Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Sự nghiệp văn học của quách tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA QUÁCH TẤN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA QUÁCH TẤN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VÕ VĂN NHƠN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn trích dẫn.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Thùy Dương


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Võ Văn Nhơn,
người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn.
Tơi xin gởi lời tri ân đến các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Văn học đã trang
bị cho tôi nhiều kiến thức mới và những trải nghiệm bổ ích trong hai năm học tập
tại mái trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Cảm ơn gia đình nhà văn Quách Tấn, đặc biệt nhà văn Quách Giao đã cung
cấp tư liệu trong thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo điều kiện, giúp đỡ tơi
thực hiện luận văn.
Kính bút
Nguyễn Thị Thùy Dương



1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 18
4. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 19
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 20
CHƯƠNG MỘT :QUÁCH TẤN - CUỘC ĐỜI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC ....... 21

1.1. Đôi nét về cuộc đời Quách Tấn ....................................................................... 21
1.1.1. Người con xứ Nẫu .................................................................................... 21
1.1.2. Dấu ấn trên con đường văn chương.......................................................... 24
1.2. Hành trình sáng tác .......................................................................................... 29
1.2.1. Giai đoạn 1930 – 1945 ............................................................................. 30
1.2.2. Giai đoạn 1954 – 1975 ............................................................................. 31
1.2.3. Giai đoạn sau 1975 ................................................................................... 34
1.3. Quan niệm nghệ thuật ..................................................................................... 36
1.3.1. Quan niệm về hoạt động sáng tác ............................................................. 36
1.3.2. Quan niệm về tính thẩm mĩ của văn chương ............................................ 39
Tiểu kết .............................................................................................................. 41
CHƯƠNG HAI : QUÁCH TẤN VỚI SÁNG TÁC THƠ, THI THOẠI, DỊCH THƠ

................................................................................................................................... 42
2.1. Sáng tác thơ .................................................................................................... 42
2.1.1. Hành trình thơ và những nguồn thi hứng chính ....................................... 42
2.1.1.1. Giai đoạn 1930 – 1945 ...................................................................... 42
2.1.1.2. Giai đoạn 1954 – 1975 ...................................................................... 45
2.1.1.3. Giai đoạn sau 1975 ............................................................................ 50
2.1.2. Tiếng nói trữ tình trong thơ Qch Tấn .................................................. 51
2.1.2.1. Tình yêu thiên nhiên .......................................................................... 52



2

2.1.2.2. Tình yêu quê hương đất nước .......................................................... 54
2.1.2.3. Tâm sự của nhà thơ ........................................................................... 55
2.1.3. Vài nét về nghệ thuật ................................................................................ 59
2.1.3.1. Ngôn ngữ thơ..................................................................................... 59
2.1.3.2. Giọng điệu ......................................................................................... 63
2.2. Thi thoại ............................................................................................................ 65
2.2.1. Bàn về thơ ................................................................................................. 66
2.2.1.1. Bàn về tiêu chuẩn và giá trị của thơ ................................................ 66
2.2.1.2. Bàn về nghệ thuật trong thơ .............................................................. 68
2.2.2. Khảo cứu sáng tác thơ Đường luật .......................................................... 69
2.2.2.1. Bàn về sáng tác của các nhà thơ nữ .................................................. 69
2.2.2.2. Khảo cứu thơ Đường luật Việt Nam ................................................. 72
2.2.3. Vài nét về nghệ thuật ................................................................................ 75
2.3. Dịch thơ ............................................................................................................. 77
2.3.1. Lữ Đường thi của Thái Thuận .............................................................. 77
2.3.2. Tố Như thi của Nguyễn Du .................................................................. 80
2.3 3. Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh ................................................... 82
Tiểu kết .............................................................................................................. 86
CHƯƠNG BA: QUÁCH TẤN VỚI KÝ ĐỊA PHƯƠNG, HỒI KÝ, PHỎNG
DỊCH VĂN XUÔI ................................................................................................... 88
3.1. Ký địa phương .................................................................................................. 88
3.1.1. Ký địa phương nhìn từ cảm hứng nghệ thuật ........................................... 88
3.1.1.1. Cảm hứng văn hóa - lịch sử .............................................................. 88
3.1.1.2. Cảm hứng thiên nhiên ....................................................................... 97
3.1.2. Đôi nét về nghệ thuật .............................................................................. 103
3.1.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ...................................................................103
3.1.2.2. Sử dụng thơ trong văn xuôi.............................................................106

3.2. Hồi ký .............................................................................................................. 110
3.2.1. Thế giới hồi ức một đời người ................................................................ 110


3

3.2.2. Thầy và bạn - những năm tháng đã qua ................................................. 114
3.2.2.1. Hai người Thầy ............................................................................. 114
3.2.2.2. Những người bạn .......................................................................... 118
3.2.3. Vài nét về nghệ thuật .............................................................................. 124
3.3. Phỏng dịch....................................................................................................... 127
3.3.1. Quách Tấn và hoạt động phỏng dịch ...................................................... 127
3.3.2. Tác phẩm Trăng ma lầu Việt ................................................................. 128
3.3.3. Tác phẩm Nghìn lẻ một đêm ................................................................. 131
3.3.3.1 Khảo sát bản phỏng dịch Chuyện Hồng tử Cơ- Đạ-Đa và cơng
chúa Đề - ly-Gia- Ba...............................................................................................131
3.3.3.2 Vài nét về nghệ thuật.....................................................................138
Tiểu kết ......................................................................................................... 141
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 142
CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ CÔNG BỐ........ 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 147
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157
Phụ lục 1: Một số hình ảnh tư liệu về tác phẩm của Quách Tấn................................. 157
Phụ lục 2: Thống kê tác phẩm xuất bản và chưa xuất bản của Quách Tấn ........... 159
Phụ lục 3: Một số tác phẩm thơ Đường luật trong thi thoại Quách Tấn ................ 160
Phụ lục 4: Một số trích dẫn thơ và ca dao địa phương trong văn xuôi Quách Tấn.169
Phụ lục 5: Một số hình ảnh tại ngơi nhà 12 Bến Chợ - Nha Trang của nhà văn
Quách Tấn ............................................................................................................... 174
Phụ lục 6: Những tác phẩm đã xuất bản và tái bản của nhà văn quách tấn ........... 175



4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Nxb

:

Nhà xuất bản

2. HN

:

Hà Nội

3. KHXH

:

Khoa học Xã hội

4. ĐHQG

:

Đại học Quốc gia

5. tr.


:

Trang

6. GD

:

Giáo dục

7. SG

:

Sài Gòn


5

MỞ ĐẦU
1. Lí do, mục đích chọn đề tài
Văn học Việt Nam thế kỷ XX bắt đầu với sự chuyển biến mang tính đột phá từ
những năm đầu thế kỉ và vận động phát triển không ngừng với những thành tựu
trong suốt những năm dài sau đó tạo nên diện mạo cho nền văn học dân tộc. Tính
phong phú của văn học dân tộc được hình thành từ nền văn học của nhiều vùng đất,
sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trong cả nước. Chính những hoạt động ấy đã tạo
nên một bức tranh hoàn chỉnh của nền văn học dân tộc. Tuy nhiên, trong một giai
đoạn với nhiều biến động của lịch sử và vì những lí do khác nhau, khơng ít tên tuổi
ở những vùng văn học tưởng chừng đã phủ bụi thời gian, vấn đề trong nghiên cứu

sáng tác cịn để ngõ. Trong số ấy có nhà thơ, nhà văn Quách Tấn gương mặt tiêu
biểu của văn chương miền Trung, một trong tên tuổi lớn trong mấy chục năm đầu
thế kỉ XX.
Trưởng thành trên một vùng văn học đặc biệt, Quách Tấn và những người cầm
bút cùng thời được sống trong truyền thống lịch sử bi tráng, với nền văn hóa phong
phú có từ lâu đời. Nơi đây sản sinh và qui tụ những tên tuổi lớn trong lịch sử văn
học dân tộc: Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Phạm
Hổ... Giữa những gương mặt của văn chương Việt Nam tiền chiến, người đọc biết
đến Quách Tấn với tư cách nhà thơ Đường luật cuối cùng khép lại hành trình thơ
cũ, người dịch thơ Đường luật đầy tâm huyết với văn chương, nhà biên khảo nặng
lòng với quê hương xứ sở. Người nghệ sĩ tài hoa ấy sở hữu một sự nghiệp lớn với
nhiều tác phẩm thơ văn, thi thoại, dịch thuật có giá trị, có sức lan tỏa và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến nhiều nhà văn sau ơng. Đó là điều mà khơng phải người cầm bút nào
cũng có thể làm được. Hiện nay, đã có hàng chục bài viết của các nhà nghiên cứu về
thơ Quách Tấn, tuy nhiên chưa có một nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu văn xi
Qch Tấn và tồn bộ sự nghiệp của ông trong hành trình sống và viết hơn 60 năm
qua.
Tìm hiểu sự nghiệp Quách Tấn không chỉ dừng lại ở việc góp phần nghiên cứu,
đánh giá về một chân dung văn học, mà cịn giúp tơi thấu hiểu, u q, tự hào về


6

vùng đất Bình Định mà mình gắn bó. Mặt khác, việc nghiên cứu văn học địa phương
còn đáp ứng yêu cầu giảng dạy của cá nhân tôi tại trường phổ thơng.
Vì những lí do trên, tơi quyết định lựa chọn đề tài Sự nghiệp văn học của
Quách Tấn để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quách Tấn là gương mặt đặc biệt của văn học hiện đại Việt Nam, với hành
trình sống và viết gần 70 năm, ơng đã để lại một di sản văn học phong phú ở nhiều

thể loại từ thơ ca, văn xuôi đến dịch thuật và nghiên cứu văn học. Nhiều thế hệ các
nhà phê bình, nghiên cứu chú ý đến Quách Tấn với tư cách một nhà thơ, là một nhà
biên khảo, dịch thuật và nghiên cứu thơ Đường luật. Trong phần lịch sử vấn đề,
chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu về Quách Tấn theo các
hướng sau: Những cơng trình nghiên cứu về thơ Qch Tấn; những cơng trình
nghiên cứu về văn xi Qch Tấn; những cơng trình liên quan đến hoạt động dịch
thuật và nghiên cứu thơ Đường của Qch Tấn.
2.1. Những cơng trình nghiên cứu thơ Quách Tấn
Quách Tấn chính thức bước chân lên thi đàn vào năm 1932 nhờ sự dìu dắt
của Tản Đà và Phan Bội Châu. Những tác phẩm thơ của ông được in trên các báo
An Nam tạp chí (Hà Nội), Phụ nữ tân văn (Sài Gịn), Tiếng Dân (Huế).
2.1.1. Những cơng trình trước 1975
Khi tập thơ đầu tay của Quách Tấn ra đời - tập Một tấm lòng (1939), thi sĩ Tản
Đà trong lời tựa đã nhận xét như sau về người và thơ Quách Tấn: “Ông Quách Tấn
hiện làm phán sự ở Tịa Sứ Nha Trang. Ơng có gởi ảnh cho tôi xem, thời người mới
trạc ba mươi tuổi. Vậy như ông, kể là người trong tân học, mà thơ ông phần nhiều
làm theo thể Đường luật, nhất là những thơ tả cảnh có nhiều vẻ hùng hậu, u uẩn,
nhã chí, tinh cơng” và “thơ ơng Qch Tấn rất là có cơng phu. Nếu khơng nhận kỹ
chỗ dụng cơng thời không thấy bổn sắc của tác giả” (Quách Giao (sưu tầm), 1994,
tr.20). Tản Đà ngày ấy đã nhận định về khả năng sáng tác trong tương lai của Quách
Tấn “như cái thi tài ơng Qch Tấn, mà lại có cơng với thơ, thời sau tập Một tấm
lịng đây, ơng hẳn cịn cho chúng ta xem nhiều tập thơ có giá trị khác” (Quách Giao


7

(sưu tầm), 1994, tr. 22). Cũng trong năm 1939, Hàn Mặc Tử đã không tiếc lời ngợi
ca tài làm thơ của thi sĩ họ Quách: “Trí ta dại khờ, mắt ta không ánh sáng không
đọc nổi những tờ thơ của tập Một tấm lòng mà ta đang cầm trên tay. Chao ôi! Cứ
mỗi tập thơ là mỗi tờ trăng, thơm mát, dịu dàng, cơ hồ có từng bản nhạc reo lên ở

mỗi trang giấy… Nhưng hồn giai nhân không hiện lên với hàng chữ, mà khí vị
thanh tao của văn chương ửng lên một màu sắc phương phi, đơm ra một hồn thơ
hùng hậu” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr. 23) và “Những hàng chữ sang sáng
rung rinh như bức tranh linh động khiến hồn ta đắm mê tưởng chừng đây là Hàn
Sơn Tự hay Hồng Hạc Lâu… nhưng khơng đâu, đây là Hồ Đà Lạt, bãi Quy Nhơn,
Chùa Cây Mai, đồng Lập Trận, là núi Nhạn, là Sông Côn…, là ánh linh tú khí của
nước non Việt Nam hun đúc lại, tạo thành những kỳ quan thắng tích” (Quách Giao
(sưu tầm), 1994, tr.23). Hàn Mặc Tử ví tài trí cùng cuộc đời Quách Tấn như Đỗ Phủ
- nhà thơ lớn đời Đường: “cũng như Đỗ Phủ đời Đường, thi nhân của ta đây là
người trong vòng danh lợi. Thế mà trí vẫn ung dung siêu thốt ra ngồi lề phú q,
lịng ln ln mơ ước cảnh giang hồ mây nước bốn phương. Cho nên mỗi lần thấy
chim bạch nhạn vỗ cánh tung trời mà bay là thi nhân háo hức, bồn chồn, muốn vất
bỏ cả vinh hoa phú quý để làm người lãng tử. Nhưng cánh hồng chưa tiện gió, mà
“muốn hưởng tự do trong bốn bể” thi nhân tạm đành “mộng hồn thả lỏng lúc đêm
thanh” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.25).
Trong bài Một tấm lòng in trên báo Vì Chúa số 147, J.M. Thích khơng chỉ giới
thiệu những câu thơ hay trong tập thơ mà còn khẳng định sức nặng của thơ: “Lời
nói có dư âm… thống thiết… bình dị mà tinh xảo… phảng phất câu thơ của Lý
Bạch… thơ có khí phách”… (Qch Giao (sưu tầm), 1994, tr.28). Giữa lúc phong
trào Thơ Mới đang lên, Quách Tấn đã chọn cho mình một lối đi riêng trên thi đàn,
chính điều này về sau đã xác lập vị trí của ơng trong thi giới Việt Nam hiện đại. Khi
bàn về vị thế của Quách Tấn trên thi đàn đương thời, Chế Lan Viên cho rằng: “Ai
ngờ rằng cái thế kỷ hai mươi nhộn nhịp với những thi sĩ dâm loạn, điên cuồng, gian
trá, độc ác của nó, lại cịn giữ ngun vẹn, đâu đây, cả một bầu khơng khí Tống,
Đường” (Qch Giao (sưu tầm), 1994, tr.39) và “Ơng nguyện ngày kia sẽ trả lại


8

hồn tồn cho thơ cũ, cái hồn tồn của nó – âm điệu nhịp nhàng uyển chuyển đổi

thay mà làng thơ Việt Nam đã bao lâu đánh mất. Mười năm, hai mươi năm, hay cần
đến, cả một đời, điều ấy là một điều chẳng đáng kể với ông” (Quách Giao (sưu
tầm), 1994, tr.41). Trong bài viết Nhà thơ Đường cuối cùng: Quách Tấn viết năm
1941, theo Chế Lan Viên điểm nổi bật trong thơ Quách Tấn là ở “tính cách vương
giả, sự điều hòa… Ấy là sức hiểu những ma lực của chữ, nhờ ở sự hiểu sâu cái gì là
cái hồn thơ” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.46).
Nhận định về tập thơ tiêu biểu của Quách Tấn, tập Mùa cổ điển, Yến Lan viết
“Có những bài thơ hay, hay theo ý thích của đám người, cũng có thơ hay, hay khiến
được người theo ý thích mình, nhưng Mùa cổ điển hay ra ngoài hai lối trên, hay vậy
mà lại thêm làm cho người ta sững sờ” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.59). Với bài
Đêm thu nghe tiếng quạ kêu Bích Khê cho rằng Quách Tấn đã xác lập vị trí của ơng
trên thi đàn “Chỉ một bài Đêm thu nghe quạ kêu, chừng ấy thôi cũng đủ cho ta thấy
thi sĩ đã vượt lên trên những thi sĩ có tiếng như: Bà Huyện Thanh Quan, Yên Đỗ,
Chu Mạnh Trinh”… (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.58).
Năm 1941, bàn về hồn thơ Quách Tấn, Hoài Thanh và Hoài Chân cho rằng
Quách Tấn đã Việt hóa thơ Đường, làm cho thơ Đường gần gũi, có khả năng rung
cảm người đọc: “Đêm đã khuya, tơi ngồi một mình xem thơ Qch Tấn… Tơi lắng
lịng tơi để đón một sứ giả đời Đường, đời Tống. Đời Đường có lẽ đúng hơn (…)
Quách Tấn đã tìm được những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm thía.
Người đã thốt hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là mơn sở trường của nhiều người trong
làng thơ cũ” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.26).
Năm 1942, bài Thơ và Châu ngọc của Nam Xuyên đã không chỉ so sánh vẻ đẹp
thơ Quách Tấn với châu ngọc mà cịn ngợi ca thơ ơng “thơ là cái tinh anh trong cõi
thanh tao” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.57).
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại – Quyển ba – xuất bản năm 1943 đã
có những đánh giá về ưu điểm lẫn hạn chế trong thơ Quách Tấn. Ông cho rằng
Quách Tấn “Ông là nhà thơ rất sở trường về thơ Đường. Tất cả thơ trong tập Một
tấm lòng và Mùa cổ điển của ông đều là thơ tứ tuyệt và bát cú” và “Thơ Quách Tấn



9

gọt giũa, cầu kỳ…Thơ Qch Tấn điêu luyện thì có điêu luyện nhưng thành thật thì
khơng” (Vũ Ngọc Phan, 1994, tr. 665 – 671).
Bước sang giai đoạn từ năm 1945 đến 1954, nhiệm vụ lớn nhất của cả dân tộc là
chống thực dân Pháp nên cơng việc phê bình nghiên cứu thơ Quách Tấn gián đoạn.
Từ năm 1954 đến 1975 trên các cơng trình nghiên cứu, đã có nhiều bài viết giới
thiệu, phê bình về thơ của Quách Tấn. Tên tuổi của Quách Tấn được nhắc đến trong
nhiều bộ văn học sử ở miền Bắc như: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Xây
dựng; Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Văn hóa; Lịch sử văn học Việt Nam,
tập 5, Nxb GD, 1961; Văn học Việt Nam Nxb GD, HN.
Hai nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong chuyên khảo Thơ
ca Việt Nam: hình thức và thể loại đã nhận xét về thơ Đường luật của Quách Tấn
như sau: “Hãy nói những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Quách Tấn trong
Mùa cổ điển dù có bị gị bó vào khn khổ đối thanh, đối ý, bằng trắc phân minh,
vẫn thoát được, để tạo được sự đổi mới trong cấu trúc lời văn” ( Bùi Văn Nguyên
& Hà Minh Đức, 1971, tr.25). Trên tuần báo Mùa lúa mới, số 48 ra ngày 12/5/1957
Việt Tủy bình bài Cảm thu của Quách Tấn, cho rằng về nội dung bài thơ: “bài thơ
là tâm sự của người trí thức sống mỏi mịn, tuyệt vọng trong thời kỳ thực dân phong
kiến, hoài bão một tấm lòng thiết tha độc lập tự do” (Quách Giao (sưu tầm), 1994,
tr.80).
Năm 1959, Phạm Công Thiện trong bài Hướng đi của nhà thơ trứ danh Quách
Tấn đã nhận định “Tôi tin mạnh rằng Quách Tấn là con ong của Montaigne và
người ta sẽ đem lại nền thi ca ta những màu sắc mới, lạ nữa. Đôi lúc, tôi nghĩ vẩn
vơ rằng rồi đây sẽ có một trường thơ rực rỡ ở Việt Nam: Trường thơ hàm súc. Và
người tiên khu của nó nhất định là Quách Tấn” (Quách Giao (sưu tầm), 1994,
tr.104). Mười một năm sau, trong bài “Trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam với
Quách Tấn”, Phạm Công Thiện đã định vị trí của tác giả cho rằng trên thi đàn văn
học Việt Nam: “Tản Đà chấm dứt thế kỷ 19 và Quách Tấn là thi hào vĩ đại nhất ở
thế kỷ 20. Cho mãi đến năm 1970 này, tôi chưa thấy ai đủ sức mạnh tâm linh đứng

ngang hàng Quách Tấn” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.105), ông đã gọi Quách


10

Tấn là "người duy can đảm lì lợm sống chết với những gì cịn lại với q hương,
“một thiên tài can đảm đã chịu đựng một mình, ni dưỡng một mình tất cả di sản
tâm linh cao cả nhất của quê hương” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.107).
Cũng trong năm 1970, học giả Tam Ích đã nhận xét về thơ Quách Tấn như sau:
“Tấn không theo thời trang, thời thượng. Tấn vẫn làm thơ Đường, Tấn cứ làm thơ
Đường! kẻ từ chối theo thời thượng, là kẻ lui lại sau biên giới của “chiều thứ tư”,
khó có mặt. Ấy thế mà, Tấn lạ lắm: cứng đầu, cứng cổ nhất định không chịu thua
thế lực khủng khiếp của thời trang trong thời gian trong lịch sử mà vẫn cứ có mặt,
có lẽ chỉ một mình Tấn” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.111).
Chu Thảo trong bài viết Đọc Đọng bóng chiều và Mộng Ngân Sơn đã chỉ rõ âm
hưởng Đường thi trong thơ Quách Tấn cùng nét mới mẻ trong ý thức của thơ. Chu
Thảo khẳng định Quách Tấn “Thi sĩ là một nhiếp ảnh gia ngoại hạng” ở nghệ thuật
tả cảnh, “xảo thuật ghép ảnh” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.140).
Lam Giang – một nhà thơ Bình Định sống cùng thời Quách Tấn đã nhận xét về
thơ Đường luật Quách Tấn trong bài Hồn thơ nước Việt in trên Sống mới, Nxb SG,
năm 1970 như sau: “Giữa lúc Thơ Mới ngang nhiên cổ vũ đánh đổ lối thơ có đối
đáp vơ duyên, vô vị, phi tự nhiên, bất hợp lý, thôi thì đủ mọi thứ danh từ mỉa mai,
hằn học mà trí con người có thể tìm ra. Giữa cái cảnh náo loạn phi thường ấy,
Quách Tấn đã ung dung làm thơ Đường luật mà vẫn được xếp vào hàng thi sĩ hữu
danh của phong trào Thơ Mới… Những bài thơ làm theo thơ Đường luật của Quách
Tấn đều có cảm hứng chân thành và tế nhị. Hình thức trang nghiêm cổ kính của
Đường luật được tn thủ triệt để. Có những người vẫn thích Đường luật nhưng
hưởng ứng với phong trào Thơ Mới. Ít nhất họ cũng có đơi ba bài làm theo thể điệu
mới. Riêng Quách Tấn, tuyệt đối thờ ơ không cần biết Thơ Mới tám chữ là cái quái
vật gì” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.151).

Trên Tạp chí Văn số đặc biệt, nhiều tác giả thể hiện thái độ yêu mến khi nhìn
nhận thơ Quách Tấn. Nguyễn Đồng trong bài “Các thể thơ Quách Tấn hay dùng
ngoài thơ Đường luật” đã chỉ ra sự vi diệu, tài hoa của Quách Tấn trong việc vận
dụng các thể thơ: thơ bốn chữ, thơ lục bát, lục bát biến thể và thơ song thất lục bát.


11

Năm 1973, Nguyễn Hiến Lê với bài Thi sĩ Quách Tấn, hai tập thơ và một chứng
bệnh giới thiệu hai tập thơ Giọt trăng và Tố Như Thi của Quách Tấn, hai tập sách
với số lượng hạn chế được in ấn công phu “tập nào cũng hay, cũng đẹp” (Quách
Giao (sưu tầm), 1994, tr.162).
Tác giả Nguyễn Thái trong bài “Quách Tấn và thơ chữ Hán” đã trích ý kiến của
cụ Lương Bá Tiên – một nhà Hán học uyên thâm bàn về thơ Quách tiên sinh như
sau: “Quách Tấn đã khéo léo lấy hồn của Đường khí vị của Tống và vừa theo thuyết
thần vận của Vương Sĩ Trinh, vừa theo thuyết tính linh của Viên Tử đời Thanh, để
tạo cho thơ mình một phong vị, một sắc thái riêng biệt” (Quách Giao (sưu tầm),
1994, tr.116) và “Quách Tấn là người ngộ pháp trong thơ Đường luật” (Quách
Giao (sưu tầm), 1994, tr.227).
Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng trong tác phẩm Việt Nam thi nhân tiền
chiến khi đánh giá về thơ Quách Tấn đã cho rằng thơ Quách Tấn là một sự kết hợp
độc đáo “buộc chặt cái cựu vào cái tân” và “là sự hịa đồng của hình thức và nội
dung trong thi ca” (Nguyễn Tấn Long & Nguyễn Hữu Trọng, tr.543)
2.1.2. Những cơng trình sau 1975
Từ năm 1975, đất nước thống nhất, phê bình nghiên cứu văn học phát triển
trong xu thế nhìn nhận, đánh giá đúng mực các hiện tượng văn học. Nhờ đó những
đóng góp của Quách Tấn đối với nền văn học dân tộc được nhiều nhà phê bình quan
tâm và cho ý kiến xác đáng.
Cuốn Từ điển văn học tập 2, năm 1984, Từ điển Văn học (bộ mới) – 2004 đã ghi
nhận những đóng góp ở thể thơ Đường luật của Quách Tấn, bộ Từ điển văn học giới

thiệu tổng quan về sự nghiệp văn chương của Quách Tấn bao gồm thơ Đường luật,
thơ dịch chữ Hán và những cơng trình biên khảo của ông.
Bài viết Quách Tấn trong hồi ký của Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định Quách Tấn
là người giỏi dùng điển trong thơ Đường luật: “về thơ có sức sáng tác dồi dào về
điển tích, ở Việt Nam có lẽ khơng ai bằng. Ơng là nhà thơ siêng năng nhất, sáng tác
mạnh nhất” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.280). Tác giả Nguyễn Hoa Lư với bài
Một giờ với cụ Quách Tấn đăng trên báo Khánh Hòa chủ nhật- năm 1990, đã ghi


12

chép cuộc trao đổi của tác giả với Quách Tấn về quan điểm, triết lý sống của nhà
thơ (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.297). Trong bài Chiều đông thăm nhà thơ
Quách Tấn đăng trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam, tác giả Lê Đức Dương
kể lại những kỉ niệm trong một lần đến thăm Quách Tấn (Quách Giao (sưu tầm),
1994, tr.305).
Năm 1991, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh đăng bài “Thử định vị Quách
Tấn trong thi giới cận hiện đại” của Trần Phong Giao (Trần Phong Giao, 1991, tr
296); báo Tuổi trẻ chủ nhật đăng bài “Quách Tấn nữa thế kỷ sau mùa cổ điển”, Thế
Vũ chia sẻ những tâm sự của Quách tiên sinh với thế hệ hôm nay (Quách Giao (sưu
tầm), 1994, tr.324).
Năm 1992, cũng là năm mất của nhà thơ Quách Tấn, nhiều tác giả có bài viết lại
những kỉ niệm với nhà thơ Quách Tấn đồng thời bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối
với nhà thơ: Nguyễn Xuân Nam với bài Đến Nha Trang thăm nhà thơ Quách Tấn
trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam; Hồ Sĩ Hiệp có bài Tuổi 85 - Quách Tấn
đăng trên báo Văn nghệ; Khuê Việt Trường với bài Cuối năm gặp thi sĩ Quách Tấn;
Thế Vũ viết bài Nhà thơ Quách Tấn không cịn nữa đăng trên báo Thanh Niên; Võ
Hồng có bài Nhớ anh Quách Tấn; nhà thơ Tế Hanh với Riêng nhớ tình xưa ghé bến
thăm đăng trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam, Túc Như đăng bài Hầu
hương vắng bóng trên tạp chí Nha Trang, Triệu Phong viết điếu văn Vĩnh biệt thi sĩ

Quách Tấn.
Năm 1996, tác giả Lê Trung Kiệt đã nghiên cứu tập thơ Mùa cổ điển của Quách
Tấn trong luận văn Mùa cổ điển- tác phẩm khép lại một thời thơ, trong cơng trình
này tác giả làm sáng tỏ yếu tố cổ điển trong thơ Quách Tấn.
Năm 2002, các tác giả Lê Triều Phương, Phan Hồng Châu, Quách Tùng Phong
cho ra đời tác phẩm Hương thơ Qch Tấn, đây là cơng trình nghiên cứu tồn bộ
những sáng tác thơ của Quách Tấn một cách hệ thống do những người thân yêu mến
ông thực hiện trong nhiều năm.
Năm 2006, con trai ông, nhà thơ Quách Giao, tuyển chọn và giới thiệu trong
cuốn Tuyển tập thơ Quách Tấn, Nxb Hội nhà văn ấn hành. Tuyển tập thơ Quách


13

Tấn là cơng trình tập hợp đầy đủ nhất về thơ của nhà thơ từ trước đến nay.
Năm 2007, Trần Thị Phong Hương, Thích Phước An, Trúc Như, Quách Tùng
Phong, Lê Triều Phương đã có nhiều bài viết về thơ văn Quách Tấn in trong cuốn
Quách Tấn thiên nhiên quê hương ( Nxb Hội nhà văn).
Năm 2002, Trần Đình Sử trong bài Chút duyên với thơ Quách Tấn đã nhận xét
về hành trình thơ của Quách Tấn như sau: “Quách Tấn là một nhà thơ đi ngược lại
phong trào Thơ Mới, ông vững tâm làm thơ cũ giữa lúc những lời cơng kích chế
giễu thơ cũ đang rộ lên như ông. Và ông đã thắng” (Trần Đình Sử, 2002). Đến năm
1941 khi Chế Lan Viên để tựa tập Mùa cổ điển của nhà thơ cũ Quách Tấn, thì cuộc
tranh cãi Thơ Mới – Thơ cũ khép lại. Trong Thi nhân Việt Nam, Quách Tấn ngồi
chung với các nhà thơ Mới và Hoài Thanh đã viết những lời rất nâng niu. Hoài
Thanh đã bắt đúng hồn thơ Quách Tấn, đồng điệu với ơng trong quan niệm thơ là
cái đẹp, ví thơ với vườn hoa giàu hương sắc của thiên nhiên” và “Thơ Quách Tấn
thuộc dòng thơ Đường luật Việt Nam chảy suốt từ thơ Nôm cổ điển đến thơ quốc
ngữ hiện đại. Hơn 600 năm Việt hóa thơ Đường luật Việt Nam ngày càng tinh tế
điêu luyện với những tên tuổi như Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn

Khuyến, Tú Xương… đến Quách Tấn thơ Đường luật trở nên thâm trầm, hàm súc
và càng đi sâu vào nghệ thuật của thể loại, mỗi từ, mỗi ý tưởng đều hàm nghĩa. Mỗi
bài là một cảnh ý độc lập. Thơ ông thiên về ý tưởng và ám thị nhiều hơn là miêu tả
và giải bày. Từ Một tấm lòng, Mùa cổ điển đến Đọng bóng chiều, Mộng Ngân Sơn,
Giọt trăng… thơ ơng càng ngắn lại, cô đúc lại với thể loại thất tuyệt, ngũ tuyệt…
(Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.107).
Năm 2005, Nguyễn Cơng Thanh Dung trên Tạp chí Khoa học Xã hội, vùng
Nam Bộ, số 8 viết bài Vài ảnh hưởng của thơ Đường đối với thơ lãng mạn Việt
Nam trong bài tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng của thơ Đường đến thơ của các
nhà thơ Việt Nam như Xuân Diệu, Huy Cận, Thâm Tâm, Quách Tấn. Trong năm
2011, Nguyễn Cơng Thanh Dung đã có ba bài viết: Thơ Qch Tấn in trên tạp chí
Nha Trang, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa, số 191; Những thành tựu nghiên
cứu phê bình về Qch Tấn từ trước đến nay, Tạp chí Khoa học Văn hóa và Du


14

lịch, số 2; Quách Tấn với những cách tân về ngơn ngữ và nhịp điệu thơ, Tạp chí
Đại học Sài Gịn số chun đề Bình luận văn học 2011; Qch Tấn với việc sử dụng
thể thơ và đổi mới cấu trúc câu thơ, Tạp chí Nha Trang, Hội văn học Nghệ thuật
Khánh Hòa, số 200.
Năm 2012, Lê Hồng Phong thực hiện luận văn Đặc trưng nghệ thuật thơ tứ
tuyệt của Quách Tấn. Năm 2014, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt tiếp tục khai thác thơ
Quách Tấn trong đề tài luận văn thạc sỹ Đặc điểm thơ Quách Tấn.
Năm 2017, Nguyễn Công Thanh Dung ấn hành cuốn Xác lập mã nghệ thuật thơ
Đường luật của Qch Tấn, đây là cơng trình nghiên cứu sâu nhất về thơ Quách
Tấn trên bình diện nghệ thuật từ trước đến nay.
Như vậy có thể thấy từ sau 1975, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã đi
sâu tìm hiểu, khẳng định những đóng góp của Qch Tấn về nội dung và nghệ thuật
đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

2.2. Những bài nghiên cứu chung về Quách Tấn
Năm 1966 Thi Vũ khi đọc Mộng Ngân Sơn của Quách Tấn đã cho rằng: “Ôi
Quách Tấn, Quách Tấn! Với tập Mộng Ngân Sơn này…Anh đã tìm ra hịa bình, khi
chúng tơi cịn lận đận với chiến tranh. Như xưa kia, khi chúng tơi cịn chạy theo
bướm thơ, anh đã nằm yên trong đài Đẹp” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.107).
Năm 1970, Châu Hải Kỳ trong bài Đôi nét về nhà thơ, nhà văn Quách Tấn đã
nhận xét về tập hồi ký của Quách Tấn như sau: "Nếu Nước non Bình Định gây cho
tơi sự hứng thú, kích thích nơi tơi nỗi phấn khởi mạnh mẽ, dồn dập, nếu xứ Trầm
hương đem đến cho tôi nhiều thi vị, gợi ở tôi những lời văn tự nhiên duyên dáng,
khi dịu dàng tình tứ, khi ấm áp thân mật, khi vui tươi dí dỏm, khi đằm thắm cởi
mở… Nhất là phần Đời văn chương với những giai thoại, những trường hợp sáng
tác rất nên thơ kỳ thú…” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.42). Trong bài viết này
tác giả cũng đã tổng thuật sơ lược về sự nghiệp sáng tác và cuộc đời của nhà thơ
Quách Tấn.
Năm 1970, Võ Hồng có bài viết Quách Tấn trong vòng thân mật giới thiệu tập
thơ Một tấm lòng, tập thơ đầu tay cùng những kỉ niệm về nhà thơ Quách Tấn. Ông


15

nhận xét về con người Quách Tấn như sau: “Đối với chỗ anh em thân tình thì ơng
Qch Tấn là người vui vẻ, ưa giễu cợt, thỉnh thoảng nói tiếu lâm. Nhưng bản chất
của ông vốn nghiêm túc” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.212) và “ơng sống bình dị
thanh đạm không hút thuốc lá, không uống rượu, không nghiện trà, cà phê, không
đánh bạc” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.213).
Trên tạp chí Văn in ngày 26 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Xung có bài Qch
Tấn và tơi, tác giả nhận xét “Hai cái quí nhất ở nơi anh là chữ Thành và chữ Tín;
khi đã chấp nhận là bằng chữ Hữu, anh tin tưởng và yêu thương hết mình, không
giới hạn, không chấp nê” (Nguyễn Văn Xung, 1970, tr.25). “Qch Tấn là người
khó tính. Nhưng anh khơng chỉ khó tính với kẻ khác, anh cũng rất khó tính với chính

anh, càng khó tính với nghệ thuật… Phải trơng thấy tác giả đắn đo trau chuốt từng
chữ, từng câu, từng chữ. Phải thấu nhận tất cả sự say mê, cần mẫn của anh trong
khi sáng tác mới hiểu được thái độ nghiêm cẩn của anh đối với nghệ thuật”
(Nguyễn Văn Xung, 1970, tr.30).
Trong năm 1970, Châu Hải Kỳ đã thực hiện bài phỏng vấn Nói chuyện thơ với
Quách Tấn, cuộc nói chuyện ghi lại những chia sẻ của nhà thơ Quách Tấn xung
quanh việc làm thơ.
Trên tạp chí Nhà văn, số 2, năm 1998, Hồng Kim Dung có bài Gặp nhà thơ
Quách Tấn năm ấy thể hiện những ấn tượng đẹp trước đời thơ và nhân cách Quách
Tấn.
Năm 2007, Tạp chí Xưa và Nay số 298 có bài Qch Tấn thân thế và sự nghiệp,
Quách Tấn một đời thơ do nhà văn Quách Giao – con trai Quách Tấn viết giới thiệu
khái quát về cuộc đời và toàn bộ sự nghiệp văn chương của ơng. Trong tạp chí này
số 298 tháng 12 năm 2007, Giang Nam cũng có bài viết ghi lại những kỉ niệm với
Quách Tấn.
Năm 2007, Nguyễn Q. Thắng có bài Quách Tấn nhà thơ Đường thi giàu thi tính
in trên tạp chí Xưa và Nay số 298, tác giả khẳng định Quách Tấn không chỉ là một
nhà thơ cổ điển Việt Nam mà còn là một văn sĩ viết văn xi có bút lực dồi dào.
Hồi Anh trên tạp chí Xưa và Nay số 41 viết bài Quách Tấn chiếc lá cuối cùng


16

của mùa thơ cổ điển đã điểm qua những nét cơ bản nhất trong sự nghiệp của một
“triết nhân Phương Đơng”.
Năm 2011, Nguyễn Tồn Thắng với bài Hàn Mặc Tử, Qch Tấn, Bích Khê
trong khơng gian văn hóa Đường thi chỉ ra điểm tương đồng trong quan niệm về
việc làm thơ giữa Hàn Mặc Tử và Quách Tấn, đồng thời tác giả khẳng định sự ảnh
hưởng của tư tưởng lí luận Trung Quốc trong quan niệm về thơ ca của Qch Tấn.
2.3. Những cơng trình nghiên cứu về văn xi của Quách Tấn

Mùa hè năm 1970, tác giả Thi Vũ trong bài Quách Tấn, quê hương và thơ đã
nhận xét về hai cuốn Nước non Bình Định và Xứ Trầm hương của Quách Tấn như
sau: "Khi tôi đọc Nước non Bình Định và Xứ Trầm hương của Qch Tấn, tơi cảm
giác như mình đang đọc Lê Q Đơn, Phan Huy Chú...Một Lê Quý Đôn đã được
gạn lọc từ nền bác học Trung Quốc. Nước non Bình Định và Xứ Trầm hương của
Quách Tấn đã thọc sâu vào mối nguồn văn hóa Việt...Dưới ngịi bút của Qch Tấn
tất cả đều mang chủ đích nung nấu và thể hiện cái gì q giá nhất, chân chất nhất để
tồn tại và không mất gốc: nền suy tư tộc Việt" và giá trị của hai cuốn Nước non Bình Định
và Xứ Trầm hương rất lớn và độc chuyên. Chúng là tài liệu căn bản cho các nhà
nghiên cứu về sử học, địa dư học, dân tộc học, nhân chủng học, xã hội học, tư
tưởng học...". (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.193). Tác giả Hoàng Trúc Ly với bài
Đọc Nước non Bình Định của thi sĩ Quách Tấn đã bày tỏ cảm xúc của mình về
những trang biên khảo của Quách Tấn và nhận xét về văn phong của Quách Tấn
tiên sinh như sau: “ Nói tóm lại tập Nước non Bình Định rất hấp dẫn. Đó là nhờ
Bình Định đẹp mà cũng nhờ ngịi bút của tác giả khi thì cổ kính, khi thì trang nhã,
khi thì lưu lốt, khi lại dí dỏm, mỉa mai, chua xót” (Quách Giao (sưu tầm), 1994,
tr.194).
Theo Nguyễn Hiến Lê trong bài Cảm tưởng khi đọc Nước non Bình Định in trên
báo Sài Gòn ra ngày 1 tháng 4 năm 1968 có đoạn: "trong mươi năm nay, Nước non
Bình Định là cuốn địa phương chí có giá trị nhất" (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.
200).
Năm 1993, trong bài Tấm lòng đã trải cùng nước non in trên báo Khánh Hòa


17

Xuân Quý Dậu có viết: “Giá trị của Xứ Trầm hương có lẽ khơng phải ở những tài
liệu về dân số, về độ cao của núi non, chiều dài của sông suối... với xứ Trầm hương
con người nghiên cứu của Quách Tấn dường như đã chọn cho mình một cách tiếp
cận từ góc độ văn hóa dân gian.Ơng tìm về những gì có thể chúng ta đã lãng qn,

mất mát, những dấu tích, những vang bóng một thời” (Qch Giao (sưu tầm), 1994,
tr.200).
Có thể thấy, trên địa hạt văn xi những cơng trình nghiên cứu về QchTấn
chưa nhiều, nhắc đến mảng văn xuôi người đọc dường như chỉ chú ý đến hai cuốn
biên khảo địa phương chí mà quên rằng Qch Tấn cịn có một di sản văn xi
phong phú gồm thi thoại, hồi ký, tác phẩm phỏng dịch với nhiều tiềm năng cần
được nghiên cứu.
2.4. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động dịch thuật của Quách Tấn
Trong cuộc đời sáng tác của Quách Tấn có một điểm khá thú vị là những
cơng trình dịch thơ song song với hoạt động sáng tác thơ Đường. Qch Tấn có ba
cơng trình dịch thuật lớn: Lữ Đường di cảo của Thái Thuận, Tố Như thi của Nguyễn
Du và Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh bên cạnh hàng trăm bản dịch Việt cổ thi.
Trong bài viết Tố Như thi của Nguyễn Du- bản dịch của Quách Tấn in trên báo Tin
Điển ngày 25 tháng 11 năm 1973, hai tác giả Đinh Huy Hoàng và Hồng Châu đã
cho rằng ý nghĩa lớn nhất trong hoạt động dịch thuật của Quách Tấn như sau: “Giá
trị văn chương của các tác phẩm Hán văn rất cao và cần được dịch ra thơ Nôm cho
hậu thế thưởng thức và tìm hiểu. Người đủ tài thi ca, đủ kiến thức Hán văn để làm
công việc đó khơng ai hơn thi sĩ Qch Tấn, tác giả Mùa cổ điển, rất có tên tuổi
trong thi đàn” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.206).
Năm 1970 Trần Thúc Lâm trên tạp chí Văn số đặc biệt đã có bài 12 trang đánh
giá về thơ chữ Hán của Quách Tấn như sau: “Dịch thơ Quách Tấn chú trọng ý hơn
nghĩa”. (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.219) và "Từ trước đến giờ, phần đông thi
nhân, học giả thi nhau dịch thơ Trung Quốc, nhất là thơ Đường, chứ không mấy ai
nghĩ đến thơ Việt. Muốn bảo tồn di sản tinh thần của tiền nhân, Quách Tấn đã sưu
tập một số di cảo của các danh sĩ lịch triều như Nguyễn Trãi, Thái Thuận, Nguyễn


18

Du, Đào Tấn…Chẳng những dịch ra thơ mà còn dịch nghĩa và chú thích những

điểm rất khó, những từ ngữ không được phổ thông” (Quách Giao (sưu tầm), 1994,
tr.219) và “Trên con đường phiên dịch họ Quách đi một cách im lặng nhưng vững
vàng” (Quách Giao (sưu tầm), 1994, tr.226).
Ngày 25 tháng năm 1967, trong thư gửi Quách Tấn sau khi đọc Lữ Đường thi
bản dịch, Thi Vũ đã nhận xét Quách Tấn dịch thơ tài hoa, thoát ý mà vẫn giữ được
tinh thần của người xưa: “Anh không dịch. Anh làm thơ. Và mỗi thi nhân chỉ có một
khoảng đời để làm thơ. Thơ anh có một khoảng dài hơn năm thế kỷ, dường như
Thái Thuận ngồi ngâm thơ mình bằng tiếng lời hơm nay” (Qch Giao (sưu tầm),
1994, tr.226).
Như vậy, có thể thấy dịch thuật là một mảng lớn trong sự nghiệp văn học của
Quách Tấn nhưng cho đến nay vẫn chưa nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề
này.
Từ lịch sử các cơng trình nghiên cứu về Qch Tấn chúng tơi nhận thấy: các
nhà phê bình, nghiên cứu văn học chủ yếu tập trung khai thác thành tựu thơ ca của
Quách Tấn, địa hạt văn xuôi cịn bỏ ngõ và cho đến nay chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu tồn bộ sự nghiệp văn học của ơng. Vì vậy, chúng tơi mong muốn được
thực hiện đề tài Sự nghiệp văn học của Quách Tấn trên cơ sở kế thừa thành tựu của
những người đi trước nhằm phát hiện, khẳng định những đóng góp ở nhiều hoạt
động văn học của Quách Tấn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tìm hiểu tồn bộ sự nghiêp văn học của Quách Tấn bao
gồm các sáng tác: thơ, thi thoại, bản dịch thơ, địa phương chí, hồi ký và tác phẩm
văn xuôi phỏng dịch.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi của luận văn chúng tôi dừng lại ở việc
nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của Quách Tấn với những sáng tác độc lập, tiêu biểu
đã xuất bản, những tác phẩm nhà thơ viết cùng với tác giả khác được dùng như tài
liệu tham khảo.


19


4. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tập trung tìm hiểu sự nghiệp của Quách Tấn với những tác phẩm
tiêu biểu để có một cái nhìn bao qt về quá trình sáng tác của tác giả ở nhiều thể
loại trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó, phát hiện những đặc điểm
nổi bật trong văn chương Quách Tấn.
- Luận văn khảo sát tương đối hệ thống, toàn diện những tác phẩm của Quách
Tấn ở nhiều thể loại làm cơ sở cho việc định hình phong cách nghệ thuật của Quách
Tấn.
- Trong xu hướng tìm về với cội nguồn và bảo lưu di sản văn học dân tộc, luận
văn góp phần làm sáng rõ một chân dung văn học của vùng đất Bình Định và văn
học Việt Nam thế kỉ XX.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Sử dụng phương pháp này, người viết tìm hiểu
dấu ấn thời đại, môi trường sáng tác, những yếu tố tạo nên nguồn cảm hứng sáng
tác cho tác giả để làm căn cứ đánh giá vấn đề.
- Phương pháp hệ thống: Luận văn không chỉ nghiên cứu sự nghiệp Quách Tấn
một cách hệ thống với nhiều thể loại nhằm góp phần hình thành diện mạo của một
chân dung văn học, mà còn đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các tác
giả đương thời khác. Phương pháp này sẽ giúp người viết phân tích, tổng hợp và
khái quát vấn đề dễ dàng hơn và khoa học hơn. Hiện đã có một số cơng trình nghiên
cứu về văn chương Qch Tấn nhưng chưa có cơng trình nào tìm hiểu một cách hệ
thống về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Trong q trình thực hiện đề tài, chúng
tơi đã đến nhà Quách Tấn tại Nha Trang sưu tầm tác phẩm và tư liệu liên quan đến
tác giả. Trên cơ sở những tư liệu có được, chúng tơi đưa ra những nhận định về
hành trình và đặc điểm sáng tác của Quách Tấn.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản: Nhằm khai thác những giá trị nội dung và
nghệ thuật trong tác phẩm Quách Tấn, chúng tôi tiến hành khảo sát văn bản ở nhiều
thể loại: thơ, thi thoại, địa phương chí, hồi ký, tác phẩm phỏng dịch.



20

- Phương pháp so sánh: Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ đồng đại
và lịch đại để vấn đề được đánh giá khách quan và tìm ra nét riêng biệt, độc đáo của
tác giả. Trong một số phương diện, chúng tôi dùng phương pháp này so sánh tác
phẩm của Quách Tấn với sáng tác của các tác giả cùng thời, từ đó xác định đặc
điểm văn chương Quách Tấn.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Vấn đề chính của luận văn là tìm hiểu sự
nghiệp văn học một tác giả, vì vậy việc vận dụng thao tác phân tích và tổng hợp là
cần thiết, để tìm hiểu các giai đoạn sáng tác, đặc điểm nội dung nghệ thuật từng thể
loại, từ đó đưa ra những nhận định khái quát về tác giả.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn Sự nghiệp văn học của Quách Tấn gồm 174 trang. Trong đó, phần nội
dung (145 trang), cơng trình khoa học liên quan đến luận văn đã công bố (1 trang),
phụ lục (18 trang) và tài liệu tham khảo ( 10 trang). Phần nội dung, ngoài phần mở
đầu (20 trang) nói tổng quan về tình hình nghiên cứu, phần kết luận (4 trang), 3
chương chính gồm:
Chương một (20 trang): Tìm hiểu những nét cơ bản trong cuộc đời và hành
trình sáng tác của Quách Tấn. Xác định quan niệm nghệ thuật chi phối toàn bộ sáng
tác của Quách Tấn.
Chương hai (45 trang): Tìm hiểu sáng tác thơ, dịch thơ, thi thoại và đặc điểm
nghệ thuật từng thể loại nhằm thấy được những nét độc đáo trong sáng tác của nhà
thơ Quách Tấn.
Chương ba (53 trang): Nghiên cứu sáng tác của Quách Tấn ở ba mảng sáng tác:
địa phương chí, hồi ký và phỏng dịch văn xuôi. Trong chương ba chúng tôi tập
trung vào đặc điểm nội dung nghệ thuật của hai thể loại: địa phương chí và hồi ký.



×