Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.79 KB, 24 trang )

PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC 9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước, việc nâng cao chất lượng giáo dục là
một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của mỗi nhà trường nói
chung và của mỗi một giáo viên nói riêng, nó diễn ra xuyên suốt quá trình dạy học và là
cơng việc mang tính chất thường xuyên.
Thật vậy, trong những năm qua chúng ta đã thực hiện quá trình đổi mới nội dung
chương trình sách giáo khoa, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong gỉang dạy,
phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm giảm tính lí thuyết, tăng tính
thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, mang lại tính khả thi cao. Vì vậy, địi hỏi người
giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học nhằm nâng
cao chất lượng dạy học và phát hiện ra những học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi để
chọn vào đội tuyển học sinh giỏi bộ môn và có kế hoạch bồi dưỡng nhằm đạt kết quả tốt
trong các kì thi HSG các cấp trong đó có bộ môn sinh học 9.
Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy học phải đi đơi với thực
hành. Khi dạy học sinh về kiến thức Sinh học chúng ta không nên chỉ truyền đạt dưới
dạng kiến thức có sẵn, học sinh chỉ học thuộc bài, mà phải truyền đạt một cách khoa
học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức có tính quy luật, hiểu được bản chất của nó.

Trang 1


Công tác bồi dưỡng HSG là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao chất
lượng chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói
riêng và cho địa phương nói chung.
Trong những năm gần đây, nhà trường đã xác định rõ vai trò của công tác giảng
dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ giáo
viên thể ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc hết sức khó
khăn, địi hỏi nhiều cơng sức của giáo viên và học sinh. Do đó muốn đạt kết quả tốt
trong các kì thi thì địi hỏi giáo viên và học sinh có kế hoạch cụ thể rõ ràng và khả thi.


Trong những năm gần đây nhà trường phân tôi trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ
môn sinh học 9 và đã đạt kết quả trong các kì thì. Với kinh nghiệm bản thân trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua nhiều năm và đã đạt được một số kết quả tốt, tôi xin chia
sẽ về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 đạt hiệu quả như sau:
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề.
Việc tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng HSG là nhằm động viên khích lệ học sinh và
giáo viên góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học. Do vậy việc bồi dưỡng
HSG bao giờ cũng là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Mặt khác việc tổ chức
bồi dưỡng HSG là một tiêu chí khơng thể thiếu để đánh giá sự phát triển của nhà trường.
Chất lượng HSG không những là niềm tự hào của cha mẹ học sinh, thầy cơ mà cịn là
niềm tự hào của nhà trường, ngành giáo dục và toàn thị xã Giá Rai. Vì vậy, cần phải biết
tác động tới các yếu tố của q trình bồi dưỡng HSG như: cơng tác phát hiện và lựa
Trang 2


chọn học sinh, nội dung và phương pháp bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng, tài liệu bồi
dưỡng, cấu trúc chương trình bồi dưỡng… sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi
để việc bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao nhất trong các kì thi tuyển.
2. Đặc điểm tình hình
a. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH và có kế hoạch cụ thể
trong công việc bồi dưỡng HSG ở các môn học.
- Nhà trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ giúp cho
việc dạy và học tập có nhiều thuận lợi.
- Giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công
tác bồi dưỡng HSG.
- Các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi chuyên môn với
nhau để tìm ra phương pháp và tư vấn tài liệu phù hợp để giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Có cấu trúc ôn tập do PGD&ĐTTX Giá Rai cung cấp khá đầy đủ và chi tiết nên

rất thuận lợi cho công tác bồi dưỡng.
- Chất lượng học sinh tương đối đều, đa số các em có ý thức học tập nên thuận lợi
trong công tác tuyển chọn học sinh HSG bộ mơn và học sinh năng khiếu.
b. Khó khăn
- Về phía giáo viên:
+ Đa số giáo viên bồi dưỡng đều dạy hai buổi trên ngày (sáng và chiều đều có tiết
dạy chính khóa), ngồi việc giảng dạy trong giờ học chính khóa cịn phải nhận thêm
Trang 3


công tác bồi dưỡng HSG mà việc dạy bồi dưỡng phải dạy chéo buổi nên giáo viên dạy
rất mệt trong q trình ơn luyện cho học sinh và việc đầu tư cho cơng tác bồi dưỡng
HSG cũng có phần bị hạn chế do khơng có thời gian.
+ Giáo viên bồi dưỡng HSG phải tự soạn nội dung bồi dưỡng theo các tài liệu, mà
việc sưu tầm tài liệu gặp không ít khó khăn.
+ Giáo viên tham gia cơng tác bồi dưỡng nhà ở xa nên cũng khơng ít gặp những
khó khăn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Nhà trường thiếu phòng học nên việc dạy bồi dưỡng phải sử dụng phòng chức
năng nên việc giảng dạy cũng gặp khơng ít khó khăn.
- Về phía học sinh:
+ Học sinh học chính khóa phải học q nhiều mơn học nên việc đầu tư cho bộ
môn bồi dưỡng cũng phần nào bị hạn chế (về nhà phải soạn bài và học bài các môn học
khác).
+ Việc học bồi dưỡng phải học chéo buổi nên rất mệt đối với học sinh trong việc
tiếp thu kiến thức bồi dưỡng.
+ Trong quá trình bồi dưỡng thì đa số các em chỉ tập trung bộ môn bồi dưỡng nên
một số môn khác đôi khi cũng bị ảnh hưởng nhiều do khơng có thời gian đầu tư.
3. Một số giải pháp tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 đạt
hiệu quả
3.1. Công tác phát hiện và thành lập đội tuyển HSG.


Trang 4


Việc làm đầu tiên của giáo viên được phân công tham gia trực tiếp bồi dưỡng học
sinh giỏi môn sinh học 9 là phải điều tra, phát hiện những học sinh năng khiếu bộ mơn
và có tính nhạy bén trong học tập đặc biệt là phải u thích bộ mơn sinh học 9. Do đó,
giáo viên bồi dưỡng cần phải có những căn cứ để phát hiện và thành lập đội tuyển, theo
kinh nghiệm của bản thân tôi qua nhiều năm liền tham gia trực tiếp bồi dưỡng HSG của
bộ mơn sinh học 9 thì có rất nhiều căn cứ để lựa chọn nhưng theo tôi chỉ tập trung vào 2
căn cứ đáng tin cậy và đem lại hiệu quả trong việc lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi như:
- Một là: Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm vừa qua và kết quả khảo sát chất
lượng đầu năm nhưng do bộ mơn sinh học 9 khơng có tổ chức kiểm tra khảo sát giống
như bộ mơn tốn, ngữ văn và anh văn, nên tôi thường lựa chọn bài kiểm tra 15 phút và
thông qua bài kiểm tra là cũng là căn cứ để lựa chọn.
- Hai là: Căn cứ vào tình hình giảng dạy trên lớp và thái độ học tập của học sinh
vì trong quá trình giảng dạy trên lớp giáo viên dễ dàng phát hiện ra những học sinh có
năng khiếu bằng những câu hỏi thể hiện mức độ phân hóa cao (câu hỏi khó) hoặc là
những dạng bài tập hơi phức tạp có tính chất thâm dò để cho học sinh xử lý, từ đó giáo
viên thấy được trình độ của từng đối tượng học sinh là cơ sở để chọn lựa. Mà muốn làm
được như vậy thì địi hỏi người giáo viên dạy tham gia công tác bồi dưỡng HSG cần
phải làm tốt các công việc như sau:
+ Chuẩn bị chu đáo giáo án giảng dạy trong đó thể hiện rõ nội dung phân hóa theo
phẩm chất và năng lực của học sinh.
+ Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

Trang 5


+ Soạn trước hệ thống câu hỏi phù hợp và mang tính chất, nội dung phân hóa để

phát hiện HSG và học sinh năng khiếu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh.
+ Đối tượng học sinh được phân loại để tiếp tục bồi dưỡng theo hướng nâng cao
là các em học sinh học khá, giỏi bộ môn;
3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG và HS năng khiếu.
Mỗi giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể và thật chi
tiết, trong kế hoạch cần phải xác định chỉ tiêu để phấn đấu và các biện pháp thực hiện
sau đó kế hoạch này được thông qua tổ chuyên môn để thảo luận thống nhất sau đó giáo
viên bồi dưỡng tiến hành thực hiện theo kế hoạch và đăng lý lịch bồi dưỡng cho tổ
chuyên môn hoặc cho bộ phận chuyên môn (P.Hiệu trưởng nhà trường quản lý).
3.3. Hướng dẫn các nội dung kiến thức cần bồi dưỡng cho học sinh.
Trước hết giáo viên cần phải giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của từng
chương và yêu cầu học sinh cần phải đi sâu những nội dung kiến thức nâng cao. Trong
các tiết dạy giáo viên cần tập trung hệ thống hóa kiến thức một cách logic, rèn luyện kỹ
năng và các thao tác tư duy, phân tích đề, sáng tạo, thông thường giáo viên dạy bồi
dưỡng thường tập trung vào cấu trúc chương trình do PGD-ĐTTX Giá Rai và sở GD
cung cấp cho các trường để có căn cứ và định hướng trong q trình ơn tập cho học sinh.
Ví dụ: Chương I các thí nghiệm của Menđen
- Kiến thức:
+ Học sinh nêu được các khái niệm: Di truyền, biến dị, tính trạng, cặp tính trạng
tương phản, dịng thuần chủng, lai phân tích, đồng hợp, dị hợp, trội khơng hoàn toàn…
Trang 6


+ Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen.
+ Trình bày các thí nghiệm của Menđen và giải thích thí nghiệm.
+ Nêu nội dung, ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li và quy
luật phân li độc lập.
+ Thế nào là lai phân tích? Nêu ý nghĩa của lai phân tích.
+ Thế nào là biến dị tổ hợp? Nêu ý nghĩa của biến dị tổ hợp.

- Kỹ năng:
Làm được các bài tập di truyền trong các pháp lai của quy luật phân li, quy luật
phân li độc lập.
3.4. Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
- Cần phải phát huy được vai trò tự học của học sinh trong q trình ơn luyện,
phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học và theo bản thân tôi con đường ngắn nhất
để một học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất là phải tự học, tự nghiên cứu, nhưng động
lực để giúp các em tự học và tự nghiên cứu đó là niềm say mê, u thích bộ mơn mà
mình đã lựa chọn.
- Để giúp học sinh có niềm say mê này khơng ai khác chính là người giáo viên
đang tham gia trực tiếp bồi dưỡng các em. Hơn nữa trong q trình tự tìm tịi, học hỏi
các em càng được củng cố, khắc sâu và tăng thêm niềm say mê và hứng thú trong học
tập. Ngoài việc học và làm các bài tập thì giáo viên cịn yêu cầu học sinh phải thường
xuyên tự nghiên cứu các bài tập và các loại sách nâng cao của bộ môn mà giáo viên giới
thiệu hoặc do giáo viên cho học sinh mượn (sách do giáo viên mua hàng năm) và thường
Trang 7


xuyên kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau và trên cơ sở kiểm tra, đánh giá
thì giáo viên mới nắm được khả năng thực hiện nhiệm vụ của các em, từ đó có kế hoạch
định hướng cơng việc trong thời gian tới.
+ Muốn có HSG phải có giáo viên giỏi về chun mơn, vì thế người giáo viên
phải ln ln có ý thức tự rèn luyện, học hỏi, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sưu tầm các dạng đề thi qua các năm đây là khâu
quan trọng nhất, vì trong quá trình sưu tầm các dạng đề thi qua các năm trước để cho
học sinh tiếp cận và làm quen với các dạng đề thi nhằm mục đích là để học sinh không
bở ngỡ với các dạng đề thi và thường xuyên nhắc nhở học sinh về cách trình bày trong
quá trình giải bài tập và đặc biệt, giáo viên phải chỉ rõ về hướng dẫn chấm trong các đề
thi để cho học sinh thấy được mức độ phân thang điểm chấm từng ý, từng nội dung phù
hợp với thang điểm, nên thông qua việc cho học sinh va chạm với các dạng đề thi thì cần

rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt và tính cẩn thận trong quá trình giải các đề thi.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh sau khi kết thúc các chương đã học
bằng cách là làm các đề thi thử, do đó giáo viên tham gia trực tiếp bồi dưỡng HSG cần
phải làm các đề, hướng dẫn chấm cụ thể chi tiết và tổ chức coi kiểm tra một cách
nghiêm túc, thông qua bài kiểm tra để thấy được khả năng tiếp thu kiến thức và vận
dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và kỹ năng trình bày khi giải một đề thi
theo nội dung đã hướng dẫn ở trên và cũng thông qua các bài kiểm tra có thể điều chỉnh
phương pháp dạy và học cho thời gian tiếp theo.
3.5. Chương trình bồi dưỡng.
Trang 8


- Giáo viên phải nghiên cứu thật kĩ nội dung kiến thức sách giáo khoa và tài liệu
tham khảo, để tự soạn cho mình một nội dung bồi dưỡng cho phù hợp nhất và hiệu quả
nhất. (nội dung soạn tài liệu chủ yếu theo cấu trúc ôn tập do PGD&ĐTTX Giá Rai và Sở
GD&ĐT cung cấp cho các trường theo cv số 999/SGD &ĐT –GDTrH ngày 5 tháng 10
năm 2018).
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với thời gian bồi dưỡng cần cung cấp
kiến thức cho học sinh.
- Giáo viên cần hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng cách cô đọng các kiến
thức về cơ sở lý thuyết cũng như hệ thống các dạng bài tập cho học sinh trong xun
suốt q trình ơn tập cho học sinh
Ví dụ: Để hình thành kỹ năng giải được các bài tập di truyền trong các phép lai
của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập ta tiến hành như sau: Đầu tiên giáo viên
hình thành cho học sinh có 2 dạng bài tốn, đó là bài tốn thuận và bài tốn nghịch, khi
đó giáo viên sẽ hình thành các bước giải như:
* Bài tốn thuận: Cho biết kiểu gen và kiểu hình của P yêu cầu xác định tỉ lệ
kiểu gen, kiểu hình của F.
Trước hết giáo viên hình thành phương pháp giải cụ thể như:
- Bước 1: Dựa vào giả thuyết của đề bài để quy ước gen.

- Bước 2: Từ kiểu hình của P xác định kiểu gen của P.
- Bước 3: Lập sơ đồ lai suy ra kiểu gen và kiểu hình của F.
Ứng dụng phương pháp giải vào giải bài tập như sau:
Trang 9


Bài tập: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu lơng và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm
trên NST thường phân li độc lập và khơng có tính trạng trung gian. Biết lơng đen là tính
trạng trội hồn tồn so với lơng nâu và đi ngắn là tính trạng trội hồn tồn so với đi
dài.
Cho chuột P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản màu lông và
chiều dài đuôi giao phối với nhau thu được F1, tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được
F2 .
a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2.
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Giải
Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: lơng đen; a: lơng nâu; B: đuôi ngắn; b: đuôi dài.
a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2.
- Trường hợp 1:
PT/C: (lông đen, đuôi ngắn) AABB
GP:

x

aabb (lông nâu, đuôi dài)

AB

F1 :


ab
AaBb -> 100% lông đen, đuôi ngắn.

- Trường hợp 2:
PT/C: (lông đen, đuôi dài) AAbb
GP:
F1 :

x

Ab

aaBB (lông nâu, đuôi ngắn)
aB

AaBb (100% lông đen, đuôi ngắn)
Trang 10


F1xF1: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb
GF1:

x

AB, Ab, aB, ab

AaBb (lông đen, đuôi ngắn)
AB, Ab, aB, ab


F2 :
AB
Ab
aB
Ab

AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb


Kết quả:
+ KG: 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb
+ KH: 9 lông đen, đuôi ngắn : 3 lông đen, đuôi dài : 3 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông
nâu, đuôi dài.
b. Kết quả lai phân tích F1:
P: (lơng đen, đi ngắn) AaBb
G:

x

AB, Ab, aB, ab

aabb (lông nâu, đuôi dài)
ab

Fb :
ab

AB
Ab
aB
ab
AaBb Aabb aaBb aabb

Kết quả:
+ KG: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb

Trang 11



+ KH: 1 lông đen, đuôi ngắn : 1 lông đen, đuôi dài : 1 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lơng
nâu, đi dài.
* Dạng bài tốn nghịch: Cho biết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F yếu cầu xác
định kiểu gen, kiểu hình P.
Giáo viên hình thành phương pháp giải như sau:
Phương pháp giải:
- Xác định tỉ lệ Kiểu hình của F.
- Phân tích kết quả từng cặp tính trạng ở con lai. Dựa vào tỉ lệ tính trạng của F =>
kiểu gen của P về cặp tính trạng đang xét => kiểu hình của P.
+ Tỉ lệ F1 = 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp về cặp tính trạng đang xét,
tính trội hồn tồn.
+ Tỉ lệ F1 = 1:2:1 => cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp về cặp tính trạng đang
xét, tính trội khơng hồn tồn.
+ F1 đồng tính trội => ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn => cả 2 cơ
thể P đều đồng hợp lặn.
+ Tỉ lệ F1 = 1:1 => 1 cơ thể P có kiểu gen dị hợp, cơ thể P cịn lại có kiểu gen
đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.
- Xét chung 2 cặp tính trạng suy ra kiểu gen ở hai cặp tính trạng của bố mẹ.
- Lập sơ đồ lai minh họa.
Lưu ý: để biết 2 cặp gen có phân li độc lập dựa vào:
+ Đề bài cho sẵn.
Trang 12


+ Tỉ lệ phân li độc lập của thí nghiệm Menđen: 9:3:3:1.
+ Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
+ Đề bài cho 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau.
+ Nhân tỉ lệ kiểu hình riêng rẽ của từng loại tính trạng này với tỉ lệ kiểu hình riêng
của loại tính trạng kia. Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có
thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di

truyền phân li độc lập: “Khi hai cặp gen di truyền độc lập, tỉ lệ kiểu hình ở đời con bằng
tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó”
Vd: Áp dụng phương pháp trên vào giải bài tập như sau:
Bài tập: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F 1 đồng loạt có KH
giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây
quả đỏ, chín sớm: 120 cây có quả đỏ, chín muộn: 123 cây có quả vàng, chín sớm: 41 cây
có quả vàng, chín muộn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P đến F2?
Giải
a. Xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc quả:
quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1

Trang 13


F1 có tỉ lệ của qui luật phân li suy ra Quả đỏ là tính trạng trội hồn tồn so với quả
vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng suy ra cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x
Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả:
Chín sớm: Chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hồn tồn so với chín muộn.
Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb.
b. Sơ đồ lai từ P -> F2
- Xét tỉ lệ KH của F1: F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả
vàng, chín sớm: 41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3
quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:

(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín
muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn = F2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
- Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn)
+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
Trang 14


* Sơ đồ lai 1:
P: (quả đỏ, chín sớm) AABB
GP:

x

aabb (quả vàng, chín muộn)

AB

ab

F1 :

AaBb (100% quả đỏ, chín sớm)

* Sơ đồ lai 2:
P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb

GP:

x

aaBB (quả vàng, chín sớm)

Ab

F1 :

aB
AaBb (100% quả đỏ, chín sớm)

F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb
GF1:

x

AaBb (quả đỏ, chín sớm)

AB; Ab; aB; ab

AB; Ab; aB; ab

F2 :
AB
AB AABB
Ab AABb
aB AaBB
ab AaBb


Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả
vàng, chín muộn.
- Tương tự đối với những chủ đề khác giáo viên cần phải hệ thống hóa kiến thức
cho học sinh giống như trình bày ở trên.
Trang 15


3.6. Kiểm tra đánh giá trong quá trình bồi dưỡng
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học

sinh trong suốt thời gian bồi dưỡng bằng cách ra đề kiểm tra thử cho học sinh làm và
dựa vào bài kiểm tra đó để đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh phương pháp dạy
và học cho phù hợp.
- Trong năm học 2018 – 2019 bản thân tôi đã áp dụng công nghệ thông tin trong
kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình bồi dưỡng cụ thể như: Khi cho các em học
sinh làm một bài tập ở một chương nào đó, thì thông thường giáo viên chỉ mời 1 một em
lên bảng để hồn thành bài tập cịn các em học sinh khác tự làm, giáo viên thì đi kiểm tra
nhưng khi học sinh trên bảng trình bày kết quả sau khi hồn thành xong thì tất cả các em
học sinh cùng nhau nhận xét bài làm của bạn và đối chiếu với bài làm của mình để
khẳng định đúng hay sai, nhưng đối với phương pháp này vẫn còn hạn chế vì học sinh
khơng nhìn thấy được bài làm của học sinh khác và giáo viên mất rất nhiều thời gian khi
chỉnh sữa từng em một. Do đó, khi kiểm tra đánh giá bài làm của học sinh thì tơi sử
dụng máy chiếu và sử dụng điện thoại có chức năng chụp ảnh để chụp lại các bài làm
của học sinh rồi kết nối vào máy vi tính sau đó trình chiếu lên màng hình để học sinh
quan sát bài lẫn nhau và với phương pháp này nên thời gian sữa bài cho học sinh được
rút ngắn và các em học sinh cũng có thể nhìn bài của nhau từ đó giúp học sinh nhận ra
những sai xót cho nhau rồi chỉnh sữa cho hợp lí, đặc biệt phương pháp này mang lại hiệu
quả rất cao trong suốt quá trình bồi dưỡng HSG mà tôi đã áp dụng trong năm học này.
3.7. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng để bồi duõng
Trang 16


- Giáo viên sưu tầm các tài liệu nâng cao và tham khảo những tài liệu hay sau đó
cung cấp đến học sinh và hướng dẫn học sinh học một cách hiệu quả nhất. Thông thường
bản thân tôi khi ôn HSG cấp thị vã và cấp tỉnh, tôi thường dựa vào cấu trúc của
SGD&ĐT hướng dẫn về nội dung kiến thức, kỹ năng cần đạt được từ đó tơi biên soạn tài
liệu cho học sinh.
Ví dụ về biên soạn tài liệu theo cấu trúc chương III ADN và GEN.
a. Kiến thức
+ Nêu cấu tạo hóa học và cấu trúc khơng gian của phân tử ADN. Hiểu được cấu

trúc không gian của phân tử ADN có tính đa dạng và tính đặc thù.
+ Hiểu được cơ chế tự nhân đôi của ADN.
+ Bản chất và chức năng của gen, chức năng của ADN.
+ Cấu trúc hóa học và cấu trúc khơng gian của phân tự ARN.
+ Cơ chế tổng hợp ARN, chức năng ARN, ý nghĩa của sự tổng hợp ARN.
+ Nêu được các đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.
+ Cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của phân tử prôtêin.
+ Hiểu được bản chất mối quan hệ giữa Gen – ARN – Prơtêin – Tính trạng.
b. Kỹ năng:
+ Giải các bài tập liên quan đến cấu trúc và q trình nhân đơi của phân tử
ADDN, cấu trúc và quá trình tổng hợp ARN, cấu trúc và q trình tổng hợp prơtêin.
+ Giải các bài tập về mối quan hệ giữa Gen – ARN – Prơtêin – Tính trạng.

Trang 17


Trên cơ sở về cấu trúc nêu trên bản thân tôi biên soạn nội dung câu hỏi rồi giao tài
liệu và hướng dẫn học sinh nghiên cứu và học theo phần giáo viên đã định hướng, ví dụ
như:
Câu 1: Nêu cấu trúc hóa học và cấu trúc khơng gian của phân tử ADN? Vì sao
ADN có tính đa dạng và tính đặc thù? Chức năng của ADN?
Câu 2: Trình bày cơ chế tự nhân đôi của ADN và ý nghĩa của nó?
Câu 3: Nêu bản chất và chức năng của gen? Chức năng của ADN?
Câu 4: Nêu cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ARN?
Câu 5: Nêu cơ chế tổng hợp ARN? Chức năng của ARN? Ý nghĩa của sự tổng hợp
ARN?
- Sưu tầm các dạng đề thi qua những năm học trước hoặc truy cập trên mạng
internet về tổng hợp các dạng đề thi sau đó biên soạn lại cho phù hợp với học sinh của
mình.
3.8. Thời gian bồi dưỡng

- Để chương trình bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả thì giáo viên phải có kế hoạch cụ
thể và đăng kí lịch bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn hoặc bộ phận chuyên môn
(P.Hiệu trưởng nhà trường) và thực hiện nghiêm túc theo lịch đã đăng kí .
- Giáo viên có thể tăng thời lượng bồi dưỡng nếu kiến thức đó q khó và học
sinh cịn lúng túng trong khi khám phá kiến thức mới.
3.9. Khen thưởng đối với học sinh dự thi đạt kết quả tốt

Trang 18


Trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp thị xã hoặc cấp tỉnh, thì bản
thân tơi đã kích thích và động viên tinh thần học tập của học sinh bằng cách tham mưu
với BGH nhà trường, hội PHHS hoặc các mạnh thường quân ở các khối lớp tiến hành
khen thưởng kịp thời đối với học sinh dự thi có kết quả tốt với việc làm này trong những
năm qua bản thân tơi thực hiện có hiệu quả trong việc khen thưởng học sinh.
* Nói tóm lại với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng
học sinh giỏi môn sinh học 9 trong những năm qua, tôi đều đạt kết quả tốt trong các kỳ
thi HSG như:
 Kết quả đạt được trong năm học 2017 – 2018 cụ thể như sau:
- HSG dự thi cấp thị xã:
+ Tổng số HS dự cấp thị xã 04 em HS.
+ Kết quả đạt 02 giải, trong đó có 01 giải II và 01 giải khuyến khích.
+ HSG dự thi cấp tỉnh: 02 HS
+ Kết quả đạt 02 giải III cấp tỉnh.
 Kết quả đạt được trong năm học 2018 – 2019 cụ thể như sau:
- HSG dự cấp thị xã:
+ Tổng số HS bồi dưỡng từ năm đối với bộ môn sinh học 9 là 04 HS.
+ Kết quả đạt được 02 giải, trong đó có 01 giải II và 01 giải khuyến khích.
+ Có 02 em HS được chọn dự thi cấp tỉnh.
- HSG dự thi cấp tỉnh:

+ Tổng số dự thi có 02 em HS.
Trang 19


+ Kết quả có 01 em HS đạt giải I và 01 em HS đạt giải II cấp tỉnh.
* Bài học kinh nghiệm:
- Để tổ chức công tác bồi dưỡng HSG một cách khoa học và đạt hiệu quả thì bản
thân tôi đã lên kế hoạch cụ thể, chi tiết với từng đơn vị kiến thức trọng tâm theo từng
chủ đề, từ tuần để đảm bảo thời gian và tiến độ bồi dưỡng cho học sinh, theo đó các
chương trình bồi dưỡng HSG cần phải đảm bảo 3 yêu cầu đó là: Phần kiến thức cơ bản,
nâng cao, rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm bài, sau mỗi giai đoạn đều có đánh giá và
rút kinh nghiệm, điều chỉnh và đề ra phương hướng thực hiện cho chủ đề tiếp theo. Điều
mà bản thân tơi quan tâm nhất đó là chú ý nhiều đến việc dạy các phương pháp tự học
đối với học sinh và xem đây là mục tiêu chính của q trình học tập, ở mỗi buổi dạy, bản
thân tơi ln tìm những nội dung mới, thay đổi các hình thức và phương pháp dạy học
phù hợp.
- Trong quá trình bồi dưỡng HSG giáo viên cần phải chú ý đến việc kiểm tra đánh
giá, thi thử để điều chỉnh kiến thức, kỹ năng kịp thời cho học sinh.
- Phát huy vai trò tự học cho học sinh, thực tế cho thấy, học nào có tinh thần và
phương pháp tự học tốt thì thành cơng sẽ cao hơn, do đó giáo viên dạy bồi dưỡng cần
hướng dẫn học sinh của mình sử dụng quỹ thời gian hợp lý, hiệu quả, mặt khác cần chú
ý đến việc bồi dưỡng HSG dưới nhiều hình thức như: trực tiếp, gián tiếp hoặc qua gmail
và mạng xã hội...
III. KẾT LUẬN

Trang 20


Để có được kết quả nhất định cho học sinh khi tham gia thi học sinh giỏi các cấp,
giáo viên cần có những giải pháp hữu hiệu kể cả nội dung và phương pháp ơn tập cũng

như hình thức kiểm tra, đánh giá, làm sao để cả thầy và trò sau khi ơn tập vững tin bước
vào phịng thi mà khơng có tư tưởng học tủ, ơn tủ. Cần tạo một nền tảng kiến thức và
tâm lí bình tĩnh khi đã có trong mình vốn kiến thức khá chắc chắn. Việc ơn tập khơng
nên tạo ra một trạng thái gị ép mà thật sự thoải mái, cách tiếp cận nội dung làm sao để
học sinh không cảm thấy bị áp lực. Để thực hiện được những phần việc quan trọng như
vậy chính là giáo viên đã tạo ra cho học sinh động cơ và mục đích học tập đúng đắn từ
đó nhằm xây dựng một nền tảng kiến thức, tâm lí bình tĩnh. Tuy nhiên việc thành cơng
hay khơng trong q trình ơn tập khơng chỉ phụ thuộc vào thầy cô mà phần lớn phụ
thuộc vào mức độ quyết tâm của học sinh .
* Kiến nghị và đề xuất:
- Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả BGH và PGD cần có
sự quan tâm đặc biệt và có những biện pháp như:
- Tuyên dương và khen thưởng kịp thời đối với những học sinh đã đạt giải.
- Cung cấp những tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh để thuận tiện cho
công tác bồi dưỡng của giáo viên.
- Nhà trường cũng như PGD& ĐT cần tăng cường cơ sở vật chất cụ thể
là phòng học để dạy bồi dưỡng cho học sinh vì hiện nay chưa có
phịng để bồi dưỡng, nên giáo viên phải mượn các phịng chức năng
để ơn tập cho học sinh.
Trang 21


Tân phong, ngày 09 tháng 04 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT

NGƯỜI VIẾT

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
TRƯỜNG


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT

Trần Quốc Dũng
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

Mục lục
Nội dung

Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………....……….1
II. NỘI DUNG :..........................................................................................................1
1. Thực trạng vấn đề....................................................................................................1
2. Đặc điểm tình hình………………………………………………………………...2
a. Thuận lợi:................................................................................................................2
b. Khó khăn :...............................................................................................................2
Trang 22


3. Một số giải pháp tuyển chọn và bồi dưỡng HSG môn sinh học 9 đạt hiệu quả ....3
3.1. Công tác phát hiện và tuyển chọn đội tuyển HSG …..….……………………...3
3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG và HS năng khiếu.................................................3
3.3. Hướng dẫn các nội dung kiến thức cần bồi dưỡng...............................................3
3.4. Phương pháp bồi dưỡng HSG:............................................................................4

3.5. Chương trình bồi dưỡng:......................................................................................5
3.6. Kiểm tra đánh giá trong quá trình bồi dưỡng .....................................................9
3.7. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng…………………….…………..…………….……..10
3.8. Thời gian bồi dưỡng………………………………………………....…………..11
3.9. Khen thưởng đối với HS đạt kết quả tốt ……….……………..………………….11
Kết quả đạt được năm học 2018 - 2019 ………..…………..…………………........…11
III. KẾT LUẬN…..........………………………..……………………………...…….…12

Trang 23


Trang 24



×