Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Sự nghiệp văn học của võ quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐOÀN THỊ BẢO TRÂN

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA VÕ QUẢNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐOÀN THỊ BẢO TRÂN

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA VÕ QUẢNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. HUỲNH NHƢ PHƢƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng chấm luận văn Thạc



Xác nhận của Giảng viên hƣớng dẫn

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
. L ch s nghiên c u đề tài ............................................................................................ 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên c u .............................................................................. 5
4. Phƣơng pháp nghiên c u: ........................................................................................... 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:.................................................................. 6
6. C u tr c của uận văn ................................................................................................. 6

CHƢƠNG 1 VÕ QUẢNG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI ........................................................................................................8
1.1. Bối cảnh văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại ....................................................... 8
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ................................................................................ 8
1.1.2. Văn học thiếu nhi Việt Nam trƣớc Cách mạng Tháng Tám ................................ 8
1.1.3. Văn học thiếu nhi Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay ....................... 10
1.1.3.1. Giai đoạn từ 1945-1975 ................................................................................... 10
1.1.3.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay ............................................................................... 13
1. . Hành trình văn học của Võ Quảng........................................................................ 15
1.2.1.Những nhân tố ảnh hƣởng .................................................................................. 15
1.2.1.1.Gia đình, quê hƣơng và thời đại ....................................................................... 15
1.2.1.2. Con ngƣời ........................................................................................................ 16

1.2.2. Quan niệm văn học ............................................................................................ 19
1.2.2.1. Quan niệm về đối tƣợng và chức năng giáo dục của văn học ......................... 20
1.2.2.2. Quan niệm về các thể loại văn học .................................................................. 22
1.2.2.3. Quan niệm về thiên chức của nhà văn ............................................................. 23
1.2.3. Sáng tác của Võ Quảng ...................................................................................... 24
1.2.3.1. Hai tác phẩm nằm ngoài khu vực viết cho thiếu nhi ....................................... 24
1.2.3.2. Thơ ................................................................................................................... 25
1.2.3.3. Truyện .............................................................................................................. 26
1.2.3.4. Kịch bản hoạt hình ........................................................................................... 27
1.2.3.5. Tác phẩm dịch.................................................................................................. 27
1.2.3.6. Tiểu luận phê bình ........................................................................................... 27
1.2.4. Vị trí của Võ Quảng trong văn học thiếu nhi Việt Nam ..................................... 29
Tiểu kết ......................................................................................................................... 31


CHƢƠNG
QUÊ HƢƠNG VÀ TUỔI THƠ TRONG SÁNG TÁC VÕ
QUẢNG ....................................................................................................................32
.1. Quê hƣơng và tuổi thơ trong sáng tác thơ ............................................................ 32
2.1.1. Quê hƣơng qua bức tranh thiên nhiên cây cỏ .................................................... 33
2.1.2. Tuổi thơ hồn nhiên rộng mở cùng vạn vật ......................................................... 38
. . Quê hƣơng và tuổi thơ trong Cái Thăng và Chỗ cây đa làng .............................. 52
2.2.1. Quê hƣơng trong chiến tranh và trong cuộc sống đời thƣờng ........................... 53
2.2.2. Tuổi thơ trong chiến tranh và trong sinh hoạt.................................................... 55
2.3. Quê hƣơng và tuổi thơ trong truyện đồng thoại .................................................. 58
2.3.1. Quê hƣơng qua bức tranh hiện thực cuộc sống.................................................. 59
2.3.2.Tuổi thơ ngộ nghĩnh và sống động ..................................................................... 60
.4. Quê hƣơng và tuổi thơ trong Quê nội và Tảng sáng ............................................ 62
2.4.1. Quê hƣơng trong Tảng sáng và Quê nội ............................................................ 63
2.4.1.1. Bức tranh thiên nhiên tƣơi đẹp ....................................................................... 63

2.4.1.2. Bức tranh sinh hoạt và lao động giàu truyền thống văn hóa .......................... 67
2.4.1.3. Bức tranh về cuộc đổi đời sau Cách mạng ...................................................... 70
2.4.2. Tuổi thơ trong Quê nội và Tảng sáng ................................................................ 72
2.4.2.1. Tuổi thơ hồn nhiên ........................................................................................... 73
2.4.2.2. Tuổi thơ gắn bó với quê hƣơng ....................................................................... 75
2.4.2.3. Tuổi thơ đẹp đẽ gắn kết trong tình bạn ............................................................ 77
2.4.2.4. Tuổi thơ trƣởng thành trong khơng khí Cách mạng. ....................................... 80

CHƢƠNG 3 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÕ QUẢNG ..............................83
3.1. Khái uận về phong cách nghệ thuật ..................................................................... 83
3. . Sự thống nh t về đề tài và phong cách.................................................................. 84
3.3. Phong cách thơ Võ Quảng...................................................................................... 87
3.3.1. Ngôn ngữ thơ ..................................................................................................... 87
3.3.1.1. Giàu hình ảnh ................................................................................................... 87
3.3.1.2. Vận dụng tài hoa các thủ pháp nghệ thuật ....................................................... 91
3.3.2. Nhạc điệu ........................................................................................................... 94
3.3.2.1. Sự linh hoạt trong vận dụng thể thơ ................................................................ 94
3.3.2.2. Sáng tạo trong gieo vần và ngắt nhịp............................................................... 99
3.3.3. Giọng điệu........................................................................................................ 101
3.3.3.1. Giọng điệu hồn nhiên, vui tƣơi đậm chất trẻ thơ ........................................... 102
3.3.3.2. Giọng vui đùa, hài hƣớc ................................................................................ 106
3.3.3.3. Giọng điệu giàu chất tự sự ............................................................................. 107


3.4. Phong cách văn xuôi Võ Quảng ........................................................................... 110
3.4.1. Ngôn ngữ ......................................................................................................... 111
3.4.1.1. Ngôn ngữ sống động, giản dị ......................................................................... 111
3.4.1.2. Ngơn ngữ giàu chất thơ ................................................................................. 113
3.4.2. Điểm nhìn trần thuật từ những nhân vật xƣng “tôi” ........................................ 118
3.4.3. Cốt truyện ........................................................................................................ 121

3.4.3.1. Cốt truyện phiêu lƣu đan xen yếu tố kì ảo ..................................................... 121
3.4.3.2.Cốt truyện có sự ảnh hƣởng văn học dân gian................................................ 124
3.4.4. Xây dựng nhân vật điển hình ........................................................................... 126
3.4.4.1. Nhân vật trẻ em .............................................................................................. 126
3.4.4.2. Nhân vật ngƣời lớn ........................................................................................ 129
3.4.4.3. Nhân vật loài vật ............................................................................................ 130
Tiểu kết ....................................................................................................................... 131

KẾT LUẬN ............................................................................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................136
PHỤ LỤC ...............................................................................................................142


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của tôi mang tên: “Sự nghiệp văn học của Võ Quảng”.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, chƣa từng cơng bố ở
một cơng trình khoa học khác.
Nếu không trung thực, tôi xin chịu trách nhiệm hồn tồn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Đoàn Thị Bảo Trân


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy Huỳnh Như Phương, người thầy
đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Tôi đã được học rất nhiều điều từ Thầy. Xin
được chân thành cảm ơn những lời động viên, nhắc nhở và sự tận tình hướng dẫn
của Thầy trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô của Khoa Văn học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM đã gieo vào lịng tơi
tình u với Văn học, đã tận tâm truyền dạy những kiến thức quý báu cho tôi từ
những những ngày là sinh viên đến khi trở thành học viên cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô trong Hội đồng Khoa
học đã dành thời gian quý báu để đọc và nhận xét luận văn của tôi.
Tôi xin cảm ơn những người thân của tơi, đã giúp đỡ, động viên để tơi có thể
hồn khóa học của mình.
Tơi xin dành lời cảm ơn Thầy Cơ, bạn bè cùng khóa đã đồng hành và chia sẻ
cùng tôi niềm vui được học hành trong suốt hai năm của khóa học.
Tơi xin cảm ơn tập thể nhân viên Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn TP.HCM và Thư viện Tổng hợp TP.HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tơi có thể tiếp cận được nguồn tài liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Đoàn Thị Bảo Trân


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong số những nhà văn có nhiều sáng tác cho thiếu nhi, sự nghiệp văn học
với hơn nửa thế kỉ cầm bút đã tạo cho Võ Quảng một vị trí thật đặc biệt. Võ Quảng
đến với văn chƣơng khi tuổi đời có thể nói là khơng cịn trẻ nữa. Và cho dù văn
chƣơng với ông là một ngã rẽ khá muộn, Võ Quảng đã đến và ở lại luôn. Gần nhƣ
trong suốt đời văn của mình, ơng đã miệt mài và chăm chỉ sáng tác cho thiếu nhi.
Võ Quảng đã để lại cho nền văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu
nhi nói riêng một gia tài giàu có với rất nhiều những sáng tác ở nhiều thể

loại từ thơ, truyện ngắn, truyện dài, cho đến kịch bản phim và lý luận – phê
bình. Sáng tác của ơng khơng chỉ đƣợc các bạn nhỏ rất u thích và đón đợi
mà cịn là niềm lôi cuốn với nhiều bạn đọc lớn tuổi. Những trang văn ấy
khơng chỉ giàu có về giá trị văn học mà cịn là những cơng trình sƣ phạm
thực thụ, những cơng trình sƣ phạm mang đậm phong cách Võ Quảng với
lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu tính triết lý và tình u thƣơng con trẻ. Có
thể nói, ơng đã dành những trang viết cho trẻ em với tất cả niềm say mê và
sự hứng thú. Những câu chuyện ln chứa đựng trong đó một tình cảm u
thƣơng thật lớn lao và đầy trách nhiệm.
Phần lớn những sáng tác của Võ Quảng là những trang viết cho thiếu
nhi, vậy nên trong nhận định của nhiều nhà nghiên cứu Võ Quảng là ngƣời đã
dành cả đời văn của mình cho thiếu nhi, là nhà văn có vị trí đặc biệt trong tiến trình
phát triển của văn học thiếu nhi nƣớc nhà. Trong bối cảnh văn học thiếu nhi đang
cần sự quan tâm rộng rãi nhƣ hiện nay, tác phẩm văn chƣơng và sự nghiệp văn học
của Võ Quảng rõ ràng đã gợi mở về những vấn đề cần đƣợc nghiên cứu.
2. L ch s nghiên c u đề tài
Võ Quảng bắt đầu sáng tác cho thiếu nhi từ năm 1957, trang văn của
Võ Quảng đã để lại cho nhiều thế hệ trẻ thơ biết bao hành trang tinh thần
quý giá. Sự nghiệp văn học của ông không chỉ trải dài suốt nửa thế kỉ mà
còn trải rộng trên nhiều thể loại, từ văn xi, thơ, đến lý luận phê bình và


2

kịch bản phim hoạt hình. Với nền văn học thiếu nhi non trẻ sau Cách mạng
tháng Tám, nhà văn Võ Quảng là một trong những nhà văn của thế hệ đầu
tiên với Nguyễn Huy Tƣởng, Tơ Hồi, Phạm Hổ,…Vì thế mà đến nay đã có
nhiều cơng trình, bài nghiên cứu, tìm hiểu về tác phẩm của ơng.
1. Trong số những cơng trình nghiên cứu về Võ Quảng, nhiều hơn hết
vẫn là những bài nghiên c u. Những bài viết đánh giá và khảo sát về đóng

góp của Võ Quảng đã có mặt từ rất sớm, trong đó phải kể đến những bài viết
của hai nhà nghiên cứu có điều kiện tiếp xúc gần gũi với Võ Quảng, đó là
Phong Lê và Vân Thanh. Năm 1982, Vân Thanh, trong những bƣớc đầu tiên tìm
hiểu về văn học thiếu nhi đã nhận thấy vai trò khai mở của nhà văn Võ Quảng đối
với bộ phận văn học này trong một số bài viết. Năm 1984, Phong Lê đã đóng góp
những khảo sát ban đầu về Võ Quảng trong bài viết “Võ Quảng và bộ truyện
về một vùng quê, một thế hệ trẻ thơ”.
Rất nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành đã phác thảo đƣợc
chân dung về con ngƣời và sự nghiệp văn học của Võ Quảng. Tiêu biểu là những
bài viết nhƣ: “Võ Quảng–nhà văn của thiếu nhi”, “Xuân này, tôi lại viết về ông”;
“Nhà văn Võ Quảng”; “Nhớ và nghĩ về nhà thơ Võ Quảng”,... Qua những bài viết
này, bạn đọc đã có thêm những thơng tin về con ngƣời và về đóng góp của Võ
Quảng. Đó là “ngƣời ln giữ đƣợc cho mình sự trung thành với một tƣ chất sống:
lành hiền và tử tế” (Phong Lê, 1983, tr.108) trong cách nhìn của nhà nghiên cứu
Phong Lê. Với Vân Thanh, Võ Quảng “là một trong những ngƣời đầu tiên đặt nền
móng cho lý luận văn học thiếu nhi Việt Nam” (Vân Thanh, 2008, tr.56).
Nhiều nhất trong số những bài viết về nhà văn này vẫn là những bài
viết về hai tác phẩm lớn trong đời văn của ông là Tảng sáng và Quê nội.
Nhận định về ý nghĩa lịch sử của hai tiểu thuyết này, trong bài viết “Cách
mạng tháng Tám với Quê nội và Tảng sáng” của Võ Quảng”, Hƣơng Mai
(2008) đã ghi lại cảm giác của nhà văn Đoàn Giỏi khi đọc hai tác phẩm này
nhƣ gặp lại “quê hương thời tiền kiếp”, để đi đến khẳng định về hai tác
phẩm rằng:


3

Khơng chỉ hình tƣợng nghệ thuật trong nó thốt thai từ hiện thực Cách
mạng tháng Tám, mà ngay trong chính bộ tiểu thuyết này ở nội dung
cũng nhƣ trong cách thể hiện, trong ý tƣởng cũng nhƣ trong mục tiêu

của nó cũng ln tiềm ẩn biết bao điều mới mẻ mang ý nghĩa cách
mạng (Hƣơng Mai, 2008, tr.44).
Nhà nghiên cứu Phong Lê đã có những nhìn nhận về hai tiểu thuyết
nổi tiếng của ông trong “Võ Quảng và bộ truyện về một vùng quê, một thế
hệ thơ”: “những trang Võ Quảng chan chứa một tình yêu quê, và cùng là
chan chứa một tình yêu Tổ quốc” và “hàm lƣợng trữ tình và một chất thơ
nồng đậm đƣợc khơi lên từ đó”(Phong Lê, 2001, tr.121).
Xuất phát từ mục đích tìm hiểu những đặc điểm trong sáng tác của Võ
Quảng, Lê Nhật Ký (2009) trong “Đặc điểm truyện ngắn đồng thoại của Võ
Quảng” đã trình bày một số các đặc điểm chính của truyê n ngắn đồng thoại
Võ Quảng: Truyện đồng thoại Võ Quảng mang đậm chất dân gian; mở rộng
chức năng phản ánh hiện thực; mang dáng dấp truyện ngụ ngôn, truyện đồng
thoại Võ Quảng ngắn gọn, ngơn ngữ giàu hình ảnh.
Bên cạnh đó, giá trị giáo dục trong tác phẩm của Võ Quảng cũng đƣợc nhiều
nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Trong Tuyển tập Võ Quảng, nhóm biên soạn đã tập
hợp một số phát biểu của các nhà phê bình nghiên cứu chung quanh một số sáng tác
của Võ Quảng. Trong số đó, Nguyễn Thị Nhất (2008, tr.470) đã có những nhận
định về tác dụng giáo dục sâu sắc trong tác phẩm của Võ Quảng:
Võ Quảng đã hấp dẫn trẻ bằng cách mở rộng cuộc sống của ngƣời lớn cho
các em, mạnh dạn cho các em đi vào xã hội đó, với tất cả những vấn đề của
nó, phong phú, phức tạp, toàn diện, làm cho các em biết thêm rất nhiều việc,
và hiểu thêm nhiều ngƣời.
Nhà văn Vũ Tú Nam (2008, tr.459) khẳng định: “Tấm lòng Võ Quảng nặng
tình nghĩa với Q nội ấy đã giúp anh mơ tả thiên nhiên và cảnh không phải chỉ
bằng chữ nghĩa mà bằng cả trái tim, bằng kỷ niệm bồi hồi và nỗi nhớ...”


4

2. Là một trong số không nhiều nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, tác phẩm

của Võ Quảng cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều uận văn, khóa uận. Có thể kể
đến khóa luận “Tìm hiểu sáng tác cho thiếu nhi của Võ Quảng” do Huỳnh Ngọc
Hân - Trƣờng Đại Học Cần Thơ thực hiện. Khóa luận đã bƣớc đầu tìm hiểu đặc
điểm nội dung và nghệ thuật của Quê nội, Tảng sáng và thơ của Võ Quảng. Cũng
nằm trong số những cơng trình nghiên cứu về Võ Quảng, luận văn “Nghệ thuật tự
sự trong truyện thiếu nhi của Võ Quảng” (do Nguyễn Thị Tâm- Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện) đã chọn tiếp
cận từ góc độ nghệ thuật. Luận văn đã khảo sát nghệ thuật tự sự của Võ Quảng
trong hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng. Theo đó, tác giả đã nghiên cứu nghệ
thuật trần thuật trong hai tiểu thuyết này trên các khía cạnh: nghệ thuật tổ chức cốt
truyện; nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật.
Chọn nghiên cứu về Võ Quảng, luận văn “Thế giới trẻ thơ trong truyện viết
cho thiếu nhi của Võ Quảng” do Phạm Thị Minh Phúc (Đại học Vinh) thực hiện đã
tìm hiểu về thế giới nghệ thuật mang màu sắc trẻ thơ trong tác phẩm của Võ Quảng.
Tác giả đã đặt truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng trong bức tranh chung của
văn học thiếu nhi Việt Nam, để rồi sau đó đi sâu tìm hiểu những điểm đặc sắc của
thế giới trẻ thơ trong hầu hết sáng tác của Võ Quảng.
3. Võ Quảng là tác giả có nhiều sáng tác cho thiếu nhi nên từ sớm nhà văn
cùng sáng tác của ơng đã đƣa vào nội dung sách, giáo trình nghiên cứu về văn học
thiếu nhi. Có thể kể đến Giáo trình văn học trẻ em (Lã Thị Bắc Lý, NXB Đại học
Sƣ phạm Hà Nội), Văn học thiếu nhi Việt Nam (Trần Đức Ngôn, NXB Đại học Sƣ
phạm Hà Nội I) và Bàn về văn học thiếu nhi (Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng).
Nhƣ vậy, cho đến nay, đã có nhiều những bài viết và cơng trình nghiên
cứu về Võ Quảng, cũng nhƣ về các tác phẩm của ông. Nhìn chung, các bài
viết về Võ Quảng của những nhà nghiên cứu nhƣ Phong Lê, Vân Thanh, Lã
Thị Bắc Lý... dù là mang tính phác thảo nhƣng đã cung cấp nhiều tƣ liệu về
chân dung, cuộc đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác
cho thiếu nhi của Võ Quảng.



5

Ở những đề tài khóa luận và văn về Võ Quảng, các tác giả đã bƣớc
đầu khảo sát một số vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật ở một bộ phận sáng
tác trong sự nghiệp văn học của nhà văn thiếu nhi có vị trí quan trọng n ày.
Từ những gợi ý quý báu ấy, luận văn “Sự nghiệp văn học của Võ Quảng”
đƣợc thực hiện vừa với mục đích nghiên cứu bao quát một chân dung văn
học, vừa để khảo sát đầy đủ hơn những đóng góp của một tác giả đã có nhiều
cống hiến cho văn học nƣớc nhà.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên c u
3.1.

Đối tƣợng nghiên c u của đề tài

Đề tài Sự nghiệp văn học của Võ Quảng đƣợc khảo sát trên tất cả tác phẩm
của nhà văn Võ Quảng bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn,
truyện đồng thoại, thơ, lý luận – phê bình văn học. Riêng kịch bản hoạt hình và tác
phẩm dịch, chỉ điểm qua nhƣ một phần trong sự nghiệp văn học của Võ Quảng,
chúng tôi sẽ khảo sát những hoạt động nghệ thuật này nếu có điều kiện nghiên cứu
sâu hơn.
3.2.

Phạm vi nghiên c u

-

Tuyển tập Võ Quảng (1995, NXB Đà Nẵng)

-


Tuyển tập Võ Quảng (2008, NXB Hội Nhà văn)

-

Các tác phẩm văn học đã đƣợc xuất bản của Võ Quảng (phần Phụ lục)

4. Phƣơng pháp nghiên c u:
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp
nghiên cứu, trong đó có các phƣơng pháp chính:
4.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: đƣợc vận dụng để tìm hiểu
những đặc điểm về nội dung và hình thức trong các sáng tác của Võ Quảng,
chúng tơi đi vào phân tích một số tác phẩm cụ thể để đi đến nhận định có
tính chất khái quát tổng hợp các đặc trƣng cơ bản của các tác phẩm trong sự
nghiệp văn học của nhà văn Võ Quảng.
4. . Phƣơng pháp so sánh–đối chiếu và phƣơng pháp

ch s : vận

dụng phƣơng pháp này nhằm đối chiếu các sáng tác cho thiếu nhi của Võ


6

Quảng với các tác giả khác cùng viết về đề tài thiếu nhi từ đó chỉ ra sự độc
đáo, mới mẻ trong sáng tác thiếu nhi của Võ Quảng, từ đó có những đúc kết
ban đầu về phong cách nghệ thuật của ơng.
4.3. Phƣơng pháp oại hình: phƣơng pháp này nhằm giúp nghiên cứu,
khảo sát các tác phẩm theo đúng đặc trƣng loại hình của tác phẩm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu của ngƣời đi trƣớc, qua

luận văn này chúng tơi mong rằng sẽ có những tìm tịi và đánh giá đầy đủ về
sự nghiệp văn học của một nhà văn có nhiều đóng góp cho việc định hình và
phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
6. C u trúc của uận văn
Luận văn “Sự nghiệp văn học của Võ Quảng” gồm có 138 trang, ngoài phần
Mở đầu 6 trang và phần Kết luận 3 trang, Tài liệu tham khảo 90 đề mục, phần nội
dung chính đƣợc chia thành ba chƣơng:
Chƣơng 1 : Võ Quảng trong bối cảnh văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại (25
trang). Chƣơng một tập trung trình khái quát về văn học thiếu nhi Việt Nam, bao
gồm khái niệm về văn học thiếu nhi, đặc điểm của văn học thiếu nhi nƣớc nhà từ
sau 1945 đến nay và giới thiệu về hành trình sáng tác văn học của Võ Quảng. Để có
những đánh giá tồn diện về sự nghiệp của Võ Quảng, ở chƣơng 1 cũng có những
tìm hiểu chung về con ngƣời, quan niệm văn học và các sáng tác trên nhiều thể loại
của ông.
Chƣơng : Quê hƣơng và tuổi thơ trong sáng tác Võ Quảng (53 trang). Chƣơng hai
trình chi tiết về sáng tác của Võ Quảng ở hai thể loại văn xuôi và thơ. Văn xuôi của
Võ Quảng đƣợc khảo sát ở các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và
truyện đồng thoại, tất cả đều xoay quanh đề tài quê hƣơng và tuổi thơ. Ở sáng tác
thơ, thế giới nghệ thuật là thế giới tuổi thơ phong phú với thiên nhiên, cây cỏ, đồ
vật, loài vật.


7

Chƣơng 3: Phong cách nghệ thuật Võ Quảng (52 trang). Từ khái luận chung về
phong cách, chƣơng ba tìm hiểu sự thống nhất đề tài và phong cách của Võ Quảng
cùng những đặc điểm trong phong cách văn xuôi và phong cách thơ của ông.


8


CHƢƠNG 1
VÕ QUẢNG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC
THIẾU NHI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Bối cảnh văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi bao gồm những tác phẩm đƣợc nhà văn sáng tạo ra
với mục đích giáo dục, bồi dƣỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Ở đó,
nhân vật trung tâm là thiếu nhi, là thế giới tự nhiên… đƣợc nhìn bằng đơi
mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ,
đƣợc các em thích thú, say mê và có tác động nhất định đến q trình hồn
thiện nhân cách, bồi dƣỡng tâm hồn cho trẻ em.
Từ lâu, văn học thế giới đã có các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi
và cũng đã có những sáng tác cho các em đã trở thành những tác phẩm lớn.
Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho
các em nhƣng phải đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nền văn học
thiếu nhi mới chính thức đƣợc hình thành.
1.1.2. Văn học thiếu nhi Việt Nam trƣớc Cách mạng Tháng Tám
Văn học trung đại Việt Nam chƣa có tác phẩm văn chƣơng sáng tác
riêng cho thiếu nhi. Khi văn học chuẩn bị cơng cuộc hiện đại hóa trong
những năm đầu thế kỷ XX, những sáng tác đầu tiên dành cho thiếu nhi mới
bắt đầu xuất hiện. Phải kể đến hai bài thơ Lên sáu và Lên tám - đó là những
sáng tác truyền dạy đạo lý cho trẻ em đƣợc dùng trong sách giá o khoa thời
ấy của Tản Đà; hoặc Đông Tây ngụ ngôn của tác giả Nguyễn Văn Ngọc. Tập
sách tập hợp những sáng tác, phóng tác dựa vào ý thơ ngụ ngơn của văn học
nƣớc ngoài.
Đến những năm 1930, văn học thiếu nhi dù non trẻ nhƣng đã đạt đƣợc
những thành tựu đáng kể. Nhiều sách thiếu nhi đƣợc xuất bản công khai trên
văn đàn. Nằm trong dòng chảy chung của văn học dân tộc, văn học thiếu nhi
những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám xuất hiện hai khuynh hƣớng.



9

Khuynh hƣớng đầu tiên là những sáng tác viết cho thiếu nhi ở thành phố. Đó
là những loại sách thiếu nhi do Tự Lực văn đoàn ấn hành nhƣ: Hoa hồng,
Hoa mai, Hoa xuân, Tuổi xuân, Tuổi xanh… phát triển khá mạnh mẽ, những
nỗ lực của Tự Lực văn đoàn đã để lại những dấu ấn nhất định trong sự phát
triển của văn học thiếu nhi nƣớc nhà. Sách thiếu nhi thuộc khuynh hƣớng
này đã phản ánh đƣợc đời sống sinh hoạt của trẻ em ở khu vực thành thị,
bƣớc đầu dẫn dắt các em vào con đƣờng cảm thụ văn chƣơng, nuôi dƣỡng
đời sống tâm hồn cho các em. Thế nhƣng, đa phần tác phẩm thiếu nhi của Tự
Lực văn đoàn chƣa phản ánh một cách toàn diện và còn khá xa lạ với đời
sống của trẻ em ở nông thôn.
Khuynh hƣớng thứ hai là những sách thiếu nhi phản ánh hiện thực.
Các nhà văn sáng tác ở khuynh hƣớng này dù khơng chủ đích viết cho thiếu
nhi một cách chuyên nghiệp, nhƣng vẫn thể hiện đƣợc sự quan tâm đặc biệt
đến công chúng văn học là trẻ thơ. Tiểu thuyết Tấm lịng vàng của nhà văn
Nguyễn Cơng Hoan đã giúp các em hiểu về những điều quý giá trong cuộc
sống cũng rất cần thiết nhƣ: sự cần mẫn, lịng tốt bụng, ý chí nghị lực để
vƣợt qua khó khăn. Bên cạnh những truyện ngắn viết cho ngƣời lớn, Nam
Cao cũng có khá nhiều sáng tác cho các em. Ngịi bút của Nam Cao nghiêng
hẳn về hiện thực, có thể, dù khơng bộc lộ rõ chủ đích viết cho các em nhƣng
nhà văn đã tập trung phản ánh cuộc sống bất hạnh của trẻ em nghèo khó
trong xã hội ngày ấy trong các truyện ngắn nhƣ: Bảy bông lúa lép, Con mèo
mắt ngọc, Người thợ rèn, Ba người bạn, Những kẻ khốn nạn… Những tác
phẩm này rất giàu giá trị phản ánh hiện thực đồng thời chứa nhiều giá trị
giáo dục nhƣ đặc trƣng vốn có của sáng tác văn học thiếu nhi. Ngồi Nam
Cao và Nguyễn Cơng Hoan, Tú Mỡ cũng có những sáng tác cho trẻ em. Nhà
thơ đã mở rộng đề tài của các sáng tác dân gian trong những truyện thơ viết

cho các em của mình, những truyện thơ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn,
Tấm Cám là những sáng tác phù hợp và thú vị với trẻ em vì vẻ đẹp trong
sáng, thú vị rất đặc biệt của Tú Mỡ, ơng có một phong cách khác biệt với sự


10

châm biếm thƣờng gặp trong các tác phẩm viết cho ngƣời lớn. Một t rong
những nhà văn có sáng tác cho thiếu nhi đáng ghi nhận để tạo những dấu ấn
mở đƣờng cho văn học thiếu nhi trong giai đoạn này chính là của nhà văn Tơ
Hồi. Ơng là một trong những nhà văn thiếu nhi đầu tiên sáng tác truyện cho
trẻ bằng đồng thoại. Thế giới đồng thoại của Tơ Hồi khơng chỉ hấp dẫn,
dun dáng mà cịn đề cập đƣợc nhiều vấn đề lớn trong xã hội. Những truyện
đồng thoại ngày ấy của Tơ Hồi cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị trƣớc
bao thăng trầm của thời gian, đó là: Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Lá thư
rơi, Dế Mèn phiêu lưu kí. Đặc biệt là với Dế Mèn phiêu lưu kí, tên tuổi của
nhà văn Tơ Hồi đã vƣợt ra khỏi ra ranh giới của văn học nƣớc nhà, là
truyện thiếu nhi Việt Nam xuất sắc đƣợc dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế
giới.
Tóm lại, văn học thiếu nhi những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám
đang trong một quãng dài của sự hình thành để trở thành một bộ phận chính
thức của văn học nƣớc nhà. Tác phẩm viết cho thiếu nhi trong thời kỳ này dù
chƣa nhiều, xuất hiện lẻ tẻ, nhƣng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền
tảng của văn học thiếu nhi Việt Nam.
1.1.3. Văn học thiếu nhi Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay
1.1.3.1. Giai đoạn từ 1945-1975
Vƣợt lên trên cả điều kiện hình thành và phát triển không thuận lợi, văn học
thiếu nhi giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã không ngừng trƣởng
thành và phát triển. Văn học phát triển mạnh về đề tài và thể loại. Những điều kiện
thuận lợi sau ngày hịa bình lập lại ở miền Bắc càng giúp cho văn học thiếu

nhi ngày một trƣởng thành hơn so với giai đoạn trƣớc.
Tờ báo Thiếu sinh - tiền thân của báo Thiếu niên Tiền phong - đã xuất
bản số đầu tiên vào năm 1946. Sau Thiếu sinh còn các tờ Thiếu niên, Xung
phong, Măng non…Nhiều tác phẩm văn học trẻ em tiêu biểu ra đời nhƣ:
Chiến sĩ ca nô (Nguyễn Huy Tƣởng), Chú bé giao liên làng Seo (Nguyễn


11

Tuân), Dưới chân cầu Mây (Nguyên Hồng), Thiếu niên anh hùng (Phong
Nhã), Hoa Sơn (Tơ Hồi), Phác Kim Tố (Nguyễn Xuân Sanh)…
Trong những năm miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, văn học thiếu
nhi đã có điều kiện để phát triển thuận lợi. Năm 1957, nhà xuất bản Kim
Đồng ra đời đã đồng hành cùng sự phát triển của văn học thiếu nhi. Dòng
văn học này đã đƣợc quan tâm nhiều hơn ở nhiều khâu từ sáng tác, xuất bản
đến phê bình. Nhiều tác phẩm có giá trị văn học đƣợc sáng tác trong giai
đoạn này nhƣ Đất rừng phương Nam (1957) của Đồn Giỏi, Em bé bên bờ
sơng Lai Vu (1958) của Vũ Cao, Cái Thăng (1961) của Võ Quảng, Vừ A
Dính (1963) của Tơ Hồi… So với những sáng tác trong giai đoạn trƣớc,
tính chuyên nghiệp của văn học thiếu nhi trong thời k ỳ này đƣợc chú ý hơn:
nhân vật trung tâm là trẻ em, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của trẻ em, và
quan trọng là hƣớng đến những đóng góp của các em vào công cuộc kháng
chiến.
Đội ngũ nhà văn sáng tác cho thiếu nhi ngày một đông đảo về số
lƣợng, nâng dần về chất lƣợng sáng tác, phong phú hơn về đề tài và thể loại.
Trong khoảng hai mƣơi năm, văn học thiếu nhi đã tăng dần về số lƣợng tác
phẩm. Ở mảng tác phẩm viết về kháng chiến, có thể kể đến tác phẩm: Quê
nội của Võ Quảng, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi,… Với
đề tài về cuộc sống - sinh hoạt và nơng thơn thì đây “là giai đoạn phát triển
rực rỡ nhất”(Lã Thị Bắc Lý), có thể kể đến Chú bé sợ toán của Hải Hồ,

Những tia nắng đầu tiên của Lê Phƣơng Liên, Cơn bão số bốn của Nguyễn
Quỳnh, Kể chuyện nông thôn của Nguyễn Kiên…Truyện đồng thoại phát
triển mạnh mẽ với những tác phẩm: Chú gà trống (Hải Hồ), Cô bê 20 (Văn
Biển). Bên cạnh đó, thơ cho trẻ em phát triển nhanh hơn trƣớc và đạt đƣợc
nhiều thành tựu với các tên tuổi quen thuộc nhƣ: Phạm Hổ, Võ Quảng, T hi
Ngọc… Và một số cây bút mới: Xuân Quỳnh, Định Hải, Ngô Viết Định,
Trần Nguyên Đào, Thanh Hào. Những tập thơ tiêu biểu: Chú bị tìm bạn của
Phạm Hổ; Măng tre của Võ Quảng; Chồng nụ, Chồng hoa của Định Hải; …


12

Đặc biệt là hiện tƣợng thơ thiếu nhi đƣợc viết bởi thiếu nhi, phải kể đến
Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Nguyễn
Hồng Kiên. Văn học thiếu nhi trong giai đoạn này ghi nhận sự phát triển
mạnh mẽ của thể loại truyện ngƣời thật việc thật, đó là những tác phẩm
Những năm tháng khơng qn của Nguyễn Ngọc Ký, Hoa Xuân Tứ của
Quang Huy…
Ở miền Nam, sách cho thiếu nhi từ đầu thập niên 60 phát triển rất nhanh về
số lƣợng, đề tài và hình thức thể hiện. Ngồi những tác phẩm đề cao lịng nhân ái,
giá trị đạo đức con ngƣời của Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Minh Qn… cịn có hàng
loạt tác phẩm của tủ sách Tuổi Hoa gồm các loại Hoa xanh, Hoa đỏ, Hoa tím,… in
giấy khổ nhỏ, phổ biến cho đủ mọi lứa tuổi và các loại truyện tranh. Duyên Anh
thành lập nhà xuất bản Tuổi Ngọc chuyên xuất bản sách cho thiếu nhi và ông cũng
là tác giả của nhiều truyện dành cho độc giả tuổi từ 13, 14 trở lên, lứa tuổi bắt đầu
thích khẳng định cá tính, thích sự tự do, thích phiêu lƣu và cả những kiểu yên hùng
mới lạ…
Xuất hiện từ giai đoạn đầu của văn học thiếu nhi và sáng tác khá đều
đặn cho đến cuối thế kỷ XX, ở dòng văn học này, Võ Quảng có vị trí đặt
biệt. Năm 1956, truyện Cái lỗ cửa đƣợc xuất bản nhƣ sáng tác đầu tay của

ông, những năm 1957 đến 1964, những tác phẩm: Gà mái hoa (thơ,1957),
Cái Thăng (truyện,1961), đến Thấy cái hoa nở (thơ,1962) và Chỗ cây đa
làng (truyện,1964) đã đƣợc ra mắt bạn đọc. Võ Quảng là một trong số ít
những nhà văn góp nhiều cơng sức gầy dựng cho nền văn học này từ những
ngày đầu.
Sáng tác lớn nhất trong đời văn của Võ Quảng - Quê nội đã ra đời sau
Cách mạng tháng Tám. Bắt đầu từ những trải nghiệm tuổi thơ của riêng
mình, ngịi bút của Võ Quảng đã khiến cho Quê nội trở thành câu chuyện của
thiếu nhi cả nƣớc trong những ngày kháng chiến. Điều đáng ghi nhận là
trƣớc Quê nội, trong suốt mƣời năm của giai đoạn từ 1965 – 1975, nhà văn
dù bận rộn với nhiều cơng tác khác nhau trên cƣơng vị quản lí, Võ Quảng


13

vẫn đều đặn sáng tác cho thiếu nhi, từ Cái Mai (1967), Những chiếc áo ấm
(1970) đến Quê Nội (1973) và Bài học tốt (1975).
1.1.3.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay
Bƣớc sang những năm sau 1975, khi nƣớc nhà độc lập, trải qua mƣời
năm từ 1975-1985 văn học trải qua những trăn trở, tìm tịi nhƣng vẫn chƣa
có những đổi mới. Trong khoảng mƣời năm sau ngày thống nhất đất nƣớc,
văn học thiếu nhi vẫn xoay quanh đề tài kháng chi ến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ. Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến Tảng sáng (Võ Quảng),
Cơn giông tuổi thơ (Thu Bồn), Cát cháy (Thanh Quế)… Ngoài ra, phải kể
đến những sáng tác viết về cuộc sống mới sau ngày độc lập nhƣ: Tình
thương (Phạm Hổ), Chú bé có tài mở khóa (Nguyễn Quang Thân), Hành
trình ngày thơ ấu (Dƣơng Thu Hƣơng). Nhƣ vậy trong mƣời năm, văn học
thiếu nhi chƣa có nhiều những đổi mới để đáp ứng những đổi thay của cuộc
sống mới. Đặc biệt, thơ gần nhƣ khơng có thành tựu đáng kể trong khi
truyện đã có những biến chuyển so với thời kỳ chiến tranh. Những chuyển

động này sẽ là những bƣớc xê dịch đầu tiên cho quá trình đổi mới sâu sắc và
toàn diện hơn trong giai đoạn sau này.
Những năm sau 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI, văn học thiếu nhi
mới bắt đầu có những khởi sắc. Sáng tác viết cho thiếu nhi sau năm 1975 dù đã
trở thành dịng chảy riêng, nhƣng ít nhiều vẫn chịu những ảnh hƣởng chung từ dòng
chủ lƣu văn học Việt Nam. Lực lƣợng sáng tác ngày càng đông đảo, bên cạnh
những nhà văn có mặt từ những ngày đầu nhƣ Tơ Hồi, Phạm Hổ, Võ
Quảng,… đã có thêm những cây bút mới nhƣ Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên
Hƣơng… Bên cạnh đó, một số tác phẩm viết về cuộc sống mới khi đất nƣớc hoàn
toàn thống nhất, các nhà văn đã chú ý nhiều hơn tới vấn đề đạo đức của con ngƣời.
Đó là trƣờng hợp của những tác phẩm nhƣ Tình thương của Phạm Hổ, Bến tàu
trong thành phố của Xuân Quỳnh, Chú bé có tài mở khóa của Nguyễn Quang Thân,
… Có thể nhận thấy, chịu tác động từ quỹ đạo chung của văn học Việt Nam
giai đoạn này, sáng tác cho thiếu nhi đã hƣớng đến cách tiếp nhận cuộc sống


14

với cái nhìn đa chiều, đánh giá con ngƣời trong sự phức hợp của tâm lí và
tính cách.
Những tập sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi ra đời. Hàng loạt những bài
báo, tạp chí chuyên viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên: Mực tím, Áo trắng, Hoa học
trị, Tuổi xanh, … đƣợc xuất bản bên cạnh những tờ báo truyền thống. Có thể nói,
trong khoảng mƣời năm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, văn học đang
trong giai đoạn trăn trở, tìm tịi nhƣng rõ ràng truyện viết cho thiếu nhi đã có nhiều
dấu hiệu đổi mới.
Võ Quảng viết Tảng sáng, tiếp nối mạch cảm xúc của Quê Nội. Với Tảng
sáng, Võ Quảng đã hoàn thiện bộ sách về một thế hệ thiếu nhi Việt Nam trƣởng
thành cùng những ngày tháng lịch sử của cách mạng tháng Tám. Khơng chỉ vậy,
vẫn với tình u chung thủy dành cho tuổi thơ nhà văn đã có thêm Bài học tốt

(truyện,1975), Quả đỏ (thơ,1980). Và Võ Quảng khi ấy đã gần bƣớc vào độ tuổi
“xƣa nay hiếm”, vậy mà tấm lòng của ông luôn hƣớng về thế hệ mầm non của đất
nƣớc, điều ấy thật đáng đƣợc quý trọng.
Trong thời kì đổi mới, cùng với những thay đổi về xã hội, văn học cũng đã
có những bƣớc chuyển mình to lớn và sâu sắc. Chặng đƣờng từ năm 1985 đến nay
là chặng đƣờng mở rộng đề tài, đổi mới cách tiếp cận và tăng cƣờng khả năng khám
phá con ngƣời. Không khí đổi mới chung của đất nƣớc, của văn học đã thổi vào
trong những sáng tác văn học thiếu nhi những ngọn gió mới. Truyện viết cho thiếu
nhi đã mở ra nhiều hƣớng tiếp cận mới với đời sống trẻ em. Những tác phẩm tạo
đƣợc tiếng vang nhƣ Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Người đi săn và Con sói lửa
(Nguyễn Quỳnh), Bình minh đến sớm (Hồng Minh Tƣờng), Miền thơ ấu (Vũ Minh
Hiền), Người đi vào hang sói (Trần Thiên Hƣơng), …
Trong những năm tháng của thời kì mở cửa, sự giao lƣu với nƣớc ngoài cũng
dễ dàng hơn trƣớc. Chính điều này đã có những ảnh hƣởng nhất định tới việc sáng
tác văn học dành cho thiếu nhi. Đội ngũ các nhà văn, nhà thơ viết cho thiếu nhi ở
giai đoạn này đã có sự gia tăng đáng kể. Nhiều cây bút trẻ nhƣ: Lê Cảnh Nhạc,
Nguyễn Trí Cơng, Hà Lâm Kỳ, Qch Liêu… Dù chƣa có sự từng trải và tích lũy


15

nhiều kinh nghiệm, nhƣng bằng cách tiếp cận hiện thực táo bạo, mới mẻ, họ đã đem
lại cho truyện thiếu nhi những nét mới trẻ trung tƣơi tắn.
Nhà văn Võ Quảng vẫn tiếp tục sáng tác dù sức khỏe đã bắt đầu không cho
phép ông chăm chỉ và đều đặn viết nhƣ trƣớc. Năm 1993, Võ Quảng có hai tác
phẩm đƣợc xuất bản, đây cũng là thời điểm gần nhƣ khép lại hành trình văn học non
nửa thế kỉ của ông. Bên cạnh hai tác phẩm Vượn hú (truyện,1993) và Ánh nắng sớm
(thơ,1993) viết cho thiếu nhi nhƣ một thông lệ thì Kinh tuyến – vĩ tuyến (trích
truyện,1995) khơng nằm trong quỹ đạo chung ấy. Đến năm 2004, ba năm trƣớc khi
nhà văn qua đời, tập thơ Tôi đi của ông đƣợc xuất bản nhƣ một minh chứng cho tấm

lòng và tâm huyết cả đời dành trọn cho thiếu nhi của Võ Quảng.
1.2. Hành trình văn học của Võ Quảng
1.2.1.Những nhân tố ảnh hƣởng
1.2.1.1.Gia đình, quê hƣơng và thời đại
Võ Quảng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân ở một làng
quê bên bờ sông Thu Bồn xinh đẹp của Đại Hòa, Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Thân sinh ơng vốn là một nhà Nho thích ngâm thơ vịnh cảnh, ông đã sớm
truyền cho ngƣời con trai nhỏ của mình tình u thơ văn từ những ngày cịn
bé.
Làng q Đại Hịa của Võ Quảng – nơi có dịng Thu Bồn xanh ngắt, có
những bãi dâu bạt ngàn với nghề tằm tơ, mía đƣờng, nơi có núi Thạch
Bích… Làng q tƣơi đẹp, hữu tình ấy khơng chỉ là chất liệu trong rất nhiều
sáng tác văn chƣơng của Võ Quảng, mà sớm gieo vào lòng cậu bé Võ Quảng
những hạt mầm đầu tiên của tình yêu dành cho thiên nhiên, q hƣơng và
cuộc sống. Tình u đƣợc ni dƣỡng trong suốt những năm tháng tuổi thơ
ấy đã trở thành hạt nhân trong cảm hứng sáng tác của nhà văn có hơn nửa
cuộc đời viết cho trẻ em. Có thể lí giải vì sao trong nhiều sáng tác của Võ
Quảng, quê hƣơng hiện ra lộng lẫy và gần gũi đến nhƣ vậy. Làng Hịa Phƣớc
của tỉnh Quảng Nam, bối cảnh chính cho các tác phẩm Cái Thăng, Chỗ cây
đa làng, Quê nội, Tảng sáng… chính là Đại Hịa của Võ Quảng, nơi gợi về


16

bao tình yêu và nỗi nhớ. Miền quê ấy đã trở thành niềm ngƣỡng vọng của
biết bao thế hệ độc giả về một quê hƣơng tuổi thơ, quê hƣơng của cách
mạng. Làng quê tƣơi đẹp nằm ven con sông Thu Bồn của xứ Quảng, trên dải
đất hẹp của miền Nam Trung bộ.
Tuổi thanh niên của Võ Quảng song hành cùng những ng ày tháng sôi
nổi của phong trào Mặt trận Dân tộc Dân chủ ở Huế, ông tham gia cách

mạng, hoạt động trong tổ chức Thanh niên Dân chủ khi mới 17 tuổi. Năm 21
tuổi, ông bị thực dân Pháp bắt giam cho đến khi Cách mạng tháng Tám bùng
nổ. Những biến cố ấy đã để lại những dấu ấn trong sáng tác của ơng, đó là
Cái lỗ cửa. Hai tác phẩm lớn của Võ Quảng – Quê nội và Tảng sáng - miêu
tả niềm vui và sự đổi đời của dân làng Hịa Phƣớc khi cách mạng thành
cơng. Nhiều truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng có chủ đề về sự nả y nở,
hồi sinh của con ngƣời sau bão táp cách mạng. Trong những nhà văn thuộc
thế hệ sinh trƣớc và sau 1920, khoảng một thập kỉ rƣỡi trƣớc cách mạng
tháng Tám, Võ Quảng đƣợc xem là một trong những nhà văn chuyên tâm
viết cho thiếu nhi.
1. .1. . Con ngƣời
Văn học nghệ thuật là một hoạt động tƣ tƣởng, nghiên cứu về một nhà
văn, thực chất là nghiên cứu tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn ấy qua thế giới
nghệ thuật đƣợc sáng tạo trong tác phẩm. Tƣ tƣởng nghệ thuật phải là tƣ
tƣởng trong nghệ thuật nhƣng tƣ tƣởng ấy thƣờng không tách rời các tƣ
tƣởng khác ngoài nghệ thuật của nghệ sĩ. Vậy nên, nhìn từ phƣơng diện này
để có thể tìm hiểu cặn kẽ hơn về nhà văn Võ Quảng cùng sự nghiệp sáng tác
của ơng. Nhà nghiên cứu có sự gần gũi, thân thiết với Võ Quảng là Phong
Lê, có lần nhận định trong một bài viết của mình: “Võ Quảng vẫn là ngƣời
ln giữ cho mình sự trung thành với một tƣ chất sống: hiền lành và tử tế,
dƣờng nhƣ không bao giờ vƣớng gợn một ý nghĩ xấu, cho bất cứ ai” (Phong
Lê, 2007, tr.109). Đó là một phần trong bài viết kỉ niệm hai năm sau ngày
nhà văn Võ Quảng qua đời. Tƣ chất sống hiền lành cùng quan niệm sống


17

trọng sự giản dị, thanh thản, khơng hồn tồn quyết định, nhƣng hẳn là một
trong những tiền đề đƣa Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi . Võ Quảng chia
sẻ: “Tơi khơng muốn vƣớng vào vịng danh lợi. Tơi thích cách sống giản dị,

thanh thản”(Đinh Hƣơng, 2002, tr.26).
Tác phẩm đầu tay của Võ Quảng có tên là Cái lỗ cửa. Câu chuyện vừa
nghiêm chỉnh vừa hóm hỉnh, lại hồn nhiên và tự nhiên nhƣng cũng đủ sức
khơi gợi cho ngƣời đọc những ý tƣởng sâu xa về tính cách và số phận con
ngƣời. Từ truyện ngắn này đến truyện dài Kinh tuyến – vĩ tuyến ra đời năm
1993, khoảng cách thời gian là ngót bốn mƣơi năm, ngƣời đọc có thể nhận ra
bút danh Võ Quảng rất có thể sẽ là một cây truyện khơng xồng, khơng mờ
nhạt của văn học hiện đại Việt Nam. Thế nhƣng Võ Quảng vẫn trở thành một
ngƣời viết và chỉ viết cho thiếu nhi và gần nhƣ khơng v iết gì ngồi viết cho
thiếu nhi. Giữa những lối đi rộng mở danh vọng hơn cho cuộc đời, Võ
Quảng đã có một bƣớc rẽ trung thành với quan niệm suốt đời của mình:
“những cơng việc kèm theo “quyền cao chức trọng” đó khơng phù hợp với
bản tính của mình”(Đinh Hƣơng, 2002, tr.26). Võ Quảng không là con ngƣời
của danh vọng, điều ấy hẳn đã rõ, ở ông điều quan trọng dƣờng nhƣ nghiêng
về thế giới tinh thần, về những cái đẹp thật đơn giản, n bình của cuộc
sống: thiên nhiên, cây cỏ, cơng việc u thích… Điểm đặc biệt này có vẻ
phù hợp để lí giải cho vẻ đẹp hồn hậu, trẻ trung, hóm hỉnh xuất hiện trong
hầu hết các sáng tác của Võ Quảng.
Bắt đầu cầm bút ở độ tuổi, theo quan niệm xƣa nay, là khơng cịn trẻ
nữa, thế nhƣng Võ Quảng vẫn chọn viết và viết rất thành công cho thiếu nhi.
Sự giản dị và hồn hậu thƣờng trực đã làm cho tuổi đời khơng cịn là rào cản
để Võ Quảng trở thành nhà văn chuyên tâm viết cho thiếu nhi. Từ năm 1957
–1964, nhà văn Võ Quảng trở thành Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng.
Từ năm 1964 đến khi nghỉ hƣu, ông là Giám đốc Xƣởng phim hoạt hình. Cả
cuộc đời của Võ Quảng gắn liền với thiếu nhi trên những cƣ ơng vị khác
nhau.


×