Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

sáng kiên kinh nghiệm dạy học dự án sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 32 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU............................................................................................................
2
1.1. Lí do chọn đề tài:......................................................................................
2

1.2. Mục đích nghiên cứu:………………………………………………...............
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................
3

1.4. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................
3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN............................................................................
3

2.1.Cơ sở lí luận ......................................................................................................
3
2.1.1. Đặc điểm dạy học dự án...............................................................................

3
2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án theo định
hướng phát triển năng lực trong dạy học Sinh học ở các trường trung
học cơ sở. .......................................................................................................
6

2.2.1 Về phía giáo viên ....................................................................................
6

2.2.2. Về phía học sinh:....................................................................................


7

2.3 Các giải pháp.....................................................................................................
9
2.3.1. Thiết kế dạy học thực hành sử dụng hình thức dạy học theo dự án - kết
hợp với kĩ thuật trạm góc..................................................................................
.9

2.4 Hiệu quả của SKKN...................................................................................
17

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................................
19

3.1. Kết luận:...................................................................................................
19

1


3.2. Đề xuất:....................................................................................................
20

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ , làm thay đổi tất cả các lĩnh
vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.. dẫn đến

sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều
Quốc gia. Điều này địi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách
căn bản và toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức dạy –học .. nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần
thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc
tế. Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực
là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã
hội[1].
Theo đó việc dạy học khơng phải là “ tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến
thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học, học cách đáp
ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và khả năng vượt ra
ngồi phạm vi mơn học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động sau này.
Quan điểm dạy học tích hợp, với mục tiêu phát tiển năng lực ở người học, giúp
họ có khả năng giải quyết và đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện
tại để đem lại thành công cao nhất trong cuộc sống. [7]
Ngày nay, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học có nhiều giáo viên
đã chuyển từ sử dụng phấn bảng truyền thống sang dùng Powerpoint và các
trang web như những phương tiện dạy học. Tuy nhiên, điều này cũng khơng thay
đổi được bản chất của q trình dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm”. Một lớp
học với các phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm thường có đặc
điểm: trong q trình dạy học giáo viên nói nhiều hơn học sinh; giảng giải chủ
yếu bằng cách thuyết trình; sách giáo khoa là tài liệu chính; bàn ghế được sắp
xếp thành các dãy đối diện với bảng và giáo viên; học sinh không được tự do di
chuyển chỗ ngồi.
Trong khi đó, dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhấn mạnh tới vai trò
chủ đạo của người học, “được tìm hiểu và thể nghiệm”. Đặc điểm của một lớp
học với dạy học lấy học sinh làm trung tâm có đặc điểm: phần thảo luận của học
sinh tương đương thậm chí nhiều hơn giảng giải của giáo viên; các hoạt động
học tập được cá nhân tiến hành hoặc thực hiện trong các nhóm; học sinh có thể
sử dụng nhiều tài liệu từ các nguồn khác nhau như tạp chí, internet...các em có

thể tự lựa chọn kiến thức phù hợp với nội dung bài học; tự quyết định hướng đi
phù hợp với nội dung bài học.[2]
Vì vậy, song song với đổi mới nội dung, mục tiêu, phương pháp dạy học
để tích cực hóa hoạt động của học sinh thì đổi mới hình thức tổ chức dạy học
cũng rất cần thiết. Việc tổ chức học sinh học tập theo dự án khơng chỉ giúp cho
học sinh có được kiến thức bằng quá trình tự học, tự kiểm tra, đánh giá mà còn
3


phát triển cho học sinh các kĩ năng xã hội như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác,
kĩ năng thuyết trình trước đám đơng…đảm bảo u cầu của việc dạy học lấy học
sinh làm trung tâm. Xuất phát từ những lý do trên và ưu điểm của dạy học dự án,
tôi lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm dạy học dự án theo định hướng phát triển
năng lực đặc thù trong môn sinh học 9 ở chương 2 Hệ sinh Thái tại trường
THCS Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh tìm hiểu về vai trị của một hệ sinh thái trong tự nhiên.
- Sử dụng hình thức dạy học theo dự án để dạy học phần kiến thức thực
hành sinh học 9, THCS nhằm phát triển năng lực, nâng cao chất lượng dạy học .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Bài 52 Tiết 55,56 Thực hành: Hệ sinh thái .
Tiêu đề dự án “ Đất lành chim đậu” tìm hiểu đồi cị tại làng Thọ Liên,
xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Thanh hóa)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Về lí luận:
Nghiên cứu qua các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo….
- Về thực nghiệm:
+ Trải nghiệm thực tế tại hệ sinh thái đồi cị nhà ơng Của thơn thọ Liên.
+ Tìm hiểu một số hệ sinh thái trong tự nhiên.
+ Cho làm bài kiểm tra đánh giá thường xuyên.

+ Phiếu tham dò ý thức học tập của học sinh đối với chủ đề.
+ Phương pháp làm việc theo nhóm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1.Cơ sở lí luận
2.1.1 Đặc điểm của dạy học theo dự án
* Thế nào là học theo dự án?- Học theo dự án là một phương pháp học
tập mang tính xây dựng, trong đó học sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây
dựng phiếu hỏi, thu thập thơng tin, phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định, kết
luận về các vấn đề cụ thể.
Học theo dự án (Project Work) là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội
cho học sinh tổng kợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách
sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
Dạy học dự án là một mơ hình học tập khác với các hoạt động học tập
truyền thống với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy giáo viên làm trung tâm.
4


Hình thức làm việc chủ yếu trong dạy học dự án là theo nhóm, mỗi người
học cộng tác với các thành viên khác trong nhóm trong một khoảng thời gian
nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày cơng việc mình đã
làm trước nhóm. Bước cuối cùng có thể là một buổi thuyết trình có sử dụng các
phương tiện nghe nhìn, một ấn phẩm báo chí, một trang Web hoặc một sản phẩm
được tạo ra.[6] ,[7]
Các loại dự án học tập có thể phân chia theo nội dung, theo thời gian
thực hiện hoặc theo hình thức tham gia:
Phân theo nội dung
• Dự án trong một mơn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học.
dự án tìm hiểu virut cúm gia cầm (mơn Sinh).
• Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều mơn khác nhau.
• Dự án ngồi mơn học: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các

môn học Ví dụ: Tìm hiểu về Hệ sinh thái đồi cị tại Làng Thọ Liên- xã Kiên thọ
huyện ngọc lặc. Có liên quan đến môn Sinh, Công nghệ, lịch sử, địa lý địa
phương, GDCD…
Phân theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá
nhân.
Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong
trường phổ thơng cịn có dự án tồn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án
cho một lớp học.
Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey đề nghị cách phân chia như sau:
• Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2- 6 giờ học.
• Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”),
nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.
• Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần
(hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).
(Trong chủ đề này tôi thực hiện là tuần dự án)
Đặc điểm của dạy học dự án nhấn mạnh đến các định hướng phát triển
năng lực sau:
* Năng lực thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án
phải có ý nghĩa thực tiễn xã hội. Dạy học dự án tạo ra kinh nghiệm học tập thu
hút người học vào những dự án phức tạp trong thực tiễn xã hội và người học sẽ
dựa vào đó để phát triển và ứng dụng các kĩ năng và kiến thức của mình.
(Trong sáng kiến này tôi thực hiện dạy theo dự án Hệ sinh thái đồi cò gắn
liền với địa phương Ngọc lặc
* Năng lực hứng thú: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng
5


thú của người học, thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường
năng lực hồn thành những cơng việc quan trọng và mong muốn được đánh giá.
Khi người học có cơ hội kiểm sốt được việc học của chính mình, giá trị của

việc học đối với họ cũng tăng lên. Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp cũng
làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
* Năng lực tự học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào các tất cả
các giai đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn
đề, giải quyết vấn đề và trình bày kết quả thực hiện.
* Năng lực thái độ, hành động: Khi thực hiện dự án, đòi hỏi học sinh
phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan. Người học
khám phá, giải thích và tổng hợp thơng tin sao cho có được sản phẩm có ý
nghĩa.
* Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng, thẩm mĩ: Đó
là những sản phẩm hành động có thể cơng bố, giới thiệu được. Kết quả của dự
án có thể là bài báo, bài trình bày, các mơ hình vật chất, thí nghiệm…
* Có tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh
vực hoặc các môn học khác nhau. Dạy học dự án yêu cầu người học sử dụng
thông tin của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề.
* Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo
nhóm,việc học mang tính xã hội. Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa người
học với giáo viên và giữa người học với nhau. Nhiều khi, sự cộng tác được mở
rộng đến cộng đồng. Sự làm việc mang tính cộng tác của người học có tầm quan
trọng làm phong phú và mở rộng sự hiểu biết của người học về những điều họ
đang học.Trong dạy học dự án, vai trò của giáo viên (người dạy) và người học
là:
*Vai trò của giáo viên
- Thúc đẩy vai trò tự chủ của người học và làm sao để gắn sự chủ động
của người học trong việc giải quyết vấn đề.
- Hướng dẫn, tham vấn chứ không phải cầm tay chỉ việc. Không phải dạy
kiến thức mà tạo ra sự hỗ trợ cần thiết. Năng lực, vai trò của giáo viên thể hiện ở
các hỗ trợ đối với người học (không chỉ bằng các chỉ dẫn mà bằng các sản phẩm
mẫu, các tài liệu, các nguồn thông tin, cách chuyển giao công việc, cách xây
dựng các phiếu đánh giá...).

* Vai trị của người học
- Tham gia tích cực ở cả ba giai đoạn học tập (thu thập thông tin, xử lí
thơng tin, truyền đạt thơng tin). Giai đoạn ba là giai đoạn hoạt động quan trọng,
thể hiện kết quả của hai giai đoạn trước và là giai đoạn người học được phát huy
khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của mình.

6


- Người học đóng vai là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề
khác nhau trong xã hội, hoàn thành vai trị của mình dựa trên những kiến thức,
kĩ năng nhất định
- Người học tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động.
- Người học phải hoàn thành dự án và trình bày qua các sản phẩm cụ thể:
Bài trình diễn, sản phẩm, trang web...
Với hình thức dạy học này, GV có thể áp dụng vào dạy bài nội dung mới,
những bài ôn tập cuối chương, các tiết thực hành, TNST, hoặc GV có thể đưa ra
một đề tài liên quan với nội dung bài học nhưng có tính liên hệ thực tế.
Hình thức DHTDA khơng phải là hình thức dạy học mới mẻ trên thế giới,
nhưng đối với Việt Nam, hình thức này mới chỉ được áp dụng trong những năm
gần đây, đặc biệt là đối với HS bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở.
Chính vì thế, việc vận dụng nó như thế nào vẫn còn là vấn đề phân vân của các
GV.
Trong quá trình giảng dạy, chính bản thân tơi cũng khơng thể phủ nhận
các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, vấn đáp..) vì nhờ những
phương pháp này mà các em có được kiến thức của các mơn học. Vì thế, vận
dụng linh hoạt phương pháp cũ và phương pháp mới để phù hợp với nội dung
kiến thức bài học là điều cần thiết.
2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án theo định
hướng phát triển năng lực trong dạy học Sinh học ở các trường trung học

cơ sở.
2.2.1 Về phía giáo viên
Đối với việc giảng dạy bộ môn Sinh học, hiện nay giáo viên đã được tập
huấn về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy năng lực người học. Đó là phương pháp ngồi cách
dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức thì tổ chức hoạt động dạy học thông qua
trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Qua các hoạt động học tập,
học sinh sẽ được hình thành và phát triển khơng phải một loại năng lực mà là
được hình thành đồng thời nhiều năng lực.
Với nội dung về hệ sinh thái, giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức,
phương pháp dạy học phong phú bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng để hình
thành, phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, qua hai năm trực tiếp giảng
dạy sinh học 9 và sự chia sẻ của các đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy việc
giảng dạy, học tập nội dung Hệ sinh thái trong chương trình sinh học 9, vẫn gặp
nhiều khó khăn như:
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường cịn thiếu khơng đáp ứng
được u cầu thực tế của bộ môn.

7


Phịng học bố trí theo phương pháp dạy học cũ, nên việc tổ chức các hoạt
động trong một tiết học gặp nhiều khó khăn.
Nhiều giáo viên ngại khó, khơng mạnh dạn đổi mới phương pháp, không
chú trọng tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh. Trong dạy học
vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều. đặc biệt với hình thức DHTDA
trong dạy học mơn sinh học nói chung và mơn Sinh học 9 nói riêng ở các
trường trung học cơ sở hầu hết vẫn chưa được tiến hành, và nếu có thì vẫn chưa
hiệu quả.
Có những giờ học được thực hiện bằng phương pháp DHTDA nhưng ở

những hình thức khác nhau như bài tập nhóm, bài sưu tầm, bài thí nghiệm và
chưa tn theo quy trình đầy đủ của dạy học dự án. Do đó việc hình thành các
năng lực cho học sinh đã yếu lại càng yếu hơn.
Thời lượng phân phối chương trình cho nội dung hệ sinh thái gồm 4 tiết lí
thuyết và 2 tiết thực hành với nội dung kiến thức khá nhiều nên giáo viên khó tổ
chức các hoạt động phong phú cho học sinh tham gia. Việc rèn luyện kĩ năng
sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả
năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được
thực hiện rộng rãi và hiệu quả.
Với 2 tiết thực hành, thời lượng 90 phút, việc tổ chức cho các em dã ngoại
học tập, áp dụng những kiến thức của mình vào thực tế cịn nhiều khó khăn, đặc
biệt cơng tác tổ chức đối với những lớp có số lượng học sinh đơng.
2.2.2. Về phía học sinh:
Các e vẫn quen với phương pháp học cũ, thầy giảng trị chép, học vẹt máy
móc. Tư tưởng học tập của học sinh vẫn còn chưa tiến bộ, chưa có ý thức tự
giác, tích cực trong các hoạt động học tập, thảo luận nhóm.

Hình ảnh lớp học truyền thồng

Hình ảnh lớp học theo hoạt động học

8


Nhiều học sinh học kém, không nắm vững kiến thức nhiều môn nên việc
vận dụng để suy luận, liên hệ hay vận dụng kiến thức liên môn hay vận dụng
liên hệ thực tế gặp nhiều khó khăn.
Nhiều học sinh chưa năng động, tích cực trong các hoạt động giáo viên tổ
chức. Việc nắm bắt kiến thức, hoạt động học tập của các em còn phụ thuộc nhiều

vào sách giáo khoa, chưa khai thác hiệu quả các nguồn tài liệu khác. Chính vì
vậy các năng lực phát triển cho học sinh chưa nhiều, chưa đạt được hiệu quả
mong muốn.
Qua khảo sát về chất lượng và u thích học tập mơn Sinh học vào đầu
năm kết quả như sau:
a. Học sinh yêu thích mơn học:
- Các lớp nghiên cứu:
u thích: 43,9%

Bình thường: 39,8%

Khơng thích: 16,3 %

Bình thường: 42,7%

Khơng thích: 17,1 %

- Lớp đối chứng:
Yêu thích: 40,2%

b. Kết quả khảo sát chất lượng

Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

9 A1

5

13.9

9


25

15

41.7

7

19.4

0

9 A4

5

13.5

8

21.6

16

43.3

8

21.6


0

Tổng

10

13.7

17

23.2

31

42.5

15

20.6

0

9A2(Lớp
đốichứng)

3

9.6

9


29

14

45.2

6

19.4

0

Như vậy ở cả lớp nghiên cứu và lớp đối chứng tỷ lệ học sinh u thích bộ
mơn khá ít, nhiều em khơng quan tâm và chán ghét bộ môn. Tỷ lệ học sinh khá
giỏi thấp, tỷ lệ học sinh yếu cao.
Với thực trạng đó, trong năm học vừa qua bản thân tơi đã tích cực tìm tịi
nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất trong việc giảng dạy
bộ mơn sinh học nói chung và phần nội dung Hệ sinh thái nói riêng.
Trong chương Hệ sinh thái phần Sinh Vật và môi trường có 1 bài thực
hành( gồm 2 tiết). Dựa vào đặc điểm tự nhiên và xã hội của địa phương, chúng
tôi đã tiến hành áp dụng dự án với chủ đề “Đất lành chim đậu” giúp HS tìm
hiểu về Hệ sinh thái đồi cị ở Thơn Thọ Liên, xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc tỉnh
Thanh Hóa. Nhằm mục đích vừa cho học sinh thực hiện tốt bài thực hành, vừa
9


để học sinh tiếp cận với thực tiễn địa phương, vừa nâng cao ý thức bảo tồn gìn
giữ các giá trị thiên nhiên.
2.3 Các giải pháp:

* Hình thức tổ chức dạy học:
Dạy học theo chủ đề vào buổi chiều bằng hoạt động giáo dục
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sau chủ đề ( 2 tiết)
Học theo nhóm tại lớp.
Học sinh nghiên cứu nội dung trước ở nhà theo hướng dẫn của GV.
* Phương pháp dạy học:
Dạy học dự án.
Dạy học kĩ thuật trạm – góc.
Vấn đáp, thuyết trình, dóng vai, trải nghiệm sáng tạo
* Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Quan sát, thái độ học tập, trình bày sản phẩm nhóm.
Quan sát các chuyên gia giảng bài.
Kết quả phần kiểm tra đánh giá bài học qua các câu hỏi trắc nghiệm.
Kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của các nhóm
2.3.1. Thiết kế dạy học thực hành sử dụng hình thức dạy học theo dự
án - kết hợp với kĩ thuật trạm góc
Dự án
Tiêu đề bài dạy: Bài 51-52; Tiết 55, 56: Thực hành: Hệ sinh thái
Tiêu đề dự án:

Đất lành chim đậu

*Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ (trước 2 tuần, trong tiết sinh hoạt
lớp 30 phút)
Cho HS xem một đoạn clip về hệ sinh thái đồi cị tại thơn Thọ Liên,xã
Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

10



NHIỆM VỤ 1: (5 phút)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
1. Sau khi xem xong đoạn video trên, các em thấy hệ sinh thái đồi cò gắn
liền với hệ sinh thái địa phương tại thơn Thọ Liên. Vậy chúng ta có thể tận dụng
và phát huy để phát triển hệ sinh thái này như thế nào?
2. Dựa vào kiến thức bài 50,51,52 Sinh học 9, các bài lịch sử, địa lý địa
phương , tiết TNST môn GDCD 9 về yêu thiên nhiên và sống hịa hợp với thiên
nhiên, bảo về mơi trường và tự nhiên lớp 7, các nhóm hãy xây dựng tên chủ đề
và các nội dung của chủ đề dạy học.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
GV tổ chức cho HS hoạt động độc lập để suy nghĩ và trả lời, sau đó thảo
luận với nhau để tìm ra chủ đề và các nội dung của chủ đề.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày ý kiến của mình, các nhóm nêu tên các chủ đề. Sau đó thảo
luận trong lớp, thống nhất chủ đề chính cho bài học. Sau khi thống nhất chủ đề,
các nhóm tiếp tục thảo luận thống nhất các nội dung chủ đề.
Giáo viên thống nhất và chốt lại:
- Tên chủ đề: “Đất lành chim đậu”

Gợi ý phân vai trong nhóm : ( chia lớp thành 4 nhóm)
1.
2.
3.
4.

Chun mục dư địa chí:
Vai nhà sinh hoc
Vai Nhà kinh tế
Viện bảo tồn sinh học


- Chủ đề được xây dựng nhằm kết nối kiến thức bài 50,51,52 sinh học 9,
logic hơn và tích hợp với: mơn Lịch sử , địa lý đại phương , GDCD 7, 9; công
nghệ, tin học
NHIỆM VỤ 2: (12 phút)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 4 nhóm chuyên gia, yêu cầu 4 nhóm chun gia cùng
nghiên cứu hồn thành các nội dung của chủ đề đã thống nhất và vấn đề:
Nhóm 1:Chun mục dư địa chí:
Nhóm 2:Vai nhà sinh hoc
Nhóm 3:Vai Nhà kinh tế
Nhóm 4: Viện bảo tồn sinh học
+ Nhóm nào có hình ảnh của nhóm phục vụ chủ đề càng tốt

11


- Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận, phân cơng nhiệm vụ cho
từng thành viên trong nhóm một cách cụ thể (theo mẫu), cử đại diện lên báo
cáo.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm tự tổ chức thảo luận nhóm với nhau để phân cơng
nhiệm vụ cho các thành viên theo bảng ( kèm trong phụ lục)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
(Các nhóm sẽ có 2 tuần để thực hiện dự án, trong quá trình thực hiện
GV sẽ hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm nếu gặp khó khăn).
SAU 2 TUẦN: Thực hiện các nhiệm vụ học sinh trở lại học tập
Thời lượng: 60 phút - Học buổi chiều bằng hoạt động giáo dục.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về lịch sử và địa lý khu hệ sinh thái đồi cò
thuộc làng Thọ Liên, xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh hóa

Nhóm : Chuyên mục dư địa chí ( thực hiện)
Đại diện lên kể lại
* Đặc điểm địa lý và lịch sử của đồi cò :
- Theo kể lại, Lịch sử xuất hiện đàn cò bắt đầu ở khu đồi nhà ông Phạm
Văn Của vào năm 1987 với số lượng ban đầu chỉ có vài con, dần dần chúng bắt
đầu nhiều hơn, dăm chục con. Rồi chúng kéo nhau về đàn đàn lũ lũ. Hết cò lửa
lại đến cị bợ, cị mỏ thìa, rồi vạc cùng các lồi chim khác như chào mào, chích
chịe, ong rừng... Đến nay ước tính khu đồi cị của ơng lên tới hàng nghìn cá thể.
Vào mùa sinh sản đàn cị lại bay về đây cư trú và làm tổ nhiều nhất. Chúng suốt
ngày quần thảo quanh đồi các cặp “ vợ chồng” cị quấn qt bên nhau xây tổ
khơng khí thật náo nhiệt, vui nhộn, ồn ào, huyên náo. Không biết vì được bảo vệ
hay do duyên cớ gì, đàn cò kéo về ngày một nhiều hơn. Nơi đây trở thanh một
mảnh đất “ Đất lành chim đậu”

12


Vị trí địa lí: Đồi cị Thuộc làng Thọ Liên, còn gọi là làng Nổ Cá, làng Trám
nằm ở trung tâm của xã Kiên Thọ một xã thuộc phía Nam của huyện Ngọc Lặc,
của ngõ đi lên các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, nơi giao thoa
văn hóa của người dân tộc Mường và người kinh cùng các dân tộc khác của
tỉnh Thanh Hóa, nếu đi theo hướng từ Nam ra Bắc thì nằm cạnh trục đường Hồ
Chí Minh về phía bên tay phải. Phía Bắc tiếp giáp Làng Đồng Mạ- Thành
Công, Cách địa điểm lịch sử Trường Lào chưa đầy 1 Km; Phía Nam giáp
Đường mịn Hồ Chí Minh, Cách đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai khoảng 1Km;
Phía Tây giáp khu tượng đài liệt sĩ xã Kiên Thọ, nơi đặt bia đá khắc ghi tên,
tuổi những người con ưu tú của xã Kiên Thọ đã nằm lại nơi các chiến trường
trên khắp cả nước. Phía Đông giáp tuyến kênh Bắc, bắt nguồn từ đập thủy điện
hồ Cửa Đặt chảy qua, một con kênh được xây dựng với công nghệ hiện đại, tưới
mát cho cả một vùng hạ du rộng lớn của tỉnh Thanh Hóa, cách khu di tích lịch

sử Lam Kinh, Thọ Xn, Thanh Hóa khoảng hơn 2Km. Đồi cị nằm trong quần
thể di tích lịch sử Lam Kinh – đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai khu di tích lịch
sử Trường Lào của xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, huyện Thọ Xuân. Ngoài ra
theo khảo cứu địa lí từ thời Pháp thuộc vị trí đồi cị nằm ngay cạnh long mạch
Vó Bồn – Trường Lào. “Vó” tiếng mường nhĩa là giếng. “Bồn” tiếng Mường có
nghĩa là phun trào lên. Một mạch nước hội tụ linh khí của miền núi, nơi giao
thoa với miền xi, mạch nước này phun trào không bao giờ cạn, mùa đơng thì
ấm, mùa hè thì mát lạnh. Dưới chân đồi cị có một mạch nước nhỏ, ơng Của nói
bằng tiếng Mường là nước “Khạ”, cũng ngày đêm chảy không bao giờ cạn là
nguồn nước để cò uống vào những ngày hè cị ấp trứng khơng phải đi đâu xa.
Nhưng từ khi làm tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua mạch nước nhỏ đã bị vùi
lấp.[3]
13


Theo lời kể của chủ nhân đồi cị là ơng Phạm Văn Của người dân tộc
Mường kể rằng: Gia đình ông bà thân sinh ra ông nhà ở dưới trung tâm làng Thọ
Liên, đến khi ông lớn lên, xây dựng gia đình với vợ ơng là bà Bùi Thị Liên do
nhà đông anh em nên ông quyết định lên vườn đồi - đồi cò bấy giờ để làm ăn
sinh sống. Bà cụ người thân sinh ra ông rất thương con, ngày nào bà cũng từ
dưới làng Thọ Liên lên thăm con cháu. Bà là một người rất nhân từ, thương
người, có những lần bà đi làm đồng khi đi qua đám ruộng thấy có cành cây bị
giơng bão quật rơi xuống ruộng lúa mặc dù không phải ruộng của nhà mình
nhưng bà vẫn lội xuống ruộng vớt cành cây lên sữa lại những cây lúa cho thẳng
thì bà mới đi. Lúc ấy ông ngây thơ hỏi bà sao mẹ lại mất cơng làm thế cho mất
thời gian mà đấy có phải là ruộng nhà mình đâu. Bà vui vẻ nói với ơng: “cây lúa
nó sống là để ni con người, nên khi nó gặp nạn thì phải cứu nó con ạ.” Trước
khi bà mất bà có dặn con cháu hãy để bà an nghỉ nơi quả đồi bấy giờ là đồi cò,
hiện giờ mộ của bà vẫn còn nằm giữa đồi cị.Ơng Của nói tiếp: “khơng biết có
điều gì tâm linh hay không nhưng rõ ràng là từ buổi chiều mùa hè năm 1987 lúc

đó ơng đang chăn bầy trâu của nhà mình ở chân đồi thì cị chúng từ đâu kéo về
rồi ở mãi cho đến giờ”. Đối với ông tiếng chim cò đạp cánh, tiếng kêu sao sác
của cị là thứ âm thanh khơng thể thiếu được mỗi khi hồng hơn sắp về, cũng
như lúc sắp chào đón bình minh thức dậy. Khi có chủ trương của nhà nước xây
dựng tuyến đường mịn Hồ Chí Minh đi qua bìa rừng, những lúc cơng nhân thi
cơng cơng trường dùng mìn để phá đá, đàn cị sự q bay nháo nhác, những
tưởng chúng không dám bay về nữa nhưng một thời gian sau khi thi công song
đoạn đường chúng lại bay về đây sinh sống, ơng vui khơng thể nói hết bằng
lời[4].

Ơng chủ vườn cị đang mong chờ một điều gì đó

14


Ơng Của đang chăm sóc cị bị thương
Đúng là thân cò cực khổ kiếm ăn suốt ngày:
Nước non lận đận một mình,
Thân cị lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con ?
Học sinh : lắng nghe,
GV: Nhận xét và chốt kiến thức.
Như vậy thông qua hoạt động học này học sinh phát triển được năng lực
thuyết trình, lắng nghe, năng lực bộ môn (Lịch sử, địa lý, văn học )
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Hệ sinh Đồi Cị thơn Thọ Liên, xã Kiên
Thọ, huyện Ngọc Lặc .
Phương pháp dạy học: Dạy học theo dự án
Hình thức tổ chức hoạt động : Kĩ thuật trạm - góc
Bước 1: Đối với nhóm chuyên gia

- Yêu cầu 4 nhóm học sinh ngồi đúng vị trí phân cơng. Các em sẽ quy định
số thứ tự từ 1 cho đến hết.
- Yêu cầu các nhóm chuyên gia dán sản phầm chuẩn bị của mình lên vị trí
giáo viên đã quy định sẵn.
Quy định các trạm như sau:
+ Trạm 1: Chuyên gia về : Chuyên mục dư địa chí
Nêu được các vấn đề cơ bản:
-Lịch sử của đồi cò

15


- Khu vực địa lý
+ Trạm 2: Chuyên gia là Nhà sinh học.
- Tìm hiểu về thành phần của hệ sinh thái bao gồm:
+ Nhân tố vô sinh (nhân tố tự nhiên, nhân tố do hoạt động của con người
tạo nên)
+Nhân tố hữu sinh (nhân tố tự nhiên, nhân tố do hoạt động của con người
tạo nên)
+ Xây dựng chuỗi và lưới thức ăn?
+ Trạm 3: Chuyên gia là nhà kinh tế
- Nêu được giá trị nhân văn của khu hệ sinh thái đồi cò.
- Tiềm năng phát triển .
- Người tốt việc tốt.
- Giá trị nhân văn” cho đi và nhận lại”
+ Trạm 4: Chuyên gia là Viện bảo tồn sinh học
- Nêu nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đàn cò
-Nêu được các biện pháp bảo tồn.
- Thiết kế 1 mơ hình hệ sinh thái trong tương lai khi vào thăm quan
* Lưu ý:- Kiểm tra lại các dụng cụ thiết bị phục vụ cho dạy học.

- Với học sinh sẽ căn cứ vào tinh thần học tập, tinh thần hoạt động nhóm
và kết quả bài báo cáo để tính điểm cho mỗi nhóm, cá nhân vào cuối buổi học.
Bước 2: Hình thành nhóm học tập mới
Cho các em hình thành nhóm học mới bằng cách như sau:
- Nhóm học tập 1: Tất cả các em số 1 của 4 nhóm chuyên gia.
- Nhóm học tập 2: Tất cả các em số 2 của 4 nhóm chuyên gia.
- Nhóm học tập 3: Tất cả các em số 3 của 4 nhóm chuyên gia.
- Nhóm học tập 4: Tất cả các em số 4 của 4 nhóm chuyên gia.
Các em cịn dư ra ở mỗi nhóm chun gia ( Ví dụ số 5, 6, số 7 của các
nhóm, GV sẽ điều phối về các từ nhóm 1 đến nhóm 4 để sao cho thành viên
của mỗi nhóm học tập là đồng đều nhau).
Bước 3: Sau khi thành lập nhóm GV đưa ra quy định cụ thể:
- Quy định mỗi nhóm học tập sẽ ở mỗi trạm và được chuyên gia của trạm
đó giảng và giới thiệu kiến thức trong vịng 7 phút.
- Các thành viên của nhóm nghe và ghi chép theo ý của mình.
16


- Sau 7 phút, nhóm học tập lại di chuyển theo tiếp đến các trạm tiếp theo,
khi đến trạm nào thì chun gia của trạm đó sẽ giảng cho các bạn.
- Sau khi hết thời gian, từng trạm kiến thức, các bạn ( khơng phải chun
gia) sẽ lên trình bày .
- Điểm của các bạn trình bày sẽ lấy cho cả các bạn chuyên gia và nhóm
trưởng của nhóm chuyên gia.
Bước 4: Thực hiện học tập ở các trạm
( Mỗi trạm có thời gian 7 phút )
HOẠT ĐỘNG 3: Chốt kiến thức về tìm hiểu Hệ sinh thái đồi Cị với
chủ đề đất lành chim đậu (10p)
GV gọi một em lên trình bày (lưu ý khơng phải em nhóm chun gia)
GV chốt kiến thức..

HOẠT ĐỘNG 4 . Kiểm tra kết quả học tập
1. Kiểm tra kết quả học tập chủ đề ( Câu hỏi phần phụ lục)
2. Đánh giá kết quả học tập (15 phút)
a. GV tổ chức cho HS tự đánh giá (5 phút)
GV tổ chức cho HS tự đánh giá (học sinh trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau
theo mẫu GV đã phát cho các nhóm 2 tuần trước) và đánh giá đồng đẳng giữa
các nhóm dựa vào các tiêu chí đánh giá (theo mẫu). Có ở phần phụ lục
b. Giáo viên đánh giá kết quả cả quá trình học (10 phút)
* Phương pháp đánh giá:
- Quan sát
- Trình diễn thực
- Thái độ học tập
- Trình bày sản phẩm nhóm, thảo luận nhóm
- Trình bày ý tưởng giải quyết vấn đề
- Kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của các nhóm
* Tiêu chí đáng giá của GV:
+ Quan sát: HS biết cách quan sát, tìm tòi, biết nhận xét.
+ Quan sát các em chuyên gia giảng và đánh giá.
+ Thái độ học tập: Hợp tác, vui vẻ, tích cực
+ Trình bày sản phẩm nhóm, thảo luận nhóm: Trình bày rõ ràng, lo gic, sáng
tạo, đa dạng, giải quyết được vấn đề đặt ra…

17


+ Kết quả: Đưa ra được nhiều lời khuyên hay, sáng tạo, hiệu quả, vận dụng
được kiến thức bài học vào giải quyết tình huống thực tiễn…
+ Căn cứ kết quả đánh giá của các nhóm (qua phiếu đánh giá)
* Đánh giá chung
- Giáo viên tập hợp kết quả kiểm tra, các ý kiến tự đánh giá, đánh giá đồng

đẳng. Đồng thời theo tinh thần học tập, tham gia dự án, mục đích, nhiệm vụ đặt
ra mà giáo viên quan sát, theo dõi được trong suốt quá trình thực hiện dự án để
đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
- Tuyên dương, khích lệ những cá nhân, nhóm có phần trình bày tốt, đạt
kết quả thực hiện dự án ở mức tốt và mức xuất sắc.
- Nhắc nhở học sinh ý thức tham gia chưa thực sự tích cực và nói lên mong
muốn chủ đề tiếp theo sẽ thấy được sự nhiệt tình hơn từ các em.
2.4 Hiệu quả của SKKN
Sau khi kết thúc dự án, chúng tôi đã tiến hành điều tra nhóm thực nghiệm
về hình thức dạy học theo dự án( thu được từ phiếu trưng cầu kiến của HS).
Tổng sốHS

Mức độ hứng thú với mơn học
Rất thích

Thích

Bình thường

Khơng thích

73

24

32

15

2


Tỉ lệ %

32.8

43.8

20.5

2.9

* Kết quả khảo sát chất lượng
Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

0

9 A1

9

24.3

13

35.1

12

32.4

3

8.2


0

9 A4

8

22.2

12

33.3

14

38.9

2

5.6

0

Tổng

17

23.2

25


34.2

26

35.6

5

7

0

9A2(Lớp
đốichứng)

3

9.6

10

32.3

12

38.7

6

19.4


0

So sánh kết quả giữa những lớp áp dụng các biện pháp mới và lớp đối
chứng và so với kết quả đầu năm học tôi thấy tỷ lệ học sinh khá giỏi ở lớp
nghiên cứu tăng lên rõ rệt, tỷ lệ khá giỏi đạt 57.4%, tỷ lệ học sinh trung bình và
yếu giảm. Trong khi lớp đối chứng khơng chuyển biến nhiều.
18


* Ý nghĩa của dự án
+Đối với thực tiễn dạy học: .
Thông qua dự án dạy bài thực hành Hệ sinh thái này mặc dù thuộc môn
sinh học , nhưng các em đã phải vận dụng kiến thức của nhiều môn như: Lịch sử
, địa lý địa phương, GDCD, công nghệ , tin học .. mới có thể hồn thành dự án
+ Đối với HS:
Thơng qua dự án cũng hình thành cho học sinh một số năng lực bao gồm
năng lực chung và năng lực chuyên biệt đặc thù trong môn sinh học cụ thể là:
+ Năng lực tự học ( cá nhân xác định mục tiêu, lập kế hoạch cho tiết thực
hành)
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ( Các em đã phát hiện vấn đề, đề
xuất và lựa chọn giải pháp)
+ Năng lực thẩm mỹ( Thiết kế mơ hình hệ sinh thái đồi cị của nhóm 4,
thiết kế bài trên giấp a0
+Năng lực thể chất: học sinh thăm quan khu hệ sinh thái để tìm hiểu khám
phá giúp các em hòa hợp với thiên nhiên.
+ Năng lực hợp tác: Thảo luận và hoàn thành bài thuyết trình của các
nhóm.
+ Năng lực nhận thức về kiến thức sinh học: Đó là kiến thức về sự đa
dạng sinh học trong 1 khu hệ sinh thái tự nhiên ( Hệ sinh thái Đồi cò)

+ Năng lực thực địa : Dự doán và lập kế hoạch thực địa khi tham ra thực
tế tại đồi cò làng Thọ Liên xã Kiên Thọ huyện Ngọc lặc , tỉnh Thanh Hóa
- Ngồi ra, các em cịn được nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ cho học tập thông qua việc tự tìm tài liệu trên Internet , tự làm bài
trên Powerpoint, làm các đoạn film ngắn, có ý nghĩa trên các phần mềm làm
film.
* Đối với GV:
Giáo viên chỉ giao nhiệm vụ hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ, khuyến khích
tích cực khi các em tham gia dự “ Đất lành chim đậu’’ chứ không phải là “cầm
tay chỉ việc” cho HS của mình.
Điều quan trọng ở đây giáo viên cần phải có sự nhạy bén với các vấn đề
nhạy cảm của xã hội, liên kết các vấn đề đó, hình thành nên ý tưởng về một dự
án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho HS trong dự án, làm cho vai trò
của HS gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh)…
Ví dụ: Cụ thể học bài thực hành Hệ sinh thái sinh học 9 để tìm hiểu về
Hệ sinh thái tự nhiên thì đặc thù ở địa bàn có khu hệ Đồi cị, suy nghĩ đến tình
huống này nên bản thân tôi đã lựa chọn dự án này cho các em tìm hiểu.
19


- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường ứng
dụng hiệu quả CNTT trong dạy học
- Qua thực tế, sau khi đã thực hiện dự án của mình, tơi đã nhận thấy HS
ln ln là đối tượng thích tìm hiểu và khám phá. Các em đã tham gia các đề
tài mà GV đã giao một cách rất tích cực, kết quả rất khả quan.
- Bên canh đó, người GV cần phải có những định hướng tốt để HS có thể
hồn thành được cơng việc mà GV đã giao, chú ý lắng nghe những thắc mắc của
các em để giải đáp kịp thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để các em hồn
thành đúng tiến độ.

Tóm lại, GV khơng cịn giữ vai trị chủ đạo trong q trình dạy học mà trở
thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất
cho các em trên con đường thực hiện dự án.
* Ý nghĩa đối với thực tiễn xã hội:
Qua chủ đề “ Đất lành chim đậu” nơi vùng đất địa linh nhân kiệt có Đền
thờ Trung túc Vương Lê Lai đã giúp cho các em hiểu hơn về lịch sử địa phương
- Giáo dục cho các em HS – những chủ nhân tương lai của đất nước ý
thức bảo vệ mơi trường là bảo vệ chính cuộc sống và tương lai của các em.
- Hướng cho HS những công việc cụ thể và đơn giản nhất để bảo vệ mơi
trường và giữ gìn thiên nhiên hoang giã, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Giúp HS có thái độ thân thiện, gắn bó với mơi trường nhiều hơn từ đó có
những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Qua kết quả thực nghiệm dạy học theo dự án cho thấy: dạy học theo dự án
là phương pháp rất có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, chủ động cho
học sinh. Tuy nhiên, các GV vận dụng hình thức dạy học này vẫn chưa phổ biến,
nguyên nhân là do việc cập nhật phương pháp dạy học theo dự án của người dạy
và một số khó khăn khi triển khai, điều kiện cơ sở bàn cơ sở bàn ghế chưa phù
hợp, thời lượng cho tiết học chưa phù hợp với kiểu dạy chủ đề
Kết quả thực nghiệm sư phạm về dạy học theo hình thức dự án cho thấy
học sinh học tập hứng thú, tích cực, kết quả thu nhận kiến thức tốt hơn nhiều so
với phương pháp truyền thống lâu nay áp dụng. Bước đầu rèn luyện được một số
năng lực học tập tích cực cho học sinh như: chủ động, sáng tạo, chia sẻ và tinh
thần tập thể, kỹ năng hoạt động nhóm...
3.2. Đề xuất:
Qua q trình nghiên cứu thực hiện, chúng tơi đề xuất một số kiến
nghị sau:
20



1. Việc dạy học theo dự án bước đầu đem lại hiệu quả do đó cần được mở
rộng ở trong các trường THCS không chỉ ở môn sinh họa mà ở nhiều môn khác.
2. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy
học, triển khai hình thức dạy học theo dự án cho đông đảo đội ngũ giáo viên
trong các nhà trường.
3. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở phần Hệ sinh Thái. Tuy
nhiên trong q trình nghiên cứu chúng tơi nhận thấy tổ chức dạy học theo dự án
phù hợp với nội dung của nhiều bài và nhiều lớp học khác đặc biệt mơn Sinh
học. Do đó cần có hướng nghiên cứu mở rộng thêm ở các nội dung và các cấp
khác đặc biệt là cấp THCS.
4. Để tổ chức một tiết học theo dự án thành cơng thì cơng tác chuẩn bị của
GV cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó việc đầu tư các trang thiết bị phòng học
đầy đủ, đặc biệt thiết kế bàn ghế sao cho HS dễ dàng di chuyển trong quá trình
học tập, và thời lượng cho tiết học phải là 2 tiết liền kề( 90p) thậm chí nhiều hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Kiên thọ, ngày 17 tháng 4 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người thực hiện:

Lê Thị Hoa

21



PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁC TÀI LIỆU
LIÊN QUAN:
Phân cơng nhiệm vụ nhóm
PHÂN
NHĨM
Nhóm 1
Chun mục
dư địa chí

Nhóm 2
Nhà sinh học

NHIỆM
VỤ

YÊU CẦU

Tra cứu
internet,
sách, báo:
Thu thập
thông tin về
lược sử đồi
cò, khu vực
địa lý

Nêu được các vấn đề
cơ bản:


Đi thực tế
tham quan
hệ sinh thái
đồi cị

- Tìm hiểu về thành
phần của hệ sinh
thái( bao gồm:

-Lịch sử của đồi cò
- Khu vực địa lý

BỘ MƠN
TÍCH
HỢP
- Địa lý
địa
phương
- lịch sử
địa
phương

SẢN
PHẨM
- Bài thuyết
trình
- Hình ảnh,
video( nếu
có),

- Thiết kế
tập san

- Sinh
học

- Bài thuyết
trình

- Tin học

-Hình ảnh,
video( nếu
có)

+ Nhân tố vơ sinh(nhân
tố tự nhiên, nhân tố do
hoạt động của con
người tạo nên)
+Nhân tố hữu
sinh(nhân tố tự nhiên,
nhân tố do hoạt động
của con người tạo nên)

Nhóm 3
Nhà kinh tế

Nhóm 4
Viện bảo tồn
sinh học


Đi thực tế
tham quan
hệ sinh thái
đồi cò

- Nêu được giá trị nhân - Sinh học
văn của khu hệ sinh
-Ngữ văn
thái đồi cò.
- Tin học
- Tiềm năng phát triển .
- Công
- Người tốt việc tốt.
nghệ,
- Giá trị nhân văn” cho - GDCD
đi và nhận lại”

-Bài thuyết
trình

Tra cứu
internet,
sách, báo:
Thu thập

- Nêu nguy cơ tiềm ẩn
đe dọa đàn cị

- Cơng

nghệ

-Bài thuyết
trình

-Nêu được các biện

-Sinh học

Activespire

Activespire
-Hình ảnh,
video

22


thơng tin.Đi
thực tế tham
quan hệ sinh
thái đồi cị

pháp bảo tồn.

- GDCD

- Thiết kế 1 mơ hình hệ - Tin học
sinh thái trong tương
lai khi vào thăm quan


-Hình ảnh,
video
-Trình bày
sản phẩm
-Mơ hình
tạo HST

Kiến thức tích hợp liên mơn:
+ Lịch sử: Kiến thức về sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương làng
Thọ Liên
+ Địa lý: Địa lý dân cư và phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài ngun
mơi trường ở địa phương ( Trong chương trình Địa lý 9)…
+ Vật lý: Tính chất và sự biến đổi của các nhân tố vô sinh của môi trường:
Nước, khơng khí, độ ẩm, nhiệt độ…
+ Các văn bản luật bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển, hệ sinh thái nơng
nghiệp…
+ Cơng nghệ: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi,
lâm nghiệp, nuôi thủy, hải sản….
+ GDCD: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, chân lý cuộc sống cho đi và
nhận lại

23


SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:

Hình ảnh cơ trị đi thăm quan, khảo sát khu sinh thái đồi cò tại Làng Thọ Liên

Sản phẩm nhóm 1: Dư địa chí


24


Sản phẩm nhóm 2: Nhà sinh học
Sản phẩm nhóm 2: Nhà Sinh học

25


×