Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đánh giá mô hình kinh doanh thương mại điện tử b2b của công ty cổ phần dầu cá châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.29 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH KINH DOANH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DẦU CÁ CHÂU Á

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THỊ MAI THANH
MSSV: DTC141920
LỚP: DH15TC
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

An Giang, Ngày 09 Tháng 04 Năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH KINH DOANH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DẦU CÁ CHÂU Á

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THỊ MAI THANH
MSSV: DTC141920
LỚP: DH15TC
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM XUÂN QUỲNH



An Giang, Ngày 09 Tháng 04 Năm 2018


ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

......................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám hiệu Trường Đại học An Giang và đặc biệt là quý Thầy, Cô trong Khoa
Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ em, giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức thật bổ ích cho em trong suốt thời gian vừa qua,
đó sẽ là nền tảng cơ bản, là hành trang vô cùng quý giá cho em bước vào sự
nghiệp tương lai sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô hướng dẫn - ThS. Phạm Xuân
Quỳnh đã quan tâm, hướng dẫn em tận tình và chu đáo. Cảm ơn cơ đã chỉ ra
những thiếu sót trong bài báo cáo của em và đưa ra những lời khun hữu ích
giúp em hồn thành tốt bài báo cáo thực tập trong thời gian qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Công ty Cổ phần
Dầu cá Châu Á và đặc biệt là Phó Tổng Giám đốc Cơng ty - chị Nguyễn Thị
Kim Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời
gian em thực tập tại Công ty.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ của chị Trần
Thị Tuyết Nhung và toàn thể các anh chị trong Cơng ty đã chỉ bảo, nhiệt tình
giúp đỡ cho em trong q trình thực tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thiện
bài báo cáo thực tập.
Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng với thời gian và kinh nghiệm thực tế của
bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo khơng thể tránh được những thiếu xót.
Kính mong nhận được nhận xét, sự góp ý tận tình từ Thầy Cô và Ban lãnh đạo
Công ty để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Long Xuyên, Ngày 09 Tháng 04 Năm 2018
Sinh viên thực hiện


Võ Thị Mai Thanh


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................iv
1. LỊCH LÀM VIỆC CÓ NHẬN XÉT VÀ KÝ XÁC NHẬN CỦA GIẢNG
VIÊN HƯỚNG DẪN MỖI TUẦN.....................................................................
2. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY....................................................................... 1
2.1 Q trình hình thành và phát triển.......................................................... 1
2.2 Ngành nghề kinh doanh.......................................................................... 3
2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự.............................................................3
2.3.1 Cơ cấu tổ chức............................................................................... 3
2.3.2 Nhân sự.......................................................................................... 4
2.4 Tầm nhìn, sứ mệnh của Cơng ty năm 2018............................................ 5
2.4.1 Tầm nhìn........................................................................................ 5
2.4.2 Sứ mệnh......................................................................................... 6
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MƠ HÌNH
KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) B2B VÀ MÔI
TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY........................................................ 6
3.1 Hiệu quả hoạt động của mơ hình kinh doanh TMĐT B2B.................... 6
3.1.1 Giới thiệu mơ hình kinh doanh TMĐT B2B.................................6
3.1.2 Kết quả hoạt động của Công ty trong 03 năm gần đây................. 9
3.1.3 Đánh giá mơ hình kinh doanh của Cơng ty thơng qua phân tích
các yếu tố cơ bản của mơ hình TMĐT B2B..................................................... 12
3.1.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mơ hình kinh doanh TMĐT
B2B của Cơng ty............................................................................................... 15
3.2 Mơi trường làm việc của Công ty......................................................... 16

3.2.1 Nội quy Công ty...........................................................................16
3.2.2 Nguồn lực vật chất....................................................................... 18
3.3 Nhận xét................................................................................................ 19
i


4. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG................................... 20
4.1. Quan sát một số nghiêp vụ của nhân viên phòng Kinh doanh............ 20
4.2. Hỗ trợ nhân viên phòng Kinh doanh một số cơng việc.......................20
5. PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN
CÔNG............................................................................................................... 21
6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP.................................... 23
6.1 Những nội dung kiến thức được củng cố..............................................23
6.1.1 Kiến thức về Tin học - Hành chính............................................. 23
6.1.2 Kiến thức Quản trị Marketing......................................................23
6.1.3 Kiến thức về phân tích Tài chính.................................................23
6.2 Những kĩ năng cá nhân, giữa các cá nhân và thực hành nghề nghiệp đã
học hỏi được...................................................................................................... 24
6.2.1 Kỹ năng quan sát và giải quyết vấn đề phát sinh........................ 24
6.2.2 Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ văn phịng.............24
6.2.3 Tác phong cơng nghiệp và kỷ luật doanh nghiệp........................25
6.2.4 Kỹ năng liên kết nhóm và làm việc trong cộng đồng................. 25
6.3 Những kinh nghiệm hoặc bài học thực tiễn đã tích lũy được.............. 25
6.3.1 Bổ sung thêm kiến thức chuyên môn.......................................... 25
6.3.2 Năng cao thái độ và ý thức trách nhiệm...................................... 26
6.3.3 Bài học về sự tự tin và chủ động................................................. 26
6.3.4 Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình.............................. 26
6.4 Chi tiết các kết quả cơng việc đã đóng góp cho Cơng ty..................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 28


ii


DANH SÁCH BẢNG
STT

TÊN BẢNG

TRANG

1

Doanh thu các sản phẩm thuộc mô hình
B2B của Cơng ty giai đoạn 2015 - 2017

9

2

Bảng phân tích số liệu doanh thu của
Cơng ty

10

DANH SÁCH HÌNH

STT

TÊN HÌNH


TRANG

1

Cơng ty Cổ phần Dầu Cá Châu Á

1

2

Dây chuyền sản xuất Dầu cá Ranee

2

3

Sơ đồ tổ chức Công Ty Cổ phần Dầu Cá Châu Á

3

4

Mơ hình kinh doanh B2B

7

5

Giao diện trang Website chính của Cơng ty AFO


7

6

Thơng tin Cơng ty đăng tải trên Trang Vàng
Việt Nam

8

7

Thông tin Công ty đăng tải trên trang TMĐT
Alibaba

8

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

TMĐT

Thương mại điện tử


TMĐT B2B

Business To Business - Giao dịch thương
mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp

3

TMĐT B2C

Business To Customers - Giao dịch thương
mại điện tử giữa doanh nghiệp với người
tiêu dùng

4

AFO

Asia Fish Oil Corporation - Công ty Cổ
phần Dầu cá Châu Á

5

CRM

Customer Relationship Management – Quản
trị quan hệ khách hàng

6


HĐQT

Hội đồng Quản trị

7

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng Cổ đơng

8

BKS

Ban kiểm sốt

9

TGĐ

Tổng giám đốc

10

CB, CNV

Cán bộ, công nhân viên

11


FFA

Phụ phẩm

FSSC 22000

Cơ chế chứng nhận của Hiệp hội Chứng
nhận An toàn Thực phẩm đối với các đơn vị
sản xuất thực phẩm

2

12

iv


1. LỊCH LÀM VIỆC CÓ NHẬN XÉT VÀ KÝ XÁC NHẬN CỦA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN MỖI TUẦN
Thời gian
Tuần

Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc

Nội dung cơng việc
- Tìm hiểu cách làm một bài báo cáo
thực tập tốt nghiệp hình thức mới.
- Xác định chủ đề báo bài báo cáo và

tìm đọc các tài liệu cần thiết.
- Tìm hiểu các thơng tin có liên quan
về Công ty thực tập.

1

22/01/2018
28/01/2018

- Đến công ty nộp giấy giới thiệu
thực tập, ra mắt và chào hỏi các anh
chị nhân viên (ngày 22/01).
- Gặp cô Xuân Quỳnh - giảng viên
hướng dẫn để sửa chữa đề cương chi
tiết lần 1 đã nộp trước đó về nội
dung và hình thức trình bày (ngày
25/01).
- Chỉnh sửa lại nội dung cơ bản của
đề cương chi tiết cho phù hợp.
- Đến Công ty, gặp Phó TGĐ là chị
Kim Hồng và chị Nhung là người
hướng dẫn thực tập để sắp xếp lịch
thực tập (ngày 30/01).

2

29/01/2018
04/02/2018

- Đến Công ty, lắng nghe quy định

Công ty. Được chị Nhung đưa đi
tham quan Cơng ty, tìm hiểu vị trí và
chức năng của các phịng ban trong
Cơng ty (ngày 01/02).
- Bắt đầu viết nội dung cụ thể ba
phần đầu của bài báo cáo.

Xác nhận
của
GVHD


- Đến Cơng ty, được phân vào phịng
Kinh doanh và bắt đầu tìm hiểu sâu
về các nghiệp vụ của phịng (ngày
06/02).

3

05/02/2018
11/02/2018

- Đến Công ty, xin tư liệu về Tổ
chức, Nhân sự của Công ty và nhận
một số tài liệu liên quan đến quy
trình kinh doanh sản phẩm cơng
nghiệp của phịng Kinh doanh (ngày
08/02).
- Viết và nộp bài báo cáo hoàn chỉnh
đến mục số 03 cho Cô hướng dẫn

(ngày 09/02).
- Đến Công ty được chị Nhung
hướng dẫn cách sử dụng máy
photocopy và máy scan. Sau đó giúp
chị Nhung photo và scan một vài tài
liệu vào buổi chiều (ngày 27/02).

4

26/02/2018
04/03/2018

- Đến Công ty, Quan sát được quy
trình tiếp xúc và chăm sóc khách
hàng của chị Nhung phòng kinh
doanh (ngày 01/3)
- Hỗ trợ chị Nhung đánh máy một
vài loại văn bản cơ bản và chuyển
chứng từ cho các bộ phận liên quan
(ngày 03/03).
- Tiếp tục viết hồn chỉnh nội dung
các phần cịn lại của bài báo cáo.

5

05/03/2018
11/03/2018

- Gặp Cô và sửa chữa lại bài báo cáo
lần hai. Nộp lại phần lần trước đã

sửa cho Cô hướng dẫn (ngày 06/03).
- Đến Công ty, photo tài liệu về danh
mục thông tin của sản phẩm giúp chị
Nhung (ngày 07/03).
- Đến Công ty, được chị Hồng dẫn


theo đoàn đi tham quan Nhà máy sản
xuất Dầu cá của Công ty và scan tài
liệu giúp chị Mai Vàng phòng Nhân
sự (ngày 09/03).
- Chỉnh sửa lại nội dung đã được Cô
sửa chữa. Viết tiếp phần 04 - nhiệm
vụ được giao cụ thể hơn.
- Đến Công ty, được chị Hồng cho
số liệu doanh thu của các sản phẩm
Dầu cá thuộc mảng B2B giai đoạn
2015 - 2017. Quan sát được quá trình
chị Nhung xử lý khiếu nại của khách
hàng (ngày 13/03).

6

12/03/2018
18/03/2018

- Gặp Cô hướng dẫn để nhận và sửa
lại nội dung bài báo cáo lần ba ở các
phần hoạt động chuyên ngành và
phần trình bày cơng việc được phân

cơng. (ngày 15/03).
- Đến Công ty, hỗ trợ chị Nhung
nhận và gửi mẫu cho khách hàng
theo yêu cầu (ngày 17/03).
- Chỉnh sửa lại bài báo cáo và điền
số liệu đã xin được. Viết tiếp phần
05 và 06 của bài.
- Đến Công ty, tiếp tục nhiệm vụ
quan sát thực tế và trao đổi những lí
do doanh thu giảm với chị Nhung
(ngày 19/03).

7

19/03/2018
25/03/2018

- Hồn thành bài báo cáo và nộp bản
nháp lần 1 cho Cô hướng dẫn (ngày
20/3).
- Đến Công ty, hỗ trợ chị Nhung gửi
mẫu cho khách hàng và gửi lệnh xuất
hàng xuống Nhà máy (ngày 22/03).
- Gặp Cô hướng dẫn và sửa chữa lại


bản nháp đã nộp trước đó ở các phần
như: bìa chính và bìa phụ, mục lục,
thứ tự trình bày các phần cho phù
hợp; Chỉnh sửa nội dung về phần

hoạt động chuyên ngành, phần nhận
xét và phần kết quả sau đợt thực tập
của bài (ngày 23/03).
- Đến Công ty, hỗ trợ chị Nhung
soạn văn bản xin Sở Cơng Thương
các chương trình khuyến mãi của
Công ty (ngày 27/03).
- Viết bài báo cáo cụ thể hơn ở phần
nội dung công việc được giao và
phần kết quả đạt được sau thực tập.

8

26/03/2018
01/04/2018

- Đến Công ty, hỗ trợ các anh chị
nhân viên Kinh doanh giám sát xuất
hàng để báo cáo cho người hướng
dẫn (ngày 29/03).
- Kết thúc kỳ thực tập tại Công ty,
nhờ chị Nhung và chị Hồng xem xét
bài báo cáo và giúp đỡ đánh giá q
trình thực tập của bản thân (ngày
30/03).
- Hồn thành bài báo cáo thực tập tốt
nghiệp và nộp cho Cơ để chỉnh sửa
trước khi nộp bản chính thức.

9


02/04/2018
08/04/2018

- Gặp Cô hướng dẫn để sửa bản nháp
bài báo cáo đã nộp ở lần 2. Chỉnh
sửa các nội dung bao gồm: bìa chính
và bìa phụ, bảng xử lí số liệu và
phần kết quả sau đợt thực tập (ngày
06/4).
-Tiếp tục hoàn thiện bài báo cáo,
kiểm tra lại lỗi chính tả và hình thức
trình bày trước khi nộp bản chính
thức vào ngày 09/4


2.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Tên đơn vị:

CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU CÁ CHÂU Á
Cơng ty thành viên của Tập Đồn Sao Mai An Giang

Tên viết tắt:

Dầu Cá Châu Á

Tên tiếng Anh:


Asia Fish Oil Corporation (AFO)

Ngày thành lập:

02/07/2010

Địa chỉ:

QL 80, Ấp An Thành, Xã bình Thành, Huyện Lấp Vị,
Đồng Tháp

Điện thoại:

02773 680 997

Fax:

02773 623 939

Email:



Website:

www.ranee.com.vn

Fanpage:


ebook/DaucacaocapRanee

2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á (AFO) được thành lập vào 02/07/2010, là
công ty thành viên của Tập đồn Sao Mai An Giang (tên gọi khác của Cơng ty
Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang).
Công nghệ chế biến mỡ cá thành dầu ăn từ lâu đã được thực hiện, tuy
nhiên, do không khử được mùi tanh trong dầu nên sản phẩm đã không được
thị trường chấp nhận. Vậy mà, ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch HĐQT Tập
đoàn Sao Mai An Giang đã biến mỡ cá thành dầu ăn được thị trường chấp
nhận và xuất khẩu.

Hình 1: Cơng ty Cổ Phần Dầu cá Châu Á
(Nguồn: )
1


Trong những năm kinh doanh xuất khẩu thủy sản, ông Lê Thanh Thuấn
nhìn thấy mỡ Cá Tra thơ vẫn đang dùng để sản xuất dầu Bio-diesel hoặc xuất
khẩu với giá rẻ bèo, trong khi mỡ cá chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý
hiếm, nếu được tinh luyện thành dầu ăn, giá trị sẽ được nâng lên gấp nhiều lần.
Ông Thuấn đã quyết định nghiên cứu biến nguyên liệu này thành sản phẩm có
giá trị kinh tế cao.
Ơng nói: "Vùng đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm cung cấp ra thị
trường sản lượng mỡ cá tra không dưới 140.000 tấn. Trong đó, 50% được
dùng để làm ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến thức ăn gia súc, sản xuất
dầu bio-diesel và xuất khẩu thơ với giá thấp. Trong khi đó, Việt Nam đang
phải chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu dầu thực vật và nhu cầu này
ngày càng gia tăng. Thực ra trước đó, cơng nghệ chế biến mỡ cá thành dầu ăn
đã được thực hiện, tuy nhiên, do không khử được mùi tanh của cá trong dầu

nên sản phẩm đã không được thị trường chấp nhận. Trên thế giới, người ta chủ
yếu sản xuất viên dầu cá dạng thuốc để bổ sung vi chất dinh dưỡng, chứ chưa
có sản phẩm dầu cá được sử dụng như thực phẩm hằng ngày".
Để thực hiện giấc mơ của mình, ơng Thuấn phải nghiên cứu rất nhiều năm,
đi tìm hiểu cơng nghệ ở các nước tiên tiến. Ông đã sang châu Âu đặt cơng
nghệ cho nhiều nơi làm thử, nhưng chỉ có duy nhất một đối tác làm thành cơng,
sau đó đem mẫu ra một viện nghiên cứu dinh dưỡng tại châu Âu phân tích,
trích ly rồi đem về Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhờ kiểm định.
Sau khi nghiên cứu thành công, ông Thuấn quyết định ký hợp đồng trị giá
25 triệu USD với Tập đoàn Desmet Balesstra (Bỉ) để nhập khẩu công nghệ và
thiết bị cho nhà máy tinh luyện dầu cá với công suất 200 tấn/ngày, sản xuất
theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế FSSC khép kín.

Hình 2: Dây chuyền sản xuất Dầu cá Ranee
(Nguồn: Ranee.com.vn)
2


Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á (AFO) là Công ty với nhà máy tinh luyện
đầu tiên theo công nghệ hàng đầu Châu Âu tại Việt Nam với quy mơ nhà máy
lên đến 23.450 m2, có hệ thống bồn chứa lớn với tổng giá trị là 15$ M. Dầu cá
là nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến dầu thực phẩm và hóa phẩm thay
thế phần nào cho dầu nhập khẩu.
2.2. Ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, xuất khẩu và thương mại sản phẩm dầu ăn
chiết xuất từ mỡ cá phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp và lĩnh vực tiêu dùng.
Ngành nghề kinh doanh: Dầu ăn và Dầu thực vật.
2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Công ty với sự góp mặt của gần 300 nhân viên văn phịng, nhà máy và hơn

200 nhân viên đang hoạt động ngoài thị trường. Sau đây là sơ đồ tổ chức:
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐƠNG

B.KIỂM SỐT - CỔ ĐƠNG

CTHĐQT

TGĐ
TRỢ LÝ TGĐ

P.TGĐ

P.TGĐ TTRỰC

KD. Nội địa

Logistic

S.Admin

XK

Marketing GT - MT
Ban Kiểm Sốt

GĐ MB

Giám đốc Tài chính


GĐ MT

Giám đốc HC - NS

GĐ MN

Kế tốn trưởng
Trưởng phịng VT - NL
BGĐ Nhà Máy

Hình 3: Sơ đồ Tổ chức Cơng ty Cổ phần Dầu cá Châu Á
(Nguồn: Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty)
3


2.3.2. Nhân sự
Đại Hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyết định cao nhất của
Công ty. Hội đồng Quản trị (HĐQT) hiện tại gồm 09 thành viên với nhiệm kỳ
là 05 năm (nhiệm kỳ 2015-2020). HĐQT được bầu bởi ĐHĐCĐ của Công ty,
là cơ quan quản lý của Công ty có tồn quyền nhân danh Cơng ty để quyết
định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty mà không thuộc thẩm
quyền của ĐHĐCĐ như chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất
kinh doanh mang tính chiến lược tổng quát và đảm bảo các kế hoạch được
thực hiện thơng qua Ban Tổng Giám đốc.
Ban kiểm sốt (BKS) là cơ quan quản trị với nhiệm vụ thay mặt ĐHĐCĐ
tổ chức kiểm tra, giám sát tính hợp lý, hợp pháp trong quá trình điều hành hoạt
động kinh doanh của HĐQT và Ban điều hành cũng như trong ghi chép sổ
sách kế tốn và tài chính của cơng ty. BKS gồm có 03 thành viên do ĐHĐCĐ
bầu ra.
Tổng Giám đốc Công ty (TGĐ) là người đại diện theo pháp luật, chịu

trách nhiệm trước pháp luật và HĐQT về tất cả các hoạt động của Công ty và
chịu trách nhiệm điều hành Công ty theo định hướng và các quyết định của
HĐQT, báo cáo kịp thời cho HĐQT về tất cả các hoạt động của Công ty; Chịu
sự kiểm tra, giám sát của HĐQT, BKS. TGĐ là người điều hành và quyết định
cao nhất về tất cả các công việc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng ngày của Công ty, tham mưu, đề xuất những chiến lược phát triển
của Cơng ty để trình HĐQT quyết định.
Trợ lý Tổng Giám đốc thực hiện chức năng giúp việc cho TGĐ Công ty
theo nhiệm vụ được giao, xây dựng và triển khai các công tác giúp TGĐ trong
việc điều hành sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Phó Tổng Giám đốc Công ty (P.TGĐ) chỉ đạo các đơn vị cá nhân theo
chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện các chương trình, kế hoạch cơng tác
do TGĐ giao theo lĩnh vực được phân cơng; Kiểm tra đơn đốc các phịng, ban,
đơn vị sản xuất trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Công ty, hoặc
của cấp trên liên quan đến Cơng ty.
Kế tốn trưởng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình
theo Luật kế tốn. Kế toán trưởng thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, khi có lệnh của TGĐ thì Kế toán trưởng phải chấp hành,
chịu trách nhiệm bảo quản các tài liệu chứng từ liên quan đến hoạt động tài
chính kế tốn trong Cơng ty.

4


Giám đốc Tài chính tham mưu, đề xuất cho TGĐ nhằm điều hòa vốn cho
các chi nhánh, đề xuất về quy chế vay mượn, giúp TGĐ quản lý mọi nguồn
vốn, tài sản của Công ty; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, lập kế hoạch tài
chính.
Ban Giám đốc Nhà máy có nhiệm vụ hoạch định kế hoạch ngắn hạn và
dài hạn cho Nhà máy; Triển khai kế hoạch hoạt động sản xuất; Phụ trách công

tác nhân sự trong Nhà máy.
Ban kiểm sốt tại các phịng ban có chức năng thực hiện trực tiếp kiếm
sốt xuất - nhập hàng hóa, vật tư và trang thiết bị chính xác, hiệu quả đồng
thời phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận, tiêu cực trong q trình xuất nhập hàng hóa vật tư, ngun liệu.
Phịng hành chính nhân sự hoạch định và phát triển nguồn nhân lực của
Công ty về số lượng và chất lượng phù hợp với chiến lược phát triển của Công
ty; Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyển dụng; Thực hiện các công việc thuộc
lĩnh vực văn thư, hành chính.
Phịng tài chính xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính; Phân tích tài
chính của Cơng ty; Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài
chính.
Bộ phận kinh doanh quản lý nghiệp vụ và tổng hợp, tham mưu, giúp việc
cho TGĐ trong việc tổ chức kế hoạch kinh doanh hàng năm, thực hiện công
tác nghiên cứu chiến lược phát triển sản phẩm, duy trì và phát triển khách
hàng, khai thác và mở rộng khách hàng tiềm năng.
Phòng Marketing - PR tham mưu, giúp việc cho TGĐ về công tác
Marketing, phát triển thị trường, phát triển thương hiệu. Chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch HĐQT và ban TGĐ Công ty về hoạt động Marketing - PR cũng
như các kinh phí cho hoạt động PR.
Phịng cung ứng vật tư và nguyên liệu giúp ban TGĐ về kế hoạch mua
nguyên liệu, vật tư, thiết bị,... Tìm và tạo quan hệ với các nhà cung ứng;
Hoạch định chiến lược, kế hoạch mua hàng.
2.4. Tầm nhìn, sứ mệnh của Cơng ty năm 2018
2.4.1. Tầm nhìn
Top 100 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín.
Trở thành nhà sản xuất và cung cấp dầu cá tinh luyện số 01 Châu Á Thái
Bình Dương.

5



2.4.2. Sứ mệnh
Công ty không ngừng sáng tạo nhằm mang đến cộng đồng nguồn dinh
dưỡng tự nhiên chất lượng cao bằng sự trân trọng và trách nhiệm. Đồng thời
cam kết mang lại giá trị và sự thịnh vượng cho cổ đông, đối tác, nhân viên và
cộng đồng.
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MƠ
HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) B2B VÀ MÔI
TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU CÁ CHÂU Á
3.1. Hiệu quả hoạt động của mơ hình kinh doanh TMĐT B2B của
Cơng ty
3.1.1. Giới thiệu mơ hình kinh doanh TMĐT B2B của Cơng ty
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thơng qua
mạng máy tính toàn cầu. TMĐT gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch
vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng,
mua bán cổ phiếu và vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, mua sắm công cộng,
tiếp thị trực tuyến tới khách hàng và các dịch vụ sau bán hàng.
TMĐT B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các công
ty, là giao dịch thương mại được tiến hành bởi hai doanh nghiệp bất kì thơng
qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác.
Sau khi đăng kí trên Sàn giao dịch B2B, các doanh nghiệp có thể chào hàng,
tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, kí hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này.
TMĐT B2B được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán thông
qua một đối tác kinh doanh trực tuyến thứ ba. Đối tác trung gian này có thể là
tổ chức, cá nhân hoặc một hệ thống điện tử.
Khách hàng trong TMĐT B2B không phải là cá nhân mà họ là các doanh
nghiệp và thường giao dịch với khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao, tuy nhiên
tần suất đặt hàng thì lại không nhiều. B2B truyền thống giao dịch thông tin
dựa vào điện thoại, máy fax trong khi TMĐT B2B được thực hiện thông qua
mạng điện tử, thông thường là Internet. Sự ra đời của TMĐT B2B có thể giúp

giảm bớt trung gian như: nhà phân phối, nhà bán lẻ.
Sản phẩm của AFO hướng một phần là khách hàng tiêu dùng thông qua
sản phẩm Dầu cá cao cấp Ranee và chủ yếu hướng đến khách hàng là các
doanh nghiệp thông qua TMĐT. Với hình thức này cơng ty có thể mua, bán
hàng trực tuyến thông qua mạng điện tử, đặc biệt là mạng Internet với khối
lượng hàng hóa lớn, giá trị cao.

6


Cơng ty kinh doanh theo mơ hình TMĐT B2B hướng theo 2 cách thức
chủ yếu:
Ở cách thức thứ nhất, nhân viên kinh doanh tiến hành xem trang Web của
công ty khách hàng để lọc ra những khách hàng nào đang có nhu cầu mua sản
phẩm của Cơng ty. Sau đó sẽ liên hệ với người phụ trách và gửi mẫu chào
hàng. Nếu khách hàng chấp nhận mẫu thì nhân viên kinh doanh sẽ gửi mẫu
thực tế. Tiếp theo nếu khách hàng ưng thuận thì Cơng ty sẽ gửi bảng báo giá
sản phẩm, tiến hành thảo luận các điều khoản trong hợp đồng và ký kết hợp
đồng. Khâu cuối cùng sẽ là Cơng ty xuất hàng và hồn thành các thủ tục hóa
đơn chứng từ cho khách hàng.

Hình 4: Mơ hình kinh doanh TMĐT B2B
(Nguồn: Voer.edu.vn)
Cách thức thứ hai, đây là cách thức hướng đến sự chủ động của khách
hàng. Công ty khách hàng sẽ tự liên hệ với Công ty thơng qua trang web chính
của Cơng ty là Ranee.com.vn , cũng như các thông tin Công ty đã đăng tải trên
các Sàn giao dịch, các trang TMĐT để tiến hành trao đổi các thông tin và điều
kiện mua hàng cụ thể.
Theo đó, trang Web của Cơng ty được thiết kế với giao diện:


Hình 5: Giao diện trang web chính của Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á
(Nguồn: Ranne.com.vn)
7


Các thông tin của Công ty trên trang Web bao gồm:
- Tên Cơng ty.
- Loại hình Cơng ty.
- Địa chỉ trụ sở và các chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ.
- Danh bạ sản phẩm của Công ty.
- Thông tin khác do Công ty tự giới thiệu.
- Các nhu cầu mua, bán và hợp tác.
Đồng thời, Ranee.com.vn cũng đã được đăng tải trên các Sàn giao dịch,
các trang web TMĐT như: Yellowpages, Trangvangvietnam.com (Hình 6),
Alibaba.com (hình 7), Dongthaptrade.com.vn,... nhằm thu hút khách hàng, đặc
biệt là các doanh nghiệp thơng qua TMĐT.

Hình 6: Thơng tin Cơng ty trên Trang Vàng Việt Nam
(Nguồn: trangvangvietnam.com)

Hình 7: Thơng tin Công ty đăng tải trên trang TMĐT Alibaba
(Nguồn: www.alibaba.com)
8


Mảng kinh doanh thơng qua mơ hình TMĐT B2B do phòng Kinh doanh
Nội địa phụ trách dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc Cơng ty.
Mỗi một nhân viên phòng kinh doanh sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng
nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để dễ dàng kiểm soát việc kinh doanh

và nắm rõ tình hình khách hàng thì mỗi người sẽ phụ trách từ 10 - 20 khách
hàng.
Khách hàng trong mơ hình B2B của Công ty ở đây không phải là một cá
nhân, mà là một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, do đó giá trị của hợp đồng,
đơn hàng thường rất lớn, không thể giao dịch ngay trên sàn thương mại điện tử
hoặc kênh TMĐT riêng mà buộc phải ký hợp đồng bên ngoài (trong trường
hợp cần thiết). Các đối tác, khách hàng của Công ty thông qua TMĐT: các
công ty chăn nuôi thủy sản, thức ăn gia súc, các công ty thực phẩm và sản xuất
bánh kẹo, shorterning, bơ, các hãng ô tô,...
Việc áp dụng mô hình đã giúp Công ty tiết kiệm được thời gian, giảm chi
phí, tăng tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh để phát triển Công ty. Đồng thời
giúp quảng bá hình ảnh và tăng lợi nhuận hơn cho Công ty.
3.1.2. Kết quả hoạt động của Công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 1: Doanh thu các sản phẩm thuộc mơ hình B2B của Cơng ty giai đoạn
2015 - 2017
Đơn vị: Nghìn đồng
TÊN SẢN PHẨM
Mỡ cá lỏng
Mỡ cá đặc (Stearin
Cứng)
Mỡ cá đặc (Stearin
Mềm)
Dầu Olein
Thành phẩm
Dầu Stearin Thành
phẩm
Mỡ cá
FFA
TỔNG


2015

2016

2017

16.380.408

2.821.716

888.800

26.741.926

18.575.323

15.208.852

5.727.744

44.240.334

14.631.600

32.284.140

18.983.410

32.617.030


2.255.456

0

0

14.199.702

299.561

3.788.270

1.986.233

872.945

2.010.900

99.575.609

85.793.289

69.145.452

(Nguồn: Tổng hợp từ tư liệu của phòng Kinh doanh của Công ty)

9


Nhìn chung, qua kết quả thống kê trong 3 năm từ 2015 - 2017 của Công

ty cho thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh thơng qua mơ hình TMĐT
B2B giảm liên tục.
Cụ thể, dựa vào bảng phân tích số liệu doanh thu (Bảng 2) ta thấy rõ:
Bảng 2: Bảng phân tích số liệu Doanh thu của Cơng ty
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TÊN SẢN
PHẨM
Mỡ cá lỏng
Mỡ cá đặc
(Stearin Cứng)
Mỡ cá đặc
(Stearin Mềm)
Dầu Olein
Thành phẩm
Dầu Stearin
Thành phẩm
Mỡ cá
FFA
TỔNG

TỈ TRỌNG (%)
2015

GIÁ TRỊ SO SÁNH

2016

2017

16,45%


3,29%

1,29% (13.558.692)

26,86%

21,65%

22%

(8.166.603)

(3.366.471)

5,75%

51,57%

21,16%

38.512.590

(29.608.734)

32,42%

22,13%

47,17% (13.300.730)


13.633.620

2,27%

0%

14,26%

0,35%

1,99%

1,01%

100%

100%

0%

2016/2015

2017/2016
(1.932.916)

(2.255.456)

0


5,48% (13.900.141)

3.488.709

2,9%

(1.113.288)

1.137.955

100% (13.782.320)

(16.647.837)

 Xét về tỉ trọng doanh thu của từng sản phẩm trong mỗi năm:
Năm 2015: Sản phẩm Olein Thành phẩm và Mỡ cá đặc (Stearin Cứng)
chiếm tỉ trọng cao nhất trong năm lần lượt là 32,42% và 26,86%. Trong khi đó
sản phẩm FFA lại chiếm tỉ trọng thấp nhất, chỉ có 1,99%.
Năm 2016: Sang năm 2016, sản phẩm Mỡ cá đặc (Stearin Mềm) tăng vọt
và chiếm tỉ trọng 51,57% - cao nhất trong 3 năm, tăng 45,82% so với năm
2015. Trong năm 2016, Sản phẩm Mỡ cá và Dầu Stearin Thành phẩm chiếm tỉ
trọng thấp nhất trong 3 năm, lần lượt là 0,35% và 0%. Các sản phẩm còn lại
cũng giảm và tỉ trọng giữa các sản phẩm trong năm 2016 có sự chênh lệch
tương đối nhiều so với năm 2015.

10


Năm 2017: Sản phẩm Olein Thành phẩm sau khi có xu hướng giảm vào
năm 2016 (giảm cịn 22,13%) thì sang đến năm 2017 đã tăng mạnh trở lại và

chiếm tỉ trọng cao nhất với 47,17%. Chiếm tỉ trọng cao thứ hai là sản phẩm
Mỡ cá đặc (Stearin Mềm) với 21,16%, tuy nhiên so với năm 2016 thì lại giảm
khá nhiều (giảm 30,41%). Ngoại trừ sản phẩm Dầu Stearin Thành phẩm có tỉ
trọng là 0% thì tỉ trọng giữa các sản phẩm còn lại ở năm 2017 đã được cải
thiện, tuy vẫn không cao nhưng đã rút ngắn được sự chênh lệch so với năm
2016.
 Xét về Giá trị so sánh:
Năm 2016: Doanh thu so với năm 2015 giảm 13.782.320 (Nghìn đồng),
tức giảm 13,84%. Trong đó, sản phẩm Mỡ cá giảm nhiều nhất với số tiền
13.900.141 (Nghìn đồng) và sản phẩm Mỡ cá lỏng cũng giảm mạnh với số tiền
13.558.692 (Nghìn đồng). Thêm vào đó, sản phẩm Dầu Stearin Thành phẩm
lại không mang lại doanh thu cho Công ty. Tuy nhiên, sản phẩm Mỡ cá đặc
(Stearin Mềm) lại tăng mạnh với số tiền 38.512.590 (Nghìn đồng).
Năm 2017: Sang năm 2017 thì doanh thu của Công ty ở mảng B2B tiếp tục
giảm 16.647.837 (Nghìn đồng) so với năm 2016 ( giảm 19,4%) và giảm
30.430.157 (Nghìn đồng) so với năm 2015 (giảm 30,56%). Sản phẩm Dầu
Stearin Thành phẩm vẫn chưa tạo ra doanh thu và sản phẩm Mỡ cá đặc
(Stearin Mềm) trong khi tăng ở năm 2016 nhưng sang năm 2017 lại giảm với
số tiền 29.608.734 (Nghìn đồng). Đồng thời, các sản phẩm: Dầu Olein Thành
phẩm, Mỡ cá và FFA đang có chiều hướng tăng doanh thu lên ở năm 2017. So
với năm 2016 giảm mạnh thì có thể thấy được tình hình kinh doanh trong năm
2017 tuy vẫn giảm nhưng giảm nhẹ hơn, khả quan hơn năm 2016 và có xu
hướng sẽ tăng vào năm 2018.
Doanh thu của các sản phẩm thuộc mơ hình kinh doanh TMĐT B2B giai
đoạn 2015 - 2017 mang lại liên tục giảm và chưa có sự ổn định về doanh thu
giữa các sản phẩm. Từ Bảng phân tích doanh thu trên có thể thấy được so với
việc kinh doanh mảng dầu chai thì Cơng ty chưa thực sự chú trọng vào việc
kinh doanh từ mảng B2B dẫn đến hiệu quả mang lại chưa thực sự cao và cần
có sự đầu tư nhiều hơn trong tương lai bởi đây được xem là một mơ hình kinh
doanh đầy tiềm năng.

 Nguyên nhân dẫn đến việc doanh thu giảm bao gồm:
Thứ nhất, Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á kinh doanh dầu cá ở hai mảng
là dầu chai và mảng B2B. Trong đó, ngay từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh
thì mảng kinh doanh dầu chai đã được Công ty chú trọng đầu tư hơn so với

11


mảng B2B bởi mơ hình B2B vẫn cịn tương đối mới mẻ và Cơng ty chưa có sự
đầu tư nhiều cho nhân sự có khả năng chuyên về TMĐT.
Thứ hai, Ở năm 2016 và 2017 Công ty đẩy mạnh sản xuất dầu chai và tập
trung phát triển cho mảng Xuất nhập khẩu - đây là một mảng mới của Công ty,
dẫn đến việc lượng hàng cung cấp cho dầu chai nhiều hơn và mảng B2B
khơng cịn được chú trọng như trước.
Thứ ba, Hiện tại Nhà máy đã sản xuất ổn định với công suất 200 tấn/ngày,
nên việc tập trung đầu tư cho dầu chai đã làm giảm lượng sản phẩm cung cấp
cho mảng B2B, dẫn đến doanh thu năm 2016 và 2017 giảm liên tục so với
năm 2015.
Tuy nhiên, Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh và ổn định trên thị
trường, Công ty hiện đang tiến hành lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất
mới và sẽ cho chạy vào năm 2018. Điều này sẽ tạo ra thêm nhiều sản phẩm
hơn, và nhờ đó mảng B2B sẽ có thể cải thiện về doanh thu tốt hơn so với các
năm trước, hứa hẹn một năm kinh doanh khởi sắc và đầy tiềm năng.
3.1.3. Đánh giá mơ hình kinh doanh của Cơng ty thơng qua phân
tích các yếu tố cơ bản của mơ hình kinh doanh TMĐT B2B.
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ quản trị
Với cơ cấu tổ chức được sắp xếp chặt chẽ đã thể hiện được mục tiêu và kế
hoạch của Công ty giúp cho chiến lược kinh doanh của Cơng ty có hiệu quả và
phát triển. Các mơ hình kinh doanh TMĐT B2B của Cơng ty được xây dựng
bởi các nhân viên phòng Kinh doanh đầy sáng tạo và tràn đầy nhiệt huyết đã

góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn với các nhà đầu tư bên ngoài, nâng cao sự
phát triển và lợi thế cạnh tranh của Công ty. Tuy nhiên Công ty vẫn chưa có
nhân viên và phịng chun quản lý Website TMĐT. Để việc kinh doanh trực
tuyến theo mơ hình kinh doanh TMĐT B2B hiệu quả hơn thì Cơng ty nên đầu
tư cho TMĐT nhiều hơn, đặc biệt là nhân sự có khả năng về TMĐT và bồi
dưỡng kiến thức thêm về TMĐT cho những nhân viên cũ.
3.1.3.2 Cơ hội thị trường
Việc kinh doanh thơng qua mơ hình TMĐT B2B giúp cho Cơng ty quảng
bá rộng rãi hơn thông qua các Sàn giao dịch TMĐT, từ đó có thể tiếp cận với
người mua với chi phí thấp và có thể tiếp cận với thị trường thế giới.
Cơng ty đóng vai trị là một người sản xuất, hướng đến thị trường các
doanh nghiệp bao gồm các cá nhân và tổ chức mua hàng để phục vụ những
mục đích sản xuất tiếp, bán lại hay phân phối lại. So với thị trường người tiêu
dùng, thị trường các doanh nghiệp có ít người mua hơn, người mua có tầm cỡ
12


hơn, và người mua tập trung mạnh hơn, việc mua sắm là do những người có
trình độ chun mơn hơn thực hiện, và chịu tác động của nhiều ảnh hưởng
hơn.
Công ty luôn củng cố tập trung thị trường trọng điểm của mình ở nội địa,
các nước ở Châu Âu, Trung Quốc, Bỉ. Đồng thời mở rộng thêm thị trường ở
các nước Châu Á thông qua việc nghiên cứu nhu cầu và đo lường kết quả thị
trường. Công ty đẩy mạnh tập trung bố trí lực lượng vào hoạt động nghiên cứu
thị trường giúp cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác phản ánh thực
tế thị trường, là cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định và chiến lược phù hợp
mang lại hiệu quả cao.
3.1.3.3 Chiến lược thị trường
Công ty đã đẩy mạnh quảng cáo trực tuyến thông qua tăng cường đăng tin
trên các trang web chuyên ngành, tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT:

trangvangvietnam.com, Alibaba.com, dongthaptrade.com.vn,....
Công ty đẩy mạnh việc chào hàng thông qua các cuộc gọi đến các công ty
tiềm năng nhằm giới thiệu, quảng bá thu hút khách hàng.
3.1.3.4 Lợi thế của mơ hình TMĐT B2B
Thương mại điện tử B2B là quá trình thực hiện việc mua và bán trực tuyến
trên mạng giữa các cơng ty với nhau. Ngồi việc mua và bán, TMĐT B2B cịn
có nhiều hoạt động khác giữa các cơng ty với nhau trong đó có việc quản lý
dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp đến công ty và từ công ty tới khách
hàng.
Trong khi trọng tâm của TMĐT B2C (Giao dịch thương mại điện tử giữa
các doanh nghiệp với người tiêu dùng) chú trọng tới việc tiếp thị trên mạng và
các dịch vụ đi kèm thì B2B chú trọng tới giao dịch và hoạt động của các đối
tác tham gia. Tại AFO, giao dịch thương mại trong mơ hình B2B thường lớn
hơn từ 6 đến 20 lần so với mơ hình B2C. Với số lượng giao dịch lớn như trên,
lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm là nhỏ nhưng được mua bán với số lượng
rất lớn và có giá trị cao.
TMĐT B2B giúp cho việc quản lý hệ thống cung cấp hàng hố của Cơng
ty hiệu quả hơn: thơng qua mạng lưới tích hợp giữa doanh nghiệp và mạng
lưới cung cấp sẽ giảm thời gian và chi phí giao dịch. Khi Công ty kết nối với
đối tác mua sản phẩm thì các yêu cầu của đối tác sẽ được doanh nghiệp nhanh
chóng tiếp nhận và điều chỉnh đáp ứng khách hàng.
Xét về đầu ra thì TMĐT B2B giúp Công ty cắt giảm các khâu phân phối
trung gian để tiếp cận đến nhà bản lẻ tại thị trường khu vực. Vì vậy thời gian
13


×