Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để soạn và dạy môn sinh học cấp trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.49 KB, 20 trang )

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

VẬN DỤNG KĨ THUẬT CÁC
MẢNH GHÉP ĐỂ SOẠN VÀ DẠY
MÔN SINH HỌC CẤP THCS

Họ và tên người thực hiện: VÕ THỊ KIỀU LOAN
Môn: SINH HỌC

An Trạch A, Ngày .... tháng .... năm.....


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TĨM TẮT
Đề nghị cơng nhận: Sáng kiến kinh nghiệm
I. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên: Võ Thị Kiều Loan
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Cử nhân sư phạm sinh học
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên giảng dạy môn sinh học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trung Trực.
II. Nội dung:
1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao
chất lượng và đáp ứng thực tiễn giáo dục theo hướng dạy học tích cực và thực hành thi,
kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học
sinh.
2. Tên sáng kiến: “ Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để soạn và dạy môn sinh học


cấp trung học cơ sở”.
3. Nội dung của sáng kiến: Áp dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào bài dạy, sau đó so
sánh với phương pháp truyền thống, rồi kết luận và ứng dụng vào nhiều bài khác trong
giảng dạy.
4. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến: Áp dụng rộng rãi, có thể áp dụng cho bộ
môn sinh học cấp THCS, THPT và những bộ môn khác.
5. Thời điểm công nhận: Năm học 2017-2018
6. Hiệu quả mang lại: Kết quả của HS tiến bộ rõ rệt, hứng thú hơn trong học tập.
7. Những đơn vị, cá nhân nào đã ứng dụng sáng kiến này: Khối 6, 7, 8, 9 năm học
2017-2018, năm học 2018-2019, 2019-2020 Trường THCS Nguyễn Trung Trực
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG

An Trạch A, ngày....... tháng....... năm......
NGƯỜI BÁO CÁO

Võ Thị Kiều Loan

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

2


Mục lục
Nội dung

Trang


I. Đặt vấn đề:
1. Cơ sở khoa học: .............................................................................

4

2. Cơ sở thực tiễn: ..............................................................................

4

3. Mục tiêu: ........................................................................................

4

4. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................

4

5. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................

4

6. Kế hoạch nghiên cứu: ....................................................................

4

II. Nội dung:
1. Giới thiệu: ...............................................................................

5


2. Phương pháp: .........................................................................

5

III. Kết luận:
1. Kết quả: ......

............................................................................

17

2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu: ..........................

17

3. Kiến nghị: ....................................................................................

17

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

3


VẬN DỤNG KĨ THUẬT CÁC MẢNH GHÉP ĐỂ
SOẠN VÀ DẠY MÔN SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở khoa học:

Để nâng cao chất lượng giáo dục, trong những năm gần đây ngành giáo dục bắt đầu với
nhiều đổi mới, đặc biệt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” và thực hành thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý
thức sáng tạo của học sinh. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học đối với các cấp
học nói chung, hay việc đổi mới phương pháp dạy đối với môn sinh học nói riêng, người
giáo viên phải tuân thủ theo nguyên tắc“ thầy thiết kế, trị thi cơng” hay nói cách khác “ thầy
tổ chức trò hoạt động”. Phải làm sao cho mỗi tiết học trên lớp trở thành 45 phút say sưa, sôi
nổi, hào hứng, chứa chan niềm hi vọng và niềm tin của những người khám phá và làm chủ
tri thức. Trong tiết học đó, học sinh phải phát huy cao độ tính tích cực vốn có của mình,
được bộc lộ mọi năng lực của bản thân và được khẳng định mình trong các hoạt động của
nhóm, hoạt động tập thể. Bằng suy nghĩ tích cực, học sinh có thể tìm tịi, khám phá các kiến
thức sinh học, rồi sử dụng chính các kiến thức đó thành cơng cụ suy nghĩ, tìm tịi và sáng
tạo.
2. Cơ sở thực tiễn:
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, kiến thức môn sinh học được chia thành
nhiều dạng khác nhau như: khái niệm sinh học, quá trình sinh học, quy luật sinh học…..do
đó việc giảng dạy các loại kiến thức sinh học có những phương pháp đặc thù riêng. Trong
một tiết học khơng chỉ có một dạng kiến thức mà có thể tổ hợp của nhiều dạng kiến thức
khác nhau, đối tượng học sinh ở các lớp cũng có sự khác nhau. Trong chương trình sinh học
cấp trung học cơ sở có nhiều tiết học nội dung kiến thức tương đối dài, khó và có nhiều
dạng kiến thức. Do vậy trong một tiết học giáo viên vừa phải đảm bảo việc truyền đạt hết
nội dung kiến thức, vừa phải đảm bảo phương pháp truyền đạt mang tính tích cực nhưng
phải đạt hiệu quả cao. Việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài,
phù hợp với đối tượng học sinh và sự phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học với
nhau một cách nhuần nhuyễn là một vấn đề rất quan trọng. Đó cũng là nghệ thuật sư phạm
của người giáo viên.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và đáp ứng thực tiễn giáo dục theo hướng
dạy học tích cực và thực hành thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự
học và ý thức sáng tạo của học sinh. Điều này đã giúp tôi suy nghĩ đề tài: “ Vận dụng kĩ

thuật các mảnh ghép để soạn và dạy môn sinh học cấp trung học cơ sở”.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Nguyễn Trung Trực
5. Phạm vi nghiên cứu:
Được thực hiện trong các khối lớp học
6. Kế hoạch nghiên cứu:
Tiến hành thử nghiệm trong năm học 2016-2017, 2017-2018

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

4


II. NỘI DUNG:
1. Giới thiệu:
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh
trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Kĩ thuật dạy
học rất phong phú về số lượng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải
bàn, kĩ thuật các mảnh ghép, sơ đồ tư duy...Trong đó kĩ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật tổ
chức các hoạt động học tập kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải
quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia hoạt động của học sinh trong hoạt
động nhóm và tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
2. Phương pháp:
Qúa trình thực hiện kĩ thuật các mảnh ghép được chia làm 2 giai đoạn:
-

Giai đoạn 1: Vịng 1 (nhóm chun sâu)


-

Giai đoạn 2: Vịng 2 (nhóm mảnh ghép)

Giai đoạn 1: Vịng 1 (nhóm chun sâu):
- Lớp học được chia thành các nhóm khoảng từ 3 -> 6 học sinh, mỗi nhóm được giao một
nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên
quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu”
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận đảm bảo mỗi thành viên trong các
nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được
giao cho các bạn ở nhóm khác, mỗi học sinh trở thành “chuyên sâu’ của lĩnh vực đã tìm hiểu
trong nhóm mới ở nội dung tiếp theo.
Giai đoạn 1: Vịng 1 (nhóm mảnh ghép):
- Sau khi hồn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các “nhóm chuyên sâu” khác
nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép” lúc này những học sinh
“chuyên sâu” trở thành “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải ghép các
mảnh kiến thức thành bức tranh tổng thể. Từng học sinh từ các “nhóm chuyên sâu” trong
“nhóm mảnh ghép” lần lượt trình bày nội dung tìm hiểu của mình, đảm bảo các thành viên
trong “nhóm mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung của các “nhóm chuyên
sâu”
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho “nhóm mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái
qt, tổng hợp tồn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các “nhóm chuyên sâu”. Bằng cách này
học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không để giải trí hoặc trị chơi đơn
thuần mà thực sự là những nội dung quan trọng.
* Một số VD cụ thể:

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu


5


- Sinh học 6:
Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền
hút).
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.
Kiến thức nâng cao: Cách sắp xếp bó mạch trong thân.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 10.1 SGK tr.32, hình 15.1, SGK tr .49.
2. Học sinh: Ơn lại bài “Cấu tạo miền hút của rễ”, đọc bài trứơc ở nhà,
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào?
+ Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây
nào thì tỉa cành?
TL: Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, nhiều hoa, tạo nhiều
quả; khi tỉa cành, cây tập trung phát triển chiều cao.
Bấm ngọn đối với những loại cây lấy hoa, quả, hạt hay thân. Tỉa cành với những cây
lấy gỗ, lấy sợi.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

* Cấu tạo trong của thân
- GV yêu cầu HS quan sát - HS quan sát hình 15.1 SGK non:
hình 15.1 SGK tr.49, ghi nhớ tr.49, ghi nhớ từng bộ phận Cấu tạo thân non gồm:
từng bộ phận của thân non
của thân non
- Vỏ
Vịng 1: Nhóm chun sâu:
+ Biểu bì: bảo vệ bộ phận
Thảo luận 3 phút
bên trong.
- Nhóm 1, 2, 3: QS hình 15: - Nhóm HS thảo luận
+ Thịt vỏ: dự trữ và tham gia
Cấu tạo trong của thân non,
quang hợp.
kết hợp thông tin bảng SGK
- Trụ giữa:
trang 49, tìm hiểu đặc điểm
+ Bó mạch:
cấu tạo và chức năng của vỏ.
Mạch rây: vận chuyển chất
- Nhóm 4, 5, 6: QS hình 15: - Nhóm HS thảo luận
hữu cơ.
Cấu tạo trong của thân non,
Mạch gỗ: vận chuyển
kết hợp thơng tin bảng SGK
muối khống và nước
trang 49, tìm hiểu đặc điểm
+ Ruột: gồm chứa chất dự
cấu tạo và chức năng của trụ
trữ.

giữa.
* So sánh cấu tạo trong của
Vịng 2: Nhóm mảnh ghép: - HS thảo luận nhóm -> hoàn thân non và miền hút của
Dựa vào kiến thức đã học về thành bài tập sau khi nghe rễ:
cấu tạo miền hút của rễ, kết GV hướng dẫn
hợp thơng tin “nhóm mảnh
 Cấu tạo trong của rễ và
ghép”, quan sát hình 10.1 và
thân có điểm giống:
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

6


hình 15, thảo luận 7 phút trả
lời:
- So sánh cấu tạo trong của
rễ (miền hút) của thân non,
chúng có điểm gì giống
nhau?
- Sự khác nhau về bó mạch
của rễ và thân?
Kiến thức nâng cao:
- Cách sắp xếp bó mạch ở
thân non và thân trưởng
thành như thế nào?
- chọn ngẫu nhiên 1 vài
nhóm lên treo bảng nhóm lên

bảng, các nhóm cịn lại nhận
xét, bổ sung
- GV nhận xét, cho HS xem
bảng so sánh đã kẻ sẵn ->
tìm xem có bao nhiêu nhóm
làm đúng -> cho điểm
- GV cho HS ghi bài

- Nhóm HS thảo luận

- Nhóm HS thảo luận
- HS trả lời
- Đại diện nhóm trình bày ý
kiến.

- Có cấu tạo bằng tế bào
- Gồm các bộ phận: vỏ (biểu
bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó
mạch, ruột)
 Điểm khác nhau:
- Biểu bì miền hút của rễ có
lơng hút.
- Mạch rây và mạch gỗ trong
bó mạch ở rễ xếp xen kẽ, cịn
ở thân xếp thành vịng (mạch
gỗ ở trong, mạch rây ở
ngồi)

- HS tự sửa lỗi.


- HS ghi bài

4. Củng cố:
Sử dụng câu hỏi 1,2 SGK
So sánh cấu tạo trong của thân và rễ?
SO SÁNH CẤU TẠO CỦA RỄ (miền hút) VÀ THÂN (phần non)
RỄ (miền hút)
THÂN (phần non)
Biểu bì + Lơng hút
Biểu bì
Vỏ
Vỏ
Thịt vỏ
Thịt vỏ
Mạch rây
xếp
Mạch rây (ở ngồi)
Bó mạch
xen
Bó mạch
Trụ giữa
Mạch gỗ
kẽ
Trụ giữa
Mạch gỗ (ở trong)
Ruột
Ruột
5. Hướng dẫn:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Đọc mục Em có biết ?

- Chuẩn bị một số đoạn thân hoặc cành cây lâu năm ( đa, xoan,..)
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

7


- Sinh học 7:
Bài 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Qua các loài động vật nguyên sinh vừa học, nêu được đặc điểm chung của chúng.
- Chỉ ra được vai trị tích cực của động vật ngun sinh và những tác hại do động vật
nguyên sinh gây ra.
- KTNC: liên hệ thực tế địa phương để chứng minh vai trò thực tiễn của động vật
nguyên sinh.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát thu thập kiến thức, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kỹ năng quan sát và sử lí thông tin sgk.
- Kỹ năng nghiên cứu thông tin sgk.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ động vật nguyên sinh.
- Tranh vẽ động vật nguyên sinh trong một giọt nước và trùng lỗ sống ở biển (sgk).
- Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật.
2. Học sinh:
- Kẻ bảng 1 và bảng 2 vào vở bài tập.
- Ôn lại các bài trước.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống nhau và khác nhau như thế nào?
3. Nội dung bài mới:
Số lượng 40 nghìn lồi, động vật ngun sinh phân bố khắp nơi. Tuy nhiên chúng có
cùng những đặc điểm chung và có vai trò to lớn với thiên nhiên và đời sống con người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
* Yêu cầu HS:
1. Đặc điểm chung:
- Quan sát hình 1 số động vật nguyên - Quan sát tranh.
- ĐVNS sống tự do:
sinh đã học.
cơ quan di chuyển
Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kiểu
phát triển, dinh dưỡng
mảnh ghép:
dị dưỡng, tự tìm kiếm
* Vịng 1: chia lớp thành 5 nhóm.

- Thảo luận theo nhóm thức ăn từ mơi trường.
+ N1: Thảo luận điền nội dung về trùng và rút ra kiến thức cho - Sống ký sinh: 1 bộ
roi trong bảng 1.
bản thân.
phận tiêu giảm, dinh
+ N2: Thảo luận điền nội dung vào bảng
dưỡng bằng cách lấy
1 về trùng biến hình.
thức ăn từ cơ thể vật
+ N3: Thảo luận điền nội dung trùng
chủ.
giày vào bảng 1.
- Đặc điểm chung:
+ N4: Thảo luận điền nội dung trùng
+ Kích thước hiển vi,
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

8


kiết lị vào bảng 1.
+ N5: Thảo luận điền nội dung trùng sốt
rét vào bảng 1.
* Vòng 2: Thảo luận nhóm trả lời các
câu hỏi:
+ ĐVNS tự do có những đặc điểm gì?
+ ĐVNS sống kí sinh có những đặc
điểm gì?

+ ĐVNS có đặc điểm gì chung?
- u cầu HS trình bày sản phẩm của
nhóm. Các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét kết quả các nhóm và chốt lại
nội dung kiến thức.

chỉ là một tế bào.
+ Dinh dưỡng chủ yếu
bằng cách dị dưỡng.
+ Di chuyển bằng
- Thảo luận nhóm vịng chân giả, lông bơi hay
2 điền nội dung và đại roi bơi hay tiêu giảm.
diện nhóm lên trình + Sinh sản vơ tính
bày sản phẩm.
theo kiểu phân đơi và
sinh sản hữu tính bằng
cách tiếp hợp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
? Dựa vào hình 7.1 hãy nêu vai trị của - Trả lời.
II. Vai trị thực tiễn
chúng trong sự sống ở ao ni cá?
của động vật nguyên
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK, thảo luận - Trao đổi nhóm thống sinh:
nhóm 2 HS điền vào bảng 2 vai trò thực nhất ý kiến hồn thành - Lợi ích:
tiễn của ĐVNS.
bảng 2.
+ Trong tự nhiên làm
- Nhận xét kết quả của các nhóm. Chốt - Lắng nghe.
sạch mơi trường như:

lại nội dung.
trùng biến hình, trùng
* GDMT: Từ giá trị thực tiễn của
giày,
trùng
hình
ĐVNS. Giáo dục HS ý thức phịng
chng, trùng roi.
chống ơ nhiễm mơi trường nói chung và
+ Làm thức ăn cho
ơ nhiễm mơi trường sống nói riêng.
động vật nước: trùng
KTNC: liên hệ thực tế những động vật
biến hình, trùng nhảy,
nguyên sinh mà em biết và nêu vai trò
trung roi giáp.
của chúng trong thực tiễn.
+ Đối với người giúp
xác định tuổi địa tầng
tìm mỏ dầu: trùng
biến hình, trùng nhảy,
trùng roi giáp.
+ Nguyên liệu chế
giấy giáp: trùng phóng
xạ.
- Tác hại:
+ Gây bệnh cho động
vật: trùng cầu, trùng
bào tử.
+ Gây bệnh cho

người: trùng roi máu,
trùng kiết lị, trùng sốt
rét.

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

9


Phiếu học tập

STT

Đại diện

1

Trùng roi
Trùng biến
hình

2
3
4
5

Trùng giày
Trùng kiết

lị
Trùng sốt
rét
Ký hiệu
hay cụm
từ lựa
chọn

Kích thước
Hiển
Lớn
vi
X
X
X
X
X

Cấu tạo từ
Thức ăn
1 tế
Nhiều
bào
tế bào
X
Vụn hữu cơ
X
Vi khuẩn,
vụn hữu cơ
X

Vi khuẩn,
vụn hữu cơ
X
Hồng cầu
X

X

X

Bộ phận
di chuyển
Roi
Chân giả

Hình thức
sinh sản
Phân đôi
Phân đôi

Lông bơi

Phân đôi
&tiếp hợp
Tiêu giảm Phân đôi

Hồng cầu

Khơng có


Phân nhiều

- Vi khuẩn
- Vụn hữu

- Hồng cầu

- Roi,
lơng bơi,
chân giả
- Tiêu
giảm
- K0 có

- Phân đơi
- Phần
nhiều
- Tiếp hợp

4. Củng cố:
- HS đọc kết luận sgk T28
* Chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau;
* Động vật nguyên sinh có những đặc điểm:
a. Cơ thể có cấu tạo phức tạp
b. Cơ thể gồm một tế bào
c. Sinh sản vơ tính, hữu tính đơn giản
d. Có cơ quan di chuyển chuyên hoá
e. Tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống cơ thể
f. Sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn
g. Di chuyển nhờ roi, lơng bơi hay chân giả

-> Đáp án: b, c, g,
* Cho hs trả lời một số câu hỏi của sgk.
5. Hướng dẫn:
- Học bài trả lời câu hỏi sgk
- Đọc mục "em có biết"
- Kẻ bảng 1 (cột 3 và 4) T30 SGK vào vở bài tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

10


Bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được một số giun tròn đặc biệt là một số giun trịn kí sinh gây bệnh.
Từ đó có biện pháp phịng tránh.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn.
+ Nêu được đặc điểm của một số giun trịn kí sinh và biện pháp phịng tránh.
+ HS nêu được đặc điểm chung cơ bản của ngành giun trịn
- KTNC: Dựa vào hình vịng đời giun kim để giải thích. Liên hệ thực tế cách
phịng chống.
2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
- Kỹ năng quan sát và sử lí thơng tin sgk. Kỹ năng nghiên cứu thông tin sgk. Kỹ năng
làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh một số giun trịn kí sinh. Phiếu học tập
2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày cấu tạo trong và di chuyển của giun đũa
? Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Các biện pháp phịng chống giun
đũa kí sinh?
3. Bài mới: Giun đũa thuộc về nhóm giun có số lượng lồi lớn nhất (3 ngàn loài) trong số
5000 loài của cả ngành giun trịn. Hầu hết chúng kí sinh ở người, động vật và thực vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động: Tìm hiểu một số giun trịn khác
- u cầu HS nghiên cứu sgk, - Cá nhân tự đọc thơng tin, I. Tìm hiểu một số giun
quan sát hình 14.1 -> 14.4 -> thảo quan sát hình -> ghi nhớ kiến trịn khác:
luận nhóm trả lời câu hỏi sau:
thức -> trao đổi nhóm thống - Đa số giun trịn kí sinh
- Vịng 1: Chun sâu:
nhất câu trả lời
như: Giun kim, giun tóc,
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu đặc điểm
giun chỉ ...
sống của giun kim và vòng đời - Các nhóm thảo luận
- Giun trịn kí sinh ở cơ,

của giun kim ở trẻ em?
ruột... (người, động vật).
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu đặc điểm
ở rễ, thân (thực vật) ->
sống của giun móc câu?
gây nhiều tác hại
+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu đặc điểm - Các nhóm thảo luận
* Biện pháp phòng
sống của giun rễ lúa
tránh:
- Vòng 2: Mảnh ghép:
- Các nhóm thảo luận
- Giữ gìn vệ sinh cá
? Các lồi giun trịn thường kí
nhân: rửa tay trước khi
sinh ở đâu và gây ra tác hại gì - Yêu cầu nêu được:
ăn và sau khi đi vệ sinh.
cho vật chủ?
+ Kí sinh ở ĐV, TV gây hại - Giữ gìn vệ sinh mơi
? Hãy giải thích sơ đồ vịng đời vật chủ
trường: tiêu diệt ruồi
của giun kim?
+ Phát triển trực tiếp
nhặng, không vứt rác
? Giun kim gây cho trẻ em những - Suy nghĩ, thảo luận và trả bừa bãi, không tưới phân
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

11



phiền tối như thế nào?
? Do thói quen nào ở trẻ mà giun
kim khép kín được vịng đời?
- KTNC: Dựa vào hình vịng đời
giun kim để giải thích. Liên hệ
về tác hại của giun kim, nguyên
nhân nhiễm giun kim, tìm cách
phòng chống giun kim.
? Để đề phòng bệnh giun, Chúng
ta cần có biện pháp phịng tránh
gì?
- Đại diện 2-3 nhóm treo bảng
nhóm lên bảng
- Các nhóm cịn lại bổ sung
- GV thơng báo ý kiến đúng, sai
-> các nhóm tự sửa chữa
- Thơng báo: Giun móc, giun tóc,
giun chỉ, giun gây sần ở thực vật,
có loại giun truyền qua muỗi ->
khả năng lây lan sẽ rất lớn
- Yêu cầu HS tự rút ra kết luận
- Cho 1 -> 2 HS nhắc lại kết luận
* GDMT: Đa số giun trịn kí
sinh và gây nhiều tác hại ở
người. Cần giữ gìn vệ sinh môi
trường, vệ sinh cá nhân và vệ
sinh ăn uống.


lời.
+ Ngứa hậu mơn
+ Mút tay
- Các nhóm tự sửa chữa

tươi cho rau.
- Giáo dục trẻ bỏ thói
quen mút tay.
- Đi giày, ủng khi tiếp
xúc ở nơi đất bẩn.
- Kiểm nghiệm thực
phẩm và cấm bn bán
các loại thịt trâu, bị, lợn,
…bị nhiễm bệnh.
- Định kì tẩy giun 6
tháng / 1 lần.

+ Biện pháp: Giữ vệ sinh, đặc
biệt là trẻ em: Diệt muỗi, tẩy
giun định kỳ
- HS lên treo bảng nhóm
- Đại diện nhóm bổ sung
- HS lắng nghe

- HS rút ra kết luận
* HS cần có ý thức giữ gìn vệ
sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân và vệ sinh ăn uống.

4. Củng cố:

- GV chốt lại kiến thức.
- HS đọc kết luận SGK T51.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 3 SGK T52
5. Hướng dẫn:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “em có biết”.
- Xem trước bài giun đất. Mỗi nhóm chuẩn bị 2 con giun đất.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

12


- Sinh học 8:
BÀI 14: BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm và nêu được
khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Liên hệ thực tế
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát quá kiến thức, vận vụng kiến thức
giải thích thực tế

3. Thái độ: Có ý thức tiêm phịng bệnh; Bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể tăng khả năng
miễn dịch.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tranh ảnh trong SGK phóng to
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu, K/niệm
về miễn dịch, Phân loại miễn dịch.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
?Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu?
?Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau ra
sao?
3. Bài mới: Chân dẫm phải gai, chân có thể bị sưng và đau vài hôm rồi khỏi. Vậy chân
đau do đâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình ntn?
HĐGV

HĐHS
Nội dung
HĐ1 : Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
- Yêu cầu học sinh đọc thông - HS đọc thông tin SGK
I. Các hoạt động chủ yếu
tin mục I SGK.
của bạch cầu
- QS sơ đồ H.14.1, H.14.2, - T.luận nhóm
Bạch cầu đã tạo hàng rào
H.14.3, H.14.4. Thảo luận
phịng thủ để bảo vệ cơ thể:
nhóm 3 phút :
- Sự thực bào: B.Cầu hình

Vịng 1: Nhóm chun sâu:
- Là bạch cầu hình thành thành chân giả bắt và nuốt
- Nhóm 1, 2: QS H.14.1, cho chân giả bắt, nuốt và tiêu vi khuẩn rồi tiêu hóa.
biết sự thực bào là gì? Những hóa vi khuẩn. Bạch cầu
- Tạo kháng thể để vơ hiệu
loại bạch cầu nào thường trung tính, B.Cầu Mơno.
hóa kháng ngun ( TB
thực hiện thực bào?
Limphơ B )
- Nhóm 3, 4: QS H.14.2, - Theo cơ chế chìa khóa và ổ
- Phá hủy các TB đã bị
H.14.3 cho biết TB B đã khóa.
nhiễm bệnh( TB Limphơ T )
chống lại các kháng nguyên
bằng cách nào?
- Nhóm 5, 6: QS H.14.4, cho -Tiết ra các kháng thể, rồi
biết TB T đã phá hủy các tế các kháng thể sẽ gây kết
bào cơ thể nhiễm VK, virut dính các kháng nguyên.
bằng cách nào?
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

13


Vịng 2: Nhóm mảnh ghép: - T.luận nhóm
Dựa vào những thơng tin
trên, thảo luận nhóm 5 phút,
trả lời:

Tóm lại B/cầu đã tạo nên
những hành rào phòng thủ
nào đê bảo vệ cơ thể?
- Chọn ngẫu nhiên vài nhóm
- Yêu cầu 1-> vài nhóm treo lên treo bảng nhóm, nhóm
bảng nhóm
khác NXBS
- GV nhận xét, cho điểm
- HS trả lời
* KTNC: Chân dẫm phải
gai, chân có thể bị sưng và
đau vài hơm rồi khỏi. Vậy
chân đau do đâu? Cơ thể đã - HS lắng nghe
tự bảo vệ mình ntn?
- GVKL
HĐ2 : Tìm hiểu khái niệm về miễn dịch
- Nghiên cứu thông tin trả lời - HS nghiên cứu thông tin trả II. Miễn dịch
câu hỏi:
lời K/niệm miễn dịch
? Miễn dịch là gì ?
- HS T.luận nhóm trả lời
- Miễn dịch là khả năng cơ
? Có những loại miễn dịch - Đại diện nhóm trả lời, thể khơng mắc một bệnh
nào.
nhóm khác NX
nào đó.
-HS trả lời, HS khác NXBS
- Có 2 loại miễn dịch:
? Nêu sự khác nhau giữa
+ Miễn dịch tự nhiên là khả

miễn dịch tự nhiên và miễn
năng cơ thể tự chống bệnh
dịch nhân tạo
( miễn dịch bẩm sinh) nhờ
- GVNX, KL
- HS trả lời, HS khác NXBS kháng thể.
- Một người mắc bệnh đậu
+ Miễn dịch nhân tạo là chủ
mùa, thương hàn,…Sau đó
động tạo cho cơ thể khả
một thời gian hoặc cả đời
năng miễn dịch nhờ văcxin.
không mắc nữa. Đây là loại - HS trả lời, HS khác NXBS
miễn dịch gì?
-Tiêm vacxin phịng bệnh (
bạch hầu , uốn ván, , … ) - Phịng bệnh
thuốc loại miễn dịch gì?
- HS trả lời, HS khác NXBS
? Vậy Vacxin có tác dụng gì.
* KTNC: Mỗi cơ thể khác
nhau thì khả năng miễn
dịch ntn? Ta cần làm gì để
tăng khả năng miễn dịch?
4. Củng cố:
? Hiện tượng Bạch cầu bao lấy và nuốt vi khuẩn gây bệnh goi là:
a. Sự bài tiết
b. Sự hấp thu
c. Sự thực bào
d. Sự TĐC
Cho HS trả lời câu 2, 3 SGK

5. Hướng dẫn: Học bài, Trả lời câu hỏi SGK và sách bài tập
Xem trước bài: “Đông máu và nguyên tắc truyền máu”: Tìm hiểu cơ chế đơng
máu và vai trị của nó,các nhóm máu, ngun tắc truyền máu.
IV. Rút kinh nghiệm:
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

14


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
- Sinh học 9:
Bài 10: GIẢM PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II.
- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.
- KTNC: Làm bài tập 4 sgk. Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, đồng thời phát triển tư
duy.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS khả năng giải thích vấn đề mang tính khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà, kẻ sẵn bảng giảm phân.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: sử dụng câu hỏi SGK.
3. Bài mới: Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra
vào thời kì chín của tế bào sinh dục.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân
Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
- HS quan sát H10 I. Những diễn biến
* Vịng 1:
và thảo luận nhóm. cơ bản của NST
+ N1: Tìm hiểu diễn biến NST ở kì đầu lần - Thảo luận nhóm trong giảm phân:
phân bào I.
vịng 1
+ N2: Tìm hiểu diễn biến NST ở kì giữa lần
(Nội dung bảng 10)
phân bào I
+ N3: Tìm hiểu diễn NST ở kì sau lần phân
bào I có hình thái như thế nào
+ N4: Tìm hiểu diễn biến NST kì cuối lần
phân bào I.
+ N5: Tìm hiểu diễn biến kì đầu và kì giữa
lần phân bào II.
+ N6: Tìm hiểu diễn biến kì sau lần phân bào
II
+ N7: Tìm hiểu diễn biến kì cuối lần phân
bào II.
* Vòng 2:

- Di chuyển đến
Yêu cầu HS di chuyển đến nhóm mới và nhóm mới và thảo
thảo luận nhóm với những nội dung:
luận nhóm với nội
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

15


+ Các nhóm điền đầy đủ thơng tin những diễn
biến của NST ở các kì của giảm phân.
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của
nhóm.
- Nhận xét kết quả của các nhóm
? Phân biệt kì giữa lần phân bào I và lần phân
bào II.
Yêu cầu HS trình bày sản phẩm.
- GV chốt lại kiến thức cho hoàn chỉnh.
Mở rộng: ? Vì sao giảm phân các tế bào con
lại có bộ NST giảm đi một nữa?
? Phân biệt kì cuối của nguyên phân và giảm
phân?
? Nêu ý nghĩa của q trình ngun phân và
giảm phân?

dung vịng 2.

- Đại diện các

nhóm trình bày.
- Trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.

Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân
Những diễn biến cơ bản của NST
Lần phân bào I
Lần phân bào II
- Các NST xoắn, co ngắn.
- NST co lại cho thấy số lượng NST
- Các NST kép trong cặp tương đồng kép trong bộ đơn bội.
Kì đầu
tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt
chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.
- Các cặp NST kép tương đồng tập trung - NST kép xếp thành một hàng ở
Kì giữa và xếp song song thành 2 hàng ở mặt mặt phẳng xích đạo của thoi phân
phẳng xích đạo của thoi phân bào.
bào.
- Các cặp NST kép tương đồng phân li - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động
Kì sau độc lập và tái tổ hợp tự do với nhau về 2 thành 2 NST đơn phân li về 2 cực
cực của tế bào.
của tế bào.
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân - Các NST đơn nằm gọn trong nhân
Kì cuối mới được tạo thành với số lượng là bộ mới được tạo thành với số lượng là
đơn bội (kép)
bộ đơn bội.
Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ( 2nNST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ
NST đơn bội (nNST).
4. Củng cố:

- Sử dụng câu hỏi SGK để kiểm tra củng cố.
- Hướng dẫn HS làm bài tập số 4 SGK. Đọc kết luận ghi nhớ.
5. Hướng dẫn:
- Học bài theo bảng 10 đã hoàn chỉnh. So sánh nguyên phân và giảm phân
- Làm bài tập 3,4 vào tập. Đọc bài trước số 11.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
Ngày……… tháng…….. năm 2016
…………………………………………………………………………………………………
Các kì

KÍ DUYỆT

III. KẾT LUẬN:
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

16


1. Kết quả:
Để kiểm tra tính thực tiễn của đề tài qua 2 năm thực hiện, tôi đã thu được kết quả so với
khi chưa áp dụng đề tài như sau:
Năm học 2016-2017
Sĩ số 315

SL

Giỏi


110

Khá

Tỷ lệ

Năm học 2017-2018
Tỷ lệ

Sĩ số 310

SL

34,92

Giỏi

115

37,10

110

34,92

Khá

113


36,45

Trung bình

80

25,40

Trung bình

76

24,52

Yếu

15

4,76

Yếu

6

1,93

(%)

(%)


2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu:
Qua kết quả trên tôi thấy với suy nghĩ, cố gắng ban đầu khi tập trung đầu tư công sức,
kiến thức theo vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào bài dạy, học sinh tiếp thu bài một cách
tích cực khơng thụ động và hứng thú hơn. Chính sự ham học của học sinh lại là động lực
thúc đẩy giáo viên cần phải đổi mới tư duy, phương pháp dạy học phù hợp với SGK mới.
Mỗi giờ học mà các em đạt kết quả cao đã thể hiện được phần nào tâm huyết của người dạy.
3. Kiến nghị:
- Nhà trường nên cố gắng hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất, cần quan tâm hơn đến vấn đề
phòng học, đèn, quạt...để đáp ứng tốt cho quá trình học tập của học sinh, nên có các phịng
thí nghiệm, phịng thực hành cho học sinh.
- Cần thường xuyên tổ chức các buổi hội giảng, thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để rút kinh
nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và cập nhật thông tin, phương pháp giảng dạy có hiệu quả
giúp phát huy tính chủ động của học sinh.
- Giáo viên giảng dạy cần có tinh thần nhiệt quyết với nghề, cần ứng dụng nhiều phương
pháp dạy học tích cực vào bài dạy.
- Cán bộ địa phương và gia đình học sinh cần quan tâm hơn nữa trong việc học tập của các
em.
- Học sinh nên sắp xếp ngồi học trên lớp có thể tự tìm tịi, học hỏi ở nhà, hoặc tự đọc tài
liệu cần cho quá trình học tập.

Tài liệu tham khảo
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

17


1. Sách giáo khoa , sách giáo viên sinh học cấp trung học cơ sở của NXB Giáo Dục
2. Nguồn tài liệu về các kĩ thuật dạy học tích cực

3. Sách chuẩn kĩ năng, chuẩn kiến thức sinh học cấp THCS của NXB Giáo Dục
4. Nguồn tư liệu của nhà trường.
5. Nguồn tư liệu trên mạng Internet.
6. Tư liệu của đồng nghiệp.

An Trạch A, ngày .... tháng .... năm .......
Người thực hiện

VÕ THỊ KIỀU LOAN

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

18


ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Kết quả chấm điểm:................../ 100 điểm
a) Về nội dung:
-

Tính mới:.........................................................../ 30 điểm

-

Tính hiệu quả:..................................................../ 35 điểm


-

Tính ứng dụng:.................................................../ 20 điểm

-

Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao:.............../ 10 điểm

b) Về hinh thức:....................................................../ 05 điểm
2. Xếp loại:.............................................................

..................., ngày .......tháng .....năm.........
CHỦ TỊCH HĐKH

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

19


.........................................................................................
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Kết quả chấm điểm:................../ 100 điểm
a. Về nội dung:
-


Tính mới:.........................................................../ 30 điểm

-

Tính hiệu quả:..................................................../ 35 điểm

-

Tính ứng dụng:.................................................../ 20 điểm

-

Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao:.............../ 10 điểm

b. Về hinh thức:...................................../ 05 điểm
2. Xếp loại:.............................................................

..................., ngày .......tháng .....năm.........
CHỦ TỊCH HĐKH

Võ Thị Kiều Loan

THCS Nguyễn Trung Trực- Đông Hải- Bạc Liêu

20



×