Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch lớp trung cấp LLCT PHÁT TRIỂN DỊCH vụ DU LỊCH ở THÀNH PHỐ HUẾ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.56 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH K16B- 20
***

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HUẾ
HIỆN NAY
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Sơn

Tháng 05 năm 2020


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều
Tây Sơn (1788 - 1801) và nhà Nguyễn (1802 – 1945). Hiện nay, thành phố là
một trong những trung tâm về văn hoá – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào
tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Những địa
danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến,
Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đơ
Huế (1993), Nhã

nhạc

cung

đình



Huế (2003), Mộc

bản

triều

Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến
trúc cung đình Huế (2016). Ngồi ra, Huế cịn là một trong những địa phương có
di sản hát bài chịi đã được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ thư
thái đi vào lịng người, khơng chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên,
sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm mà cịn bị “cuốn hút” bởi tính cách con
người xứ Huế “nhẹ nhàng, sâu lắng…”. Nổi bật nhất là nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn với cố đô Huế - nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc cố
đô cổ được coi là một kiệt tác kiến trúc đô thị cổ của khu vực Đông Nam Á và
thế giới.
Trong chuyến đi nghiên cứu thực tế chúng tơi đã được nghe báo cáo, tìm
hiểu, trao đổi về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch với trung
tâm chính trị của thành phố Huế. Với nguồn tài nguyên du lịch và vị trí địa lý
thuận lợi, du lịch Huế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều kết
quả tích cực. Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế và so với
tiềm năng du lịch của Huế thì các kết quả đạt được của ngành du lịch Huế vẫn
chưa được như mong muốn. Với suy nghĩ đó, tơi đã tìm hiểu và nghiên cứu về nội
dung: “Phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố huế hiện nay”


2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Phương pháp này nhằm bổ sung các tài
liệu còn thiếu sót, chưa cập nhật. Đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của số liệu

đã thu thập đươc qua các báo cáo về tình hình phát triển của thành phố Huế.
- Phương pháp thu thập, thống kê số liệu: Việc thu thập toàn bộ số liệu
được kế thừa, chọn lọc trong các báo cáo chính trị về tình hình phát triển kinh tế,
xã hội, du lịch của Huế.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ du lịch ở Huế hiện
nay.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ du lịch ở Huế giai
đoạn hiện nay.
- Về nội dung: Báo cáo này chỉ tập trung phân tích, đánh giá về khả năng
phát triển dịch vụ du lịch ở Huế hiện nay.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính
trị và Nghị quyết 03-NQ/TƯ ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch,
dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trên
cơ sở Nghị quyết, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển ngành du lịch thực sự
là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu
vực; từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Huế là Kinh đô của lễ hội và ẩm
thực.


2. Cơ sở thực tiễn
Với hành trình 5 ngày, lớp chúng tơi đi qua rất nhiều di tích lịch sử, ở mỗi
địa danh chúng tơi đều có những cảm nhận riêng khác nhau, nhưng ở bất kỳ nơi
nào, ở nơi đâu chúng tôi cũng thấy tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên con người Việt
Nam.
Huế từ lâu là một trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước. Tỉnh

Thừa Thiên Huế luôn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du
lịch là một trong những chương trình trọng điểm của địa phương. Huế được nhiều
khách trong nước và quốc tế biết đến như một điểm đến thân thiện, mến khách, một
trong những địa phương tiềm năng lớn của du lịch cả nước, tiềm ẩn những giá trị
hấp dẫn, độc đáo, tính khác biệt, nổi trội của vùng đất kinh kỳ.
3. Tiềm năng phát triển kinh tế - du lịch của Huế
- Vị trí địa lý: Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ
Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Diện tích
của tỉnh là 5.053,99 km², giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đơng giáp biển
Đơng, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy
Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội
654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
- Khí hậu: Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt:
+ Từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C.
+ Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung
bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh.
- Tài nguyên thiên nhiên du lịch:
+ Hệ thống đầm phá: Phá Tam Giang, Đầm Thủy Tú, Đầm Cầu Hai, Đầm
An Cư... Đây là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị có khả năng phát triển nhiều


loại hình du lịch sinh thái cũng như văn hố, hệ thống đầm phá của Thừa Thiên
Huế.
+ Hệ sinh thái: rất đa dạng phản ánh sự giao thoa nhiều luồng sinh vât thuộc
khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam Việt Nam. Thừa Thiên Huế có nguồn
hải sản phong phú đảm bảo cung cấp đặc sản cho du khách và tạo điều kiện tổ
chức các loại hình du lịch như câu cá, tôm, mực, lăn biển…
Sự đa dạng của hệ sinh thái Thừa Thiên Huế tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch gắn liền với môi trường thiên nhiên như du lịch sinh
thái, du lịch giáo dục môi trường…

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật bao gồm: Tài nguyên du lịch biển với
các bãi biển Cảnh Dương; Thuận An; Lăng Cô; bãi Cả; bãi Chuối (Lăng Cô), Đông
Dương, Hàm Rồng (huyện Phú Lộc), Quảng Ngạn (Quảng Điền), Phong Hải Điền Lộc (Phong Điền), Vinh Thanh - Tư Hiền, Ngũ Điền, đảo Sơn Chà…
* Các điểm thắng cảnh với đèo Hải Vân; núi Ngự Bình; Đồi Vọng Cảnh;
đồi Thiên An và hồ Thuỷ Tiên; núi Ngọc Trản; núi Thiên Thai…
* Các nguồn nước khống như nguồn Thanh Tân; nguồn Hương Bình;
nguồn A Rồng; nguồn Pahy; Mỹ An; nguồn Thanh Phước và nguồn Tân Mỹ.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Hệ thống di tích lịch sử quan trọng có giá trị phục vụ du lịch: Nổi bật nhất
trong hệ thống các di tích lịch sử của Thừa Thiên Huế là quần thể di tích cố đơ
Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các cơng trình kiến trúc tơn giáo, kiến trúc
dân dụng… thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Champa, Việt,
Trung Hoa và phương Tây tạo thành sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Cố đô
Huế đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hố thế giới.
Ngồi quần thể di tích Huế, cịn có 34 di tích đã được nhà nước xếp hạng.
Trong số đó nhiều di tích được coi là có giá trị đặc biệt quan trọng cần tập trung đầu
tư tôn tạo, bảo vệ và tổ chức khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là khu


di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu địa đạo
huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mịn Hồ Chí Minh...
+ Các lễ hội: các lễ hội dân gian ở Huế thường gắn với tín ngưỡng, tơn
giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống. Bên cạnh những nét chung
của lễ hội Việt, các lễ hội ở Huế còn mang những nét riêng của vùng ven biển.
Các lễ hội dân gian nổi bật ở Thừa Thiên Huế là lễ hội Cầu Ngư; lễ hội Điện
Hịn Chén, các lễ hội cung đình như lễ tế giao, lễ đại triều, lễ đăng quang... thu
hút đông đảo người dân xứ Huế và các tỉnh lân cận. Các lễ hội này có thể khơi
phục, khai thác như một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.
+ Nghệ thuật truyền thống: Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều
thể loại. Ta có thể tìm thấy ở đây vẻ trang trọng kiêu sa của nhạc cung đình như

giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc..., vẻ bình dị sâu lắng của dân gian như các làn điệu
dân ca. Các làn điệu dân ca của Huế có nét đặc trưng riêng biệt. Nó mang chất
trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn
nhưng không bi lụy. Tiêu biểu là các điệu hị: hị mái đẩy, mái nhì, hị nện, hị
giã gạo..., các điệu lý: lý Con Sáo, lý Hoài Xuân, lý Hồi Nam, lý Tình Tang...
mà mỗi khi thống nghe ta đã liên tưởng ngay tới Huế.
Với giá trị đặc sắc về văn hố, ca múa nhạc cung đình Huế đã được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hố phi vật thể của thế giới tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Nghệ thuật ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là
thành phố Huế rất phong phú, độc đáo, mang bản sắc độc đáo địa phương. Nó
được hình thành qua một q trình lịch sử lâu dài chủ yếu là giai đoạn Huế đóng
vai trị kinh đơ của đất nước dưới thời Nguyễn. Nghệ thuật ẩm thực của Huế vừa
mang phong cách sang trọng, cung đình (với các các món ăn trong cung đình)
vừa mang phong cách giản dị, dân dã (với các món ăn bình dân) nhưng đều có
màu sắc, hương vị rất hấp dẫn và thể hiện sự khéo léo của người dân Huế.


Bánh Huế
Nghệ thuật ẩm thực của Huế được xem là một nguồn tài nguyên du lịch và
là nội dung của hầu hết các tour du lịch đến Huế..
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng: Thời gian gần đây, Huế khá chú trọng
tới việc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
Ngoài hạ tầng kết nối như đầu tư mở rộng các tuyến đường đến các khu du lịch,
mở thêm các chuyến bay, các cơ sở lưu trú và chất lượng dịch vụ cũng được
nâng lên đáng kể.
Việc kết nối tour tuyến cũng được chú trọng, ngoài gần 90 đơn vị lữ hành
gồm cả trong nước và quốc tế, lãnh đạo tỉnh, ngành du lịch thường xuyên có



những buổi làm việc với các doanh (DN) nghiệp lữ hành ở hai đầu đất nước để
kết nối tour đưa khách về Huế.
- Nguồn nhân lực: Nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch Thừa Thiên Huế
đồng bộ, toàn diện, hiệu quả và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế;
ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội
và ngành du lịch. Đến năm 2020, nguồn nhân lực du lịch Thừa Thiên Huế sẽ
tăng thêm 58% so với năm 2017; có 90% người lao động tại các doanh nghiệp
du lịch đã qua đào tạo trong các lĩnh vực liên quan, đạt trình độ trung cấp du lịch
trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên ngành.
4. Phát triển dịch vụ du lịch ở Huế hiện nay
Cuối năm 2018, Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Lăng Cô - Cảnh
Dương, tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với kỳ
vọng sẽ tạo được hành lang pháp lý và môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được
các dự án đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, KDLQG Lăng Cô Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế tạo đà cho nền kinh tế
phát triển.
Một số điểm đến mới đã được chính thức đưa vào vận hành, khai thác: cụm
lăng Vua Gia Long, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật Kỳ Đài, khu vực phố đêm
Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu tiếp tục được chỉnh trang, nâng cao chất
lượng và đa dạng các hoạt động, dịch vụ để hấp dẫn khách du lịch và cộng đồng
địa phương, tạo một điểm nhấn thu hút khách về đêm trên địa bàn thành phố Huế.
Hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế đã được nâng tầm cả về
quy mơ và hình thức triển khai; tần suất đón các đồn Famtrip, Presstrip tăng lên
nhiều lần, việc tham gia các hội chợ trong và ngoài nuớc đã kêu gọi được sự
hưởng ứng, chung tay của các doanh nghiệp nên chất lượng được nâng cao.
Năm 2018, Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng rất mạnh về các chỉ tiêu
về kinh tế - du lịch. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 32.417


tỷ đồng tăng 7,15% so năm trước; Tổng thu ngân sách năm 2018 ước đạt 7.255

tỷ đồng, vượt 6,2% dự toán năm và tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó:
Thu nội địa ước đạt 6.315 tỷ đồng, vượt 4,2% dự toán, tăng 1,8% so cùng kỳ
năm trước, Thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao
so với dự toán, đạt 550 tỷ đồng, vượt 31% dự toán và tăng 34% so cùng kỳ năm
trước. Về cơ cấu kinh tế năm 2018, khu vực dịch vụ chiếm 50,4%, khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 31,66%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
10,97%.
Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế rất cao (tăng 30% so với năm
2017), thị trường khách quốc tế ổn định.Thừa Thiên Huế vẫn được bình chọn
nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam. Số lượng khách du
lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018 đạt 4.332.673 lượt, tăng 14% so với cùng
kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 1.951.461 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ. Khách
lưu trú đạt 2.094.581 lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế
đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473
tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11,3
ngàn tỷ đồng.
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết
03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy ban hành về phát triển du lịch, dịch vụ
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên cơ sở
đó, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững
với những hoạt động, dịch vụ đẳng cấp, để thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn
xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực; đồng thời tập trung
bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong mối quan hệ hài hịa với quy
hoạch phát triển đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh,
đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế.
Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, ngành du lịch Thừa Thiên Huế sẽ
liên kết ngày càng chặt chẽ, hiệu quả với các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng
như các thị trường khách trọng điểm và tiềm năng; đẩy mạnh thu hút đầu tư và



sớm đưa các dự án du lịch trọng điểm đi vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu
quả, đưa du lịch, dịch vụ thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch
Thừa Thiên Huế sẽ được phát triển theo các tiêu chí: Di sản văn hóa được bảo
tồn, cảnh quan mơi trường và lịch sử được gìn giữ và tôn trọng, con người thân
thiện và cơ ứng xử văn mình, các hoạt động dịch vụ đậm giá trị văn hóa truyền
thống.
Năm 2020 với mục tiêu: chuyển mạnh mơ hình tăng trưởng kinh tế theo
chiều sâu; Tiếp tục phát triển du lịch - dịch vụ, gắn với xây dựng thương hiệu
điểm đến Huế; Phát triển đô thị văn minh; Đẩy mạnh cải cách hành chính; Sắp
xếp bộ máy tinh gọn được thể hiện trên các chỉ tiêu cụ thể: Tổng sản phẩm trong
tỉnh (GRDP) tăng 7,5 - 8,%; Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người
(GRDP): 1.915 USD; Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1.055 triệu USD; Tổng đầu tư
toàn xã hội 22.700 tỷ đồng; Thu ngân sách nhà nước 7.210 tỷ đồng; Phấn đấu
giảm tỷ lệ sinh 0,2‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,8‰; Tỷ lệ hộ nghèo giảm
0,7% còn 4,2%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 7,6%; Tỷ lệ người
dân tham gia bảo hiểm y tế 95%; Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề: 64%; Tạo
việc làm mới: 16.000 người; Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch: 82%;
Tỷ lệ che phủ rừng: 57,3 %; Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 96%.
5. Phương hướng
Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ trùng tu khu vực 1 Kinh thành
Huế. Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, hoạt động của dự án hệ sinh thái du
lịch thông minh thuộc Đề án thành phố thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu phục
vụ và phát triển du lịch ; xây dựng đề án Huế - Kinh đô Ầm thực Việt nhằm tạo
tiền đề phát triển mạnh mẽ thiết chế văn hóa ẩm thực phục vụ khách du lịch (Bảo
tàng Văn hóa ẩm thực, các khu ẩm thực tập trung, chuỗi nhà hàng ẩm thực Huế
cao cấp) đi đôi với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa ẩm thực Huế.
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa di
sản, tập trung khu vực Đại nội nhằm phục hồi và tái hiện khơng gian văn hố
Cung đình và vùng phụ cận theo xu hướng xã hội hóa các nguồn lực. Trong năm



2020, Tổ chức thử nghiệm Festival 4 mùa, tiếp tục tổ chức Cuộc đua xe đạp
quốc tế Coupe de Huế 2020 và Ngày hội chạy Marathon Huế 2020 hay thử
nghiệm đua xe đạp lòng chảo sân vận động Huế là những sự kiện thể thao gắn
với du lịch đồng thời cổ động cộng đồng có lối sống lành mạnh, ưa chuộng thể
thao, tiến đến việc hình thành những sản phẩm du lịch định kỳ thường niên của
Huế.
Một số dự án du lịch mới sẽ được hoàn thành, đáng chú ý là DA Khu du lịch
nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô của Công ty CP Quốc tế Minh Viễn sẽ
đưa vào hoạt động giai đoạn 1 trong năm 2020, dự án khách sạn nghỉ dưỡng
Movenpik Địa Trung Hải dự kiến đi vào vận hành trong quý 1/2020
6. Giải pháp
Phát động phong trào thi đua yêu nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế
nhanh và bền vững, huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
nhất là hệ thống giao thông, đẩy mạnh cải cách hành chính
Cơ cấu lại thu chi ngân sách gắn cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư
công, phát triển văn hóa xã hội gắn với phát triển kinh tế và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân
Bảo đảm quốc phịng an ninh; đẩy mạnh cơng tác phòng chống tham
nhũng; phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu
Xây dựng bộ máy trong sạch, hiệu lực hiệu quả, nâng cao kỷ cương kỷ luật hành
chính trong thực thi công vụ, tăng cường công tác thông tin truyền thông.
Một trong những định hướng phát triển dịch vụ du lịch của Huế là bảo tồn
những giá trị địa phương thông qua việc phát triển những ngành nghề thân thiện
với môi trường và sử dụng một cách tiết kiệm nhất các năng lượng khơng có khả
năng tái tạo; chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại các
điểm du lịch, mỗi một doanh nghiệp khi tổ chức tour tuyến mới phải duy trì hệ
sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch.



KẾT LUẬN
Ðến với Huế là đến một vùng danh lam thắng cảnh kỳ thú hữu tình, đầy sức
quyến rũ với con sơng Hương hiền hịa bên ngọn Ngự Bình hùng vĩ. Các di tích
văn hóa, các cơng trình kiến trúc độc đáo, quần thể di tích triều Nguyễn vẫn giữ
nguyên nét uy nghi, cổ kính, trang nghiêm.
Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế giúp cho học viên nắm bắt được tình
hình chính trị, kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời
nắm bắt được những chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Pháp luật
của Nhà nước ở địa phương.
Thông qua việc tiếp xúc với các di tích lịch sử, học viên có cái nhìn trực tiếp
để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế, học viên còn
được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã được học, được
tự do học hỏi để có thêm kiến thức phục vụ cho cơng tác sau này.
Tuy nhiên, vì nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội cịn hạn
chế, khả năng nhận thức có giới hạn nên việc đánh giá và nắm bắt về việc phát
triển kinh tế - du lịch ở Huế nói riêng và cả nước nói chung cịn chủ quan. Từ đó
đưa ra các giải pháp có thể chưa hợp lí. Kính mong q thầy cơ và các đồng chí
đóng góp để báo cáo được hồn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn quý thầy cô và các đồng chí!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2020
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Nga



×