Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình triển khai ERP nghiên cứu tình huống tại cty cổ phần nhựa bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 283 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------

TRỊNH VĨNH QUYỀN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI ERP:
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Mã số ngành
: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 06 naêm 2005


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Võ Văn Huy

Cán bộ chấm nhận xét 1: ...............................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: ...............................................................................



Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày …… tháng …… naêm 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: TRỊNH VĨNH QUYỀN

Giới tính: Nam

Ngày tháng năm sinh : 08/12/1977

Nơi sinh: Tp.HCM

Chuyên ngành

: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


Khóa trúng tuyển

: 2003

I.

TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI ERP:

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến quá trình triển khai ERP;
tiến hành xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố theo từng pha
của dự án triển khai ERP.
So sánh, phân tích những sai biệt, xác định các nguyên nhân góp phần vào
thành công đối với dự án triển khai và đề xuất các kiến nghị liên quan nhằm
góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động triển khai ERP tại NBM.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: Ngày 08 tháng 01 năm 2005

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: Ngày 20 tháng 06 năm 2005

V.


: TS. VÕ VĂN HUY

HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

Ngày …… tháng …… năm ……
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KHOA QUẢN LÝ NGAØNH


|i|

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô những người đã giảng dạy, truyền đạt và
trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt hai năm học vừa qua.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến só VÕ VĂN HUY, cùng các
thầy cô khác - những người đã hướng dẫn, chỉ bảo và hỗ trợ tận tình để giúp tôi
hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của ban lãnh
đạo Nhựa Bình Minh, các bộ phận chức năng, cùng bạn bè, đồng nghiệp trong và
ngoài Công ty; những người đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập vừa qua. Và tôi cũng xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TTT,
đặc biệt là xin ghi nhận lòng biết ơn sâu sắc đến các anh Trần Minh Tâm,
Nguyễn Kim Trọng, Nguyễn Kim Tân, những người đã truyền đạt và tích cực hỗ

trợ, giúp đỡ tôi trong công tác chuyên môn và giúp tôi hoàn thành những tâm
nguyện được thể hiện trong luận văn này.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em, các bạn học lớp quản trị
doanh nghiệp K14 về sự quan tâm giúp đỡ, tinh thần tương trợ lẫn nhau trong
suốt thời gian học tập vừa qua. Tôi xin gửi tặng những thành quả học tập này đến
cha mẹ và người thân của tôi – những người đã động viên và tạo mọi điều kiện,
giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này.
TP.HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2005
TRỊNH VĨNH QUYỀN

Lời cảm ơn


ABSTRACT
Arising from matters effected to the result of implementary process, and
applying ERP solution to management activities at Binh Minh Corporation
beside the requirements of responsibility, author’s ponder of how to clear away
these problems to decrease obstacles and risks during the ERP implementation,
was one of reasons to finish this study.
By collecting and finding the factors effected to ERP implementary process,
combination to applying case study during the interview, note down and reconstructing activities of ERP implementary process at NBM and TTT; in order
to help us to define the ERP critical success factor. Moreover, from these casestudies, this study will compare, analize and answer the existence of awareness,
project resoures and related problems, so that this study release solutions and
method to evaluate and decrease risks affected to ERP implementation at NBM.

Abstract


| ii |


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xuất phát từ những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả chung của quá
trình triển khai, áp dụng giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) vào
hoạt động quản lý tại Nhựa Bình Minh (NBM); bên cạnh việc đòi hỏi, thúc giục
từ trách nhiệm công việc, từ chính những trăn trở của bản thân tác giả về việc
phải làm như thế nào để có thể giải toả những ách tắc trên nhằm giảm thiểu phần
nào những trở ngại, những rủi ro trong hoạt động triển khai ERP đã là một trong
những nguyên do góp phần hình thành nên đề tài nghiên cứu này.
Bằng cách tổng hợp việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình triển
khai ERP, kết hợp với việc sử dụng phương pháp tình huống trong quá trình
phỏng vấn, ghi nhận và xây dựng lại toàn bộ hoạt động của quá trình triển khai
ERP tại hai tình huống NBM và TTT; Qua đó, luận văn giúp ta xác định đâu là
những nguyên nhân chính yếu góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình
triển khai ERP. Hơn nữa, từ hai tình huống này, luận văn sẽ tiến hành so sánh,
phân tích và lý giải về những sai biệt chủ yếu đã tạo nên những tồn tại về mặt
nhận thức, về các nguồn lực dành cho dự án và về những vấn đề liên quan đến
hoạt động quản lý dự án triển khai tại tình huống NBM để từ đây là cơ sở hình
thành nên những kiến giải cùng những cách thức đánh giá hiệu quả đối với những
hoạt động sau cải tiến nhằm góp phần giảm thiểu những rủi ro làm ảnh hưởng
đến hoạt động triển khai ERP tại NBM.

Tóm tắt luận văn


| iii |

MỤC LỤC TỔNG QUÁT
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN......................................................................................... ii
MỤC LỤC TỔNG QUÁT .....................................................................................iii

MỤC LỤC CHI TIẾT ............................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.1 Giới thiệu vấn đề và lý do hình thành đề tài .............................................. 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................4
1.3 Ý nghóa thực tiễn của đề tài ........................................................................4
1.4 Giới hạn vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 5
1.5 Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 7
2.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết...................................................................... 8
2.2 Các mô hình nghiên cứu trước đây ........................................................... 13
2.3 Tóm tắt ..................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 24
3.1 Giới thiệu quy trình nghiên cứu ................................................................ 25
3.2 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 25
3.3 Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................... 26
3.4 Mô hình nghiên cứu sơ bộ ........................................................................ 28
3.5 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu sơ bộ ...................................................... 32

Mục lục


| iv |

3.6 Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết .................................... 33
3.7 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 36
3.8 Thông tin cần thu thập .............................................................................. 37
3.9 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 37

3.10 Nguồn cung cấp thông tin ....................................................................... 37
3.11 Phương pháp chọn mẫu........................................................................... 38
3.12 Kỹ thuật xử lý và phân tích thông tin...................................................... 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 41
4.1 Các kết quả tổng hợp từ tình huống nghiên cứu ....................................... 42
4.2 Phân tích quá trình triển khai từ hai tình huống........................................ 48
4.3 Một số kiến nghị liên quan đến quá trình triển khai ERP tại NBM ......... 70
4.4 Kế hoạch đánh giá hiệu quả từ các kiến nghị........................................... 87
4.5 Các ghi nhận từ quá trình sau cải tiến ...................................................... 90
CHƯƠNG 5: Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN .......................................................... 92
5.1 Kết luận và các đóng góp từ quá trình nghiên cứu ................................... 93
5.2 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 97
PHỤ LỤC ........................................................................................................... xiii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. xiv

Mục lục


|v|

MỤC LỤC CHI TIẾT
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN...........................................................................................ii
MỤC LỤC TỔNG QUÁT .......................................................................................iii
MỤC LỤC CHI TIẾT ..............................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.1 Giới thiệu vấn đề và lý do hình thành đề tài ..................................................2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................4
1.3 Ý nghóa thực tiễn của đề tài............................................................................4
1.4 Giới hạn vấn đề nghiên cứu............................................................................5
1.5 Kết cấu của luận văn ......................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 7
2.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết .........................................................................8
2.1.1 Các nhu cầu từ phía doanh nghiệp trong bối cảnh ngày nay .................... 8
2.1.2 Định nghóa về ERP ................................................................................... 9
2.1.3 Các lợi ích mang lại từ ERP ................................................................... 10
2.1.4 Khái niệm về quá trình triển khai ERP................................................... 12
2.2 Các mô hình nghiên cứu trước đây ...............................................................13
2.2.1 Các mô hình về quá trình triển khai ERP ............................................... 13
2.2.2 Mô hình các pha dự án (PPM) trong quá trình triển khai ERP............... 16
2.2.3 Mô hình các quan điểm đối với sự thành công của dự án CNTT............. 18
2.2.4 Những yếu tố điều kiện đối với sự thành công (CSFs) ............................ 19
Mục lục chi tiết


| vi |

2.2.5 Tích hợp giữa các mô hình CSFs vào PPM............................................. 22
2.3 Tóm tắt .........................................................................................................22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 24
3.1 Giới thiệu quy trình nghiên cứu ....................................................................25
3.2 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................25
3.3 Nghiên cứu sơ bộ ..........................................................................................26
3.4 Mô hình nghiên cứu sơ bộ ............................................................................28
3.4.1 Cam kết của lãnh đạo ............................................................................. 28
3.4.2 Vai trò và khả năng của người trưởng dự án .......................................... 28
3.4.3 Nhóm triển khai và thành phần liên quan............................................... 29

3.4.4 Năng lực của giải pháp........................................................................... 29
3.4.5 Khả năng giao tiếp truyền đạt ................................................................ 29
3.4.6 Mức độ tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và yếu tố tùy biến giải pháp...... 29
3.4.7 Mức độ chấp nhận các thay đổi về cấu trúc và văn hóa tổ chức ............. 30
3.4.8 Hoạt động kiểm tra, khắc phục sự cố, giám sát và đánh giá hiệu quả .... 30
3.4.9 Huấn luyện và đào tạo............................................................................ 30
3.4.10 Ngôn ngữ giao tiếp ............................................................................... 30
3.5 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu sơ bộ ..........................................................32
3.6 Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết ........................................33
3.7 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................36
3.8 Thông tin cần thu thập ..................................................................................37
3.9 Phương pháp thu thập thông tin....................................................................37
3.10 Nguồn cung cấp thông tin...........................................................................37
3.10.1 Nguồn nội bộ NBM............................................................................... 37
3.10.2 Nguồn bên ngoài................................................................................... 37
3.11 Phương pháp chọn mẫu ..............................................................................38

Mục lục chi tiết


| vii |

3.11.1 Nguồn thông tin nội bộ ......................................................................... 38
3.11.2 Nguồn thông tin sơ cấp bên ngoài ........................................................ 38
3.12 Kỹ thuật xử lý và phân tích thông tin .........................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 41
4.1 Các kết quả tổng hợp từ tình huống nghiên cứu ...........................................42
4.1.1 Tình huống triển khai ERP tại TTT......................................................... 42
4.1.1.1 Các ghi nhận từ quá trình triển khai ................................................ 42
4.1.1.2 Kết quả xử lý thông tin liên quan đến tình huống TTT ..................... 42

4.1.2 Tình huống triển khai ERP tại NBM....................................................... 42
4.1.2.1 Các ghi nhận từ quá trình triển khai ................................................ 42
4.1.2.2 Kết quả xử lý thông tin liên quan đến tình huống NBM.................... 42
4.1.3 Kết quả xử lý thông tin từ ý kiến chuyên gia ........................................... 43
4.1.4 So sánh quá trình triển khai từ hai tình huống........................................ 43
4.2 Phân tích quá trình triển khai từ hai tình huống ...........................................48
4.2.1 Mức độ ảnh hưởng của các CSF lên từng pha triển khai ........................ 48
4.2.2 Kết quả nghiên cứu – Những nét tương đồng.......................................... 52
4.2.3 Kết quả nghiên cứu – Những khác biệt ................................................... 55
4.2.4 Lý giải về những khác biệt từ hai tình huống .......................................... 59
4.3 Một số kiến nghị trong quá trình triển khai ERP tại NBM...........................70
4.3.1Khảo sát, phân tích, đánh giá lại hiện trạng hệ thống quản lý ................ 70
4.3.2 Tái xác định nhu cầu quản lý, mục tiêu triển khai .................................. 71
4.3.3 Tái xác định sự sẵn sàng về các nguồn lực cần thiết .............................. 74
4.3.4 Công bố mục tiêu, giới hạn và kế hoạch triển khai................................. 82
4.3.5 Lập kế hoạch quản lý và kiểm soát tiến độ dự án ................................... 83
4.3.6 Tập trung toàn lực cho từng pha của quá trình triển khai ...................... 83
4.3.7 Quan tâm và tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận giải pháp .......... 85

Mục lục chi tiết


| viii |

4.4 Kế hoạch đánh giá hiệu quả từ các kiến nghị ..............................................87
4.4.1 Ứng dụng lý thuyết Deming vào hoạt động đánh giá dự án ERP ............ 87
4.4.2 Phác thảo kế hoạch đánh giá quá trình cải tiến dự án triển khai ........... 89
4.5 Các ghi nhận từ quá trình sau cải tiến ..........................................................90
CHƯƠNG 5: Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN ............................................................ 92
5.1 Kết luận và các đóng góp từ quá trình nghiên cứu .......................................93

5.1.1 Những nhận xét từ quá trình nghiên cứu ................................................. 93
5.1.2 Kết luận về các đóng góp từ quá trình nghiên cứu.................................. 94
5.2 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................97
5.2.1 Những lưu ý về các hạn chế trong quá trình nghiên cứu ......................... 97
5.2.2 Những hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 98
PHỤ LỤC .............................................................................................................xiii
Phụ lục 2.1 Các CSF ảnh hưởng đến dự án triển khai ERP..............................101
Phụ lục 3.1 Dàn bài thảo luận tay đôi (phần hiệu chỉnh mô hình) ...................107
Phụ lục 3.2 Dàn bài thảo luận tay đôi (dành cho ban lãnh đạo TTT) ..............109
Phụ lục 3.3 Dàn bài thảo luận tay đôi (dành cho trưởng ban CNTT TTT).......111
Phụ lục 3.4 Dàn bài thảo luận tay đôi (dành cho ban lãnh đạo NBM).............113
Phụ lục 3.5 Dàn bài thảo luận tay đôi (dành cho trưởng ban CNTT NBM) .....115
Phụ lục 3.6 Dàn bài thảo luận nhóm (dành cho ban CNTT công ty NBM)......117
Phụ lục 3.7 Dàn bài thảo luận tay đôi (dành cho các chuyên gia về ERP) ......119
Phụ lục 4.1 Biên bản phỏng vấn lãnh đạo TTT................................................121
Phụ lục 4.2 Bảng tổng hợp đánh giá các ảnh hưởng của CSF đến quá trình
triển khai từ các đối tượng tại TTT...................................................................128
Phụ lục 4.3: Kết quả xử lý thông tin và đánh giá mức độ ảnh hưởng của
CSF đến tiến trình triển khai ERP tại TTT ......................................................129
Phụ lục 4.4 Biên bản phỏng vấn ban CNTT và lãnh đạo NBM .......................134

Mục lục chi tiết


| ix |

Phụ lục 4.5 Bảng tổng hợp đánh giá các ảnh hưởng của CSF đến quá trình
triển khai từ các đối tượng tại NBM.................................................................139
Phụ lục 4.6 Kết quả xử lý thông tin và đánh giá mức độ ảnh hưởng của
CSF đến tiến trình triển khai ERP tại NBM.....................................................140

Phụ lục 4.7 Kết quả phỏng vấn chuyên gia......................................................146
Phụ lục 4.8 Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai
ERP từ các chuyên gia......................................................................................154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... xiv

Mục lục chi tiết


|x|

CÁC THUẬT NGỮ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPR

: Tái thiết kế quy trình kinh doanh (Business Process Re-engineering)

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSFs

: Các yếu tố tiên quyết đối với sự thành công (Critical Success Factors)

ERP

: Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning)

HĐQT

: Hội đồng quản trị


MIS

: Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System)

NBM

: Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh

PPM

: Mô hình pha dự án (Project Phase Model)

TTT

: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

CRM

: Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management)

SCM

: Quản lý chuyền cung ứng (Supply Chain Management)

Nhóm triển khai: Là nhóm người liên quan trực tiếp đến hoạt động triển khai và

được dùng để đại diện chung cho các thực thể.
Nhà cung cấp: Đơn vị cung cấp các giải pháp về ERP.
Ban CNTT(NBM), ERP Team(TTT): Nhóm thành viên của nhà đầu tư giải
pháp (NBM, TTT), đại diện họ trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến dự án.
Nhà triển khai: Nhóm thành viên của đơn vị triển khai, đại diện họ xử lý các vấn
đề liên quan đến trách nhiệm của phía triển khai trong quá trình triển khai.
Nhà tư vấn: Nhóm thành viên của đơn vị tư vấn về quá trình triển khai giải pháp,
có trách nhiệm trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến liên quan đến hoạt
động tư vấn trong quá trình triển khai giải pháp.

Các thuật ngữ


| xi |

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 2.1: Mô hình các pha trong quá trình triển khai (PPM) .................................17
Sơ đồ 2.2 Mô hình các quan điểm đối với sự thành công của dự án CNTT.............18
Sơ đồ 2.3 Mô hình CSFs trong triển khai ERP – M. Al-Mashari (2002) .................21
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu – Nguyễn Đình Thọ (2003)...................................25
Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu sơ bộ – Tg (2005)....................................................31
Sơ đồ 3.3 Mô hình nghiên cứu – Tg (2005) .............................................................35
Sơ đồ 3.4 Mô hình thu thập và phân tích dữ liệu định tính ......................................40
Sơ đồ 4.1 Biểu đồ so sánh các tình huống tại pha Lập kế hoạch.............................52
Sơ đồ 4.2 Biểu đồ so sánh các tình huống tại pha Tái cấu trúc ...............................53
Sơ đồ 4.3 Biểu đồ so sánh các tình huống tại pha Thiết kế chi tiết .........................54
Sơ đồ 4.4 Biểu đồ so sánh các tình huống tại pha Thiết kế cài đặt .........................55
Sơ đồ 4.5 Biểu đồ so sánh các tình huống tại pha Cơ cấu, bố trí .............................55
Sơ đồ 4.6 Biểu đồ so sánh các tình huống tại pha Cấu hình-kiểm tra .....................57

Sơ đồ 4.7 Biểu đồ so sánh các tình huống tại pha Cải tiến ......................................57
Sơ đồ 4.8 Ứng dụng tư tưởng chất lượng của Deming vào dự án triển khai ERP ....88

Danh mục các hình


| xii |

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Một số ưu điểm chính từ hệ thống ERP....................................................12
Bảng 2.2 Các CSF cho việc triển khai ERP.............................................................20
Bảng 4.1 Kết quả so sánh quá trình triển khai từ hai tình huống.............................43
Bảng 4.2: Mức độ ảnh hưởng của CSFs lên từng pha triển khai tại NBM...............49
Bảng 4.3: Mức độ ảnh hưởng của CSFs lên từng pha triển khai tại TTT ................50
Bảng 4.4: Các ảnh hưởng của CSFs lên từng pha triển khai theo chuyên gia .........51
Bảng 4.5: Các ảnh hưởng của kiến nghị đến quá trình triển khai ERP tại NBM.....73
Bảng 5.1: Các ảnh hưởng từ các góc nhìn đối với từng pha triển khai ..................100

Danh mục các bảng


|1|

Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Giới thiệu vấn đề và lý do hình thành đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3 Ý nghóa thực tiễn của đề tài

1.4 Giới hạn vấn đề nghiên cứu
1.5 Kết cấu của luận văn

Chương 1

Giới thiệu đề tài


|2|

1.1 Giới thiệu vấn đề và lý do hình thành đề tài
Vào cuối thập niên 90, các giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cho
các hoạt động điều hành và quản lý của doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện và bùng
phát tại các nước phát triển. Trong số đó, các giải pháp về hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (ERP) được xem như một chuẩn mực trong việc ứng dụng CNTT
vào các hoạt động tại doanh nghiệp. Việc áp dụng ERP hứa hẹn sẽ đem đến cho
doanh nghiệp một lợi ích tổng thể (Shang and Seddon, 2000) như:
-

Lợi ích về vận hành: Liên quan đến việc tiết giảm chi phí, chu trình vận
hành, giúp tăng năng suất, chất lượng và các dịch vụ khách hàng

-

Lợi ích về quản lý: Liên quan đến việc ERP giúp cho hoạt động quản lý các
nguồn lực được tốt hơn, cải thiện hiệu quả các hoạt động ra quyết định và
lập kế hoạch.

-


Lợi ích về chiến lược: Liên quan đến các hoạt động hỗ trợ việc tăng trưởng
trong kinh doanh, thành lập các liên minh kinh tế, xây dựng các sách lược
đổi mới trong kinh doanh, phấn đấu trở thành người dẫn đầu về hiệu quả chi
phí, tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm và xây dựng các hoạt động liên kết
với bên ngoài doanh nghiệp.

-

Lợi ích về cơ sở hạ tầng CNTT: Liên quan đến việc xây dựng một cơ chế
linh hoạt trong kinh doanh, giảm thiểu chi tiêu đối với CNTT cũng như tăng
cường khả năng của kiến trúc hạ tầng CNTT tại doanh nghiệp.

-

Lợi ích về cơ cấu của tổ chức: Liên quan đến việc hỗ trợ những thay đổi
trong tổ chức, sự dễ dàng thuận tiện trong việc tìm hiểu các quy trình kinh
doanh, phát huy năng lực của tổ chức qua việc hoạch định các viễn cảnh về
tương lai phù hợp với thực tế doanh nghiệp.

Chương 1

Giới thiệu đề tài


|3|

Trong những năm gần đây, trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế thị trường
ngày một trở nên khắc nghiệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những quyết định
được chính xác và nhanh chóng, bên cạnh việc sử dụng nguồn lực sao cho hiệu
quả hơn (1)… Đứng trước những thách thức đó, việc các doanh nghiệp chủ động tìm

kiếm và trang bị một công cụ trợ giúp đối với hoạt động quản lý, điều hành tại
chính doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu.
Nhận thức được vai trò thiết yếu và quan trọng của công nghệ thông tin, nên từ
đầu năm 2001 các ý tưởng về việc xây dựng và triển khai một hệ thống thông tin
tổng thể đã được ban lãnh đạo công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (NBM) nhen
nhóm và cụ thể hoá vào năm 2004 bằng mục tiêu hành động cấp Công ty đó là
“Triển khai chương trình ứng dụng ERP vào hoạt động quản lý tại NBM” (2).
Công tác tại NBM và là thành viên của ban triển khai giải pháp ERP cho NBM,
cộng thêm những động lực từ bản thân về những mong muốn được tìm hiểu,
nghiên cứu sâu hơn vai trò của hệ thống thông tin đối với hoạt động quản lý tại
các doanh nghiệp, tác giả mạnh dạn thực hiện luận văn tốt nghiệp này với đề tài:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình triển khai ERP:
Nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh”

(1)
(2)

: theo [14], trang 3.
: theo [4], Định hướng phát triển CNTT giai đoạn 2002 –2006, 2002.

Chương 1

Giới thiệu đề tài


|4|

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Bằng việc ứng dụng mô hình các pha dự án (PPM) (Parr và Shanks, 2000) như
một “lăng kính” để qua đó thể hiện lại quá trình triển khai ERP tại NBM và

TTT (cả hai có một số đặc điểm tương đồng về điều kiện triển khai; trong đó một
tình huống đã triển khai xong, được đánh giá là thành công và một tình huống hiện
đang trong quá trình triển khai và có những dấu hiệu chậm về tiến độ). Theo đó,
ta sẽ thiết lập mô hình các yếu tố về điều kiện thành công (CSFs) như là
“công cụ phản ánh” mức độ quan tâm ở mỗi tình huống đối với các CSFs tại
từng pha của quá trình triển khai; và sau đó sẽ tiến hành so sánh, phân tích và lý
giải về những khác biệt từ kết quả triển khai giữa chúng, đồng thời xác định
những yếu tố nào là cần thiết, là đáng được quan tâm tại mỗi pha để từ đó có thể
đề xuất một số kiến nghị liên quan đến hoạt động triển khai tại NBM.
Mục tiêu của đề tài bao gồm việc trả lời các câu hỏi:
1. Những yếu tố ảnh hưởng nào cần phải xem xét trong từng pha của quá trình
triển khai giải pháp ERP ?
2. Đâu là những nguyên nhân chính yếu góp phần tạo nên thành công trong
quá trình triển khai ERP tại TTT ?
3. Tại NBM, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó như thế nào, vì sao lại có
những khác biệt về kết quả triển khai so với TTT?
4. Làm thế nào để có thể giảm thiểu rủi ro từ quá trình triển khai tại NBM?
1.3 Ý nghóa thực tiễn của đề tài
Từ những yêu cầu công việc và nhu cầu học hỏi của bản thân, bằng việc ứng
dụng kỹ thuật nghiên cứu tình huống, qua đề tài này tác giả hy vọng được đóng
góp một phần vào việc:
1. Xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai ERP.
Chương 1

Giới thiệu đề tài


|5|

2. Ứng dụng mô hình vào việc phân tích, đánh giá một cách tương đối chính

xác, đáng tin cậy về tiến trình triển khai đối với tình huống NBM và TTT.
3. Đóng góp một số kiến nghị nhằm giảm thiểu một phần rủi ro trong quá trình
triển khai ERP tại NBM.
4. Đề cập đến một số bài học kinh nghiệm từ thực tế nghiên cứu.
1.4 Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhằm đảm bảo tính tập trung của vấn đề nghiên
cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu được giới hạn như sau:
- Đối tượng nghiên cứu chính trong luận văn này là
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (gọi tắt là NBM).
- Đối tượng so sánh cho tình huống nghiên cứu của luận văn này là
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT (gọi tắt là TTT).
- Phạm vi phân tích
Trong luận văn này, tác giả tập trung phân tích các nguyên nhân, yếu tố nội
tại ảnh hưởng đến tiến trình triển khai ERP tại hai Công ty trên.
- Phạm vi đề xuất giải pháp
Chủ yếu tập trung vào các đề xuất liên quan đến các yếu tố nội tại của NBM
(Công tác quản lý dự án, Nguồn nhân lực, Giải pháp phần mềm, Cơ sở hạ tầng
máy tính, Hệ thống thông tin thực tại...).
- Thời đoạn có hiệu lực
Bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị triển khai giải pháp đến giai đoạn hoàn tất việc
chuyển giao, nghiệm thu giải pháp.

Chương 1

Giới thiệu đề tài


|6|

1.5 Kết cấu của luận văn

Bố cục của luận văn này bao gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
(Giới thiệu vấn đề và lý do hình thành đề tài; Mục tiêu nghiên cứu của đề tài;
Ý nghóa thực tiễn của đề tài; Giới hạn vấn đề nghiên cứu; Kết cấu của luận văn)
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
(Tổng quan về cơ sở lý thuyết; Các mô hình nghiên cứu trước đây, tóm tắt)
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
(Giới thiệu quy trình nghiên cứu; Thiết kế nghiên cứu; Nghiên cứu sơ bộ; Mô hình
nghiên cứu sơ bộ; Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu sơ bộ; Mô hình nghiên cứu
chính thức và các giả thuyết; Phương pháp nghiên cứu; Thông tin cần thu thập;
Phương pháp thu thập thông tin; Nguồn cung cấp thông tin; Phương pháp
chọn mẫu; Kỹ thuật phân tích xử lý thông tin)
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
(Các kết quả tổng hợp từ tình huống nghiên cứu; Phân tích quá trình triển khai từ
hai tình huống; Một số kiến nghị liên quan đến quá trình triển khai ERP tại NBM;
Kế hoạch đánh giá hiệu quả từ các kiến nghị)
Chương 5: Ý nghóa và kết luận
(Kết luận và các đóng góp từ quá trình nghiên cứu; Những hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo)

Chương 1

Giới thiệu đề tài


|7|

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Chương 1 đã giới thiệu hình ảnh tổng quát
về nghiên cứu với việc trình bày mục tiêu,
phạm vi, giới hạn, và bố cục của đề tài
nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày tổng
quan về cơ sở lý thuyết và các mô hình
nghiên cứu trước đây. Từ đó, mô hình
nghiên cứu chính thức sẽ được đề nghị.

2.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết
2.2 Các mô hình nghiên cứu trước đây
2.3 Tóm tắt

Chương 2

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu


|8|

2.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chủ yếu dựa trên kiến thức của các môn học
thuộc chương trình đào tạo Cao học Quản trị Doanh nghiệp, cụ thể (xem chi tiết
phần Tài liệu tham khảo):
• Nền tảng của việc phân tích hiện trạng Hệ thống quản lý và xây dựng mô hình
Hệ thống thông tin quản lý (MIS) tại NBM được thực hiện dựa trên cơ sở lý
thuyết về các mô hình MIS giới thiệu trong các môn học liên quan.
• Các kiến thức về Hành vi Tổ chức, Quản lý Chiến lược, Phương pháp Nghiên
cứu trong Kinh doanh, Hệ hỗ trợ ra quyết định.
• Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng một số lý thuyết, các kết quả từ các công
trình nghiên cứu, báo cáo, thông tin được công bố và đăng tải từ các nguồn

thông tấn, báo chí, tạp chí chuyên ngành, các website, diễn đàn internet...
2.1.1 Các nhu cầu từ phía doanh nghiệp trong bối cảnh ngày nay
Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh ngày nay, các
doanh nghiệp không ngừng thay đổi các quy trình nghiệp vụ hàng ngày. Thêm
vào đó, bằng sự lớn mạnh từ môi trường kinh doanh toàn cầu, các doanh nghiệp
đang ngày càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu sau (theo [21], trang 8):
• Tích cực kiểm soát và chủ động giảm thiểu các chi phí.
• Phân tích chi phí / doanh thu trên mỗi sản phẩm hay khách hàng cụ thể.
• Linh hoạt trong đáp ứng các đòi hỏi hay thay đổi từ quá trình kinh doanh.
• Nhấn mạnh vai trò ra quyết định trong quản lý.
• Thay đổi các quy trình nghiệp vụ.
• Hướng đến khách hàng, mang khách hàng đến gần với doanh nghiệp.
• Tùy biến các sản phẩm theo nhu cầu khách hàng…
Chương 2

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu


|9|

Và từ khi phương pháp luận về ERP trở nên phổ biến thì nhiều ứng dụng phần
mềm được xây dựng nhằm hỗ trợ các nhà quản lý thực hiện việc triển khai hệ
thống ERP cho các tác nghiệp kinh doanh như: Quản trị kho hàng, theo dõi hợp
đồng, dịch vụ khách hàng, quản lý các tài nguyên về tài chính cũng như nhân sự.
2.1.2 Định nghóa về ERP
Theo định nghóa của Musaji (2002, ERP System Architecture) thì “ERP là một
thuật ngữ đề cập đến các hoạt động được hỗ trợ bằng những bộ phần mềm
ứng dụng khác nhau được tích hợp chặt chẽ những chức năng nghiệp vụ cần
thiết vào một hệ thống đơn nhất với một hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất”.
Bên cạnh đó, đối với tác giả Khosrowpour (2000, Performance Specification of

Software Components, tr.244) “giá trị thật sự của ERP không chỉ đơn thuần là
một gói phần mềm thông thường mà nó chính là cả một cơ chế quản lý được
đúc kết từ các quy trình quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp, bằng việc
tích hợp các quy trình nghiệp vụ đã được tin học hóa nhằm phát huy tinh
thần cộng tác, tăng cường tính hiệu quả trong quản lý và trong các hoạt động
khác của doanh nghiệp”.
Ngoài ra, còn có một số định nghóa như “ERP là giải pháp phần mềm tinh vi phức
tạp nhằm góp phần làm giảm bớt áp lực công việc qua việc cung cấp những thông
tin một cách kịp thời và chính xác trong việc ra quyết định của các nhà quản lý”
của Fouad Riaz Bajwa (ERP Guidance, 2002) hoặc theo Gatner Group (2002)
“ERP là một hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp mọi khía cạnh hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp như lập kế hoạch, sản xuất, bán hàng,
marketing”.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu


×