-
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống của nước ta và là nguồn thu nhập
quan trọng đối với các hộ gia đình ở nông thôn. Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt
Nam theo những tài liệu để lại đã có từ 3200 – 3500 năm trước (Nguyễn Đăng Vang
2002). Đối với một nước có nền kinh tế hơn 90 % là sản xuất nông nghiệp như Việt
Nam thì chăn nuôi gia cầm không những là ngành không thể thiếu mà còn đóng một
vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nghề của đất nước.
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/10/2009 của tổng cục thống kê, tổng
đàn gia cầm của Việt Nam có khoảng 280,18 triệu con [29]. Cùng với sự phát triển
của các ngành nghề khác trong cả nước thì chăn nuôi gia cầm cũng đang trên đà
phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh sự phát triển thì chăn nuôi
gia cầm hiện nay còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ xảy ra
dịch cúm gia cầm A/H5N1. Dịch cúm gia cầm đã và đang gây thiệt hại rất to lớn về
kinh tế, lẫn con người. Dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào
cuối tháng 12/2003, bắt đầu từ các tỉnh Hà Tây, Long An và Tiền Giang, sau đó lây
lan sang nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Trong vòng hai tháng dịch đã xuất
hiện tại 2.574 xã, phường thuộc 381 quận, huyện, thị xã của 57 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu con
chiếm 16,9% tổng đàn, trong đó gà có 30,4 triệu con và thuỷ cầm là 13,5 triệu con.
Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loài chim khác bị chết và tiêu huỷ.
Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan rất nhanh
với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm bị nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế
giới, gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội…
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao HPAI (High Pathogenic Avian Influenza)
được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A các bệnh truyền nhiễm cực kỳ
nguy hiểm. Từ cuối năm 2003 trở lại đây bệnh cúm gia cầm đã, đang và dự đoán
trong nhiều năm nữa vẫn là mối đe dọa nguy hiểm cho sự phát triển của ngành chăn
nuôi gia cầm ở nước ta và cho sức khoẻ cộng đồng. Do đó phòng chống dịch cúm
gia cầm là một trong những chương trình phòng chống dịch bệnh cấp quốc gia.
Ngoài các biện pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi như tiêu huỷ đàn gia cầm
1
-
nhiễm bệnh, cấm lưu thông tiêu thụ, … thì việc sử dụng vaccine tiêm phòng để tạo
đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh cúm là một biện pháp hỗ trợ tích cực và
không thể thiếu trong việc phòng và hạn chế bệnh. Vì thế trong công tác phòng và
chống dịch việc giám sát khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine của gia cầm là
nhiệm vụ bắt buộc.
Riêng đối với tỉnh Nghệ An, kể từ năm 2007, dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm
chết và tiêu hủy 66.281 con. Năm 2008 dịch xuất hiện ở 4 huyện Hưng Nguyên,
Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu đã làm chết và tiêu hủy 5.025 con gia cầm. Năm
2009 dịch xảy ra tại Đô Lương, số gia cầm ốm chết phải tiêu hủy là 946 con. Chỉ
tính riêng 2 tháng đầu năm 2010 dịch lại xuất hiện ở Nghi Lộc, Nam Đàn và thành
phố Vinh, tổng số gia cầm ốm chết buộc phải tiêu hủy là 4.486 con.
Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng
đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại
tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là xác định hiệu giá kháng thể của gà, vịt sau tiêm phòng
vaccine cúm A/H5N1. Qua đó đánh giá khả năng bảo hộ của đàn gia cầm được tiêm
vaccine cúm năm 2009 tại tỉnh Nghệ An trong khuôn khổ dự án sử dụng vaccine
cúm A/H5N1 giai đoạn III (2009 - 2010) của quốc gia.
2
-
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
2.1.1. Khái niệm về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Influenza) còn gọi là bệnh cúm gà hay cúm loài
chim. Là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ
orthomyxoviridae.
Virus cúm gia cầm gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà
điểu, các loài chim cảnh và chim hoang dã. Và nguy hiểm hơn bệnh có thể lây sang
người và một số loài thú khác.
Trước đây bệnh này còn được gọi là bệnh dịch tả gà (fowl plague) nhưng từ
hội nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville - Mỹ năm 1981 đã
thay thế tên này bằng tên bệnh cúm gia cầm độc lực cao (HPAI - Highty Pathogenic
Avian Inluenza) để chỉ các virus cúm type A có độc lực mạnh, gây lây lan nhanh, tỷ
lệ tử vong cao [2].
2.1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm
Năm 412 trước công nguyên, Hippocrates đã mô tả về bệnh cúm. Năm 1680
một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã xảy ra 31 vụ đại dịch.
Trong hơn 100 năm qua đã xảy ra 4 vụ đại dịch cúm vào các năm 1889, 1918, 1957,
1968.
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) được phát hiện lần đầu tiên ở Italia
vào năm 1878 và được đặt tên là bệnh dịch hạch gà, bệnh gây tỷ lệ tử vong rất cao ở
đàn gia cầm.
Đến năm 1901, virus bệnh nguyên được Centanny Samnozzi xác định là một
tác nhân virus qua lọc. Nhưng phải đến năm 1955 mới xác định được virus đó
chính là virus cúm type A (H7N1 và H7N7) gây chết nhiều gà, gà tây và các
loài khác.
Qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bệnh dịch
nghiêm trọng nhất xảy ra với gà là những chủng gây bệnh cao thuộc phân type H5
và H7 như ở Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm 1983 - 1984 là H5N2.
Cuối thập kỷ 60, phân type H1N1 đã phát hiện ở lợn và có liên quan đến
những ổ dịch ở gà tây với biểu hiện đặc trưng là những triệu chứng ở đường hô hấp
và giảm đẻ [2].
3
-
Vào giữa thế kỷ 20, bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các nước Châu Âu, Nga, Bắc
Phi, Trung Đông Châu Á, Nam và Bắc Mỹ. Virus cúm gia cầm subtype H5 đã được
tìm thấy ở Canada vào năm 1966 và vùng Wisconsin thuộc nước Mỹ năm 1968. Từ
năm 1977, nhiều subtype thuộc virus cúm A như H5 và H7 đã được phân lập và mô
tả. Trong năm 1972, virus cúm gia cầm đã được phát hiện từ vịt chạy đồng qua
chương trình giám sát virus bệnh Newcastle và theo dõi chim hải âu ở Australia.
Đầu năm 1996, bệnh cúm gia cầm được thông báo ở trên ngỗng. Năm 1997, dịch
xảy ra ở Hồng Kông, được xác định là do virus H5N1 gây ra và đã phải tiêu huỷ
khoảng 1,5 triệu con gà [26].
2.1.3. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới
Cúm A/H5N1 là một virus có độc lực cao, và gây bệnh trên người trong các vụ
dịch cúm gà những năm 1996 - 2008, đặc biệt ác liệt là do virus cúm A/H5N1 thể
độc lực cao (HPAI, highly pathogenic avian influenza) gây ra kể từ năm 2003 cho
đến nay và phát sinh nhiều nhóm, phân nhóm (clade) có độc lực rất cao. Chủng
virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên gà tại Scotland
vào năm 1959. Từ đó cho đến nay, H5 và N1 đã có thay đổi lớn xét về cấu trúc
thành phần gen và kháng nguyên miễn dịch. Sau gần 40 năm không phát hiện, cúm
A/H5N1 xuất hiện tại Quảng Đông (1996), và Hồng Kông (1997) với biến đổi sâu
sắc, không những gây chết gia cầm mà còn thích ứng và gây chết người bệnh. Có
thể coi dòng virus cúm A/H5N1 từ 1996 đến nay là cúm A/H5N1 hiện đại mới xuất
hiện. Đặc biệt, từ 2003 đến nay, virus H5N1 gây ra dịch cúm trên gia cầm tại Hồng
Kông, Trung Quốc và lây lan sang hàng chục quốc gia trên thế giới ở châu Á, châu
Âu và châu Phi. Cúm A/H5N1 giai đoạn 2003 đến nay, cơ bản về cấu trúc vẫn như
trước đó, nhưng xét về độc lực (tính gây bệnh), loài vật chủ nhiễm bệnh, tính kháng
nguyên - miễn dịch và mức độ truyền lây có nhiều nét đặc trưng hơn và khác với
nhiều biến chủng H5N1 trước đây.
Từ cuối 2005, cúm A/H5N1, chủ yếu là các chủng virus thuộc phân dòng
Thanh Hải (nguồn gốc vùng Bắc Trung Quốc) bắt đầu lan sang một số nước vùng
Trung Á, trong đó có Nga, rồi tràn ngập Đông Âu và xâm nhập vào các nước vùng
Tiểu Á, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Bắc- Trung Phi, đặc biệt Ai Cập và Nigeria
là các nước chịu thiệt hại nhiều nhất. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong hơn
mười năm qua, trên thế giới đã có hàng trăm triệu gia cầm đã bị tiêu hủy, gây thiệt
hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và kinh tế. Đặc biệt, số người nhiễm và tử vong do
virus cúm A/H5N1 mỗi năm một cao hơn, theo thống kê số người bị nhiễm cúm gia
4
-
cầm H5N1 báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2003 đến tháng
6/2008, đã có tới 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó, 243 trường hợp đã tử
vong chiếm tới 63,11%. Việt Nam và Indonesia là các 2 quốc gia có số người nhiễm
và tử vong cao nhất do virus cúm A/H5N1 trên thế giới. Trong số 16 nước có người
chết do cúm gia cầm, Indonesia và Việt Nam được WHO xác định là quốc gia
“điểm nóng” có thể cúm A/H5N1 có được các điều kiện thuận lợi để tiến hóa thích
nghi lây nhiễm và trở thành virus của người [24].
2.1.4. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam
Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở
các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả
nước chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1
xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng
nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến cuối năm 2009, dịch cúm gia cầm liên tục tái
bùng phát hàng năm tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành các đợt
dịch lớn như sau:
Từ cuối tháng 12 năm 2003 đến hết tháng 01 năm 2004:
Cuối tháng 12 năm 2003 dịch cúm gia cầm xuất hiện tại các tỉnh Hà Tây, Tiền
Giang, Long An và sau đó lây nhanh sang các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang.
Giữa tháng 1 năm 2004 dịch xảy ra ở Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai. Tại miền Bắc dịch xuất
hiện ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Nam, Phú
Thọ tiếp đó là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên [11].
Từ ngày 01 đến ngày10 tháng 2 năm 2004:
Dịch bùng phát rất nhanh, xảy ra trên quy mô lớn và diễn biến rất phức tạp.
Bình quân mỗi ngày có khoảng 150 - 230 xã, 15 - 20 huyện phát sinh ổ dịch mới
trên phạm vi cả nước. Ngày cao điểm nhất có 267 xã, 20 huyện thị phát sinh ổ dịch
mới. Số gia cầm phải tiêu hủy hàng ngày từ 2 - 3 triệu con, ngày cao điểm nhất là
06/02/2004 phải tiêu hủy đến 4 triệu con [11].
Từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 27 tháng 2 năm 2004:
Tính đến ngày 27 tháng 02 dịch bệnh đã xảy ra ở 2.574 xã, phường (chiếm
24.6 % số xã, phường), 381 huyện, thị (chiếm 60 %) thuộc 57 tỉnh, thành phố [11].
Tình hình dịch trong năm 2005:
Được chia làm nhiều đợt nhỏ:
5
-
Đợt dịch thứ nhất: Từ ngày 01/01 - 29/04, dịch xẩy ra ở 670 xã tại 182 huyện
thuộc 35 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu
hủy là 1.847.213 con, trong đó: 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029 chim
cút.
Đợt 2: Từ ngày 29/06 - 32/08, dịch xẩy ra ở 14 xã, 12 huyện thuộc 8 tỉnh,
thành phố. Số gia cầm tiêu hủy là 12.164 con trong đó 5.294 gà và 6.870 vịt, ngan.
Đợt 3: Từ ngày 01/10 - 15/12, dịch xẩy ra ở 305 xã, phường của 108 quận,
huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố. Số gia cầm tiêu hủy là 3.972.943 con, trong đó
1.338.523 gà, 2.135.116 vịt, ngan và 499.304 chim cút, bồ câu, chim cảnh.
Đợt dịch cuối năm: Dịch xẩy ra chủ yếu trên đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ
chưa được bảo hộ bằng vaccine [11].
Tình hình dịch cuối năm 2006 và đầu 2007:
Đợt 1: Từ ngày 06/12/2006 - 07/03/2007, dịch xẩy ra trên 83 xã, phường của
33 huyện, quận thuộc 11 tỉnh, thành. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là
103.094 con, trong đó 13.622 gà, 89.472 vịt, ngan. Hai tỉnh nặng nhất là Cà Mau và
Bạc Liêu.
Đợt 2: Từ 01/05 - 23/08/2007, dịch xẩy ra ở 167 xã, phường của 70 huyện,
quận thuộc 23 tỉnh, thành. Tổng số gia cầm mắc bệnh chết và tiêu hủy là 2.294.849
con, trong đó 21.525 gà, 264.549 vịt, 8.775 ngan. Dịch nặng nhất ở Nghệ An, Nam
Định và Điện Biên.
Dịch tái phát lại vào ngày 01/10/2007 tại 15 xã của 9 huyện thuộc 6 tỉnh. Tổng
số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 8.850 con, trong đó 1.024 gà, 7.826 vịt [11].
Từ đầu tháng 5 đến 21/06/2007:
Dịch xẩy ra trên 60 xã của 18 tỉnh trong cả nước bắt đầu từ Nghệ An sau đó
đến Nam Định, Bắc Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam,
Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cao Bằng [11].
Từ cuối năm 2007 đến đầu 2008:
Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 17 tỉnh, thành trong cả nước gồm Hà Nội,
Hà Nam, Hải Dương, Lào Cai, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng
Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Trà Vinh,
Tuyên Quang, Vĩnh Long [11].
Tình hình dịch năm 2008:
6
-
Năm 2008 dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị
xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.580
con (gồm gà, ngan, vịt) [28].
Tình hình dịch năm 2009:
Năm 2009, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 68 xã, phường, thị trấn của 34
huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy
trên 127.000 con [25].
2.1.5. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được về bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam [5]
2.1.5.1. Sự lưu hành virus cúm gia cầm ở Việt Nam
Virus cúm gia cầm H5N1 gây bệnh cho gia cầm ở Việt Nam có nguồn gốc từ
Trung Quốc thuộc gennotyp Z.
Trong các năm tiếp theo của ổ dịch, virus vẫn tiếp tục xâm nhập từ Trung
Quốc vào Việt Nam, có thể thông qua đường nhập lậu gia cầm. Loại virus xâm nhập
về sau này, ngoài gennotyp Z có cả gennotyp G (loại virus chuyên lưu hành ở
Quảng Tây và Hồ Nam (Trung Quốc)).
Virus lưu hành ở Việt Nam luôn biến đổi cấu trúc di truyền. Chỉ riêng đoạn
gen tại vị trí tách (cleavage site) đã có 5 cấu trúc khác nhau. Các loại virus lưu hành
ở Việt Nam bao gồm H
3
, H
4
, H
5
, H
6
, H
9
, H
11
và H
12
.
Sự biến đổi di truyền của virus cúm H5N1 tại Việt Nam đã xảy ra tại vị trí thụ
thể của virus với tế bào.
Virus H5N1 gây bệnh cho gia cầm năm 2003 vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam.
Các loại virus lưu hành ở phía Nam đã phát triển thành một nhóm riêng (nhóm S),
và khác với nhóm virus (nhóm N) lưu hành ở phía Bắc.
Virus cúm H5N1 có tính kháng nguyên rất đa dạng từ khi xuất hiện tại Việt
Nam và đã xuất hiện một số chủng có tính kháng nguyên hoàn toàn khác và được
phân vào nhóm kháng nguyên HA Clade 2 hoặc Genotyp G.
Mặc dù lợn là động vật mẫn cảm với virus cúm và có thể là nơi gây ra sự tổ
hợp của virus cúm H5N1 với virus cúm người để tạo ra một chủng virus mới gây
đại dịch. Nhưng nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ lợn nhiễm virus H5N1 là rất thấp. Nói
cách khác khả năng nhiễm và phát bệnh ở lợn do H5N1 là không đáng kể. Hơn nữa
lợn được gây bệnh thực nghiệm không phát bệnh lâm sàng và không làm lây lan
virus sang lợn tiếp xúc.
Virus H5N1 có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường so với các loại virus cúm
khác. Điều quan trọng là trong điều kiện môi trường bình thường (nước sông suối, ở
7
-
nhiệt độ 20 - 30
0
C) virus chỉ bị mất hoạt lực sau 90 giờ, trong môi trường có chất
hữu cơ virus có thể tồn tại lâu hơn. Đối với virus trong cơ thể gia cầm bệnh được
chôn dưới đất chúng chỉ giữ được tính gây nhiễm không quá 5 ngày.
Để làm nâng cao tính nhạy cảm của phương pháp chẩn đoán nên chẩn đoán
virus cúm bằng phương pháp RT-PCR, trong đó xác định virus type A trước (thông
qua xác định gen M) sau đó mới xét nghiệm các đặc tính subtype khác.
Đã phát hiện cầy hương tại rừng Cúc Phương bị chết do virus H
5
N
1
. Điều này
cho thấy cần phải có các biện pháp an toàn sinh học cho các vườn quốc gia và nhất
là các sở thú.
Đã chế tạo thành công kháng nguyên HA H5N1 dùng trong giám sát huyết
thanh cúm gia cầm. Mặt khác cũng đã chế tạo thành công kháng huyết thanh kháng
H5N1 dùng trong nghiên cứu và chẩn đoán bệnh.
Đã khảo sát chất sát trùng Alpha Terpineol từ tinh dầu tràm có khả năng sát
khuẩn và làm giảm sự nhân lên của virus H5N1 trên môi trường tế bào.
2.1.5.2. Kết quả nghiên cứu phát triển vaccine phòng bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam
Đã nghiên cứu thành công:
- Quy trình sản xuất vaccine cúm A/H5N1.
- Quy trình bảo quản và sử dụng vaccine cúm A/H5N1.
- Quy trình tiếp truyền giống gốc và sản xuất giống cấp một.
2.2. Đặc điểm virus học của virus cúm A phân type H5N1 gây bệnh ở gia cầm
2.2.1. Phân loại
Virus nói riêng cũng như virus cúm nói chung thường được phân loại chủ
yếu theo tính kháng nguyên. Khi dùng phản ứng kết tủa trên thạch hoặc kết hợp bổ
thể người ta thấy có 3 nhóm virus khác nhau và đặt tên cho 3 nhóm là virus A, B, và
C. Dùng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu người ta thấy virus type A lại có
nhiều loại khác nhau. Trên cơ sở kết quả của phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu,
khi phát hiện ra rằng kháng thể kháng ngưng kết hồng cầu là kháng thể được tạo ra
để chống lại protein HA nhưng không ức chế toàn bộ các virus type A. Từ đó virus
type A được chia ra các type phụ (subtype) trên cơ sở có phản ứng HI đặc hiệu. Cho
đến năm 2004 tổng số subtype chia theo khả năng ngưng kết hồng cầu là 16. Cũng
như vậy với protein NA, người ta phát hiện ra 9 loại NA có tính kháng nguyên khác
nhau và được đặt tên là từ N1 cho đến N9. Virus cúm type A là kết quả sự tổ hợp
giữa 2 loại protein này. Chính vì vậy chúng ta có virus cúm đặt tên là HxNy. Việc
phân loại virus như trên do ủy ban định danh quốc tế tiến hành [6].
8
-
Các loại virus cúm rất đa dạng, có thể chúng có cùng danh hiệu nhưng không
chắc có cùng nguồn gốc và về gen di truyền chúng có sự khác nhau. Với virus
H5N1 đang gây bệnh đại dịch cho gia cầm, có nguồn gốc từ Châu Á được gọi tên
đầy đủ là "virus H5N1 dòng Châu Á" nhằm phân biệt với các loại H5N1 khác. Virus
H5N1 lại được phân loại chi tiết hơn nữa. Có 2 kiểu phân loại virus cúm dòng Châu
Á (theo quy định của WHO) đó là:
Phân loại theo kiểu gen: Virus cúm dòng Châu Á phải có 2 đoạn RNA chịu
trách nhiệm tổng hợp protein HA và NA có nguồn gốc từ virus cúm H5N1 phân lập
từ ngỗng ở Quảng Đông (Trung Quốc) vào năm 1996. Tùy theo nguồn gốc của 6
đoạn gen còn lại mà người ta đặt tên cho kiểu gen của virus đó. Tại Việt Nam cho
đến nay chúng ta đã phát hiện có 3 kiểu gen, đó là Z, G, và V.
Phân loại theo nhóm kháng nguyên: Do sự biến đổi di truyền liên tục nên
protein HA của virus cúm H5N1 dòng Châu Á có tính kháng nguyên thay đổi. Bằng
phản ứng HI xác định hiệu giá kháng thể của các loại virus cúm H5N1 dòng Châu Á
thì các virus cúm có hiệu giá kháng thể chênh lệch nhau không quá 1log được phân
vào cùng một nhóm kháng nguyên. Khi hiệu giá HI lệch 2log trở lên thì virus sẽ
thuộc nhóm kháng nguyên khác. Hiện nay đã có đến 9 nhóm kháng nguyên khác
nhau [6].
2.2.2. Tên gọi của virus cúm A/H5N1
Tên của virus cúm được đặt theo quy ước quốc tế bắt đầu bằng type virus, và
subtype (nghĩa là theo tên gọi của protein HA và NA). Như vậy chúng ta viết: virus
type A H5N1. Tên của từng chủng virus được viết bắt đầu từ tên type, tên loài động
vật mà từ đó virus được phân lập, tên địa phương nơi phân lập được (tên nước, tên
tỉnh, hoặc tên bang), sau đó ký hiệu riêng của phòng thí nghiệm nơi phân lập được,
năm phân lập và để trong ngoặc tên chung của virus. Ví dụ:
A/DK/VNM/450/06[H5N1]. Riêng với virus cúm phân lập từ người thì không cần
để tên động vật nữa, ví dụ A/Việt Nam/1303/03[H5N1] [6].
2.2.3. Cấu trúc của virus cúm A/H5N1
2.2.1.1. Cấu trúc chung [6].
Vius cúm gà có tên khoa học là Avian Influenza virus, thuộc họ
Orthomyxoviridae, là họ virus đa hình thái, có vỏ ngoài, genome là RNA đơn.
Hạt virus có dạng hình khối tròn hình trứng hoặc dạng khối kéo dài, đường
kính khoảng 80 - 120nm, nhiều khi virus có dạng hình sợi dài đến vài µm. Phân tử
lượng của hạt virus khoảng 4,6 - 6,4 Dalton.
9
-
Vỏ ngoài của virus là một màng lipid. Trên màng này có hai loại protein là
Hemagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA). Bên trong virus có hai thành phần
gồm axit nhân loại RNA và protein. RNA của virus cúm là sợi đơn gồm 7 hoặc 8
đoạn riêng biệt, các sợi RNA này được bao bọc bởi các protein chủ yếu là NP
(Nucleoprotein) và protein M (Mactrix) tạo ra Nucleocapsid. Các protein của virus
bao gồm và có chức năng sau:
HA: Là một trimer có bản chất glycoprotein type1 có chức năng bám dính vào
thụ thể tế bào.
NA: Là một tetramer có nhiệm vụ cắt axit sialic, giúp HA gắn vào thụ thể và
giúp giải phóng RNA từ endosom (thể nội bào) và tạo hạt virus mới.
M2: Là tetramer có chức năng tạo khe H
+
nhằm giúp cởi vỏ virus.
M1: Tập hợp các thành phần của virus và gây ra hiện tượng nảy chồi để giải
phóng virus mới hình thành.
PB1, PB2, NP và PA: Có nhiệm vụ bảo vệ, sao chép và phiên dịch RNA.
NS2 kết hợp với M1 có nhiệm vụ chuyển RNA từ trong nhân tế bào ra ngoài
nguyên sinh chất.
NS2 là protein không cấu trúc (không là đơn vị tạo thành hạt virus) được tổng
hợp trong quá trình nhân lên của virus và có nhiệm vụ cắt xén RNA và kích thích sự
phiên mã trong quá trình nhân lên của virus.
2.2.1.2. Cấu trúc gennom [24].
Hệ gen của virus cúm chứa duy nhất Axit ribonucleic (RNA) một sợi, có cấu
trúc là sợi âm, ký hiệu là SS (-) RNA (Negative single stranded RNA). Sợi âm RNA
có độ dài 10.000 - 15.000 nucleotit, không được nối với nhau tạo thành một sợi
RNA hoàn chỉnh mà phân chia thành 7 - 8 phân đoạn có cấu trúc riêng biệt, mà mỗi
một phân đoạn là một gen chịu trách nhiệm cho mỗi một loại protein của virus.
Phân đoạn 1 - 3 mã hóa cho protein PB1, PB2 và PA là các loại protein có
chức năng là Enzyme polymeraza, trong đó PB1 có phân tử lượng tính toán là 87 x
10
3
Da, PB2 có phân tử lượng tính toán là 84 x 10
3
Da và PA có phân tử lượng tính
toán là 83 x 10
3
Da.
Phân đoạn 4 mã hóa cho protein hemagglutinin (HA) với phân tử lượng là 63 x
10
3
Da (không được glycosyl hóa), 72 x 10
3
Da nếu được glycosyl hóa.
Phân đoạn 5 mã hóa cho protein nucleoprotein (NP) với phân tử lượng tính
toán là 56 x 10
3
Da.
10
-
Phân đoạn 6 là gen chịu trách nhiệm tổng hợp protein enzyme neuraminidase
(NA) với phân tử lượng tính toán là 50 x 10
3
Da.
Phân đoạn 7 mã hóa cho hai tiểu phần protein đệm (matrix protein M1 và
M2), trong đó phân tử lượng tính toán của M1 là 28 x 10
3
Da và của M2 là 11 x 10
3
Da.
Phân đoạn 8 có độ dài tương đối ổn định 890 (nucleotit) trong các biến chủng
cúm A, mã hóa cho 2 tiểu phần protein không cấu trúc NS1 và NS2 (Nonstructural
protein, NS), trong đó phân tử lượng tính toán của NS1 là 27 x 10
3
Da và của NS2 là
14 x 10
3
Da.
Hình 1. Các dạng hình thái khác nhau dưới kính hiển vi điện tử (A), mô hình
cấu tạo hạt virus (B), cấu trúc của phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus
cúm A.
2.2.4. Sự biến đổi gen di truyền của virus cúm A/H5N1
Virus cúm liên tục biến đổi về gen di truyền tạo ra virus mới. Cơ chế của sự
biến đổi đó là:
Thay đổi do đột biến điểm: Việc phân chia virus H5N1 dòng Châu Á theo
nhóm kháng nguyên như nói ở trên chính là kết quả của đột biến điểm của đoạn gen
HA. Khi virus nhân lên trong tế bào ký chủ sẽ có sự sai lệch trong sao chép dẫn đến
thay đổi một hoặc nhiều nucleotid, dẫn đến thay đổi cấu trúc của mã di truyền và
protein HA. Sự thay đổi này làm tính kháng nguyên thay đổi theo. Việc thay đổi
không chỉ xảy ra ở gen HA mà còn ở các gen khác. Do vậy hàng năm nhóm chuyên
gia về cúm của WHO thường phải xem xét và chọn ra loại virus mới để sản xuất
vaccine thay thế cho chủng virus năm trước [6].
Thay đổi do tổ hợp: Khi 2 virus cúm type A cùng nhiễm vào trong một tế bào,
chúng đều tổng hợp ra hàng ngàn phân tử protein và đoạn RNA của chính mình. Để
hình thành một hạt virus cần tổ hợp 8 đoạn RNA và các loại protein. Lúc này không
11
-
phải đoạn RNA của virus nào thì theo nhau làm thành một hạt virus giống với virus
thế hệ trước, mà chúng tự sắp xếp miễn sao có đủ 8 đoạn RNA bất kể của virus nào.
Kết quả là virus khi hình thành có thể có tất cả 8 đoạn RNA đều là của một trong hai
loại virus bố mẹ hoặc có một số đoạn RNA của virus này và số còn lại của virus kia.
Do sự biến đổi liên tục nên virus cúm luôn luôn được coi là mới. Về mặt kháng
nguyên, sự thay đổi này làm cho con người dù đã được tiêm phòng nhưng vẫn có
thể mắc bệnh cúm nhưng ở dạng nhẹ. Sự thay dổi do đột biến điểm là một quá trình
thay đổi từ từ nhưng thường xuyên của tính kháng nguyên nên đòi hỏi hàng năm
người ta phải chọn chủng virus thích hợp để làm vaccine. Trong khi đó, sự thay đổi
do tổ hợp, ví dụ chúng ta đang mắc bệnh cúm do H3N2 gây ra nay nếu xuất hiện
H5N3 chẳng hạn thì con người chưa tiếp xúc với H5 bao giờ nên khi mắc bệnh bệnh
sẽ rất nặng và có khả năng sinh ra đại dịch ở người. Tuy nhiên không nhất thiết phải
có quá trình tổ hợp mới sinh ra đại dịch. Virus cúm dòng Châu Á đang lưu hành
hiện nay chẳng hạn có thể chỉ cần một vài đột biến điểm sao cho nó có thể lây lan dễ
dàng giữa người với người là có khả năng sinh ra đại dịch [6].
2.2.5. Các type, phân type và các chủng của virus cúm A/H5N1
Virus cúm gồm có 3 type và chúng được phân biệt khác nhau dựa vào những
điểm khác biệt về kháng nguyên ở nhân và lớp protein matrix. Một điểm khác biệt
quan trọng giữa các type virus cúm là khả năng nhiễm và gây nhiễm ở các loài vật
khác nhau. Ví dụ virus cúm type A đã được phát hiện và xác định là gây bệnh ở các
loài động vật có vú và các loài chim, bao gồm: người, lợn, ngựa, chồn, các loài động
vật có vú ở biển và một loạt các loài gia cầm và chim hoang dã. Trong đó virus cúm
type B và C phần lớn được xác định là gây bệnh ở người và rất hiếm khi có thể xác
định có mặt ở các loài động vật khác như hải âu và lợn [4].
Ngoài ra khi so sánh với các type virus cúm B, C, virus cúm type A được coi
là đã xác định rõ đặc tính cũng như khả năng gây bệnh ở người và động vật vì
chúng gây ra các đại dịch không thể lường trước với tỉ lệ chết cao.
Về lý thuyết có thể suy luận ra rằng có thể hình thành hàng nghìn chủng virus
cúm có chứa cả HA và NA khác nhau và mỗi chủng virus này đều có những đặc
điểm riêng và có khả năng gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại
mới chỉ phát hiện được một lượng rất nhỏ các chủng virus cúm type A ở người trên
toàn thế giới bao gồm: H1N1, H1N2, H3N2, và gần đây là chủng H5N1. Mặc dù
vậy người có thể bị nhiễm bởi cả 3 type virus cúm A, B, C [4].
12
-
Mặt khác dựa vào khả năng gây bệnh ở động vật, cũng như đặc tính di truyền
phân tử đặc hiệu, người ta phân loại các chủng virus cúm gia cầm thuộc type A
thành 2 nhóm chính: đó là chủng virus độc lực cao (H5, H7, và gần đây là H9) có
thể gây nhiễm với tỷ lệ chết lên đến 100% số gia cầm và các chủng virus cúm gia
cầm độc lực thấp, thường gây bệnh nhẹ ở các loài gia cầm. Tuy nhiên các chủng
virus cúm gia cầm độc lực thấp được xem là có tiềm năng rất cao để tiến hóa thành
các chủng có độc lực cao. Trong số các chủng virus độc lực cao các chủng H5, H7
bao gồm: H5N1, H7N7, H7N3 đã được xác định là các chủng virus cúm có độc lực cao
và con người cũng có thể bị nhiễm các chủng virus này với các biểu hiện bệnh lý khác
nhau nhẹ (H7N3, H7N7) cho tới nặng và thậm chí bị chết (H7N7, H5N1) [4].
2.2.6. Sự nhân lên của virus cúm A/H5N1 trong tế bào ký chủ
Quá trình nhân lên của virus cúm chia ra nhiều giai đoạn, gồm có giai đoạn
bám dính, xâm nhập, tổng hợp protein và RNA (pha sớm và pha muộn), lắp ráp và
giải phóng virus (hình 2). Sự bám dính của virus cúm vào tế bào ký chủ bắt đầu
bằng sự bám dính không đặc hiệu do các loại đường có trên protein HA quyết định.
Tại đây vai trò của mối liên kết α 2 - 3 hay α 2 - 6 quyết định mức độ bám dính. Sau
đó các men proteaza có trong ký chủ sẽ cắt đôi protein HA tại điểm cắt và giúp cho
protein này bám vào thụ thể của tế bào ký chủ. Sau khi có mối liên kết HA - thụ thể
thì men neuraminidase (NA) của virus sẽ cắt các axit sialic của tế bào (taminflu có
tác dụng ức chế NA tức là ức chế quá trình này). Khi virus bám vào thụ thể, tạo ra
thông tin cho quá trình ẩm bào bắt đầu. Mảng tế bào tại nơi có virus bám vào sẽ lõm
vào trong tạo thành một túi nhỏ, miệng túi khép lại và virus được nằm trong một quả
cầu nhỏ gọi là endosome. Màng của endosome như vậy chính là màng tế bào được
lộn ngược vào trong. Người ta gọi quá trình này là quá trình ẩm bào. Trong nguyên
sinh chất màng endosome này sẽ sát nhập với màng của lysosome. Môi trường bên
trong lysosome sẽ toan hóa giúp cho màng lipid của virus sát nhập với màng của
lysosome. Mặt khác, protein M2 của virus sẽ bơm H
+
vào bên trong virus làm
cho phần bên trong của virus sẽ toan hóa. Nếu ta coi virus như một cái túi thì
miệng túi sẽ gắn với màng lysosome, sau đó chiếc túi này được mở ra và lộn
ngược ra giải phóng nucleocapsid của virus vào trong nguyên sinh chất [6].
13
-
Hình 2: Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A trong tế bào chủ.
2.2.7. Đặc tính nuôi cấy virus cúm A/H5N1
Phần lớn các chủng virus có thể phát triển ổn định ở trứng gà có phôi hoặc ở
các loại tế bào mầm. Đây chính là đặc điểm quan trọng để nhân giống virus trong
phòng thí nghiệm để nghiên cứu, bảo tồn cũng như để sản xuất vaccine. Đối với các
chủng virus cúm cũng có những đặc tính như vậy. Tuy nhiên, virus cúm type A chỉ phát
triển ở trong môi trường tế bào không có huyết thanh chứa trypsin. Một số hệ thống tế
bào kể cả dòng tế bào MDCK cần được nuôi cấy ở trong môi trường không có huyết
thanh có chứa trypsin để tách các protein HA của virus giúp cho việc hình thành các
khuẩn lạc. Một số loại môi trường tế bào như tế bào gan HepG2 của người, tế bào thận
phôi lợn (ESK) và tế bào thận gà (CK) cũng đã được chứng minh là có nhiều hứa hẹn
và nhạy cảm hơn đối với virus cúm gia cầm [19].
2.2.8. Độc lực và sức kháng của virus
2.2.8.1. Độc lực của virus
Để đánh giá độc lực của virus cúm người ta sử dụng phương pháp gây bệnh
cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2ml nước trứng đã được gây
nhiễm virus với tỉ lệ pha loãng 1/10, sau đó đánh giá mức độ bệnh của gà để cho
điểm (chỉ số IVPI), điểm tối đa là 3 và đó là virus có độc lực cao nhất. Theo quy
định của ủy ban Châu Âu [30] thì những virus có chỉ số IVPI từ 1,2 trở lên là thuộc
nhóm virus có độc lực cao. Căn cứ vào chỉ số IVPI các nhà khoa học đã thống nhất
chia virus cúm làm 3 loại:
- Loại virus có độc lực cao: Nếu sau 10 ngày tiêm tĩnh mạch cho gà mà làm
chết 75 - 100% gà thực nghiệm, virus gây cúm gà phải làm chết 20% số gà mẫn cảm
14
-
thực nghiệm và phát triển tốt trên môi trường tế bào xơ phôi gà và tế bào thận trong
điều kiện môi trường nuôi cấy không có trypsin.
- Loại virus có độc lực trung bình: Là những chủng virus gây dịch cúm gà với
triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết không quá 15% số gà bị nhiễm bệnh tự
nhiên và không quá 20 % số gà mẫn cảm thực nghiệm.
- Loại virus có độc lực thấp: Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, có
thể gây ra dịch cúm nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và không tạo ra
bệnh tích đại thể, không làm chết gà.
Tuy nhiên trong thực tế virus cúm ở loài chim được phân chia theo tính gây
bệnh với hai mức độ độc lực:
- Loại có độc lực thấp (LPAI): Là loại virus khi phát triển trong cơ thể bị
nhiễm, có thể gây bệnh cúm nhẹ, không có triệu chứng lâm sàng điển hình và không
làm chết vật chủ. Đây là loại virus lây truyền rộng rãi và tạo nên các ổ bệnh trong tự
nhiên của virus cúm A. Loại này có thể trao đổi gen với các chủng virus có độc lực
cao đồng nhiễm trên cùng một tế bào, và trở thành loại virus HPAI nguy hiểm.
- Loại có độc lực cao (HPAI): Là loại virus cúm A có khả năng gây tổn
thương nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể bị nhiễm, trên gia cầm chúng thường
gây chết 100% số gia cầm bị nhiễm trong vòng 48 h sau nhiễm. HPAI lây lan nhanh
hơn LPAI và gây chết cao hơn với các loài họ nhà chim. Từ 1959 đến 2001 trên toàn
thế giới đã có 19 chủng cúm A của loài lông vũ được phân lập có độc lực cao thuộc
loại HPAI, trong đó, một số đã lây nhiễm và thích ứng gây bệnh trên người [24].
2.2.8.2. Sức đề kháng của virus
Virus cúm type A tương đối nhạy cảm với các chất hóa học như fomalin, axit
pha loãng, ete, sodium desoxycholat, hydroxylamon, ... [2].
Những chất sát trùng thông thường như: NaOH 2%, Formol 3%, Crezin 5%,
Chloramin B 3%, Cồn 70 - 90
0
, vôi bột hoặc nước vôi 10%, nước xà phòng đặc, ...
đều diệt được virus cúm gia cầm. Người ta có thể dùng các chất này để tổng tẩy uế
chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các thiết bị chăn nuôi khi cơ sở bị đe dọa [4].
Virus không bền với nhiệt độ [32]:
- Ở 50 - 60
0
C chỉ vài phút là virus mất độc tính, ở 70
0
C virus chết ngay, ở 4
0
C
virus tồn tại được 35 ngày, trong thịt đông lạnh virus tồn tại được 23 ngày, nhiệt độ
bảo tồn của virus là -70
0
C đến - 80
0
C.
- Virus có thể sống trong chuồng gà tới 35 ngày, trong phân gia cầm bệnh
tới 3 tháng.
15
-
Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đề kháng của virus cúm
H5N1. Virus thường sống lâu hơn trong không khí ở độ ẩm tương đối thấp, trong
phân ở điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao [4].
2.3. Dịch tễ học
2.3.1. Phân bố dịch bệnh [1]
Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm và
động vật có vú.
Sự phân bố và lưu hành của virus cúm gia cầm rất khó xác định chính xác.
Sự phân bố bị ảnh hưởng của cả loài vật nuôi và hoang dã, tập quán chăn nuôi
gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ và hệ thống báo cáo dịch bệnh. Sự lưu
hành cũng bị ảnh hưởng của những nguyên nhân tương tự và sự khác nhau của các
quốc gia về hệ thống, phương pháp nghiên cứu.
Sự phân bố và lưu hành virus cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi toàn cầu do sự
di trú của các dã cầm, do đó rất khó dự đoán khi nào virus xuất hiện, gây thành dịch cho
đàn gia cầm nuôi và việc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các loài dã cầm với loài gia cầm
nuôi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm.
2.3.2. Động vật cảm nhiễm
Tất cả các loài gia cầm (gà, vịt, ngan, chim cút, vẹt, bồ câu, chim hoang dã đặc
biệt là thủy cầm di trú) đều mẫn cảm với virus cúm type A.
Ngoài ra virus cúm type A còn gây bệnh cho nhiều loài động vật có vú như
lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, thú hoang dã và cả con người. Lợn mắc bệnh cúm thường
do phân type H1N1 và H3N3. Loài chồn cảm nhiễm cao với virus cúm. Trong một ổ
dịch tại một trại nuôi chồn ở Thụy Điển đã phân lập virus cúm type A H4N1, chồn
mắc bệnh 100% nhưng chỉ chết 3%. Phân type này đang lưu hành trong các loài gia
cầm [1].
Vịt nuôi cũng bị nhiễm virus cúm nhưng ít phát bệnh do vịt có sức đề kháng
với virus bệnh, kể cả những chủng có độc lực cao gây bệnh nặng cho gà tây. Tuy
nhiên năm 1961 ở Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A H5N1 gây bệnh cho
cả gà và vịt [1].
Phần lớn các loài gia cầm non đều mẫn cảm với virus cúm type A
Hiện nay đã phân lập được virus cúm từ vịt bầu, ngỗng, chim cút, gà nhật, gà
lôi, gà gô, ...
Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện virus cúm gia cầm có trong máu muỗi
ở Thái Lan và hiện nay có thêm một loài động vật có vú nữa là chó bị nhiễm. Trước
16
-
đó các nhà khoa học đã phát hiện được virus cúm gia cầm trên hổ (Thái Lan), mèo
(Hà Lan), cầy vằn (Việt Nam), lợn, tôm sú (Anh) [26].
2.3.3. Vật mang virus [1]
Trong những năm 70 của thế kỷ 20 chúng ta đã biết một số lớn các virus cúm
type A tồn tại trong chim hoang dã ở khắp thế giới.
Cho đến nay virus cúm đã phân lập được ở hầu hết các loài chim hoang như:
vịt, thiên nga, hải âu, vịt đuôi dài, vịt mào, chim thuộc họ chim sẻ, diều hâu, …
Chim hoang là vật tàng trữ mầm bệnh quan trọng nhất nhưng ít khi xuất hiện bệnh
lâm sàng do khả năng đề kháng tự nhiên. Các nhà khoa học cũng đã phân lập virus
cúm type A trên sáo đã tiếp xúc với gia cầm nuôi mắc bệnh, đây là bằng chứng xác
thực để các nhà khoa học kết luận cúm gia cầm gây bệnh cao được lây truyền giữa
các loài gia cầm nuôi và chim sẻ.
Tần suất và số lượng virus phân lập được ở loài thủy cầm cao hơn các loài
khác. Trong các loài thuỷ cầm di trú thì vịt trời có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nhóm
khác, đã có những nghiên cứu phát hiện nhiều virus cúm từ những loài vịt đi đầu
trong mùa di trú để tránh mưa mà sau khi xuất hiện đã phát dịch ở gà tây.
Vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày. Dường như
virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lại truyền cho
các con non theo đường tiêu hóa, do virus bài thải theo phân gây nhiễm bẩn nặng ao
hồ.
2.3.4. Sự truyền lây [2]
Khi gia cầm bị nhiễm, virus được nhân lên trong đường hô hấp và đường tiêu
hoá. Sự truyền lây bệnh được thực hiện theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp:
Lây truyền trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông
qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước
uống có chứa mầm bệnh.
Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc
những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây qua
chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển, côn trùng.
Đối với các virus gây bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm thì sự lây chủ
yếu qua phân, đường miệng.
Đối với gia cầm nuôi nguồn dịch thường là từ:
Các gia cầm nuôi khác nhau trong cùng một trang trại hoặc trang trại khác liền
kề như vịt lây sang gà hoặc từ gà tây lây sang gà, gà nhật lây sang gà lôi.
17
-
Từ gia cầm nhập khẩu.
Từ chim di trú (đặc biệt là thủy cầm di trú).
Từ người và một số động vật có vú khác.
Hình 3. Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A.
2.3.5. Mùa vụ mắc bệnh
Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm nhưng cũng chịu sự tác động từ các yếu
tố như thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn, nước uống, chăm sóc, quản lý, ...
Thực tế trong những năm qua ở Việt Nam dịch phát nặng theo chu kỳ từ tháng
12 năm trước, cao điểm vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 và đến tháng 3 năm sau. Đây
là khoảng thời gian thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao, nhiệt độ thường xuống
thấp, tạo điều kiện cho virus cúm tồn tại, phát triển và lây lan. Đồng thời đây cũng
là lúc điều kiện thời tiết có nhiều bất lợi cho sức khỏe đàn gia cầm, làm ảnh hưởng
đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm khả năng đề kháng bệnh, làm tổn thương cơ
quan hô hấp nên động vật dễ cảm nhiễm mầm bệnh. Mặt khác tại thời điểm này
trong chăn nuôi, mật độ nuôi thường cao, các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia
cầm cao hơn trong năm cũng là điều kiện để dịch bệnh phát sinh và lây lan
nhanh.
Ở Châu Á, các ổ dịch cúm gà xảy ra khi thời tiết chuyển từ ấm áp sang lạnh
ẩm. Theo một số nhà khoa học, các loài chim di cư (vịt trời, ngỗng trời, quạ)
18
-
mang mầm bệnh từ phương Bắc trong mùa đông giá lạnh truyền cho các loài gia
cầm ở các nước Đông và Nam Á khi chúng đến trú đông [16].
Để giải thích cho tính mùa vụ của bệnh cúm các nhà khoa học đã phát hiện
ra rằng ở nhiệt độ của mùa đông lớp vỏ của virus trở nên cứng thành một dạng
gel có khả năng co giãn như cao su, có thể bảo vệ virus khi nó truyền từ vật chủ
này sang vật chủ khác. Ở nhiệt độ ấm hơn thì lớp gel bảo hộ bị tan chảy ra thành
pha lỏng vì thế không đủ độ cứng để bảo vệ virus chống lại các yếu tố khác và do
vậy virus mất đi khả năng lây lan. Theo Zimmerberg, ở nhiệt độ lạnh lớp vỏ lipid
cứng có thể kháng lại với một số loại chất tẩy nhất định. Vì vậy vào mùa xuân và
mùa hè, khi nhiệt độ quá cao sẽ làm cho lớp màng vỏ của virus tan thành dạng
gel. Zimmerberg cho rằng ở nhiệt độ này từng virus cúm riêng rẽ sẽ làm khô bên
ngoài và yếu dần và chính lý do này đánh dấu thời điểm hết mùa cúm [17].
2.4. Triệu chứng và bệnh tích
2.4.1. Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh từ 2 giờ đến 3 ngày kể từ khi nhiễm virus đến khi xuất
hiện những triệu chứng đầu tiên (tùy theo lượng virus, đường lây nhiễm và loài
cảm nhiễm).
Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm rất khác nhau do các yếu tố sau: chủng
virus, loài cảm nhiễm, tuổi, giới tính, liều gây nhiễm, môi trường (độ bụi, thừa
amoniac, ...), chế độ dinh dưỡng, tình trạng miễn dịch của vật chủ trước khi nhiễm
virus và sự cộng nhiễm cùng với virus cúm gia cầm của các vi khuẩn, virus khác
như E.coli, các Mycoplasma, Newcastle.
Triệu chứng bệnh ở gà [12]:
- Gà từ 3 tuần đến hai tháng tuổi bệnh biểu hiện chủ yếu là ho hen đột ngột và
nhanh chóng lan ra cả đàn. Gà bị sốt rất cao, nước mắt, nước miệng chảy dàn dụa,
nhiều gà phải há mồm thở dốc, rướn cổ để hít khí, có con vảy mỏ khạc đờm, đờm
nhầy đặc đôi khi lẫn máu. Gà bị tụt mào, mào tích thâm tím hoặc xuất huyết nhưng
ít phù nề. Thấy rõ xuất huyết ở dưới da chân, kẽ ngón chân ở những gà sắp chết. Gà
kém ăn nhưng uống nhiều nước, ỉa chảy phân loãng xanh trắng. Gà hay nằm, run
rẩy, đi không vững, đầu cổ co giật, lắc lư. Bệnh thường kéo dài 1 - 10 ngày và kết
thúc với tỷ lệ chết rất cao 70 - 100%.
- Ở gà từ 3 - 10 tháng tuổi, đặc biệt là gà sắp đẻ và đang đẻ bệnh diễn biến rất
nhanh, luôn ở thể cấp tính và quá cấp tính với các triệu chứng sau: trong đàn gà
khỏe bỗng dưng thấy một số con sốt cao, mào và tích bị thâm tím, phù nề và xuất
19
-
huyết. Sau đó khó thở, hay lắc đầu, rướn cổ để hít khí hoặc để khạc đờm, đờm dãi
thường đặc quánh và lẫn máu. Tình trạng đàn gà không bình thường, có con chạy
tán loạn, có con nhảy xốc lên dãy dụa, xoay vòng một lúc rồi chết. Một số con tự
nhiên dãy chết mà không có triệu chứng gì. Các biểu hiện lâm sàng ở mỗi cá thể gà
trong cùng một đàn cũng rất khác nhau. Gà bệnh thường thấy xuất huyết dưới da
chân. Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ 3- 4 giờ đến 1 - 2 ngày đã có rất nhiều gà chết.
Ở những đàn bệnh kéo dài 2 - 3 ngày thì thấy gà hầu như ngừng đẻ và bị rối loạn
tiêu hóa rất nặng.
Triệu chứng bệnh ở vịt và ngan [12]:
Bệnh thường tập trung ở lứa tuổi 2 - 11 tháng tuổi với các biểu hiện:
- Về hô hấp: Ngan, vịt bị cúm lúc đầu chảy nước mũi, nước mắt, mắt bị viêm
giác mạc và có dử mắt. Sau đó sốt cao, khó thở, phải há mồm để thở.
- Về tiêu hóa: Ngan, vịt kém ăn hoặc bỏ ăn, tiêu chảy mạnh phân loãng trắng
hoặc loãng xanh, xung quanh lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu môn bị phù nề và xuất
huyết nặng.
- Về sinh sản: Chỉ 1 - 2 ngày sau khi xảy ra bệnh năng suất trứng giảm rõ rệt
thậm chí ngừng đẻ.
- Về thần kinh: Ngan, vịt yếu chân, bại chân, đi không vững, đầu cổ lắc lư,
chúng hay nằm.
Triệu chứng bệnh ở cút và vẹt [12]:
- Bệnh ở cút: Các biểu hiện chủ yếu là ho hen, tiêu chảy phân loãng trắng
xanh, ăn kém, thiếu linh hoạt, cút hay ngồi co rúm các ngón chân.
- Bệnh ở vẹt: Vẹt chết nhanh, trước khi chết vẹt sốt cao, không ăn nhưng uống
nhiều nước, tiêu chảy phân xanh trắng. Vẹt hay lắc đầu, vảy mỏ, kêu hót không bình
thường. Một số con bay nhảy toán loạn sau đó giãy chết, một số con mằm li bì tụm
đống.
Triệu chứng bệnh ở người: Đối với con người cúm gia cầm gây ra các triệu
chứng tương tự như của các loại cúm khác, đó là: sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ
bắp, viêm kết mạc. Ở những trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy giảm hô hấp
và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc
phần lớn vào thể trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của
người bị nhiễm [22].
2.4.2. Bệnh tích
Các biến đổi bệnh lý ở gà [8]:
20
-
- Bệnh tích bên ngoài: Mào tích sưng phù, tím tái, xuất huyết ở chân vùng da
không lông, nghẹo cổ, phù thũng phần đầu mặt, xung quanh hốc mắt và các xoang.
- Bệnh tích bên trong:
+ Bệnh tích vùng hầu họng: Khí quản xung huyết, xuất huyết và có nhiều dịch
nhầy. Viêm xoang, viêm khí quản từ dạng tiết dịch có sợi huyết đến dạng dịch nhầy
có mủ hoặc bã đậu.
+ Bệnh tích trên khoang ngực và khoang bụng: Hầu hết các cơ quan nội tạng
đều xuất huyết, viêm phúc mạc từ mức độ viêm thanh dịch đến có sợi huyết. Vỡ
trứng non. Xuất huyết trên cơ tim và mỡ vành tim. Thành túi khí dày lên và đục, có
nhiều fibrin bám dính. Phổi viêm, xung huyết, xuất huyết. Gan có những điểm hoại
tử màu vàng hoặc xám. Tụy có những vùng xuất huyết thành vệt đỏ sậm và hoại tử
màu vàng. Manh tràng và ruột viêm từ mức độ thanh dịch đến sợi huyết. Niêm mạc
dạ dày tuyến xuất huyết điểm. Lách sưng to, xuất huyết và có thể có điểm hoại tử
vàng và xám. Van hồi manh tràng xuất huyết. Buồng trứng teo, xuất huyết. Dịch
hoàn xuất huyết. Thận có thể có xuất huyết, hoại tử vàng và xám.
Các biến đổi bệnh lý ở ngan và vịt:
Về cơ bản các biến đổi bệnh lý đại thể của bệnh cúm gia cầm trên ngan và vịt
cũng giống như ở gà. Tuy nhiên tần suất biến đổi tập trung chủ yếu ở phổi, tim,
buồng trứng và ruột [12].
2.5. Chẩn đoán
2.5.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ
Bệnh cúm gia cầm có tính lây lan rất nhanh và mạnh.
Loài vật mắc bệnh: Gà, ngan, vịt, cút, chim hoang, chim nuôi. Vịt là loài mang
mầm bệnh nhưng lại có ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng, đây chính là nguồn gieo
rắc mầm bệnh ra môi trường.
Lứa tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi, mẫn cảm nhất là đang trong giai đoạn bắt
đầu sinh sản và trong giai đoạn sinh sản.
Tùy thuộc vào các yếu tố như môi trường, độc lực, số lượng virus, tuổi, giống,
giới tính, mật độ nuôi, khí hậu các ổ dịch có thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày và
có thể tới 21 ngày tùy theo độc lực.
Các ổ dịch thường xảy ra nhanh ở những lần đầu với tỷ lệ chết cao 90 - 100%
với triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
Trong các nguồn thức ăn nước uống virus có khả năng tồn tại hàng tuần.
21
-
Phương thức lây truyền: Gia cầm mắc bệnh bài thải virus qua nước bọt, dịch
nước mũi và phân. Những gia cầm cảm nhiễm khác sẽ nhiễm virus cúm khi chúng
tiếp xúc với những chất bài thải trên của gia cầm mắc bệnh.
Chim hoang được coi là nguồn truyền lây bệnh. Chim và gia cầm mẫn cảm có
thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với chim mắc bệnh hoặc gián tiếp qua các
bề mặt nhiễm bẩn.
Ngoài chim và gia cầm ra, một số loài khác cũng có thể mắc bệnh như: người,
lợn, ngựa, ... [21].
2.5.2. Dựa vào triệu chứng, bệnh tích [3]
Nếu trong đàn gia cầm hoặc trại chăn nuôi gia cầm có những biểu hiện sau đây
phải nghĩ ngay đến bệnh cúm gia cầm: thay đổi một số thông số trong quá trình
chăn nuôi tùy theo từng loại hình chăn nuôi:
* Nơi nuôi gà công nghiệp:
- Giảm 20% tỷ lệ tiêu thụ thức ăn, nước uống trong một ngày so với bình
thường.
- Tỷ lệ chết từ 1 % trở lên trong vòng 2 ngày.
- Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm hẳn so với bình thường.
* Chăn nuôi gà thả vườn:
Tỷ lệ chết từ 5 % trở lên trong 2 ngày. Đàn gà có những biểu hiện triệu chứng,
bệnh tích như: sốt cao, chảy nước mắt, nước dãi, ủ rũ, đứng tụm một góc chuồng,
lông xù, phù đầu và mặt, mào tích sưng to và tím bầm, thở khó, hay vẩy mỏ, tiêu
chảy mạnh, phân loãng màu sữa hoặc trắng xanh, đi lại loạng choạng, run rẩy,
nghẹo đầu. Xuất huyết dưới da thành mảng đỏ tươi, khí quản xuất huyết, đọng nhiều
dịch rỉ viêm màu trắng có lẫn máu, phổi xuất huyết. Túi khí dầy và đục, xuất huyết
ở hầu hết các cơ quan tiêu hóa, xoang bụng tích nước hoặc viêm dính. Riêng ở vịt
còn thấy mắt có hiện tượng kéo màng đục gọi là hiện tượng "kéo mây".
2.5.3. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán xét nghiệm cúm gia cầm được thực hiện bằng cách: phát hiện trực
tiếp các protein hay gen cấu trúc virus cúm trong bệnh phẩm hoặc chẩn đoán gián
tiếp bằng phát hiện kháng thể kháng virus cúm.
Phát hiện kháng nguyên: Mẫu bệnh phẩm để phát hiện kháng nguyên có thể
lấy bằng tăm bông ngoáy khí quản, lỗ huyệt, phân hoặc cơ quan phủ tạng. Đối với
phủ tạng có thể lấy khí quản, phổi, lách, lỗ huyệt và não [18].
22
-
Để phân lập virus ta dùng bệnh phẩm tiêm lên trứng gà có phôi 9 - 11 ngày
tuổi hoặc lây nhiễm trên môi trường tế bào MDCK (Madin - Darby Canine Kidney
Cells - môi trường tế bào dòng thận chó). Trên trứng gà có phôi ta dùng bệnh phẩm
tiêm vào xoang niệu mô với liều 0,2 ml/trứng. Virus cúm gia cầm độc lực cao chủng
H5N1 thường gây chết trứng trong thời gian 24 - 40 giờ. Sau khi trứng chết thu
hoạch nước xoang niệu mô và giám định. Nếu lây nhiễm trên môi trường tế bào
virus cúm gây nên các bệnh tích cho tế bào (CPE), thu lấy dịch tế bào và giám định.
Để giám định virus trước tiên phải thực hiện phản ứng HA. Do ngoài virus cúm,
virus Newcastle cũng gây ngưng kết hồng cầu, nên sau phản ứng HA cần tiếp tục
thực hiện phản ứng HI với kháng huyết thanh chuẩn để giám định chính xác subtype
H của virus. Hoặc bằng phương pháp RT - PCR (Reverse Transcriptase Polymerase
Chain Reaction) để xác định cả subtype H và subtype N.
Ngoài ra có thể dùng kỹ thuật sử dụng kháng thể huỳnh quang để phát hiện
nhanh virus cúm gia cầm trong mô. Kỹ thuật này sử dụng kháng thể đơn dòng phát
hiện kháng nguyên virus trong mô bằng thuốc nhuộm immunoxidase.
Phát hiện kháng thể: Phản ứng huyết thanh học dùng để phát hiện kháng thể
đặc hiệu với virus cúm gia cầm sau 7 ngày nhiễm bệnh. Có nhiều kỹ thuật dùng để
giám sát chẩn đoán huyết thanh học như: ELISA, HI, phản ứng miễn dịch huỳnh
quang, kỹ thuật khuếch tán trên thạch [18].
Kỹ thuật ELISA: (Enzym Linked Immunosorbent Assay): Phương pháp này có
độ nhạy cao, cho kết quả nhanh. ELISA có thể phát hiện với ribonucleotide của
virus cúm nghĩa là chỉ có thể phát hiện được type A mà không thể xác định được
kháng thể với subtype của virus cúm. Phát hiện kháng thể 1 tuần sau khi nhiễm.
Kỹ thuật kết tủa khuếch tán trên thạch (agid - agar gel immunodifusion): Cũng
tương tự phương pháp ELISA phương pháp này có thể phát hiện type của virus chứ
không thể xác định được kháng thể với subtype của virus cúm. Phát hiện kháng thể
sau 1 tuần nhiễm bệnh.
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI): Phương pháp này đặc hiệu và có
thể sử dụng để xác định được subtype của virus.
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (IFT: immuno fluorescent inhibition): Phản
ứng này phát hiện kháng thể kháng một subtyp N đặc hiệu.
Kỹ thuật trắc nghiệm xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn (SSIA: shifting assay
of standardized indirect agglutination): Phương pháp này có thể phát hiện kháng
23
-
nguyên hoặc kháng thể, đồng thời có thể phân biệt được trường hợp cúm gia cầm
độc lực cao (HPAI) và cúm độc lực thấp (LPAI) [13].
Những phương pháp chẩn đoán nhanh:
Những xét nghiệm chẩn đoán nhanh đã được nghiên cứu để phát hiện virus
cúm gia cầm ngay tại thực địa giúp phát hiện nhanh chóng sự có mặt cuả kháng
nguyên, kháng thể trong mẫu kiểm tra.
Bộ kít BD Directigen
TM
Flu A + B: Là một phương pháp xét nghiệm màng
miễn dịch nhanh để phát hiện trực tiếp và định tính kháng nguyên virus cúm type A
và type B có trong dịch rửa hầu họng. Phương pháp này có độ nhạy tương đối cao
và có thể phân biệt được kháng nguyên cúm type A và type B ngay trong một xét
nghiệm. Tuy nhiên bộ kit này rất đắt.
Bộ kit Flu Detect
TM
Avian Influenza type A antigen test của tập đoàn
Synbiotics: Bộ kit này dùng để phát hiện kháng nguyên của virus cúm type A cả 16
phân nhóm H (từ H1 đến H16) trong 15 phút.
Bộ kít này có thể dùng tại trang trại và cả trong phòng thí nghiệm. Mẫu bệnh
phẩm là dịch ngoáy hầu họng hay lỗ huyệt. Bộ kit này có độ chính xác tương đối
cao.
Bộ kit ELISA của hãng IDEXX: Bộ kit này dùng để phát hiện kháng thể kháng
virus cúm gia cầm typ A trong huyết thanh nghi ngờ.
Tuy nhiên độ nhạy của các kit chẩn đoán nhanh rất thấp nên thường có kết quả
âm tính giả. Vì vậy những kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán nhanh này phải
luôn được kết hợp với những dữ liệu về dịch tễ và lâm sàng tại thực địa và được xác
chẩn ở phòng thí nghiệm [8].
24
-
Sơ đồ chẩn đoán bệnh cúm gia cầm
2.5.4. Chẩn đoán phân biệt
Triệu chứng và bệnh tích của cúm gia cầm rất đa dạng. Trong chẩn đoán phân
biệt cần chú ý đến một số bệnh có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gần giống như
[7]:
Bệnh Newcastle giai đoạn mãn tính cũng có triệu chứng thần kinh, thở khò khè
và bệnh tích cũng xuất huyết dạ dày tuyến và mề. Nhưng bệnh Newcastle tốc độ lây
lan chậm hơn và triệu chứng ban đầu ít có dấu hiệu về đường hô hấp mà chỉ biểu hiện
ở đường tiêu hoá như tiêu chảy phân trắng xanh. Một bệnh tích quan trọng để phân
biệt với bệnh Newcastle là bệnh cúm gà chân rất đỏ do bị xuất huyết.
Bệnh Gumboro: Bệnh này xảy ra chủ yếu trên gà choai, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ
chết thấp hơn.
25
Đặc điểm dịch tễ học Kiểm tra lâm sàng
Lấy mẫu bệnh phẩm
(Huyết thanh, Phủ tạng, …)
Phát hiện kháng thể Phát hiện kháng nguyên
Phân lập virus
PCR, RT-
PCR
Giám
định
(HI)
Phân
lập lần
2
Phân
lập
virus
Kết luận bệnh
(+) (-)
(-) (+)