Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Vai trò của gia đình đối với việc xây dựng con người mới trong quá trình hội nhập quốc tế ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

LÊ THỊ LƢƠNG

VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƢỜI MỚI
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

LÊ THỊ LƢƠNG

VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƢỜI MỚI
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNXHKH
Mã số: 60220308


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TRẦN HỒNG HẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Hoàng Hảo. Các số liệu, tài liệu, trích dẫn
trong luận văn là hồn tồn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Cơng trình
này chưa được cơng bố dưới mọi hình thức.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng
Tác giả

Lê Thị Lƣơng

năm 2018


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH VÀ
VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƢỜI
MỚI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.................................... 13
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ SỰ XUẤT HIỆN GIA ĐÌNH VÀ VAI TRỊ CỦA GIA
ĐÌNH ĐỐI VỚI XÃ HỘI .................................................................................. 13


1.1.1. Lịch sử xuất hiện gia đình ................................................................... 13
1.1.2. Vị trí và vai trị của gia đình đối với xã hội ........................................ 18
1.1.3. Vai trị của gia đình đối với xã hội trong lịch sử dân tộc Việt Nam ......22
1.2. VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON

NGƢỜI MỚI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............... 35
1.2.1 Đặc điểm và bản chất của hội nhập quốc tế ......................................... 35
1.2.2. Đặc điểm, tiêu chí về con người mới .................................................. 39
1.2.3. Vai trị của gia đình đối với việc xây dựng con người mới trong quá
trình hội nhập quốc tế .................................................................................... 55
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 64
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
CON NGƢỜI MỚI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ............................................. 66
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ............................................................................................... 66

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội ở thành Phố Hồ Chí Minh ............. 66
2.1.2. Đặc điểm gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 70
2.2. THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ
CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI XÂY DỰNG CON NGƢỜI MỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY .................................................................................... 77


2.2.1. Thực trạng vai trị của gia đình đối với xây dựng con người mới ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .................................................................. 77
2.2.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trị của gia đình trong việc
xây dựng con người mới trong quá trình hội nhập quốc tế ở thành phố Hồ

Chí Minh hiện nay ....................................................................................... 101
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 118
KẾT LUẬN ................................................................................................ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 125


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói về gia đình, có lẽ nhiều người trong xã hội đều hiểu được gia đình
là tế bào của xã hội, là một trong các tổ chức cơ sở để thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, mơi trường… gia đình là nơi
con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí
tuệ, đạo đức, là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết
định việc hình thành nhân cách của con người, bảo tồn và phát huy văn hoá
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Hạt nhân của xã hội là gia đình” [41, tr. 523].
Trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng
hiện nay địi hỏi phải có con người mới, có ý thức làm chủ, ý thức trách
nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và
tình nghĩa; giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính. Đảng ta yêu
cầu: “Phải xây dựng con người mới từ lúc mới lọt lòng và ở mọi lứa tuổi,
trong tất cả các tổ chức quần chúng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, các hoạt
động xã hội, ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thơn xóm và gia
đình. Phải xây dựng con người mới từ những con người ra đời trong chế độ

mới và những con người do chế độ cũ để lại” [17, tr. 523]. Vì vậy gia đình
khơng chỉ là nơi sản sinh ra con người mà bên cạnh đó nó cịn là ngơi trường
đầu tiên, có trách nhiệm trực tiếp giáo dục con người về đạo đức, lối sống,
nếp sống cho mỗi người. Đây là trách nhiệm nặng nề mà vẻ vang của gia
đình phải gánh vác. Muốn làm được vai trị ấy, hồn thành được trách nhiệm


2

ấy thì gia đình chẳng những phải có bộ lọc tốt đối với tinh hoa nhân loại mà
cịn phải có bộ lọc tốt ngay với cả truyền thống của chính mình để có thể loại
bỏ những rào cản, tìm ra điểm tương thích giữa truyền thống với hiện đại và
dung hịa được nó.
Hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra cho gia đình nhiều cơ hội để hiện
đại hóa gia đình, nâng cao mức sống và chất lượng sống; giảm bớt cơ cấu,
kết cấu thế hệ của gia đình, tạo sự năng động cho gia đình … nhưng hội nhập
quốc tế cũng đặt gia đình trước nhiều thách thức phải đối mặt, chủ nghĩa cá
nhân lên ngôi đã khiến con người hướng đến cuộc sống độc lập làm cho tính
gắn kết gia đình giảm sút, mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt
chẽ, việc đề cao giá trị đồng tiền khiến cha mẹ chỉ lo làm ăn chạy theo lợi ích
kinh tế nên ít có thời gian quan tâm đến con cái, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của
gia đình ngày càng nhiều. Điều này làm giảm sút vai trị và hiệu quả của gia
đình trong việc ni dạy và giáo dục con cái. Gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ấy. Là thành phố lớn
nhất, là trung tâm lớn không chỉ về kinh tế mà cịn cả văn hóa, khoa học
cơng nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Trong q trình phát
triển thành phố Hồ Chí Minh đang địi hỏi phải có một nguồn lực mạnh mẽ
gồm những con người năng động, sáng tạo, có tri thức và đạo đức; yêu lao
động và lao động với tinh thần tự nguyện, tự giác, nhiệt tình, tận tụy, sẵn
sàng cống hiến mọi sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng đất nước; yêu

nước nồng nàn kết hợp nhuần nhuyễn với tinh thần quốc tế vô sản trong
sáng, để đưa thành phố phát triển giữ vững vị trí là đầu tàu kinh tế của cả
nước và cũng là đầu tàu hội nhập quốc tế.
Muốn có được nguồn lực con người với những tiêu chuẩn tốt về thể lực,
trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, để đáp ứng được nhu cầu của quá trình hội nhập
quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, thì thành phố


3

phải có sự quan tâm giáo dục thế hệ trẻ của tất cả các cấp, các ngành, phải có
sự kết hợp hài hịa giữa ba mơi trường giáo dục gia đình - nhà trường - xã
hội. Hồ Chí Minh tùng nói “hiền dữ phải đâu là tính sẵn; phần nhiều do giáo
dục mà nên”. Trong ba môi trường giáo dục thì vị trí, vai trị giáo dục gia
đình phải là gốc, là nền tảng, có ý nghĩa quyết định đầu tiên, giúp trẻ hình
thành nhân cách con người, trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Với ý
nghĩa quan trọng đó, tơi lựa chọn đề tài: “Vai trị của gia đình đối với việc
xây dựng con ngƣời mới trong q trình hội nhập quốc tế ở Thành Phố
Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận văn cho mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài này, ở nước ta, trong những năm gần đây, đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận văn cao học, luận án tiến
sĩ. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu trong số đó có thể kể đến các cơng
trình sau:
Thứ nhất: Các bài viết, các cơng trình nghiên cứu về gia đình, vai trị
của gia đình.
“Gia đình việt Nam với chức năng xã hội hóa” của tác giả Lê Ngọc Văn
đề cập đến vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng xã hội hố
giáo dục cho các thành viên.
“Vai trị gia đình trong việc phát triển nhân cách con người Việt Nam”,

của Trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, do Giáo sư Lê Thi làm chủ
biên, nhà xuất bản phụ nữ phát hành năm 1997.
Qua các tác phẩm trên các tác giả cho rằng, những thành tựu to lớn của
cách mạng khoa học và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ XX đang
đưa lại những khả năng sáng tạo, trí thơng minh tuyệt vời cho con người và
hứa hẹn đem lại những tiến bộ vượt bậc cho cuộc sống của cá nhân, gia đình,
xã hội cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh những tiến bộ đó cũng kéo theo


4

hàng loạt những sai lầm, thiếu hụt, những hành động dã man, điên cuồng,
những tệ nạn xấu xa, nguy hiểm đang tồn tại trên khắp thế giới...cũng lại do
con người gây ra. Hậu quả đó đang làm cho hàng triệu gia đình tan tác chia
ly, cùng khổ. Các tác giả khẳng định, bàn về sự phát triển ổn định của xã hội,
không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trị của gia đình trong
việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhân cách con người.
Với tác phẩm“Vai trò của con người trong việc giáo dục thế hệ trẻ”
của tác giả Ngô Sĩ Liêm, Học viện giáo dục quốc gia, Hà Nội, năm 2000,
ông cũng xác định vai trị của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ, những
thực trạng, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trị của
gia đình đối với thế hệ trẻ.
“Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình” 1994 của Trung tâm nghiên
cứu về gia đình và phụ nữ - Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành đã
nghiên cứu những vấn đề lý luận về xã hội hóa con người, về chức năng xã
hội hóa của gia đình trong lịch sử và hiện đại. Phân tích vai trị của giáo dục
gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Trách nhiệm và những điều kiện, biện pháp, chính sách cần thiết nhằm giúp
gia đình làm trịn chức năng của nó.
- Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam (1990), của tập thể tác

giả Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, thuộc Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Trong cơng trình này, các tác giả đã
nghiên cứu về vai trị, vị trí của gia đình trong xã hội, nhưng mới chỉ đặt vấn
đề và gợi ý là chủ yếu.
Đáng kể có tác phẩm Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt
Nam (1991), của tập thể tác giả của Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa
học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với Khoa Xã hội học Trường Đại
học Gothenburg (Thuỵ Điển), Nxb Khoa học xã hội xuất bản. Trong công


5

trình này, các tác giả Việt Nam và Thuỵ Điển đã tiến hành khảo sát thực tiễn
ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Qua tác phẩm các tác giả đã nêu được
những đặc điểm gia đình Việt Nam trước những năm 1990.
Bàn về lối sống có: Lối sống gia đình ngày nay, của Mai Huy Bích
Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1987, Tác phẩm nêu rõ vai trò của cha mẹ trong việc
giáo dục tri thức và hướng nghiệp cho con cái; khẳng định vai trị quan trọng
giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ khi bước vào xã hội.
Đề cập đến gia đình khơng thể khơng có vai trị người phụ nữ. Lê
Minh với Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội. Nxb Lao động, Hà
Nội,1997. Tác phẩm Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, của Nhóm tác giả Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc
Văn, Nguyễn Linh Khiếu Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002. Gia đình
Việt Nam và vai trị của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay,
Luận án tiến sĩ Triết học, Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, của
Dương Thị Minh, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,
2003. Trong các cơng trình này, các tác giả đã nghiên cứu vai trò của người
phụ nữ Việt Nam trong việc tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống
đạo đức quý báu, tốt đẹp mà các thế hệ trước để lại, đồng thời phát triển

những phẩm chất tiên tiến phù hợp với các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từng bước góp phần tạo dựng hình
ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại
- Giáo sư Lê Thi với các tác phẩm “Gia đình Việt Nam ngày nay” nhà
xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1996. Cuộc sống và biến động của hơn
nhân, gia đình Việt Nam hiện nay (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006); Gia
đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới (Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2002); Nguyễn Văn Kiều với tác phẩm Gia đình và những vấn đề của
gia đình hiện đại (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983); Nguyễn Minh Hòa với tác


6

phẩm Hơn nhân và gia đình trong xã hội hiện đại, (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh, 2000) ; Trần Thị Kim Xuyến với tác phẩm Gia đình và những vấn đề
của gia đình hiện đại, (Nxb Thống kê, Hà Nội, 2002); Nguyễn Cảnh Khanh
với tác phẩm Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống, (Nxb
Lao động, Hà Nội, 2003), Nguyễn Thị Oanh với Gia đình Việt Nam thời mở
cửa, (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,1999); Đặng Phương Kiệt với Gia đình
Việt Nam, các giá trị truyền thống và những vấn đề tâm - bệnh lý xã hội,
(Nxb Lao động, Hà Nội, 2006); Nguyễn Thu Nguyệt với tác phẩm Vấn đề
hơn nhân – gia đình và trẻ em qua góc nhìn của báo chí, (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2007)); “Hơn nhân và gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh”(nhận diện và dự báo) của Nguyễn Minh Hịa - Nhà xuất bản thành
phố Hồ Chí Minh, 1998. “Hơn nhân và gia đình người Việt ở ngọai thành
thành phố Hồ Chí Minh”, Nguyễn Thành Rum, Nxb.Thành phố Hồ Chí
Minh 1996. Các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu những biến
đổi của gia đình Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ trước đổi mới
và thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới. Các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung
vào những thay đổi về kinh tế, chức năng, quy mô và cơ cấu gia đình trong

từng giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt trong xã hội hiện đại.
Nghiên cứu vai trị giáo dục trong gia đình có các tác phẩm, đề tài
nghiên cứu khoa học tiêu biểu là: - Vai trị của gia đình trong việc giáo dục
thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ
nghĩa xã hội khoa học của Nghiêm Sĩ Liêm, Học viện Chính trị-Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001. - Gia đình trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em
của nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã
hội khoa học của Phạm Thị Xuân, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2004. “Xây dựng gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đổi mới”, Luận văn tiến sĩ, Phạm Lê Quang, Trường Đại học khoa


7

học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh, 2009. “Vai trị của gia đình trong
việc giáo dục trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Đỗ
Thị Vân, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh,
2015. “Giáo dục gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” Luận văn thạc
sĩ, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP.
Hồ Chí Minh, 2015. Dưới những góc độ khác nhau, các đề tài nghiên cứu
nói trên đã đề cập đến nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn: đặc điểm,
chức năng của gia đình Việt Nam; vai trị của phụ nữ trong gia đình; vai trị
của giáo dục gia đình, đặc biệt giáo dục nhân cách đối với trẻ vị thành niên;
các đặc điểm, tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay. Đồng
thời, các đề tài cũng đưa ra được những phương hướng, giải pháp thiết thực
góp phần xây dựng gia đình Việt Nam, phát huy vai trị to lớn của gia đình
đối với sự phát triển con người, chủ thể của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất
nước trong giai đoạn mới. Nhìn chung, các cơng trình khoa học trên có liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài cả về phương
diện lý luận và thực tiễn.

Ngoài ra vấn đề gia đình và vai trị gia đình cịn được đề cập nhiều trên
các tạp chí như: “Gia đình Việt Nam trong sự đổi mới của đất nước” của Lê
Thi - Tạp chí thơng tin lý luận, số 8/1995; Vấn đề gia đình trong sự biến đổi
và phát triển của xã hội của Tương lai (Tạp chí Xã hội học số 3/1998); Trẻ
em lang thang đường phố nhìn từ góc độ gia đình (Báo Phụ nữ Việt Nam số
29/1994); Phạm Lê Quang, “Tác động của công cuộc đổi mới đến cấu trúc
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí Khoa học chính trị, số
3/2006; Nguyễn Thị Vân , Phát huy vai trị của gia đình trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Tạp chí Phát triển nhân lực số 1/2007);
Phạm Lê Quang, “Tác động của công cuộc đổi mới đến quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển


8

nhân lực, số 1 / 2009.; Phạm Lê Quang, “ Tác động của chính sách đổi mới
đến các chức năng gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”, Bản tin Nghiên cứu
khoa học & Phát triển, số 13 & 14 / 2009.
Các bài viết nói trên chủ yếu nghiên cứu những biến đổi của gia đình
Việt Nam và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và tập
trung vào những thay đổi về kinh tế, chức năng, quy mơ và cơ cấu gia đình,
sự biến đổi của các kiểu gia đình. Điều đó đã làm phong phú thêm bức tranh
đầy màu sắc về gia đình Việt Nam và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơng trình đó đã định hướng cho tác giả trong q trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn này.
Như vậy, vấn đề gia đình ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau. Tuy nhiên vấn đề vai trò của gia đình đối với việc xây dựng
con người mới trong quá trình hội nhập quốc tế ở Thành Phố Hồ Chí Minh
hiện nay thì chưa có cơng trình nào đề cập tới. Vì vậy các cơng trình trên sẽ

là nguồn tài liệu quý báu để tác giả luận văn có cơ sở khoa học phân tích
được sâu sắc và hiệu quả hơn về đề tài của mình.
Thứ hai: Các bài viết, các cơng trình nghiên cứu về hội nhập quốc tế và
xây dựng con người mới trong quá trình hội nhập quốc tế có:
Tác phẩm Về xây dựng nền văn hóa mới con người mới xã hội chủ
nghĩa, của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (sách được xuất bản năm 1977 và năm
1984), đã đề cập tới việc xây dựng con người là cần thiết, đồng thời nêu lên
tiêu chí con người mới, những giải pháp xây dựng con người mới, v.v…
Những cơng trình có liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về con người với tư cách là nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi
mới đất nước như: Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. GS.VS. Phạm Minh Hạc (chủ biên); Nghiên cứu con người,


9

giáo dục, phát triển và thế kỉ XXI. Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế, của
tập thể tác giả; Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, của GS.VS. Nguyễn Duy Quý;
Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc
xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam (Luận án Phó Tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Thế Kiệt);
PGS.TS. Nguyễn Thanh với bài: Mục tiêu con người trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, v.v…Các bài viết nhằm luận
giải việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới với tư cách là
mục tiêu, động lực nhằm đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
của cách mạng Việt Nam.
Ngồi các cơng trình trên còn phải kể đến rất nhiều các bài viết của các
tác giả như: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, đào tạo những người
thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa; Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và

chính sách xã hội, do PGS.PTS Lê Sĩ Thắng (chủ biên); Mấy vấn đề về trồng
người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, của PGS.PTS. Lê Sĩ Thắng; Về vấn đề
xây dựng con người mới. GS. Phạm Như Cương (chủ biên); Về phát triển
văn hóa và xây dựng con người thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, GS.
Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên); Hội nhập quốc tế cơ hội
và thách thức thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện tồn cầu hóa
hiện nay, Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 8 (159), tháng 8 –
2004; Quan điểm của Đảng về vai trò của gia đình đối với việc xây dựng con
người mới trong quá trình hội nhập quốc tế, Phạm Minh Thế, tạp chí cộng
sản tháng 6 - 2013; Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập quốc tế, Nguyễn Mạnh Cầm, Nhân dân điện tử, 6-7-2014; …
Có thể nói, với các cơng trình nghiên cứu khá phong phú và đa dạng
như trên cho thấy ở nước ta trong những năm gần đây các vấn đề về hội nhập


10

quốc tế và xây dựng con người mới trong trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện
nay đã được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
Tất cả các nghiên cứu ở trên đều là những tài liệu tham khảo quý báu
cho tác giả trong luận văn này.
Điều đáng lưu ý, vai trị của gia đình có sự biến đổi cùng với sự biến
đổi về kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác, mỗi địa phương
khác nhau, tuỳ vào những điều kiện, kinh tế xã hội hoàn cảnh và văn hố địa
lý khác nhau, mà vai trị gia đình có những u cầu khác nhau. Những cơng
trình của các tác giả như đã nêu trên đã có những phân tích sâu sắc vai trị
của gia đình với sự tác động của xã hội, nhưng suy đến cùng mọi quan hệ xã
hội- gia đình đều thơng qua con người và sự phát triển của mỗi con người
đều thông qua cơ chế gia đình xã hội.
Để làm rõ hơn vai trị của gia đình đối với con người, luận văn của tơi

tập trung phân tích “Vai trị của gia đình đối với việc xây dựng con ngƣời
mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay”
với mong muốn khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong quá trình
giáo dục đào tạo con người. Nói cách khác, trong luận văn tơi đề cập đến con
người dưới sự tác động của gia đình hiện đại.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở trình bày, phân tích những vấn đề lý luận về gia đình, về vai
trị của gia đình, về con người mới, về hội nhập quốc tế; Luận văn nhằm làm
sáng tỏ đặc điểm, thực trạng vai trò của gia đình đối với việc xây dựng con
người mới ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những phương hướng,
giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trị của gia đình đối với việc xây dựng
con người mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay.


11

3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về gia đình và vai trị của gia đình, về
con người mới và tiêu chuẩn của con người mới, về hội nhập quốc tế và nội
dung của hội nhập quốc tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam.
- Khảo sát, phân tích thực trạng vai trị của gia đình đối với việc giáo
dục xây dựng con người mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Thành Phố Hồ
chí Minh hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trị của gia đình đối với
việc giáo dục xây dựng con người mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở

Thành Phố Hồ chí Minh hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về gia đình và con
người mới, từ đó phân tích thực trạng vai trị của gia đình đối với việc xây
dựng con người mới trong quá trình hội nhập quốc tế ở Thành Phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1.Cơ sở lý luận
Dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh những quan
điểm của các nhà khoa học và những quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng cộng sản Việt Nam về gia đình, vai trị của gia đình, về con người mới,
về hội nhập quốc tế.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu trong luận văn này, tôi
sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Lơgic và lịch sử, phân tích


12

và tổng hợp, tổng hợp và khái quát hóa và khảo sát xã hội học. Đồng thời tơi
cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác như
phương pháp tiếp cận, đối chiếu so sánh… mỗi phương pháp phù hợp với
từng nội dung cụ thể của chương, tiết và tiểu tiết liên quan.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận.
Ở một mức độ nhất định đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về
gia đình, vai trị của gia đình đối với việc xây dựng con người mới trong quá
trình hội nhập quốc tế.
6.2. Về mặt thực tiễn:
Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu,

học tập, chuyên đề về gia đình, vai trị của gia đình về con người mới đối với
học sinh, sinh viên, cho học viên cao học và sinh viên chuyên ngành chủ
nghĩa xã hội khoa học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được trình bày trong 2 chương, 4 tiết.


13

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH
VÀ VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
CON NGƢỜI MỚI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ SỰ XUẤT HIỆN GIA ĐÌNH VÀ VAI TRỊ CỦA
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI XÃ HỘI.

1.1.1. Lịch sử xuất hiện gia đình.
Với tư cách một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình
là một trong những phạm trù xuất hiện sớm nhất trong lịch sử lồi người và
đã trải qua một q trình phát triển lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và
duy trì nịi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các
hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ
chức đời sống gia đình đã xuất hiện.
Dựa trên quan niệm duy vật về lịch sử, Ph.Ăngghen (1820 -1895) đã
phân tích một cách khoa học những giai đoạn phát triển lịch sử lồi người.
Đặc biệt, ơng đã trình bày lịch sử hình thành và phát triển của gia đình ở các
hình thái kinh tế - xã hội khác nhau và vạch rõ vai trị vị trí của nó trong đời
sống xã hội. Ph.Ăngghen đã xem xét, nghiên cứu sự phát triển gia đình trong
sự phát triển của sản xuất vật chất. Ông cho rằng, “… nhân tố quyết định

trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp.
Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu
sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất
ra những thứ đó; mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền
nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại
lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản
xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác


14

là do trình độ phát triển của gia đình” [10,tr.414]. Luận điểm trên của
Ph.Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản
xuất và sự phát triển của gia đình; trong đó, các quan hệ gia đình bị chi phối
bởi sự phát triển của sản xuất và ngược lại, các quan hệ gia đình có ảnh
hưởng đến các quan hệ xã hội. Tư tưởng trên của Ph.Ăngghen chính là sự
phản ánh, đúc kết thực tiễn của lịch sử phát triển gia đình.
Lịch sử gia đình bắt đầu từ khi con người cùng nhau săn bắt, hái lượm,
cùng nhau sinh sống trong các hang động, bởi vậy gia đình lúc này mang
tính sơ khai : đó là gia đình tập thể - quần hơn.Trong chế độ này, người ta
khơng thể xác định được chính xác ai là người cha đích thực của những đứa
con sinh ra. Cho nên, về mặt tự nhiên, người mẹ là tiêu chuẩn xác định quan
hệ với con cái. Nói cách khác, đặc trưng của quan hệ gia đình trong giai đoạn
này là chế độ mẫu quyền.
Đến giai đoạn giữa của xã hội cơng xã ngun thủy xuất hiện gia đình
Punaluan, nghĩa là bạn thân, đây là hình thức gia đình tiến bộ hơn so với gia
đình huyết tộc, trong đó quan hệ tính giao giữa anh em trai và chị em gái đã bị
hủy bỏ. Đặc trưng của gia đình Punaluan là một số nhất định chị em gái cùng
mẹ hoặc xa hơn đều là vợ chung của những người chồng chung (trừ anh em trai
của họ ra) và “Những người chồng đó khơng gọi nhau bằng anh em nữa, mà gọi

nhau là Punaluan, nghĩa là bạn thân, có thể nói là cùng hội”.[9, tr.67]
Đến cuối thời đại mông muội và chuyển sang thời đại dã man đã hình
thành những gia đình cặp đơi (gia đình đối ngẫu). Quan hệ hơn nhân trong
gia đình trong thời kỳ này thực hiện theo hình thức kết hơn từng cặp, trong
một thời gian dài hay ngắn và có thể bị cắt đứt dễ dàng do yêu cầu của bên
này hay bên kia.
Khi quyền chuyên chế của đàn ơng được xác lập xóa đi chế độ mẫu
quyền thì kiểu gia đình gia trưởng xuất hiện. Hình thức gia đình gia trưởng


15

đánh dấu bước chuyển từ chế độ hôn nhân cặp đôi sang chế độ một vợ một
chồng. Để đảm bảo sự thành thực của người vợ, do đó đảm bảo việc con cái
đích thực là do người cha đẻ ra, người vợ buộc phải phục tùng quyền lực
tuyệt đối của người chồng. Gia đình gia trưởng là gia đình bao gồm nhiều thế
hệ con cháu, cùng một người cha và tất cả vợ con của họ đều sống chung
trong cùng một nhà, cùng canh tác ruộng đất, ăn và mặc nhờ vào những dự
trữ chung phần sản phẩm thừa ra của họ.
Bước sang chế độ chiếm hữu nô lệ, trong xã hội bắt đầu xuất hiện hình
thức hơn nhân cá thể - một vợ, một chồng. Gia đình một vợ một chồng nảy
sinh ra từ những gia đình cặp đơi vào lúc giao thời giữa giai đoạn giữa và
giai đoạn cao của thời đại dã man. Đó là kết quả của sự phát triển của lực
lượng sản xuất, chế độ chiếm hữu tư nhân ra đời, sự phân hóa giai cấp trong
xã hội và sự hình thành Nhà nước. Cùng với sự phát triển của sản xuất, con
người dần thoát khỏi chế độ quần hôn.
Về mặt kinh tế, nền sản xuất xã hội đã có những thay đổi so với giai
đoạn trước đó, săn bắn trở thành hoạt động kinh tế chủ yếu. Và người đàn
ông, với những tố chất tự nhiên như có sức mạnh cơ bắp, nhanh nhẹn, dũng
cảm… đã tỏ ra thích hợp hơn trong việc đảm trách các cơng việc này. Điều

đó dẫn đến việc người đàn ơng đóng vai trị chủ đạo trong sản xuất và địa vị
của họ trong gia đình cũng ngày càng tăng lên. Đó là tiền đề kinh tế quan
trọng để quan hệ gia đình chuyển dần sang chế độ phụ quyền. “Hình thức gia
đình đầu tiên khơng dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những
điều kiện kinh tế - tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu
công cộng và tự phát [7,tr.103].
Về mặt lịch sử, các hình thức gia đình phát triển dần từ gia đình cùng
dịng máu trong chế độ quần hơn sang gia đình cặp đơi rồi đến gia đình gia
trưởng. Nét đặc trưng của gia đình gia trưởng chính là việc người đàn ơng


16

chính thức nắm giữ vai trị thống trị trong gia đình. Trong hình thức gia đình
đó, người đàn ơng giữ vai trị chủ đạo về kinh tế, họ có thể có nhiều vợ, con
cái mang họ cha. Khi luận giải bước chuyển từ gia đình cặp đơi sang gia đình
gia trưởng, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến sự tích luỹ của cải về phía người
đàn ơng và xem nó như một yếu tố cơ bản dẫn đến sự chuyển biến từ chế độ
mẫu quyền sang chế độ phụ quyền.
Trong xã hội phong kiến, kiểu gia đình gia trưởng đã trở thành khuôn
mẫu phù hợp nhất với nền sản xuất tự cấp tự túc.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, gia đình hạt nhân (gia đình một vợ một
chồng) trở thành kiểu gia đình phổ biến và chuẩn mực phù hợp với nền sản
xuất dựa trên máy móc, kỹ thuật theo phương thức sản xuất hàng loạt. Trong
gia đình hạt nhân, về cơ bản thì người vợ đảm đương những cơng việc trong
gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái; người chồng đảm nhiệm cơng việc
kiếm tiền ni sống gia đình, hoặc có thể là cả hai vợ chồng cùng đi làm,
song người vợ vẫn là người đảm nhận chính các cơng việc gia đình. Hơn
nhân và cuộc sống gia đình bền vững được hình thành trên cơ sở của tình
yêu và sự thoả thuận tự do thật sự giữa hai vợ chồng và được pháp luật bảo

vệ. “Hệ thống pháp luật của các nước văn minh hiện đại ngày càng thừa nhận
rằng: Một là, hơn nhân muốn có giá trị, phải là một giao kèo do hai bên tự
nguyện ký kết. Hai là, suốt trong thời gian kết hôn với nhau, cả hai bên đều
phải có những quyền lợi, những nghĩa vụ như nhau đối với nhau” [9, tr. 114].
Đây cũng là kiểu gia đình điển hình đã tồn tại suốt từ thời kỳ cách mạng
công nghiệp cho đến hiện nay.
Từ những nét sơ lược trên ta thấy, sản xuất vật chất ln là nền tảng
quy định sự hình thành các kiểu gia đình trong lịch sử. Nhưng sự tồn tại và
phát triển của gia đình khơng chỉ dựa trên nhân tố duy nhất là sản xuất vật
chất mà còn dựa trên cơ sở tình yêu. Tình yêu là cơ sở nền tảng của hôn nhân


17

và cuộc sống gia đình bền vững. Hơn nhân và cuộc sống gia đình bền vững
là cái nơi ni dưỡng và bảo đảm cho tình yêu tồn tại lâu dài và ngày càng
phát triển. Chính trên cơ sở tình u của hôn nhân tự nguyện và tiến bộ như
vậy mà đã làm thay đổi mối quan hệ trong gia đình: địa vị của người phụ nữ
đựơc coi trọng, bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng được thiết lập,
con cái được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, quan tâm chăm sóc nhiều hơn cả
về thể chất lẫn tinh thần, đó cũng chính là nền tảng là cơ sở để gia đình xây
dựng hình thành lên nhân cách con người mới phát triển tồn diện
Gia đình đã tồn tại trong lịch sử nhân loại hàng vạn năm, đã biến đổi qua
nhiều kiểu loại, qui mô,và cơ cấu rất khác nhau. Do vậy, khơng thể đưa ra một
khái niệm có thể bao hàm hết các kiểu loại gia đình trong lịch sử và hiện tại của
đời sống nhân loại. Chúng ta chỉ có thể dựa vào một kiểu loại gia đình có tính
phổ biến và mang đặc trưng cơ bản của nhóm xã hội đặc thù để đưa ra một
quan niệm về gia đình. “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do
hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật” [86].

Ở đây, tôi chỉ đưa ra những nét chung nhất về gia đình: gia đình là
một khái niệm chỉ một cộng đồng người có quan hệ mật thiết với nhau trong
sinh hoạt vật chất và tinh thần mang đặc thù dựa trên quan hệ hôn nhân và
huyết thống, các quan hệ pháp lý hoặc luật tục khác.
Quan hệ hôn nhân: là quan hệ giữa người đàn ông với người đàn bà
sau khi kết hôn được pháp luật công nhận. Quan hệ hôn nhân là quan hệ cơ
bản của gia đình tạo ra những quan hệ khác và làm nền tảng cho sự bền vững
của gia đình.
Quan hệ huyết thống: là quan hệ giữa cha mẹ và con cái và giữa các
anh-chị-em cùng cha mẹ sinh ra. Do sự tiếp nối giữa các thế hệ trong gia
đình, ngồi các quan hệ trên cịn có các quan hệ khác: Ông bà và con, cháu.


18

Quan hệ pháp lý và tình cảm: Mối qua hệ giữa các thành viên trong
gia đình về quyền lợi, nghĩa vụ, về của cải, tài sản và sự “ cấp dưỡng” những
nghĩa vụ tình cảm, những cấm đốn về tính giao giữa những người có cùng
huyết thống gần, hay giữa cha mẹ nuôi và con nuôi…mà pháp luật quy định.
Bên cạnh sự quy định của pháp luật, trong cuộc sống xã hội vẫn duy trì lối
sống, phương thức ứng xử tình nghĩa: vợ chồng, cha con, gia tộc. Trong cái
nghĩa ấy nổi lên là lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc người già, trẻ em, sự
hy sinh tự nguyện vì người thân và gia đình. Như vậy, gia đình là một cộng
đồng người mang tính huyết thống khác với cộng đồng làng xã mang tính địa
lý hành chính. Gia đình cũng khác với cộng đồng tộc người (mang đặc trưng
chung về nguồn gốc xuất hiện…). Nó cũng khác cộng đồng dân tộc hình
thành trên quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội. Hiểu theo cách chung gia đình là
một đơn vị xã hội gồm những người thân cùng chung sống với nhau dưới
một mái nhà, xây dựng thành một tổ ấm tinh thần và vật chất để phụng
dưỡng ông bà cha mẹ, sinh sản và nuôi dạy con cái, duy trì hệ thống gia tộc

và đóng góp những cơng dân tốt cho xã hội. Gia đình là một hình thái xã hội
đặc thù rất bền vững nhưng cũng luôn “ứng vạn biến” để thích hợp với
những thay đổi của xã hội. Gia đình đã biến đổi và sẽ biến đổi nhưng dù biến
đổi thế nào thì gia đình sẽ vẫn tồn tại trong cuộc sống nhân loại.
1.1.2. Vị trí và vai trị của gia đình đối với xã hội.
Xã hội được hình thành bởi nhiều gia đình, ở đó mỗi gia đình hạnh
phúc, hịa thuận thì cả cộng đồng xã hội tồn tại và vận động một cách êm
thấm. Mục đích chung của sự vận động biến đổi của xã hội trước hết vì lợi
ích của mỗi cơng dân, mỗi thành viên xã hội và mỗi gia đình.
Vì vậy vị trí của gia đình đối với xã hội trước hết gia đình được xem là
một tế bào của xã hội, là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thiết chế xã hội nhỏ
nhất. Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau như dân tộc,


19

giai cấp, giới và nhiều thiết chế lớn nhỏ như nhà nước, ngành, đoàn thể.
Nhưng cơ cấu thiết chế gia đình lại đa dạng và phong phú, trong quá trình
vận động vừa tuân thủ những quy luật và cơ chế chung của xã hội, vừa theo
những quy định và tổ chức riêng của mình.
Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội.
Nhiều thơng tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Xã hội
(nhà nước, cơ quan, bạn bè…) sẽ nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một
người khi biết rõ hồn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội dung quản lý
xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà còn thơng
qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người. Nghĩa vụ và quyền
lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành
viên trong gia đình. Qua đó, ý thức cơng dân của cá nhân được nâng cao và
sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có nội dung xác thực.
Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người trong

suốt cuộc đời. Trong gia đình, cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo
dục về tâm hồn, trẻ thơ có điều kiện được an tồn và khơn lớn, người già có
nơi nương tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh
thần. Ở đó hằng ngày diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ chồng, cha – con, anh – em, những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau
suốt cả cuộc đời. Chỉ khi nào được yên ấm trong gia đình và hữu ái trong xã
hội, cá nhân mới thực sự yên tâm lao động và làm việc sáng tạo.
Sự tác động của gia đình đối với xã hội còn thể hiện ở chỗ gia đình có
tính độc lập tương đối trong quan hệ với xã hội, vì gia đình và quan hệ gia
đình cịn bị chi phối bởi các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp
luật. Vì vậy, mặc dù xã hội có những thay đổi nhưng gia đình vẫn lưu giữ ,
duy trì bảo tồn nhiều yếu tố truyền thống trong quan hệ gia đình, trong đó có
cả những yếu tố tiến bộ tích cực và cũng có cả những yếu tố tiêu cực, lạc


20

hậu. Các thiết chế như chính trị, pháp luật, tơn giáo và triết học đều có thể
thay đổi theo những điều kiện kinh tế khách quan.
Gia đình cịn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy
những giá trị văn hóa dân tộc, những giá trị truyền thống của gia đình, dịng
họ được truyền thụ cho lớp trẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác như: kính trên
nhường dưới, kính u và chăm sóc của con cái đối với cha mẹ, lòng yêu
thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, tình cảm vợ chồng thủy
chung… đã góp phần khơng ít vào sự ổn định và phát triển xã hội.
Tuy nhiên, những yếu tố tiêu cực, lạc hậu của gia đình vẫn cịn tồn tại
dai dẳng trong các gia đình ngày nay (như tư tưởng trọng nam, khinh nữ, tư
tưởng gia trưởng của người đàn ông, các thủ tục rườm rà tốn kém trong cưới
xin, ma chay, đặc biệt là bạo lực gia đình… ) đã gây cản trở khơng ít đối với
sự tiến bộ của gia đình và xã hội.
Vai trị của gia đình đối với sự phát triển của xã hội được thể hiện thơng

qua các chức năng của gia đình. Như chức năng tái sản xuất ra con người;
Chức năng làm kinh tế, lao động sản xuất; Chức năng tổ chức đời sống gia
đình ; Chức năng giáo dục của gia đình; Chức năng thoả mãn các nhu cầu
tâm - sinh lý cho các thành viên của mình.
Trong các chức năng của gia đình, thì chức năng tái sản xuất ra con
người và chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là những chức năng đặc
thù của gia đình.
Chức năng tái sản xuất ra con người là chức năng đặc thù của gia đình
vì: Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng là tái sản xuất ra
của cải vật chất và tái sản xuất ra bản thân con người. Việc tái sản xuất ra thế
hệ tương lai, một mặt đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội, mặt khác đáp ứng
và thỏa mãn nhu cầu của chính các thành viên gia đình, đảm bảo niềm vui và
hạnh phúc của đôi vợ chồng. “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định


×