Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Xây dựng bản đồ địa chất công trình tỉ lệ 1 25 000 vùng cần giờ phục vụ công tác quy họach và khai thác tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----[’\-----

NGUYỄN MINH TRUNG

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TỈ LỆ
1:25.000 VÙNG CẦN GIỜ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY
HOẠCH VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THĂM DÒ
MÃ SỐ : 2.08.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH , THÁNG 09-2003


-2-

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG HỮU DIỆP

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc só được bảo vệ tại Hội Đồng Chấm Bảo Vệ Luận Văn Thạc Só Địa


Chất Khoáng Sản và Các Phương Pháp Tìm Kiếm Thăm Dò – Khoa Địa Chất và
Dầu Khí.
Trường Đại học Bách Khoa, ngày Tháng năm 2003.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tp.HCM, ngày tháng năm 2003

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN MINH TRUNG
Phái: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 29 –03 – 1977
Nơi sinh: Tp.HCM
Chuyên Ngành: Địa chất Khoáng sản và Các Phương pháp Tìm kiếm Thăm dò
MSHV: ĐCKS12-005
TÊN ĐỀ TÀI:
Xây Dựng Bản Đồ Địa Chất Công Trình Tỉ Lệ 1:25.000 Vùng Cần Giờ Phục Vụ
Công Tác Quy Hoạch Và Khai Thác Tài Nguyên.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất công trình khu vực Cần Giờ và xây dựng bản
đồ địa chất công trình 1:25.000 làm cơ sở phục vụ cho công tác quy hoạch và khai
thác tài nguyên.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10-02-2003

IV. NGÀY HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI:10-10-2003
V. HỌ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. ĐẶNG HỮU DIỆP
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

PGS.TS. ĐẶNG HỮU DIỆP

PGS.TS. VŨ ĐÌNH CHỈNH

BM QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

ThS. VÕ VIỆT VĂN

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

Ngày tháng năm 2003
Phòng Đào Tạo Sau Đại Học

Khoa Quản Lý Ngành


Luận văn cao học

Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Luận văn cao học của học viên được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ
của nhiều thầy cô và các bạn bè, đồng nghiệp.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với Thầy PGS.TS. Đặng Hữu Diệp

đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này.
Học viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Cô PGS.TS. Huỳnh Thị Minh Hằng, người
cô đã tận tình chỉ bảo, dẫn dắt và hướng dẫn học viên từ những ngày bắt đầu làm
công tác giảng dạy.
Học viên cám ơn tất cả các thầy cô trong Bộ môn Địa chất Cơ sở và Môi
trường đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên trong quá
trình thực hiện luận văn.
Học viên cám ơn GS.TSKH. Nguyễn Văn Thơ, PGS.TS. Trần Thị Thanh đã góp
ý cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
Học viên chân thành cám ơn KS. Ngô Đức Chân, KS. Đỗ Văn Lónh, KS. Lê Văn
Hải, KS. Trần Thanh Tú, KS. Lê Huỳnh Thùy Trang đã giúp đỡ và hỗ trợ các nguồn tài
liệu phục vụ cho luận văn.
Cám ơn các thầy phản biện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
Cám ơn các bạn bè cùng lớp cao học khoá 12 – Ngành Địa chất Khoáng sản
và Các Phương pháp Tìm kiếm Thăm dò đã ủng hộ và động viên học viên hoàn thành
luận văn.

Tp.HCM, ngày

tháng 10 năm 2003

Nguyễn Minh Trung

Nguyeãn Minh Trung

3


Luận văn cao học


Tóm tắt

TÓM TẮT LUẬN VĂN CAO HỌC
Luận văn cao học đề tài: “Xây dựng bản đồ địa chất công trình tỉ lệ 1:25.000
vùng Cần Giờ phục vụ công tác quy hoạch và khai thác tài nguyên” bao gồm 122
trang đánh máy vi tính (gồm phần giới thiệu, chương mở đầu, 6 chương nội dung, và
chương kết luận - kiến nghị), 33 biểu bảng, 14 bản vẽ (gồm bản đồ chính và phụ
trợ), 32 tài liệu tham khảo, và phần phụ lục về các hình ảnh thực địa, bản vẽ phụ trợ
khác.
Cấu trúc luận văn như sau:
Chương mở đầu
Phần I – Tổng quan về vùng nghiên cứu
Chương 1 – Đặc điểm địa lý tự nhiên và nhân văn
Chương 2 - Lịch sử nghiên cứu, phương pháp và khối lượng thực hiện.
Chương 3 - Đặc điểm môi trường địa chất khu vực nghiên cứu.
Phần II – Phần chuyên đề về địa chất công trình khu vực Cần Giờ
Chương 4 – Nguyên tắt thành lập bản đồ địa chất công trình.
Chương 5 – Điều kiện địa chất công trình vùng Cần Giờ.
Chương 6 – Phân vùng địa chất công trình và khai thác tài nguyên phát triển
bền vững.
Chương – Kết luận và kiến nghị.

Học viên đã tổng hợp nhiều nguồn tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu, sử
dụng các nguyên tắc thành lập và phân chia địa chất công trình của Cục Địa chất
ban hành Việt Nam ban hành và các tài liệu tham khảo káhc để thành lập bản đồ
địa chất công trình vùng Cần Giờ theo đúng các mục tiêu đặt ra.

Nguyễn Minh Trung

5



Luận văn cao học

Mục lục

MỤC LỤC
Nhiệm vụ luận văn .......................................................................................................3
Lời cảm ơn ....................................................................................................................4
Tóm tắt luận văn ...........................................................................................................5
Mục lục .........................................................................................................................6
Mở đầu ..........................................................................................................................7
Phần 1 – KHÁI QUÁT VÙNG LẬP BẢN ĐỒ ...........................................................11
Chương 1 – Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội ......................................................11
1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................11
1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội ..........................................................................23
Chương 2 – Lịch sử nghiên cứu, phương pháp và khối lượng thực hiện ......................31
Chương 3 – Đặc điểm môi trường địa chất khu vực lập bản đồ....................................40
3.1. Địa tầng ......................................................................................................40
3.2. Đặc điểm kiến tạo ......................................................................................45
3.3. Địa mạo – Tân kiến tạo .............................................................................49
3.4. Địa chất thủy văn .......................................................................................54
3.5. Lịch sử phát triển địa chất ..........................................................................63
Phần 2 –ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH...........................................................................71
Chương 4 – Nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ địa chất công trình ...........71
4.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ địa chất công trình.......................................71
4.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ phân vùng địa chất công trình .....................76
4.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ phân vùng sức chịu tải .................................78
chương 5 - Điều kiện địa chất công trình......................................................................81
5.1. Đặc điểm cấu trúc nền ...............................................................................81

5.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo ......................................................................83
5.3. Đặc điểm địa chất thủy văn........................................................................87
5.4. Đất đá và các tính chất cơ lý .....................................................................89
5.5. Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực ...........................................102
5.6. Vật liệu xây dựng thiên nhiên ....................................................................106
Chương 6 – Phân vùng địa chất công trình, khai thác tài nguyên phát triển bền vững 110
6.1. Phân vùng địa chất công trình ...................................................................110
6.2. Khai thác tài nguyên phát triển bền vững ..................................................115
Kết luận và Kiến nghị...................................................................................................120
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................122
Phụ lục ............................................................................................................................124

Nguyễn Minh Trung

5


Luận án cao học

Chương mở đầu

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cần Giờ là một trong năm huyện biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí
Minh, cách trung tâm thành phố 50km theo đường chim bay về hướng Đông
Nam, với diện tích (71.361ha) chiếm 1/3 diện tích của Thành phố, trong đó
diện tích rừng chiếm đến 47% diện tích cả huyện. Và đây được xem là thế
mạnh về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong tương lai.
Trong tương lai, huyện Cần Giờ sẽ phát huy được thế mạnh về kinh tế
biển, trong đó ưu tiên nhất là xây dựng cảng biển lớn và cơ sở dịch vụ đường

biển, các kho tàng dự trữ, trung chuyển, các nhà máy đóng và sửa chữa tàu
loại lớn. Cùng với sự xuất hiện cảng biển Cần Giờ (56 triệu tấn/năm) sẽ hình
thành khu đô thị hiện đại trên phần đất 2 xã Cần Thạnh và Long Hòa cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông.
Tuy nhiên, do lịch sử phát triển địa chất, Cần Giờ là vùng cửa sông
thuộc hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, được cấu tạo bởi các trầm tích trẻ
(QIV2-3cg) và hiện đại (QIV3), chưa trải qua quá trình cố kết, nén chặt. Địa
hình trũng thấp (cao độ thường <1,5m) thường xuyên bị ngập nước. Các tính
chất cơ lý của đất đá thường ít thuận lợi và đòi hỏi chi phí cao cho xây dựng
công trình. Nhiều tai biến địa chất (sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, lầy hóa
lãnh thổ…) gây không ít khó khăn cho quy hoạch và phát triển khu vực.
Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng bản đồ địa chất công trình tỉ lệ
1:25.000 vùng Cần Giờ phục vụ công tác quy hoạch, khai thác tài nguyên và
phát triển kinh tế, xã hội một cách hiệu quả, ổn định bền vững là một yêu cầu
hết sức cần thiết và cấp bách.

Nguyễn Minh Trung

7


Luận án cao học

Chương mở đầu

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất công trình khu vực Cần Giờ làm cơ sở phục vụ
cho công tác quy hoạch và khai thác tài nguyên.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

• Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình khu vực nghiên cưú, tức là làm
rõ mối quan hệ các yếu tố của hoàn cảnh môi trường địa chất (cấu trúc địa
chất, địa hình, địa mạo, địa chất thủy văn, các quá trình và hiện tượng địa
chất động lực, tính chất cơ lý đất đá và vật liệu xây dựng thiên nhiên).
• Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của điều kiện địa chất công trình và
quy luật thay đổi không gian của chúng.
• Vạch rõ mối quan hệ tác động của các quá trình tự nhiên đối với công
trình xây dựng.
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, luận án tập trung vào các nội dung
chính sau đây:
• Thu thập và tổng hợp các tài liệu liên quan đến môi trường địa chất khu
vực nghiên cưú.
• Khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích bổ sung các chỉ tiêu cơ lý của đất đá.
• Xây dựng bản đồ địa chất công trình 1/25.000.
• Viết báo cáo thuyết minh.
5. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu là môi trường địa chất và sự tương tác của nó với
các hoạt động nhân sinh.
• Phạm vị nghiên cưú:
Nguyễn Minh Trung

8


Luận án cao học

Chương mở đầu

+ Vùng thuộc lãnh thổ huyện Cần Giờ.

+ Về chiều sâu nghiên cưú địa chất công trình đối với các vùng trầm tích
Đệ Tứ không vượt quá 40m, theo “Hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ địa chất
công trình tỉ lệ 1:50.000 (1:25.000) của Bộ công nghiệp)”.
6. CỞ SỞ TÀI LIỆU
Luận án được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu đã có và
bổ sung những kết quả nghiên cứu mới, trong đó luận án có sử dụng một số
kết quả đề tài trọng điểm ĐHQG “Nghiên cưú tổng hợp vùng cửa sông Sài
Gòn – Đồng Nai phục vụ công tác quy hoạch khai thác vùng theo mục tiêu
phát triển bền vững” do PGS.TS. Huỳnh Thị Minh Hằng chủ trì và được thực
hiện từ năm 2001-2003.
7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
• Bổ sung những đặc điểm địa chất công trình phạm vi nghiên cứu trên cơ
sở bản đồ địa chất công trình Tp.HCM tỉ lệ 1/50.000 đã được xây dựng
nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch và khai thác tài nguyên.
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý Nghóa Khoa Học
• Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình khu vực nghiên cưú, xác định
mối quan hệ và quy luật thay đổi giữa các yếu tố của điều kiện địa chất
công trình, và dự đoán sự thay đổi của điều kiện địa chất công trình do tác
động của điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng của con người.
Ý nghóa thực tiễn
• Kết quả của luận án sẽ là một đóng góp tích cực cho công tác quy hoạch,
khai thác và quản lý tài nguyên đất vùng Cần Giờ nói riêng cũng như của
Thành phố nói chung một cách hiệu quả.

Nguyễn Minh Trung

9



Luận án cao học

Chương mở đầu

9. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
• Bộ bản đồ địa chất công trình gồm :
+ Bản đồ địa chất công trình tỉ lệ 1:25.000.
+ Bản đồ phân vùng địa chất công trình.
+ Bản đồ phân vùng sức chịu tải của nền.
• Báo cáo thuyết minh đầy đủ về kết quả tổng hợp, điều tra và thành lập bộ
bản đồ trên.

Nguyễn Minh Trung

10


Luận án cao học

Chương 1

PHẦN I – KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN
A – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý
Cần Giờ là một trong năm huyện ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh, cách
trung tâm thành phố 50Km theo đường chim bay và theo hướng Đông Nam. Cần
Giờ là một huyện ven biển, bờ biển dài 23Km theo hướng Tây Nam – Đông Bắc,
trong đó có đoạn từ cửa sông Soài Rạp đến sông Lòng Tàu dài 13km.
Huyện Cần Giờ có tổng diện tích đất tự nhiên là 71.361 ha, chiếm 1/3 diện

tích toàn thành phố Hồ Chí Minh, được bao bọc trong vùng các cửa sông: Lòng Tàu,
Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải (phía Đông Bắc) và sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía
Tây Nam).
Vị trí địa lý của huyện Cần Giờ trải dài từ
ƒ

106046’12” đến 107000’50” kinh độ Đông.

ƒ

10022’14” đến 10040’00” vó độ Bắc.

Huyện Cần Giờ tiếp giáp (hình 1):
ƒ

Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè - ranh giới là sông Nhà Bè.

ƒ

Phía Nam giáp biển Đông.

ƒ

Phía Đông giáp Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.

ƒ

Phía Tây giáp Cần Giuộc - Long An và huyện Gò Công - Tiền Giang.

Chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km. Huyện

Cần Giờ có 7 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hoà,
Cần Thạnh, Thạnh An.

Nguyễn Minh Trung

11


Luận án cao học

Chương 1

1.2. Địa hình
Địa hình Cần Giờ tương đối bằng phẳng, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông
rạch chằng chịt. Ở vùng trung tâm có dạng lòng chảo.
Theo bản đồ địa hình Cần Giờ tỷ lệ 1:10.000 chia ra các dạng địa hình như
sau:
• Dạng địa hình có độ cao 2,0-11m: phân bố ở núi Giồng Chùa xã Thạnh
An. Đây là điểm cao duy nhất trong vùng nghiên cứu.
• Dạng địa hình có độ cao 1,5 – 2,0m: phân bố chủ yếu ở phía tây thuộc xã
An Thới Đông, xã Lý Nhơn (NTQ.10, NTQ.11), phía đông xã Phước Hòa,
NTQ.6 thuộc xã Tam Thôn Hiệp, khu vực đông bắc xã Cần Thạnh, Long
Hòa.
• Dạng địa hình có cao độ từ 1,0 – 1,5m: phân bố trên diện tích rộng nhất
của huyện, tập trung ở các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Bắc Lý
Nhơn, Long Hòa, Cần Thạnh, Thạnh An.
• Dạng địa hình có độ cao từ 0,5 – 1,0m: phân bố khá rộng, chủ yếu tập
trung phía Bắc xã Bình Khánh, phía Nam xã Lý Nhơn, ở phần giữa huyện
chiếm diện tích lớn các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp.
• Dạng địa hình có độ cao từ 0 – 0,5m: thấp trũng phân bố không liên tục có

dạng da beo, tập trung ở khu vực giữa kéo dài mở rộng về phía Đông của
xã Tam Thơn Hiệp và phân bố chủ yếu ở những vùng đầm lầy hình nan
quạt phía Nam xã Thạnh An, Cần Thạnh, Long Hòa.
• Dạng địa hình có độ cao 0,0m: phân bố ven sông rạch các xã ven biển như
Long Hòa, Cần Thạnh, Thạnh An, dọc các bãi bồi ven biển và cửa sông.

1.3. Khí hậu
Nguyễn Minh Trung

12


Luận án cao học

Chương 1

Khí hậu: vùng Cần Giờ chịu ảnh hưởng gió mùa cận xích đạo với hai mùa
mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô bắt đầu
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: trung bình hàng năm tương đối cao 25,80C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
38,20C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 14,40C. Biên độ nhiệt trong ngày 5 – 70C. Tháng có
nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1.
Độ ẩm: trung bình là 73-85%.
Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm không cao 1000 – 1400 mm, và
lượng mưa có hướng tăng dần từ phía Đông Nam lên phía Tây Bắc của huyện (bảng
1).
Lượng mưa tháng phân bố không đồng đều. Trong mùa mưa, lượng mưa
trung bình tháng ít nhất là 100 mm, nhiều nhất là 240 mm. Cần Giờ là huyện có
lượng mưa thấp nhất thành phố.
Lượng mưa hàng năm của các trạm thuộc Cần Giờ và các vùng lân cận.

(từ 1979 - 1989)
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu KHKT & Khuyến nông Tp.HCM)
Bảng 1
Lượng mưa năm (mm)

Trạm
Lớn nhất

Thấp nhất

Trung bình

Cần Giờ

1672

722

967

An Thới Đông

1558

966

1312

Tam Thôn Hiệp


1622

1099

1403

Nhà Bè

2214

866

1500

Vũng Tàu

1657

1353

1350

Bà Rịa

2601

821

1493


Nguyễn Minh Trung

13


Luận án cao học

Chương 1

Cần Đước

1675

1074

1336

Gò Công

1725

975

1330

1.4. Chế độ thủy – hải văn
1.4.1. Mạng lưới sông, rạch (hình 3)
Cần Giờ có mạng lưới sông rạch chằng chịt. Mật độ dòng chảy từ 7.011km/km2. Mạng lưới sông rạch và chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông
đã tạo nên sự phức tạp trong chế độ thủy văn, thủy lực vùng cửa sông Đồng Nai Sài Gòn. Đây là một vùng khá phức tạp, ổn định trong trạng thái động và rất nhạy
cảm, trong đó môi trường nước là trung tâm và tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã

hội và bảo vệ môi trường.
Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông lớn là sông Đồng Nai - Sài Gòn, và sông
Vàm Cỏ. Dòng chảy các sông Sài Gòn, Đồng Nai bị các hồ Dầu Tiếng và Trị An
điều tiết nên lưu lượng đưa về Cần Giờ vào mùa khô tăng và về mùa lũ giảm bớt so
với trước khi có hồ.
Đặc điểm một số sông chính ở Cần Giờ:
ƒ

Sông Nhà Bè: nơi hợp lưu của sông Đồng Nai với sông Sài Gòn. Sông này là
ranh giới giữa huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè và huyện Cần Giuộc (tỉnh
Long An), sông rộng từ 1300-1500m, sâu từ 10-18m.

ƒ

Sông Soài Rạp: là đoạn hạ lưu của sông Nhà Bè (tính từ Nam Hiệp Phước Nhà Bè đến Vịnh Đồng Tranh). Lòng sông Soài Rạp khá rộng (2000-3000m)
nhưng cạn (độ sâu chỉ 6-8m) do vậy khả năng giao thông thủy cho tàu lớn bị
hạn chế.

ƒ

Sông Lòng Tàu - Ngã Bảy: là tuyến dẫn nước sông Nhà Bè từ Bình Khánh đưa
ra Vịnh Gành Rái. Cửa sông Ngã Bảy rộng từ 800- 1500m. Sông Lòng Tàu

Nguyễn Minh Trung

14


Luận án cao học


Chương 1

hẹp (400-600m) nhưng sâu (10-21m), đây là tuyến giao thông thủy huyết
mạch từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh ra biển Đông.
ƒ

Sông Thị Vải - Gò Da: có phần lớn lưu vực thuộc tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là hệ thống sông chịu khống chế mạnh của biển. Cả lưu vực
sông tạo thành khu chứa nước mặn rất lớn. Sông Thị Vải rộng 400-600m
nhưng rất sâu (30-40m) thuận tiện cho việc xây dựng các cảng nước sâu.
Sông Gò Da là đoạn nối cửa sông Thị Vải với mạng lưới sông rạch phía Đông
Cần Giờ.

ƒ

Các cửa sông lớn: nước thoát ra biển Đông qua bốn cửa sông lớn là Soài Rạp,
Đồng Tranh, Ngã Bảy và Cái Mép.
Ngoài hệ thống các sông lớn, huyện Cần Giờ còn có rất nhiều sông nhỏ,

nhiều kênh rạch tập trung ở vùng trũng thấp trong nội đồng và trong rừng ngập mặn,
thường ở những nơi mặt đất có độ cao dưới 2m.
Diện tích Cần Giờ chiếm 1/3 diện tích thành phố nhưng trong đó có 25% là
diện tích mặt nước. Các sông rạch trong huyện quanh co, uốn khúc. Với địa hình
lòng chảo đã tạo thành các khu vực đầm lầy và các khu nước lớn trong khu nội
đồng. Dọc các sông rạch có nhiều bãi bồi lớn.
Khi nước lớn cả vùng rộng đều ngập nước mênh mông. Chỉ có những dải rừng
cây mới xác định được đâu là bờ, đâu là sông. Có nhiều rạch ngầm chỉ lộ ra khi
triều kiệt. Có nhiều sông rạch khi nước ròng sát không có nước. Mạng lưới sông
rạch chằng chịt tạo nên sự phức tạp cho chế độ thủy văn nhưng cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển giao thông thủy và phát triển thủy sản.
1.4.2. Đặc trưng dòng chảy

Sông rạch Cần Giờ chịu chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông với
biên độ lớn (3-4m). Trong một ngày nước lên hai lần, xuống hai lần tạo ra dòng
chảy hai chiều. Các đặc trưng dòng chảy thay đổi theo thủy triều: nước lớn hay nước
Nguyễn Minh Trung

15


Luận án cao học

Chương 1

ròng, lưng triều, chân triều hay đỉnh triều trong các kì triều khác nhau (triều cường,
triều trung hay triều kém) và thay đổi theo mùa (mùa khô hay mùa mưa) và mang
tính chu kỳ khá rõ rệt.
a. Hướng chảy
ƒ

Trong sông rạch: dòng chảy gồm có dòng triều, dòng sông và dòng tổng
hợp.

ƒ

Theo mặt cắt ngang: trong những lúc thay đổi pha triều, hướng chảy thay
đổi: nước ở hai mé sông đã lớn - hướng chảy vào, nước ở giữa sông vẫn
còn ròng - hướng chảy ra.

ƒ

Theo mặt cắt dọc: hướng chảy thay đổi phụ thuộc theo thủy triều, khi

nước mới lớn, nước ở lớp trên mặt còn chảy ra nhưng nước ở lớp giữa và
đáy đã chảy vào và khi mới ròng thì ngược lại.

ƒ

Giữa các sông lớn: hướng chảy từ Đông sang Tây theo tuyến Lòng Tàu Mũi Nai qua sông Dần Xây. Hướng chảy từ Đông sang Tây từ Nhà Bè
sang Lòng tàu qua Tắc An Nghóa, từ Nhà Bè sang Mũi Nai qua Vàm Sát.

b. Các vùng giáp nước
Giáp nước được hình thành trên các sông rạch có xâm nhập thủy triều từ hai
phía. Ở khu vực huyện Cần Giờ có khoảng 20 vùng giáp nước. Phạm vi giáp nước
thay đổi theo thời gian.
Giáp nước không phải một điểm mà một vùng hay một đoạn sông, rạch. Nơi
đây có sự giảm vận tốc dòng chảy, lắng đọng nhiều phù sa, mùn bã hữu cơ, bị cạn,
gây khó khăn cho giao thông thủy và tiêu thoát nước.
Vùng giáp nước tích đọng các chất dinh dưỡng (Phốt pho, Nitơ). Nếu hàm
lượng chất dinh dưỡng nhiều có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Ở các khu
vực giáp nước, sinh vật đáy, động thực vật phù du phát triển với số lượng nhiều hơn
các nơi khác.
Nguyễn Minh Trung

16


Luận án cao học

Chương 1

Ở những nơi hàm lượng chất độc nhiều thì vùng giáp nước cũng là nơi tích lũy
các chất này làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Các vùng giáp nước lớn như: vùng

giáp nước Cổ Cò, tắc Cà Đao, tắc Ông Cò…
c. Vận tốc dòng chảy
Trong một pha triều, khi nước mới lớn hay mới ròng, nước chảy từ từ (trong
vòng 1-2giờ), nước chảy mạnh dần và chảy rất mạnh (sau 2 giờ) sau đó giảm dần.
Khi đạt tới đỉnh triều hay chân triều nước hầu như không chảy, vận tốc bằng 0; lưu
lượng bằng 0. Nước đứng cũng thay đổi theo thời gian và không gian, ngoài gần
biển hay các cửa sông rạch, thời gian nước đứng khoảng 20-30 phút. Trong khi đó ở
trong nội vùng hay nơi xa biển thì thời gian nước đứng đạt tới 1 giờ 30 phút.
Theo số liệu thống kê của trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam (1997): về
mùa khô (4.1997) tại sông Soài Rạp vận tốc nước ra cao nhất là 0.8m/s, nước vào
cao nhất là 0.7m/s. Về mùa lũ, vận tốc dòng chảy ra tăng đáng kể, trong khi đó
dòng chảy từ biển vào giảm và lưu lượng vào cũng giảm.
1.4.3. Diễn biến mực nước và truyền triều
Chương trình quan trắc TP.HCM trong năm 1996-1997 đã thực hiện việc
quan trắc thủy văn liên tục hàng tháng ở Bình Khánh, cửa Soài Rạp, Đồng Tranh,
Ngã Bảy, Cái Mép. Trong năm, mực nước đỉnh triều cao nhất tăng dần trong các
tháng mùa mưa và đạt cực đại vào các tháng 11-12 từ 1,2-1,5m. Đây được xem là
mùa nước nổi. Nước ngập cao hơn các tháng trước từ 10-15cm. Nước dâng phụ thuộc
vào lượng mưa và sóng gió ngoài biển.
Thời gian truyền đỉnh triều từ Vũng Tàu vào các cửa sông phía Nam Cần Giờ
chỉ khoảng 30-40 phút; đến Bắc Cần Giờ khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 phút, có khi đến
2 giờ, tùy thuộc vào kỳ triều: khi triều cường thời gian truyền thường dài hơn triều
trung và triều kém 20-30 phút ở tại nơi quan sát theo dõi. Thời gian xuất hiện đỉnh
và chân triều chuyển dịch dần dần, cách nhau chỉ 30 phút đến 1 giờ trong một kỳ
Nguyễn Minh Trung

17


Luận án cao học


Chương 1

triều, do đó thuận tiện cho việc lập kế hoạch đi lại bằng đường thủy, đi biển đánh cá
hoặc thu hoạch thủy sản trong rừng ngập mặn.
1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng
Trên địa bàn Cần Giờ có các nhóm đất như sau:
1.5.1. Đất giồng cát
Đất giồng cát là trầm tích biển gió - do sóng biển và gió mang cát tạo thành.
Ở Cần Giờ có các giồng cát sau:
• Giồng cát Cần Thạnh - Long Hòa: phân bố thành hai hành lang hẹp,
không đều, chạy dài song song từ mũi Cần Giờ đến Long Hòa.
• Giồng cát Lý Nhơn: có hình gạc nai, nhánh dài vắt ngang qua rạch Gành
Hào lớn. Do địa hình cao (trên 2m), hầu như không bị ngập nước nên
giồng cát là tụ điểm nơi dân cư sớm nhất đến khai phá vùng này.
Thành phần vật liệu chủ yếu là cát, có các mảnh vụn sò, ốc, thành phần sét
và bột ít. Tính chất đất có phản ứng chua, rất nghèo hữu cơ. Độ gắn kết yếu, dễ
thấm nước nhưng khả năng giữ nước màu kém, nghèo hữu cơ nên hàm lượng dưỡng
chất cũng rất nghèo, do vậy cây trồng đói ăn và dễ bị hạn.
1.5.2. Nhóm đất phù sa
Đây là các thành phần trầm tích có nguồn gốc sông hoặc sông - biển, được
phân chia như sau:
• Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, nhiễm mặn vào mùa khô: loại đất này
phát triển trên trầm tích sông (aQIV3). Bề dày của lớp này thường rất nhỏ
(không quá 100cm). Giới hạn dưới của trầm tích sông là trầm tích sông
biển hoặc trầm tích biển đầm lầy. Phân bố chủ yếu ở xã Bình Khánh, phía
Bắc Cần Giờ. Thành phần vật liệu là sét thịt. Hàm lượng Na+, Mg+ rất
cao, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của sự nhiễm mặn vào mùa khô.

Nguyễn Minh Trung


18


Luận án cao học

Chương 1

• Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn vào mùa khô: phát triển
trên trầm tích sông biển (amQIV3), phân bố ở xã Bình Khánh, xã Lý Nhơn.
Thành phần vật chất là sét, sét bột. Tính chất đất có hàm lượng mùn khá
cao, có đặc điểm chung của các loại đất có nguồn gốc sông biển, bị nhiễm
mặn.
• Nhóm đất phèn: xếp vào nhóm này là đất phèn tiềm tàng, nhiễm mặn vào
mùa khô. Phân bố ở phía Nam xã Bình Khánh và xã An Thới Đông.
Thành phần vật liệu chủ yếu là sét.
• Nhóm đất mặn phèn: Phân bố tập trung tại huyện Cần Giờ. Nhóm đất này
được phân là 7 loại theo tình trạng ngập mặn và tầng sinh phèn xuất hiện
nông hay sâu, dưới đây là một số loại điển hình:
ƒ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập
mặn thường xuyên, chiếm 53% diện tích đất của huyện, phân bố ở
khắp 6 xã.
ƒ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập
mặn theo con nước, phân bố ở 6 xã, chủ yếu theo thềm lòng chảo vùng
đầm lầy ngập mặn.
ƒ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, ngập mặn theo
con nước, chiếm 0.7% diện tích huyện, phân bố tại xã Long Hòa, nằm
giữa hai giồng cát cách nhau 800m.
ƒ Đất than bùn, phèn tiềm tàng: chiếm 0.4% diện tích huyện, màu đen
xám đến đen.

1.6. Hệ sinh thái
1.6.1. Hệ sinh thái thực vật
Thảm thực vật Cần Giờ tạo thành bởi hai hệ sinh thái chính:

Nguyễn Minh Trung

19


Luận án cao học

Chương 1

• Hệ sinh thái rừng hỗn giao lá rộng nhiệt đới ẩm gió mùa, trong đó còn tồn
tại cả những kiểu tre nứa trong quá trình diễn thế tự nhiên, nhưng do bị
tàn phá mạnh nên chiếm diện tích phân bố khá nhỏ, không trở thành một
đơn nguyên đủ lớn để xem xét cho toàn vùng.
• Hệ sinh thái rừng ngập mặn, với các kiểu quần xã điển hình cho từng thể
khảm của toàn bộ vùng đất ngập triều đã được phân chia khá tỉ mỉ theo
mức độ triều và kết cấu nền đất. Các quần xã này khá phức tạp và phát
triển tự nhiên với các loài cây bản địa xen lẫn với các quần xã nhập cư
còn đang trên đường ổn định.
Các kiểu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có thể chia như sau:
• Quần hệ Bần chua: phân bố ở vùng đất mới bồi dọc bờ sông, nước lợ. Có
thể xem bần chua là cây tiên phong của vùng nước lợ, nơi có bãi bồi mới
được hình thành. Quần xã bần chua có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao
với mấm trắng, mấm đen tùy theo độ cao của đất.
• Quần hệ Mấm trắng: phân bố trên đất mới bồi, bùn lỏng, chúng mọc thuần
loại hoặc hỗn giao với mấm đen, bần chua, bần trắng.
• Quần hệ Mấm trắng-Mấm đen: phân bố ở vùng đất ổn định hơn.

• Quần hệ Mấm trắng-Bần trắng: phân bố ở các cửa sông, ven sông rạch,
bùn nhão.
• Quần hệ Mấm đen-Đước: phân bố trên vùng đất ổn định, ít ngập triều.
• Quần hệ Đước-Mấm đen: phân bố nơi có địa hình cao hơn và đước dần
chiếm ưu thế.
• Quần hệ Đước thuần loại: phân bố ở vùng đất cao, ổn định hoàn toàn, các
quần xã tự nhiên dần dần được thay thế bằng rừng trồng, loại quần xã này
có diện tích lớn trở thành kiểu rừng quan trọng và chiếm ưu thế cho hệ
sinh thái toàn vùng.
Nguyễn Minh Trung

20


Luận án cao học

Chương 1

• Quần hệ Đước-cây bụi: phân bố trên các vùng đất cao hơn, các loài cây gỗ
nhỏ bắt đầu xâm chiếm với cây đước. Ngược lại các vùng đất cao có cây
bụi ổn định được gây trồng bổ sung bằng cây đước để nâng cao tính đa
dạng của các hệ sinh thái và hiệu xuất sinh học của rừng.
• Quần hệ Đưng: hình thành do gây trồng đưng thuần loại trên đất bãi bồi
khá cao, hiện nay quần xã này chưa thấy xuất hiện tự nhiên.
• Quần hệ Cóc vàng: phân bố trên vùng đất cao, sét chặt ngập triều cao,
trên cả ruộng muối bị bỏ hoang.
• Quần hệ Dà-Cóc-Giá-Lức: phân bố trên đất cao có nền đất sét hơi chặt, có
thể xen với ráng, tra lâm vồ.
• Quần hệ Mấm đen-Chà là-Gõ biển-Quao nước: phân bố vùng đất cao dọc
theo sông ( chủ yếu có ở nông trường Đỗ Hòa, nông trường của tổng đội

TNXP, nông trường Q5).
• Quần hệ Mấm quăn: phân bố ở vùng đất chặt ngập triều cao, xuất hiện tự
nhiên ngay trên ruộng muối bỏ hoang.
• Quần hệ Chà là: phân bố trên vùng đất cao sét chặt, ít ngập triều, mọc
thuần loại hoặc hỗn giao với ráng, lức, tra lâm vồ …
• Quần hệ Ráng: phân bố khá rộng trên vùng đất từ nước mặn sang nước lợ,
nơi đất cao ngập khi triều cường.
• Quần hệ Dừa nước: phân bố dọc theo kênh rạch có độ mặn thấp (nước lợ)
cây thường phát triển mạnh nơi bùn chặt theo sông. Quần xã này mọc
thuần loại hay hỗn giao với mái dầm, ô rô, lác …
• Ngoài ra còn một số quần hệ thuần loại như Trang, Sú, Vẹt đang được
trồng tại các đầm tôm ở Lâm viên Cần Giờ.

Nguyễn Minh Trung

21


Luận án cao học

Chương 1

1.6.2. Hệ sinh thái động vật
Trong chiến tranh, rừng ngập mặn Cần Giờ đã bị tàn phá do chất độc hóa học
nên các loài động vật đã bị chết hoặc di chuyển đi nơi khác. Một số thành phần
động vật trước kia đã biến mất. Từ năm 1978 đến nay, rừng đã được phục hồi và
phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi về môi trường sống cho các loài động vật rừng
có nhiều thức ăn do các loài thủy sinh vật của rừng có điều kiện phát triển, thảm
thực vật rộng lớn, đa dạng là nơi thích hợp của nhiều nhóm động vật rừng có các tập
tính sinh thái thái khác nhau.

Một số loài động vật được hồi sinh phát triển mạnh mẽ thành từng đàn như:
khỉ đuôi dài 400-500 con (ở Lâm viên Cần Giơ)ø, heo rừng, chồn, trăn, rắn, kỳ đà,
mèo rừng, mèo cá, rái cá … Các sân chim tự nhiên đã và đang hình thành thu hút các
đàn chim hàng trăm loài tiếp tục hồi cư sinh sôi và phát triển. Theo kết quả ngiên
cứu của Hoàng Đức Đạt thì thành phần loài động vật rừng ngập mặn Cần Giờ như
sau:
Động vật rừng ngập mặn Cần Giờ
Bảng 2
Tổng số loài

Động vật trên cạn

Huyện Cần Giờ

Trong cả nước

1. Lớp thú

19

275

2. Lớp chim

145

827

3. Lớp bò sát


31

180

4. Lớp lưỡng cư

9

80

Tổng

204

1362

Nguyễn Minh Trung

22


Luận án cao học

Chương 1

B – ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN
1. 7. Dân số lao động
Dân số trong toàn huyện cho đến năm 2000 là 58.500 người với khoảng
11.400 hộ dân. Số nhân khẩu trung bình trong một hộ khoảng 5 người. Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên của huyện Cần Giờ là 1.4% năm. Mật độ dân cư trong huyện tương

đối thưa (83người/km2).
Nguồn lao động của huyện có 35.000 người, chiếm tỷ lệ khá cao so với dân
số (gần 60%). Tuy nhiên lực lượng lao động khá dồi dào này chưa được khai thác
hết, số người chưa có việc làm ổn định khá cao, chiếm 25% lực lượng lao động. Lao
động trong ngành ngư nghiệp chiếm phần lớn (10.500 người). Lao động trong ngành
nông nghiệp gần 7000 người và ngành công nghiệp là 2300 người. Lao động thuộc
ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá ít so với diện tích rừng của huyện (850
người).[15]
1.8. Đặc điểm kinh tế
1.8.1. Ngư nghiệp
Đã từ nhiều năm nay, kinh tế biển đối với Cần Giờ đóng vai trò quan trọng
nhất và là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng
đối với việc xuất khẩu thủy sản. Những tiềm năng về ngư nghiệp hiện đang được
khai thác chủ yếu gồm khai thác biển và nuôi trồng thủy sản.
• Khai thác biển
Các bãi cá và ngư trường được xác định là khai thác chính của Cần Giờ nằm
trong vùng biển Đông Nam Bộ, có 5 bãi cá, 4 bãi tôm, 3 bãi mực đang được đánh
bắt khai thác. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 11.000 tấn, chiếm 53%
sản lượng thủy sản của toàn huyện, trong đó có khoảng 8.000 tấn cá thực phẩm,
3.000 tấn cá tạp, 700 tấn tôm, 300 tấn cá có khả năng xuất khẩu.

Nguyễn Minh Trung

23


Luận án cao học

Chương 1


• Nuôi trồng thủy sản
Hai loại thủy sản chủ yếu đươc nuôi tại Cần Giờ là nuôi nghêu, sò huyết và
nuôi tôm sú. Hiện nay ở Cần Giờ có 2.000 ha đất bãi biển đang nuôi nghêu và gần
500 ha đất bãi bồi ven sông nuôi sò huyết. Hoạt động nuôi nghêu và thu hoạch
nghêu trong những năm qua đã tạo công ăn việc làm ổn định cho một lực lượng lao
động nhàn rỗi tại địa phương.
Trong hai năm 1999 – 2000 nghề nuôi tôm sú phát triển lại tại Cần Giờ rất
rầm rộ. Kết quả thu được đạt lãi từ 40 –60% vốn đầu tư. Việc được mùa tôm trong
các vụ gần đây đang tạo nên một phong trào nuôi tôm với đầu tư kỹ thuật nuôi hiện
đại.
1.8.2. Nông nghiệp
Tại Cần Giờ có ba loại hình sản xuất nông nghiệp chính gồm trồng lúa, trồng
cói và cây ăn trái.
y Trồng lúa: lúa được trồng tập trung ở bốn xã: Bình Khánh, An Thới Đông,
Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn. những nơi này đất thường xuyên bị mặn xâm nhập,
cho nên hầu hết diện tích lúa trước đây chỉ trồng được một vụ.
y Trồng cói: Cần Giờ có gần 100 ha cói có năng suất cao, chất lượng khá tốt.
Năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2 tấn cói khô/ha.
y Cây ăn trái: cây ăn trái được trồng tại các vùng đất cao gần biển chủ yếu tại
hai xã là Cần Thạnh và Long Hòa. Loài cây chính là xoài và mãng cầu trong đó
diện tích vườn xoài chiếm phần lớn.
y Chăn nuôi: do thiếu nguồn nước ngọt, điều kiện môi trường và hạn chế về
nguồn thức ăn ngành chăn nuôi tại Cần Giờ không phát triển.

Nguyễn Minh Trung

24


Luận án cao học


Chương 1

1.8.3. Nghề làm muối
Nghề làm muối tại Cần Giờ chủ yếu tập trung vào hai xã Lý Nhơn, Thạnh An
và thị trấn Cần Thạnh. Diện tích muối toàn huyện chiếm khoảng 1.400ha, trong đó
có một số diện tích muối hình thành trong rừng ngập mặn.
1.8.4. Lâm nghiệp
Toàn huyện có hơn 33.000 ha rừng và đất rừng. Ngành lâm nghiệp của huyện
có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ với diện tích rừng phòng
hộ hiện nay lên đến 26.651 ha. Rừng sản xuất chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 600
ha).
Hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ được đánh giá là khu rừng ngập mặn lớn
thứ hai Việt Nam (sau rừng ngập mặn Cà Mau nhưng được bảo vệ tốt nhất ở Việt
Nam, do đó đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Quốc tế (1999).
1.8.5. Thương mại dịch vụ
Ngành kinh doanh Thương mại – Dịch vụ tại Cần Giờ chưa phát triển so với các
quận huyện khác của thành phố. Do đời sống và thu nhập của người dân chưa cao
nên sức mua hạn chế. Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp dịch vụ (kể cả du lịch)
năm 2000 chỉ khoảng 90 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 19% tổng giá trị sản xuất.
1.8.6. Du lịch
Ngành du lịch hiện đang được đánh giá là một thế mạnh của huyện và được
quan tâm phát triển. Du lịch sinh thái trên cơ sở lợi thế rừng ngập mặn được xem là
hướng chủ đạo. Tuy nhiên trong những năm qua hoạt động du lịch vẫn còn ở mức
cầm chừng, thăm dò và thử nghiệm chứ chưa được hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các địa
điểm thu hút khách du lịch chủ yếu là bãi biển 30/4, khu Lâm Viên Cần Giờ và khu
du lịch Vàm Sát. Lượng khách du lịch đến Cần Giờ tăng rõ rệt so với những năm
trước đây (năm 2000 tăng đến 2.000.000 lượt khách nhưng vẫn là con số khiêm tốn
so với những khu du lịch khác).
Nguyễn Minh Trung


25


×