Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Ảnh hưởng của hàm lượng đường bổ sung vào môi trường MS MS 2 đến khả năng tạo cây hoàn chỉnh và khảo sát loại giá thể thích hợp cho cây lan giả hạc dendrobium anosmum cấy mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG BỔ SUNG
VÀO MÔI TRƯỜNG MS, MS/2 ĐẾN KHẢ NĂNG TẠO
CÂY HOÀN CHỈNH VÀ KHẢO SÁT LOẠI GIÁ THỂ
THÍCH HỢP CHO CÂY LAN GIẢ HẠC
(Dendrobium anosmum) CẤY MÔ

NGUYỄN QUỐC THANH

An Giang, tháng 03 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG BỔ SUNG
VÀO MÔI TRƯỜNG MS, MS/2 ĐẾN KHẢ NĂNG TẠO
CÂY HOÀN CHỈNH VÀ KHẢO SÁT LOẠI GIÁ THỂ
THÍCH HỢP CHO CÂY LAN GIẢ HẠC
(Dendrobium anosmum) CẤY MÔ

NGUYỄN QUỐC THANH
MSSV: DSH113440

Cán bộ hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN



An Giang, tháng 03 năm 2016


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của hàm lượng đường bổ sung vào môi
trường MS, MS/2 đến khả năng tạo cây hoàn chỉnh và khảo sát loại giá thể thích hợp
cho cây lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) cấy mô”, do sinh viên Nguyễn Quốc Thanh
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Mỹ Duyên. Tác giả đã báo cáo kết quả
nghiên cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên Thiên
nhiên, Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày ................................

Thư ký

………………………….

Phản biện 1

Phản biện 2

……………………………

………………………….

Cán bộ hướng dẫn

……………………………

Chủ tịch Hội đồng


……………………………
i


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học: “Ảnh hưởng của hàm lượng
đường bổ sung vào môi trường MS, MS/2 đến khả năng tạo cây hồn chỉnh và khảo
sát loại giá thể thích hợp cho cây lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) cấy mô” tại
Trƣờng Đại học An Giang, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu Trƣờng Đại học An Giang, Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp – Tài
nguyên Thiên nhiên đã chấp thuận và tạo điều kiện thuận lợi để tơi có cơ hội thực hiện đề
tài này.
Q thầy, cơ Bộ môn Công nghệ Sinh học, Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên Thiên
nhiên đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức vô cùng quý báu.
ThS. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, với vai trò là giáo viên hƣớng dẫn, cơ đã tận tình chỉ
dạy, truyền đạt cho tơi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, luôn giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Cơ Trình Thị Thu Hồng, cán bộ quản lý Phịng thí nghiệm Cơng nghệ Sinh học,
Khu Thí nghiệm – Thực hành, Trƣờng Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt để tơi có thể hồn thành tốt các thí nghiệm tại đây.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp ĐH12SH và bạn Phạm Phƣớc Sang lớp
ĐH13SH, Trƣờng Đại học An Giang đã luôn đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua.
Gia đình chính là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt để giúp tôi đạt đƣợc những thành
quả nhƣ ngày hôm nay.
…….………, ngày …… tháng …… năm ……
Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Quốc Thanh


ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của hàm lượng đường bổ sung vào môi trường MS, MS/2
đến khả năng tạo cây hồn chỉnh và khảo sát loại giá thể thích hợp cho cây lan Giả
hạc (Dendrobium anosmum) cấy mô” đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học An Giang nhằm
tìm ra hàm lƣợng đƣờng và nồng độ khống thích hợp giúp lan Giả hạc ra rễ tốt, khỏe
mạnh và đạt tỷ lệ sống cao trong giai đoạn thuần dƣỡng. Đồng thời, chọn đƣợc giá thể
thích hợp để trồng lan Giả hạc cấy mô để tạo lƣợng lớn cây con khỏe, sinh trƣởng tốt.
Đề tài đƣợc thực hiện với 3 thí nghiệm:
- Khảo sát sự ảnh hƣởng của hàm lƣợng đƣờng trong môi trƣờng MS, MS/2 đến
khả năng tạo cây hoàn chỉnh của chồi lan Giả hạc in vitro.
- Khảo sát khả năng thích nghi của lan Giả hạc cấy mơ ở giai đoạn thuần dƣỡng.
- Khảo sát khả năng tăng trƣởng của cây lan Giả hạc cấy mô trên các loại giá thể
khác nhau.
Kết quả cho thấy những mẫu lan Giả hạc in vitro tạo cây hoàn chỉnh đạt hiệu quả
nhất trên ba môi trƣờng: môi trƣờng MS + 30 g/l đƣờng, môi trƣờng MS/2 + 20 g/l đƣờng
và môi trƣờng MS/2 + 30 g/l đƣờng. Sau đó, những cây đạt chuẩn trƣớc khi đƣợc trồng ở
mơi trƣờng bên ngồi sẽ trải qua quá trình thuần dƣỡng ở vƣờn ƣơm và kết quả cho thấy
lan Giả hạc cấy mô tạo đƣợc cây hồn chỉnh đạt tỉ lệ sống cao (67,6%) ở mơi trƣờng MS/2
+ 30 g/l đƣờng. Sau khi tiến hành khảo sát khả năng tăng trƣởng của những cây lan Giả
hạc cấy mô trên các loại giá thể khác nhau, ghi nhận những cây Giả hạc đạt tỉ lệ sống cao
(66,67%) trên giá thể than + dớn nhuyễn sau 120 ngày và có khả năng sinh trƣởng, phát
triển tốt hơn so với các loại giá thể cịn lại.
Từ khóa: Lan Giả hạc, nuôi cấy mô thực vật, môi trường MS, giá thể.

iii



ABSTRACT
Research topic: “The effect of added sucrose on MS, MS/2 medium to the
ability to create a complete plant and finding appropriate substrates for Dendrobium
anosmum was propagated by tissue culture method” was performed at An Giang
University to find the suitable content of sucrose and mineral to help D. anosmum well
rooted, healthy and high survival rate in taming stage. Also, choose the suitable substrates
for growing of D. anosmum was propagated by tissue culture method to generate large
amounts of healthy seedlings, growing well.
This project included three experiments:
- Survey of the effect of added sucrose on MS, MS/2 medium to the ability to
create a complete plant of D. anosmum explants.
- Survey of the adaptation of D. anosmum was propagated by tissue culture method
in taming stage.
- Survey of the growth possibility of D. anosmum was propagated by tissue culture
method on several substrates.
The result showed that the D. anosmum explants created complete plants which
was the most effective on the three medium: MS medium + 30 g/l sucrose, MS/2 medium
+ 20 g/l sucrose and MS/2 medium + 30 g/l sucrose. Then, the qualified plantlets before
planted in the external environment would undergo the taming process in the nursery, the
result showed that the D. anosmum explants created complete plants and achieved the high
survival rate (67.6%) on MS/2 medium + 30 g/l sucrose. After surveying the growth
potential of D. anosmum was propagated by tissue culture method on several substrates,
recorded seedlings achieved the high survival rate (66.67%) on wood charcoal + fern root
after 120 days. Besides, this seedlings was possible of growth and development better than
the remaining substrates.
Keywords: Dendrobium anosmum, plant tissue culture, MS medium, substrate.

iv



LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng
trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng trình
nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
..……………., ngày ….. tháng ….. năm……
Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Quốc Thanh

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ............................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................................. iii
ABSTRACT............................................................................................................................... iv
LỜI CAM KẾT ...........................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................ ix
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................2
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................................2

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LAN RỪNG VIỆT NAM ........................................................3
2.2. GIỚI THIỆU VỀ LAN GIẢ HẠC .......................................................................................4
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại lan Giả hạc .................................................................................4
2.2.2. Đặc điểm hình thái của lan Giả hạc ..................................................................................5
2.2.2.1. Cơ quan sinh dưỡng .......................................................................................................5
2.2.2.2. Cơ quan sinh sản ...........................................................................................................5
2.2.3. Điều kiện sinh lý đối với lan Giả hạc ...............................................................................5
2.2.3.1. Ánh sáng ........................................................................................................................5
2.2.3.2. Nhiệt độ ..........................................................................................................................6
2.2.3.3. Ẩm độ .............................................................................................................................6
2.2.3.4. Phân bón ........................................................................................................................6
2.2.3.5. Độ thơng gió ..................................................................................................................6
2.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT ...............................6
2.4. MÔI TRƢỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ...................................................................7
2.4.1. Môi trƣờng nuôi cấy .........................................................................................................7
2.4.2. Điều kiện nuôi cấy ............................................................................................................9
2.5. CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TRONG NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT .................10
2.5.1. Nhiễm vi sinh vật .............................................................................................................10
2.5.2. Sự hóa nâu .......................................................................................................................11
vi


2.5.3. Sự thừa nƣớc ....................................................................................................................11
2.5.4. Sự biến dị tế bào soma (somaclonal variation) ................................................................11
2.5.5. Cấu trúc bất thƣờng .........................................................................................................11
2.6. CẤU TRÚC HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẨU CỦA CÂY CON CẤY MƠ .........................12
2.6.1. Lớp cutin ..........................................................................................................................12
2.6.2. Khí khẩu ...........................................................................................................................12
2.6.3. Lá .....................................................................................................................................12

2.6.4. Thân và rễ ........................................................................................................................12
2.7. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI GIÁ THỂ TRỒNG LAN ............................................................13
2.7.1. Xơ dừa .............................................................................................................................13
2.7.2. Than gỗ ............................................................................................................................13
2.7.3. Dớn ..................................................................................................................................13
2.7.4. Trông trên vỏ cây .............................................................................................................13
2.8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC .........................14
2.8.1. Ngồi nƣớc.......................................................................................................................14
2.8.2. Trong nƣớc.......................................................................................................................14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................17
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN .......................................................................17
3.2. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .......................................................................................17
3.2.1. Thiết bị và dụng cụ ..........................................................................................................17
3.2.1.1. Thiết bị ..........................................................................................................................17
3.2.1.2. Dụng cụ .........................................................................................................................17
3.2.2. Hóa chất ...........................................................................................................................17
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................17
3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của hàm lƣợng đƣờng trong môi trƣờng MS,
MS/2 đến khả năng tạo cây hoàn chỉnh của chồi lan Giả hạc in vitro ............................17
3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng thích nghi của lan Giả hạc cấy mơ ở giai đoạn
thuần dƣỡng ....................................................................................................................19
3.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng tăng trƣởng của cây lan Giả hạc cấy mô trên các
loại giá thể khác nhau .....................................................................................................20
3.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................................22
4.1. THÍ NGHIỆM 1: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG ĐƢỜNG
TRONG MƠI TRƢỜNG MS, MS/2 ĐẾN KHẢ NĂNG TẠO CÂY HỒN CHỈNH
CỦA CHỒI LAN GIẢ HẠC IN VITRO .............................................................................22
4.2. THÍ NGHIỆM 2: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA LAN GIẢ HẠC
CẤY MÔ Ở GIAI ĐOẠN THUẦN DƢỠNG ...................................................................26

vii


4.3. THÍ NGHIỆM 3: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƢỞNG CỦA CÂY LAN GIẢ
HẠC CẤY MÔ TRÊN CÁC LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU ..........................................27
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................32
5.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................................32
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................33
PHỤ CHƯƠNG ........................................................................................................................35
PHỤ CHƢƠNG A: THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƢỢNG CỦA MƠI TRƢỜNG KHỐNG
MS VÀ PHÂN BĨN LÁ ĐẦU TRÂU B1, 501 .......................................35
PHỤ CHƢƠNG B: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA ............................................................37

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Các loài lan rừng thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium) phổ biến hiện nay

3


2.2

Thành phần cơ bản và thành phần tự chọn của mơi trƣờng ni cấy

7

2.3

Các lồi vi khuẩn thƣờng gặp trong cấy mô (Leifert và Waites, 1990)

10

3.1

Ký hiệu nghiệm thức và mơi trƣờng ni cấy

18

3.2

Kí hiệu nghiệm thức thí nghiệm 2

19

3.3

Kí hiệu nghiệm thức thí nghiệm 3

20


4.1

Kết quả tạo cây hoàn chỉnh của chồi lan Giả hạc in vitro 30 NSKC

22

4.2

Kết quả tạo cây hoàn chỉnh của chồi lan Giả hạc in vitro 60 NSKC

23

4.3

Kết quả tạo cây hoàn chỉnh của chồi lan Giả hạc in vitro 90 NSKC

24

4.4

Kết quả tỉ lệ sống (%) của lan Giả hạc cấy mô ở giai đoạn thuần dƣỡng

27

4.5

Kết quả tỉ lệ sống (%) của lan Giả hạc cấy mô sau khi trồng trên các loại
giả thể khác nhau

28


4.6

Kết quả số chồi và khả năng tăng trƣởng chiều cao chồi của lan Giả hạc
cấy mô

29

4.7

Kết quả số lá và khả năng tăng trƣởng chiều dài lá của lan Giả hạc cấy mô

30

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Cấy mẫu lan Giả hạc vào mơi trƣờng thí nghiệm

18


3.2

Cây lan con hồn chỉnh đƣợc thu nhận từ thí nghiệm 1

19

3.3

Giá thể thí nghiệm than (A), xơ dừa (B) và dớn nhuyễn (C)

20

4.1

Mẫu lan Giả hạc đƣợc cấy trên môi trƣờng NT0

25

4.2

Mẫu lan Giả hạc cấy mô ở thời điểm 90 NSKC

26

4.3

Các cây lan Giả hạc cấy mô đƣợc trồng trên giá thể than (A), xơ dừa (B),
dớn nhuyễn (C) và than + dớn nhuyễn (D) ở thời điểm 120 NSKT

31


x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BA

Benzyl adenin

Ctv

Cộng tác viên

EDTA

Ethylenediamine tetraacetate

IAA

Indolacetic acide

MS

Murashige & Skoog

NAA

Alpha-Naphthaleneacetic acid

NSKC


Ngày sau khi cấy

NSKT

Ngày sau khi trồng

NSKTD

Ngày sau khi thuần dƣỡng

TDZ

Thidiazuron

xi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lan rừng Việt Nam có hơn 2.000 loài với rất nhiều loài hoa đẹp và có triển vọng kinh
doanh trong lĩnh vực thương mại. Theo Phan Thúc Hn (2005), đã có 300 lồi lan rừng Việt
Nam được nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm lan chọn lọc để sản xuất, nhân giống, cung cấp cho
thị trường thế giới. Trong đó, Dendrobium là một trong 6 giống phong lan rừng phổ biến được
mọi người ưa chuộng, mà đại diện là Denbrobium anosmum (lan Giả hạc). Theo Trần Văn
Bảo (1999), lan Giả hạc là loài lan rừng quý hiếm ở Việt Nam có nhiều trên dãy núi Trường
Sơn từ Nam ra Bắc, đặc điểm của loài này là siêng hoa, hoa to, đẹp và có hương thơm nồng
nàn nên rất được ưa chuộng cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, lan Giả hạc rừng tự nhiên hiện nay rất khan hiếm do bị khai thác quá mức,

nhưng tại các phịng ni cấy mơ trong nước ít có đề tài nghiên cứu về nhân giống lan Giả
hạc. Đồng thời, vấn đề tạo cây in vitro hoàn chỉnh và thuần dưỡng cây con sau giai đoạn vườn
ươm đang còn gặp nhiều khó khăn nên tỉ lệ cây con chết khi chuyển ra vườn ươm cịn khá cao.
Dó đó, nguồn cây giống lan Giả hạc in vitro trong nước chưa cung cấp đủ nhu cầu thị trường
nên giá thành cây lan giống còn khá cao. Hiện nay, thị trường trong nước một cây lan Giả hạc
với một đơn vị nhỏ cũng phải giá hàng trăm ngàn, nếu là đơn vị lớn thì vài trăm đến triệu
đồng.
Bên cạnh đó, do ít có nghiên cứu được công bố về việc chuyển cây cấy mô ra ngồi trồng
nên chưa có cơ sở khoa học để người dân có thể tự thuần dưỡng cây con từ các chai mơ. Vì
thế, khi người dân ra cây trồng thì gặp nhiều khó khăn như tỉ lệ cây sống thấp, cây giống
không đạt chất lượng, hay kỹ thuật trồng chưa đạt dẫn đến cây chậm lớn, tỉ lệ chết cao, nhiều
bệnh hại tấn công… nên họ rất e ngại khi mua cây con từ các chai mô về trồng, nhưng nếu
những cây lan này đã được thuần dưỡng vài tháng thì giá tăng gấp 2, gấp 3 lần so với trước lúc
thuần dưỡng.
Xuất phát từ những cơ sở trên, đề tài: “Ảnh hưởng của hàm lượng đường bổ sung vào mơi
trường MS, MS/2 đến khả năng tạo cây hồn chỉnh và khảo sát loại giá thể thích hợp cho cây
lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) cấy mô” được thực hiện nhằm cung ứng nhu cầu thị
trường và tạo nguồn cây giống lan Giả hạc cho nhà lưới để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp
theo về lan Giả hạc.

1


1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng đường trong môi trường MS, MS/2 đến khả năng tạo
cây hoàn chỉnh của chồi lan Giả hạc in vitro.
Khảo sát khả năng thích nghi của lan Giả hạc cấy mô ở giai đoạn thuần dưỡng.
Khảo sát khả năng tăng trưởng của những cây lan Giả hạc cấy mô trên các loại giá thể khác
nhau khi chuyển ra nhà lưới.
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xác định hàm lượng đường và nồng độ khoáng tối ưu giúp lan Giả hạc ra rễ tốt, khỏe mạnh và
đạt tỷ lệ sống cao trong giai đoạn thuần dưỡng.
Chọn được giá thể thích hợp để trồng lan Giả hạc được nhân giống bằng phương pháp nuôi
cấy mô nhằm tạo lượng lớn cây con khỏe, sinh trưởng tốt.

2


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LAN RỪNG VIỆT NAM
Theo cuốn sách “Flore General de l‟Indochine” do H. Lecomte chủ biên (1932-1934), Đông
Dương đã xác định và mơ tả được 101 giống gồm 750 lồi lan rừng. Ngày nay, theo một số tài
liệu cho rằng lan rừng Việt Nam có hơn 2.000 lồi. Trong đó, có nhiều lồi q vì giá trị về
nguồn gen, q về hoa đẹp và bền, đặc biệt nhiều lồi có hương thơm nồng nàn (Phan Thúc
Huân, 2005).
Theo Nguyễn Công Nghiệp (2004), lan rừng Việt Nam có nhiều giống nở trên hai tháng như
Mỹ dung dạ hương (Vanda denisoniana), Huyết nhung (Renanthera imschootiana), Hồng lan
(Cymbidium insigne), Hồng lan (Cymbidium iridioides)… Có loại nở trung bình 1 – 2 tuần
như Long tu (Dendrobium primulinum), Kim điệp (Dendrobium capillies), Đuôi cáo (Aerides
multiflora), Ngọc điểm (Rhynchostylis gigantea)… Thậm chí có lồi chỉ nở một ngày như loài
Thạch hộc. So với các loài lan lai, lan rừng Việt Nam có kích thước bé hơn nhưng nhờ đa số
có mùi thơm nên vẫn hấp dẫn các người ái mộ như Mỹ dung dạ hương, Giả hạc, Hạc đỉnh
(Phaius tankervilliae), Đi cáo, Ngọc điểm…
Bảng 2.1: Các lồi lan rừng thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium) phổ biến hiện nay
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học


1

Hoàng thảo dẹt

Dendrobium nobile

2

Long nhãn

Dendrobium fimbriatum

3

Giả hạc

Dendrobium anosmum

4

Hoàng thảo tua

Dendrobium harveyanum

5

Hoàng thảo đơn cam

Dendrobium unicum


6

Tam bảo sắc

Dendrobium devonianum

7

Hoàng thảo u lồi

Dendrobium pendulum

8

Vảy rồng

Dendrobium lindleyi

9

Hoàng thảo duyên dáng

Dendrobium amabile

10

Hoàng thảo thủy tiên

Dendrobium palpebrae


11

Thất điểm hồng

Dendrobium draconis

12

Bạch hỏa hoàng

Dendrobium bellatulum

13

Hoàng thảo xương rồng

Dendrobium cariniferum

14

Hồng thảo tam giác

Dendrobium trigonopus
(Nguồn: Minh Trí và Xuân Giao, 2010)
3


2.2. GIỚI THIỆU VỀ LAN GIẢ HẠC
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại lan Giả hạc

Theo Dương Công Kiên (2006), họ Orchidaceae có khoảng 750 chi, 25.000 lồi, chiếm vị trí
thứ hai sau họ Cúc trong ngành thực vật hạt kín và là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm. Các
loài trong hệ thống này phân bố rất rộng, do đó hình thái và cấu tạo cũng hết sức đa dạng và
phức tạp.
Theo Huỳnh Văn Thới (2005), tên Dendrobium có nguồn gốc từ chữ Grec Dendron nghĩa là
cây gỗ và bios là tôi sống. Dendrobium là giống phụ sinh, sống trên cây gỗ. Có người gọi là
Hồng lan, có người gọi là Đăng lan. Dendrobium có trên 1.600 lồi và chia thành hai dạng
chính:
 Dạng đứng: thường mọc ở xứ nóng chịu ẩm và rất siêng hoa như Nhất điểm hồng,
Nhất điểm hoàng, Báo hỉ, Ý thảo, Thủy tiên,….
 Dạng thịng: chịu khí hậu mát mẽ như Giả hạc, Hạc vĩ, Long tu, Phi điệp vàng,….
Theo Phan Thúc Huân (2005), lan Giả hạc được phân loại như sau:
Họ (familia)

Orchidaceae

Phân họ (subramilia)

Epidendroideae

Tơng (tribus)

Epidendreae

Chi (genus)

Dendrobium

Lồi (species)


Dendrobium anosmum

Dendrobium anosmum được mơ tả lần đầu tiên bởi Lindley vào năm 1845 trong quyển “ The
Botanical Register”. Sau đó, H.G. Reichenbach mơ tả chúng với tên là Dendrobium superbum,
loài này phân bố nhiều ở Philippines, Indonesia, New Guinea, Sri Lanka, Malaysia và Thái
Lan (Helmut Bechtel, 1981). Ở Việt Nam, lan Giả hạc còn được gọi là Phi điệp, loài lan này
sống được ở nhiều nơi cả miền Bắc và Tây Nguyên, trên núi đất có độ cao thấp hay trung bình
(Minh Trí và Xn Giao, 2010).
Ở vùng Trung nguyên (độ cao trung bình 700 – 1.000 m), lan Giả hạc sinh trưởng nhiều nhất
trên cây cà chí, đơi khi trên các cây giẻ sồi và một số ít mọc trên đá, nhiều nhất là ở vùng Tam
Bố (Lâm Dồng) trải dài theo hướng Tây qua biên giới tỉnh Đắc Lắc, rải rác loài này cũng mọc
dọc đèo Ngọan Mục, Đơn Dương, nhưng loại ở đây trổ hoa chậm thường sau tết 15 ngày
(Nguyễn Công Nghiệp, 2004).

4


2.2.2. Đặc điểm hình thái của lan Giả hạc
2.2.2.1. Cơ quan sinh dưỡng
Lan Giả hạc thuộc nhóm lan đa thân, có giả hành hình trụ, thân có nhiều đốt và rủ xuống, thân
dài từ 60 – 120 cm, rộng khoảng 0.8 cm. Thân được bao bọc bởi các bẹ lá xếp thành hai hàng
dọc chiều dài thân. Lá mỏng, thuôn dài hình elip từ 10 – 18 cm, rộng 2 – 3 cm, bẹ mau rách và
lá rụng theo mùa (Helmut Bechtel, 1981 và Phan Thúc Huân, 2005).
Theo Phan Thúc Huân (2005), giả hành có chứa diệp lục và dự trữ nhiều chất dinh dưỡng cần
thiết cho cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển và cả khi cây lan ra hoa vào thời kỳ nghỉ.
Giả hành cịn có chức năng giữ nước duy trì sự sống của cây lan trong điều kiện khô hạn.
2.2.2.2. Cơ quan sinh sản
Giả hạc ra hoa khi các giả hành đã rụng hết lá, mỗi đốt ra một hoặc hai hoa màu hồng tím với
cánh mơi có hai vết màu tím đậm, cánh hoa có dạng hình chữ nhật, dài từ 4.5 – 6 cm, rộng
khoảng 2 cm. Lá đài hình mũi mác, nhọn, dài từ 4 – 6 cm, rộng khoảng 1 cm (Helmut Bechtel,

1981). Hoa sau khi thụ tinh sẽ tạo quả (thuộc dạng quả nang) chứa vô số hạt, hạt nhỏ, nhiều
phơi chưa phân hóa. Hạt lan được phát tán nhờ gió nhưng phần lớn hạt bị chết vì hạt muốn nảy
mầm phải có nấm cộng sinh. Theo Knudson (1922), nguyên nhân hạt lan không nảy mầm
được là do hạt lan khơng có khả năng tạo ra hydratcacbon từ CO2. Do đó, vai trị của nấm đối
với sự nảy mầm của hạt lan là cung cấp đường (Phan Thúc Huân, 2005).
Cây lan Giả hạc cho hoa cỡ lớn đường kính từ 7 – 10 cm, hương rất thơm (Haruyuki
Kamemoto và ctv, 1999). Hoa thường nở vào tháng 4 – 5, kéo dài trong một tuần (Minh Trí và
Xuân Giao, 2010). Sau khi hoa tàn, những đốt gần trên ngọn hoặc ở gần dưới gốc thường sinh
ra cây con (keiki). Vài tháng sau, khi các cây con mọc rễ dài từ 3 – 4 cm có thể tách ra trồng
riêng, dùng cho nhân giống.
2.2.3. Điều kiện sinh lý đối với lan Giả hạc
2.2.3.1. Ánh sáng
Ánh sáng là một nguồn năng lượng rất cần thiết cho sự sống của phong lan. Ánh sáng tham gia
vào q trình chuyển hóa cacbon cũng như góp phần tạo nên các tế bào thực vật và việc có
ánh sáng hay khơng giữ vai trị quan trọng tác động đến việc ra hoa sớm, muộn hay mất hẳn.
Ngoài ra, ánh sáng khơng thích hợp là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể khi thì làm cây chậm lớn
khi thì làm cây cịi cọc khơng thể phát triển được (Trần Văn Bảo, 1999).
Theo Minh Trí và Xuân Giao (2010), giống lan Dendrobium được xếp vào nhóm ưa sáng
trung bình nhu cầu ánh sáng khoảng 50 – 80%, riêng đối với lan Giả hạc ánh sáng thích hợp là
40 – 60%.
5


2.2.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ tác động vào cây lan qua con đường quang hợp và cường độ quang hợp của cây gia
tăng theo chiều nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ quang hợp tăng lên khoảng gấp đôi
(Phan Thúc Huân, 2005). Đặc biệt, đối với lan Giả hạc là loài chịu nhiệt khá tốt nên chúng
phát triển tốt ở những nơi có nhiệt độ ban ngày khơng quá 35oC và ban đêm không dưới
15,6oC.
2.2.3.3. Ẩm độ

Đối với cây lan, độ ẩm khơng khí nơi cây sống tự nhiên trong rừng hay độ ẩm khơng khí của
vườn, của giá thể ni cây phải thích hợp thì cây lan mới sinh trưởng và phát triển tốt (Phan
Thúc Huân, 2005). Đây là yếu tố quan trọng đối với Giả hạc giúp cây phát triển tốt, tránh bị
khô héo do mất nước hay ánh sáng quá mạnh, ẩm độ phù hợp nhất trong khoảng 60% – 70%.
Vào mùa khô nên chú ý tưới nước hằng ngày cho cây, thời điểm tưới tốt nhất vào buổi sáng 8
giờ và chiều 4 giờ để tránh ẩm độ lắng đọng vào ban đêm, giúp cây tránh được bệnh thối rữa.
2.2.3.4. Phân bón
Lan Giả hạc ưa phân hữu cơ như bánh dầu, phân xác súc vật…(Trần Văn Bảo, 1999). Tuy
nhiên, các loại Dendrobium thân thòng ăn phân yếu nên phải dùng nồng độ thật loãng
(Nguyễn Cơng Nghiệp, 2004).
2.2.3.5. Độ thơng gió
Theo Nguyễn Cơng Nghiệp (2004), sự thơng gió thích hợp với hầu hết các lồi lan là gió cấp 2
và cấp 3, có nghĩa là khoảng 10 – 15 km/giờ. Tuy gió làm giảm nhiệt độ nhưng sự thơng gió
q độ cũng làm giảm ẩm độ cần thiết cho cây gây ra thủy xuất và hơ hấp q cao, chính các
điều này làm cho lan kém tăng trưởng.
2.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT
Trong giai đoạn hiện nay, nuôi cấy mô thực vật được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn chọn
giống, nhân giống, vào việc sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinhh học và trong nghiên
cứu lý luận di truyền thực vật bậc cao.
Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên (2002), phương pháp nuôi cấy mô được sử
dụng để phục tráng và nhân nhanh các giống cây trồng q, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay,
phương pháp nhân giống vơ tính thực vật trong ống nghiệm đã trở thành kỹ thuật nông nghiệp
phổ biến. Ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất của nuôi cấy mô tế bào là áp dụng kỹ thuật sản
xuất đại trà có kiểm sốt trong tạo giống và nhân giống cây trồng, những lợi ích trong việc áp
dụng kỹ thuật ni cấy mơ tế bào thực vật được tóm tắt như sau:
6





Kiểm soát được dịch bệnh cây trồng. Bằng phương pháp ni cấy mơ và tế bào, ta
hồn tồn có thể loại được những cá thể nhiễm bệnh hay mang mầm bệnh.



Kiểm sốt được chất lượng giống thơng qua kiểm sốt kiểu gen của giống đem vào sản
xuất.



Kiểm sốt được tồn bộ kỹ thuật từ khâu nhân giống đến khâu thu hoạch.



Tạo ra sự đồng loạt về giống, từ đó tạo ra sự đồng loạt của sản phẩm cuối. Sự đồng loạt
này giúp cơ giới hóa được khâu trồng trọt và khâu thu hoạch. Do đó, năng suất lao
động sẽ tăng lên. Chất lượng sản phẩm đồng nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiêu
thụ và chế biến.

Ngày nay, phương pháp gieo hạt chỉ được áp dụng để lai giống. Các loại lan hiện tại đều có
tính dị hợp tử cao vì thế chúng sẽ khơng bao giờ đồng nhất. Do đó, chỉ có ni cấy mơ là
phương pháp duy nhất và có hiệu quả để nhân giống lan trên quy mô công nghiệp. So với
phương pháp tách chiết thông thường tốc độ phát triển trung bình 1 cây/ năm thì phương pháp
cấy mơ sẽ sản xuất một số lượng cây con gần như không tưởng khoảng 4 triệu cây/năm
(Nguyễn Cơng Nghiệp, 2004).
2.4. MƠI TRƢỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN NI CẤY
2.4.1. Môi trƣờng nuôi cấy
Thành phần của môi trường nuôi cấy bao gồm rất nhiều chất. Thông thường, các chất được
phân thành hai nhóm: thành phần cơ bản (ln ln có trong mơi trường) và thành phần tự
chọn (có thể thêm hoặc không thêm vào môi trường).

Bảng 2.2: Thành phần cơ bản và thành phần tự chọn của môi trƣờng nuôi cấy
Các thành phần cơ bản

Các thành phần tự chọn

Nước

Chelates

Các nguyên tố khoáng

Chất thẩm thấu

Nguồn carbohydrate

Than

Vitamin

Amino acid

Chất tạo gel

Đạm hữu cơ

Chất điều hịa sinh trưởng
(Nguồn: Nguyễn Bảo Tồn, 2004)


Nước


Phẩm chất nước là điều kiện quan trọng trong nuôi cấy. Nước sử dụng trong nuôi cấy mô là
nước cất một lần. Trong một số trường hợp, người ta cũng có thể sử dụng nước cất hai lần
hoặc nước khử khoáng.
7




Các nguyên tố khoáng

Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Mỹ Tiên (2002), có nhiều ngun tố khống được sử
dụng trong mơi trường ni cấy, mỗi ngun tố có một vai trị riêng. Các ngun tố khống
được chia thành hai nhóm:
Khống đa lượng: nhu cầu khống của mơ, tế bào thực vật tách rời không khác nhiều so với
cây trồng trong điều kiện tự nhiên. Các nguyên tố đa lượng cần phải cung cấp là nitrogen,
phosphorus, potassium, calcium, magnesium, sắt.
Khoáng vi lượng: nhu cầu khống vi lượng trong ni cấy mơ thực vật là lĩnh vực cịn ít được
nghiên cứu, rất ít các nguyên tố vi lượng được chứng minh là không thể thiếu đối với sự phát
triển của mô và tế bào. Vì vậy, có những trường hợp, một số khống vi lượng có thể là khơng
cần thiết. Các nguyên tố vi lượng có thể có ảnh hưởng đến sự phân hóa tế bào khi kết hợp với
các chất điều hào sinh trưởng thực vật.


Nguồn carbohydrate

Trong nuôi cấy in vitro, nguồn carbon giúp mô, tế bào thực vật tổng hợp nên các chất hữu cơ
giúp tế bào phân chia và tăng sinh khối khơng phải là do q trình quang hợp cung cấp mà
chính là nguồn carbon bổ sung vào mơi trường dưới dạng đường. Trong đó, sucrose là loại
đường được sử dụng phổ biến hiện nay, tùy theo mục đích ni cấy nồng độ sucrose biến đổi

từ 1 – 6% (w/v) và thông thường nhất là 2% (w/v) tương ứng với 58,4 mM (Nguyễn Đức
Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
Khi sử dụng đường sucrose trong môi trường ni cấy, nó được thủy phân hồn tồn hoặc một
phần thành monosaccharide: glucose và fructose (Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Tuy nhiên, việc
sử dụng fructose bị hấp tiệt trùng có thể làm tổn hại đến sự tăng trưởng của tế bào (Nguyễn
Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).


Vitamine

Thông thường, thực vật tổng hợp các vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của
chúng, thực vật cần vitamin để xúc tác các quá trình biến dưỡng khác nhau (Nguyễn Đức
Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
Trong nuôi cấy mô, vitamin thường được sử dụng nhất là nicotinic acid (PP), pyridoxine (B6),
thiamine (B1), myo inositol, vitamin C thường được sử dụng như là chất chống oxy hóa.
Thiamine được sử dụng như là coenzyme trong biến dưỡng carbohydrate. Nicotinic được sử
dụng như là coenzyme trong biến dưỡng các chất nicotinamide adenin dinucleotid (NAD) hay
nicotinamid phosphate (NADP). Pyridoxin là coenzyme trong phản ứng dị hóa amino acid.
8


Myo inositol là thành phần của phosphatidyl inositol và phytic acid hỗ trợ cho sự sinh trưởng
của tế bào (Nguyễn Bảo Toàn, 2004).


Chất tạo gel

Agar là thành phần quyết định độ cứng của môi trường, không gây độc hay tác dụng với các
thành phần có trong mơi trường vì agar có nguồn gốc từ thực vật (rong biển). Lượng agar
thường sử dụng ở 6 – 10 g/l. Khi nồng độ agar quá cao, môi trường trở nên quá cứng sẽ ảnh

hưởng đến sự khuếch tán dinh dưỡng gây khó khăn cho sự hấp thụ nước và dinh dưỡng của
mô cấy. Agar tan ở nhiệt độ 80oC và đông lại ở nhiệt độ phòng (25 – 30oC) (Vũ Văn Vụ và
ctv, 2007).


Chất điều hịa sinh trưởng thực vật auxin

Auxin là nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng rất thường xuyên trong nuôi
cấy mô – tế bào thực vật, đặc tính của auxin là kích thích sự tăng trưởng và kéo dài tế bào.
Theo Friedman và ctv (1985), khi nồng độ auxin cao hơn cytokinin hoặc khi chỉ xử lý với
auxin thì rễ sẽ được hình thành và trong sự tạo rễ lượng cytokinin ngoại sinh sẽ là chất cản.
Người ta cho rằng auxin cảm ứng sự tạo rễ là do nó cảm ứng sự tổng hợp polyamine (Nguyễn
Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
Theo Nguyễn Bảo Tồn (2004), auxin tự nhiên được tìm thấy ở thực vật là indole-3-acetic
acid (IAA). Trong lĩnh vực nuôi cấy mô, hiệu quả chính của nó là trên sự phân chia tế bào và
q trình giảm phân. Bên cạnh đó, cịn có các auxin tổng hợp như indole-3-butyric acid (IBA),
alpha-naphthaleneacetic acid (NAA) và 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D), những auxin
này ổn định với nhiệt và ánh sáng hơn so với IAA. Do đó, chúng có thể được hấp khử trùng.
2.4.2. Điều kiện ni cấy


Nhiệt độ

Theo Nguyễn Bảo Tồn (2004), có thể tối ưu hóa nhiệt độ cho mỗi lồi thực vật và mỗi giai
đoạn sinh trưởng, nhiệt độ chung cho tất cả các phòng thường được điều chỉnh 24  2oC. Tuy
nhiên, nhiệt độ trong các keo lọ nuôi cấy thường cao hơn nhiệt độ phịng vài độ do hiệu ứng
nhà kính.


Ánh sáng


Quang phổ ảnh hưởng đến hình thái cây mơ nên cần lưu ý các tỉ lệ của phổ ánh sáng xanh
dương/đỏ hoặc đỏ/cuối đỏ và quang kỳ thường được sử dụng là chế độ ngày dài (16 giờ chiếu
sáng). Cường độ ánh sáng trong giai đoạn tạp dưỡng là khoảng 30 µmol/m2/giây, cịn đối với
mơ tự dưỡng cường độ ánh sáng lên đến 250 µmol/m2/giây (Nguyễn Bảo Tồn, 2004).
9




pH

Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên (2002), độ pH ảnh hưởng đến khả năng hòa
tan của các ion trong mơi trường khống, khả năng đơng tụ agar và sự tăng trưởng của tế bào.
Vì vậy việc xác định chính xác và điều chỉnh pH trong mơi trường nuôi cấy là cần thiết.
Murashige và Skoog (1962) nhận thấy rằng độ pH 5,7 – 5,8 thích hợp để duy trì sự hịa tan các
chất khống trong mơi trường MS. Hầu hết pH môi trường nuôi cấy được điều chỉnh ở 5,7 
0,1 trước khi hấp khử trùng, nhưng nhiệt độ cao sẽ làm tăng tính acid của mơi trường (độ pH
giảm). Mann và ctv (1982) nhận thấy rằng, nếu trước khi hấp tiệt trùng mà chỉnh pH bằng 5,7
thì sau khi hấp tiệt trùng, pH sẽ giảm xuống còn 5.
2.5. CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TRONG NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT
2.5.1. Nhiễm vi sinh vật


Vi khuẩn

Theo Nguyễn Bảo Toàn (2004), nhiễm do vi khuẩn thường gặp trong ni cấy in vitro. Một số
vi khuẩn gây nhiễm có thể là vi khuẩn gây bệnh cho cây chủ, nhưng một số khác khơng phải
là vi khuẩn gây bệnh. Nó có thể gây chết cây hoặc làm chậm sự sinh trưởng của mẫu vật nuôi
cấy. Triệu chứng nhiễm khuẩn thường tạo trên môi trường nuôi cấy một lớp nhầy. Lớp này có

thể có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, trắng hoặc đen ở ngay vị trí mẫu vật nuôi cấy
hay trên bề mặt môi trường nuôi cấy.
Bảng 2.3: Các lồi vi khuẩn thƣờng gặp trong cấy mơ (Leifert và Waites, 1990)
Tên vi khuẩn
Agrobacterium

Tỉ lệ nhiễm (%)
3%

Bacillus

13%

Enterobacter

12%

Pseudomonas

19%

Lactobacillus

11%

Staphylococcus

26%
(Nguồn: Nguyễn Bảo Toàn, 2004)




Nấm

Nấm là vi sinh vật khá phổ biến và rất dễ nhiễm trong q trình ni cấy, nhiều lồi nấm
thường gặp trong nuôi cấy mô là Aspergillus, Candida, Microsprim, Phialophora. Tốc độ phát
triển của nấm có thể quan sát bằng mắt thường từ khi hình thành các cụm, khối khuẩn ty đến
khi phát triển ra tồn bộ bình ni cấy trong thời gian rất ngắn (vài ngày đến tuần). Sự hiện
10


diện của nấm trong mơi trường ni cấy có thể làm chết mẫu cấy, cây con, đôi khi cả callus
(Nguyễn Bảo Toàn, 2004).


Nhện nhỏ và bọ trĩ (mite và thrips)

Hầu hết phịng thí nghiệm ni cấy mơ lâu năm rất dễ nhiễm các loại nhện nhỏ và bọ trĩ. Các
con nhện và bọ trĩ vô hại, nhưng gây ra vấn đề du nhập bào tử nấm và vi khuẩn vào mơi
trường. Biện pháp phịng ngừa là phủ lớp nơng dược có keo trên bề mặt kệ nơi để bình ni
cấy (Nguyễn Bảo Tồn, 2004).
2.5.2. Sự hóa nâu
Mẫu cấy và mơi trường thường trở nên nâu hoặc hoá đen sau khi cấy, có thể do hoạt động của
enzyme oxidase chứa đồng (ví dụ: polyphenoloxidase và tyrosinase) được phóng thích hoặc
tổng hợp và hiện diện trong điều kiện oxy hóa khi mơ bị thương. Hậu quả là sự sinh trưởng
của mẫu cấy bị ngăn cản và mơ thường chết (Nguyễn Bảo Tồn, 2004).
2.5.3. Sự thừa nƣớc
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2004), đây là sự mất cân đối về sinh lý xảy ra trong ni cấy mơ thực
vật. Có nhiều ngun nhân gây ra sự thừa nước nhưng triệu chứng chung của các mẫu cấy là:
khoảng trống gian bào lớn, sự phát triển hệ mạch giảm, lớp biểu bì hư, lớp sáp thay đổi, hoạt

động khí khẩu kém.
2.5.4. Sự biến dị tế bào soma (somaclonal variation)
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2004), đây là hiện tượng biến động cao ở các cây cấy mô hoặc các
chồi bất định. Sự thay đổi di truyền tiêu biểu là sự thay đổi số nhiễm sắc thể, cấu trúc
chromosome, sự chuyển dịch (translocation), sự mất đoạn (deletions), nhân đôi (duplications)
và chuỗi DNA (đột biến base). Điều bất lợi lớn nhất của biến dị tế bào soma là làm mất đi sự
đồng nhất dòng của các mẫu cấy.
2.5.5. Cấu trúc bất thƣờng
Trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật, hầu hết các cơ quan hình thành từ mẫu cấy hoặc từ các
callus đều có các cấu trúc dễ nhận biết, ví dụ như chồi, rễ... Tuy nhiên, trong q trình biến đổi
thành các cơ quan này có một số quá trình được điều tiết bên trong cơ thể khơng được hồn tất
hoặc ngừng hẳn. Điều này có thể dẫn đến kết quả hình thành nên các cơ quan mới có cấu trúc
bất thường như rễ bất thường, cơ quan giống như hoa, giả mầm, giả hành….(Nguyễn bảo
Toàn, 2004).

11


2.6. CẤU TRÚC HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẨU CỦA CÂY CON CẤY MÔ
Một vấn đề thường gặp của các cây con cấy mô chuyển từ nơi nuôi dưỡng ra môi trường tự
nhiên là sự mất nước quá nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan nhiều đến cấu trúc
hình thái và giải phẩu của lá và rễ:
2.6.1. Lớp cutin
Trên bề mặt biểu bì lá có chứa một lớp sáp và cutin. Trong tự nhiên, lớp này giúp lá cây giảm
bớt sự mất nước và phản chiếu bớt ánh sáng chiếu đến bề mặt lá. Cấu trúc lớp cutin trên bề
mặt lá của cây cấy mô được quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét (scanning electron
microscope) cho thấy lớp cutin có dạng hạt và que nhám. Trong khi cây trồng trong nhà lưới
thì lớp này nhẵn (Preece và Sutter, 1991). Vì vậy lá cây mơ rất dễ mất nước. Theo Sutter và
Langhans (1982), nguyên nhân sự thiếu lớp cutin dày ở cây cấy mô là do ẩm độ trong bình
ni cấy q cao, sự mất nước từ lá hầu như khơng có, cho nên chức năng của lá tạo nên lớp

sáp không cần thiết. Sự thiếu lớp sáp dày trên bề mặt lá là một trong những nguyên nhân làm
cho cây cấy mô dễ mất nước và chết khi trồng trong điều kiện tự nhiên (Nguyễn Bảo Toàn,
2004).
2.6.2. Khí khẩu
Khí khẩu trong cây có vai trị trong sự thốt hơi nước, hấp thu và thải khí CO2 và O2. Ở cây
cấy mơ khí khẩu có dạng hình trịn, so với cây bình thường trồng trong nhà lưới có cấu trúc
hình elip. Độ mở khí khẩu của cây cấy mơ lớn hơn độ mở khí khẩu của cây trồng trong nhà
lưới. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cũng cho thấy, cây cấy mơ có số khí khẩu trên đơn
vị diện tích lá nhiều hơn cây trồng trong nhà lưới và khí khẩu của cây cấy mơ chưa có chức
năng đóng mở khi chuyển bình ni cấy ra mơi trường bên ngồi (Nguyễn Bảo Tồn, 2004).
2.6.3. Lá
Cấu trúc giải phẩu lá của các cây cấy mô cho thấy rằng, lá của các cây cấy mô mỏng hơn các
cây trồng trong nhà lưới. Các tế bào mô giậu phát triển nghèo nàn và ít các khoảng trống bên
trong. Ở một số lồi, lá của cây cấy mơ chỉ phát triển một lớp mô giậu, trong khi lá của các
cây trồng trong nhà lưới phát triển 2 đến 3 lớp mơ giậu (Nguyễn Bảo Tồn, 2004).
2.6.4. Thân và rễ
Thân của cây cấy mô thiếu mô giữa và cương mô, đây là những mô hỗ trợ cho sự cứng chắc
của thân. Vì vậy cây cấy mơ thường yếu hơn so với cây trịng trong nhà lưới.
Rễ của cây cấy mơ thường chưa có chức năng. Một số lồi, rễ chưa phát triển lơng hút, chưa
hồn chỉnh sự liên kết giữa hệ mạch rễ và thân.
12


×