Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý điểm rèn luyện của sinh viên trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ ĐIỂM RÈN LUYỆN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

MÃ SỐ: 18.02.CT
ThS. LÊ HOÀNG ANH
ThS. NGUYỄN THÁI DƯ

AN GIANG, 12-2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ ĐIỂM RÈN LUYỆN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
MÃ SỐ: 18.02.CT
ThS. LÊ HOÀNG ANH
ThS. NGUYỄN THÁI DƯ
ThS. NGUYỄN THỊ LAN QUYÊN
ThS. HUỲNH CAO THẾ CƯỜNG
ThS. CHÂU NGÂN KHÁNH

AN GIANG, 12-2019


Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng phần mềm quản lý điểm rèn luyện của sinh


viên Trường Đại học An Giang” do nhóm tác giả Lê Hồng Anh, Nguyễn Thái Dư,
Nguyễn Thị Lan Quyên, Huỳnh Cao Thế Cường, Châu Ngân Khánh công tác tại Khoa
Công nghệ thông tin Trường Đại học An Giang thực hiện. Nhóm tác giả đã báo cáo
kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường Đại học An
Giang thông qua ngày 18/12/2019.

THƯ KÝ

ThS. Lê Thị Á Đông

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2

TS. Nguyễn Văn Hòa

ThS. Huỳnh Phước Hải

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS. Trần Văn Đạt

i


LỜI CẢM TẠ
Để hồn thành đề tài này, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường. Trước hết, chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học An Giang, Ban Chủ nhiệm Khoa Công
nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài.

Nhóm nghiên cứu cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô trong Khoa Công
nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm trong thời gian thực hiện đề
tài. Chúng tôi xin cảm ơn bộ phận quản lý phịng máy Khoa Cơng nghệ thơng tin, sinh
viên Chau Giàu và sinh viên Võ Thái Mạnh lớp DH16TH đã cộng tác với nhóm trong
q trình cài đặt, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao phần mềm cho đơn vị sử dụng.
Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Phịng Cơng tác sinh viên,
các anh, chị đang cơng tác tại Phịng Cơng tác sinh viên Trường Đại học An Giang đã
hỗ trợ, tạo điều kiện để chúng tôi xây dựng phần mềm theo sát yêu cầu và quy định
hiện hành. Chúng tôi cũng xin cảm ơn những sinh viên đã sử dụng phần mềm, nhiệt
tình giúp đỡ, phản hồi những thông tin cần thiết và tạo điều kiện giúp nhóm nghiên
cứu hồn thành đề tài.
Nhóm tác giả

ii


TĨM TẮT
Cơng tác đánh giá điểm rèn luyện cho sinh viên ở Trường Đại học An Giang theo
quy trình hiện tại gặp rất nhiều khó khăn như: tốn nhiều thời gian đánh giá, trải qua
nhiều bước, lưu trữ và tìm kiếm hồ sơ đánh giá điểm rèn luyện. Từ đó, nhóm chúng
tơi nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra các giải pháp cơng nghệ nhằm giải quyết những khó
khăn vừa nêu. Nhóm nghiên cứu đã điều tra, khảo sát hiện trạng, quy trình đánh giá
điểm rèn luyện tại Phịng Cơng tác sinh viên và các lớp chính quy. Sau đó, tổng hợp
và phân tích các văn bản pháp quy, tài liệu hướng dẫn đánh giá điểm rèn luyện. Sau
cùng là thực nghiệm xây dựng hệ thống phần mềm.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công hệ thống phần mềm quản lý điểm rèn
luyện và đã áp dụng triển khai ở địa chỉ Hệ thống đã đáp
ứng và giải quyết được những khó khăn theo quy trình hiện tại và nâng cao hiệu suất
công việc của các chuyên viên quản lý điểm rèn luyện với các phân hệ chính như: quản
lý người dùng; quản lý cán bộ-chuyên viên, giáo vụ khoa, cố vấn học tập, ban đại diện

lớp; quản lý bộ tiêu chí; quản lý minh chứng rèn luyện; quản lý thơng tin nội trú-ngoại
trú; tìm kiếm và thống kê báo cáo theo điểm rèn luyện; …
Hướng phát triển, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục xây dựng và tích hợp, mở rộng các
chức năng như: xem kết quả điểm học tập trên hệ thống phần mềm; quản lý học bổng;
tạo và xuất lý lịch cho sinh viên.
Từ khóa: Điểm rèn luyện, quản lý điểm rèn luyện, đánh giá rèn luyện, hoạt động
ngoại khóa, cơng tác sinh viên, hệ thống quản lý trực tuyến Đại học An Giang.

iii


ABSTRACT
There are difficulties in evaluation process of student’s extracurricular training
points at An Giang University such as wasting time to evaluate and synthetize, taking
through many steps, storing and searching documents and demonstrations for
evaluation. Therefore, our team has researched and introduced technological solutions
to solve these difficulties. The research team investigated the real situations, the
evaluation process of extracurricular training points at the Student Affairs Department
and regular fulltime classes. We then synthesized and analyzed legal documents,
guidelines for evaluating extracurricular training points. Finally, we built the
experimental construction of software systems.
The team has successfully built the training system and has applied it at
The system has solved the difficulties in the previous
process, met the requirement and improved the performance of managers with key
modules such as user management; managing officials, experts, academic advisors,
class representative boards; set of criteria management; extracurricular training points
demonstration management; boarding – extern students information management;
extracurricular training points search and statistics report; ...
For the research development, our team will continue to build and integrate,
extending functions such as viewing the results of study scores on the software system;

scholarship management; creating and exporting student resumes.
Keywords: Extracurricular training points, extracurricular training points
management, extracurricular activity, student affairs, An Giang University online
management system.

iv


LỜI CAM KẾT
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tơi. Các số
liệu trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa
học của cơng trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
An Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2019
Nhóm thực hiện

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................ iv
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 2
1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 3
1.5.1 Về khoa học ............................................................................................ 3
1.5.2 Về công tác đào tạo ................................................................................. 3
1.5.3 Về phát triển kinh tế xã hội ..................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 4
2.1.1 Qui định đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên..................................... 4
2.1.2 Xác nhận sinh viên tham gia các hoạt động chính trị, xã hội (hoạt độngsự kiện) ............................................................................................................... 5
2.1.3 Thực trạng ứng dụng CNTT tại Trường ................................................. 5
2.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ................... 6
2.2.1 Trong nước.............................................................................................. 6
2.2.2 Ngoài nước .............................................................................................. 6
2.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU/GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................... 7
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỂM RÈN CỦA LUYỆN SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG .................................................................... 8
3.1 HIỆN TRẠNG ............................................................................................... 8
3.2 HỆ THỐNG ĐỀ XUẤT ................................................................................ 9
3.3 CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG ..................................................... 10
3.3.1 Yêu cầu phi chức năng.......................................................................... 10
3.3.2 Yêu cầu chức năng ................................................................................ 10
3.4 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .......................................................................... 11
3.4.1 Sơ đồ quan hệ cơ sở dữ liệu .................................................................. 11
3.4.2 Sơ đồ hoạt vụ (Usecase) ....................................................................... 13
3.5 KẾT QUẢ XÂY DỰNG PHẦN MỀM ....................................................... 16
3.5.1 Giao diện đăng nhập hệ thống .............................................................. 16


vi


3.5.2 Trang quản lý của chuyên viên quản trị hệ thống ................................. 17
3.5.3 Giao diện trang chủ dành cho sinh viên ................................................ 20
3.5.4 Giao diện trang chủ dành cho ban cán sự ............................................. 23
3.5.5 Giao diện trang chủ dành cho cố vấn học tập ....................................... 24
3.5.6 Giao diện trang chủ dành cho giáo vụ khoa.......................................... 25
3.5.7 Giao diện trang chủ dành cho chun viên Phịng Cơng tác sinh viên . 25
3.5.8 Giao diện ứng dụng di động ................................................................. 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 28
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 28
4.2. KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 30
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 31

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bảng xếp loại kết quả điểm rèn luyện .................................................. 4

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ thể hiện quy trình 6 bước (quy trình hiện tại) theo Hướng dẫn số
497/ĐHAG-CTSV và Quyết định số 2570/QĐ-ĐHAG............................................... 8
Hình 2. Quy trình (đề xuất) đánh giá điểm rèn luyện trên hệ thống phần mềm .......... 9
Hình 3. Sơ đồ quan hệ cơ sở dữ liệu .......................................................................... 12

Hình 4. Sơ đồ usecase (hoạt vụ) tổng thể hệ thống .................................................... 13
Hình 5. Sơ đồ usecase (hoạt vụ) phân hệ quản trị hệ thống ....................................... 14
Hình 6. Sơ đồ usecase (hoạt vụ) phân hệ chuyên viên phịng CTSV quản lý điểm rèn
luyện ........................................................................................................................... 14
Hình 7. Sơ đồ usecase (hoạt vụ) phân hệ Trưởng phòng CTSV ................................ 15
Hình 8. Sơ đồ usecase (hoạt vụ) phân hệ Giáo vụ khoa, Cố vấn học tập, Ban cán sự,
Sinh viên .................................................................................................................... 15
Hình 9. Quy trình khởi tạo và đánh giá quá trình rèn luyện (cơ bản) ........................ 16
Hình 10. Màn hình đăng nhập hệ thống ..................................................................... 17
Hình 11. Giao diện trang quản lý của chuyên viên quản trị hệ thống ........................ 17
Hình 12. Quản trị viên khởi tạo học kỳ-năm học ....................................................... 18
Hình 13. Chọn bộ tiêu chí áp dụng cho từng học kỳ-năm học................................... 18
Hình 14. Danh sách các hoạt động-sự kiện ................................................................ 19
Hình 15. Minh chứng rèn luyện ................................................................................. 19
Hình 16. Bảng tổng hợp kết quả rèn luyện theo lớp tải từ hệ thống phần mềm, trình
Ban giám hiệu ký duyệt.............................................................................................. 20
Hình 17. Giao diện dành cho sinh viên ...................................................................... 20
Hình 18. Danh sách hoạt động-sự kiện và đăng ký tham gia hoạt động-sự kiện ....... 20
Hình 19. Kết quả rèn luyện của sinh viên .................................................................. 21
Hình 20. Giao diện nhập thông tin lý lịch của sinh viên ............................................ 22
Hình 21. Giao diện dành cho ban cán sự ................................................................... 23
Hình 22. Bảng điểm rèn luyện tổng hợp của cả lớp ................................................... 23
Hình 23. Giao diện dành cho cố vấn học tập ............................................................. 24
Hình 24. Quản lý danh sách sinh viên và thông tin lý lịch sinh viên ......................... 24
Hình 25. Giao diện quản lý của giáo vụ khoa ............................................................ 25
Hình 26. Giao diện quản lý của chuyên viên phịng CTSV ....................................... 25
Hình 27. Chun viên P.CTSV có thể theo dõi kết quả rèn luyện theo từng lớp ...... 26
Hình 28. Tìm kiếm-thống kê sinh viên theo điểm học tập và điểm rèn luyện ........... 26
Hình 29. Giao diện danh sách hoạt động-sự kiện ...................................................... 27
Hình 30. Giao diện danh sách sinh viên đăng ký – tham gia hoạt động-sự kiện ....... 27


ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Diễn giải

BCS

Ban cán sự

BĐDL

Ban đại diện lớp

CNTT

Công nghệ thông tin

CTSV

Công tác sinh viên

CV

Công việc

CVHT


Cố vấn học tập

ĐH

Đại học

ĐHAG

Đại học An Giang

ĐRL

Điểm rèn luyện

GDĐT

Giáo dục Đào tạo

GV Khoa

Giáo vụ Khoa

HĐ ĐGKQRL

Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện

HĐ ĐGKQRL CK

Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp Khoa


HĐ ĐGKQRL CT

Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp Trường

HKI

Học kỳ 1

HUTECH

Trường Đại học Công nghệ

MSSV

Mã số sinh viên

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trước bối cảnh các nước, các doanh nghiệp, các cơ quan đang phát triển theo xu
hướng nền công nghiệp 4.0. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin và tin học hóa trong
q trình quản lý là xu thế chung tất yếu của các đơn vị. Đặc biệt là để đáp ứng nhu
cầu quản lý và thuận tiện cho chuyên viên quản lý và sinh viên trong Trường Đại học

An Giang. Do đó, việc đẩy mạnh các giải pháp về quản lý và ứng dụng công nghệ
thông tin trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, thuận tiện, nhanh chóng trong q
trình quản lý là hết sức cần thiết.
Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 60/2007/QĐBGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 về việc “Ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn
luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên
nghiệp hệ chính quy” và “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên
các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy” (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2017).
Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 16/2015/TT-BGDĐT
ngày 12 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành
Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ
chính quy” và “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình
độ đại học hệ chính quy” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015).
Dựa trên các Quyết định, Thông tư và Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người
học, Hiệu trưởng các trường căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường
quy định các tiêu chí và mức điểm chi tiết phù hợp với các nội dung đánh giá và không
vượt quá khung điểm quy định của Quy chế.
Đối với Trường Đại học An Giang, dựa trên các văn bản quy định hiện hành,
Trường Đại học An Giang đã ban hành Quyết định số 2570/QĐ-ĐHAG ngày 30 tháng
12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang về việc ban hành “Quy định
đánh giá kết quả rèn luyện của người học hình thức giáo dục chính quy” (Trường Đại
học An Giang, 2015). Hằng năm và từng học kỳ Trường Đại học An Giang sẽ có văn
bản hướng dẫn đánh giá kết quả rèn luyện dựa trên Quyết định số 2570/QĐ-ĐHAG.
Hằng năm, sinh viên Trường Đại học An Giang được đánh giá điểm rèn luyện theo
từng học kỳ. Với quy mô đào tạo của trường Đại học An Giang ngày càng tăng và hiện
với số lượng lớn sinh viên chính quy đang theo học các ngành như hiện nay thì việc
đánh giá và lưu trữ dữ liệu theo từng học kỳ sẽ rất lớn và tốn nhiều sức lực cũng như
thời gian của các chuyên viên phụ trách.
Công tác đánh giá điểm rèn luyện hiện nay còn thực hiện theo hình thức thủ cơng,
sinh viên tự đánh giá, sau đó chuyển cho Ban can sự các lớp tổng hợp nên dẫn đến có


1


trường hợp tổng hợp không đúng và mất nhiều thời gian. Sinh viên khơng theo dõi
được q trình rèn luyện và các hoạt động dự kiến trong năm học.
Trên cơ sở thực tiễn lợi ích ở các cơ sở giáo dục đã triển khai hệ thống đánh giá
điểm rèn luyện trực tuyến và với cơng tác, quy trình đánh giá điểm rèn luyện tại Trường
Đại học An Giang thì việc xây dựng một hệ thống quản lý việc đánh giá điểm rèn luyện
là cần thiết để giảm thời gian và sức lực cũng như tài chính trong việc lưu trữ hồ sơ.
Hệ thống đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên Trường Đại học An Giang sẽ làm
giảm thời gian xét duyệt, chuyên viên xét duyệt sẽ xét duyệt trực tuyến có thể làm việc
ở mọi lúc mọi nơi, giảm việc in giấy xác nhận, dữ liệu được lưu trữ và tìm kiếm dễ
dàng.
Hệ thống sẽ giúp sinh viên theo dõi điểm rèn luyện và tra cứu kết quả điểm rèn
luyện trong quá trình học tập ở Trường Đại học An Giang; giúp ban cán sự, cố vấn học
tập, giáo vụ khoa và chuyên viên phụ trách điểm rèn luyện theo dõi một cách nhanh
chóng, thống nhất và giảm chi phí in giấy; giúp chuyên viên phụ trách quản lý điểm
rèn luyện có thể theo dõi, yêu cầu chỉnh sửa hoặc sửa trực tiếp trên hệ thống nếu có
sai sót.
1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng hệ thống hỗ trợ việc đánh giá điểm rèn luyện, quản lý các minh chứng để
đánh giá rèn luyện, và lưu trữ dữ liệu toàn vẹn. Hệ thống bao gồm 02 phần:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, lưu trữ điểm rèn luyện các năm học theo từng
học kỳ.
- Xây dựng phần mềm trực tuyến hỗ trợ người dùng (bao gồm: chuyên viên
Phòng Công tác sinh viên, cố vấn học tập và sinh viên) có thể theo dõi q trình

rèn luyện một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
1.3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình đánh giá điểm rèn luyện.
Luồng dữ liệu của hệ thống.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát và thu thập thông tin về hiện trạng, biểu mẫu, quy trình đánh giá điểm rèn
luyện tại các lớp chính quy ở các khoa khác nhau trong Trường Đại học An Giang, thu
tập yêu cầu từ chuyên viên Phịng Cơng tác sinh viên.
1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài gồm:
- Phương pháp điều tra, khảo sát: hiện trạng, quy trình đánh giá điểm rèn luyện
tại Phịng Cơng tác sinh viên và các lớp được khảo sát.

2


- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: các văn bản pháp quy về điểm rèn
luyện, các tài liệu hướng dẫn đánh giá điểm rèn luyện.
- Phương pháp thực nghiệm: phân tích, thiết kế, xây dựng, phát triển và kiểm thử
phần mềm.
1.5

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI


1.5.1 Về khoa học
Đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học trong việc đưa ra một chuẩn chung
về quy trình phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin hỗ trợ đánh giá điểm rèn luyện cho
sinh viên.
1.5.2 Về công tác đào tạo
Đề tài giúp nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên và nâng cao chất
lượng giảng dạy thông qua việc vận dụng các kiến thức chuyên ngành để giải quyết
một yêu cầu thiết thực trong cơng việc.
Đề tài sẽ giúp tổ chức chủ trì thể hiện năng lực triển khai nghiên cứu khoa học cũng
như khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu.
1.5.3 Về phát triển kinh tế xã hội
Đề tài này sẽ giúp đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý nhằm
góp phần nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian cũng như tài chính.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1

GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1

Qui định đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên

Đánh giá ĐRL là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên các trường đại học. Hoạt
động này có ý nghĩa góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và định hướng cho sinh

viên phát triển toàn diện cả về đạo đức, tri thức và sức khỏe, cũng như kỹ năng nghề
nghiệp.
Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng học sinh, sinh viên được tiến hành định
kỳ theo học kỳ, năm học và tồn khố học.
- Điểm rèn luyện của học kỳ là điểm được đánh giá cuối mỗi học kỳ.
- Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ
của năm học đó.
- Điểm rèn luyện tồn khố là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ
của khóa học.
ĐRL được đánh giá trên 05 tiêu chí, theo thang điểm 100 (chi tiết xem phụ lục 4),
cụ thể:
- Đánh giá về ý thức tham gia học tập (tối đa 20 điểm).
- Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường (tối
đa 25 điểm).
- Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hố, văn nghệ,
thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội (tối đa 20 điểm).
- Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng (tối đa 25 điểm).
- Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia cơng tác cán bộ lớp, các đồn thể, tổ
chức khác trong trường hoặc người học đạt thành tích đặc biệt trong học tập,
rèn luyện (tối đa 10 điểm).
Kết quả đánh giá ĐRL được phân loại theo 6 mức như Bảng 1.
Bảng 1. Bảng xếp loại kết quả điểm rèn luyện

Tổng điểm 5 tiêu chí

Kết quả xếp loại

90 - 100

Xuất sắc


80 - 89

Tốt

65 - 79

Khá

50 - 64

Trung bình

35 - 49

Yếu

00 - 34

Kém

4


2.1.2

Xác nhận sinh viên tham gia các hoạt động chính trị, xã hội (hoạt
động-sự kiện)

Trong qui định đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên hiện nay, tiêu chí đánh giá về

ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội,... của sinh viên được phòng CTSV
thực hiện bằng cách ghi nhận sinh viên có tham gia vào danh sách giấy. Sau đó phịng
CTSV tổng hợp vào cuối học kỳ để làm cơ sở cho việc đánh giá điểm rèn luyện của
sinh viên.
Cùng với việc xây dựng hệ thống quản lý ĐRL, chúng tôi xây dựng thêm một ứng
dụng chạy trên nền tảng di động Android hỗ trợ chuyên viên phòng CTSV kiểm tra
giám sát ý thức của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội,....
Mỗi sinh viên trường ĐHAG được cung cấp một mã QR là một mã vạch hai chiều
(Soon, 2008) tương ứng trong đó có mã số sinh viên. Mã QR sẽ được quét để điểm
danh tham gia các hoạt động-sự kiện. Ứng dụng trên nền tảng di động (Android) hỗ
trợ thao tác quét mã QR nhanh chóng xác nhận sinh viên có tham gia hoạt động sự
kiện. Sau đó, dữ liệu sinh viên này được chuyển về hệ thống quản lý ĐRL để thực hiện
các bước đánh giá tiếp theo.
2.1.3

Thực trạng ứng dụng CNTT tại Trường

Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, CNTT đang có mặt và chiếm vị trí quan
trọng trong tất cả các khâu, ở tất cả các lĩnh vực, trong đó ứng dụng CNTT vào các
hoạt động giáo dục và đào tạo ngày càng được chú trọng và mang lại hiệu quả. Có thể
thấy ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ là một xu hướng đang trở nên
rất phổ biến, không chỉ là hình thức trao đổi của các doanh nghiệp, các tổ chức mà
giao tiếp điện tử đang thực sự là một công cụ được các cơ quan nhà nước sử dụng ngày
càng nhiều.
Việc ứng dụng CNTT được coi là một trong các nhiệm vụ của ngành giáo dục. Theo
báo cáo của Bộ GDĐT, trong những năm qua, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã tích
cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơ sở
dữ liệu toàn ngành về GDĐT phục vụ thơng tin quản lý giáo dục. Từ phía các trường,
CNTT cũng được ứng dụng trong việc kết nối nhà trường với phụ huynh, sử dụng sổ
điểm điện tử, học bạ điện tử...

Trước xu thế đó, Trường ĐHAG đã ln ưu tiên cho việc sử dụng các giải pháp
CNTT thay thế cho cách thức vận hành truyền thống, rất nhiều phần mềm ứng dụng
thực tiễn đang được sử dụng tại Trường. Vì vậy, hệ thống quản lý ĐRL của sinh viên
trường ĐHAG ra đời là vơ cùng thích hợp để giúp bộ phận chức năng, giảng viên,
CVHT và sinh viên làm việc hiệu quả hơn và dữ liệu được đảm bảo nhất quán ở tất cả
các khâu đánh giá.

5


2.2

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN

2.2.1

Trong nước

Hiện nay, đã có một vài nghiên cứu về xây dựng phần mềm quản lý điểm rèn luyện
đã được áp dụng ở các cơ sở giáo dục như: Phần mềm quản lý điểm rèn luyện của
trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Phần mềm hỗ trợ quản lý, đánh
giá điểm rèn luyện trên nền tảng web nhằm cho phép người dùng truy cập đánh giá
trực tuyến, sinh viên tự đánh giá; đánh giá - xét duyệt của ban cán sự lớp; đánh giá xét duyệt của bộ môn/khoa (Trường Đại học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh); Phần mềm
quản lý điểm rèn luyện của trường Đại học Công nghệ (HUTECH) Thành Phố Hồ Chí
Minh. Phần mềm hỗ trợ quản lý, đánh giá điểm rèn luyện trên nền tảng web nhằm cho
phép người dùng truy cập đánh giá trực tuyến, sinh viên tự đánh giá; đánh giá của ban
cán sự lớp; đánh giá của bộ môn/khoa (Trường Đại học Cơng nghệ Tp Hồ Chí Minh);

Tuy nhiên, những phần mềm quản lý điểm rèn luyện ở các cơ sở giáo dục hiện có
khơng phải phần mềm thương mại mà chỉ là phần mềm được thiết kế và sử dụng nội

bộ. Các phần mềm này chưa có tính tùy biến cao để phù hợp với các cơ sở giáo dục
khác, và ngoài phần quản lý điểm rèn luyện phần mềm cũng chưa có những tính năng
quản lý như khác theo u cầu của Phịng Cơng tác sinh viên như: quản lý thông tin lý
lịch sinh viên; quản lý sinh viên nội trú – ngoại trú; thống kê sinh viên theo dân tộc,
tôn giáo; thống kê sinh viên theo địa phương (Tỉnh/Thành phố, Quyện/Huyện,
Xã/Phường).
2.2.2

Ngồi nước

Các trường đại học ở nước ngồi khơng tính điểm rèn luyện như các trường đại học
ở Việt Nam. Tất cả các loại hình hoạt động tình nguyện, công tác xã hội trong thời
gian học được ghi trong sổ tay hướng dẫn sinh viên (Student Guide). Các trường ĐH
ở nước ngồi khơng cộng điểm tham gia phong trào, nhưng sinh viên phải chọn các
môn học về giáo dục thường thức hay tham gia các hoạt động tình nguyện. Sau khi
tham gia các cơng tác xã hội thì sinh viên sẽ được ưu đãi một số dịch vụ trong trường
và được ghi nhận kèm theo trong lý lịch sau khi tốt nghiệp.
Ở các trường Đại học nước ngoài cũng có hệ thống quản lý sinh viên và cung cấp
các dịch vụ, tài nguyên học thuật của trường như: lớp học trực tuyến (moodle), hệ
thống dữ liệu sinh viên (SDS), email, thời khóa biểu, thư viện. Tất cả các dịch vụ này
được tích hợp chung vào một hệ thống, sinh viên chỉ cần đăng nhập một lần là có thể
sử dụng tất cả dịch vụ của trường thông qua một phần mềm duy nhất (University of
Kent, k.n.).
Tuy nhiên, những phần mềm này cũng mang tính chất tham khảo, khơng áp dụng
được cho các cơ sở giáo dục Việt Nam trong đó có Trường Đại học An Giang do có
sự khác nhau về quy trình quản lý, thơng tin quản lý, … Từ đó cần xây dựng một phần

6



mềm riêng theo yêu cầu và phù hợp với quy trình hiện tại của Trường Đại học An
Giang.
2.3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU/GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đáp ứng nhu cầu của hệ thống, ưu và khuyết điểm của
từng loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu?
Luồng dữ liệu của hệ thống được xử lý như thế nào? Cơ chế nào để xác thực người
dùng?

7


CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỂM RÈN
CỦA LUYỆN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
3.1

HIỆN TRẠNG

Hiện tại, việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên của từng học kỳ được thực
hiện thủ cơng theo quy trình như Hình 1.

Hình 1. Sơ đồ thể hiện quy trình 6 bước (quy trình hiện tại) theo Hướng dẫn số
497/ĐHAG-CTSV và Quyết định số 2570/QĐ-ĐHAG

Bước 1: Người học căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo mức
điểm chi tiết do nhà trường quy định.


8


Bước 2: Tổ chức họp lớp có giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập tham gia, tiến hành
xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng người học trên cơ sở
các minh chứng, xác nhận kết quả và phải được quá nửa ý kiến đồng ý của
tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo.
Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập xác nhận kết quả họp lớp và chuyển kết
quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp Khoa.
Bước 4: Hội đồng đánh giá rèn luyện cấp Khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng
khoa thơng qua và trình kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp
Trường.
Bước 5: Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp Trường họp xét, thống nhất trình
Hiệu trưởng xem xét và quyết định công nhận kết quả.
Bước 6: Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của người học phải được công bố công
khai và thông báo cho người học biết trước 20 ngày trước khi ban hành quyết
định chính thức.
3.2

HỆ THỐNG ĐỀ XUẤT

Theo Công văn số 497/ĐHAG-CTSV ngày 20 tháng 12 năm 2017 về việc hướng
dẫn đánh giá kết quả rèn luyện học kỳ 1 năm học 2017 – 2018 (Trường Đại học An
Giang, 2017), quy trình đánh giá điểm rèn luyện trực tuyến được đề xuất như Hình 2.

Hình 2. Quy trình (đề xuất) đánh giá điểm rèn luyện trên hệ thống phần mềm

Hệ thống quản lý điểm rèn luyện được xây dựng trên nền tảng công nghệ Laravel
(Framework laravel version 5.5) (Otwell) mã nguồn mở có kiến trúc ba tầng được thiết
kế theo mơ hình Model-View-Controller (Reenskaug, T. M. H., 1979), sử dụng hệ

quản trị cơ sở dữ liệu MySQL (Greenspan, J., & Bulger, B., 2001).

9


Hệ thống được xây dựng có cơ sở dữ liệu lưu trữ tập trung, vào đầu năm học hoặc
đầu học kỳ chuyên viên phòng CTSV sẽ cập nhật các tiêu chí đánh giá và các hoạt
động dự kiến lên hệ thống. Sinh viên có thể đăng ký các hoạt động-sự kiện, lập kế
hoạch rèn luyện trong học kỳ, năm học.
Sinh viên có thể theo dõi kết quả rèn luyện trong suốt học kỳ và định hướng rèn
luyện để đạt được mục tiêu đề ra. Đến cuối học kỳ, một lần nữa sinh viên sẽ lên kiểm
tra kết quả rèn luyện trên hệ thống phần mềm xem có có sai xót gì khơng trước khi
Phịng Cơng tác sinh viên trình Ban giám hiệu ký duyệt kết quả rèn luyện.
3.3

CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG

3.3.1

Yêu cầu phi chức năng

Hệ thống phải hoạt động đúng với chức năng của từng đối tượng sử dụng.
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Có ràng buộc quyền hạn và dữ liệu chặt chẽ.
Đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu.
Sử dụng tốt trên mọi thiết bị, mọi trình duyệt như: điện thoại thơng minh, máy tính
bảng, máy tính xách tay, ...
3.3.2

Yêu cầu chức năng


Hệ thống hỗ trợ 6 nhóm người sử dụng: sinh viên, ban cán sự lớp, cố vấn học tập,
giáo vụ Khoa, chuyên viên Phịng CTSV và quản trị hệ thống có thể đánh giá, xét
duyệt, theo dõi quá trình đánh giá ĐRL một cách thuận lợi, nhanh chóng và giảm thời
gian giải quyết công việc.
- Sinh viên
+ Đăng ký các hoạt động-sự kiện, lập kế hoạch rèn luyện.
+ Theo dõi kết quả rèn luyện của bản thân trong suốt quá trình theo học tại
trường Đại học An Giang.
+ Quản lý thông tin lý lịch của bản thân sinh viên.
- Ban cán sự lớp
+ Ban cán sự theo dõi điểm rèn luyện chung của lớp.
- Cố vấn học tập
+ Thực theo dõi quá trình rèn luyện của sinh viên.
+ Xem kết quả rèn luyện của sinh viên.
+ Theo dõi các hoạt động – sự kiện đã và đang được tổ chức.
+ Quản lý thông tin sinh viên của lớp.

10


- Giáo vụ Khoa
+ Theo dõi điểm rèn luyện của các lớp thuộc Khoa quản lý.
+ Theo dõi kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên các lớp thuộc Khoa quản
lý.
+ Theo dõi các hoạt động – sự kiện đã và đang được tổ chức.
+ Quản lý thông tin sinh viên các lớp trong Khoa.
- Chuyên viên phòng CTSV
+ Chuyên viên phòng CTSV xét duyệt điểm rèn luyện của các lớp sau mỗi học
kỳ.

+ Theo dõi kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên các lớp qua các học kỳ.
+ Lập kế hoạch các hoạt động – sự kiện cho sinh viên đăng ký.
+ Xem và tìm kiếm thơng tin của các sinh viên.
+ Xem và tìm kiếm thông tin của các cán bộ - giảng viên.
+ Xem và tìm kiếm các Khoa – Phịng hiện có.
+ Xem và tìm kiếm các Bộ mơn – Tổ hiện có.
+ Xem và tìm kiếm thơng tin các lớp chun ngành.
- Quản trị hệ thống
+ Quản lý các người dùng trên hệ thống.
+ Quản lý thông tin sinh viên.
+ Quản lý thông tin cán bộ - giảng viên.
+ Quản lý các Khoa – Phòng.
+ Quản lý danh sách các lớp học.
+ Quản lý các học kỳ theo năm học.
+ Quản lý danh sách các năm học, học kỳ.
+ Quản lý danh sách các bậc đào tạo.
+ Quản lý danh sách các hệ đào tạo.
+ Quản lý danh sách các dân tộc.
+ Quản lý danh sách các tôn giáo.
+ Quản lý các mẫu để thêm dữ liệu từ tập tin.
3.4

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

3.4.1

Sơ đồ quan hệ cơ sở dữ liệu

11



Hình 3. Sơ đồ quan hệ cơ sở dữ liệu

12


3.4.2

Sơ đồ hoạt vụ (Usecase)

- Sơ đồ usecase (hoạt vụ) tổng thể hệ thống

Hình 4. Sơ đồ usecase (hoạt vụ) tổng thể hệ thống

13


×