Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Luận văn nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của gà hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 89 trang )

1. Mở đầu

1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay, toàn thế giới đang đứng trớc một vấn đề cấp bách là bảo vệ
nguồn lợi di truyền động vật và tính đa dạng sinh học. ở Việt Nam cũng nh
nhiều nớc trên thế giới đang có hiện tợng suy thoái và mất dần tính đa dạng
di truyền của các giống gia súc, gia cầm truyền thống. Nhiều giống vật nuôi
đang bị thoái hoá, lai tạp, thậm chí có một số giống bị tuyệt chủng.
Tổ chức FAO cho biết, đe doạ lớn nhất đối với sự đa dạng các động vật
nông nghiệp hiện nay chính là việc các nớc nghèo đang nhập khẩu ồ ạt các
giống vật nuôi cao sản nhng chất lợng sản phẩm và khả năng thích nghi
kém. Việc làm đó dẫn đến việc lai tạo hỗn loạn, không kiểm soát đợc, thậm
chí là thay thế các giống địa phơng quý hiếm. Đó là một hiểm hoạ về lâu dài.
Cứ mỗi tuần có 2 loài bị biến mất và hiện có 1350 loài động vật nông nghiệp
đang bị đe doạ tuyệt chủng [6]. Hiện trạng ngành chăn nuôi gia cầm của nớc
ta cũng không tránh khỏi tình trạng trên.
Để ngành chăn nuôi gia cầm nớc ta vừa phát triển nhanh chóng vừa
bền vững, bên cạnh việc nhập khẩu các giống công nghiệp có năng suất cao
chúng ta cần chú ý thống kê, khảo sát, từ đó có kế hoạch bảo tồn và phát triển
các giống gà địa phơng quý hiếm nh gà Ri, gà Đông Tảo, gà Mía Vấn đề
đó càng có ý nghĩa lớn khi mà nớc ta đợc các nhà khoa học trên thế giới
đánh giá là một trong những quê hơng của các giống gà nhà ngày nay.
Gà Hồ là một giống gà địa phơng rất quý hiếm với số lợng còn lại rất
ít và đang bị pha tạp dẫn đến có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy việc nghiên cứu
bảo tồn giống gà này đang là vấn đề rất thiết thực và cấp bách. Với suy nghĩ
nh vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh
sản, sinh trởng và cho thịt của gà Hồ.


1


1.2. Mục đích của đề tài

- Xác định đặc điểm ngoại hình đặc trng phẩm giống của gà Hồ.
- Xác định khả năng sinh sản của gà Hồ tại các nông hộ.
- Xác định khả năng sinh trởng và cho thịt của gà Hồ trong điều kiện
nuôi bán công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở quan trọng cho việc đánh giá giá trị giống
của một giống gà quý hiếm của nớc ta, từ đó làm cơ sở khoa học vững chắc
cho việc bảo tồn in-situ và ex-situ giống gà này trong tơng lai.

2
2. Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Phân loại động vật và nguồn gốc của đối tợng nghiên cứu
2.1.1.1. Phân loại động vật
Theo tác giả Nguyễn Văn Thiện (1995) [41] thì gà thuộc:
Giới (kinhdom): Animal Động vật
Ngành (phylum): Chordata Có xơng sống
Lớp (class): Aves Chim
Bộ (oder): Galliformes Gà
Họ (family) : Phasianidae Trĩ
Chủng (genus): Banquiva Gallus
Loài (species): Gallus gallus Gà nhà
2.1.1.2. Nguồn gốc của gà
Hiện nay có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của loài gà nhà nhng
thuyết phục hơn cả là giả thuyết cho rằng tổ tiên của các giống gà nhà hiện
nay có nguồn gốc từ gà rừng Gallus Banquiva, hiện đang tồn tại ở miền bắc
ấn Độ và bán đảo Đông Dơng (Neumister, 1978) [30].
Theo Đac Uyn, gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng Gallus gallus bao gồm

4 chủng khác nhau:
- Gallus sonnerati, có lông màu xám bạc, có nhiều ở miền tây và nam ấn độ.
- Gallus lafeyetti sống ở Srilanca.
- Gallus varius sống ở đảo Gia-Va.
- Gallus Banquiva có màu lông đỏ, có nhiều ở ấn độ, bán đảo Đông
Dơng, Philippine.
2.1.1.3. Sự thuần hoá gà nhà
Theo tác giả Neumeister (1978), sự thuần hoá gà đầu tiên diễn ra vào
thời kỳ Đồ Đồng ở các thung lũng thuộc sông ấn [30]. Trong các tợng đài kỷ

3
niệm nền văn hoá cổ ấn Độ (3000 năm trớc Công Nguyên), ngời ta thấy có
nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình mô tả về gà ở vùng Harappa, thuộc miền
bắc ấn Độ. Có nhiều giả thuyết cho rằng gà nhà đợc thuần hoá đầu tiên từ ấn độ
cách đây hơn 5000 năm; ở Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm. Sau đó xuất hiện
ở Ba T rồi đến Mesopotami. ở Tây âu gà nhà xuất hiện cách đây gần 2500 năm.
ở nớc ta, cho đến nay các công trình nghiên cứu về nguồn gốc của gà
cha thật đầy đủ, nhng sơ bộ có thể nói nớc ta là một trong những trung tâm
thuần hoá gà đầu tiên của vùng Đông Nam á. Gà nhà ở nớc ta bắt nguồn từ
gà rừng Gallus Banquiva. Gà đợc nuôi sớm nhất ở vùng Hà Bắc, Vĩnh Phú,
Hà Tâycách đây hơn 3000 năm (Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994) [15].
Nh vậy, thông qua các di chỉ khảo cổ với các niên đại khác nhau
cho phép khẳng định Gallus Banquiva là tổ tiên của các giống gà nhà hiện
nay. Đến nay các tài liệu đều chứng minh rằng gà đợc thuần hoá đầu tiên
ở Đông Nam á và từ đây phân bố đi khắp thế giới. Trải qua hàng nghìn
năm thuần hoá và không ngừng chọn lọc đã hình thành các giống gà địa
phơng thích nghi tốt với đặc điểm riêng biệt của nhiều nớc khác nhau,
đồng thời hình thành nên các giống gà theo các hớng sản xuất khác nhau
nh hiện nay.
2.1.2. Cơ sở di truyền căn bản các tính trạng ở gà

ở gà, bộ nhiễm sắc thể lỡng bội (2n) là 78, bao gồm 39 cặp nhiễm sắc thể,
trong đó có 8 cặp nhiễm sắc thể lớn (macro chromosomes), 30 cặp nhiễm sắc thể
nhỏ (micro chromosomes) và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Hutt (1964) và Jull,
Card, Neshein đã xác định gà trống có 78 cặp NST với cặp NST giới tính là ZZ, gà
mái có 77 cặp NST với cặp NST giới tính là ZO. Bằng các tiến bộ trong kỹ thuật di
truyền tế bào, ngời ta đã xác định đợc con mái dị giao tử với cặp NST giới tính
là ZW. Gà là đối t
ợng đầu tiên trong chăn nuôi đợc thiết lập bản đồ gen. Ngời
ta đã xác định đợc ở gà có 5 nhóm gen liên kết gồm 18 locus, kích thớc genom
là 1200 cặp megabase (Phan Cự Nhân, 2000) [32].

4
Lịch sử tiến hoá ở gia cầm đã hình thành hàng loạt các tính trạng, có thể
phân chia các tính trạng thành 2 loại là tính trạng chất lợng và tính trạng số
lợng (tính trạng năng suất). Tính trạng chất lợng là tính trạng di truyền biểu
hiện không liên tục hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác và bị chi phối
bởi ít gen. Các tính trạng chất lợng không hoặc ít bị tác động của môi trờng
và sự khác nhau trong biểu hiện của chúng là rất rõ rệt (Nguyễn Văn Thiện và
Nguyễn Khánh Quắc (1998) [43], Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1], Nguyễn
Văn Thiện (1995) [41]). Brandsch và Biichel (1978) cho biết, ở gia cầm một
số tính trạng nh màu lông, hình dáng cơ thể, hình dạng mào...thuộc nhóm
các tính trạng chất lợng [3].
Hutt (1978) cho rằng, các tính trạng chất lợng đợc di truyền theo các
định luật cơ bản của Mendel: quy luật di truyền trội - lặn, mỗi gen quy định
một tính trạng và tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng hoặc do sự
tơng tác đơn giản giữa 2 cặp gen; quy luật di truyền liên kết và di truyền liên
kết với giới tính...[16].
Tính trạng số lợng là những tính trạng di truyền biểu hiện liên tục, do
nhiều gen chi phối. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi là
các tính trạng số lợng, đó là các tính trạng mà sự khác nhau giữa các cá thể

là những sai khác về mặt số lợng trong mức độ biểu hiện của tính trạng trong
từng cá thể và chỉ có thể phát hiện đợc sai khác bằng các tính toán và cân đo.
ở gia cầm có khá nhiều các tính trạng số lợng mà ngời ta có thể theo dõi
đợc quy luật di truyền của chúng nh tốc độ lớn, tuổi đẻ trứng đầu, sản lợng
trứng, khối lợng trứng, độ dày vỏ, màu sắc vỏ trứng, sức chống bệnh, thể
trọng...[16].
Bản chất di truyền các tính trạng số lợng là do nhiều gen điều khiển và
sự di truyền của chúng cũng phù hợp với các quy luật của Mendel. Khi nghiên
cứu bản chất di truyền các tính trạng số lợng, Fisher cho rằng các tính trạng
số lợng do nhiều gen kiểm soát và mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ,
riêng biệt và biểu hiện kiểu hình là kết quả cộng gộp của các hiệu ứng của các

5
alen, hay nói cách khác kiểu hình là kết quả của sự tơng tác giữa kiểu gen và
môi trờng (Lê Đình Trung và cộng sự, 2000) [50].
P = G + E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình (phenotype value )
G là giá trị kiểu gen (genotype vanlue)
E là sai lệch môi trờng (envirmental deviation)
Giá trị kiểu gen bao gồm:
Giá trị cộng gộp A (additive value) đây là thành phần quan trọng
nhất của kiểu gen vì nó cố định và di truyền đợc.
Sai lệch trội D (dominance deviation): là sự sai khác giữa giá trị kiểu gen
(G) và giá trị giống (A) của một kiểu gen nào đó khi xem xét một locus duy nhất.
Sai lệch tơng tác I (interaction deviation): là sai lệch có đợc do sự
tơng tác giữa các gen thuộc các locus khác nhau khi kiểu gen gồm từ hai
locus trở lên.
G = A + D + I
Sai lệch môi trờng gồm: sai lệch môi trờng chung Eg (general
environmental deviation) và sai lệch môi trờng riêng Es (special environmental

deviation).
E = Eg + Es
Trong di truyền số lợng kiểu gen của các cá thể thờng đợc cấu tạo từ
nhiều locus, vì vậy có thể biểu thị giá trị kiểu hình nh sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Kiểu di truyền và môi trờng đều có tác động đến sự phát triển của tính
trạng. Tuy nhiên, sự biểu hiện của tính trạng qua nhiều kiểu hình, kiểu di
truyền quyết định các biến động là chính còn lại do di truyền và ngoại cảnh
phối hợp tác động. Đối với tính trạng số lợng, giá trị kiểu gen đợc tạo thành
do hiệu ứng nhỏ của các gen tập hợp lại cùng với các gen có hiệu ứng lớn.
Nh vậy, năng suất của các giống vật nuôi là kết quả của mối tơng tác
giữa yếu tố di truyền và môi trờng ngoại cảnh. Có thể nói rằng gia súc, gia

6
cầm nhận đợc khả năng di truyền từ bố mẹ (kiểu gen), tuy nhiên, sự thể hiện
khả năng đó thành kiểu hình lại phụ thuộc vào môi trờng sống (điều kiện địa
lý, thức ăn, chăm sóc, nuôi dỡng...)
Luận điểm này là cơ sở để tạo lập điều kiện môi trờng ngoại cảnh
thích hợp, nhằm củng cố và phát huy tối đa khả năng di truyền của các giống
vật nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi gia cầm.
2.1.3. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm
Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1995) cho biết màu sắc lông, da là mã hiệu
của giống, một tín hiệu để nhận dạng con giống [19]. Màu sắc lông, da là
những chỉ tiêu dùng trong chọn lọc gia cầm. Thông thờng, các giống thuần
thờng màu sắc đồng nhất, trên cơ sở đó có thể nói, các gia cầm có màu lông
không đồng nhất là do giống đã bị pha tạp. Màu sắc do một số gen kiểm soát
nên có thể sử dụng phân tích di truyền để dự đoán màu sắc của đời sau trong
chọn lọc.
Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những đặc điểm đặc trng
cho giống, thể hiện khuynh hớng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.

Căn cứ vào hớng sản xuất, hình dáng kích thớc cơ thể của gia cầm
mà ngời ta phân thành gia cầm hớng thịt, hớng trứng hoăc kiêm dụng.
Gia cầm hớng trứng có hình dáng thon, nhỏ, khối lợng cơ thể thấp,
đầu nhỏ, cổ dài, nhanh nhẹn; Gia cầm hớng thịt có thân hình to, ngực nở,
đùi, lờn rất phát triển, dáng nặng nề, khối lợng cơ thể lớn; Gia cầm kiêm
dụng có hình dáng trung gian giữa gia cầm hớng trứng và hớng thịt.
Brandsch và Biichel (1978) cho biết, giữa khối lợng cơ thể và các
chiều đo có mối tơng quan dơng [3]. Nguyễn Duy Nhị (1975) cho biết, có
thể dùng chiều dài bàn chân để tiên đoán cờng độ sinh trởng của gà, vì khối
lợng cơ thể có tơng quan thuận với kích thớc bàn chân [34].
Brandsch và Biichel (1978) cho rằng, cấu tạo xơng đầu có độ tin cậy
cao trong việc đánh giá gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút

7
ra kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Gà trống có loại hình đầu
gần giống gà mái sẽ có tính năng sinh dục kém, gà mái có loại hình đầu giống gà
trống sẽ không cho năng suất trứng cao, trứng đẻ ra thờng không có phôi [3].
Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp, có thể dùng để phân biệt trống mái.
Mào gà rất đa dạng cả về hình dáng, kích thớc, màu sắc và đặc trng cho
từng giống. Dựa vào hình dạng, ngời ta phân ra các loại mào cờ (mào đơn),
mào hạt đậu, mào hoa hồng, mào nụ ...(Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994) [15].
Chân gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón. Cổ, bàn và ngón chân thờng có
vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thờng có móng và
cựa. Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài (Trần Kiên và cs,
1998) [18].
2.1.4. Cở sở nghiên cứu tập tính của vật nuôi
Tập tính (behaviour) là các hoạt động, phản ứng trả lời kích thích ở các
loài động vật hay tất cả các hành vi trong cuộc sống của chúng. Tập tính phản
ánh toàn bộ hoạt động sống của động vật, biểu hiện các mối quan hệ giữa
động vật với môi trờng tự nhiên với các cá thể khác cùng loài hoăc khác loài,

chúng vô cùng đa dạng, gắn bó hữu cơ với cả quá trình tiến hoá của động vật,
với các biến đổi của môi trờng (Phan Cự Nhân và cs, 1999) [33].
Tập tính của vật nuôi bao gồm tập tính bẩm sinh (bản năng), đó là kết
quả của chọn lọc tự nhiên, tập tính tiếp thu là những tập tính đợc hình thành
do bắt chớc hoặc qua huấn luyện của con ngời và tập tính hỗn hợp.
Nghiên cứu tập tính động vật có ý nghĩa quan trọng cả về lý thuyết và
thực tiễn. Việc nắm vững cơ sở khoa học của tập tính, di truyền học tập tính
vật nuôi giúp các nhà chăn nuôi trong việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh có
hiệu quả hơn (Phan Cự Nhân và cs, 1999) [33]. Tập tính đảm bảo cho sự tồn
tại của loài trớc môi trờng vốn luôn biến động. Mặt khác, mục đích cơ bản
của ngành chăn nuôi là năng suất, điều này liên quan trực tiếp tới trạng thái

8
sinh lý tối u của vật nuôi, trạng thái đó biểu hiện bên ngoài bằng các đặc
điểm tập tính.
Tập tính của động vật chịu ảnh hởng của nhiều yếu tố nh tính di
truyền và chọn lọc, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, thời gian và các chu kỳ tự nhiên
khác... Phan Cự Nhân 1998 [31].
2.1.5. Cơ sở nghiên cứu sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hởng
trực tiếp tới cơ thể. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ
thể (di truyền) và môi trờng ngoại cảnh (dinh dỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch
tễ, chuồng trại...). Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện
ở sự giảm khối lợng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức
kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp [25].
Sức sống đợc xác định bởi tính di truyền, đó là khả năng có thể chống
lại những ảnh hởng bất lợi của môi trờng cũng nh ảnh hởng của dịch
bệnh (Johanson (1972) [17].
Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể do tác động của các gen
nửa gây chết, nhng chủ yếu là do tác động của môi trờng (Brandsch,

Biichel,1978) [3]. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh
truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi ở xứ ôn
đới (Trần Đình Miên và cộng sự , 1994 [29]; Nguyễn Văn Thiện, 1995 [41]).
Trần Long và cộng sự (1994) cho biết, tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ 0 - 6
tuần tuổi đạt 93,3% [21]. Trần Thị Mai Phơng (2004) cho biết, tỷ lệ nuôi sống
của gà ác từ 0 - 8 tuần tuổi đạt 93,6 - 96,9% [36]. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ
0 - 9 tuần 92,11% (Nguyễn Đăng Vang và cộng sự, 1999) [52].
2.1.6. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh sản của gia cầm
2.1.6.1. Tuổi thành thục sinh dục

9
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả
năng tham gia quá trình sinh sản. ở gà mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi đẻ
quả trứng đầu tiên đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5% đối với mỗi đàn
(quần thể) gà (Pingel và cs, 1980) (dẫn theo Trần Thị Mai Phơng, 2004) [36].
Tuổi thành thục sinh dục chịu ảnh hởng của giống và môi trờng. Các
giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Pingel và cs
(1980) (dẫn theo Trần Thị Mai Phơng, 2004) [36] cho rằng, tuổi thành thục
sinh dục của gà khoảng 170 - 180 ngày, biến động trong khoảng 15 - 20 ngày.
Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Ri 135 - 144 ngày (Nguyễn Văn Thạch, 1996)
[40], gà Đông Tảo 157 ngày (Phạm Thị Hoà, 2004) [11], gà ác 113 - 125
ngày (Trần Thị Mai Phơng, 2004) [36], gà Hồ 240 - 255 ngày (Lê Văn
Tởng, 1977) [51], gà Mía là 174 ngày (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh,
1999) [44], gà HMông 147 ngày (Đào Lệ Hằng, 2001) [10], gà xơng đen
Thái Hoà Trung Quốc 141-144 ngày (Vũ Quang Ninh, 2002) [35].
Tuổi đẻ sớm hay muộn liên quan chặt chẽ đến khối lợng cơ thể ở một
thời điểm nhất định. Những gia cầm có khối lợng cơ thể nhỏ thờng có tuổi
thành thục sớm hơn những gia cầm có khối lợng cơ thể lớn. Các yếu tố ảnh
hởng đến tuổi thành thục sinh dục sớm là ngày, tháng nở của gà con (độ dài
của ngày chiếu sáng), khoảng thời gian chiếu sáng tự nhiên hay nhân tạo, cũng

nh khối lợng cơ thể. Sự biến động trong tuổi thành thục sinh dục có thể còn
do các yếu tố khác có ảnh hởng đến sinh trởng và phát triển nh tiêm phòng
vac xin cho gà con sẽ dẫn đến đẩy lùi ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Khẩu phần ăn
cũng có ảnh hởng mạnh đến chỉ tiêu này (Jonhanson, 1972) [17].
2.1.6.2. Năng suất trứng
Năng suất trứng là sản lợng trứng đẻ ra trong một khoảng thời gian
nhất định. Đó là một tính trạng di truyền phản ánh chất lợng giống, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Hiện nay cha có sự thống nhất thời
gian tính năng suất trứng, có thể tính cho gà mái trong một năm hoặc tính cho

10
cả đời gà đẻ. Brandsch và Biichel (1978) cho biết, sản lợng trứng đợc tính
đến 500 ngày tuổi, cũng có thể đợc tính theo năm lịch sinh học (365 ngày
tính từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên) [3].
Năng suất trứng phụ thuộc vào loài, giống, hớng sản xuất, đặc điểm cá
thể, tuổi và mùa vụ, kỹ thuật nuôi dỡng Năng suất trứng năm đầu ở gà, vịt,
gà Tây là cao nhất, những năm sau giảm 10 - 20% so với năm trớc.
Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan và ảnh hởng đến sản lợng
trứng/năm. Trần Đình Miên và cộng sự (1975) cho biết, quy luật đẻ trứng của
gia cầm thay đổi theo tuổi và có sự khác nhau giữa các loài [28]. Bùi Đức
Lũng và Trần Long (1994) cho biết, năng suất trứng của gà Đông Tảo đạt 55 -
65 quả/ mái/ năm; gà Mía đạt 55 - 60 quả/ mái/ năm [23].
Mùa vụ, các yếu tố khí hậu, thời tiết, độ dài ngày, nguồn thức ăn tự
nhiên có ảnh hởng lớn đến sức đẻ trứng, đặc biệt là đối với gia cầm nuôi
theo phơng thức quảng canh hoặc bán thâm canh.
Chế độ chiếu sáng có vai trò trong sự điều khiển cờng độ đẻ của gia
cầm. Ngày chiếu sáng 16 giờ đợc coi là giới hạn đảm bảo cho gà có sức đẻ
trứng cao, vào mùa xuân gà có khả năng đạt năng suất trứng cao nhất.
Trong chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi thâm canh, việc tạo ra các
điều kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng nuôi và xác lập một khẩu phần đầy

đủ và cân đối các chất dinh dỡng sẽ đảm bảo sức sản xuất tối đa, mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
2.1.6.3. Sức đẻ trứng
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh năng lực sản xuất và khả năng
tái tạo đàn gia cầm. Brandsch và Biichel (1978) [3] cho rằng, ngoài các yếu tố
nh đã nói ở trên, có 5 yếu tố di truyền cá thể ảnh hởng đến sức đẻ trứng của
gia cầm:
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu
+ Cờng độ đẻ (chu kỳ đẻ trứng)
+ Tần số thể hiện bản năng đòi ấp
+ Thời gian nghỉ đẻ mùa đông

11
+ Thời gian kéo dài hay tính ổn định của sự đẻ trứng
Cờng độ đẻ trứng là số trứng đẻ ra trong một khoảng thời gian nhất
định. Cờng độ đẻ trứng đợc tính theo công thức: F = (n/n+z)*100, trong đó
n là số ngày đẻ trứng, z là số ngày nghỉ đẻ. Cờng độ đẻ trứng liên quan chặt
chẽ với thời gian chiếu sáng chuồng nuôi. Cờng độ đẻ trứng có mối tơng
quan chặt chẽ với sức đẻ trứng cả năm.
Bản năng đòi ấp do yếu tố di truyền chi phối. Các giống, các dòng có
sự thể hiện bản năng này có khác nhau. Các dòng nhẹ cân ít đòi ấp hơn trong
khi các giống nặng cân và trung bình thể hiện mạnh hơn. Bản năng đòi ấp
cũng bị ảnh hởng của môi trờng rất rõ rệt. Các dòng ham ấp đều có sức đẻ
kém hơn, vì vậy có thể loại bỏ bản năng đòi ấp để nâng cao sức đẻ trứng
(Brandsch và Biichel, 1978) [3].
Nghỉ đẻ cũng là yếu tố tác động tới sức đẻ trứng. Thời gian nghỉ đẻ
ngắn hay dài ảnh hởng trực tiếp đến số trứng đẻ cả năm.
Độ dài thời gian đẻ thờng đợc quan sát từ năm đẻ đầu và đợc tính từ
lúc đẻ quả trứng đầu tiên cho đến lúc thay lông hoàn toàn. Giữa sự thành thục
về tính và thời gian đẻ có mối tơng quan nghịch rõ rệt, giữa thời gian đẻ

trứng kéo dài và sức đẻ trứng có mối tơng quan rất chặt chẽ [3].
2.1.6.4. Tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ đẻ trứng của gia cầm phụ thuộc vào các yếu tố của môi trờng
nh nhiệt độ, thời tiết, thời gian chiếu sáng, chế độ nuôi dỡng chăm sóc...
2.1.6.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lợng trứng gia cầm
* Khối lợng trứng
Khối lợng trứng là cơ sở để đánh giá sản lợng trứng tuyệt đối của một
cá thể hay một đàn. Khối lợng trứng có mối tơng quan nghịch với năng suất
trứng, tơng quan thuận với tuổi thành thục sinh dục và khối lợng cơ thể.
Khối lợng trứng phụ thuộc vào loài, giống, tuổi đẻ, tuổi thành thục sinh dục,
khối lợng cơ thể, cờng độ đẻ trứng, các tính trạng bên ngoài của trứng.

12
Các giống gà nhẹ cân hơn đẻ trứng bé hơn, những gà sớm thành thục sinh dục
đẻ trứng nhỏ hơn những gà thành thục sinh dục muộn... ngoài ra, khối lợng
trứng còn phụ thuộc vào mùa vụ, thức ăn, hoạt động của tuyến giáp và các loại
thuốc dùng để chữa bệnh. Khối lợng trứng chịu ảnh hởng của một số lợng
lớn các gen. Đến nay ngời ta vẫn cha xác định đợc chính xác số lợng gen
quy định khối lợng trứng [15].
* Hình dạng trứng
Trứng gia cầm thờng có hình bầu dục, một đầu to, một đầu nhỏ. Biến
dị trong hình dạng trứng ít hơn so với khối lợng. Hình dạng trứng không có
những biến đổi theo mùa, những quả trứng đầu tiên trong chu kỳ đẻ và sau
một thời kỳ nghỉ đẻ kéo dài thờng dài hơn và nhỏ hơn so với những quả sau.
Hutt (1978) đã kết luận về tính chất độc lập của các gen ảnh hởng lên khối
lợng và hình dạng trứng [16]. Số lợng gen quy định hình dạng trứng đến
nay cha rõ.
Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong tiêu thụ, vận
chuyển, bảo quản mà còn liên quan chặt với tỷ lệ ấp nở. Chỉ số hình dạng
trứng là một trong những căn cứ để đánh giá chất lợng bên trong của trứng.

* Màu sắc và chất lợng vỏ trứng
Trứng các giống gà địa phơng thờng có màu trắng. Bên cạnh đó, có
một số giống trứng có màu nâu nhạt. Ngoài ra, ngời ta còn thấy trứng có màu
xanh lam ở các giống gà Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Sự tích luỹ sắc tố ở vỏ trứng đợc tiến hành khi trứng nằm trong tử cung:
Màu nâu của vỏ trứng là do sắc tố porfiril hoặc protoporfirin, còn màu xanh là do
sắc tố oxian quyết định. Màu sắc trứng có nhiều biến động về độ đậm nhạt
trong năm. Vỏ trứng có màu đậm nhất là về mùa thu và mùa đông, vào mùa
xuân và mùa hè do sức đẻ cao nên trứng bị nhạt màu, đến cuối thời kỳ đẻ,
trứng lại đậm màu lên.

13
Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có liên quan đến kỹ
thuật soi trứng nhng không liên quan đến chất lợng trứng,. Hệ số di truyền
của màu sắc trứng là rất cao (76%) [17].
Chất lợng trứng còn đợc thể hiện ở độ dày và độ chịu lực của vỏ
trứng, chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vận chuyển và ấp trứng.
Độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào các điều kiện của môi trờng và các quá
trình trao đổi chất trong cơ thể gà mái. Thiếu vitamin và khoáng trong khẩu
phần, tình trạng bệnh tật, sử dụng thuốc thú y sẽ làm giảm đáng kể chất
lợng vỏ trứng.
Vỏ trứng gà có độ dày biến động trong khoảng 0,311 - 0,588 mm [15].
Vỏ trứng quá mỏng hay quá dày đều ảnh hởng đến khả năng ấp nở của gà.
Độ bền vỏ trứng đợc đánh giá qua hai chỉ tiêu là độ dày và độ xốp của vỏ.
* Chất lợng lòng trắng và lòng đỏ
Lòng trắng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nớc, khoáng ...
trong quá trình phát triển cá thể ở giai đoạn phôi. Chất lợng lòng trắng đợc
xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh.
Chỉ số lòng trắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh giống, tuổi, điều kiện
nuôi dỡng... Chỉ số lòng trắng dao động trong khoảng 0,08 - 0,09.

Đơn vị Haugh: đợc xác định qua khối lợng trứng và chiều cao lòng
trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lợng trứng càng tốt [15].
Lòng đỏ là tế bào trứng có dạng hình cầu với đờng kính từ 35 - 40
mm, nằm giữa lòng trắng đặc và ổn định tơng đối nhờ dây chằng. Phía trên
lòng đỏ là đĩa phôi.
Màu sắc lòng đỏ phụ thuộc vào hàm lợng caroten trong thức ăn và sắc
tố trong cơ thể gia cầm. Lòng đỏ chiếm 31,6% khối lợng trứng, bao gồm
17% protêin; 33% lipit; 1% gluxit; 1,2% khoáng, còn lại là nớc [3].
Chất lợng lòng đỏ đợc đánh giá bằng chỉ số lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ
cao thì trứng tốt, chỉ số này giảm xuống 0,33 thì trứng bị biến dạng [17]. Chất

14
lợng lòng đỏ và màu sắc lòng đỏ phụ thuộc nhiều vào điều kiện dinh dỡng
và các yếu tố môi trờng.
* Khả năng thụ tinh và ấp nở
Khả năng thụ tinh là một tính trạng để đánh giá sức sinh sản của gà
giống. Khả năng thụ tinh đợc xác định bằng tỷ lệ trứng có phôi thông qua
việc kiểm tra toàn bộ số lợng trứng ấp. Những giống gà có khối lợng cơ thể
lớn thờng có tỷ lệ thụ tinh kém hơn so với những giống có khối lợng cơ thể
thấp hơn.
Schuberth và Ruhland (1978) cho rằng, các chỉ số cao nhất về tỷ lệ thụ
tinh và tỷ lệ nở thờng thấy ở năm đẻ đầu [37].
Khả năng nở của trứng thụ tinh phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền
cũng nh các yếu tố ngoại cảnh, trong đó nhiều yếu tố đến nay vẫn cha rõ.
Trạng thái di truyền của mẹ có thể ảnh hởng trực tiếp về nhiều mặt lên khả
năng nở. Nói chung, những trứng quá lớn hoặc quá bé đều có khả năng nở
kém hơn những trứng có kích thớc trung bình. Nhiều tác giả cũng phát hiện
đợc mối quan hệ phụ thuộc giữa khối lợng của trứng hoặc độ dày và độ xốp
của vỏ trứng với khả năng nở. Ngoài ra, tỷ lệ nở còn phụ thuộc vào cờng độ
đẻ trứng, những trứng đẻ vào giữa chu kỳ có khả năng nở cao hơn những trứng

đẻ vào đầu hoặc cuối chu kỳ. Nhiều gen gây chết và nửa gây chết cũng ảnh
hởng lên khả năng nở [17].
Bùi Hữu Đoàn (1999) cho biết, khi bổ sung vitamin C hàm lợng 150
ppm vào khẩu phần ăn của gà con từ 0 - 4 tuần tuổi đã làm giảm tỷ lệ chết
0,63 - 4,7% [5].
2.1.7. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh trởng và cho thịt của gia cầm
2.1.7.1. Khả năng sinh trởng
* Khái niệm

15
Sinh trởng: là sự tăng kích thớc, khối lợng của cơ thể đang ở giai
đoạn lớn lên. Trong hai chỉ tiêu tăng kích thớc và tăng khối lợng thì chỉ tiêu
tăng kích thớc đáng tin cậy hơn vì khối lợng sinh vật có thể tạm thời biến
động tuỳ theo chế độ dinh dỡng (Lê Quang Long và cs, 1990) [20].
Phát triển là sự biến đổi không những về đặc điểm hình thái mà cả chức
năng sinh lý theo từng giai đoạn của sinh vật. Sinh trởng và phát triển luôn gắn
liền với nhau, bổ sung cho nhau để sinh vật lớn lên và trởng thành. Sinh trởng là
điều kiện để phát triển và phát triển làm thay đổi sự sinh trởng [20].
Tính giai đoạn của sinh trởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau.
Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lợng giai đoạn và sự đột biến
trong sinh trởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Giai đoạn này
tiếp nối giai đoạn khác, không đi ngợc trở lại, không bỏ qua thời kỳ nào, ở mỗi
giai đoạn, thời kỳ đều có đặc điểm riêng [1].
ở gà, căn cứ vào sự sinh trởng của các cá thể ta có thể phân biệt các
giai đoạn phát triển nh giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trớc khi đẻ,
giai đoạn phát triển của phôi trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành
con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục, giai đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn
đều có đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trng.
Đối với gia cầm sinh trởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về
số lợng, kích thớc của tế bào và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn phát triển

của phôi. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trởng là do sự lớn lên của các
mô. Trong một số mô, sinh trởng là do sự tăng lên về kích thớc của các tế
bào. Giai đoạn này sinh trởng đợc chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ gà con và thời
kỳ gà trởng thành.
- Thời kỳ gà con: thời kỳ này lợng tế bào tăng nhanh, nên quá trình
sinh trởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng cha phát triển hoàn
chỉnh nh các men tiêu hoá cha đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém gà
con dễ bị ảnh hởng bởi thức ăn và nuôi dỡng. Vì vậy thức ăn và nuôi dỡng

16
trong thời kỳ này ảnh hởng rất lớn đến tốc độ sinh trởng của gia cầm. Thời
kỳ này còn diễn ra quá trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của
gia cầm, nó làm tăng trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề nuôi dỡng đặc
biệt là các chất dinh dỡng có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các
axit amin hạn chế nh lizin, methionine, triptophan...
- Thời kỳ gà trởng thành: thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm
gần nh đã phát triển hoàn thiện. Số lợng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá
trình phát dục. Quá trình tích luỹ chất dinh dỡng của gia cầm một phần là để
duy trì sự sống, một phần để tích luỹ mỡ, tốc độ sinh trởng chậm hơn thời kỳ
gà con. Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu
quả kinh tế cao.
Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trởng đầu tiên là phải
xác định khối lợng cơ thể qua các tuần tuổi. Đây là một chỉ tiêu quan trọng
đánh giá sự sinh trởng.
* Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trởng
- Kích thớc cơ thể:
Kích thớc cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trởng, đặc
trng cho từng giai đoạn sinh trởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc
phân biệt giống. Giới hạn kích thớc của loài, cá thể do tính di truyền quy
định. Tính di truyền của kích thớc không tuân theo sự phân ly đơn giản theo

các quy luật của Mendel [17].
Kích thớc cơ thể luôn có mối tơng quan thuận chặt chẽ với khối
lợng cơ thể. Kích thớc cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản nh
tuổi thành thục về thể trọng, chế độ dinh dỡng, thời gian giết thịt thích hợp
trong chăn nuôi gà.
- Khối lợng cơ thể:
Khối lợng cơ thể là một tính trạng số lợng và đợc quy định bởi yếu
tố di truyền. Khối l
ợng gà con khi nở phụ thuộc vào khối lợng quả trứng và

17
khối lợng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên, khối lợng gà khi nở
ít ảnh hởng đến sự tăng trởng tiếp theo (Jonhanson, 1972) [17].
Đối với gà hớng thịt, điều quan trọng nhất là khối lợng gà khi giết
mổ. Khối lợng cơ thể không những liên quan tới hiệu quả sử dụng thức ăn
mà còn cần thiết để quyết định thời gian nuôi thích hợp. Khối lợng cơ thể
đợc minh hoạ bằng đồ thị sinh trởng tích luỹ. Đồ thị này thay đổi theo
dòng, giống, điều kiện nuôi dỡng, chăm sóc.
- Tốc độ sinh trởng
Trong chăn nuôi ngời ta thờng sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ
sinh trởng ở vật nuôi là tốc độ sinh trởng tuyệt đối và tốc độ sinh trởng
tơng đối.
Độ sinh trởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lợng sống trung
bình một ngày đêm. Sinh trởng tuyệt đối thờng đợc tính bằng g/con/ngày
hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh
trởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Tốc độ sinh trởng tơng đối là tỷ lệ % tăng lên của khối lợng, kích
thớc và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN 2.
40. 1997) [47]. Đồ thị sinh trởng tơng đối có dạng hypebol. Gà còn non độ
sinh trởng tơng đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.

Tốc độ sinh trởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc
điểm cơ thể và điều kiện môi trờng [19].
Chambers (1990) [57] cho biết, đờng cong sinh tr
ởng của gà thịt gồm
4 pha và mỗi pha có đặc điểm nh sau:
Pha sinh trởng tích luỹ: tăng tốc độ nhanh sau khi nở.
Điểm uốn của đờng cong tại thời điểm sinh trởng có tốc độ cao nhất.
Pha sinh trởng có tốc độ giảm dần theo điểm uốn.
Pha sinh trởng tiệm cận có giá trị khi gà trởng thành.

18
Thông thờng, ngời ta sử dụng khối lợng cơ thể ở các tuần tuổi để thể
hiện đồ thị sinh trởng tích luỹ và cho biết một cách đơn giản nhất về đờng
cong sinh trởng.
Đờng cong sinh trởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lợng mà
còn làm rõ về chất lợng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, giới tính, điều
kiện nuôi dỡng, chăm sóc, môi trờng.
Ngô Giản Luyện (1994) cho biết, khi nghiên cứu đờng cong sinh
trởng của 3 dòng gà thuần chủng V1, V3, V5 cho thấy tất cả các dòng đều
phát triển theo đúng quy luật sinh học. Gà trống có khả năng sinh trởng cao
nhất lúc 7 - 8 tuần tuổi, gà mái lúc 6 - 7 tuần tuổi [24].
* Các yếu tố ảnh hởng đến khả năng sinh trởng
Có nhiều yếu tố ảnh hởng đến khả năng sinh trởng của gà với những
mức độ khác nhau nh di truyền, tính biệt, tốc độ mọc lông, các điều kiện môi
trờng, nuôi dỡng, chăm sóc...
- ảnh hởng của dòng, giống tới khả năng sinh trởng: các dòng trong
một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trởng khác nhau. Các
giống gia cầm chuyên thịt có tốc độ sinh trởng nhanh hơn các giống chuyên
trứng và kiêm dụng.
Phạm Thị Hoà (2004) cho biết, gà Đông Tảo ở 12 tuần tuổi khối lợng

cơ thể đạt 1297,58g [11]. Trong khi đó gà HMông ở 12 tuần tuổi đạt 805,59g
(Đào Lễ Hằng, 2001) [10]; gà Mía 12 tuần tuổi khối lợng cơ thể đạt 1503g.
(Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 1999) [44].
- ảnh hởng của tính biệt: gia cầm trống thờng có khả năng sinh
trởng cao hơn gia cầm mái trong cùng một điều kiện chăm sóc, nuôi dỡng.
Jull (1923) cho biết, gà trống có tốc độ sinh tr
ởng nhanh hơn gà mái 24-
32% và sự sai khác này là do gen liên kết với giới tính, những gen này ở gà trống
(2 NST giới tính) hoạt động mạnh hơn gà mái (1 NST giới tính) [60].
- ảnh hởng của dinh dỡng: dinh dỡng không những ảnh hởng trực tiếp
tới sự phát triển của các bộ phận cơ thể nh thịt, trứng, xơng, da...mà còn ảnh
hởng đến sự biến động di truyền về sinh trởng (Box và cs, 1954) [55]. Muốn

19
phát huy tốt khả năng sinh trởng cần phải cung cấp thức ăn tối u về dinh dỡng
giữa protein, axit amin và năng lợng, ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cần bổ sung
thêm các chế phẩm hoá sinh không mang ý nghĩa dinh dỡng nhng có tác dụng
kích thích sinh trởng làm tăng chất lợng thịt (Bùi Đức Lũng, 1992) [22].
2.1.7.2. Khả năng cho thịt
* Đặc điểm khả năng cho thịt của gà
Tỷ lệ thân thịt chính là tỷ lệ % của khối lợng thân thịt so với khối
lợng sống của gia cầm. Năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ % của
các phần so với thân thịt và năng suất của cơ là tỷ lệ % cơ so với thân thịt.
Chambers (1990) [57], Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị
Mai Phơng, 2004) [36] đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đa ra tỷ lệ
các phần của thân thịt nh sau: khối lợng sống của gia cầm 100%, trong đó
khối lợng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là
xơng), phủ tạng chiếm khoảng 6%; máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng
17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm khoảng 13%.
* Các yếu tố ảnh hởng đến năng suất thịt

- Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lợng cơ thể, sự phát triển của
hệ cơ, kích thớc và khối lợng khung xơng. Hệ số di truyền của rộng ngực
là 0,2 - 0,3 và góc ngực là 0,3 - 0,45 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [41].
- ảnh hởng của di truyền: giữa các giống, dòng khác nhau tồn tại sự
sai khác di truyền về năng suất thịt xẻ, các phần của thân thịt (Chambers
1990) [57], kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Singh
(1992) [64]; Lê Thanh Hải và cộng sự (1999) [7]. Khi so sánh giữa các giống
gà đẻ dòng nặng cân với gà nhẹ cân với gà thịt lai Cornish x White Rock ở 8
tuần tuổi Peter (1958) (dẫn theo Trần Thị Mai Phơng, 2004) [36] cho biết,
năng suất thịt của các giống gà đẻ thấp hơn 2,6 - 3,4 % so với các giống gà
thịt, tỷ lệ đùi, lờn, thịt đùi, thịt lờn cũng thấp hơn khoảng 2%.

20
Trần Công Xuân và cộng sự (1999) cho biết, ở gà Tam Hoàng dòng 882
lúc 15 tuần tuổi gà trống có tỷ lệ thân thịt 65,32%, thịt ngực 21,37% và thịt đùi là
33,55%; gà mái có các chỉ tiêu tơng ứng là 67,25%; 25,96% và 31,81% [54].
- ảnh hởng của tính biệt và tuổi gia cầm đến năng suất thịt: ở tất cả
các giống gia cầm tuổi giết mổ và tính biệt có ảnh hớng rất lớn đến năng suất
thịt gia cầm. Nhìn chung, tỷ lệ thân thịt chỉ tăng đến một độ tuổi nhất định
nào đó. tỷ lệ thân thịt ở gia cầm trống và mái cũng khác nhau. Ricard (1988)
cho biết, tuy con trống lớn nhanh, nạc hơn nhng năng suất thịt ngực lại ít hơn
con mái [63]. Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thân thịt của gia
cầm tăng lên theo tuổi, tuổi gia cầm càng cao, tỷ lệ này càng cao.
Ngô Giản Luyện (1994) [24], Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1999) [49] cho
biết, trong cùng một dòng gà tỷ lệ thân thịt của gà trống lớn hơn gà mái là 1- 2%,
trong khi đó tỷ lệ thịt lờn của gà mái lại cao hơn gà trống.
Hiệu quả kinh tế liên quan đến mức độ tiêu tốn thức ăn để sản xuất một
kg thịt và giá trị kinh tế của sản phẩm. Nên thời điểm giết mổ của gà Broiler
tốt nhất vào giai đoạn khi tốc độ tăng khối lợng cơ thể bắt đầu giảm.


Ngoài ra, năng suất thịt còn chịu ảnh hởng của các yếu tố nh thời tiết,
khí hậu, chế độ chiếu sáng, chăm sóc, nuôi dỡng...
2.1.8. Phẩm chất thịt gà
Phẩm chất thịt đợc quyết định bởi nhiều yếu tố. Các tác giả
Neumeister (1978) [30], Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [12], Lê Thanh
Hải và cộng sự (1999) [7], đều thống nhất cho rằng thành phần hoá học, chất
lợng thịt xẻ có sự khác nhau giữa các loài, các dòng, các giống và các tổ hợp
lai khác nhau. Chambers (1990) cho biết, tốc độ sinh trởng có tơng quan âm với
tỷ lệ mỡ (r =- 0,39) và tơng quan dơng với tỷ lệ protein (r = 0,53) [57].
Gà ác nuôi đến 8 tuần tuổi, gà trống có tỷ lệ protein thịt ngực 24,5%;
mỡ 0,6% và khoáng tổng số 1,2%; tỷ lệ protein thịt đùi 22%; mỡ 1,7% và

21
khoáng tổng số 1,1% và gà mái thịt ngực có các giá trị tơng ứng là 24,8; 0,6
và 1,1%; thịt đùi có các giá trị tơng ứng là 21,9; 2,3 và 1,2% [36].
Nguyễn Văn Hải và cộng sự (1999) cho biết, thịt gà Ri có tỷ lệ protein
21,45%; mỡ thô 1,5%; khoáng tổng số 1,37%; sắt 3,9 mg/100g và hàm lợng các
axit amin nh alanin 1,334%; arginin 1,261%; axit aspartic 1,857%; axit
glutamic 2,784%; glyxin 0,819%; histidin 0,853%; izolơxin 0,949%; lơxin
1,557%; lizin 1,903%, metionin 0,452%; phenylalanin 0,842%; prolin 0,984%;
serin 0,871%; treonin 1,006%; tirozin 0,664% và valin 1,007% [9].
Chất lợng thịt còn đợc đánh giá dựa vào sự nuôi dỡng và ảnh hởng
của chế biến đến cảm quan (màu sắc, mùi vị, tính chất mềm). Newbold (1996)
cho biết, khi con vật chết do hao tổn về máu và thiếu oxi, mô cơ tiếp tục sản
sinh ATP từ kho chứa glycogen bằng con đờng phân huỷ yếm khí glycogen.
Axit lactic đợc tạo ra tích tụ lại gây giảm pH của thịt cho đến khi hết
glycogen, lúc đó pH thờng giảm thấp nhất (pH =5,4) [61].
Chất lợng thịt còn đợc đánh giá qua độ tuổi, giới tính, chế độ dinh
dỡng và điều kiện chăm sóc, nuôi dỡng. Các tác giả Sonaiya (1990) [65].
Yamashita và cộng sự (1976) [68], Touraille và công sự (1981) [66] cho biết,

giảm tuổi giết mổ đã làm thay đổi đặc điểm cảm quan của thịt.
2.1.9. Tiêu tốn thức ăn
Thức ăn cho gia cầm thờng chiếm 70% giá thành sản phẩm, do vậy
tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng
cao và ngợc lại.
Chambers và cộng sự (1984) cho biết, hệ số tơng quan giữa khối lợng cơ
thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn thờng rất cao (r = 0,5 - 0,9). Giữa sinh trởng
và chuyển hoá thức ăn là tơng quan âm (r = - 0,2 đến - 0,8) [56]. Box và Bohren
(1954) [55] và Willson (1969) [67] đã xác định hệ số tơng quan giữa khả năng
tăng khối lợng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ 1- 4 tuần tuổi r = 0,5.

22
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thờng đợc tính cho 1 kg
tăng trọng, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, độ tuổi...Các
giống có tốc độ tăng trọng nhanh sẽ tiêu tốn ít thức ăn hơn các giống có tốc độ
tăng trọng thấp. Những giai đoạn tuổi đầu tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với giai
đoạn sau. Trần Công Xuân và cs (1999) cho biết, khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi
gà Tam Hoàng dòng 882 tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/ kg tăng trọng [54].
Tiêu tốn thức ăn của gia cầm còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời
tiết, chế độ nuôi dỡng, chăm sóc, tình trạng sức khoẻ...
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên thế giới
2.2.1.1. Vấn đề bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của giống vật nuôi trên thế giới
Trong nhiều thế kỷ qua bên cạnh những thành tựu đạt đợc con ngời
đã có những tác động xấu làm ảnh hởng tới môi trờng sinh thái. Hiện tợng
sa mạc hoá, sự xói mòn gia tăng, cùng với tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá
con ngời đang làm hại môi sinh và cuộc sống của chính mình. Nguy cơ lớn
nhất là mất dần tính đa dạng sinh học (Biodiversity). Con ngời trải qua hàng
nghìn năm bằng sức lao động và trí thông minh đã tạo nên hàng ngàn giống
vật nuôi quý giá nhằm thoả mãn những mục đích của con ngời nh cày kéo,

cho thịt, thồ, cỡi, cho trứng, sữa, da... Vậy mà ngày nay hàng ngày đang có
hàng chục loài sinh vật bị biến mất và khi một loài đã bị mất đi thì ta chẳng
bao giờ tìm lại đợc chúng. Chính vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm
của các giống vật nuôi đã đợc d luận, các nhà khoa học của nhiều Quốc gia
quan tâm, chú ý từ nhiều thập kỷ và đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo
vệ các loài động vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng với sự ra đời của Hiệp Hội
bảo tồn thiên nhiên thế giới (WCU) nay gọi là Quỹ Quốc tế về thiên nhiên
(WWF), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
và chơng trình môi trờng LHQ (UNEP) (Lê Viết Ly, 2004) [27]. Bên cạnh

23
đó nhiều khu bảo tồn quy mô lớn đã đợc thiết lập ở nhiều khu vực sinh thái
khác nhau, tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục, Hiệp định về cấm buôn
bán các loài thú quý hiếm đã đợc ký kết và thi hành có hiệu quả. Sách đỏ
(Red book) đã đợc Uỷ ban về các loài thú sống sót (Species Suvival
Commission của IUCN) xuất bản. Nhờ đó nhiều loài thú bị đe doạ tuyệt chủng
đã đợc bảo hộ, nhiều loài biến mất trong hoang dã đã đợc khôi phục và đa
trở lại môi trờng sống của chúng.
Nhu cầu về thực phẩm tăng nhanh, sức ép của dân số cùng với quy luật
của kinh tế thị trờng, các thành tựu về khoa học kỹ thuật trong công tác
giống. Nhân loại chỉ quan tâm tới một số giống cải tiến có giá trị kinh tế lớn.
Hậu quả là ngay các giống vật nuôi nhà cũng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trong những năm 1970 Châu Âu đang đứng trớc nguy cơ một số
giống vật nuôi truyền thống nh bò, ngựa, cừu, lợn bị biến mất. Một số nhóm
những ngời có tâm huyết ở Anh đã thành lập tổ chức các giống vật nuôi hiếm
(Rare Breerss Surrvival Trust). Sau đó là Hiệp Hội chăn nuôi châu Âu EAAP,
qua điều tra đã thống kê 240 giống gia súc có nguy cơ bị biến mất. Từ đó hầu
hết các nớc châu Âu đều có chơng trình bảo tồn vật nuôi.
Nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ ra đời ở các nớc, các khu
vực dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Quốc tế các giống hiếm (RBI). Các hội

thảo Quốc tế về bảo tồn giống động vật đợc tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới
thống nhất chơng trình hành động và đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn
nguồn gen động vật trên bình diện toàn cầu.
2.2.1.2. Tình hình ngiên cứu gà thả vờn trên thế giới
Đứng trớc nguy cơ một số giống vật nuôi truyền thống ngày càng bị
thu hẹp và có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhân loại đã có những bớc đi tích cực
nhằm hạn chế những ảnh hởng của nền chăn nuôi công nghiệp gây ra. Bên
cạnh đó, khuynh hớng muốn trở lại thiên nhiên với nguồn thực phẩm có chất
lợng cao, bầu không khí trong lành đang là mục tiêu phấn đấu của nhiều

24
quốc gia trên thế giới. Vấn đề thịt sạch đợc hiểu là không có các chất tồn d
có hại cho sức khoẻ con ngời. Để đảm bảo chất lợng thịt gà Label Rouge
theo tiêu chuẩn phải có ba điều kiện bắt buộc:
- Sử dụng các tổ hợp lai gà lông mầu có tốc độ sinh trởng chậm.
- Phải đợc nuôi thả tự do ngoài đồng cỏ.
- Chỉ đợc sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Khái niệm Label Rouge có xuất xứ từ Pháp những năm đầu thập kỷ
60 và nay phổ biến khắp thế giới dùng để chỉ gà thả vờn chất lợng cao và
các loài gia cầm chăn thả khác.
Không đợc bổ sung mỡ hoặc sản phẩm có nguồn gốc động vật, không
sử dụng chất kích thích sinh trởng và các nguyên liệu lắng cặn trong các mô
nh các chất hoá học, thuốc trừ sâu, kháng sinh (Nguyễn Thị Hải, 1999) [8].
Hiện nay nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới đã nhân giống, chọn lọc và
lai tạo các giống gà lông màu phù hợp với nhiều phơng thức nuôi khác nhau.
Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [12] cho biết Công ty Kabir đã tạo ra 28
dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng nổi tiếng
đợc rất nhiều nớc a chuộng. Nhờ có các đặc điểm nh gà có lông màu đỏ
nhạt hoặc vàng, chân, da màu vàng, thịt chắc, đậm, thơm ngon, khả năng thích
ghi cao, kháng bệnh tốt, ít bị ảnh hởng bởi các stress nên tỷ lệ sống cao, khả

năng cho thịt tốt, thích nghi cao phù hợp với nhiều phơng thức nuôi.
Pháp là nớc đi đầu trong việc nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà Label
Rouge nhiều nhất thế giới. Năm 1996 là 90 triệu con, sản xuất trên 133.000
tấn thịt sạch chất lợng cao, chiếm khoảng 20% sản lợng thịt gà và trên 10%
tổng sản lợng thịt gia cầm (Đoàn Xuân Trúc (1999) [49].
Pháp có trên 20 tập đoàn chuyên sản xuất thịt gà chất lợng cao với trên
6000 trang trại chuyên nuôi gà Label Rouge.
Nhật Bản hiện nay thịt gà có chất lợng cao chiếm tới 13% thị trờng
thịt ở Nhật Bản và đang tăng trởng với mức 10% năm. Nhật Bản có hơn 120
loại gà chất lợng cao đang đ
ợc nuôi tại khắp các vùng miền trong cả nớc.

25

×