Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn CAC HOAT DONG THEO NHOM HIEU QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.04 KB, 3 trang )

Cách thức tổ chức hoạt động trong thảo luận nhóm
Nếu như hình thức luyện tập theo đôi phù hợp với những hoạt động
tương đối đơn giản và có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian
ngắn như luyện tập hội thoại, hỏi đáp, kiểm tra bài tập thì hình thức
luyện tập theo nhóm thích hợp với các hoạt động đòi hỏi tính tập thể
cao.
Ưu điểm của hình thức này so với hình thức hoạt động theo đôi là học viên có cơ hội bày tỏ ý kiến
của mình trước bạn bè, rèn luyện sự tự tin trước đám đông đồng thời phát triển kỹ năng phân tích,
lập luận và lối tư duy mang tính phê phán cao. Khi tổ chức cho học viên luyện tập theo nhóm, giáo
viên có thể tiến hành một trong các hoạt động sau:
1. Chơi trò chơi
Giáo viên có thể tổ chức cho học viên chơi trò chơi. Đó có thể là trò phỏng đoán hoặc trò đặt 20
câu hỏi trong đó một học viên đóng vai một người nổi tiếng, các học viên còn lại đặt câu hỏi cho
học viên đó và tìm ra nhân vật nổi tiếng mà học viên đó đang đóng vai.
2. Nhập vai
Học viên giải quyết các tình huống trong đời sống hàng ngày. Hình thức luyện tập này giúp học
viên thực hành tiếng Anh một cách sinh động và tự nhiên. Học viên có cảm giác đang được giao
tiếp thật với nhau chứ không còn là việc luyện tập thông thường nữa.
Chẳng hạn như khi thảo luận về một vấn đề chính trị nào đó, mỗi học viên có thể có những quan
điểm chính trị khác nhau. Từ những điểm khác biệt đó học viên sẽ thảo luận và đi đến kết luận
cuối cùng.
3. Đóng kịch
Học viên tham gia vào các vai diễn trong một vở kịch nào đó. Hình thức luyện tập này về cơ bản
giống với hình thức nhập vai. Tuy nhiên ở hình thức này học viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ
trước. Đó là học viên đã có sẵn kịch bản và lời thoại cho mỗi nhân vật. Hình thức này phát huy
mạnh mẽ khả năng sáng tạo cũng như diễn xuất của học viên.
4. Phỏng vấn
Hình thức luyện tập này giúp học viên trau dồi kỹ năng nói và nghe. Học viên có thể hỏi nhau
những câu hỏi cá nhân về gia đình, sở thích …Ở mức độ dễ giáo viên có thể tổ chức cho học viên
tham gia phỏng vấn dựa trên những tình huống cho trước trong đó học viên có sử dụng đến các
cấu trúc đã học. Mục đích luyện tập giúp học viên học cách đưa ra yêu cầu, đề nghị trong những


tình huống khác nhau. Ở mức độ khó, học viên có thể hỏi và trả lời những câu hỏi liên quan đến
việc trình bày ý kiến, cảm xúc hay đánh giá về một vấn đề nào đó.
5. Tạo khoảng trống thông tin
Giáo viên tạo ra khoảng trống thông tin giữa các học viên. Ở hình thức hoạt động này, học viên
phải tìm kiếm thông tin bằng cách đặt câu hỏi cho nhau. Do đó học viên sẽ tập trung hơn vào nội
dung của thông tin hơn là lớp vỏ ngôn ngữ. Ngoài ra khi thực hiện hoạt động này giáo viên cũng
tạo ra cho học viên nhu cầu trao đổi thông tin để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với trình độ sơ cấp học viên hỏi đáp để ghi lại những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân
như ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, sở thích…và điền vào bảng thông tin do giáo viên đưa ra. Ở
trình độ trung cấp, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học viên thu thập thông tin theo nhóm về
một chủ đề nào đó. Học viên sẽ phân công nhau tìm các đặc điểm của nghề nghiệp đó như yêu
cầu về bằng cấp, điều kiện làm việc, mức lương… Ở trình độ nâng cao, giáo viên có thể yêu cầu
học viên phát biểu suy nghĩ của mình về thông điệp của tác giả.
6. Giải quyết vấn đề
Phương pháp này đòi hỏi sự tập trung chú ý của cá nhân mỗi học viên. Vấn đề giáo viên đưa ra có
thể đơn giản như chỉ dẫn đường qua bản đồ, có thể khó tương đối như học viên phải cùng nhau
thiết lập một hành trình cho tàu xe, máy bay hay xe buýt. Đối với học viên khá giỏi giáo viên có thể
đưa ra một vấn đề khó và yêu cầu học viên giải quyết chẳng hạn như tìm ra giải pháp phù hợp cho
một vấn đề chính trị hay đạo đức. Phương pháp giải quyết vấn đề là phương pháp đòi hỏi học sinh
phải suy nghĩ và đưa ra quyết định. Do đó phương pháp này có khả năng phát huy tư duy lôgíc và
óc sáng tạo của học viên.
7. Trao đổi ý kiến:
Hoạt động này có lẽ khá khó đối với học viên ở trình độ sơ cấp vì thế giáo viên nên áp dụng nó
cho học viên ở trình độ trung cấp trở lên. Giáo viên có thể tổ chức cho học viên thảo luận, tranh
luận. Các chủ đề về đạo đức, tôn giáo hay chính trị là những vấn đề nóng hổi mà giáo viên có thể
đưa ra thảo luận trên lớp.

×