Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cấp nước cho khu kinh tế du lịch Cồn Vành huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 121 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo của trường Đại học Thủy lợi
cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đến nay tơi đã hồn thành luận văn cao
học với đề tài "Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp cấp nước cho khu
kinh tế du lịch Cồn Vành – huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình".
Có được kết quả ngày hơm nay, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Lê Quang Vinh – người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy trong Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa
Kỹ thuật tài nguyên nước, Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, các thầy cô giáo
đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên của UBND
huyện Tiền Hải cùng các phòng chức năng thuộc huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình điều tra khảo sát, thu thập tài liệu và
nghiên cứu thực tế tại địa phương.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, lãnh đạo và tập thể cán
bộ Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình đã động viên, tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Do năng lực chun mơn cịn hạn chế nên luận văn chắc chắncịn cónhững
thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo và các nhà khoa học để luận văn đạt chất lượng cao hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
TÁC GIẢ

Lê Thị Dịu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

TÁC GIẢ

Lê Thị Dịu

năm 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU.................................4
1.1. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VỀ CẤP NƯỚC
CHO CÁC ĐẢO DU LỊCH................................................................................... 4
1.1.1. Khái quát chung....................................................................................... 4
1.1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học..................................................................... 4
1.1.3. Các giải pháp cấp nước cho các đảo đang được áp dụng.........................5
1.1.4. Nhận xét chung........................................................................................ 8
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
TIỀN HẢI.............................................................................................................. 9
1.2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên huyện Tiền Hải.......................................... 9
1.2.2. Tổng quan hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải và định hướng
phát triển..........................................................................................................17
1.2.3. Tổng quan về hiện trạng cơng trình thủy lợi và quy hoạch phát triển thủy
lợi huyện Tiền Hải.................................................................................. 25
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI CỒN VÀNH...........28
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của Cồn Vành...................................... 28

1.3.2. Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu........................... 30
1.3.3. Tóm tắt nội dung quy hoạch xây dựng khu kinh tế du lịch Cồn Vành. . .34
1.4. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................... 39
Chương 2: TÍNH TỐN U CẦU CẤP NƯỚC CHO KHU KINH TẾ DU
LỊCH SINH THÁI CỒN VÀNH..........................................................................41
2.1. TÍNH TỐN XÁC ĐỊNH MƠ HÌNH MƯA NĂM THIẾT KẾ..................41
2.1.1. Mục đích tính tốn................................................................................. 41
2.1.2. Tài liệu để tính tốn............................................................................... 41
2.1.3. Phương pháp tính tốn........................................................................... 41
2.1.4. Kết quả tính tốn.................................................................................... 41
2.2. CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC TRONG KHU KINH TẾ DU LỊCH
SINH THÁI CỒN VÀNH............................................................................ 44


2.2.1. Thời điểm hiện tại.................................................................................. 44
2.2.2. Thời điểm khi quy hoạch chung khu kinh tế du lịch sinh thái Cồn Vành
được thực hiện và khai thác (năm 2020).......................................................... 44
2.3. NGUYÊN TẮC TÍNH TỐN...................................................................... 45
2.4. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VÀ TIÊU HAO NƯỚC........................................ 46
2.4.1. Đối tượng sử dụng từ nguồn nước sinh hoạt.......................................... 46
2.4.2. Đối tượng sử dụng nước không lấy từ nguồn nước dùng cho sinh hoạt........47
2.5. NGHIÊN CỨU TÍNH TỐN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NƯỚC MƯA CHO
MỤC ĐÍCH SINH HOẠT........................................................................... 48
2.5.1. Tài liệu dùng để tính tốn...................................................................... 48
2.5.2. Phương pháp tính tốn........................................................................... 49
2.5.3. Kết quả tính tốn cân bằng các nguồn cấp nước cho các gia đình.........50
2.5.4. Tính tốn xác định đường quá trình yêu cầu lấy nước sinh hoạt lấy từ
nhà máy nước để cung cấp cho các hộ gia đình.................................... 54
2.6. TÍNH TỐN XÁC ĐỊNH Q TRÌNH LƯU LƯỢNG CẦN CẤP CHO
TỪNG LOẠI ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC LẤY TỪ NHÀ MÁY XỬ

LÝ NƯỚC SINH HOẠT............................................................................. 56
2.6.1. Nước sinh hoạt phục vụ du lịch............................................................. 56
2.6.2. Nước dùng cho bể bơi............................................................................ 57
2.6.3. Nước cứu hoả........................................................................................ 57
2.6.4. Nước dùng trong các khu vui chơi giải trí, văn hố tổng hợp................58
2.6.5. Nước tưới cây, rửa đường trong khu du lịch, sinh thái..........................58
2.6.6. Nước sử dụng trong các khu đất trung tâm, đón tiếp, quản lý, dịch vụ
thương mại... nằm trong khu du lịch sinh thái và cho sân bay trực thăng
.............................................................................................................. 59
2.7. TÍNH TỐN XÁC ĐỊNH Q TRÌNH LƯU LƯỢNG CẦN CẤP CHO
TỪNG LOẠI ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC LẤY TỪ HỆ THỐNG
THỦY LỢI TIỀN HẢI................................................................................59
2.7.1. Nước nuôi trồng thủy sản...................................................................... 59
2.7.2. Nước dùng cho tưới cỏ ở sân golf.......................................................... 60


2.7.3. Nước dùng cho tưới cây xanh cách ly và cây xanh nằm ngoài khu du lịch
sinh thái............................................................................................................ 60
2.8. ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH YÊU CẦU CẤP NƯỚC CHO KHU VỰC CỒN
VÀNH SAU KHI QUY HOẠCH ĐƯỢC THỰC HIỆN VÀ KHAI THÁC 60
2.9. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
CHƯƠNG 2................................................................................................. 64
Chương 3: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO
KHU KINH TẾ DU LỊCH CỒN VÀNH VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI
PHÁP ĐỀ XUẤT...................................................................................................65
3.1. NGUYÊN TẮC CHUNG............................................................................. 65
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO KHU KINH TẾ DU LỊCH CỒN VÀNH. .65
3.3. CƠ SỞ KHOA HỌC, TÍNH KHẢ THI VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT............................................................................... 66

3.3.1. Yêu cầu sử dụng nước và yêu cầu về chất lượng nước của các đối tượng sử
dụng nước trong khu kinh tế Cồn Vành........................................................... 66
3.3.2. Đáp ứng yêu cầu phát triển của khu kinh tế du lịch sinh thái Cồn Vành..................72
3.3.3. Phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu kinh tế du lịch Cồn Vành..................73
3.3.4. Cơsởvề hiện trạng các cơng trình cấp nước hiện có trong khu kinh tế du lịch
sinh thái Cồn Vành...........................................................................................78
3.3.5. Cơ sở về tận dụng tối đa tài nguyên nước mưa có sẵn trong khu vực...............78
3.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT....................................................................... 79
3.4.1. Khai thác và sử dụng nguồn nước tại chỗ......................................................... 79
3.4.2. Lấy nước từ hệ thống thuỷ lợi Tiền Hải để cung cấp cho khu kinh tế du lịch
sinh thái Cồn Vành........................................................................................... 83
3.5. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................ 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM
KHẢO Phần CÁC PHỤ
LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Thuyền chở nước ngọt từ đất liền ra đảo...................................................5
Hình 1.2: Lu chứa nước ngọt của nhân dân trên đảo.................................................8
Hình 1.3: Vị trí huyện Tiền Hải và Cồn Vành trong tỉnh Thái Bình..........................9
Hình 1.4: Tượng đài khởi nghĩa Nông dân Tiền Hải Tháng 10 năm 1930..............21
Hình 1.5: Biển báo khu bảo tồn RAMSAR ở Cồn Vành.........................................32
Hình 1.6: Thu hoạch ngao ở Cồn Vành...................................................................32
Hình 1.7 : Đường vào Cồn Vành.............................................................................33
Hình 1.8: Đèn biển Ba Lạt ở cồn Vành...................................................................34
Hình 1.9: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu du lịch sinh thái Cồn Vành..............35
Hình 2.1: Đường tần suất lý luận lượng mưa năm trạm Tiền Hải...........................42
Hình 2.2 : Đồ thị biểu diễn đường quá trình Qyc ~ t lấy nước từ nhà máy nước.....61

Hình 2.3 : Đồ thị biểu diễn đường quá trình Qyc ~ t lấy nước từ hệ thống thủy lợi
Tiền Hải...................................................................................................................62
Hình 3.1: Phân bố nước mưa theo mùa tại Cồn Vành (%)......................................73
Hình 3.2: Biểu đồ phân bố lượng mưa trung bình tháng ở Cồn Vành (mm)...........74
Hình 3.3: Một bể chứa nước mưa mơ quy mơ gia đình có thể tích sử dụng 10,0 m3
vật liệu bằng bê tơng cốt thép và gạch xây.............................................................80
Hình 3.4: Sơ đồ hầm chứa nước mưa theo ý tưởng của Nguyễn Tuấn Thanh Kiệt .82
Hình 3.5: Cống Lân 1..............................................................................................85
Hình 3.6: Bản đồ mô tả sơ bộ hai phương án vị trí lấy nước và tuyến kênh chuyển
nước từ từ hệ thống thủy lợi Tiền Hải đến Cồn Vành.............................................88


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tóm tắt một số đặc trưng khí tượng – khí hậu trạm Tiền Hải.................15
Bảng 2.1: Mơ hình mưa năm thiết kế với tần suất P = 95%....................................43
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả tính tốn cân bằng yêu cầu cấp nước sinh hoạt cho một
gia đình tiêu chuẩn trong một năm thiết kế và biện pháp cấp nước.........................51
Bảng 2.3: Tổng hợp đường quá trình lưu lượng yêu cầu cấp cho các hộ gia đình
bằng nguồn nước lấy từ nhà máy xử lý nước sạch..................................................55
Bảng 2.4: Đường quá trình lưu lượng yêu cầu lấy nước từ nhà máy nước sạch......61
Bảng 2.5 : Đường quá trình lưu lượng yêu cầu lấy nước từ hệ thống thủy lợi (Tiền
Hải không qua nhà máy nước sạch)........................................................................62
Bảng 2.6 : Đường quá trình lưu lượng yêu cầu lấy nước từ hệ thống thủy lợi cấp
cho khu kinh tế du lịch sinh thái Cồn Vành năm 2020............................................63
Bảng 3.1: Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước dùng cho sinh hoạt.............67
Bảng 3.2: Giá trị giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước mặt...................................68
Bảng 3.3: Giá trị giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước dùng cho tưới tiêu............70
Bảng 3.4: Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt dùng cho mục đích bảo vệ
đời sống thủy sinh...................................................................................................71

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu chất lượng nước mưa tại Cồn Vành................................74
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Long Hầu tại cầu Long Hầu, (theo
tài liệu của Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi, 2005).................76
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Lân tại cầu Lân...........................77


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Huyện Tiền Hải nằm trong hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình, cách trung tâm
thành phố Thái Bình khoảng 17,5 km về phía đơng đơng nam, phía đơng giáp biển,
phía tây giáp huyện Kiến Xương, phía bắc giáp sơng Trà Lý - biên giới chung với
huyện Thái Thụy (Thái Bình), phía nam giáp sông Hồng - biên giới chung với
huyện Giao Thủy (Nam Định).
Kể từ năm 1828, ngày Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đưa dân đến bãi
biển Tiền Châu để khai hoang lập ấp, lấn biển mở mang bờ cõi, đến nay Tiền Hải
trở thành huyện có nền kinh tế phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng bình
hàng năm từ 13 % đến trên 14 %, có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị,
kinh tế và an ninh quốc phòng ở vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ. Với tổng diện tích tự
nhiên 22.610,45 ha, trong đó có 11.657,8 ha đất sản xuất nơng nghiệp, 1.463 ha
nuôi trồng thủy sản nước ngọt, 201,6 ha của 03 khu cơng nghiệp và cụm cơng
nghiệp (Khí đốt 128 ha, Trà Lý 38,3 ha và Cửa Lân 35,3 ha), dân số khoảng
210.000 người.
Cách trung tâm huyện khoảng trên 10 km, có đường bộ chạy thẳng ra đảo, có
diện tích tự nhiên khoảng 2.000 ha Cồn Vành thuộc xã Nam Phú huyện Tiền Hải là
vùng đất mới được hình thành bởi q trình bồi đắp phù sa sơng Hồng. Một phần
diện tích của Cồn Vành là rừng ngập mặn và rừng phi lao phòng hộ. Một phần là
bãi cát và khu nuôi trồng thủy hải sản. Cồn Vành hiện nay vẫn đang còn là vùng đất
hoang sơ, dân cư chưa nhiều, chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt hải

sản. Do nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cùng với vẻ đẹp hoang sơ của khu là khu dự trữ
sinh quyển thế giới đã được UNESCO công nhận, Cồn Vành đang được xem là
điểm kết nối, cửa ngõ thu hút du khách với các địa điểm du lịch khác trong hệ thống
du lịch biển của vịnh Bắc Bộ như vịnh Hạ Long, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà
(Hải Phòng). Hiện nay hàng năm Cồn Vành thu hút từ 25.000 đến 30.000 du khách
tới tham quan, cao điểm nhất vào mùa hè có ngày lên đến 3.000 - 4.000 lượt người.


Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trước năm 2020 huyện Tiền Hải
có thêm hai thị trấn mới là Đồng Châu và Cồn Vành, thị trấn Tiền Hải sẽ thành đô
thị loại IV (thị xã), Đồng Châu sẽ trở thành khu phố biển du lịch sầm uất với cơ sở
hạ tầng hiện đại và Cồn Vành sẽ thành một trung tâm kinh tế - sinh thái - du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của khu vực (gọi tắt là khu kinh tế du lịch Cồn Vành).
Hiện nay nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho Cồn Vành chủ yếu là nước mưa và
nước ngầm với trữ lượng rất hạn chế. Tìm kiếm nguồn nước ngọt và xây dựng cơng
trình cấp nước ngọt hợp vệ sinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực
này đang trở nên vô cùng cấp bách. Do vậy đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề
xuất giải pháp cấp nước cho khu kinh tế du lịch Cồn Vành huyện Tiền Hải tỉnh Thái
Bình” đã được đề xuất nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm được nguồn nước ngọt ổn định và đề xuất được giải pháp cơng trình
hợp lý để cung cấp nước ngọt hợp vệ sinh đáp ứng yêu cầu xây dựng Cồn Vành
thành một trung tâm kinh tế - sinh thái - du lịch - nghỉ dưỡng chất lượng cao của
khu vực. Phân tích cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các giải
pháp đề xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu là nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt,
giải pháp đưa nước ngọt từ hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình cung cấp cho khu kinh
tế du lịch Cồn Vành. Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là các cơ sở khoa học và khả
năng áp dụng vào thực tiễn khi đề xuất giải pháp kỹ thuật cấp nước cho khu kinh tế
du lịch Cồn Vành.

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan về hiện trạng công trình thủy lợi và quy hoạch phát triển thủy
lợi huyện Tiền Hải.
- Nghiên cứu về yêu cầu cấp nước cho khu kinh tế du lịch Cồn Vành theo quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được phê duyệt.


- Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước ngọt cho khu kinh tế du lịch Cồn Vành đáp
ứng yêu cầu xây dựng Cồn Vành thành một trung tâm kinh tế - sinh thái - du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của khu vực.
- Phân tích cơ sở khoa học và tính khả thi của giải pháp đề xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đã
nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và tổng
hợp tài liệu để rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn của
các giải pháp đề xuất
- Tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy để đạt được các mục tiêu nghiên cứu
nêu trên.
6. Địa điểm nghiên cứu
Khu kinh tế du lịch Cồn Vành thuộc huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VỀ CẤP NƯỚC
CHO CÁC ĐẢO DU LỊCH
1.1.1. Khái quát chung
Nước ta có nhiều đảo có tiềm năng lớn về du lịch và việc nghiên cứu biện
pháp cấp nước cho các đảo này luôn được nhiều nhà khoa học và các cấp chính
quyền quan tâm nghiên cứu và đầu tư. Dưới đây là khái qt kết quả nghiên cứu,

tổng kết từ các cơng trình khoa học, dự án cấp nước và biện pháp cấp nước cho đảo
ở nước ta đã được nghiên cứu, ứng dụng.
1.1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học
1.1.2.1. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo): “Nghiên cứu
mơ hình cấp nước cho các khu dân cư ven biển và hải đảo”, Mã số B2006-0312TĐ do PGS.TS. Nguyễn văn Tín – Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường Trường Đại học Xây dựng làm chủ nhiệm. Đề tài đã đề xuất ba giải pháp cấp nước
sau:
1) Khai thác nước ngầm áp dụng cho các đảo có nước ngầm.
2) Làm hồ chứa để trữ nước mưa cùng hệ thống lọc nước mặt áp dụng cho
các đảo có điều kiện làm hồ chứa.
3) Trữ nước mưa bằng các bể chứa. Đối với các bể chứa nước lớn nên xây
dựng bằng bê tông cốt thép chống ăn mịn trong mơi trường biển bằng
tổng hợp các cách sau:
- Thay đổi thành phần khoáng của xi măng hoặc dùng xi măng bền sulfat.
- Nâng cao độ đặc của bê tơng, sử dụng các sản phẩm SP-MFS-92A của Viện Hóa
kỹ thuật – Học viện Kỹ thuật quân sự, hoặc Sikamet 163 EX của hãng SIKA, hoặc
Darex Super 20 của hãng Grace (Mỹ).
- Biến đổi các sản phẩm thủy hóa: dùng phụ gia khống hoạt tính như
Puzolan, SiO2.


- Ngăn cách bê tông với môi trường nước ăn mịn, gió biển bằng cách sơn mặt
ngồi, qt bitum, ốp, dán tạo mặt phủ như Epoxy, composite.
- Bảo vệ cốt thép bằng sơn có nguồn gốc từ epoxy hoặc xi măng.
Đề tài cũng khuyến cáo các bể chứa nước có dung tích nhỏ nên dùng vật liệu
là composite nhưng cần lưu ý là phải sử dụng các phụ gia để bảo đảm độ bền vững
đối với tia cực tím. Đường ống cấp nước nên dùng ống chất dẻo loại uPVC hoặc
HDPE. Các ống cần chôn trong đất với độ sâu nhỏ nhất 0,5 m.
1.1.2.2. Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Nông nghiệp và PTNT): “Nghiên cứu các giải pháp sử
dụng hiệu quả nước mưa cho các vùng đô thị”, do ThS. Giang Thị Thu Thảo –
Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước làm chủ nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu đề xuất giải

pháp thu trữ nước mưa bằng các bể bê tơng cốt thép dùng cho cơng sở có dung tích
trữ W ≥ 10,0 m3 và dùng cho hộ gia đình có W ≥ 2,0 m3.
Đề tài cũng giới bản thiết kế mẫu hệ thống thu trữ nước mưa từ mái nhà vào
các bể chứa, hệ thống lấy nước từ bể chứa cho các mục đích tiêu dùng và sinh hoạt,
phương pháp quản lý vận hành hệ thống thu trữ và sử dụng nước mưa.
1.1.3. Các giải pháp cấp nước cho các đảo đang được áp dụng

Hình 1.1: Thuyền chở nước ngọt từ đất liền ra đảo


1) Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị có diện tích 230 ha, dân số khoảng trên 500
người (2012). Đảo Cồn Cỏ đã được nâng cấp thành đơn vị hành chính cấp
huyện theo Nghị định số 174/2004 NĐ-CPngày 01/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ. Từ đó Cồn Cỏ đã được Nhà nước đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế
- xã hội. Năm 2006 quy hoạch du lịch đảo Cồn Cỏ được các chuyên gia Cu Ba lập,
theo đó diện tích của đảo dành cho du lịch là 40 ha với lượng khách du lịch hàng
năm trên 20.000 người.
Do nằm cách đất liền từ 13 đến 19 hải lý, sông suối rất nhỏ, khả năng sinh
thủy thấp nên giải pháp cấp nước cho đảo được lựa chọn là nước mưa và nước ngọt
được chở từ đất liền ra.
2) Xã đảo Tam Hiệp thuộc thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam, bao gồm toàn bộ Cù Lao
Chàm (gồm 8 hịn đảo nhỏ), có diện tích 1.616 ha, dân số khoảng 3.000 người.
Hàng ngày xã đảo đón khoảng 1.000 khách du lịch đến thăm. Năm 2003 Khu Bảo
tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập. Năm 2009 Cù Lao Chàm được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho đảo lấy từ hồ chứa nước mưa Bãi Bìm.
Nước từ hồ trước khi cấp cho các hộ dùng nước được xử lý qua bể lọc chậm dung
tích 200 m3 và hệ thống đường ống cấp nước tự chảy đường kính từ 90 – 110 mm.
3) Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi cách đất liền 15 hải lý, có diện tích tự nhiên 997 ha,
dân số khoảng trên 21.000 người. Lý Sơn bao gồm 3 đảo là đảo Lớn (Lý Sơn, cù

lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) và hòn Mù Cu. Năm 1992 đảo Lý Sơn được Chính
phủ nâng cấp thành đơn vị hành chính cấp huyện với 3 xã là An Vĩnh (huyện lỵ đảo Lớn), An Hải (đảo Lớn) và An Bình (đảo Bé). Các đảo thiếu nước quanh
năm, nguồn nước ngọt cấp cho đảođều là nước tại chỗ. Lượng nước trữvào mùa
mưa không đủ cấp cho cả năm. Đảo Bé hầu như khơng có nước ngọt. Đảo Lớn có
một số giếng khơi nhưng chỉ sử dụng được trong mùa mưa cịn mùa khơ bị nhiễm
mặn. Các đảo khác khơng có nước ngầm. Để có nước sinh hoạt, người dân trên đảo
phải sắm bể, lu, vại lớn để chứa nước mưa. Một số gia đình xây bể có dung tích trên
10 m3 để thu trữ nước mưa.


Hiện nay trên đảo Lớn đã được Nhà nước đầu tư xây dựng hồ chứa nước
Thới Lới có khả năng cung cấp 16.000 m 3 nước/ngày đêm cho khoảng 80% dân số
trên đảo Lớn.
4) Đảo Thổ Chu là một trong 8 hòn đảo thuộc xã đảo Thổ Châu huyện đảo Phú Quốc
tỉnh Kiên Giang, cách đảo Phú Quốc khoảng 55 hải lý, cách Mũi Cà Mau khoảng
85 hải lý. Đảo Thổ Chu có diện tích tự nhiên 1.395 ha, dân số năm 2013 có khoảng
gần 2.100 người.
Đảo Thổ Chu chưa có cơng trình thủy lợi cấp nước sinh hoạt. Nguồn nước
sạch cung cấp cho đảo chủ yếu là nước mưa trữ trong các bể chứa. Một số nơi lấy
nước từ giếng đào nhưng trữ lượng ít, chủ yếu sử dụng trong mùa mưa cịn mùa khơ
thường khơng có nước hoặc bị nhiễm mặn khơng sử dụng được.
5) Đảo Hịn Mê thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá, cách đất liền khoảng 5,9 hải
lý có diện tích 420 ha. Hiện nay Hịn Mê chưa có dân sinh sống, chỉ có lực lượng
qn đội đóng qn.
Hịn Mê là một trong 16 khu bảo tồn biển đã được đề xuất trong Quy hoạch
hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020. Hòn Mê cũng là một trong
những địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nằm trong quy hoạch phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020. Nguồn nước ngọt cung cấp cho đảo chủ yếu là nước mưa
được trữ trong các bể chứa và chở từ đất liền vào.
6) Đảo Lớn (hay hòn Củ Tron) thuộc xã đảo An Sơn nằm trong quần đảo Nam Du

huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên khoảng 1.400 ha, cách
bờ biển Rạch Giá trên 32 hải lý. Hiện nay đảo có khoảng 4.500 dân. Trên đảo có
một hồ chứa nước ngọt do nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương xây tặng và
một số giếng đào nhưng về mùa khô cả hồ và giếng đều khơ cạn nước. Ngồi
nguồn nước nêu trên, nước ngọt cung cấp cho dân trên đảo chủ yếu vẫn là nước
mưa trữ trong các bể chứa quy mơ hộ gia đình.


Hình 1.2: Lu chứa nước ngọt của nhân dân trên đảo
7) Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ có diện tích tự nhiên
khoảng 1.600 ha, dân số khoảng 27.000 người, là một địa điểm du lịch nổi tiếng
của tỉnh Bình Thuận. Chuyên trang du lịch CNN (travel.cnn.com) cho hay: Đảo
Phú Quý là 1 trong 9 nơi nghỉ dưỡng đẹp nhất của biển Đông, đồng thời là 1 trong
5 nơi nghỉ dưỡng đẹp nhất mà Việt Nam sở hữu như: Côn Đảo, đảo Cát Bà,
Vinpearl và Whale Island (Nha Trang). Đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết
tỉnh Bình Thuận khoảng 56 hải lý. Huyện đảo Phú Quý gồm đảo Phú Quý và 9 đảo
nhỏ ở lân cận khơng có dân sinh sống.
Nước ngọt cung cấp cho hơn 27.000 dân của đảo chủ yếu là nước ngầm và
nước mưa trữ trong các bể của từng hộ gia đình và trữ trong các hồ chứa nước cơng
cộng có tổng diện tích mặt nước khoảng 90 ha. Đến năm 2013 Nhà nước đã đầu tư
cho huyện đảo hơn 120 giếng khoan bơm tay UNICEF để lấy nước sinh hoạt và hai
nhà máy nước tại xã Ngũ Phụng và Long Hải với công suất 2.200 m 3/ngày đêm, đáp
ứng được trên 90% nhu cầu nước ngọt của huyện đảo.
1.1.4. Nhận xét chung
Hầu hết các đảo có người ở (dân định cư và lực lượng vũ trang) đã và đang
được quy hoạch thành các khu du lịch sinh thái biển đều rất khó khăn về nguồn
nước ngọt. Hiện tại, nguồn nước ngọt cung cấp cho các đảo này chủ yếu là nước
mưa được trữ lại trong các chum vại lớn và trong các bể chứa có quy mơ hộ gia
đình hoặc trong các hồ nhân tạo. Một số đảo có diện tích tương đối lớn, có thảm
thực vật phong phú, có dịng chảy ngầm đều được đào giếng để lấy nước, đảo nào



có điều kiện địa hình, địa chất thuận lợi cho việc làm hồ đều đã được đầu tư xây
dựng hồ chứa nước ngọt. Tuy nhiên về mùa khô hầu hết các cơng trình này (hồ và
giếng nước) đều cạn khơ nước. Việc sử dụng tàu thuyền chuyên chở nước ngọt từ
đất liền ra đảo để bán cho người dân sống ngoài đảo cũng là một giải pháp phổ biến
hiện nay.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

HUYỆN TIỀN HẢI
1.2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên huyện Tiền Hải
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tiền Hải nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ
20o17’đến 20o28' vĩ độ Bắc; từ 106 o27' đến 106o35' kinh độ Đông. Biên giới của
huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, ranh giới là sơng
Trà Lý. Phía Nam giáp huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, ranh giới là sơng Hồng.
Phía Tây giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Phía Đơng giáp biển Đơng.

Cồn Vành

Hình 1.3: Vị trí huyện Tiền Hải và Cồn Vành trong tỉnh Thái Bình


1.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Tiền Hải là vùng đồng bằng ven biển được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù
sa của sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực
học sông - biển. Quá trình này đã tạo cho địa hình của huyện Tiền Hải có hình lịng
chảo, gồm 2 vùng khá rõ rệt là vùng đất trũng phía nội đồng và vùng đất cao ven

biển, có cao trình biến thiên phổ biến từ 1,0 m đến 1,5 m so với mặt nước biển.
Vùng trũng nội đồng có cao trình từ 0,5 m đến 0,6 m; vùng phía trong ven đê biển
có cao trình 1,5 m đến 1,7 m. Phía ngồi đê biển từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt hình
thành các cồn cát lớn như Cồn Thủ, Cồn Vành, Cồn Đen, Cồn Ré... và nhiều bãi
rừng cây ngập mặni.
1.2.1.3. Địa chất và khoáng sản
1) Địa chất:
Cũng như nhiều địa phương khác thuộc vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ,
quá trình hình thành và phát triển địa chất của huyện Tiền Hải gắn liền với q trình
bồi tích tam giác châu hiện đại của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình. Với sự
xuất hiện của hệ thống đê ngăn nước mặn và đê sông do Doanh điền sứ Nguyễn
Công Trứ lập nên (1828), huyện Tiền Hải được phân chia thành 2 kiểu đồng bằng
detla muộn nhưng khác nhau về tuổi:
a) Đồng bằng delta tuổi Holoxen muộn - 186 năm trở về trước: nằm ở trong
đê Nguyễn Công Trứ độ cao phổ biến 0,5 - 0,8 m, phân bố hầu hết các
xã. Những dải cồn cát cổ đã bị san lấp chỉ còn độ cao tuyệt đối xấp xỉ
2,0 m. Đất đai hầu hết được sử dụng trồng lúa, bề mặt khá bằng phẳng,
cấu tạo là các trầm tích bột, sét.
b) Đồng bằng delta tuổi Holoxen muộn - 186 năm trở lại đây: nằm ngồi đê
Nguyễn Cơng Trứ. Các cồn cát có nguồn gốc biển của đồng bằng này
trẻ hơn cồn cát trong đê, đều có dạng nổi cao, lượn sóng, độ cao từ 3,0 m
đến trên 3,0 m, được cấu tạo bởi cát mịn. Các vùng trũng giữa cồn thường
có chiều ngang rộng từ 200 m đến 300m, dài từ 1,0 km đến 4,0 km, có
cấu tạo cát mịn theo từng giải: Đông Trà - Đông Minh, Đông Long Đông Minh, Nam Thắng - Nam Hồng, Nam Thịnh - Nam Trung, Nam
Thịnh - Nam Hưng.


Những phần đất có nguồn gốc sơng - biển ở đồng bằng delta này được cấu
tạo nhờ trầm tích sét, bột từ lâu đã trở thành đất trồng lúa. Phần đồng bằng này tập
trung ở khu vực phía nam huyện, gồm các xã: Nam Hà, Nam Hải, Nam Hồng, Nam

Trung... và các xã mới quai đê lấn biển trong thập niên 60 của thế kỷ XX là Nam
Cường, Đơng Hải.
Ngồi hai kiểu đồng bằng kể trên, huyện Tiền Hải còn gồm những phần đất
hình thành rất muộn, đó là những đồng bằng Aluvi tuổi Holoxen muộn (QIV3) và
đồng bằng bãi triều. Thuộc về loại đồng bằng này là những phần đất ngồi đê nằm
dọc các sơng Trà Lý, sơng Hồng và sông Lân đang được bồi đắp bởi phù sa của
chính hai con sơng này. Các bãi bồi có chiều ngang hẹp từ 200 m đến 300 m ven
sông Hồng, từ vài chục mét đến 100 m ven sông Lân và Trà Lý. Bãi triều cửa sông
và các cồn ngầm là tiềm năng to lớn phát triển đất đai ở Tiền Hải.
2) Khống sản:
Tiền Hải có mỏ khí đốt tự nhiên đã được khai thác từ năm 1986 với sản
lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho
sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng… thuộc Khu công nghiệp Tiền
Hải. Tháng 5 và 6 năm 2003, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa
chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc bộ với trữ lượng ước tính ban đầu khoảng 7 tỷ m 3.
Ngày 23/3/2005, Cơng ty Đầu tư phát triển Dầu khí (PIDC) thuộc Tổng Cơng ty
Dầu khí Việt Nam đã thử vỉa thành cơng tại giếng khoan xã Đông Lâm, huyện Tiền
Hải ở độ sâu 2.600 m. Theo kết quả đánh giá ban đầu, lưu lượng khí khai thác đạt
30.000m3/ngày đêm kịp thời bổ sung cho nguồn khí phục vụ phát triển cơng nghiệp
của tỉnh. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trữ lượng khí đốt của Tiền Hải vào
khoảng 60 tỷ mét khối đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp của địa phương và
vùng xung quanh.
Tiền Hải có mỏ nước khống nằm ở độ sâu 450 m, là loại nước khống brom
có chất lượng cao, trữ lượng khoảng 12 triệu mét khối đã khai thác từ năm 1992 với
sản lượng 9,5 triệu lit được trong và ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước
khống Vital, Tiền Hải. Ngồi ra, việc thăm dò mỏ dầu trong vùng thềm lục địa và


vùng biển thuộc Tiền Hải đã và đang tiến hành có nhiều khả quan sẽ mở ra khả
năng to lớn cho việc phát triển cơng nghiệp khai khống.

1.2.1.4. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
Đồng bằng Tiền Hải là một trong 5 kiểu đồng bằng duyên hải của đồng bằng
sông Hồng, đất mặn chiếm đa số, sau đến đất sét trên các dạng cồn, đất phèn chỉ lác
đác. Đất đai nằm trong đê chủ yếu được sử dụng làm ruộng trồng hai vụ lúa. Khu
vực ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn. Nhìn chung đất đai của huyện Tiền Hải
được chia thành 4 nhóm chính sau đây:
1) Nhóm đất cát (C):
Có diện tích 2.875 ha, phân bố chủ yếu ở các vùng có địa hình cao phía trong
và ngồi đê thuộc địa phận các xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đơng Minh, Đơng Hồng,
Đơng Long và ở rải rác các xã Nam Hải, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Đông
Quý... Đặc điểm chung của nhóm đất này là có lượng hạt thơ lớn, dung tích hấp thu
thấp, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dưới tầng cát dày từ 2
m – 3 m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sị, lớp cát thuần xen lẫn phổ tích và các
loại cây sú, vẹt...). Trong nhóm đất cát chia làm hai loại:
- Đất cát giồng (CZ) ở trong đê, có diện tích 690 ha.
- Đất cồn cát biển (CC) có diện tích 2.185 ha.
2) Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn):

Là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, song
tập trung nhiều hơn ở các xã phía đơng của huyện. Nhóm đất này có diện tích
11.300 ha, được chia làm 4 loại sau:
- Đất mặn sú vẹt (Mm) diện tích 900 ha.
- Đất mặn nhiều (Mn) diện tích 2.300 ha.
- Đất mặn trung bình (M) có diện tích 1.200 ha.
- Đất mặn ít (Mi) có diện tích 6.900 ha.
Đặc điểm chung của nhóm đất này là có màu nâu tươi, ánh sắc tím. Độ pH kcl
ở lớp đất mặt từ 4,5 - 5,5, ở các lớp sâu hơn trên 6,0 và thường ở mức từ 7,0 – 9,0.


Hàm lượng các cation trao đổi trong đất phổ biến như sau: Ca


++

từ 3 - 8 mđ/100g

đất, Mg++ từ 3 - 10 mđ/100g đất. Tỷ số Ca/Mg thường từ 1,0 - 1,5. Tổng số muối
hoà tan ở mức từ trung bình đến khá (1-3%), đạm ở mức trung bình (0,10 - 0,16%),
lân và kali ởmức cao (1,7 - 2,3%). Yếu tố hạn chế làm giảm độ phì nhiêu thực tế
của đất, giảm năng suất cây trồng là độ mặn. Để sử dụng loại đất này, biện pháp cơ
bản là thau chua rửa mặn và đẩy lùi nguồn nước mặn ra biển nâng cao áp lực nước
ngọt ở toàn bộ hệ thống, thống nhất độ phì nhiêu thực tế và độ phì nhiêu tự nhiên
vốn tiềm tàng cao. Đất mặn ở trong đê biển thường có độ mặn cao ở phần đất thấp
và sát biển do mạch mặn nông và đọng mặn (khơng thốt được mặn). Những nơi
đất cao hơn trong vùng lại thường là cát, dễ rửa mặn hơn. Ở những vùng mới
quai đê khi độ mặn còn cao, nhân dân thường trồng cói là lồi cây có khả năng
chịu mặn cao và giảm độ mặn cho đất. Trồng lúa trên vùng đất mặn cần chú ý
chọn giống chịu mặn và thận trọng khi đưa giống mới cho năng suất cao nhưng
khả năng chịu mặn kém.
3) Nhóm đất phù sa (p):
Có tổng diện tích khoảng 3.606 ha, phân bố rải rác trên địa hình từ vàn cao,
vàn vừa đến vàn thấp ở các xã Nam Hải, Bắc Hải, Vân Trường, Nam Hà, Nam
Hồng, Nam Chính, Tây Phong, Vũ Lăng... Đất thường có màu nâu tươi, độ pH
trung tính, ít chua, pHkcl khoảng 5,5. Thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến
nặng, hàm lượng các chất hữu cơ khá cao, từ 2,5 - 3 %; đạm, lân, kali đều ở mức
trung bình đến khá: N (0,15 - 0,25%), P 2 O 5 (0,08 - 0,12%), K2O (1,5 - 2,5%). Dung
tích hấp thu cation khá cao, thường từ 25 - 29 mđ/100g đất khơ. Trong nhóm đất
phù sa được chia làm 3 loại, gồm:
- Đất phù sa không được bồi, không gley, hoặc gley yếu của hệ thống sông Hồng
(Ph), trên địa hình vàn có diện tích 1.900 ha.
- Đất phù sa khơng được bồi có tầng loang lổ đỏ vàng của hệ thống sơng Hồng

(Phf), trên địa hình vàn cao với diện tích 1.356 ha.
- Đất phù sa khơng được bồi, gley trung bình của hệ thống sơng Hồng (Phg) trên địa
hình vàn thấp với diện tích 238 ha.


4) Nhóm đất phèn mặn (SM):

Nhóm đất này hình thành do quá trình rửa mặn khiến các ion kiềm và kiềm
thổ bị rửa trôi và thay thế bằng các ion H +, kết quả là hình thành các ổ phèn. Quan
sát phẫu diện đất cho thấy tầng sinh phèn có màu vàng rơm pha lẫn màu trắng tựa
như vôi xỉ, nằm cách mặt đất 25 – 26 cm, độ pH

kcl

từ 2,8 - 3,5, Fe ++ và Al +++ di

động rất cao thay thế các ion H+ tạo thành chua axit gọi là phèn hoạt tính. Phân bố
đất phèn ở Tiền Hải tập trung ở các xã Vũ Lăng, Tây Lương... Diện tích chiếm
khoảng 850 ha.
1.2.1.5. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
1) Chế độ nhiệt: Tiền Hải có kiểu khí hậu nhiệt đới của vùng đồng bằng ven

biển, chịu ảnh hưởng gió mùa. Mùa hè nóng bức, mưa nhiều, thường có
bão lũ. Mùa đơng gió lạnh khơ hanh. Nhiệt trung bình trong nhiều năm là
23,5 oC, cao nhất là 37o - 38oC. Trung bình tháng thấp nhất là 16,3o C.
2) Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình 25 năm (từ 1986 đến 2010) tại trạm

đo mưa Tiền Hải đạt 1.868 mm (thấp nhất 827 mm xuất hiện năm 2001,
cao nhất lên tới 4.383 mm xuất hiện năm 2009). Lượng mưa trung bình 7
tháng (từ tháng 4 đến tháng 10) lên tới 1.651 mm, chiếm tỷ lệ 88,38%

tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau) chỉ có 217 mm, chiếm tỷ lệ 11,62% lượng mưa năm.
3) Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình năm đạt 870,9 mm.
4) Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm 85,3%. Mùa xuân hè

độ ẩm cao, cuối thu và mùa đông độ ẩm thấp, có tháng độ ẩm cịn dưới 70%.
5) Bức xạ mặt trời: Tiền Hải là một trong các địa phương có nhiều nắng, số

giờ nắng trung bình năm khoảng trên 1.500 giờ.
6) Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành của huyện Tiền Hải trong mùa đông là

đông bắc và tây bắc, mùa hè là đông nam và tây nam. Tốc độ gió trung
bình năm trên dưới 2,0 m/s, lớn nhất có thể lên tới trên 40m/s.


Bảng 1.1: Tóm tắt một số đặc trưng khí tượng – khí hậu trạm Tiền Hải
Tháng
Nhiệt độ
(oC)
Độ ẩm
(%)
Bốc hơi
(mm)
Mưa
(mm)
Tốc độ
gió(m/s)
Số giờ
nắng (h)


16,3 16,8 19,5 23,0 26,9 28,3 29,2

28,5 27,1

TB
năm
24,5 24,1 18,0 23,5

85,0 89,0 91,0 90,0 85,0 83,0 82,0

86,0 85,0

82,0 83,0 83,0

85,3

58,5 41,5 40,1 50,6 88,4 98,4 116,0 77,2 69,1

79,1 80,6 71,4

72,6

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

27,7 38,5 65,8 147,7 217,7 249,0 261,1 276,9 278,6 219,7 44,9 40,2 1867,8
2,0

2,0

1,8

2,1

2,1

2,0

2,2


2,0 1,77 1,62 3,08 4,78 4,51 5,26

1,6

1,7

5,26 6,07

1,9

1,8

1,8

1,9

6,09 4,29

3,7

4,03

1.2.1.6. Đặc điểm sơng ngịi, thuỷ văn và hải văn
1) Hệ thống sơng tự nhiên:
- Sơng Hồng chảy qua phía Nam huyện rồi đổ ra biển tại cửa Ba Lạt; là ranh giới
giữa huyện Tiền Hải và huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
- Sơng Trà Lý (cịn có tên là sông Côn), là chi lưu của sông Hồng, chảy qua phía Bắc
huyện rồi đổ ra biển ở cửa Trà Lý; là ranh giới giữa huyện Tiền Hải và huyện Thái
Thụy tỉnh Thái Bình.

- Sơng Lân nằm ở phía nam huyện nguyên là chi lưu của sông Hồng, phân lưu tại
Dương Liễu thuộc huyện Kiến Xương, chảy qua Cồn Tiền theo hướng tây - đông.
Sông Lân chảy qua khu vực trung tâm huyện, chia huyện thành hai phần Bắc và
Nam sau đó thơng ra biển qua cửa Lân tại địa giới xã Nam Cường - Đông Lâm.
2) Hệ thống sông đào:
- Sông Long Hầu: Là sông đào lớn nhất, rộng từ 8 m đến 12 m, sâu từ 3 m đến 4 m,
chảy từ phía bắc xuống phía nam huyện. Sơng Long Hầu bắt nguồn từ sơng Trà Lý,
tại xóm Lợi Thành, xã Đông Quý, chảy qua địa phận xã Đông Trung đến thôn Mỹ
Đức.


- Sơng Cá (cịn gọi là sơng Ngư Dũng), bắt nguồn từ sông Trà Lý chảy theo hướng
bắc - nam qua các xã Đơng Trà, Đơng Xun, Đơng Hồng, Đơng Cơ, Đông Lâm,
gặp sông Lân ở địa phận cống Lân. Sơng Cá có nhiều chi lưu nhỏ chảy về phía
đơng huyện.
- Sông Vàng, bắt nguồn từ sông Trà Lý ở địa phận xóm An Long chạy theo hướng
bắc - nam, có nhiều nhánh phân nước ra các khu vực đơng và tây. Sơng Vàng ngắn,
giáp đê biển, ít khi sử dụng lấy nước qua cống dưới đê.
- Sông Kiến Giang đươc đào từ thời Pháp thuộc, bắt đầu từ xã Vũ Hội huyện Vũ Thư
đến Thanh Nê chia làm hai nhánh. Ngồi tác dụng là đường giao thơng thuỷ, sơng
Kiến Giang còn là nguồn nước chủ yếu để tưới và tiêu nước ở huyện Kiến Xương,
Tiền Hải.
Sông Long Hầu là trục chính dẫn nước ngọt cung cấp cho các cánh đồng
của Khu Tây và Khu Đơng của huyện. Ở phía nam, sơng Lân được lấy làm trục
chính để từ đó đào các con sông và hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt vào đồng
ruộng của các xã thuộc Khu Nam.
Cũng như nhiều địa phương khác ở vùng đồng bằng ven biển, Tiền Hải có
mạng lưới sơng ngịi dày đặc, nguồn nước dồi dào, tải lượng phù sa lớn thuận lợi về
nguồn nước tưới tiêu, thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong huyện, đồng thời
với lượng phù sa đổ ra biển hàng năm khoảng 140 triệu tấn ở các cửa sông tạo ra

vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
của huyện (tính trung bình cứ 30 - 40 năm Tiền Hải lại có thêm một khoảng diện
tích đủ thành lập một xã mới). Tuy nnhiên, các sông đổ ra biển đều có độ dốc nhỏ,
tiêu thốt nước chậm, do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói
lở cục bộ vào đất canh tác ngồi đê.
3) Biển:
Tiền Hải có 23 km bờ biển, từ cửa Ba Lạt (sông Hồng) đến cửa Trà Lý (sông
Trà Lý). Biển Tiền Hải thuộc vùng hoạt động của chế độ nhật triều khá đều đặn:
Một lần triều lên và xuống trong một ngày đêm; hoạt động mạnh vào các tháng 1, 6,
7 và 12 với mức nước cao nhất 3,8 m, thấp nhất 0,6m. Trong các tháng này, nước


mặn vào sâu trong nội địa 8 km trên sông Trà Lý, 10 km trên sông Hồng, với nồng
độ muối nên tới 1%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong quá trình chinh phục, khai
phá, cải tạo vùng đất này. Bờ biển Tiền Hải thoai thoải. Do lượng phù sa của sông
sông Hồng và sông Trà Lý hàng năm đổ ra biển khoảng 140 triệu tấn, nhờ thế hàng
năm đất được bồi tụ, tiến ra biển từ 50 m đến 100m. Trung bình cứ 10 năm Tiền
Hải lại quai đê lấn biển được một vùng đất mới rộng từ 300 ha đến 500 ha theo
phương thức trồng rừng phòng hộ, trồng cây lấn biển.
Cách đất liền từ 3 – 5 km từ cửa Ba Lạt đến cửa Trà Lý có hệ thống cồn cát
tạo thành một vịng cung phía ngồi che chắn tồn bộ bãi bồi phía trong sát chân đê
biển, tạo thành khoảng trên 45.000 ha đất ngập nước ngồi đê rất thuận lợi cho việc
khai thác, ni trồng thuỷ, hải sản.
1.2.2. Tổng quan hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải và định
hướng phát triển
1.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê của Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tiền Hải,
tổng diện tích đất của tồn huyện năm 2010 là 22.610,4 ha. Trong đó:
1) Đất nơng nghiệp:
- Đất sản xuất nơng nghiệp:

- Đất lâm nghiệp:
- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản:
- Đất nông nghiệp khác:
2) Đất phi nông nghiệp:

14.899,0 ha:
11.657,8 ha.
985,0 ha.
2.212,2 ha.
44,0 ha.
6.783,9 ha:

- Đất ở:

1.754,4 ha.

-Đất chuyên dùng:

3.640,3 ha.

- Đất tơn giáo, tín ngưỡng:

77,6 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa:

155,9 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:
- Đất phi nông nghiệp khác:

3) Đất chưa sử dụng:

1.155,2 ha.
0,6 ha.
927,5 ha.


1.2.2.2. Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp
1) Hiện trạng:
Theo số liệu do Phòng Thống kê huyện Tiền Hải cung cấp, kết quả sản xuất
năm 2013 của một số lĩnh vực chính trong nơng nghiệp như sau:
a) Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng của cả huyện đạt 27.222 ha trong đó diện tích lúa
cả năm là 20.853 ha. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt khoảng 140.000 tấn. Ngoài
trồng lúa hai vụ, các địa phương trong huyện Tiền Hải còn trồng nhiều loại cây màu
lương thực khác như ngô (trên 2.500 tấn/năm), khoai tây (trên 8.000 tấn/năm),
nhiều loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao như đậu tương (trên 1.300 tấn/năm),
lạc (trên 1.100 tấn/năm)… và cây công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến và các
nghề truyền thống như cói, dâu tằm, thuốc lào, đặc biệt cây hoè là loại cây phù hợp
với vùng đất Tiền Hải và mang lại lợi ích kinh tế cao. Cây củ đậu cũng được trồng
phổ biến mà người dân gọi là cây xố đói giảm nghèo.
b) Chăn ni:
Tổng đàn trâu có 1.429 con (tăng 11,32 % so với năm 2012), đàn bị có 4.119
con (giảm 17,95 % so với năm 2012). Tổng đàn lợn đạt 134.671 con (tăng 3,67% so
với năm 2012) trong đó lợn thịt có 111.700 con (giảm 6,51 % so với năm 2012).
Tổng sản lượng lợn hơi xuất chuồng là 23.073 tấn, tăng 0,55% so với năm 2012.
Tổng đàn gia cầm khoảng 1,229 triệu con các loại (tăng 16% so với năm 2012),
trong đó sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng 4.013 tấn (tăng 14,92% so với năm
2012). Chăn nuôi của huyện phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng
giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 274 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2012. Kinh tế trang

trại, gia trại tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, đặc
biệt xử lý tốt tình trạng ơ nhiễm mơi trường bằng hệ thống bể khí BIOGAS. Hiện
nay tồn huyện có 98 trang trại, trong đó có 21 trang trại chăn nuôi quy mô lớn.
c) Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản:
Với lợi thế là vùng ven biển, có bờ biển dài 23 km, nằm giữa hai cửa sông
lớn là sông Trà Lý và sông Hồng nên vùng ven biển Tiền Hải có nhiều điều kiện


×