Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thanh tra lao động về vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.97 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................ii
1.

Cơ sở lý luận về thanh tra lao động.......................................................................................1

1.1.

Một số khái niệm.................................................................................................................1

1.2.

Vị trí và chức năng của thanh tra lao động.......................................................................1

1.3.

Mục đích thanh tra lao động..............................................................................................2

1.4.

Nguyên tắc hoạt động thanh tra.........................................................................................2

1.5.

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra lao động...................................2

1.6.

Hình thức thanh tra lao động.............................................................................................3

1.7.



Phương thức thanh tra lao động........................................................................................3

1.8.

Nội dung thanh tra lao động...............................................................................................4

1.9.

Thanh tra an toàn – vệ sinh lao động................................................................................4

2. Thực trạng cơng tác thanh tra về an tồn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.......................................................................................................................5
2.1.

Khái quát về doanh nghiệp tại tỉnh Lào Cai.....................................................................5

2.1.1.

Khái qt chung...............................................................................................................5

2.1.2.

Thơng tin về tình hình tai nạn lao động 9 tháng đầu năm 2020..................................6

2.2. Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Lào Cai...............................................................................................................7
2.2.1.

Cơ chế chính sách............................................................................................................7


2.2.2.

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra........................................................................7

2.2.3.

Lực lượng thanh tra.........................................................................................................8

2.2.4.

Hình thức thanh tra.........................................................................................................8

2.2.5.

Phương thức thanh tra....................................................................................................8

2.2.6.

Nội dung thanh tra...........................................................................................................8

2.2.7.

Kết quả thanh tra.............................................................................................................9

3. Một số kiến nghị đối với cơng tác thanh tra về an tồn – vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai................................................................................................10
KẾT LUẬN....................................................................................................................................iii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................iv



LỜI MỞ ĐẦU
An toàn, vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng trong chiến
lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Công tác thanh tra, kiểm tra an tồn vệ sinh lao
động khơng chỉ nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện phịng ngừa, xử lý hành vi vi phạm
pháp luật và biện pháp khắc phục hậu quả, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng
quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người lao động; bảo vệ sản xuất
và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà
nước và cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ các nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra về
an toàn vệ sinh lao động để giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này.
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ. Với tiềm năng
khoáng sản, du lịch, cửa khẩu cũng như đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được đưa vào
khai thác, Lào Cai có tiềm năng, lợi thế khá toàn diện để thu hút và phát triển các doanh
nghiệp. Việc ngày càng nhiêu doanh nghiệp thành lập dẫn đến nguồn lao động nhiều, việc
đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhất là trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động
càng cần lãnh đạo tỉnh, chủ doanh nghiệp quan tâm hơn.
Xuất phát từ những thực tiễn đó, em xin chọn đề tài “Thực trạng cơng tác thanh
tra việc thực hiện pháp luật an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở Việt
Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai” làm đề tài tiểu luận. Do sự hạn chế về năng lực và tài
liệu tham khảo, bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong
nhận được sự góp ý của các quý thầy cô để bài viết càng trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

2


1. Cơ sở lý luận về thanh tra lao động

1.1.

Một số khái niệm
Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luậtbcủa

các cơ quan , tổ chức, đơn vị, cá nhân, thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên
trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá
ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần
hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước
bao gồm: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. [ Khoản 1 – Điều 3, Luật
Thanh tra 2010]
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật
về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao động.
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao
động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh
tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
1.2.

Vị trí và chức năng của thanh tra lao động
Căn cứ Khoản 1, Điều 238 của Bộ Luật Lao động (Sửa đổi bổ sung năm 2012) quy

định:
-


Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động. Theo đó thanh tra
Lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động; ở Trung ương có Thanh tra Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
1


-

Thanh tra Lao động thực hiện chức năng hành chính và thanh tra chuyên ngành về
lao động trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

1.3.

Mục đích thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,

chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc
phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
xã hội. (Điều 2, Chương 1, Luật thanh tra 2010).
1.4.

Nguyên tắc hoạt động thanh tra
Nguyên tắc hoạt động của thanh tra được quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra 2010,


theo đó:
-

Tn theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời.

-

Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra; khơng làm cản trở hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

1.5.

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra lao động
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra lao động được quy định tại Điều 3, Chương II, Nghị

định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội gồm:
-

Cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra
Bộ);
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).

-

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

2


+ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
+ Cục Quản lý lao động ngoài nước;
+ Cục An toàn lao động.
Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:
-

Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;

-

Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;

-

Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện
lao động, an toàn lao động. vệ sinh lao động;

-

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;

-

Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm
pháp luật về lao động. (Điều 237, Bộ Luật lao động 2012)
Ngoài ra, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các cơ quan thực hiện chức năng thanh


tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định rõ trong chương II, Nghị
định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.6.
-

Hình thức thanh tra lao động
Thanh tra được thực hiện với hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch hoặc
đột xuất.

-

Thanh tra theo chương trình kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ lao động –
Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc sở phê duyệt.

-

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; theo yêu cầu của việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
giao

1.7.

Phương thức thanh tra lao động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ trách

vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng
02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo
3



phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH về tự
kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp)
1.8.

Nội dung thanh tra lao động
Nội dung thanh tra lao động được quy định tại Chương III, Nghị định số

110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm:
-

Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại
báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao
động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền cơng và trả cơng lao động; an
tồn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ,
lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên;
việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động,
trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động;

-

Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội: Việc thực hiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp luật
về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động;

-

Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động: Việc

thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho
người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối
với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.

1.9.

Thanh tra an toàn – vệ sinh lao động
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, Thanh tra an toàn và vệ sinh lao

động có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
-

Thanh tra viên chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh loa động.

-

Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về điều kiện lao
động, an toàn vệ sinh lao động.

-

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp
4


luật.
-


Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm
pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
Nội dung thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động được quy định tại Điều 15, Nghị

định 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; đó là Thanh tra việc chấp hành các quy định
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
-

Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho
người lao động;

-

Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp

-

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù;

-

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;

-

Hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.

2. Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp

trên địa bàn tỉnh Lào Cai
2.1.

Khái quát về doanh nghiệp tại tỉnh Lào Cai

2.1.1. Khái quát chung
Tình hình doanh nghiệp từ đầu năm 2020 đến nay đăng ký thành lập mới cho 407
đơn vị với tổng vốn 4.051,71 tỷ đồng; 15 đơn vị hoạt động trở lại; 14 đơn vị tạm ngừng
hoạt động, lũy kế 278 đơn vị; 8 doanh nghiệp giải thể, lũy kế 73 doanh nghiệp. Tổng số
doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia là 5.251
doanh nghiệp, hợp tác xã với số vốn đăng ký là 74.385,14 tỷ đồng.
Theo đó, số lượng doanh nghiệp theo 1 số loại hình kinh tế được thống kê theo bảng
sau:
Loại hình đơn vị doanh nghiệp

5

Số doanh nghiệp


Doanh nghiệp tư nhân
Công ty cổ phân tư nhân
Công ty TNHH tư nhân
Công ty hợp danh tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân

2.046
925
756
5

360

Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 50%
vốn điều lệ trở xuống

10

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi

20
11
9

Về sự đóng góp của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào
Cai trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, bình quân
10,02%/năm. Năm 2020, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh dịch Covid - 19 nhưng tốc
độ tăng trưởng kinh tế năm của Lào Cai ghi nhận đến nay vẫn đạt 6,31%, đứng thứ 2
các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh bắc Giang). Tổng sản phẩm
trên địa bàn bình quân đầu người đạt 76,3 triệu đồng. Thu ngân sách năm 2020 đạt 9.500
tỉ đồng, gấp 1,72 lần so với năm 2015.
Trong năm 2020, toàn tỉnh đã cấp mới 20 giấy chứng nhận đầu tư trong nước
với tổng mức đầu tư trên 2.455 tỷ đồng; cấp mới 1 chứng nhận đầu tư FDI với tổng vốn
2,3 triệu USD.
2.1.2. Thơng tin về tình hình tai nạn lao động 9 tháng đầu năm 2020
Qua khai báo, thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra 11 vụ
tai nạn lao động, trong đó có 05 vụ tai nạn lao động chết người, làm 05 người bị chết.
Theo đó:
-


Ngày 8/3/2020 tại Phân xưởng sản xuất DCP của Cơng ty Hóa chất Đức Giang,
nằm trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, khi một
nam công nhân đang tiến hành cẩu nâng bao DCP trọng lượng khoảng 1 tấn lên đã
bị bao DCP rơi trúng người dẫn đến tử vong

-

Ngày 23/07/2020, một cán bộ của Công ty điện lực Lào Cai trong quá trình chặt
che để phát quang cho đường dây tải điện nhằm đảm bảo cho lười điện an toàn
trong mùa mưa đã bị tử nạn.
6


-

Đáng nói, 3 vụ tai nạn chết người cịn lại là người lao động nằm trong khu vực
khơng có quan hệ lao động

2.2.

Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

2.2.1. Cơ chế chính sách
Các văn bản pháp luật quy định cho việc thực hiện của thanh tra lao về pháp luật an
toàn, vệ sinh lao động:
-

Luật số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội: Luật Thanh tra;


-

Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 của Quốc hội: Bộ Luật Lao động;

-

Luật số: 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội: Luật An toàn, Vệ sinh lao
động;

-

Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

-

Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ
Lao đông – Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;

-

Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND ngày 19/08/2016 của Uỷ ban nhân dân ban
hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai;

-

Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 27/02/2019 của Uỷ ban nhân dân về sửa

đổi, bãi bỏ một số nội dung tại Điều 3 của Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Lào
Cai ban hành kèm theo Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND;

2.2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra : Thanh tra sở, Phòng Thanh tra Sở .
Thanh tra Sở là cở quan của Sở lao động – Thương binh xã hội tỉnh Bắc
Giang là phòng chức năng trong cơ cấu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải
quyết khiếu nại, tố cáo; phòng; chống tham nhũng,tiêu cực; thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí trong lĩnh vực lao động, người có cơng với xã hội thuộc phạm vi
7


quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra : Thanh tra sở, Phòng Thanh tra Sở .
Thanh tra Sở là cở quan của Sở lao động – Thương binh xã hội tỉnh Bắc
Giang là phòng chức năng trong cơ cấu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải
quyết khiếu nại, tố cáo; phòng; chống tham nhũng,tiêu cực; thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí trong lĩnh vực lao động, người có cơng với xã hội thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra : Thanh tra sở, Phòng Thanh tra Sở .
Thanh tra Sở là cở quan của Sở lao động – Thương binh xã hội tỉnh Bắc
Giang là phòng chức năng trong cơ cấu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải
quyết khiếu nại, tố cáo; phòng; chống tham nhũng,tiêu cực; thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí trong lĩnh vực lao động, người có cơng với xã hội thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra : Thanh tra sở, Phòng Thanh tra Sở .

Thanh tra Sở là cở quan của Sở lao động – Thương binh xã hội tỉnh Bắc
Giang là phòng chức năng trong cơ cấu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải
quyết khiếu nại, tố cáo; phòng; chống tham nhũng,tiêu cực; thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí trong lĩnh vực lao động, người có cơng với xã hội thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm Thanh tra sở, Phòng Thanh tra Sở.
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở lao động – Thương binh xã hội tỉnh Lào Cai, thực
hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải quyết khiếu
nại, tố cáo; phòng; chống tham nhũng,tiêu cực; thực hành tiết kiệm và chống lãng phí
trong lĩnh vực lao động, người có cơng với xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở
theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Lực lượng thanh tra
Tổng số thanh tra viên, chuyên viên tại tỉnh Lào Cai gồm 92 thanh tra, số lương
thanh tra tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Lào Cai có 03 thanh tra, trong đó 01
Chánh Thanh tra: Nguyễn Minh Thư – Thành ủy viên, 02 Phó Chánh Thanh tra: Phạm Thị
Mai, Nguyễn Hữu Thương.
Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức sau khi
thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

8


Ngoài việc thanh tra an toàn lao động, thực hiện chính sách pháp luật về lao động,
lực lượng này cịn phải thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có cơng, trẻ em
và gần đây là triển khai phòng chống tham nhũng, áp dụng cơ chế một cửa trong tiếp cơng
dân, giải quyết đơn thư khiếu nại.
2.2.4. Hình thức thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội Lào
Cai ra quyết định thanh tra.

Ngoài ra, tiến hành thanh tra đột xuất theo yêu cầu công tác quản lý của ngành và
theo chỉ đạo của cấp trên.
2.2.5. Phương thức thanh tra
Các thanh tra viên phụ trách vùng có các doanh nghiệp hoạt động thì thực hiện
kiểm tra các doanh nghiệp thuộc vùng của mình để phát hiện sai phạm và báo cáo cho
thanh tra sở.
Phát phiếu tự kiểm tra: hàng năm, các thanh tra viên phát phiếu tự kiểm tra cho các
doanh nghiệp trong đó có thanh tra về
2.2.6. Nội dung thanh tra
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
tại các doanh nghiệp: việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn với máy, thiết bị,
vật tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất; việc chấp hành các quy trình, biện
pháp làm việc an tồn tại nơi làm việc; việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng
ồn, độ rung, ánh sáng/nhiệt độ; việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động;
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm định, huấn
luyện an toàn, vệ sinh lao động; phòng chống cháy nổ.

9


2.2.7. Kết quả thanh tra
Trong khoảng thời gian năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, các sở, ngành, địa
phương tỉnh Lào Cai đã tổ chức 105 cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại 645 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh. Riêng Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã phối hợp cơ quan liên ngành
tổ chức 3 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất và chuyên đề trong việc chấp hành pháp luật
an toàn vệ sinh lao động tại 39 đơn vị; kiểm tra cơng tác an tồn vệ sinh lao động tại 18
cơng trình thi cơng xây dựng trọng điểm. Đồn thanh, kiểm tra đã ra quyết định xử phạt
hành chính đối với 109 đơn vị có sai phạm với tổng số tiền là 634,8 triệu đồng.
Với lực lượng mỏng (chỉ có 3 thanh tra tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội)

và “ơm” nhiều việc như hiện nay thì phải sau rất lâu thanh tra viên mới quay lại doanh
nghiệp một lần. Do đó, việc phát hiện ra vi phạm, nhất là những vi phạm trong an toàn lao
động tại các doanh nghiệp trên địa bàn một cách thường xuyên là rất hiếm. Đây chính là
một trong nhiều nguyên nhân khiến tình hình tai nạn lao động vẫn cịn diễn ra.
Đặc biệt các doanh nghiệp còn vi phạm rất nhiều các quy định về an toàn, vệ sinh
lao động. Các lỗi này chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, lực
lượng phụ trách mảng an tồn lao động cịn yếu nên dễ xảy ra sai phạm. Điển hình những
sai phạm về:
-

Chưa xây dựng chi tiết kế hoạch an toàn vệ sinh lao động hàng năm; báo cáo định
kỳ công tác triển khai, tai nạn lao động, hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn
vệ sinh lao động chưa thực hiện đầy đủ.

-

Không đánh giá các yếu tố nguy cơ tai nạn lao động: Nhiều doanh nghiệp không
đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để xử lý, do vậy
kiểm tra thực tế tại công trường đã phát hiện nhiều vi phạm quy định và quy chuẩn
về an tồn vệ sinh lao động.

-

Khốn trắng cả phương tiện bảo vệ cá nhân cho người cai thầu

-

Không tổ chức huấn luyện lại về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động (chỉ
phổ biến nội quy, khơng có chương trình, kế hoạch, tài liệu theo quy định);


-

Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện khám sức khỏe từ khi tuyển dụng cho các lao
10


động mùa vụ làm việc trên công trường để bố trí cơng việc phù hợp với sức khỏe
và theo dõi sức khỏe định kỳ mặc dù lĩnh vực xây dựng, làm việc trên giàn giáo là
cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động địi hỏi phải bố trí lao động
đủ sức khỏe.
-

Thiết bị khơng đảm bảo an toàn: trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người
lao động chưa đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
tương ứng

-

Vi phạm về an toàn điện doanh nghiệp được kiểm tra lại nơi làm sản xuất đều vi
phạm các quy chuẩn an toàn.

3. Một số kiến nghị đối với công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Một là, tiếp tục rà sốt chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động
của thanh tra an toàn vệ sinh lao động, đề xuất điều chỉnh, ban hành, tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động thanh tra phù hợp với tình hình mới: Để tăng cường năng lực thanh tra
an toàn vệ sinh lao động thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, cân thường
xuyên rà soát, xây dựng mới, sửa đổi quy định hiện hành liên quan đến tổ chức và hoạt
động của Thanh tra an toàn vệ sinh lao động cho phù hợp với đặc thù của ngành, lĩnh vực
và thay đổi của chính sách, pháp luật có liên quan.

Hai là, tăng cường thanh tra an tồn vệ sinh lao động có trọng điểm: Tổ chức thực
hiện các chiến dịch thanh tra an toàn vệ sinh lao động theo chun đề; Tập trung, kiểm
sốt cơng tác thanh tra an toàn vệ sinh lao động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đối tượng, địa phương tồn tại vi phạm nghiêm trọng
về an toàn vệ sinh lao động.
Ba là, xây dựng và đổi mới quy trình và phương pháp thanh tra, áp dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động thanh tra: Xây dựng quy trình và phương pháp thanh tra chuyên
đề về TVSLĐ áp dụng đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ (dưới
10 lao động) và với những người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Bốn là, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho thanh tra an toàn vệ sinh lao
động: Cập nhật, hoàn thiện tài liệu, chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho thanh tra viên,
11


công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra và chuẩn kỹ năng cho giảng viên; tăng
cường các trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm.
Năm là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và trao đổi thông tin: Hoàn thiện
và nâng cấp phần mềm quản lý điều hành nội bộ đáp ứng quản lý mạng lưới thanh tra An
Toàn Vệ Sinh Lao Động; Tăng cường sử dụng trang thơng tin điện tử và thiết lập
nhóm liên kết trực tuyến để trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan thanh tra ở Trung
ương với địa phương và các cơ quan, đơn vị bên ngoài. Đồng thời, xây dựng phần mềm
quản lý cuộc thanh tra để có cơ sở dữ liệu thanh tra tại doanh nghiệp, giúp việc xây dựng
kế hoạch thanh tra và quản lý sau thanh tra có hiệu quả; Tiếp tục sử dụng các hộp thư điện
tử, số điện thoại hotline nhằm tiếp nhận, trả lời các vướng mắc, kiến nghị, hỏi đáp pháp
luật của người dân, cơ quan và doanh nghiệp trong công tác an toàn vệ sinh lao động.
Sáu là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật liên quan
đến an toàn vệ sinh lao động: Tổ chức các tọa đàm, hội nghị, hội thảo, các kênh hỏi đáp
trực tuyến hoặc qua thư điện tử để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật
về an toàn vệ sinh lao động; tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp và các tổ chức
xã hội nhằm tuyên truyên, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý

nhà nước của Ngành đến người dân và doanh nghiệp; nâng cao vai trị của cơ quan truyền
thơng trong việc biểu dương những điển hình tốt, kiểu mẫu về an toàn vệ sinh lao động;
phản ánh, phê phán những vi phạm, tồn tại về an toàn vệ sinh lao động; công bố các sai
phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp, người dân biết lựa chọn dịch
vụ, đối tác và giám sát việc thực hiện cơng tác an tồn vệ sinh lao động.
Bảy là, tăng cường đội ngũ cộng tác viên thanh tra, phối hợp với các đơn vị có liên
quan nhằm thiết lập đội ngũ cộng tác viên thanh tra thường xun, có tính đến đội ngũ
cán bộ có chun mơn tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cán bộ tại các Tập đồn, Tổng
cơng ty là doanh nghiệp có vốn Nhà nước và có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng,
phương pháp thanh tra chuyên ngành cho đội ngũ này; Đảm bảo cơ sở vật chất, phương
tiện, điều kiện hoạt động cho thanh tra.

12


KẾT LUẬN
Với mục tiêu bảo vệ an toàn cho người lao động tránh khỏi những ảnh hưởng của
những yếu tố nguy hiểm có hại và tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức
khoẻ cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần thúc đẩy quá
trình phát triển chung của đất nước, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là một chính
sách kinh tế -xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một phần quan trọng, là bộ phận không
thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xă hội của nước ta. Thực hiện tốt công tác
thanh tra an tồn vệ sinh lao động cũng như cơng tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
sẽ bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người lao động, góp phần quan trọng vào việc phát
triển sản xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn, nhân văn gắn
với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảo vệ mơi trường và
văn hóa trong sản xuất.
Trên đây là những thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn
– vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian
qua. Qua đó, em đưa ra một vài kiến nghị nhằm cải thiện công tác thanh tra việc thực hiện

pháp luật an toàn vệ sinh lao động và giúp doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện pháp luật
tốt hơn.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh tra năm 2010;
2. Bộ Luật Lao động năm 2012;
3. Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015;
4. Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
5. Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao
đông – Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;
6. Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND ngày 19/08/2016 của Uỷ ban nhân dân ban hành
Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai;
7. Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 27/02/2019 của Uỷ ban nhân dân về sửa đổi,
bãi bỏ một số nội dung tại Điều 3 của Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Lào Cai ban
hành kèm theo Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND;
8. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, được lấy từ: https://http//laocai.gov.vn
9. Cổng thông tin điện tử thanh tra tỉnh Lào Cai, được lấy từ: />10. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai – Sở Lao động – Thương binh và xã hội, được lấy

từ: />
4




×