Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá khả năng quản lý nhện gié steneotarsonemus spinki smiley của nhện bắt mồi lasioseius chaudhrii ở điều kiện thí nghiệm ô nhỏ ngoài đồng trên lúa vụ đông xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ NHỆN GIÉ
(Steneotarsonemus spinki) CỦA NHỆN BẮT MỒI
(Lasioseius sp.) Ở ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
Ơ NHỎ NGỒI ĐỒNG TRÊN LÚA,
ĐƠNG XN Ở CHÂU THÀNH
AN GIANG

DƯƠNG THỊ NGỌC THÙY

AN GIANG, THÁNG 06 NĂM 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN THIÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ NHỆN GIÉ
(Steneotarsonemus spinki) CỦA NHỆN BẮT MỒI
(Lasioseius sp.) Ở ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
Ơ NHỎ NGỒI ĐỒNG TRÊN LÚA,
ĐƠNG XN Ở CHÂU THÀNH,
AN GIANG

DƯƠNG THỊ NGỌC THÙY
MÃ SỐ SV: DTT104414
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ HỮU PHƯỚC

AN GIANG, THÁNG 06 NĂM 2014




CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá khả năng quản lý nhện gié (Steneotarsonemus
spinki Smiley) của nhện bắt mồi (Lasioseius chaudhrii) ở điều kiện thí nghiệm ơ nhỏ ngồi
đồng trên lúa, vụ Đơng Xn ở Châu Thành, An Giang”, do sinh viên Dƣơng Thị Ngọc
Thùy thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Lê Hữu Phƣớc. Tác giả đã báo cáo kết quả
nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang thông qua
ngày………………..
Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hƣớng dẫn

Lê Hữu Phƣớc

Chủ tịch hội đồng

i


LỜI CẢM ƠN
Để bài nghiên cứu được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian nghiên cứu, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Giáo viên hướng dẫn, của các tập thể, cá nhân, sự
động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Ths. Lê Hữu Phước –
Trường Đại học An Giang đã dành cho tơi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian

nghiên cứu hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn anh Nguyễn Trung Thành – Chi cục bảo vệ thực vật An Giang đã tận
tình giúp đỡ tơi hoàn thành nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô của Khoa Nông nghiệp tài nguyên thiên nhiên
Trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đề
tài.
Cảm ơn bạn Huỳnh Thành Tiến đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân và gia
đình đã ln động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Dương Thị Ngọc Thùy

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá khả năng quản lý nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) của
nhện bắt mồi (Lasioseius chaudhrii) ở điều kiện thí nghiệm ơ nhỏ ngồi đồng trên lúa, vụ
Đông Xuân ở Châu Thành, An Giang” được thực hiện tại vùng thâm canh 3 vụ lúa trong
năm thường bị nhện gié gây hại mạnh thuộc ấp Đông Thịnh, xã Hịa Bình Thạnh, huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang nhằm đánh giá khả năng quản lý nhện gié của nhện bắt mồi
trên địa bàn huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh An Giang nói chung để đưa ra kết luận là
khuyến cáo hay khơng về cơng trình nghiên cứu mới đang được áp dụng thành cơng ở
miền Bắc.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hồn tồn ngẫu nhiên được tiến hành trên
giống lúa IR50404 tương ứng 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với ơ

thí nghiệm nghiệm là 1,5 m2, mỗi ơ thí nghiệm được cách ly bằng rãnh nước rộng 0,5 m,
sâu 0,3 m và cách bờ ruộng 2 m. Trong ô thí nghiệm chỉ sử dụng 0,5 m2 có 100 chồi lúa
chính.
Các chỉ tiêu theo dõi: Lấy mẫu lúa ngẫu nhiên trong các ơ thí nghiệm (30 chồi
chính/cơng thức, mỗi ơ thí nghiệm 10 chồi) xem vết hại để phân cấp hại, soi đếm đánh giá
mật độ nhện và trứng nhện gié, nhện bắt mồi trước khi thả và sau khi thả nhện bắt mồi 7 và
15 ngày. Khi thu hoạch theo dõi các chỉ tiêu như: mật độ nhện và trứng nhện gié, nhện và
trứng nhện bắt mồi, khối lượng bông tươi, khối lượng bông khô, vết hại để phân cấp hại, số
hạt chắc, số hạt lép, tổng số hạt/bông, số hạt bị nhện hại.
Nhân nuôi quần thể nhện gié hại lúa (Steneotarsonemus spinki Smiley) bằng phương
pháp nuôi trong ống thân lúa IR50404 khoảng 70 ngày trên miếng xốp ẩm có thể nhân ni
được nhện gié trong phịng để phóng thích một cách chủ động.
Nhện nhỏ bắt mồi Lasioseius chaudhrii có khả năng tồn tại và gia tăng mật độ nhanh
ngồi tự nhiên, trong các thí nghiệm mật độ của chúng đã tăng lên theo thời gian. Lúc thả
từ 1 đến 5 con trưởng thành cái/chồi chính, sau đó tăng lên từ 5 cá thể/chồi đến 19 cá
thể/chồi khi thi hoạch.
Mật độ phóng thích nhện bắt mồi từ 5 con trưởng thành cái đang đẻ trứng trên một
chồ
ại hiệu quả khống chế nhện gié cao tương ứng là 64,50% và 38,48% ở
thời điểm 7 ngày và 15 ngày sau khi thả.

iii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng
trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng trình
nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2014
Người thực hiện


Dương Thị Ngọc Thùy

iv


MỤC LỤC
Trang
CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT.............................................................................................................................. iii
LỜI CAM KẾT ..................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...............................................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. ix
CHƢƠNG 1 .............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 2
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 2
CHƢƠNG 2 .............................................................................................................................3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 4
2.2.1 Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley .................................. 4
2.2.2 Nghiên cứu về thiên địch bắt mồi của nhện hại cây trồng .............................................. 6
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 9


v


CHƢƠNG 3 ...........................................................................................................................10
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................10
3.1 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 10
3.2 MẪU NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 10
3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 10
3.4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 10
3.4.1 Phương pháp nuôi giữ nguồn nhện bắt mồi (Lasioseius chaudhrii) ............................... 10
3.4.2 Đánh giá khả năng khống chế nhện gié của nhện nhỏ bắt mồi (Lasioseius chaudhrii)
trong điều kiện ô thí nghiệm 1,5 m2 ...................................................................................... 13
3.5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................................................... 17
3.5.1 Phương pháp tính tốn .................................................................................................. 17
3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 17
CHƢƠNG 4 ...........................................................................................................................18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................................................18
4.2 DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ NHỆN GIÉ PHÂN BỐ TRÊN CÂY LÚA QUA CÁC LẦN
THEO DÕI VỤ ĐÔNG XN 2013 TẠI XÃ HỊA BÌNH THẠNH .................................. 19
4.3 TỶ LỆ VÀ CHỈ SỐ HẠI TRÊN CHỒI LÚA DO NHỆN GIÉ GÂY RA QUA CÁC
LẦN THEO DÕI ................................................................................................................... 22
4.4 HIỆU QUẢ KHỐNG CHẾ NHỆN GIÉ CỦ

................................... 23

CHƢƠNG 5 ...........................................................................................................................25
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................................25
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 25
5.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................................... 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................26
Một số hình ảnh các thí nghiệm ............................................................................................. 28
PHỤ LỤC THỐNG KÊ ......................................................................................................... 29

vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh học của một số loài nhện bắt mồi ở 25oC ..................................... 8
Bảng 2. Mật độ nhện gié phân bố trên các bẹ lá lúa trước khi thả nhện bắt mồi vụ Đông
Xuân 2013 – xã Hịa Bình Thạnh.......................................................................... 19
Bảng 3. Mật độ nhện gié phân bố trên các bẹ lá lúa 7 ngày sau khi thả nhện bắt mồi vụ
Đông Xuân 2013 – xã Hịa Bình Thạnh ................................................................ 19
Bảng 4. Mật độ nhện gié phân bố trên các bẹ lá lúa 15 ngày sau khi thả nhện bắt mồi vụ
Đông Xuân 2013 – xã Hịa Bình Thạnh ................................................................ 20
Bảng 5. Mật độ nhện gié phân bố trên các bẹ lá lúa khi thu hoạch vụ Đơng Xn 2013 – xã
Hịa Bình Thạnh .................................................................................................... 20
Bảng 6. Hiệu quả khống chế nhện gié củ
L. chaudhrii qua các lần theo dõi,
vụ Đông Xuân 2013 – xã Hịa Bình Thạnh ........................................................... 24

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Sơ đồ bố trí các lơ thí nghiệm ................................................................................. 14
Hình 2: Các lơ thí nghiệm được qy nylon cách ly ........................................................... 14
Hình 3: Nhân ni nhện gié trong các ống thân lúa ............................................................ 12

Hình 4: Nhân nguồn nhện bắt mồi L. chaudhrii trên tấm nuôi ........................................... 13
Hình 5: Các đoạn ống thân ngắn chứa nhện bắt mồi ........................................................... 16
Hình 6: Chuyển nhện gié hay nhện bắt mồi vào cây lúa ..................................................... 16
Hình 7: Vết nám bẹ lá lúa ở các công thức thả và không thả nhện bắt mồi ........................ 22
Hình 8: Màu sắc hạt và tỷ lệ hạt bị nhện gié gây hại khi thu hoạchError! Bookmark not defined.

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

40x

40 lần

BMAT

Bắt mồi ăn thịt

BVTV

Bảo vệ thực vật

ctv

Cộng tác viên

CT

Công thức


ĐC

Đối chứng

et al.

Và những người khác

ha

Hectare – Héc ta

IPM

Intergrated Pest Management (quản lý dịch hại tổng hợp)

NBM TT

Nhện bắt mồi trưởng thành

NBM

Nhện bắt mồi

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSS


Ngày sau sạ

NST

Ngày sau thả

STT

Số thứ tự

TL

Tỷ lệ

TLH

Tỷ lệ hại

TT

Trưởng thành

...........................................................................................................................................

ix


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong ngành sản xuất nông nghiệp, lúa là cây lương thực quan trọng ở rất nhiều nước
trên thế giới. Với lịch sử xuất hiện lâu đời, cây lúa đã đáp ứng được nhu cầu lương thực của
con người trong nhiều năm qua. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
nên lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu. Từ một nước phải nhập lương thực, Việt Nam
đã trở thành nước đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo trên thế giới sau Thái Lan. An Giang là
một trong những tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long có thế mạnh về nông nghiệp, và là trọng
điểm lúa của cả nước. Chủ trương đầu tư thâm canh tăng vụ trong các năm gần đây đã làm
cho rất nhiều lồi cơn trùng và động vật gây hại ảnh hưởng đến năng suất lúa như sâu cuốn
lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, chuột,.... Mặt khác để đáp ứng nhu cầu lương thực, sản xuất lúa
đã và đang được tiến hành theo hướng hiện đại hố, kéo theo đó là việc sử dụng ngày càng
nhiều phân bón và thuốc hố học. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho sâu bệnh hại phát
triển mạnh mẽ, diễn biến phức tạp và tạo điều kiện cho nhiều loài dịch hại trước kia là thứ
yếu đã trở thành chủ yếu, điển hình là nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa.
Với điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như ở Việt Nam, thời tiết nắng nóng kéo
dài là điều kiện thích hợp cho nhện gié phát triển và gây hại. Mặc dù nhện gié còn là đối
tượng khá mới nhưng sự gây hại của chúng theo chiều hướng ngày một nghiêm trọng. Vụ
mùa 2007, nhện gié đã phát sinh và gây hại trên diện tích lúa của 11/26 tỉnh, thành phố phía
Bắc như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Điện Biên, Hưng Yên, Hải Dương,
Hà Nam, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Tây... với tổng diện tích lúa bị nhiễm khoảng trên
1.000 ha. Các năm gần đây, trong phía Nam đặc biệt ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nhện gié đã phát sinh và gây hại khá lớn (người nông dân thường gọi là “vết nám bẹ”
hay bệnh “cạo gió”) mất năng suất do lây truyền các bệnh nấm và vi khuẩn làm cho hạt lúa
bị đen, biến dạng và không vào chắc được. Ngồi ra, nhện cịn là tác nhân truyền một số
loại bệnh hại lúa khác (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004). Nhện gié đang là vấn đề đặt ra thách thức
cho các nhà khoa học và người sản xuất phải tìm ra biện pháp phịng trừ có hiệu quả để bảo
vệ năng suất lúa nói riêng và nền sản xuất lúa nói chung.
Trong xu thế phát triển chung của tồn thế giới là xây dựng một nền nông nghiệp bền
vững, địi hỏi cơng tác bảo vệ thực vật phải có cái nhìn sâu hơn trong việc quản lý dịch hại

tổng hợp (IPM). Và việc sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học trong cơng tác phịng chống
dịch hại được coi là một trong những biện pháp cốt lõi của chương trình IPM. Do vậy, việc

1


tìm kiếm và sử dụng kẻ thù tự nhiên ngồi đồng ruộng để phòng trừ nhện gié đang là vấn đề
rất được quan tâm hiện nay.
Để góp phần tìm hiểu rõ về loài thiên địch nhện gié là nhện bắt mồi (NBM) giúp tìm ra
được biện pháp phịng chống nhện gié một cách có hiệu quả, chúng tơi tiến hành đề tài:
“Đánh giá khả năng quản lý nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) của nhện bắt mồi
(Lasioseius chaudhrii) ở điều kiện thí nghiệm ơ nhỏ ngồi đồng trên lúa, vụ Đơng Xuân ở
Châu Thành, An Giang”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định khả năng khống chế nhện gié của nhện nhỏ bắt mồi (Lasioseius chaudhrii)
ngoài đồng ruộng.
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Nhện nhỏ bắt mồi (Lasioseius chaudhrii) là thiên địch của nhện gié.
Nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) hại lúa.
Nguồn nhện nhỏ bắt mồi từ đại học nông nghiệp I Hà Nội, nguồn nhện gié thu thập trên
đồng ruộng.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cách nhân nuôi quần thể nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) ở
điều kiện phịng thí nghiệm để chủ động nguồn nhện. Nguồn nhện thu từ lúa chét, tại xã
Hịa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, An Giang.
Nghiên cứu cách duy trì và nhân mật số nhện bắt mồi (Lasioseius chaudhrii) ở điều
kiện phịng thí nghiệm. Nguồn nhện bắt mồi ban đầu nhận từ Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Đánh giá khả năng quản lý nhện gié của nhện bắt mồi ở điều kiện thí nghiệm ơ nhỏ
ngồi đồng trên lúa IR50404, vụ Đơng Xn ở xã Hịa Bình Thạnh, Châu thành, An Giang.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Bổ sung thêm những tài liệu nghiên cứu về loài nhện nhỏ bắt mồi (Lasioseius
chaudhrii), một loài thiên địch quan trọng của nhện gié (S. spinki) hại lúa.
Thông qua việc sử dụng nhện nhỏ bắt mồi (Lasioseius chaudhrii) để đánh giá ngoài
đồng ruộng về mật độ khống chế nhện gié hại lúa cũng như thời điểm thả hiệu quả, từ đó
làm cơ sở đề xuất các biện pháp nhân nuôi để sử dụng chúng trong phịng chống nhện gié,
giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.

2


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các lồi cơn trùng gây hại trên lúa rất phong phú và có diễn biến phức tạp theo các mùa
vụ trong năm, đặc biệt ở các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long thì nhện gié phát triển và gây hại
mạnh ở vụ Hè Thu. Những năm gần đây nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã ghi
nhận sự xuất hiện gây hại của nhện gié ở trên lúa và sự gây hại đó ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nhện gié gây hại và tạo ra vết bệnh rất điển hình trên thân lúa, bẹ lúa, gân lá và trong bơng lúa,
hạt lúa. Vết đục của nhện có thể là hình trịn, hình tam giác, hình đa giác hoặc chỉ là một khe
dài rất hẹp, vết gây hại đó rất dễ nhầm với triệu chứng gây hại của các loài dịch hại khác. Mặt
khác, với số lượng rất lớn ở trong bẹ lá lúa, nhện gié có sức tăng quần thể cao (Lê Đắc Thủy,
2012) để gây hại rất mạnh, nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nếu như khơng
được phịng trừ kịp thời.
Nguyễn Văn Đĩnh (2004), đã ghi nhận trên lúa thường gặp 2 loài nhện hại là Aceria
tulipae Kernei sống ở mặt trên lá lúa và loài Steneotarsonemus spinki Smiley sống ở bẹ lá
lúa. Trong đó lồi nhện gié (S. spinki) hay người nơng dân thường gọi là bệnh cạo gió (vết
nám bẹ) là lồi có kích thước nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường, sống và gây hại trong bẹ
lá lúa chủ yếu, gây hại từ bẹ lá ngồi đến bẹ lá địng khi lúa trổ và cuối cùng là gié non, cổ
bông, cuống gié, hoa lúa trước khi trổ. Khi lúa trổ nhện gié hút nhựa làm nghẹn địng, bơng

lúa trổ ra có nhiều hạt lép hoặc lép hồn tồn (bệnh lem lép hạt).
Biện pháp hóa học đã được người nơng dân lệ thuộc, lạm dụng và sử dụng trong
phòng trừ nhện gié, tuy nhiên với đặc trưng nhện sống bên trong bẹ lá và thân cây lúa nên
dung dịch thuốc khó và hạn chế thấm vào để tiêu diệt do vậy nên dùng các loại thuốc có
tính nội hấp có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên ngày nay, thuốc hóa học đã bộc lộ những
nhược điểm của nó như tính kháng thuốc của loài dịch hại, ảnh hưởng xấu đến mơi trường
sống và con người cũng như các lồi thiên địch sẵn có trên đồng ruộng....
Với xu thế phát triển một nền nơng nghiệp bền vững, việc phịng trừ sâu bệnh bằng
biện pháp sinh học thì thiên địch bắt mồi nhện gié là đối tượng để các nhà khoa học quan
tâm và đi sâu vào nghiên cứu. Trong đó lồi nhện nhỏ bắt mồi Lasioseius chaudhrii có tác
dụng trong việc hạn chế số lượng nhện gié.
Vì thế việc nghiên cứu về các loài thiên địch bắt mồi nhện gié là vấn đề cần thiết hiện
nay. Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số dẫn liệu khoa học cho việc tìm ra lồi thiên
địch bắt mồi có ích mang lại hiệu quả cao trong phòng chống sinh học đối với nhện gié.

3


2.2 LƢỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
* Thiệt hại do loài nhện gié gây ra
Ở nước ta nhện gié đã gây hại khá lâu nhưng là đối tượng mới và các nghiên cứu về
loài này mới chỉ ở bước đầu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh (2005) cho thấy trong
số các lồi nhện được phát hiện ở Việt Nam thì lồi nhện gié thuộc nhóm nguy hiểm nhất.
Những năm gần đây nhện gié trở nên thu hút sự chú ý, tập trung nghiên cứu của các nhà
khoa học Việt Nam bởi thiệt hại mà chúng gây ra.
Theo Ngơ Đình Hịa cho biết tại Thừa Thiên Huế năm 1992 diện tích lúa bị nhện gié
hại là 40 ha và 15% hạt bị lép. Theo Phạm Văn Kim (2003) bệnh nám bẹ do nhện gié gây ra
là một trong những bệnh hại quan trọng trên lúa và mới xuất hiện trong các năm 1997 –
1998, được phát hiện đầu tiên ở An Giang sau đó lan dần sang Đồng Tháp, Tiền Giang,

Kiên Giang và Bạc Liêu.
Trong vòng 5 năm lại đây, nhện gié S. spinki đang trở thành loài nhện hại nguy hiểm
tại nhiều vùng trồng lúa ở Việt Nam. Ở Miền Bắc, Đỗ Thị Đào và ctv., (2008) ghi nhận tại
ruộng thí nghiệm có phun thuốc trừ nhện gié, năng suất tăng đến 59,9%. Kết quả nghiên cứu
của Trần Thị Thu Phương (2006) trong phịng thí nghiệm khi lây 20 nhện so với đối chứng
khơng lây nhện thì năng suất lúa giảm 42,3 – 48,3%.
Vụ Hè Thu 2010, tại An Giang trên giống IR 50404 mật độ nhện gié sau khi lúa trổ 6
ngày là 43,88 con/chồi làm cho 15,64% hạt lúa bị nhện hại (Lê Đắc Thủy và ctv., 2011). Vụ
mùa muộn 2010 tại Hà Nam, trên giống lúa BC 15 vào giai đoạn trước trổ 14 ngày mật độ
36,03 con/chồi, làm giảm năng suất lúa 37,29% (Trần Thị Nga và ctv., 2011).
Thí nghiệm về sự mẫn cảm nhện gié S. spinki của một số giống lúa phổ biến ở Việt
Nam thì Đỗ Thị Đào và ctv. (2011) có được kết luận: Các giống ít nhiễm nhện gié hơn gồm
Q5, IBR1, Khâm dục, OM 8923, OM 2514, OM 3536, Nam ưu 601, Tẻ đỏ, OM 4218, DL
6. Những giống nhiễm trung bình nhện gié là VLĐ 95-20, OM 6561, OM 4655, Bắc thơm
7, OM 6162, OM 6377, OM 2517, OMCTV 2009, OM 4101, OM 1490, OM 4900, OM
5472, HĐ1. Một số giống nhiễm nặng nhện gié là nếp IR 352, Hương cốm, Nam ưu 714,
BC 15, nếp VN1, VL 24, VĐ 20, Jasmine, IR 50404, OMCTV 2000, Tám mới, Khang dân.
Mật độ trứng và nhện ở giai đoạn thấp thoi trổ đến trổ cao nhất, đặc biệt cao trên giống BC
15 lên đến 1.724 cá thể (trứng và nhện) trên dảnh, các giống Khâm dục, Hương cốm, tẻ Đỏ,
Khang dân 18 có mật độ dao động 200 – 600 cá thể (trứng và nhện) trên chồi.
* Các nghiên cứu phòng chống tổng hợp nhện gié hại lúa

4


Theo Nguyễn Văn Đĩnh (1994) cho rằng thiên địch của nhện gié là loài Bù lạch đen
thuộc họ Phlaeraothrippidae và nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp…
Lúa chét là nơi tồn tại của nhện gié sau thu hoạch với mật độ rất cao 110 – 156,2
con/chồi. Cây lúa càng gần nguồn nhện gié trên lúa chét thì càng bị hại nặng: tỉ lệ hạt bị
nhện hại là 64,44% trên cây lúa trong ruộng ở vị trí cách ruộng lúa chét 0,5 m (Lê Đắc

Thủy và ctv., 2011). Nhện gié có khả năng phát triển trên lúa chét khá mạnh ở cả vụ Xuân
(Đông Xuân) và vụ mùa (Hè Thu). Sau khi thu hoạch lúa vụ mùa ở các tỉnh miền Bắc và
Trung bộ, vụ Đông Xuân ở các tỉnh Nam bộ, nhện gié vẫn tồn tại và phát triển trên lúa chét
với mật độ khá cao 35 nhện/chồi ở Hà Nam; 24 nhện/chồi ở Nghệ An và 156 nhện/chồi ở
An Giang (Dương Tiến Viện và ctv., 2012). Đây là một trong những nguồn nhện gié tồn tại,
phát triển và lan truyền chủ yếu cho vụ sau. Vì vậy cần phải vệ sinh đồng ruộng để hạn chế
nguồn nhện gié ban đầu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật “3 Giảm - 3 Tăng”, “1 Phải 5
Giảm”, quản lý mực nước trong ruộng đầy đủ tránh để khô hạn, thăm đồng thường xuyên
để hạn chế sự gây hại của nhện gié.
Hiện nay mơ hình quản lý tổng hợp (IPM) nhện gié (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv.,
2013) đã được Bộ NN & PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật tháng 4/2013 với nội dung
chính gồm:
a. Vệ sinh đồng ruộng và chuẩn bị đất trồng
Cày lật gốc rạ ngay sau thu hoạch lúa, làm sạch cỏ bờ và lúa chét để nhện khơng có
nơi trú ngụ.
Cho đất nghỉ từ 2 – 3 tuần.
Đất ruộng phải được làm kỹ, nhuyễn, san phẳng mặt ruộng trước khi gieo cấy.
b. Hạt giống
Sử dụng giống lúa xác nhận (có bao gói và địa chỉ rõ ràng)
Khơng sử dụng các giống thường bị nhện gié hại nặng.
Lượng giống: Đồng bằng sông Cửu Long: 80 – 120 kg/ha, Bắc Trung bộ: 28 – 42
kg/ha (lúa cấy) và 50 – 70 kg/ha (lúa sạ), Đồng bằng sông Hồng: 26 – 30 kg/ha (lúa lai
cấy), 45 – 55 kg/ha (lúa thuần cấy), 50 – 65 kg/ha (lúa sạ). Gieo cấy tập trung trong một
thời gian ngắn.
Kỹ thuật chăm sóc
Phân bón: Bón phân cân đối, lưu ý bón thừa đạm nhện gié gây hại tăng.
Quản lý nước: theo quy trình tưới nước tiết kiệm.

5



Thăm đồng phát hiện các vết nhện gié hại trên bẹ lá từ khi lúa làm đòng đến trổ (35 –
60 ngày sau gieo, cấy), đặc biệt 5 – 7 ngày trước trổ.
Phịng trừ nhện: Khơng phun thuốc q sớm và không phun ngừa để tạo điều kiện
cho thiên địch như Bọ trĩ (Bù lạch) đen và Nhện nhỏ bắt mồi phát triển. Phun thuốc trừ
nhện gié trước khi lúa trổ 5 – 7 ngày nếu phát hiện triệu chứng gây hại của nhện gié (5% số
chồi có bẹ lá xuất hiện vết “cạo gió” hoặc 5% bẹ lá địng có vết thâm bên trong), với các
loại thuốc được đăng ký trong danh mục thuốc trừ nhện gié. Cần sử dụng thuốc theo
nguyên tắc “4 đúng” và luân phiên thuốc.
c. Kết quả áp dụng mơ hình
Năm 2010: 30 ha tại 5 tỉnh An Giang, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà Nam và Hải
Dương.
Năm 2011: 46 ha tại 6 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà
Nam và Hải Dương.
Giảm chi phí thuốc trừ nhện gié, thóc giống, công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế
so với đối chứng lên trung bình 15 – 20%, có nhiều nơi trên 50%.
Tập huấn được cho gần 500 nông dân quy trình IPM nhện gié và 120 cán bộ kỹ thuật
thuộc 4 trung tâm BVTV vùng về sinh học, sinh thái và quản lý nhện gié gây hại.
2.2.2 Nghiên cứu về thiên địch bắt mồi của nhện hại cây trồng
Nhện gié là một đối tượng gây hại từ thứ yếu sang chủ yếu, hay cịn gọi là lồi dịch
hại do con người gây ra “Man made pests” nên chưa có nhiều nghiên cứu về thiên địch bắt
mồi ở nước ta. Nguyễn Văn Đĩnh (1994) cho biết thiên địch của nhện gié là bù lạch đen
thuộc họ Phlaeraothrippidae và nhện bắt mồi Amblyseius sp. Trong đó lồi Amblyseius sp.
đã được nghiên cứu và khẳng định vai trị của nó trong việc hạn chế số lượng nhện nhỏ hại
cây trồng.
Loài Amblyseius sp. có khả năng kìm hãm số lượng nhện hại dưới ngưỡng gây hại kinh
tế (Nguyễn Văn Đĩnh và Nguyễn Thị Kim Oanh, 2005). Loài Amblyseius sp. là kẻ thù tự
nhiên khá lý tưởng: có sức tấn cơng con mồi mạnh, sức ăn vật chủ cao, sống được trong
điều kiện bất lợi, có nơi ở và sự ưa thích ký chủ giống như con mồi…. Tác giả còn cho biết
mật độ tương quan giữa NBM Amblyseius sp. với nhện đỏ son Tetranychus sp. theo phương

trình sau: Y = 0,198X - 0,326.
Tác giả Nguyễn Văn Đĩnh (2004) nêu ra yêu cầu về một lồi bắt mồi như:
1. Có thời gian phát triển (vòng đời) ngắn hơn thời gian phát triển của con mồi
2. Có sức sinh sản cao

6


3. Có khả năng ăn mồi lớn
4. Có khả năng sống sót cao khi con mồi ít hoặc rất ít
5. Có nơi ở và sự ưa thích ký chủ giống như con mồi
6. Có sự ưa thích tiểu khí hậu giống như con mồi
7. Có khả năng tìm kiếm con mồi tốt ngay cả khi mật độ con mồi thấp
8. Có sự phát triển vật hậu theo mùa giống như con mồi
9. Có khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như con mồi
10. Có khả năng chống chịu được với các loại thuốc trừ dịch hại như con mồi
Nếu đạt được các tiêu chuẩn trên thì đó chính là lồi bắt mồi có hiệu quả và là lồi “lý
tưởng”. Cho đến nay chưa có lồi nào đạt được đầy đủ 10 tiêu chuẩn này. Loài đạt được
7/10 tiêu chuẩn được nhân nuôi và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là loài NBM
Phytoseiulus persimilis A – H. Loài nhện này phát triển tốt ở nhiệt độ 21 – 27oC, ẩm độ 60
– 90%. Nhện nhỏ P. persimilis và P. punctum là các loài được sử dụng hiệu quả trong
phịng chống hai lồi nhện nhỏ hại Panonychus ulmi và Tetranychus urticae. Nhện nhỏ
Amblyseius sp. là loài bắt mồi quan trọng và chuyên tính của nhện đỏ son Tetranychus
cinnabarinus. Sức tiêu thụ thức ăn của nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp. rất lớn, cả đời của
nhện cái ăn khoảng 331 quả trứng của nhện đỏ và của nhện đực là hơn 156 trứng.
Tuy nhiên, ở ngoài tự nhiên mật độ của chúng thấp có thể do ảnh hưởng của thuốc hóa học
(Phạm Văn Lầm và ctv., 2005). Lồi nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp. có sức ăn cao, một nhện
nhỏ bắt mồi trong cả đời tiêu thụ 289,2 trứng nhện đỏ (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005). Tại Hà Nội
loài Amblyseius sp. là loài thiên địch thường gặp của nhện đỏ trên các cây trồng như đậu
đỗ, lạc, rau, đay…. Lồi này có tỷ lệ tăng tự nhiên (r) cao, tương ứng cho 25oC và 30oC là

0,246 và 0,291 với khả năng tiêu thụ nhện đỏ son cao, được coi là lồi có triển vọng trong
phịng chống sinh học nhện đỏ son (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh (1994) cho thấy ở những ô đối chứng
(không có nhện bắt mồi Amblyseius sp.) cây có nhện trắng hại bị khơ, lá thâm nâu sau đó
chuyển sang thâm đen. Năm 2002, Hồng Kim Thoa một lần nữa đã nhấn mạnh ý nghĩa và
vai trò của nhện bắt mồi Amblyseius sp. đối với nhện trắng Polyphagotasomemus latus
Banks.
Nguyễn Thị Thanh (2010) đã điều tra thực tế trên đồng ruộng và tìm ra rằng: “Thành
phần các lồi bắt mồi ăn thịt nhện gié gồm 4 loài thuộc 3 họ và 3 bộ gồm nhện nhỏ bắt mồi
Lasioseius chaudhrii; bọ trĩ bắt mồi màu đen Haplothrip sp1; bọ trĩ bắt mồi màu nâu đỏ
Haplothrip sp2 và muỗi năn bắt mồi Therodiplosis sp.; lồi nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
có mức độ phổ biến nhất.

7


Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., (2006) trong nghiên cứu về khả năng phát triển quần thể
của nhện bắt mồi Amblyseius victoiensis Womersley, một loài thiên địch quan trọng của
nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Kock và bọ trĩ Thrips palmy Karny đã đưa ra so
sánh về tỷ lệ tăng tự nhiên của các loài nhện bắt mồi như sau:
Bảng 1 Các chỉ tiêu sinh học của một số loài nhện bắt mồi ở 25oC
Loài

R

Ro

Tc

G


Nguồn

Amblyseius
victoiensis

0,247

14,90

14,36

1,28

Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2006

A. anonymus

0,274

40,86

10,94

1,31

Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 1988

A. idaeus


0,279

38,53

10,65

1,32

Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 1988

Amblyseius sp.

0,247

15,95

12,96

1,28

Nguyễn Thị Kim Oanh và ctv., 2006
(Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2006)

Trong xu hướng phòng trừ nhện gié bằng biện pháp sinh học sử dụng thiên địch bắt mồi thì
nhện bắt mồi là đối tượng được quan tâm và cần nghiên cứu sâu hơn về khả năng khống
chế số lượng nhện gié của nhện bắt mồi.
* Phân loại và đặc điểm hình thái, sinh học của nhện nhỏ bắt mồi Lasioseius chaudhrii
Phân loại
Ngành Chân đốt (Arthropoda)
Lớp Nhện (Arachnida)

Bộ Ve bét (Acarina)
Họ: Blattisociidae
Giống: Lasioseius
Loài: Lasioseius chaudhrii Wu & Wang (dẫn theo Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., tài liệu chưa cơng bố thì lồi nhện nhỏ bắt mồi Lasioseius
chaudhrii Wu & Wang có 3 pha phát triển: Trứng, nhện non (tuổi 1, 2, 3) và nhện trưởng
thành. Pha trứng có hình bầu dục mới đẻ màu trắng đục sau chuyển dần sang trắng trong,
trong suốt. Trứng đẻ rời rạc từng quả hoặc từng cụm, kích thước trung bình là (166,38 ±
9,09) x (109,87 ± 5,61) μm. Nhện non tuổi 1 cơ thể có màu trắng trong, hình bầu dục, phần
cuối bụng hơi thon lại. Nhện có 3 đơi chân, cơ thể có kích thước trung bình là (183,42 ±
5,61) x (114,16 ± 5,97) μm. Nhện non tuổi 2 có 4 đơi chân, chuyển động nhanh nhẹn hơn
tuổi 1. Lúc mới chuyển tuổi có màu trắng trong, phần cuối bụng hơi nhọn, cơ thể vồng lên

8


giống hình quả trám. Ở cuối tuổi 2 nhện có màu trắng sữa. Kích thước cơ thể trung bình là
(297,07 ± 8,62) x (142,62 ± 5,22) μm. Nhện non tuổi 3 cơ thể hình ơ van, ban đầu có màu
trắng trong và dần chuyển sang màu trắng sữa. Mặt lưng của cơ thể khơng bằng phẳng và
hơi vồng lên. Kích thước cơ thể tăng nhanh, kích thước tương đương với nhện trưởng
thành (381,14 ± 7,39) x (175,13 ± 4,2) μm. Nhện trưởng thành với nhện đực khi mới vũ
hóa cơ thể hình ơ van hơi dẹp, màu trắng trong, trên mặt lưng chuyển dần sang màu vàng
nhạt và sau đó toàn bộ cơ thể sẽ chuyển sang màu vàng nâu đến vàng nâu đậm. Trưởng
thành đực có kích thước trung bình là (294,83 ± 6,74) x (140,66 ± 3,71) μm. Trưởng thành
cái khi mới vũ hóa cơ thể hình ơ van dài, hơi dẹp màu trắng trong, trên mặt lưng ở cuối cơ
thể có vệt màu vàng nâu. Sau đó, tồn bộ cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển sang màu vàng
nhạt, rồi chuyển sang màu vàng nâu tươi, gần cuối giai đoạn đẻ trứng nhện có màu vàng
nâu. Trưởng thành cái trước đẻ có kích thước trung bình là (393,51 ± 8,74) x (188,21 ±
5,50) μm, khi đẻ trứng chúng có kích thước trung bình là (402,74 ± 9,03 ) x (193,43 ±

8,34) μm.
Đặc điểm sinh học
Tác giả còn cho biết khi nuôi cá thể NBM L. chaudhrii ở 25oC và 30oC ẩm độ 97%, cho
thấy nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian các pha phát dục của NBM L. chaudhrii. Ở
25oC vòng đời là 7,5 ngày và ở 30oC vòng đời là 6,29 ngày. Nhện bắt mồi có sức đẻ trứng
cao, ở nhiệt độ 25oC đẻ được 114,79 trứng/trưởng thành cái còn ở 30oC chúng đẻ được 55,4
trứng/trưởng thành cái. Tỷ lệ trứng nở khá cao, tại 25oC và 30oC tương ứng là 87,61 và
90,69%. Tỷ lệ nhện cái cao hơn nhiều so với nhện đực, trong khoảng nhiệt độ từ 20oC32,5oC có từ 3,82 nhện cái/1 nhện đực đến 4,26 nhện cái/1 nhện đực.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Ni nhện gié trong ống thân lúa có giúp nhân được mật số nhện nhanh không?
Nhện nhỏ bắt mồi mang từ miền Bắc vào có thể phóng thích ra đồng được không và hiệu
quả khống chế nhện gié của nhện bắt mồi là bao nhiêu?

9


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013
Quy trình nhân nhện gié, tìm nguồn nhện bắt mồi.
Chọn nơng dân, chọn ruộng, chọn mẫu nghiên cứu.
Tiến hành thí nghiệm và lấy chỉ tiêu.
Tổng hợp số liệu và viết báo cáo.
3.2 MẪU NGHIÊN CỨU
Giống lúa trồng phổ biến tại địa phương: IR50404
Ruộng lúa nơng dân xã Hịa Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang.
3.3 CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU
Cơng cụ trong phịng nghiên cứu tại Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang:

Kính lúp soi nổi 40x có ánh sáng trắng gắn đèn compact.
Hộp nhựa, thùng xốp, miếng xốp cắm hoa, dao, kéo, cồn 90o, lưỡi lam, pank, kẹp,

ghim, bút lông, giấy viết, máy tính cá nhân, cát giữ ẩm, nilon mỏng (loại để bao
thức ăn).
Cơng cụ thí nghiệm ngồi đồng ruộng:
Cây cắm thí nghiệm, thước dây, nylon trắng qy các ơ thí nghiệm (hình 3.1 và
3.2).
Túi nylon, xơ nhựa, sổ, giấy viết ghi chép, máy ảnh.
3.4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4.1 Phƣơng pháp nuôi giữ nguồn nhện bắt mồi (Lasioseius chaudhrii)
* Thu thập mẫu, nhân nuôi quần thể nhện gié (S. spinki) làm nguồn thức ăn cho
nhện nhỏ bắt mồi
Bƣớc 1: Chọn và thu thập các mẫu lúa ngoài đồng ruộng

10


Chọn và thu các mẫu lúa có nhện gié gây hại (thơng qua triệu chứng vết hại) ngồi
đồng ruộng trên địa bàn tỉnh An Giang, mang về văn phòng Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật soi
dưới kính lúp soi nổi 40x để thu nhận các quần thể nhện gié. Đồng thời, chúng tôi chọn và
thu thập những giống lúa như Jasmine 85, OM 6976, OM 4218,... vì các giống lúa này cây
có ống thân to mập nhiều dinh dưỡng, thường chọn cây lúa trổ từ 2-5 ngày về rồi xử lý
mầm bệnh bằng cách rửa sạch, loại bỏ các lá úa vàng và lau bằng cồn 90o. Sau đó dùng dao
lam sắc cắt ống thân lúa thành từng đoạn gồm 3 đốt và 2 lóng (có thể sử dụng 3 – 4 lóng),
phần gốc ống và ngọn ống được cắt cách đốt ống 1 cm.
Bƣớc 2: Nhân nuôi nhanh quần thể nhện gié
Thu thập nhện gié ngoài tự nhiên để tạo nguồn ban đầu: Dùng dao lam rạch ống thân
lúa 1 đoạn dài từ 1 đến 1,5 cm ở phía dưới cách đốt trên 1 – 2 cm. Các thao tác được thực
hiện dưới kính lúp soi nổi 40x như: cắt các mảnh vụn nhỏ của bẹ lá từ 0,3 – 0,5 cm có chứa

các cá thể nhện gié (từ 5 – 7 cá thể: trưởng thành cái nhiều hơn), hay dùng bút lông để
chuyển các cá thể nhện gié rải rác trong bẹ lá vào các mảnh vụn. Kế đến dùng pank gắp và
nhét các mảnh vụn nhỏ có nhện gié vào trong các đoạn ống thân theo vết rạch trên. Sau đó
quấn ống thân bằng nilon mỏng, lấy kim côn trùng số 00 châm vào ống thân đã quấn nilon
từ 2 đến 3 châm để tránh thiếu không khí, cắm các đoạn ống thân đó trên miếng xốp cắm
hoa (đã ngâm nước trước 20 phút) để giữ ẩm được lâu hơn với kích thước chiều dài x rộng
x cao là 10 x 5 x 2 cm và đặt vào thùng xốp, trong thùng xốp có cát để giữ ẩm, thường
xuyên theo dõi tưới nước để giữ ẩm cho miếng xốp cắm hoa. Theo dõi và đảm bảo đủ ẩm,
cũng như các thân lúa đã bị héo (trong khoảng từ 15 – 20 ngày) thì chuyển quần thể nhện
gié trong ống thân này sang các đoạn ống thân mới để giữ và nhân nhanh nguồn quần thể
nhện gié làm thức ăn cho nhện nhỏ bắt mồi.
Nhân nhanh quần thể nhện gié: Việc nhân nhanh nguồn quần thể nhện gié bằng các
đoạn ống thân cũng được thu thập các mẫu lúa ngoài đồng ruộng và các bước thực hiện như
trên, nhưng với nguồn nhện gié đã có sẵn chỉ cắt các đoạn ống thân ra, bốc bỏ nilon, cắt
thành các mảnh vụn nhỏ có kích thước từ 0,2 – 0,3 cm chứa từ 5 – 7 cá thể nhện gié và các
thao tác giống như trên (lúc tạo nguồn nhân nuôi ban đầu).

11


Hình 3: Nhân ni nhện gié trong các ống thân lúa

* Nuôi giữ nguồn nhện nhỏ bắt mồi (Lasioseius chaudhrii)
Nguồn nhện nhỏ bắt mồi (L. chaudhrii) được nhân nuôi tại trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội và chuyển vào An Giang, chúng tôi tiến hành nuôi giữ nguồn nhện này.
Mô tả cách thức nhân nuôi nhện nhỏ bắt mồi trên tấm ni với mục đích vừa nhân
nguồn nhện bắt mồi làm thí nghiệm, đồng thời dễ đưa cả hộp nhân nguồn lên kính soi nổi
40x để quan sát các tập tính hoạt động của chúng, chúng tơi tiến hành nhân nguồn NBM
trên tấm nuôi dựa theo mô tả của Nguyễn Văn Đĩnh (2004). Cắt tạo miếng xốp kích thước 5
x 10 x 2 cm, phía trên đặt tấm mica có cùng kích cỡ với tấm xốp, khoảng giữa tấm mica được

rạch để tạo ẩm độ (3 x 0,5 cm). Thả các đoạn ống thân lúa có nhện gié (khoảng 500 nhện
gié/đoạn) và nhện bắt mồi (tỷ lệ 1 nhện bắt mồi/100 nhện gié) trên bề mặt tấm mica, đặt tấm
xốp trên hộp nhựa kích thước 15 x 30 cm, cho nước ngập xung quanh và thường xuyên bổ sung
thêm các đoạn ống thân có nhện gié vào. Nắp hộp nhựa được cắt khoảng giữa với 10 x 10 cm,
dán vải lưới mỏng để tạo khơng khí thơng thống. Tất cả các hộp nuôi nhện bắt mồi được xếp
trên kệ, trong văn phịng cơ quan có máy điều hịa ở nhiệt độ 27oC, dùng màn vải để che bớt
ánh sáng bên ngồi rọi vào như hình 4.

12


Hình 4: Nhân nguồn nhện bắt mồi L. chaudhrii trên tấm nuôi

Hằng ngày, theo dõi và cung cấp thức ăn là nguồn nhện gié đã nuôi cho nhện bắt mồi
để duy trì và sử dụng làm thí nghiệm.
3.4.2 Đánh giá khả năng khống chế nhện gié của nhện nhỏ bắt mồi (Lasioseius
chaudhrii) trong điều kiện ơ thí nghiệm 1,5 m2
Chuẩn bị: cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, xới, trục trạc; chăm sóc các ơ thí
nghiệm: các cơng thức như nhau; mật độ gieo sạ hàng với lượng giống lúa 120 kg/ha; giống
lúa IR 50404; sử dụng phân bón với tổng lượng phân nguyên chất cho một ha đã bón là
84,6 kg N + 63,8 kg P2O5 + 23,2 kg K2O. Sử dụng phân bón qua lá ở 60 NSS với liều lượng
500 gram/ha siêu kali tan-SOP của Công ty cổ phần BVTV đa quốc gia (thành phần K2O:
50%, S: 18%, SO3: 46%). Phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn lá, cổ bông ở giai đoạn 49
NSS và 68 NSS với liều lượng 300 gram/ha Bemgreen 750WP của Công ty cổ phần khoa
học công nghệ Châu Mỹ (thành phần hoạt chất: Tricyclazole 750 g/kg, phụ gia 250 g/kg).
Phun thuốc phòng trừ bệnh bạc lá ở giai đoạn 49 NSS với liều lượng 200 ml/ha Visen 20SC
của Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) (hoạt chất: Saisentong 20% w/w).
Phun thuốc phòng trừ bệnh lem lép hạt ở 68 NSS với liều lượng 200 ml/ha Til Blue super
300EC của Công ty cổ phần khoa học công nghệ Châu Mỹ (hoạt chất: Difenoconazole 150
g/l, Propiconazole 100 g/l, Tebuconazole 50 g/l, phụ gia 700 g/l).

Phƣơng pháp bố trí các cơng thức thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành theo kiểu
khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lần nhắc lại, 4 cơng thức.
Kích thước mỗi ơ thí nghiệm là 1,5 m2, mỗi ơ thí nghiệm được cách ly bằng rãnh
nước rộng 0,5 m, sâu 0,3 m và cách bờ ruộng 2 m.

13


Hình 1: Sơ đồ bố trí các lơ thí nghiệm

Ngay sau sạ, dùng nylon qy cách ly các ơ thí nghiệm với chiều cao 1,4 m và giữ
mép nylon sâu dưới đất 5 cm, phía trên dùng màn vải lưới mỏng che được ghim đính với
nylon để đảm bảo khơng có sự gây hại các lồi sâu hại khác.

Hình 2: Các lơ thí nghiệm được qy nylon cách ly

14


×