Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng các phương pháp cấy, nguồn mẫu, mật độ, dung dịch NANO (đồng, bạc), và môi trường hai lớp đến sự tăng trưởng tạo cây hoàn chỉnh loài hoa chuông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CÁC PHƢƠNG PHÁP
CẤY, NGUỒN MẪU, MẬT ĐỘ, DUNG DỊCH NANO
(ĐỒNG, BẠC), VÀ MÔI TRƢỜNG HAI LỚP ĐẾN SỰ
TĂNG TRƢỞNG TẠO CÂY HỒN CHỈNH LỒI
HOA CHNG (SINNINGIA SPECIOSA) IN VITRO

Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GVHD: TS. TRỊNH THỊ LAN ANH
SVTH: NGUYỄN HỒNG ANH SANG
MSSV: 1611100157 Lớp: 16DSHA1

TP. Hồ Chí Minh, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung trong đồ án tốt nghiêp là cơng trình nghiên cứu
do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Thị Lan Anh – giảng
viên trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh. Đề tài được thực hiện trên cở
sở nghiên cứu lý thuyết, tiến hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Cơng nghệ
Sinh học Thực vật - Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH, trường Đại học Công


Nghệ TP. HCM. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án tốt nghiệp là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tất cả
các nguồn thơng tin trích dẫn trong luận án đã được liệt kê trong tài liệu tham
khảo.
Đồ án không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, nếu phát hiện có bất kỳ
gian lận nào em xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Anh Sang

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Viện Khoa Học Ứng Dụng
HUTECH ngành Công Nghệ Sinh Học đã tạo điều kiện cho em được thực hiện
đồ án tốt nghiệp tại cơ sở.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Thị Lan Anh đã luôn nhiệt tình
quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng và tạo mọi điều kiện cho em hoàn
thành đồ án của mình. Cơ khơng chỉ giảng dạy kiến thức, mà cịn truyền cảm
hứng, động viên em cũng như khơi dậy đam mê được làm nghiên cứu khoa học.
Qua đó tạo động lực cho em theo đuổi đến cùng và không ngừng học hỏi, tìm
hiểu thêm kiến thức mới. Em thực sự biết ơn Cô đã giúp đỡ và luôn hỗ trợ em
trong suốt q trình thực hiện đề tài để có được kết quả thành công như hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Công Nghệ TP.
HCM, Ban Lãnh đạo Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH ngành Cơng Nghệ
Sinh Học, các phịng bạn cùng các thầy cơ trong trường đã nhiệt tình hướng dẫn
và chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập tại đây.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể ban lãnh đạo, tập thể cán bộ phịng

thí nghiệm Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ
TP. HCM, đặc biệt là thầy Nguyễn Phước Sinh đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện
về thời gian cũng như hướng dẫn về các máy móc thiết bị giúp em thực hiện tốt
đồ án này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan tâm,
chia sẻ những khó khăn, động viên để em hồn thành tốt đồ án
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Anh Sang

2


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................................. 8
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. 10
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 12
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 13
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................... 13
4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 14
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................ 14
5.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................... 14
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 14
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 15
7. Kết quả đạt được ................................................................................................................. 15
8. Kết cấu đề tài ....................................................................................................................... 16

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 17

1.2. Giới thiệu chung về hoa chuông (Sinningia speciosa) ..................................................... 17
1.2.1. Nguồn gốc và phân loại ........................................................................................ 17
1.2.2. Phân loại ............................................................................................................... 19
1.2.3. Đặc điểm sinh học của họ Gesneriaceae ............................................................ 19
1.2.4. Đăc điểm sinh học của loài Sinningia speciosa ................................................... 20
1.2.5. Một số đặc điểm sinh học ở loài Sinningia speciosa ........................................... 20
1.2.6. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa chuông ............................................................ 22
1.2.7. Những vấn đề thường gặp khi trồng hoa ở mơi trường bên ngồi ..................... 23
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa kiểng trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 24
1.3.1. Trên thế giới.......................................................................................................... 24
1.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................... 25
1.4. Các phương pháp nhân giống cây hoa chng ............................................................... 26
1.4.1. Nhân giống hữu tính ............................................................................................. 26
1.4.2. Nhân giống vơ tính ............................................................................................... 27
1.4.3. Áp dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro vào nhân giống cây hoa chuông ................... 28

3


1.4.4. Một số thành tựu nghiên cứu về nhanh giống in vitro cây hoa chuông .............. 28
1.5. Tổng quan về các nguồn mẫu nghiên cứu ....................................................................... 32
1.5.1. Mô sẹo .................................................................................................................. 32
1.5.2. Củ.......................................................................................................................... 33
1.6. Giới thiệu về các chất ứng dụng trong nghiên cứu .......................................................... 34
1.6.1. Alginate ................................................................................................................. 34
1.6.2.Carboxymethyl cellulose........................................................................................ 36

1.6.3. Nano đồng ............................................................................................................... 37
1.6.4. Nano bạc ................................................................................................................. 38
CHƯƠNG 2:

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................. 39

2.1. Vật liệu và phương pháp .................................................................................................. 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 39
2.1.2. Hóa chất sử dụng ................................................................................................. 39
2.1.3. Môi trường nuôi cấy ............................................................................................. 39
2.2. Thiết bị và dụng cụ ............................................................................................................ 39
2.2.1. Thiết bị .................................................................................................................. 39
2.2.2. Dụng cụ................................................................................................................. 40
2.3. Điều kiện thí nghiệm ......................................................................................................... 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 40
2.4.1. Pha môi trường nuôi cấy ...................................................................................... 40
2.4.2. Hấp khử trùng môi trường .................................................................................... 41
2.4.3. Hấp khử trùng dụng cụ cấy .................................................................................. 41
2.4.4. Các thao tác thực hiện trong phòng cấy .............................................................. 41
2.5. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................... 42
2.6. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................................ 42
2.6.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng kích thước lá đến khả năng phát sinh hình
thái của cây hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro ......................................... 42
2.6.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của lá đến khả năng phát sinh hình thái của
cây hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro ....................................................... 43
2.6.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn mẫu đến khả năng phát sinh hình
thái của cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro ......................................... 44

4



2.6.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng mật độ cấy chồi đến khả năng phát sinh cây
hoàn chỉnh của cây hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro ............................. 45
2.6.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến sự phát sinh chồi
và cây hoa chuông (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro. .............................. 46
2.6.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của nano bạc đến sự phát sinh hình thái cây
hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro .............................................................. 47
2.6.7. Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của nano đồng đến sự phát sinh cây con
hoàn chỉnh của cây hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro ............................. 48
2.6.8. Thí nghiệm 8: Khảo sát ảnh hưởng của alginate trong môi trường 2 lớp đến sự
phát sinh chồi và cây hoa chuông (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro ........ 48
2.6.9. Thí nghiệm 9: Khảo sát ảnh hưởng của CMC trong môi trường 2 lớp đến sự
phát sinh chồi và cây hoa chuông (Sinningia speciosa) hoàn chỉnh in vitro ........ 49
2.7. Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................................ 51
2.8. Thống kê và xử lý số liệu .................................................................................................. 51
CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 52

3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng kích thước lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây hoa
chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 10 tuần ni cấy .............................................. 52
3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mẫu cấy lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây hoa
chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 10 tuần ni cấy .............................................. 57
3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nguồn mẫu đến khả năng phát sinh hình thái của cây hoa
chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần ni cấy. ............................................... 62
3.4. Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng mật độ cấy đến khả năng phát sinh cây hồn chỉnh của cây
hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro .......................................................................... 67
3.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chng (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro .............................................................. 72
3.6. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát sinh chồi và cây

hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần ni cấy ......................................... 77
3.7. Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của nồng độ nano đồng đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chng (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro .............................................................. 84
3.8. Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của nồng độ alginate đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chng (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro trên mơi trường hai lớp ...................... 90
3.9. Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của nồng độ CMC đến sự phát sinh chồi và cây hoa chng
(Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy .......................................... 96
CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 102

4.1. Kết luận ........................................................................................................................... 102
5


4.2. Kiến nghị.......................................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 103
PHỤ LỤC.................................................................................................................................... 1

6


A/C

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
:
Auxin/Cytokinin

AVG


:

Aminoethoxyvinlglycine

BA

:

6-Benzyladenine

BAP

:

6-Benzylaminopurin

DNA

:

Deoxyribonucleic Acid

IAA

:

Indole-3-Acetic Acid

IBA


:

Indole-3-Butyric Acid

MS

:

Môi trường MS (Murashige Và Skoog, 1962)

NAA

:

1-Naphthaleneacetic acid

NT

:

Nghiệm thức

SAS

:

Statistical Analysis System

TP.HCM :


Thành Phố Hồ Chí Minh

STS

Silver Thiosuphate

2,4-D

:
:

2,4-Dichlorophenoxyacetic

7


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chng (Sinningia speciosa) .................. 17
Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chng .................................................... 18
Hình 1.3. .Cấu tạo phân tử alginate (Nguồn: Internet) ......................................... 36
Hình 1.4. Carboxymethyl cellulose (Nguồn: Internet) ......................................... 37
Hình 3.1. Ảnh hưởng kích thước lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây hoa
chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 10 tuần nuôi cấy .................................. 54
Hình 3.2. Ảnh hưởng kích thước lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây hoa
chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 10 tuần ni cấy .................................. 55
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mẫu cấy lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây
hoa Chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 10 tuần ni cấy. ......................... 59
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mẫu cấy lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây
hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 10 tuần ni cấy. .......................... 60
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nguồn mẫu đến khả năng phát sinh hình thái của cây

hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần nuôi cấy. ............................ 64
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nguồn mẫu đến khả năng phát sinh hình thái của cây
hoa Chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần ni cấy ............................ 65
Hình 3.7.Ảnh hưởng mật độ cấy chồi đến khả năng phát sinh cây hồn chỉnh của
cây hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần ni cấy....................... 69
Hình 3.8.Ảnh hưởng mật độ cấy chồi đến khả năng phát sinh cây hoàn chỉnh của
cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần ni cấy....................... 70
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát sinh chồi và cây
hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ............................. 74
Hình 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát sinh chồi và cây
hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần ni cấy ............................. 75
Hình 3.11.Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát hình thái của cây
hoa chng in vitro sau 8 tuần ni cấy ............................................................... 79
Hình 3.12. Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát hình thái của cây
hoa chng in vitro sau 8 tuần ni cấy ............................................................... 80
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát hình thái của cây
hoa chng in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ............................................................... 81
8


Hình 3.14.Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát hình thái của cây
hoa chng in vitro sau 8 tuần ni cấy ............................................................... 82
Hình 3.15. Ảnh hưởng của nồng độ nano đồng lên quá trình tạo chồi và cây hoa
chng (Sinningia speciosa) in vitro ..................................................................... 86
Hình 3.16.Ảnh hưởng của nồng độ nano đơng lên q trình tạo chồi và cây hoa
chng (Sinningia speciosa) in vitro ..................................................................... 87
Hình 3.17.Ảnh hưởng của nồng độ nano đồng lên lá của cây hoa chng
(Sinningia speciosa) in vitro .................................................................................. 88
Hình 3.18.Ảnh hưởng của nồng độ alginate đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chng hồn chỉnh trên mơi trường hai lớp .......................................................... 92

Hình 3.19.Ảnh hưởng của nồng độ alginate đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chng hồn chỉnh trên mơi trường hai lớp .......................................................... 93
Hình 3.20.Ảnh hưởng của nồng độ alginate đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chng hồn chỉnh trên mơi trường hai lớp .......................................................... 94
Hình 3.21.Ảnh hưởng của nồng độ CMC lên q trình tạo chồi và cây hoa
chng sau 8 tuần ni cấy ................................................................................... 98
Hình 3.22. Ảnh hưởng của nồng độ CMC lên quá trình tạo chồi và cây hoa
chng sau 8 tuần ni cấy ................................................................................... 99
Hình 3.23.Ảnh hưởng của nồng độ CMC lên quá trình tạo chồi và cây hoa
chuông sau 8 tuần nuôi cấy ................................................................................. 100

9


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khảo sát ảnh hưởng kích thước lá đến khả năng phát sinh hình thái của
cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro ....................................................... 43
Bảng 2.2.Khảo sát ảnh hưởng của lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây
hoa Chuông (Sinningia speciosa) in vitro ............................................................. 44
Bảng 2.3.Khảo sát ảnh hưởng của nguồn mẫu đến khả năng phát sinh hình thái
của cây hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro ................................................ 45
Bảng 2.4.Khảo sát ảnh hưởng mật độ cấy chồi đến khả năng phát sinh cây hoàn
chỉnh của cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro ...................................... 46
Bảng 2.5.Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến sự phát sinh chồi và cây
hoa chng (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro. .......................................... 47
Bảng 2.6.Khảo sát ảnh hưởng của nano bạc đến sự phát sinh hình thái cây hoa
chng (Sinningia speciosa) in vitro ..................................................................... 47
Bảng 2.7.Khảo sát ảnh hưởng của nano đồng đến sự phát sinh cây con hoàn
chỉnh của cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro ...................................... 48
Bảng 2.8.Khảo sát ảnh hưởng của alginate trong môi trường 2 lớp đến sự phát

sinh chồi và cây hoa chng (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro................ 49
Bảng 2.9.Khảo sát ảnh hưởng của alginate trong môi trường 2 lớp đến sự phát
sinh chồi và cây hoa chng (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro................ 50
Bảng 2.10.Các chỉ tiêu theo dõi về cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro
................................................................................................................................ 51
Bảng 3.1. Ảnh hưởng kích thước lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây hoa
Chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 10 tuần nuôi cấy ................................. 53
Bảng 3.2.Ảnh hưởng của mẫu cấy lá đến khả năng phát sinh hình thái của cây
hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 10 tuần nuôi cấy. .......................... 58
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nguồn mẫu đến khả năng phát sinh hình thái của cây
hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ............................. 63
Bảng 3.4. Ảnh hưởng mật độ cấy chồi đến khả năng phát sinh cây hoàn chỉnh của
cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần nuôi cấy....................... 68
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát sinh chồi và cây
hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ............................. 73
10


Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến khả năng phát hình thái của cây
hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ............................ 78
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ nano đồng đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chng (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro .................................................. 85
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ alginate đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chuông (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro trên mơi trường hai lớp .......... 91
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ CMC đến sự phát sinh chồi và cây hoa
chng (Sinningia speciosa) hồn chỉnh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ................. 97

11



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý
và phát triển, diện tích trồng hoa cũng vì thế mà tăng nhanh. Với sự ưu đãi của
thiên nhiên về điều kiện khí hậu và đất đai màu mỡ đã tạo điều kiện thích hợp
cho việc trồng nhiều loại hoa như phong lan, địa lan, layer, hồng, đồng tiền, hoa
chuông. Gần 90% các loài hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong
nước, song song với thị trường trong nước, việc xuất khẩu hoa cũng đang tăng
khá nhanh ở các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản với một số loại hoa
đặc thù của Việt Nam như hoa sen, hoa nhài.
Ở Việt Nam, hoa chuông (Sinningia speciosa) thuộc họ tai voi
(Gesneriaceae), bộ hoa mơi (Lamiales), có nguồn gốc nhiệt đới (thuộc khu vực
rừng nhiệt đới của Brazil ở Nam Mỹ) là một trong những loại hoa mới được nhập
nội với nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu,
độ bền tự nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:
trang trí trong nhà, ban cơng, cơng viên, cơng sở. Do vậy, hoa Chng đã nhanh
chóng trở thành một trong những lồi hoa nhập nội có giá trị, đáp ứng được xu
hướng ưa thích các lồi hoa mới lạ của người chơi hoa và sự quan tâm của người
trồng hoa.
Hoa Chuông được phát hiện từ rất sớm (1785) nhưng chỉ thực sự được nuôi
trồng, nhân giống và lai tạo vào những năm 70 thế kỷ 18. Sau đó, hoa Chng
được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thể giới như Hà Lan, Pháp, Đức và được
người châu Âu chọn tạo ra nhiều giống hoa mới ngày nay ( David, 2012). Tuy
nhiên, nguồn cây giống đang được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt
(nhập nội từ Trung Quốc), chất lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ
mọc thấp) và không chủ động. Vì vậy, diện tích trồng hoa Chng cịn rất ít, chủ
yếu phục vụ cho cơng tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cây hoa Chng trong tự nhiên có thể được nhân giống bằng hạt, đoạn
thân, lá và củ. Các phương pháp nhân giống truyền thống này thường cho hệ số

12


nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết và cây giống dễ bị thối hóa qua q trình canh tác lâu dài. Để khắc phục
những hạn chế của các phương pháp nhân giống truyền thống và đảm bảo nguồn
cung cấp cây giống có chất lượng cao cho người sản xuất. Phương pháp nhân
giống vơ tính bằng kỹ thuật ni cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương
pháp nhân giống rất có hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn
toàn sạch bệnh, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản
xuất được ở quy mơ lớn.
Trong những năm vừa qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nhân nhanh
in vitro cây hoa chuông: Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2004); Dương Tấn
Nhựt và cộng sự (2005); Eui và cộng sự (2012); Ioja-Boldura và Ciulca (2013);
Lã Thị Thu Hằng (2015).
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên nên quyết định nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cấy, nguồn mẫu, mật độ, dung dịch
nano (đồng, bạc, chitosan), và môi trường hai lớp đến sự tăng trưởng tạo cây
hồn chỉnh lồi hoa chng (Sinningia speciosa) in vitro”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh hình thái của cây hoa
Chng (Sinningia speciosa) từ các bộ phận của cây (thân, củ, lá) với các hợp
chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ auxin và cytokinin nhất định, ứng dụng công
nghệ nano vào ni cấy cây hoa chng, tìm ra nồng độ nano đồng, bạc thích
hợp cho việc ni cấy. Song song đó, ni cấy cây hoa chuong trong mơi trường
hai lớp để tìm ra các nồng độ CMC, và alginae thích hợp
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát ảnh hưởng nguồn mẫu của cây hoa chuông (Sinningia speciosa)
(thân, củ, mô sẹo) đến sự tạo chồi và cây hoàn chỉnh.

- Khảo sát ảnh hưởng kích thước lá của cây hoa Chng (Sinningia
speciosa) đến sự phát hình thái.
- Khảo sát ảnh hưởng của mẫu cấy lá (Sinningia speciosa) (nguyên lá, phiến
lá, cuống lá) đến sự phát sinh hình thái của cây.
13


- Khảo sát ảnh hưởng của mật độ mẫu cấy cây hoa Chuông (Sinningia
speciosa) đến sự tạo thành cây con hoàn chỉnh.
- Khảo sát nồng độ nano bạc đến sự phát sinh hình thái cây hoa Chng
(Sinningia speciosa)
- Khảo sát nồng độ nano đồng đến sự phát sinh hình thái cây hoa Chuông
(Sinningia speciosa)
- Khảo sát nồng độ CMC đến sự phát sinh hình thái cây hoa Chng
(Sinningia speciosa)
- Khảo sát nồng độ alginate đến sự phát sinh hình thái cây hoa Chuông
(Sinningia speciosa)
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thân, củ, lá in vitro của cây hoa Chuông (Sinningia
speciosa).
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung
thông tin về cây hoa chuông, kỹ thuật nhân giống in vitro tạo cây con hoa
Chng hồn chỉnh có năng suất cao, sạch bệnh, chất lượng tốt để áp dụng vào
sản xuất có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về
chọn tạo giống và ứng dụng kỹ thuật di truyền đối với cây hoa Chuông.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu
khoa học, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất giống và kỹ

thuật trồng hoa chậu.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Áp dụng việc bổ sung các nguồn mẫu (thân, lá, củ) in vitro để tạo giống cây
hoa Chuông (Sinningia speciosa) đa dạng về hình thái nhằm tạo ra một số lượng
lớn cây giống trong thời gian ngắn, tiết kiệm công sức và thời gian, mở ra triển
vọng cho việc sản xuất cây giống theo quy mô công nghiệp, đáp ứng đủ lượng
cây trồng với chất lượng cao cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Hơn nữa
còn giúp người nông dân chủ động sản xuất, hạn chế nhập giống từ nước ngoài,
14


giảm giá thành sản phẩm, góp phần ngăn chặn được dịch bệnh lây lan từ nước
ngoài qua con đường cây giống.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết: thu thập thơng tin, phân tích, tổng hợp, chọn lọc tài
liệu là sách chun ngành, tạp chí chun ngành, các cơng trình nghiên cứu, các
bài thi Eureka, các bài báo cáo của Viện, trường đại học, các nguồn internet tin
cậy, các bài báo khoa học trong và ngoài nước…
Nghiên cứu thực nghiệm: tiến hành bố trí các thí nghiệm để khảo sát ảnh
hưởng của một số yếu tố môi trường, điều kiện ni cấy, mơi trường ni cấy,…
Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên. Các nghiệm thức được lặp lại 3 lần, ghi
nhận kết quả trung bình. Các số liệu sau khi thu nhập được sử lý thống kê bằng
phần mềm SAS 9.4 và chương trình MicroSoft excel 2016 ®.
7. Kết quả đạt đƣợc
- Xác định được sự ảnh hưởng kích thước lá đến khả năng phát sinh hình
thái của cây hoa Chuông (Sinningia speciosa) in vitro
- Xác định được sự ảnh hưởng của mẫu cấy lá đến khả năng phát sinh hình
thái của cây hoa Chng (Sinningia speciosa) in vitro
- Xác định được sự ảnh hưởng của nguồn mẫu đến khả năng phát sinh hình
thái của cây hoa Chng (Sinningia speciosa) in vitro

- Xác định được sự ảnh hưởng mật độ cấy chồi đến khả năng phát sinh cây
hoàn chỉnh của cây hoa Chuông (Sinningia speciosa) in vitro
- Xác định được nồng độ nano bạc ảnh hưởng đến sự hình thành chồi và cây
hồn chỉnh của cây hoa Chng (Sinningia speciosa) in vitro.
- Xác định được nồng độ nano đồng ảnh hưởng đến sự hình thành chồi và
cây hồn chỉnh của cây hoa Chuông (Sinningia speciosa) in vitro.
- Xác định được nồng độ CMC ảnh hưởng đến sự hình thành chồi và cây
hồn chỉnh của cây hoa Chng (Sinningia speciosa) in vitro trên môi trường hai
lớp.

15


- Xác định được nồng alginate ảnh hưởng đến sự hình thành chồi và cây
hồn chỉnh của cây hoa Chng (Sinningia speciosa) in vitro trên môi trường hai
lớp..
8. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và đề nghị

16


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Giới thiệu chung về hoa chuông (Sinningia speciosa)
1.2.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây hoa Chuông được phát hiện đầu tiên ở vùng rừng nhiệt đới Brazil vào

năm 1785. Năm 1815, hoa Chuông được trồng ở Anh. Năm 1817, người làm
vườn ở Anh tên là Conrad Loddiges đặt tên hoa Chuông là Gloxinia speciosa (G.
Lodd.) (Hình 1.1), (G là viết tắt tên George Loddige). Người công bố thông tin
về cây hoa Chuông là con trai của George Loddige tên là Conrad Loddiges để
vinh danh nhà thực vật học người Đức Benjamin Peter Gloxin (1765-1794). Năm
1825, hoa Chuông được Conrad Loddiges đổi tên từ Gloxinia speciosa thành tên
mới là (Sinningia speciosa)để đúng định danh thuộc loài S. speciosa. Năm 1877,
hoa Chuông (Sinningia speciosa)được nhà thực vật học Hiern xác định có nhiều
màu sắc khác nhau, hoa có cấu trúc đối xứng (Hình 1.2) và tên khoa học về cây
hoa Chng được dùng từ đó đến ngày nay là (Sinningia speciosa)(G. Lodd.)
Hiern. Hầu hết các loài của Sinningia sống chủ yếu ở khu vực rừng nhiệt đới
Brazil ở Nam Mỹ. Một số giống hoa Chuông hiện nay là kết quả của sự lai tạo từ
hai loài hoa của Brazil: (Sinningia speciosa)và Sinningia maxima do những
người làm vườn ở Scotland thực hiện vào thế kỷ XIX (Kessler,1999).

H nh 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông (Sinningia speciosa)

17


1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông
Các giống hoa Chuông hoang dại đầu tiên được phát hiện ở Brazil có sự đa
dạng về màu sắc, kích thước và hình dáng hoa. Thơng qua q trình lai tạo và
chọn lọc, các giống hoa Chng trồng hiện nay có nhiều ưu điểm để phù hợp với
thị hiếu của người chơi hoa. Hiện nay hoa Chuông được trồng phổ biến ở các
nước và khu vực như: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Bzail, Ấn Độ,
Philippine… Ở điều kiện khí hậu lạnh hoa chuông được trồng như cây một năm,
chúng sẽ ra hoa vào mùa hè và bắt đầu giai đoạn ngủ nghỉ vào mùa đơng, ở vùng
có điều kiện khí hậu ấm hơn thì chúng có thể ra hoa quanh năm.
Cây hoa chuông ((Sinningia speciosa) hay Gloxinia speciosa), là loài hoa

mới được nhập nội vào nước ta trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, hoa
chng cịn có nhiều tên gọi khác: hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử la lan,
tứ quý, mõm chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm…

18


1.2.2. Phân loại
Hoa chuông là cây thân thảo lưu niên, củ nằm dưới mặt đất, sống tự dưỡng
thuộc:
Giới

: Plantae (Thực vật)

Ngành

: Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)

Lớp

: Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)

Bộ

: Lamiales (Bộ Hoa môi)

Họ

: Gesmeriaceae (Họ Tai voi)


Chi

: Sinningia (Chi Hoa chng)

Lồi

: Sinningia speciosa

1.2.3. Đặc điểm sinh học của họ Gesneriaceae
Họ Gesneriaceae là một họ lớn với khoảng 150 giống và 3200 loài. Hầu hết
họ Gesneriaceae thường được phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Chúng thường được tìm thấy ở những nơi đất mùn, khe đá và rừng phủ mùn.
Những cây thường gặp họ này là: Afican Violet, Florist Gloxinia (Sinningia
speciosa), Lipstick Plant (Aeschynanthus), Goldfish Plant (Nematanthus), Cape
Primrose

(Streptocarpus),

Flame

Violet

(Episcia)



Cupid’s

Bower


(Achimenes), (Lã Thị Thu Hằng, 2015). Họ Gesneriaceae rất giống với họ
Scorphulariaceae, Bignoniaceae và cả Orobanchaceae.
Gesneriaceae được phân biệt dựa vào một số đặc điểm:
- Họ Gesneriaceae: đính phơi trắc mơ, khơng khí sinh.
- Họ Orobanchaceae: đính phơi trắc mơ, khí sinh rễ.
- Họ Bignoniaceae: đính phơi trung trục, tâm bì với nhiều nỗn, hột thường
có cánh và khơng có cán phơi cứng, to, hột ít khi có cánh và ít khi dẹp.
Về hình thái học và sinh lý học thì họ này phân thành hai phân họ chính:
Cytrtandroideae và Gesnerioideae. Cytrtandra là giống lớn nhất và phổ biến, có
khoảng 600 lời được phân bố ở Đông Nam Á, Malaysia, Indonesia, Philippine và
các đảo của Thái Bình Dương như là Hawaii.
Gesneriaceae được tách thành 3 nhóm dựa vào cách thân cây thay đổi thành
bộ phận dự trữ: căn hành, thân củ, rễ sợ (tất cả các cây thuộc họ Gesneriaceae
đều có rễ sợ).
19


Các nhà thực vật học có sự đóng góp to lớn trong việc phân loại họ
Gesneriaceae, đó là George Bentham, Robert Brown, Burtt, Clarke, Hilliard,
Joseph Dalton Hooker, William Jackson Hooker, Elmer Drew Merill, Harold
Moore, Conrad Vernon Morton, Hern Nicholar, Laurence Skog, Wang, Anton
Weber và Hans Wiehler. Cho dến hiện tại nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục
thực hiện công việc này, do đó sự phân biệt đặc điểm chung của giống loài trong
họ này hay bị thay đổi.
Một số nằm trong họ Gesneriaceae: Achimenes, Aeschynanthus, Alsibia,
Anodiscus, Besleria, Capamea, Chirita, Columnea, Episcia, Gasteranthus,
Gesneria, Gloxinia, Koellikeria, Mitraria, Nematanthus, Pearcea, Saintpaulia,
Seemamnnia, Siningia, Streptpcarpus,…
1.2.4. Đăc điểm sinh học của loài Sinningia speciosa
Sinningia là một giống thuộc họ Gesneriaceae. Sinningia bao gồm khoảng

65 loài thân thảo có củ sống lưu niên, tất cả đều xuất hiện ở Trung Mỹ, Nam Mỹ
và đặc biệt là tập trung nhiều nhất ở Nam Brazil. Những lồi có thân củ lớn nằm
trong giống Sinnigia là S.leucotricha, S.iarae, S.lineata và S.macropoda,… Loài
được biết đến nhiều nhất là Sinningia speciosa.
Sinningia thường mọc trên những hòn đá cuội, vách đá và hầu hết được thụ
phấn nhờ chim ruồi hoặc ong. Phần lớn các lồi đều có lá mọc đối xứng và có
nhiều lơng tơ trên lá. Hoa lớn, đơn hoặc lưỡng tính, màu sắc sặc sỡ và có hai cặp
nhị so le với nhau trong đó có một nhị lép đính trên tràng hoa. Các bao phấn dính
nhau thành từng cặp (chỉ có nhị dính ) hoặc hợp sinh ở một số lồi. Cây có một
nhụy hoa, vịi nhụy mảnh mai, núm nhụy chia thành 2 thùy. Trái thường có vỏ
chẻ ơ hoặc phì quả. Hạt nhiều và nhỏ, thường có nội nhũ (Trần Hồng Ngọc
Bích, 2004).
1.2.5. Một số đặc điểm sinh học ở lồi Sinningia speciosa
Rễ: Rễ cây hoa Chng thuộc loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều
ngang, ở tầng đất mặt từ 10 - 20 cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ chệnh lệch
nhau không nhiều, số rễ tương đối nhiều nên khả năng hút nước và dinh dưỡng
của cây rất mạnh. Rễ phát sinh từ mầm rễ của hạt, từ củ, thân, cuống lá và những
cơ quan sinh dưỡng tiếp xúc trực tiếp với đất. Vì vậy, hoa Chng rất thích hợp
20


trồng trên các loại giá thể tơi xốp, chủ động điều chỉnh thành phần dinh dưỡng
phù hợp để kích thích bộ rễ phát triển.
Thân: Hoa Chuông thuộc loại cây thân thảo có nhiều đốt giịn dễ gãy. Thân
dạngđứng hoặc bị. Kích thước thân to hay nhỏ, cao hay thấp, cứng hay mềm tùy
thuộc vào giống và thời vụ trồng. Trên thân có các mắt ngủ tiềm sinh ở giữa
cuống lá và thân. Thân có khả năng tái sinh nên được sử dụng để nhân giống vơ
tính.
Lá: Lá đơn mọc đối trên thân khơng có lá kèm. Phiến lá mềm mỏng, có thể
to hay nhỏ hình thn hoặc oval, có màu sắc khác nhau (xanh đậm, xanh nhạt,

xanh phớt hồng...) tùy thuộc vào giống. Cây có ít lá, mặt trên lá bao phủ một lớp
lông tơ mượt như nhung, mặt dưới nhẵn, gân lá hình mạng, trung bình một chu
kỳ sinh truởng của cây có từ 5-18 lá trên thân chính. Vì vậy, lá góp phần làm
tăng giá trị thẩm mỹ của hoa và là cơ quan sinh dưỡng có thể sử dụng làm vật
liệu để nhân giống vơ tính.
Hoa: Hoa hình chng, cánh mướt như nhung và viền cánh hoa có gợn
sóng. Hoa khoe sắc, mọc ra từ nách lá, đơn lẻ hoặc thành chùm nhiều bơng và có
thời gian nở hoa dài. Màu sắc hoa rất đa dạng, hầu như có tất cả các màu trong tự
nhiên (trắng, tím, đỏ hồng,...). Một bơng có thể có một màu hoặc nhiều màu pha
trộn. Hoa có hai dạng là hoa đơn và hoa kép, hoa kép có nhiều vịng cánh, các
cánh xếp xen kẽ nhau. Đường kính bơng hoa tùy thuộc vào giống và thời vụ
trồng, trung bình khoảng 3-7 cm. Hoa có hai dạng chính là hoa lưỡng tính và hoa
đơn tính, đơi khi xuất hiện cả những hoa vơ tính. Cấu tạo hoa gồm các bộ phận:
đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nỗn. Có hai cặp nhị so le với nhau, trong đó có
một nhị lép đính trên tràng hoa, các bao phấn dính nhau thành từng cặp, có một
nhụy hoa, vịi nhụy mảnh mai, núm nhụy chia thành hai thùy. Ngồi ra, cịn có
thêm túi mật thu hút côn trùng (ong, kiến) và động vật nhỏ (chim, ruồi, dơi) làm
tăng khả năng thụ phấn của hoa nhờ cơn trùng và gió. Vì vậy, hoa Chng có thể
đáp ứng được sự đa dạng về thị hiếu, sở thích của người chơi hoa. Ngoài ra, cấu
tạo hoa rất phù hợp để lại tạo, chọn lọc ra nhiều giống mới có màu sắc và kiểu
dáng hoa khác nhau.

21


Quả và hạt: Quả có dạng quả nang (khi chín sẽ nứt ra theo 3 đường nứt
dọc để giải phóng các hạt), hạt nhiều và nhỏ (12.000 hạt/g), có nội nhũ. Như vậy,
cây hoa Chng vừa có khả năng nhân giống vơ tính và nhân giống hữu tính.
Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp hữu tính thường khó (khả năng thụ
phấn thụ tinh thấp ở những vùng sinh thái có nhiệt độ, ẩm độ… không phù hợp),

tỷ lệ cây mọc thường biến động, cây có thời gian sinh trưởng rất dài 5 - 6 tháng,
cây thường bị phân ly với tỷ lệ cao. Nhân giống vơ tính được sử dụng phổ biến ở
các giống hoa Chuông hiện nay.
Sinh sản: Vô hạn (cây có củ, các chồi mới mọc nên từ củ, khi cây kết thúc
một chu kỳ sinh trưởng).
Giai đoạn ngủ nghỉ: Bắt buộc, khi lá rụng hết. Đặc điểm sinh trưởng này
của cây giúp cho người trồng hoa có thể tiếp tục sử dụng củ để làm giống cho vụ
sau khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng. Các chồi mới mọc lên từ củ sẽ sinh
trưởng phát triển tốt cho năng suất và chất lượng hoa cao nếu được chăm sóc
đúng quy trình kỹ thuật.
1.2.6. u cầu ngoại cảnh của cây hoa chng
Nhiệt độ: Hoa Chng có nguồn gốc nhiệt đới nên đa số các giống hoa
Chuông được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động
từ 18 - 240C. Trong giai đoạn ra hoa, nhiệt độ 16 - 180C sẽ kéo dài thời gian ra
hoa. Nhiệt độ nhỏ hơn 100C cây ngừng sinh trưởng, gây tổn thương đến lá và
hoa, khi nhiệt độ lớn hơn 270C cây sinh trưởng nhanh. Yêu cầu điều kiện nhiệt
độ này, vụ Đông Xuân ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể đáp ứng để cây hoa Chuông
sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng hoa cao.
Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự
nở hoa của cây hoa chuông. Hoa Chuông ưa ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực tiếp
sẽ làm cháy lá, trong thời kỳ ngủ nghỉ cây không cần ánh sáng. Quang kỳ thích
hợp nhất để hoa Chng phát triển là khoảng 12 - 16 giờ chiếu sáng/ngày. Cường
độ ánh sáng thấp (270 lux) được chấp nhận với nhiệt độ mát 18 0C, mức ánh sáng
từ 0,5 - 1,1 Klux hoặc cao hơn được khuyến cáo để cây phát triển số lượng nụ và
hoa tốt hơn. Vì vậy, trong sản xuất chúng ta có thể điều chỉnh thời gian và cường

22


độ chiếu sáng cho cây hoa Chuông bằng cách dùng lưới đen che nắng, thắp đèn

để điều chỉnh sinh truởng phát triển của cây, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đất: Hoa Chuông là cây trồng cạn, bộ rễ ăn nơng. Vì vậy, u cầu đất trồng
phải cao ráo, thốt nước tốt, tơi xốp và nhiều mùn, thích hợp với đất có pH từ 5,8
- 7.5.
Ẩm độ và nƣớc tƣới: Hoa Chuông là cây trồng cạn nên không chịu được
úng. Tuy nhiên, do cây có sinh khối lớn, bộ lá to nên cần nhiều nước, chịu hạn
kém. Cây hoa Chuông sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện ẩm
độ đất từ 65 - 80%, độ ẩm không khí từ 60 - 75%. Trong thời kỳ nở hoa nếu độ
ẩm quá cao gây thối hoa và sâu bệnh phát triển mạnh làm giảm chất lượng hoa và
độ bền của hoa. Cây bị úng trong giai đoạn ra hoa thì các núm hoa bị rụng và có
thể gây chết. Khi cây ở giai đoạn ngủ nghỉ, giảm lượng nước tưới cho cây. Bảo
quản củ trong giai đoạn ngủ nghỉ ở điều kiện mát mẻ nhưng phải khô ráo. Khi
trồng nên sử dụng chậu thoáng và thoát nước tốt. Tưới nước mỗi ngày phụ thuộc
vào cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Nên tưới nước vào lúc sáng sớm, tưới nước
xung quanh gốc cây, khơng tưới q đẫm vì cây dễ bị thối và nhiễm bệnh. Thiếu
nước cây sinh trưởng kém, rút ngắn chu kỳ sinh trưởng.
1.2.7. Những vấn đề thƣờng gặp khi trồng hoa ở mơi trƣờng bên ngồi
Cây ra hoa có thể ít nhất 2 tháng nhưng sau đó cây khơ hạn ở bất cứ nơi
nào, đây là lúc cây cần thời gian nghỉ ngơi sau khi ra hoa. Lúc cây bắt đầu giai
đoạn nghỉ thì giảm bớt lượng nước tưới, đặt cây nơi thống mát và khơ ráo. Sau
thời gian nghỉ (6-12 tuần) thì củ nên được trồng trong chậu sạch, tưới nước trở
lại, đặt nơi ấm áp có ánh nắng tán xạ và một thời gian sau cây sẽ lại phát triển,
sẵn sang cho hoa tiếp. Hầu như phần phức tạp nhất là phần chăm sóc cây hoa
Chuông trong khoảng thời gian nghỉ.
Những bông hoa bị rụng, yếu la do độ ẩm và cường độ ánh sáng trong nhà
thấp hơn mơi trường bên ngồi. Cắt bỏ những bơng hoa bị héo để kích thích
những nụ hoa phát triển tốt hơn, cắt bỏ những cuống hoa đã hư và để cây nghỉ
ngơi cho lần ra hoa tiếp theo. Khi những bơng hoa sắp héo thì ngững bón phân và
giảm tưới nước, khi lá cây héo thí ngừng tới nước hoàn toàn, lá sẽ bị xoăn và
rụng. Khi cây bắt đầu tàn nên cắt bỏ những lá khô, để thân củ khô và trồng lại

23


sau gian đoạn ngủ nghỉ của cây. Để giừ hoa tồn tại lâu có thể làm ẩm gián tiếp
bằng máy làm ẩm khơng khí nhưng chú ý khơng phun sương trên lá.
Những bệnh thường gặp như thối rữa củ, virus, giun tròn, rệp cây, nhện, sâu
đục lá, bọ trĩ, thối rữa do thời tiết quá lạnh và ẩm ướt. Khi mép lá bị cuộn lên trên
cho biết khơng khí đang khô hay lá bị cháy xén, khô héo là do mặt trời chiếu trực
tiếp lên cây, lá bị đốm là do tưới phun sương thẳng lên lá. Hoa Chng có củ
nên khi trồng chú ý không chon cũ quá sâu sẽ làm cây thối rữa.
1.3. T nh h nh sản xuất, tiêu thụ hoa kiểng trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và
trở thành một ngành thương mại với giá trị sản lượng cao. Sản xuất hoa mang lại
chuỗi giá trị rất lớn cho nền kinh tế của các nước trồng hoa cây cảnh, ước tính số
lượng hoa kiểng được tiêu thụ mỗi năm trên thế giới có giá trị khoảng 100 tỷ
USD, mức tăng bình quân là 10% (Barbara et al., 2014). Giá trị nhập khẩu của
hoa kiểng ngày càng tăng và các nước thu nhập nhiều như là Đức, Anh, Pháp,
Mỹ,…
Theo Sudhagar và Phil năm 2013, trên thế giới có hơn 145 quốc gia tham
gia vào việc trồng hoa và diện tích các loại cây hoa đang gia tăng đều đặn. Năm
2013 có khoảng 305.105 ha diện tích sản xuất hoa ở các nước trên thế giới, trong
đó tổng diện tích ở châu Âu là 44.444 ha, Bắc Mỹ 22.388 ha, Châu Á và Thái
Bình Dương 215.386 ha, Trung Đơng và Châu Phi 2.282 ha, Trung Phi và Nam
Phi 17.605 ha. Ấn Độ có diện tích lớn nhất với 88.600 ha, theo sau là Trung
Quốc với 59.527 ha, Indonesia: 34.000 ha, Nhật Bản 21.218 ha, Hoa Kỳ 16.400
ha, Brazil 10.285 ha, Đài Loan 9.661 ha, Hà Lan 8.017 ha, Ý 7.654 ha, Vương
quốc Anh 6.804 ha, Đức 6.621 ha và Colombia 4.757 ha. Hoa trồng trong nhà
kính trên thế giới là 46.008 ha.
Theo Barbara và cộng sự (2014), giá trị xuất khẩu hoa trên thế giới tăng

trung bình hàng năm 9% trong giai đoạn 2001 đến 2012 từ 7,1 tỷ đô la Mỹ năm
2001 lên 17,8 tỷ đô la Mỹ năm 2012. Trong đó hoa cắt cành tăng từ 47 % năm
2001 lên 49 % năm 2012 về tổng giá trị xuất khẩu hoa trên thế giới.

24


×