].
1.2. Các tổn thương cổ tử cung
Các tổn thương cổ tử cung là những tổn thương thường xảy ra ở ranh giới
vùng chuyển tiếp giữa biểu mô vảy và biểu mô trụ [12], [18], [23].
1.2.1. Một số tổn thương lành tính
Bệnh lý lành tính CTC là tổn thương viêm, lộ tuyến, vùng tái tạo của lộ
tuyến và các khối u lành tính.
Tổn thương viêm: Biểu hiện cấp tính, bán cấp tính hoặc mạn tính. Lâm
sàng phụ thuộc nồng độ pH của môi trường âm đạo và ngun nhân gây bệnh.
Viêm cấp tính có đặc điểm là viêm đỏ, chạm vào đau hoặc chảy máu, biểu mô
phù nề, xung huyết… Đối viêm mạn tính, biểu hiện là sự xâm nhập vào phía
trong lỗ CTC nhưng chủ yếu là biểu mơ trụ tràn ra bên ngồi lỗ CTC, phá hủy
phía ngồi của CTC do sự hủy hoại của biểu mô không đều [12], [23].

.


.

7
Lộ tuyến cổ tử cung: Biểu mô trụ cổ trong lan xuống hoặc lộ ra ở phần cổ
ngoài, nơi chỉ có biểu mơ lát, chiếm 60% các tổn thương tại CTC. Chia thành
lộ tuyến bẩm sinh (từ sơ sinh do cường estrogen); lộ tuyến mắc phải (do viêm
nhiễm, sang chấn, thai nghén tăng estrogen). Lâm sàng: ra khí hư nhầy, đặc,
quánh bám vào vùng tổn thương CTC, vệ sinh có thể gây chảy máu, nhìn bằng
mắt thường thấy mất lớp biểu mô vảy nhiều nụ nhỏ, không đều nhau, màu đỏ
sậm. Soi CTC sau khi bôi acid acetic 3% thấy các tuyến như "chùm nho" và
không bắt màu lugol. Sinh thiết: mất lớp biểu mô lát, chủ yếu tế bào trụ tiết
nhầy... nếu viêm nhiễm có nhiều bạch cầu đa nhân và lympho bào [12], [18],
[23].

Vùng tái tạo của lộ tuyến: Là vùng lộ tuyến cũ, biểu mô lát cổ ngồi
chống lại sự lan vào biểu mơ trụ nhằm để mặt ngồi CTC trở về bình thường.
Sự hồi phục này diễn ra theo q trình tái tạo biểu mơ lát phát triển lan dần vào
vùng tổn thương cũng như tế bào dự trữ nằm trong lớp biểu mô trụ tại CTC
phát triển. Q trình tái tạo xảy ra nhanh chóng, thuận lợi nếu được chống viêm,
đốt diệt tuyến, sau đó biểu mơ lát lấn át hồn tồn biểu mơ trụ. Ngược lại, quá
trình tái tạo diễn ra chậm với điều kiện không thuận lợi, biểu mô lát không lấn
át được biểu mô trụ nên để lại vùng tái tạo di chứng lành tính như cửa tuyến,
đảo tuyến, nang Naboth [12], [18], [23].
Cửa tuyến và đảo tuyến: Là các tuyến còn sót lại trong vùng biểu mơ lát
tiếp tục chế tiết chất nhầy. Nhiều cửa tuyến kết hợp lại với một số tuyến cịn
sót lại trong vùng biểu mơ lát mới phục hồi tạo thành đảo tuyến.
Nang Naboth là biểu mô lát che phủ cửa tuyến, nhưng chưa diệt được
tuyến ở dưới nên tuyến vẫn tiếp tục chế tiết chất nhầy tạo thành nang. Các di
chứng này đều lành tính [12], [23].
Các tổn thương khác: Đây là những tổn thương ít gặp nhưng cần điều trị
như polype CTC, u xơ CTC, lạc nội mạc tử cung, sùi mào gà [12], [23].

.


.

8
1.2.2. Các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung
Các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung
Tổn thương tiền ung thư CTC là bất thường biểu mô vùng chuyển tiếp, do
các rối loạn quá trình tái tạo của CTC [12], [18], [23].
- Tế bào học cổ tử cung: Theo Bethesda năm 2001 chia thành ASC-US và
ASC-H, AGUS, LSIL, HSIL.

- Soi cổ tử cung: Kết quả ghi nhận là biểu mô trắng với acid acetic: Bạch
sản, lát đá, chấm đáy, dạng khảm, dày sừng, cửa tuyến bị đóng, condylome
phẳng, condyloma lồi, mảng trắng, mạch máu tân sinh bất thường, lộ tuyến.
Mơ bệnh học: Có các biểu hiện như
- CIN I: Tế bào bất thường chiếm 1/3 dưới bề dày biểu mô lát.
- CIN II: Tế bào bất thường chiếm 2/3 dưới bề dày biểu mô lát.
- CIN III: Tế bào bất thường, loạn sản nặng, đảo lộn cấu trúc tồn bộ biểu
mơ bao gồm cả carcinoma in situ (CIS): Toàn bộ bề dày biểu mơ lát có hình
ảnh tổn thương ung thư như bất điển hình về cấu trúc, hình thái CTC nhưng
chưa có sự phá vỡ màng đáy để xâm lấn vào lớp đệm CTC [12], [18], [23].
Ung thư cổ tử cung
Ung thư CTC thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, biểu hiện lâm sàng
không rõ ràng, thường là ra máu âm đạo bất thường hoặc khí hư lẫn máu, lẫn
mủ hoặc có mùi hơi. Khi đặt mỏ vịt, CTC có thể thấy dạng sùi, bở, dễ chảy máu
tại vùng chuyển tiếp, có 90- 95% ung thư biểu mơ lát và 5- 10% trường hợp
ung thư biểu mô tuyến. Giải phẫu bệnh theo WHO gồm u biểu mô (ung thư tế
bào gai, biểu mô tuyến), u trung mô, u trung thận hoặc u di căn, u bạch huyết,
melanoma, carcinoid. Có 2 dạng ung thư: Ung thư tại chỗ là ung thư có sự hiện
diện của tế bào khơng biệt hóa, mất sự phân cực và dị dạng ở toàn bộ bề dày
của biểu mơ nhưng màng đáy cịn ngun vẹn, tổ chức bên dưới chưa bị phá
hủy hoặc ung thư xâm lấn là ung thư khi có sự xâm lấn của tế bào ung thư qua
lớp màng đáy, tổ chức mô đệm bên dưới đã bị xâm lấn vào [12], [18], [23].

.


.

9


Hình 1.3. Diễn biến tự nhiên của ung thư cổ tử cung [2]
1.3. Tổng quan về tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp tế bào
học (PAP)
Ung thư cổ tử cung thường gặp ở nữ giới, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có
xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt ở các nước nghèo hoặc
các nước đang phát triển [4],[8],[37].
Tại Việt Nam, UTCTC là ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ và phổ biến
thứ 2 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau ung thư vú [1]. Phần lớn các trường
hợp UTCTC có thể được phịng ngừa bằng cách tầm soát phát hiện sớm và điều
trị các tổn thương ở giai đoạn tiền ung thư.
Đối tượng nên được tầm soát ung thư cổ tử cung là phụ nữ từ 21 tuổi trở
lên, đã có quan hệ tình dục và mong muốn được tầm sốt ung thư CTC. Hiện
nay, có nhiều phương pháp tầm soát UTCTC được sử dụng trên thế giới, trong
đó 3 phương pháp thường được sử dụng tại Việt Nam là phương pháp tế bào
học, xét nghiệm HPV và quan sát cổ tử cung (VIA, VILI). Phương pháp phết
tế bào cổ tử cung (Pap smear) đóng vai trị quan trọng, do giá thành rẻ, dễ thực

.


.

10
hiện, có tính giá trị và tin cậy trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Phương pháp này cũng được sử dụng phổ biến tại Trung tâm Sức khỏe Sinh
sản tỉnh Bình Dương, do đó, trong nghiên cứu, phương pháp phết tế bào cổ tử
cung được sử dụng để xác định tỷ lệ bất thường tế bào cổ tử cung.
XN tế bào cổ tử cung
(cổ điển hoặc nhúng dịch)


Bình thường

ASC-US

Xét nghiệm HPV hoặc xét
nghiệm tế bào sau 1 năm

Tầm soát lại
sau 2 năm

≥ASC-H

Soi CTC để chẩn
đoán và điều trị

Hình 1.4. Tầm sốt ung thư cổ tử cung dựa vào xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Theo khuyến cáo của Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ năm 2012, sàng lọc ung
thư cổ tử cung nên được bắt đầu từ tuổi 21 đến 65 tuổi [47]. Từ 21 – 30 tuổi,
sàng lọc định kỳ 3 năm, chỉ cần làm xét nghiệm tế bào học. Nếu sàng lọc từ 31
tuổi trở lên, ngoài việc làm xét nghiệm PAP 3 năm một lần cần làm thêm xét
nghiệm nhiễm virus HPV định kỳ mỗi 5 năm. Từ tuổi 65, nếu đã có bằng chứng
xét nghiệm tế bào học cổ tử cung định kỳ trước đó bình thường thì khơng cần
sàng lọc ung thư cổ tử cung, nhưng nếu có bằng chứng của nhiễm HPV và/hoặc
loạn sản tế bào từ CIN II trở lên thì vẫn cần tiếp tục sàng lọc. Những trường
hợp đã cắt tử cung tồn bộ (cả cổ tử cung) thì không cần sàng lọc ung thư cổ tử
cung, khuyến cáo này dành cho những trường hợp khơng có ung thư cổ tử cung
hoặc loạn sản từ CIN II trở lên. Những phụ nữ kể cả đã được tiêm phòng vacxin
HPV vẫn cần được sàng lọc ung thư cổ tử cung như khuyến cáo trên đây [47].

.



.

11

1.3.1. Tổng quan về phết tế bào cổ tử cung thường quy (Pap smear)
Pap smear hay còn gọi là phết tế bào cổ tử cung thường quy, đã đạt được
những kết quả ấn tượng trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử
cung ở các nước phát triển. Theo lý thuyết, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có thể
giảm đến 90% khi chất lượng sàng lọc và phạm vi bao phủ cao.
Pap có thể cho biết tình trạng hiện tại của cổ tử cung: bình thường, viêm
nhiễm, tái tạo, những tổng thương khơng ung thư và tổn thương ung thư. Pap
phát hiện sớm các tổng thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm, giúp
cho người bệnh có cơ hội điều trị lành bệnh hoàn toàn trước khi ung thư xâm
lấn hoặc di căn sang vùng khác.
Pap thường quy dựa trên nguyên tắc trải tế bào cổ tử cung trên một lam
kính rồi tìm những tế bào bất thường của cổ tử cung bong ra trong quá trình thu
thập mẫu khi khám phụ khoa. Pap có độ đặc hiệu cao, khoảng 86-100% nhưng
chỉ tương đối nhạy, khoảng 37-84%. Có nhiều khâu ảnh hưởng đến kết quả của
Pap từ việc lấy bệnh phẩm, cố định, bảo quản, nhuộm và đọc lam, do đó các
nhà khoa học ngày càng cố gắng cải thiện tất cả các quy trình nói trên nhằm có
được kết quả chính xác hơn.
Có thể làm phết âm đạo thường quy đồng thời cùng với làm phết cổ tử
cung ở bệnh nhân có tử cung hoặc có thể chỉ làm phết âm đạo ở bệnh nhân đã
cắt cổ tử cung. Lấy mẫu ở thành bên âm đạo hoặc lấy mẫu ở vùng nghi ngờ.
1.3.2. Phết tế bào cổ tử cung nhúng dịch
So với phương pháp truyền thống là phết tế bào cổ tử cung lên lam kính
một cách thủ cơng thì xét nghiệm Pap nhúng dịch có ưu thế hơn hẳn. Do phụ
thuộc vào kỹ thuật của người phết nên nhược điểm của phết truyền thống là

phết không đều tay nên tại các vị trí lấy mẫu phết dày thường gây khó quan sát
cho kỹ thuật viên và nhà giải phẫu bệnh.

.


.

12
Một nhược điểm của phương pháp truyền thống nữa đó là với những mẫu
nhiều chất nhầy và tạp khuẩn thì có thể hạn chế bộc lộ rõ tế bào cổ tử cung. Các
đặc điểm này sẽ làm cho kết quả thu được kém chính xác hơn. Trong khi đó
với phương pháp nhúng dịch, mẫu tế bào cổ tử cung được đưa vào lọ có hóa
chất đặc biệt (thay vì phết chúng trực tiếp lên lam kính). Lọ có chứa các tế bào
và chất bảo quản được gửi đến phịng thí nghiệm.
Hệ thống Novacyt sẽ tự động xử lý các mẫu phẩm và dàn đều lên lam kính
sau khi đã loại bỏ chất nhầy và các tạp chất. Tiếp đến, mẫu sẽ được nhuộm và
quan sát dưới kính hiển vi. Với quy trình khép kính và thao tác xử lý tự động
hóa của hệ thống này sẽ đảm bảo an tồn hơn cho các kỹ thuật viên khi không
phải tiếp xúc trực tiếp với mẫu phẩm, đồng thời giúp các nhà giải phẫu bệnh dễ
quan sát và chẩn đoán hơn. Từ đó, biểu mơ bất thường trên phết nhúng dịch
được phát hiện dễ dàng hơn, làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của phết tế bào
cổ tử cung nhúng dịch so với phết thường quy.
Trong 10 nghiên cứu tế bào học, phương pháp Pap nhúng dịch nhạy hơn
Pap thường quy (76% so với 68%) và độ đặc hiệu của Pap nhúng dịch cũng cao
hơn Pap thường quy (86% so với 79%).
Với những ưu điểm của phương pháp nhúng dịch và sự sẵn có, trong
nghiên cứu, chúng tơi đã sử dụng phương pháp phết tế bào cổ tử cung nhúng
dịch để xác định các bất thường cổ tử cung.
1.3.3. Hệ thống phân loại Bethesda 2001

Hiện nay, xét nghiệm Pap thường quy và Pap nhúng dịch đều sử dụng hệ
thống phân loại Bethesda 2001 để đánh gái kết quả tế bào học cổ tử cung [23]:
- Tế bào gai khơng điển hình có ý nghĩa khơng xác định (ASC-US).
- Tế bào gai khơng điển hình chưa loại trừ tổn thương trong biểu mô grade
cao (ASC-H).
- Tổn thương tế bào gai trong biểu mô grade thấp (LSIL).
- Tổn thương tế bào gai trong biểu mô grade cao (HSIL).

.


.

13
- Carcinom tế bào gai.
- Tế bào tuyến không điển hình (AGC), hướng về phản ứng hoặc về tăng
sản.
- Carcinom tuyến cổ trong.
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại Bethesda 2001
Hệ thống Bethesda

Hệ thống tân sinh trong

Thuật ngữ loạn sản

biểu mô cổ tử cung (CIN)

chung

Tổn thương tế bào gai

khơng điển hình có ý
nghĩa khơng xác định

Tế bào khơng điển hình

Biến đổi tế bào không
xác định

(ASC-US)
Tổn thương tế bào gai
grade thấp (LSIL)
Tổn thương tế bào gai
grade cao (HSIL)

CIN I
CIN II
CIN III (bao gồm ung thư
biểu mô tại chỗ - CIS)

Loạn sản nhẹ

Loạn sản trung bình
Loạn sản nặng

1.4. Tỷ lệ bất thường tế bào cổ tử cung qua một số nghiên cứu trên thế giới
và tại Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Một nghiên cứu khác của IARC thực hiện trên 1000 phụ nữ ở 22 quốc gia
có mơ học là ung thư CTC và kiểm soát bằng xét nghiệm sinh học phân tử;
HPV-DNA hiện diện trong 99,7% khối u này. Từ đó, HPV là nguyên nhân gây

ung thư CTC. Dựa vào nghiên cứu của IARC trên 3000 trường hợp và tổng
phân tích của 10.000 trường hợp ung thư CTC trên thế giới, 90% trường hợp là
do 8 týp HPV gây ra với tần suất giảm dần là HPV16, 18, 45, 31, 33, 52, 58, 35
[36], [38], [39], [40].

.


.

14
Khi phân tích tổng hợp trên 53 nghiên cứu về týp HPV ghi nhận 4338
trường hợp HSIL và hơn 7000 bệnh nhân bị HSIL cho thấy các týp HPV giảm
dần theo thứ tự gồm HPV16, 31, 58, 18, 33, 52, 35, 51, 56, 45, 66. Các týp
HPV tùy thuộc vào vùng, miền trên thế giới nhưng HPV 16 là týp thường gặp
nhất trên thế giới, chiếm từ 34% ở Châu Á đến 52% trường hợp ở Châu Âu;
đối với týp 18 có khoảng 6% ở Châu Âu đến 10% tại Nam Phi. Ở nhóm phụ nữ
bị LSIL, HPV16 chiếm 26%, HPV31 (12%); HPV51 (11%), 10% là nhóm
HPV53, 56; 9% gặp HPV52, 18, 66, HPV 58 chiếm 8%. HPV16 thường gặp
các vùng trên thế giới: 16% ở Châu Phi đến 29% ở Châu Âu. Dương tính với
HPV18 ở phụ nữ bị LSIL từ 5% ở Bắc/ trung tâm Mỹ đến 12% ở Nam Mỹ.
Theo Klug Stefanie J và cộng sự nghiên cứu týp HPV ở Đức cho biết
45,4% phụ nữ trong độ tuổi 30- 39 tuổi; 40- 49 tuổi chiếm 33,2%. Kết quả Pap’s
chỉ có 3,1% người có Pap’s bất thường, 2,1% trường hợp Pap II [44].
Tóm lại, tỷ lệ nhiễm HPV tăng dần theo mức độ tổn thương tiền ung thư
và ung thư CTC dao động từ 60% đến 100% trường hợp; và tỷ lệ nhiễm HPV
trong cộng đồng thường dao động khoảng 10%.
1.4.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ tổn thương tế bào cổ tử cung qua sàng lọc dao động
từ 1,44% đến 25,7% ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, tỷ lệ thay đổi khác nhau tùy

thuộc từng địa phương, vùng trong nước, phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu,
nơi thực hiện đề tài là tại bệnh viện hay cộng đồng dân cư.
Năm 2000, Nguyễn Vượng và cộng sự đã nghiệm thu đề tài khoa học cấp
nhà nước về “phát hiện sớm ung thư cổ tử cung qua chẩn đoán tế bào học” với
cỡ mẫu rất lớn là 34.579 phụ nữ ở 216 cộng đồng ở các tỉnh thành phố ở cả 3
miền Việt Nam, gồm 26.270 người ở cộng đồng và 8.309 người ở 5 bệnh viện.
Kết quả cho thấy:
- Tại cộng đồng, tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường là: LSIL 3,61%;
HSIL 0,85%; ung thư biểu mô vi xâm nhập 0,03%.

.


.

15
- Tại bệnh viện, tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường là: LSIL 3,94%;
HSIL 1,26% và ung thư biểu mô vi xâm nhập 0,24%.
Năm 2002, tác giả Trần Thị Lợi và Nguyễn Mỹ Phượng đã khảo sát tỷ lệ
nhiễm HPV phát hiện qua phết mỏng cổ tử cung trên 300 phụ nữ khám phụ
khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV qua
PAP là 10,3%.
Tác giả Phan Thị Hồng Vân, Nguyễn Duy Tài (2007) thực hiện nghiên
cứu mô tả cắt ngang thực hiên từ 01/10/2006 đến 30/05/2007 tại 8 trạm y tế xã
thuộc huyện Hịa Thành Tây Ninh, có 1126 phụ nữ đến khám phụ khoa ghi
nhận 6,04% phụ nữ có bất thường phết tế bào cổ tử cung. Bất thường thường
gặp nhất là ASCUS, AGUS chiếm tỷ lệ 75%, tập trung ở độ tuổi 30-49
(64,71%). Những phụ nữ có tiền căn viêm âm đạo và mang thai nhiều lần (trên
2 lần) có phết tế bào cổ tử cung bất thường gấp 2-4 lần có ý nghĩa thống kê
(OR=3,778, p=0,000 và OR=1,93, p=0,013). Sự hiểu biết về bệnh lý ung thư

CTC của phụ nữ huyện Hòa Thành còn hạn chế (20,78%), và nguồn cung cấp
thông tin chủ yếu cho họ là nhân viên y tế (chiếm 15,19%). Các tác giả kết luận
rằng nên triển khai rộng rãi chương trình phết tế bào cổ tử cung định kỳ cho tất
cả phụ nữ đã có quan hệ tinh dục tại huyện Hịa Thành, Tây Ninh. Bên cạnh
đó, nhân viên y tế cần phải phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng
(đài truyền hình, báo chí...) để phổ biến chương trình này và vân động phụ nữ
đi khám phụ khoa định kỳ nhằm làm giảm tỷ lệ ung thư CTC trong toàn tỉnh
[28].
Nghiên cứu của Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp (2008) thực hiện trên 1500
phụ nữ tuổi từ 18-69, sống tại Quận Hồng Mai và Đơng Anh – Hà Nội. Những
người phụ nữ này được khám phụ khoa, lấy tế bào cổ tử cung và làm xét nghiệm
PCR. Kết quả tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội xác định bằng kỹ
thuật sinh học phân tử là 5,13%. Tỷ lệ nhiễm HPV cao ở nhóm tuổi từ 20-39
(18,47%). Nhìn tổng quát, tỷ lệ nhiễm HPV thấp ở tuổi <20, cao ở khoảng tuổi
20-39 và giảm dần sau 40 tuổi; khong gặp ở tuổi ≥60. Các typ HPV nguy cơ

.


.

16
cao có tỷ lệ 68,95%; các typ hay gặp là 18 (31,3%), tiếp đến typ 58 (16,37%)
và typ 16 (14,66%).Các typ nguy cơ thấp chiếm 27,27%. Số người nhiễm 1 typ
chiếm 72,72%, số nhiễm 2 typ chiếm 14,28%, số nhiễm 3 typ trở lên rất ít gặp.
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV khác nhau giữa các khu vực và nghề nghiệp. Nhiễm
HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục, người có quan hệ nhiều bạn tình
có tỷ lệ nhiễm cao gấp 12,47% so với nhóm phụ nữ chỉ quan hệ tình dục với
một người. Cần có những nghiên cứu rộng hơn nữa ở nhiều địa phương nhằm
làm cơ sở cho việc sử dụng vacxin [26].

Năm 2009, Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự đã nghiệm thu để tài cấp thành
phố tại thành phố Hồ Chí Minh về chủ đề “Chương trình xây dựng mạng lưới
phịng chống ung thư cổ tử cung và vú tại thành phố Hồ Chí Minh”. Có 19.527
phụ nữ được tầm soát UTCTC bằng PAP, kết quả cho thấy tỷ lệ PAP bất
thường: ASCUS và ASC-H 0,48%; LSIL 0,08%, HSIL 0,2% và carcinom tế
bào gai 0,06% [14].
Nghiên cứu của Trần Thị Lợi (2009) đã khảo sát 1.566 phụ nữ từ 18 đến
60 tuổi đã từng quan hệ tình dục tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo 2 phương
pháp sàng lọc VIA và PAP, kết quả cho thấy phụ nữ trong lứa tuổi 18-29 có tỷ
lệ PAP bất thường là 3,57%; ở nhóm 30-39 tuổi là 1,29%; ở nhóm 40-49 tuổi
là 2,93%; ở nhóm 50-59 tuổi là 1,74%. Tỷ lệ PAP bất thường chung là 2,13%;
trong đó ASCUS 1,1%; LSIL 0,45%; HSIL 0,52% và AGUS 0,06% [16].
Nghiên cứu của Lê Quang Vinh (2013) tại tỉnh Thái Nguyên: Nghiên cứu
tiến hành nhằm xác định tỷ lệ tế bào bất thường và các typ HPV trên 1004 phụ
nữ tỉnh Thái Nguyên có độ tuổi từ 20 - 60 bằng xét nghiệm sàng lọc tế bào học
phụ khoa và được định typ HPV trong thời gian từ tháng 8 năm 2011 đến tháng
11 năm 2011. Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ làm xét nghiệm là 46 ± 8,6,
số phụ nữ trong độ tuổi 30 - 50 chiếm ≈ 84%. Có 1,9% HSIL; 2,9% ASC và
4,1% LSIL. Có 92 trường hợp nhiễm HPV (chiếm 9,2%) với tổng số 19 typ.
Trong số đó, 5,1% là các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ thấp (6 typ), trong
đó chiếm nhiều nhất là typ 81 (2,3%), tiếp đến là typ 11 (1,9%). Các typ khác

.


.

17
chiếm tỷ lệ thấp (< 1%). Chúng tôi phát hiện được 114 lượt xuất hiện của HPV
typ nguy cơ cao với 13 typ, trong đó typ 16 và 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt

là 3,8% và 2,5%). Toàn bộ các trường hợp HSIL đều nhiễm HPV, có 97,6%
trường hợp LSIL nhiễm HPV và chỉ có 62,1% các trường hợp ASC nhiễm HPV
[29].
Nghiên cứu của Võ Văn Khoa (2014) trên 977 phụ nữ trong độ tuổi từ 21
- 70 ở 5 xã thuộc 2 Thị xã Hương Trà và Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế
trong thời gian 12.2012 – 07.2013. Các phụ nữ được khám phụ khoa, lấy bệnh
phẩm tế bào cổ tử cung và làm test VIA. Phiến đồ cổ tử cung được nhuộm theo
phương pháp Papanicolaou, đọc và phân loại theo danh pháp Bethesda 2001.
Phân loại VIA theo Hướng dẫn 2011 của Bộ Y tế. Khảo sát các thông số liên
quan đến tỷ lệ bất thường tế bào và VIA, tỷ lệ phù hợp chẩn đoán của VIA so
với tế bào học. Kết quả tuổi trung bình của phụ nữ được khám sàng lọc là
38,9±9,5 tuổi. Tỷ lệ tế bào học dương tính tăng dần theo tuổi đời và số lần mang
thai. Kết quả VIA ghi nhận 20 trường hợp tổn thương cổ tử cung bất thường,
chiếm 2,0% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung
thư cổ tử cung qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %, trong đó chẩn đốn
ASC-US/ASC-H: 3,0%, AGUS: 2,9%, LSIL: 1,6% và HSIL: 0,1%. Độ phù
hợp giữa chẩn đoán VIA và chẩn đoán TBH là 92,2%. Tác giả kết luận rằng tỷ
lệ tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung phát hiện bằng xét nghiệm tế
bào cổ tử cung là 7,6 %. Độ phù hợp 2 chẩn đoán VIA và TBH khá cao, đạt
92,2%, tuy nhiên cần đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi phương pháp
dựa trên kết quả mơ bệnh học để có kết quả chính xác hơn [15].
1.5. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ bất thường tế bào cổ tử cung
Tuổi giao hợp lần đầu của người phụ nữ
Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư CTC và nhiễm HPV. Các
nghiên cứu phụ nữ QHTD sớm và nhiều người rất dễ nhiễm HPV, virus có thể
lây qua đường tình dục [38]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hà:

.



×