Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Thành phần loài mức độ gây hại đặc điểm hình thái sinh học và thiên địch ký sinh của sâu sừng họ sphingidae gây hại trên cây mè tại an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

THÀNH PHẦN LOÀI, MỨC ĐỘ GÂY HẠI, ĐẶC
ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌ C VÀ THIÊN ĐỊCH
KÝ SINH CỦA SÂU SỪNG HỌ SPHINGIDAE
GÂY HẠI TRÊN CÂY MÈ TẠI AN GIANG

Chủ nhiệm đề tài: ThS. NGUYỄN THỊ THÁI SƠN

An Giang, tháng 03 năm 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

THÀNH PHẦN LỒI, MỨC ĐỘ GÂY HẠI, Đ ẶC
ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ THIÊN ĐỊCH
KÝ SINH CỦA SÂU SỪNG HỌ SPHINGIDAE
GÂY HẠI TRÊN CÂY MÈ TẠI AN GIANG

BAN GIÁM HIỆU

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

ThS. Nguyễn Thị Thái Sơn

An Giang, tháng 03 năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Tác giả nghiên cứu xin chân thành cảm ơn:
- Trường Đại Học An Giang đã cấp kinh phí hoạt động cho đề tài này.
- Phịng Nơng Nghiệp - PTNT, Khuyến nông và trạm BVTV của huyện Chợ
Mới, Châu Phú, Tri Tôn - tỉnh An Giang đã cung cấp thơng tin và tạo điều kiện thuận
lợi cho nhóm nghiên cứu đi điều tra thu mẫu ngồi đồng.
- Bộ mơn Khoa học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp và TNTN, Trường Đại Học
An Giang đã tạo mọi điều kiện cho đề tài được thực hiện tốt và đúng tiến độ.

Tác giả
Nguyễn Thị Thái Sơn

i


TÓM LƢỢC

Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2011 đến tháng 10/2012, tại ba huyện Chợ Mới,
Châu Phú và Tri Tôn – An Giang. Kết quả ghi nhận:
- Kết quả điều tra ngoài đồng đã phát hiện được 13 loài côn trùng với 10 họ thuộc 6 bộ
côn trùng (Coleoptera, Hemiptera, Hymenoptera, Diptera, Homoptera, Lepidoptera). Với 4
lồi cơn trùng thiên địch, 9 lồi sâu hại. Trong q trình điều tra còn ghi nhận thành phần
thiên địch phong phú nhất trên ruộng mè điều này rất phù hợp vì giai đoạn này cây mè đã trổ

hoa, mà hoa mè là một loại hoa có nhiều mật ngọt nên thu hút được nhiều lồi thiên địch.
- Về nghiên cứu trong phịng thí nghiệm, tiến hành khảo sát một số đặc điểm hình thái,
sinh học của loài Acherontia lachesis gây hại trên mè đều xuất hiện ở cả 3 địa bàn khảo sát
với mật số thấp và giai đoạn xuất hiện 28 – 49 NSKG. Kết quả ghi nhận, trong điều kiện
phịng thí nghiệm (T0: 28 - 320C, H%: 75 – 85%): vòng đời của loài Acherontia lachesis biến
động từ 36 – 38 ngày (TB: 37,4 ± 0,03 ngày), giai đoạn ấu trùng có 5 tuổi, thời gian sinh
trưởng của giai đoạn ấu trùng là 16,5 ngày. Mật số sâu trung bình 0,8 con/m2. Sâu gây hại trên
lá, nặng nhất vào giai đoạn cây sinh trưởng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang
hợp và năng suất của cây.
- Thiên địch ký sinh, phát hiện một loài ruồi ký sinh nhộng họ Tachinidae, lồi này chỉ
phát hiện ở Tri Tơn và mức độ ký sinh rất thấp, tỷ lệ ký sinh chiếm 3,3%.

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Cảm tạ ................................................................................................................................i
Tóm lƣợc .......................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh sách bảng ...............................................................................................................vi
Danh sách hình ............................................................................................................. vii
Ký hiệu và viết tắt ..........................................................................................................ix
CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
II. MỤC TIÊU .................................................................................................................. 1
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................... 1

B. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 2
I. ĐỐI TƢỢNG ................................................................................................................2
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................2

1.1 Tình hình sản xuất mè trên thế giới và ở Việt Nam .................................... 2
1.2 Sơ lược về nguồn gốc và sinh trưởng của cây mè ............................................ 5
1.3 Phân bố và diện tích trồng mè .......................................................................... 6
1.4 Một số đặc điểm của sâu, bệnh gây hại trên mè ............................................... 8
1.5 Đặc điểm sâu thuộc họ Sphingidae ................................................................ 10
1.6 Thu hoạch và bảo quản ................................................................................... 13
1.6.1 Thu hoạch .................................................................................................... 13
1.6.2 Bảo quản ...................................................................................................... 13
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................14

2.1 Phương tiện thí nghiệm .................................................................................. 14
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................ 14
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................... 14

iii


2.2 Phương pháp thí nghiệm................................................................................. 14
2.2.1 Điều tra thực tế ngoài đồng ruộng ............................................................... 14
2.2.1.1 Điều tra về thành phần của các loài sâu sừng trên cây mè ..................... 14
2.2.1.2 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại trong điều kiện ngoài đồng .................. 15
2.2.1.3 Điều tra thành phần và mức độ kí sinh ở ngồi đồng trên các loài sâu sừng
thuộc họ Sphingidae ............................................................................................. 16
2.2.2 Khảo sát một số đặc điểm hình thái và sinh học của các loài sâu sừng họ

Sphingidae gây hại trên cây mè ............................................................................ 16
2.4. Định danh ...................................................................................................... 16
2.5. Xử lý số liệu .................................................................................................. 16
CHƢƠNG II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 17
1. Kỹ thuật trồng mè của nông hộ ......................................................................... 17

2. Kết quả điều tra trực tiếp ngồi đồng ............................................................... 22
2.1 Tình hình chung trên các ruộng khảo sát ...................................................... 22
2.2 Các loài gây hại chủ yếu trên cây mè tại các địa bàn điều tra ....................... 23
2.3 Thành phần loài, mật số và mức độ gây hại của sâu sừng trên cây mè .......... 27
2.3.1 Thành phần loài của sâu sừng trên cây mè .................................................. 27
2.3.2 Mật số và mức độ gây hại của sâu sừng trên cây mè .............................................27
1.3.2.1 Mật số gây hại của sâu sừng trên cây mè ...................................................... 27
1.3.2.2 Mức độ gây hại của sâu sừng trên cây mè ..................................................... 29

2.4 Tình hình cơn trùng thiên địch hiện diện trên các ruộng mè .......................... 30
3. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của lồi Acherontia lachesis khảo sát trong phịng
thí nghiệm ........................................................................................................................ 31

3.1 Vịng đời của lồi Acherontia lachesis .............................................................. 31
3.1.1 Trứng ........................................................................................................... 31
3.1.2 Giai đoạn ấu trùng ...................................................................................... 32
3.1.3 Giai đoạn nhộng .......................................................................................... 35
3.1.4 Giai đoạn trước đẻ trứng của thành trùng ................................................... 36
3.1.5 Chu kỳ sinh trưởng của sâu sừng loài Acherontia lachesis (Fabricius)................. 36

iv


3.2 Thành trùng của loài Acherontia lachesis ................................................................ 36


3.3 Thiên địch ký sinh sâu sừng loài Acherontia lachesis (Fabricius)............................ 38
CHƢƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................39
I. Kết luận ........................................................................................................................ 39
II. Đề nghị ........................................................................................................................ 40
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................41
Phụ chương 1 ................................................................................................................... 42

v


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa Bảng

Trang

1

Diện tích, năng suất và sản lượng Mè trên thế giới 1999

3

2

Diện tích, năng suất và sản lượng Mè trên các vùng sinh thái nông
nghiệp nước ta từ năm 2000-2004


4

3

Kỹ thuật trồng mè của nông hộ vụ Xuân Hè năm 2012, An Giang

18

4

Lượng phân bón hóa học cho cây mè/1000m2/vụ

19

5

Các loại thuốc trừ sâu nông dân thường dùng

21

6

Các loại thuốc trừ bệnh nông dân thường sử dụng

22

7

Các loại thuốc trừ cỏ nông dân thường sử dụng


22

8
9
10
11
12

Thành phần côn trùng hiện diện trên các ruộng mè tại Chợ Mới,
Châu Phú, Tri Tôn – An Giang, năm 2012.
Kết quả điều tra ngoài đồng tại các địa bàn Chợ Mới, Châu Phú,
Tri Tôn – An Giang.
Biến động mật số sâu sừng trên ruộng mè tại địa bàn khảo sát.
Thành phần thiên địch trên ruộng mè tại Chợ Mới, Châu Phú, Tri
Tôn – An Giang, năm 2012.
Chu kỳ sinh trưởng của sâu sừng Acherontia lachesis trong điều
kiện phịng thí nghiệm (T0: 28 - 320C, H%: 75 – 85 %).

23
24
26
30
32

vi


DANH SÁCH HÌNH

Tựa Hình


Hình

Trang

1

Tỉ lệ mật độ gieo trồng của nông hộ

20

2

Tỉ lệ số lần phun thuốc BVTV của nông hộ /vụ

21

3

Thành trùng sâu nhiếu đọt Antigastra catalaunalis Duponche

24

4

Ấu trùng và triệu chứng gây hại của sâu nhiếu đọt Antigastra
catalaunalis Duponche
Ấu trùng và triệu chứng gây hại của sâu nhiếu đọt Antigastra
catalaunalis Duponche
Sâu khoang (Spodoptera litura) gây hại trên ruộng mè (bên trái:

Sâu tuổi 2; bên phải: Sâu tuổi 5 gần hoá nhộng).

5

24
25
25

6

Nhộng của sâu khoang

25

7

Thành trùng của sâu khoang

25

8

Triệu chứng gây hại của sâu khoang trên cây mè 14NSS

25

9

Triệu chứng gây hại của sâu khoang trên cây mè 28NSS


25

10

Ấu trùng bọ xít (Pentatomidae - Hemiptera) gây hại trên mè

26

11

Ấu trùng bọ xít Eysarcoris ventralis (Pentatomidae-Hemiptera)

26

12

Rầy xanh trưởng thành

26

13

Biểu đồ mật số sâu sừng loài Acherontia lachesis (Fabricius) gây
hại trên cây mè, tại 3 địa bàn khảo sát.

28

14

Triệu chứng gây hại của loài Acherontia lachesis (Fabricius)


29

15

Nhộng và thành trùng sâu ăn lá mè Acherontia lachesis

29

16

Ấu trùng và thành trùng Bọ rùa Micraspis discolor

30

17

Ấu trùng và thành trùng Bọ rùa Menochilus sexmaculatus

30

18

Cánh cụt Paederus fuscipes (Staphyliniidae)

31

19

Họ Braconidae (Hymenoptera)


31

20

Trứng Acherontia lachesis

31

21

Ấu trùng T1 của sâu sừng Acherontia lachesis

34

vii


22

Ấu trùng T2 và vỏ xác còn lại của ấu trùng T2

34

23

Ấu trùng T3 của sâu sừng Acherontia lachesis

34


24

Ấu trùng T4 của sâu sừng Acherontia lachesis

34

25

Sâu chui vào đất và chuyển màu chuẩn bị làm nhộng

35

26

Nhộng của loài Acherontia lachesis (Fabricius)

35

27

Thành trùng cái và vịi của lồi Acherontia lachesis

37

28
29
30

Lồng lưới ni bướm và hợp nhựa ni ấu trùng của lồi
Acherontia lachesis

Ấu trùng ruồi Tachinidae ký sinh nhộng sâu sừng loài Acherontia
lachesis
Ruồi Tachinidae ký sinh nhộng sâu sừng loài Acherontia lachesis

37
38
38

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ
Đồng bằng sông Cửu Long
Đại học An Giang
Bảo vệ thực vật
Phát triển nông thôn
Tấn trên hecta
Cộng tác viên
Ngày sau khi gieo
Thành trùng
Ấu trùng
Tuổi 1
Tuổi 2
Tuổi 3
Tuổi 4
Trung bình

Viết tắt
ĐBSCL

ĐHAG
BVTV
PTNT
T/ha
ctv.
NSKG
TT
AT
T1
T2
T3
T4
TB

ix


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

Mè là loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng
cao, được trồng rất lâu đời ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta mè thường
được trồng luân canh trên nền đất lúa để tận dụng ẩm độ còn lại trong đất. Với
đặc tính thích nghi với mơi trường và đặc biệt là khả năng chịu hạn nên cây mè
đã phát triển tốt và cho năng suất tương đối cao trong điều kiện vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên đa số nông dân chỉ canh tác dựa theo kinh
nghiệm bản thân và không được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng cũng như
phương pháp phòng trừ dịch hại dẫn tới việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật không theo phương pháp bốn đúng, làm bộc phát một số dịch hại gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới năng suất cũng như phẩm chất của mè. Đây là lý do để

chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần lồi, mức độ gây hại, đặc
điểm hình thái, sinh học và thiên địch ký sinh của sâu sừng họ Sphingidae
gây hại trên cây mè tại An Giang”. Đề tài được thực hiện nhằm xác định
được thành phần loài, cách gây hại, tập quán hoạt động, diễn biến mật số của
một số lồi gây hại quan trọng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU
Xác định được thành phần loài, cách gây hại của mỗi loài, tập quán hoạt
động, diễn biến mật số của một số loài gây hại quan trọng để có biện pháp
phịng trừ hiệu quả.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Điều tra thành phần loài, mức độ gây hại, khảo sát diễn biến mật số và
tỉ lệ gây hại trong điều kiện ngoài đồng của các loài sâu thuộc họ Sphingidae
gây hại trên cây mè tại An Giang. Điều tra thành phần và mức độ kí sinh ở
ngồi đồng trên các loài sâu sừng thuộc họ Sphingidae.

1


2. Khảo sát một số đặc điểm hình thái và sinh học của các loài sâu thuộc
họ Sphingidae gây hại trên cây mè trong điều kiện phịng thí nghiệm.
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG
Phân loại, định danh và khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và thiên
địch ký sinh của sâu sừng họ Sphingidae trên cây mè trong điều kiện phịng thí
nghiệm.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thành phần loài, mức độ gây hại của sâu sừng họ Sphingidae
trên mè tại An Giang.
Bố trí thí nghiệm khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học và thiên

địch ký sinh của sâu sừng họ Sphingidae trên mè tại An Giang.
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tình hình sản xuất mè trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất Mè trên thế giới
Theo Phạm Đức Tồn (2009), trước thế chiến thứ hai, diện tích trồng mè
từ 5 triệu ha vào năm 1939, đạt sản lượng 1,5 tấn trong đó Ấn Độ là quốc gia
trồng nhiều nhất với diện tích 2,5 triệu ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha,
Miến Điện 700.000 ha, Soudan 400.000 ha, Mehico 200.000 ha. Các quốc gia
có diện tích trồng < 50.000 ha gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ouganda, Megéria.
Theo Tạ Quốc Tuấn và ctv. (2006), về diện tích, có hai quốc gia có diện tích
gieo trồng Mè nhiều là Ấn Độ (1,67 triệu ha, chiếm 27,27% diện tích Mè trên
thế giới) và sudan (1,45 triệu ha, chiếm 13,64% diện tích mè thế giới), kế đến là
Myanmar (706.000ha), Trung Quốc(676.000 ha), Uganda (186.000 ha), Nigeria
(155.000 ha), Tanzania (106.000 ha), các nước cịn lại diện tích gieo trồng
khơng nhiều, biến động từ 27.000 ha (ở Ai Cập) đến 80.000ha (ở Bangladesh).

2


Sản lượng hạt Mè hàng năm trên thế giới khoảng 2 triệu tấn, trong đó chủ yếu
là châu Á chiếm gần 60%, còn lại là châu Mỹ, châu Phi. Các nước trông Mè
nhiều là Ấn Độ, Trung Quốc, Sudan, Mexico, sau đó là Myanmar, Thái lan,
Nigeria, Colombia… Năng suất Mè trung bình trên thế giới khoảng 0,3-0,4
T/ha, ở Mỹ năng suất Mè vùng Texas tới 2 tấn, Trung Quốc 1 T/ha. Ở Trung
Quốc, Thái Lan, Mè là cây có giá trị xuất khẩu cao (Nguyễn Mạnh Chinh và
ctv., 2007).
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng Mè trên thế giới 1999.
Tên nước Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năng suất (T/ha)
Tổng cộng

6.134
2.385
0,39
Châu Á
3.375
1.480
0,44
Ấn Độ
1.673
555
0,33
Trung Quốc
676
550
0,81
Myanmar
705
210
0,30
Thổ Nhĩ Kỳ
60
26
0,43
Bangladesh
80
49
0,62
Hàn Quốc
49
24

0,49
Thái Lan
61
34
0,58
Pakistan
71
32
0,45
Châu Phi
2.060
519
0,25
Sudan
1.450
220
0,15
Nigeria
155
60
0,39
Somalia
70
22
0,31
Uganda
186
93
0,50
Ethiopia

66
50
0,76
Tanzania
106
42
0,40
Ai Cập
27
32
1,18
Châu Mỹ
106
64
0,60
Venezuela
44
28
0,65
Mexico
62
36
0,58
Khu vực khác
593
322
0,54
Nguồn: Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006
Theo FAO STAT thì trong vịng 10 năm gần đây từ năm 1991 - 2000
sản lượng vừng của thế giới tăng lên 37%, diện tích thu hoạch lại giảm 1%, cịn

năng suất bình qn của vừng lại tăng lên 38% từ 530 kg lên 732 kg, năng suất
trên diện tích hẹp là 2.250 kg/ha (Texas-Mỹ) (Phạm Văn Thiều, 2003).

3


1.1.2 Tình hình sản xuất Mè ở Việt Nam
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., (2007), theo Tổng cục thống kê năm
2004, diện tích trồng Mè cả nước khoảng 40.800 ha, trong đó các tỉnh phía
Nam 25.600 ha, phía Bắc 15.200 ha, vùng trồng nhiều nhất là Bắc Trung Bộ
(13.500 ha). Năng suất trung bình cả nước khoảng 0,5 T/ha, cao nhất là ĐBSCL
0,9 T/ha. Tổng sản lượng Mè cả nước gần 21.000 tấn. Ở nước ta, nhất là vùng
ĐBSCL, tiềm năng sản xuất Mè còn rất lớn, cả về diện tích và năng suất. Tuy
vậy, suốt trong 2 thập niên qua diện tích Mè hầu như khơng tăng, biến động
trong khoảng 30.000 - 40.000 ha, còn rất thấp so với khả năng. Hình thức canh
tác chủ yếu vẫn là quảng canh, năng suất thấp. Đầu tư cho nghiên cứu và ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất Mè cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng Mè trên các vùng sinh thái nơng
nghiệp nước ta từ năm 2000-2004
Năm 2000
Năm 2004
Vùng sinh
Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng
thái
(ha)
(T/ha)
(tấn)
(ha)
(T/ha)
(tấn)

Cả nước
36800
0,46
16800
40800
0,51
20900
15200
0,51
7800
15200
0,47
7100
Miền Bắc
ĐBSH
400
1,00
400
400
0,75
300
Đông Bắc
700
0,86
600
700
0,29
200
Tây Bắc
400

0,75
300
600
0,17
100
BTB
13700
0,47
6500
13500
0,48
6500
0,42
9000
25600
0,54
13800
Miền Nam 21600
DHNTB
7900
0,43
3400
9000
0,40
3600
Tây Nguyên 5300
0,40
2100
2300
0,43

1000
ĐNB
7300
0,38
2800
7400
0,43
3000
ĐBSCL
1100
0,64
700
6900
0,90
6200
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 và 2004
Ở nước ta mè được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Miền Đông Nam Bộ và Trung Bộ (riêng tỉnh An Giang, diện tích trồng mè hiện
nay tăng lên đến 16.000 ha). Tại vùng Châu Phú An Giang, năng suất đạt từ
400 - 600 kg/ha. Nếu áp dụng biện pháp canh tác thích hợp, năng suất mè có
thể đạt 1 T/ha. Ở Việt Nam, mè được trồng lâu đời nhất là ở Miền Bắc, nhưng
diện tích khơng mở rộng được vì điều kiện khí hậu và đất đai khơng thích hợp
cho cây trồng phát triển (Phạm Đức Toàn, 2009).

4


1.2 Sơ lược về nguồn gốc và sinh trưởng của cây mè
Cây mè tên khoa học là Sesamum indicum L. thuộc họ mè Pedaliaceae,
là loại cây công nghiệp ngắn ngày và được trồng lâu đời nhất. Người ta biết đến

cây mè ở Ấn Độ, Iran từ 2500 – 1400 năm trước công nguyên, hiện nay mè
được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới từ các vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới đến ôn đới. Hiện nay Ấn Độ được coi là một trong những nước có
diện tích trồng mè lớn nhất thế giới với 2,5 triệu ha (Phạm Văn Thiều, 2003).
Cây mè có nguồn gốc từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Êtiopi là
nguyên sản của giống mè trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng
vùng Afghan – Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng hiện nay. Mè
là loại cây có dầu, được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước cơng ngun).
Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây – vào Châu
Âu và phía nam vào Châu Á, dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước
Nam Á, Trung Quốc. Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè. Ở
Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá
ra Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophe coloms người Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha) đem mè đi bán (Trần Thị Ba, 1999).
Ở nước ta cây mè đã xuất hiện từ rất lâu, do tính thích nghi rộng. Cây
mè yêu cầu nhiệt độ trung bình từ 25 – 270C, thời gian chiếu sáng trong ngày từ
10 – 12 giờ, lượng mưa trung bình từ 500 – 1000 mm, pH từ 5,5 – 8,0 (Phạm
Văn Thiều, 2003).
Theo Trần Thị Ba (1999) để đạt năng suất mè cao phải bón phân. Lượng
phân bón mè lấy đi từ đất khá lớn. Theo kết quả nghiên cứu (ở Venezuela), để
đạt năng suất mè 500 kg/ha, mè lấy đi từ đất 25 kg N; 3 kg P và 25kg K. Thời
kỳ hấp thu dinh dưỡng lớn nhất là khoảng 30 – 70 NSKG, tương ứng với thời
gian ra nụ thành lập quả và tạo hạt (đối với giống có thời gian sinh trưởng là 90
ngày). Qua thí nghiệm cho thấy, áp dụng cơng thức phân 60 - 60 - 30 và 90 - 60
- 30, giữa hai cơng thức này khơng có sự khác biệt. Do đó có thể áp dụng cơng
thức phân 60 - 60 - 30. Riêng ở vùng thâm canh mè như Châu Phú (An Giang),
người ta thường sử dụng công thức phân 90 – 60 – 30.
5



Thời vụ gieo: Thường vào mùa khô (sau khi thu hoạch lúa, hoa màu), vì
mè là loại cây chịu úng kém. Khi trồng vào mùa mưa, nên chọn những chân
ruộng có khả năng thốt nước tốt và xẻ rãnh thốt nước.
+ Vụ xuân hè nên gieo trong tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.
+ Vụ hè thu gieo vào tháng 5, 6 thu hoạch tháng 8, 9.
Một số giống mè trồng phổ biến hiện nay:
+ Mè đen: Vỏ hạt có màu đen, dễ trồng, cây sinh trưởng khoẻ, quả sai.
Thời gian sinh trưởng từ 3,5 – 4 tháng.
+ Mè trắng: Vỏ hạt có màu vàng hoặc trắng. Loại này cũng sai quả,
nhiều hạt nhưng chín sớm hơn mè đen. Thời gian sinh trưởng từ 2,5 – 3 tháng.
+ Ngoài ra cịn có một số giống mè thường gặp trong sản xuất như: Mè
vàng ở Diễn Châu, mè V6 (Nghệ An); mè cối xay; mè vàng ở Châu Phú (An
Giang); mè đen Nghệ An; mè đen Đồng Nai; mè nâu Nhật Bản; mè trắng Ấn
Độ, Nhật Bản, Myanma,… đa số giống mè được phân loại dựa vào một số đặc
điểm sau: thời gian sinh trưởng, mùa vụ gieo trồng, số quả/nách lá, kiểu sinh
trưởng là đơn thân hoặc phân cành, màu sắc và kích thước của thân cây, số
vách ngăn trong quả, hàm lượng dầu, màu sắc của vỏ hạt,…(Phạm Văn Thiều,
2003).
1.3 Phân bố và diện tích trồng mè
Theo FAO STAT thì trong vịng 10 năm gần đây từ 1999 – 2000 sản
lượng mè của thế giới tăng lên 37%, diện tích thu hoạch lại giảm 1%, cịn năng
suất bình quân của mè lại tăng lên 38% từ 530 kg lên 730 kg, năng suất trên
diện tích hẹp là 2250 kg/ha (TEXAS – MỸ).
Trước thế chiến thứ hai, diện tích trồng mè từ 5 triệu ha vào năm 1939,
đạt sản lượng 1,5 tấn trong đó Ấn Độ là quốc gia trồng nhiều nhất với 2,5 triệu
ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến Điện 700.000 ha, Soudan 400.000
ha, Mehico 200.000 ha. Các quốc gia có diện tích trồng <50.000 ha gồm:
Pakistan, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ouganda, Megeria. Sản luợng mè hàng năm khoảng 2

6



triệu tấn, trong đó: Châu Á sản xuất 55 – 60% sản lượng trên thế giới, Châu Mỹ
sản lượng đạt 18 – 20%, Châu Phi đạt 18 – 20%. Ngoài ra Châu Âu và Châu
Đại Dương cũng trồng rải rác nhưng không đáng kể.
Tại Việt Nam mè đã được trồng từ lâu và thực tế nó đã trở thành tập
quán lâu đời của người nông dân, được trồng theo phương thức luân canh cây
trồng hợp lý. Nhưng diện tích trồng còn quá nhỏ bé, chủ yếu sản xuất theo
phương thức hộ gia đình.
Một số tài liệu được ghi nhận từ giai đoạn 1989 - 1991, diện tích trồng
mè có 43.000 ha sang giai đoạn từ 1991 – 1993 lại giảm xuống chỉ còn 31.000 33.000 ha và tiếp tục giảm và đến năm 1998 chỉ còn 25.000 ha. Năng suất mè
rất thấp chỉ từ 300 – 500 kg/ha, cho nên sản lượng không nhiều, chủ yếu sản
phẩm mè được tiêu dùng trong nước như: ép lấy dầu, ăn trực tiếp, làm bánh
kẹo.., (Phạm Văn Thiều, 2003).
Theo Trần Thị Ba (1999), ở nước ta mè được trồng nhiều ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long. Miền Đông Nam Bộ và Trung Bộ (riêng ở An
Giang, diện tích trồng mè hiện nay tăng 16.000 ha). Tại Châu Phú - An Giang,
năng suất đạt từ 400 – 600 kg/ha. Nếu áp dụng biện pháp canh tác thích hợp,
năng suất mè có thể đạt 1 T/ha. Ở Việt Nam, mè được trồng lâu đời nhất là ở
Miền Bắc, nhưng diện tích khơng mở rộng được vì điều kiện khí hậu và đất đai
khơng thích hợp cho cây trồng phát triển. Hiện nay diện tích mè khơng tăng lên
được là do tình hình xuất khẩu không ổn định và giá cả thị trường biến động so
với các loại cây trồng khác.
Nhìn chung năng suất mè của nước ta thấp là do nhiều nguyên nhân,
trong đó yếu tố giống và kỹ thuật canh tác có thể coi là quyết định đến năng
suất:
Giống: Hiện tại người dân đang sử dụng đa phần là giống địa phương,
giống thương phẩm, chưa được tuyển chọn, phục tráng và có ít giống mới để
thay thế. Nếu được trồng bằng giống mới với kỹ thuật canh tác hợp lý thì sẽ
đưa năng suất lên rất nhanh.


7


Trình độ sản xuất cịn rất thấp, chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, chưa
được quan tâm đúng mức về kỹ thuật canh tác cũng như về dịch hại, vẫn sản
xuất theo phương thức truyền thống.
Giống đã xấu, đầu tư quá ít và về phía cơ quan chức năng cũng chưa có
những tiến bộ kỹ thuật về cây mè, mà trước hết là các giống mè có năng xuất,
có chất lượng tốt. Vì vậy muốn đẩy năng suất mè lên cần giải quyết khâu giống
mới, năng xuất cao và tổ chức tập huấn cho nông dân tiếp cận các biện pháp kỹ
thuật phù hợp để đạt năng suất cao, chất lượng tốt (Phạm Văn Thiều, 2003).
1.4 Một số đặc điểm của sâu, bệnh gây hại trên mè
Cây mè tuy có ít sâu bệnh hơn so với một số loại cây trồng khác, tuy
nhiên trong quá trình sinh trưởng, cũng như trong thực tế nghiên cứu nó vẫn bị
một số loại sâu bệnh hại khác nhau phá hoại:
+ Tuyến trùng: Theo Đường Thị Tài (1987) đã tìm thấy một số loại
tuyến trùng trong đất trồng mè như: Meloidogyre, Tylenchorhynchus,
Hirschmanniella, Tylenchus.
+ Bệnh hại: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mè cũng
bị một số loại bệnh hại do nấm, vi khuẩn hoặc virus gây ra phá hại rễ, thân, lá
và quả,…Cũng theo tài liệu của Trung Tâm Khuyến Nơng, Khuyến Lâm Nghệ
An thì có hai loại bệnh thường gây hại nhiều cho mè là bệnh héo xanh vi khuẩn
và bệnh thán thư do nấm.
Theo Trần Thị Ba (1999) đã mô tả hầu hết các loại bệnh thường xảy ra
trên lá và trên thân, một số bệnh thường gặp:
+ Bệnh héo vàng: Do nấm Fusarium oxysporium gây ra, nấm này
thường làm chết cây con. Do đó phải xử lý hạt trước khi gieo bằng CuSO4 hoặc
Copper - Zin, nồng độ 2%, nếu trị bệnh dùng Copper-B để trị.
+ Đốm lá: Do vi khuẩn Pseudomonas sesami tấn công, làm cho lá có

những đốm trắng viền vàng, sau đó bị thủng, lá bị rụng có thể dùng Copper- B
để trị.

8


+ Đốm phấn: Do nấm Odium sp. gây nên, bệnh lan truyền rất nhanh, có
thể phịng trị bằng Afugan 30 EC.
+ Bệnh khảm: Đây là bệnh quan trọng khi trồng mè, do rầy xanh truyền
các virus gây ra hiện tượng xoắn lá. Bệnh khó trị, do đó phải diệt tác nhân rầy.
+ Sâu hại: Sâu hại thường xuất hiện trên cây mè như sâu xám, sâu róm,
sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả, rầy xanh, rệp, bọ xít xanh, bọ
trĩ, … gây hại ở từng thời kỳ với các mức độ khác nhau. Chúng ta chưa có kết
quả điều tra cụ thể về sâu hại mè ở từng vùng, từng vụ và biện pháp phòng trừ
chúng (Phạm Văn Thiều, 2003).
Trần Thị Ba (1999) thì trên mè cịn xuất hiện các loại côn trùng gây hại
như:
Sâu ăn trái: Đục vào trái làm cho trái bị hư, sau đó các loại nấm tấn công
làm hư hạt.
Sâu ăn tạp: Ăn phần mơ diệp lục trên lá, làm giảm q trình quang hợp.
Bọ xít xanh: Chích hút trên lá, nó có thể xuất hiện với mật độ cao và gây
hại nặng vào giai đoạn sinh trưởng cuối từ khi mè hình thành quả non trở đi.
Cào cào: Xuất hiện rải rác ăn lá
Đường Thị Tài (1987) đã khảo sát sâu nhiếu đọt Antigastra catalaunalis
Duponche là một trong các loài gây hại quan trọng nhất, sâu xuất hiện khá sớm
khi cây mè được 15 - 20 ngày sau khi sạ và hiện diện cho đến khi thu hoạch.
Sâu mới nở sống tập trung ăn nhu mơ lá, sau đó phân tán tới các ngọn mè khác,
gây hại bằng cách cuốn ngọn mè lại cắn phá bên trong, làm cho ngọn mè khô
và chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và năng suất mè.
Khi cây cho trái, sâu tấn công bằng cách đục và chui vào trong trái ăn hạt non,

tạo điều kiện cho các loại nấm tấn công làm ảnh hưởng đến phẩm chất hạt.
Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Blanks:
Tên khoa học: Hemitarsonemus latus Banks, Tarsonemus translucens
Green, Hemitarsonemus translucens.
9


Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) đây là loài đa ký chủ, được ghi nhận
trên 60 loại thực vật khác nhau như: Cam, quýt, chanh, ớt, cà, đu đủ, dưa leo,
bơng vải, cà phê, bơ, xồi, nho, trà, khoai tây trắng, thầu dầu, họ thập tự và
nhiều loại thực vật khác.
Nhện trắng gây hại cả trên lá lẫn trên trái và đặc biệt gây hại nặng nhất
trên lá non, làm cho lá nhỏ hẹp, vặn vẹo, bìa là uốn ngược vào phía trong. Nhện
gây hại nặng ở những trái và là bên trong tán cây. Lá bị hại mặt dưới thường
phủ một lớp vảy màu nâu sáng hay màu trắng bạc hay màu xám giống như chì.
Trên trái khi bị nhện tấn cơng sẽ hình thành những chấm nhỏ, màu nâu bẩn, khi
trái bị gây hại nhiều thì sẽ đổi màu thành xám, khơng chín, bị ít thì vỏ dày, nhỏ,
nhẹ cân và ít thịt. (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen 2003).
1.5 Đặc điểm sâu thuộc họ Sphingidae
Sphingidae (họ Ngài Nhộng Vịi) là một họ cơn trùng thuộc bộ
Lepidoptera (Cánh Vảy). Sphingidae là một họ bướm đêm gồm khoảng 1.200
loài (Grimaldi & Engel, 2005), phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới (Scoble,
1995). Chúng có kích thước trung bình đến lớn và được phân biệt với các loài
bướm đêm khác bởi khả năng bay ổn định và nhanh của chúng (Scoble, 1995).
Cánh hẹp và bụng thẳng làm cho chúng bay nhanh. Kích thước từ trung bình
đến lớn, mình thơ, 2 đầu hơi nhọn tựa hình thoi, một vài lồi khi căng cánh,
chiều ngang cơ thể đạt đến 160 mm. Râu đầu thường hơi phình to ở phía giữa
hay phía cuối râu. Cánh trước hẹp dài, cánh sau nhỏ. Giữa mạch dọc Sc + R1 và
R5 của cánh sau có một mạch ngang. Vịi của nhiều lồi rất phát triển, nhiều
khi dài bằng chiều dài của cơ thể, khả năng bay rất lớn và bay nhanh, một số

loài hoạt động ban ngày, nhưng phần lớn hoạt động vào lúc hoàng hơn.
Sâu non có kích thước lớn, mỗi đốt bụng chia thành 6-8 vịng hẹp, phía
lưng đốt bụng thứ 8 có một gai lớn nên còn được gọi là "sâu sừng". Sâu non có
cơ thể lớn, cắn phá lá cây rất mạnh, đặc biệt là trên khoai tây, cà chua, thuốc lá.
Sâu này gây hại trên cây mè hầu như chưa có một nghiên cứu nào.

10


Các loài gây hại phổ biến trên cây trồng:
Agrius convolvuli Linnaeus
Thành trùng có bụng rất to, nhiều lơng, mỗi đốt có một hàng lơng màu
xám đen xen hồng. Cuối bụng nhọn. Chiều ngang cả hai cánh đều rất hẹp so với
chiều dài thân mình. Cánh trước căng dài từ 8 - 11cm, màu xám, trên có nhiều
vân và sọc màu đậm. Khi lớn đủ sức dài từ 8 – 12cm.
Nhộng màu nâu đỏ, đầu nhộng có một vịi cong xuống phía đi như nấp
viết nên cịn có tên gọi là "Ngài nhộng vịi". Nhộng được hình thành dưới đất
và phát triển từ 10 - 12 ngày.
Acherontia lachesis Fabricius
Bướm có thân chủ yếu màu nâu, ngực màu xám đậm có một hình giống
như sọ người. Cánh sau màu vàng với những băng màu vàng ngang dọc.
Trứng màu xanh lá cây, được đẻ rải rác thành từng cái, sau chuyển thành
màu vàng cam. Thời gian ủ trứng khoảng 5 ngày.
Ấu trùng màu xanh lá cây với những sọc xiên màu vàng dọc hai bên
thân. Đốt cuối của bụng cũng có một gai thịt nhô cao như cái đuôi nhưng cong
chớ không thẳng như ở Herse (Agrius). Ấu trùng phát triển khoảng 3 tuần và
lớn đủ sức có thể dài từ 10-12 cm.
Nhộng hình thành trong đất và kéo dài khoảng 18 ngày.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), thì sâu sừng có tên
khoa học là Acherontia lachesis Fabricius thuộc họ Ngài Nhộng Vịi

(Sphingidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera).
Đặc điểm hình thái và sinh học: Bướm có thân chủ yếu màu nâu, ngực
màu xám đậm có một hình giống như sọ người. Cánh sau màu vàng với những
băng màu vàng ngang dọc.
Trứng màu xanh lá cây, được đẻ rải rác thành từng cái, sau chuyển thành
màu vàng cam. Thời gian ủ trứng khoảng 5 ngày. Ấu trùng màu xanh lá cây với
những sọc xiên màu vàng dọc hai bên thân. Đốt cuối của bụng cũng có một gai
11


thịt nhô cao như cái đuôi nhưng cong chớ không thẳng như ở Herse (Agrius).
Ấu trùng phát triển khoảng 3 tuần và lớn đủ sức có thể dài từ 10-12 cm.
Nhộng hình thành trong đất và kéo dài khoảng 18 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại: vì cơ thể lớn nên 2 loài sâu trên ăn
phá rất nhiều, sâu ăn trụi cả lá, làm cây xơ xác.
Theo Tạ Quốc Tuấn và ctv., (2006), thì dạng trưởng thành của sâu sừng
là loài bướm tương đối lớn, thân dài 40-50 mm, màu nâu có nhiều vân đen,
cánh trước dài và nhọn. Trứng hình cầu, đường kính khoảng 1 mm, màu trắng
ngà, láng bóng, đẻ riêng lẻ từng quả trên lá cây. Sâu non cơ thể to mập có nhiều
ngấn ngang và có một gai nhọn như cái sừng phía sau. Màu sắc thay đổi từ màu
xanh lá cây sang màu nâu, đẫy sức dài 7-8 cm. Khi đẩy sức sâu non hóa nhộng
ở dưới đất, nhộng to, màu nâu đỏ có màu uốn cong ra phía trước. Bướm lớn thân
dài 40-50 mm màu nâu và nhiều vân đen (Phạm Đức Toàn, 2008).

Tập quán sinh hoạt: Trưởng thành hoạt động mạnh mẽ vào ban đêm,
thích vị chua ngọt. Sâu non thích ăn phiến lá nhất là lá non và sức ăn rất mạnh
tạo thành những khuyết lá, khi thành dịch sâu non có thể ăn trụi thành đám
hoặc trụi cả đám ruộng trong một thời gian ngắn. Thời gian sâu non tồn tại trên
ruộng trong khoảng từ 25-30 ngày. Sâu non ăn phiến lá thành những lỗ thủng
hoặc những khuyết lá. Sức ăn rất mạnh, khi mật độ sâu cao có thể ăn trụi cả

ruộng trong vài đêm. Hóa nhộng trong đất. Vòng đời từ 45 – 50 ngày, thời gian
sâu non 25- 30 ngày (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
- Cách phòng trừ:
Dùng bẫy đèn để thu hút bướm. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu
thơng dụng để trị, nhưng nên phát hiện sớm để dùng thuốc khi sâu còn nhỏ, cơ
thể còn yếu, dễ giết sâu hơn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
Bắt giết sâu non bằng tay hay kẹp tre. Khi sâu phát sinh nhiều phun các
thuốc Alphatap, Alpha, Alpha cypermetrin, Decis, Regent 2 lúa xanh…(Tạ
Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).

12


1.6 Thu hoạch và bảo quản
1.6.1 Thu hoạch
Khi quan sát thấy lá mè đã chuyển từ màu xanh sang màu vàng, các lá
phía dưới gốc đã rụng hết, hạt chuyển sang màu của hạt lúc gieo là thu hoạch
được. Do đặc điểm của mè là hoa ra rãi rác nên quả cũng khơng chín đồng loạt
được, vì thế nếu thu hoạch sớm quá sẽ mất năng suất và thu hoạch muộn quá
cũng sẽ giảm năng suất và tỷ lệ dầu cũng sẽ bị giảm (Phạm Văn Thiều, 2003).
Khi thu hoạch chọn ngày nắng ráo và thu hoạch vào buổi sáng hoặc về
chiều. Dùng liềm cắt ngang gốc và bó lại thành từng bó nhỏ ớ phía gốc. Đem về
ủ 1 – 2 ngày hoặc phơi ngay ra nắng. Khi phơi thì chú ý dựng ngược bó mè cho
ngọn xuống dưới và gốc quay lên trên (Phạm Văn Thiều, 2003).
1.6.2 Bảo quản
Ở nước ta hiện nay việc bảo quản chủ yếu là ở hộ gia đình với những
phương pháp truyền thống. Tuy vậy nếu được bảo quản cẩn thận thì chất lượng
cũng không bị giảm đáng kể trong nhiều tháng. Hiện nay cách bảo quản đơn
giản mà nhiều nơi đang áp dụng là khi hạt đã phơi khô để nguội đem trộn hạt
với tro rơm rồi cho vào dụng cụ bảo quản, trên cùng phủ lên một lớp tro dày

khoảng 2 – 3cm rồi đậy thật kín để nơi khơ ráo thống mát thì có thể tránh được
sự phá hoại của côn trùng mà tỷ lệ nảy mầm lại khá cao từ 90 – 95% (Phạm
Văn Thiều, 2003).
Tuyệt đối không nên bảo quản kín trong túi nilơng vì khi thời tiết thay
đổi rất dễ bị ngưng tụ hơi nước làm hỏng hạt. Định kỳ hàng tháng nên xem lại
và hong ra chỗ thoáng rồi lại tiếp tục bảo quản như thế cho đến vụ sau. Hết sức
lưu ý về vấn đề sâu mọt. Cần sàn sảy thật sạch không để tạp chất như mảnh lá,
mảnh cành lẫn vào (Nguyễn Vy, 2003).

13


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện thí nghiệm
2.1.1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian thực hiện từ tháng 11/2011 đến tháng 10/2012. Thời gian thu
mẫu từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
- Địa bàn điều tra: Chợ Mới, Châu Phú, Tri Tôn – An Giang.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
+ Hộp nhựa để ni các loại sâu.
+ Thức ăn: Lá mè được thu từ ruộng không phun thuốc và từ mè trồng
trong chậu có khung lưới chụp lại tại Khoa Nông Nghiệp - TNTN - ĐHAG
+ Giấy thấm giữ ẩm.
+ Bơng gịn.
+ Kim ghim, cọ, kéo, kẹp, bút lơng.
+ Kính Loup, thước đo: Để quan sát và đo kích thước của từng giai đoạn
sâu, nhộng và thành trùng.
+ Hoá chất: CCl4 để giết thành trùng.
+ Mật ong: dùng nuôi thành trùng.
+ Cồn: bảo quản mẫu, sát trùng dụng cụ.

+ Nước cất cung cấp ẩm độ.
+ Nguồn sâu: Ấu trùng các tuổi sâu được thu định kỳ ngoài đồng.
2.2 Phương pháp thực hiện
2.2.1 Điều tra thực tế ngoài đồng ruộng
2.2.1.1 Điều tra về thành phần của các loài sâu sừng trên cây mè
- Địa bàn điều tra: xã Mỹ Lng - Chợ Mới, xã Bình Thủy - Châu Phú,
xã Núi Tô - Tri Tôn, tỉnh An Giang.

14


×