Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng Sông Hồng giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.01 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM THÀNH NAM

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Mã số: 62 31 02 03

HÀ NỘI - 2017


Luận án được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Ngọc Giang
2. TS. Lê Văn Giảng

Phản biện 1:

…………………………………..……..
…………………………………………

Phản biện 2:

………………………………………..
………………………………………..



Phản biện 3:

………………………………………..
………………………………………..

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi……giờ……ngày……tháng…….năm 20....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm
của cả nước, bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải
Dương, Hải Phịng, Hưng n, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh. Đây là vùng có quy mơ dân số lớn, mặt bằng dân trí
cao, tập trung đơng đảo đội ngũ trí thức.
Những năm qua, chất lượng công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra
tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng từng bước được nâng lên. Tuy
nhiên, bên cạnh những tiến bộ và kết quả đã đạt được, chất lượng công tác
kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng cịn
một số yếu kém nhất định. Một số cấp ủy, ủy ban kiểm tra triển khai quán
triệt và thể chế hóa Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định,
hướng dẫn của cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên và cấp mình về cơng tác

kiểm tra cịn chậm; chưa xây dựng đầy đủ, kịp thời chương trình kiểm tra;
hiệu quả thực hiện quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức
đảng cịn hạn chế;...
Hiện nay, tồn Đảng đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc khóa XII với Điều lệ Đảng được giữ nguyên. Điều đó địi
hỏi phải có sự thống nhất cao về tư tưởng, về nhận thức của cấp ủy, của ủy
ban kiểm tra các cấp để không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra
của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời
kỳ mới. Với những lý do đã nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Chất lượng công
tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông
Hồng giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất
lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng


2

sông Hồng giai đoạn hiện nay; đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra, chất lượng công
tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân; khái quát
những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng.
- Dự báo tình hình, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu

nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy
ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu 11 tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Hồng.
- Luận án nghiên cứu chất lượng việc thực hiện một số nhiệm vụ trong
công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông
Hồng từ năm 2005 đến hết năm 2015 và đề xuất phương hướng, giải pháp
đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận án thực hiện dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng
Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra; Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước về công tác thanh tra.


3

- Cơ sở thực tiễn: Luận án thực hiện trên cơ sở nghiên cứu báo cáo
tổng kết nhiệm kỳ, hằng năm; các chương trình, kế hoạch cơng tác; khảo sát
chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn,
trong đó chú trọng phương pháp phân tích - tổng hợp; diễn dịch - quy nạp;
lơgíc - lịch sử; khảo sát thực tế, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận giải làm sâu sắc hơn lý luận về công tác kiểm tra, chất lượng
cơng tác kiểm tra của Đảng nói chung, của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành
ủy ở đồng bằng sơng Hồng nói riêng.
- Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác kiểm tra
của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đã xác định
rõ những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng.
- Đề xuất được một số nội dung, biện pháp có tính khả thi trong kiện
tồn ủy ban kiểm tra và tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng; trong đổi mới phương pháp; hồn thiện
quy chế phối hợp của ủy ban kiểm tra với các tổ chức có liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn học Xây dựng Đảng và các mơn học
có liên quan tại các học viện, các trường chính trị...
7. Kết cấu luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục cơng
trình nghiên cứu của tác giả đã cơng bố liên quan đến đề tài luận án, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN VỀ
NƯỚC NGỒI


1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả là người nước ngồi
Các cơng trình khoa học của các tác giả là người nước ngoài về chất
lượng công tác kiểm tra chủ yếu là các tác giả người Trung Quốc và Lào.
Đây là những kinh nghiệm quý trong nâng cao chất lượng công tác kiểm tra
của Đảng nói chung, đấu tranh chống tham nhũng nói riêng. Đồng thời là
những kiến thức mà luận án kế thừa và triển khai ở một số nội dung cụ thể.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu của tác giả người Việt Nam về
kinh nghiệm của nước ngồi
Kinh nghiệm về cơng tác kiểm tra, giám sát nói chung, cơng tác
phịng, chống tham nhũng nói riêng ở các nước trên thế giới được nhiều tổ
chức, cá nhân các nhà khoa học của Việt Nam nghiên cứu, học hỏi. Trong
đó, Trung Quốc, Lào, Singapore, Phần Lan là những quốc gia được các tổ
chức, cá nhân nhà khoa học của Việt Nam nghiên cứu, từ đó rút ra những
kinh nghiệm q để đóng góp cho cơng cuộc xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN Ở
TRONG NƯỚC

1.2.1. Đề tài khoa học và sách
Luận án tổng quan được 2 đề tài khoa học do Ủy ban Kiểm tra Trung
ương chủ trì; 10 cuốn sách, chủ yếu do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
phát hành.


5

1.2.2. Bài báo khoa học
Luận án tổng quan được 11 bài báo khoa học, chủ yếu là được đăng
tải trên Tạp chí Kiểm tra; Tạp chí Cộng sản; Tạp chí Xây dựng Đảng;…
1.2.3. Luận án, luận văn

Luận án tổng quan được 5 luận án tiến sĩ và 3 luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.3. KHÁI QT KẾT QUẢ CỦA CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU CĨ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG
GIẢI QUYẾT

1.3.1. Khái qt kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến luận án
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu đã luận giải khá rõ một số khái
niệm như: kiểm tra, công tác kiểm tra, chất lượng công tác kiểm tra của ủy
ban kiểm tra.
Thứ hai, một số cơng trình nghiên cứu đã xây dựng được bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng cơng tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra khá cơng phu.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu đánh giá sát thực trạng công tác
kiểm tra của Đảng. Tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ; đối tượng, phạm vi
mà các cơng trình lựa chọn những nội dung nghiên cứu khác nhau.
Thứ tư, dù ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nhưng phần lớn các
cơng trình nghiên cứu về chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra
đều đề xuất được những giải pháp phù hợp với nhiệm vụ đề ra.
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm: Công tác kiểm tra của ủy ban kiểm
tra; chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng…


6

Thứ hai, làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra
của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng phù hợp với
phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Thứ ba, đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của
ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng, khái quát những
vấn đề đặt ra.
Thứ tư, dự báo các yếu tố tác động; xác định phương hướng; đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy ủy ban kiểm tra
tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng có giá trị đến năm 2030.

Chương 2
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY VÀ ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH
ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố; tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng
2.1.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Hồng
- Về vị trí địa lý, đồng bằng sơng Hồng có vị trí địa lý quan trọng, là
cửa ngõ ở phía biển Đơng với thế giới, nối liền giữa hai khu vực phát triển
năng động là Đông Nam Á và Đơng Bắc Á.
- Về đất đai, diện tích tồn vùng là 2.106.0 nghìn ha. Trong đó, diện
tích đất nơng nghiệp là 769.3 nghìn ha; diện tích đất lâm nghiệp là 519.8
nghìn ha; diện tích đất ở là 141.0 nghìn ha.


7

- Về tài nguyên, khoáng sản, ở vùng đồng bằng sơng Hồng có trữ
lượng khơng lớn, ít chủng loại. Đáng kể nhất là tài nguyên biển như Quảng
Ninh, Hải Phòng.

- Về kinh tế, đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung nhiều tỉnh,
thành phố phát triển kinh tế năng động như là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Về dân cư, dân số ở khu vực đồng bằng sông Hồng khoảng 21 triệu
người chiếm khoảng 22,8% tổng dân số cả nước.
- Về văn hóa - xã hội, đồng bằng sông Hồng là nơi lưu giữ và phát
triển nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, nhiều loại hình
văn hóa độc đáo.
- Về quốc phịng, an ninh: đồng bằng sơng Hồng có vị trí quan trọng
về quốc phịng, an ninh, có Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa lớn, là trái tim của cả nước.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng
- Chức năng: Thứ nhất, chức năng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện mọi hoạt động của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương theo
quy định. Thứ hai, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, xây dựng nội bộ đảng bộ
trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
- Nhiệm vụ: Thứ nhất, nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra. Thứ hai,
nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra.
- Đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng: Số lượng
tổ chức cơ sở đảng và đảng viên chiếm tỉ lệ cao trên cả nước. Tổ chức bộ
máy của các tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng ngày càng được
hoàn thiện theo đúng quy định.


8

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra tỉnh
ủy, thành ủy; nguyên tắc, cơ cấu tổ chức của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra tỉnh
ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
- Chức năng: Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong
Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng
cấp lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật Đảng.
- Nhiệm vụ: ủy ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy
định. Tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát. Tham
gia các cuộc kiểm tra, giám sát do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các cơ
quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp chủ trì. Tham mưu, giúp
cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết luận các cuộc kiểm tra, đánh giá các
cuộc giám sát … Phối hợp với văn phòng cấp ủy lập và lưu hồ sơ. Hướng
dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ủy ban kiểm tra cấp dưới
về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
- Quyền hạn: ủy ban kiểm tra được cử thành viên đến tổ chức đảng
và các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; được tham dự các
cuộc họp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy thuộc tỉnh ủy, thành ủy quản lý để
bàn về công tác kiểm tra, giám sát. Có quyền yêu cầu tổ chức đảng và
đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu có liên quan đến kiểm tra,
giám sát; yêu cầu các tổ chức đảng phối hợp trong công tác kiểm tra, giám
sát. Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy chủ trì phối hợp với ban tổ chức,
văn phòng và các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, thành ủy theo dõi việc
thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, thành ủy và quy chế làm việc của
ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy.


9

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và làm việc của ủy ban

kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
- Về cơ cấu tổ chức: Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sơng Hồng có số lượng từ 9 đến 11 ủy viên, riêng Hà Nội số lượng từ 13
đến 15 ủy viên. Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các thành viên của ủy ban
kiểm tra phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y.
- Về đội ngũ ủy viên: Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành
ủy ở đồng bằng sông Hồng nhiệm kỳ 2005 - 2010 là 109 đồng chí; nhiệm
kỳ 2010 - 2015 là 113 đồng chí; nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 118 đồng chí.
- Về nguyên tắc tổ chức: Tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
quy chế bầu cử và các quy định khác có liên quan của Đảng.
- Về nguyên tắc làm việc: ủy ban kiểm tra làm việc dưới sự lãnh đạo
của tỉnh ủy, thành ủy; sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường
vụ tỉnh ủy, thành ủy. Ủy ban kiểm tra thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số bằng phiếu kín.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ
quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ủy ban kiểm
tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
- Chức năng: Cơ quan ủy ban kiểm tra là cơ quan chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của tỉnh
ủy, thành ủy.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất; hướng dẫn, thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát; thẩm định, thẩm tra; thực hiện nhiệm vụ phối hợp; thực
hiện một số nhiệm vụ cụ thể được quy định riêng trong quy chế làm việc.
- Quyền hạn: Cơ quan ủy ban kiểm tra có quyền đề nghị ủy ban kiểm
tra tỉnh ủy, thành ủy; thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trong việc thành lập, giải
thể, sáp nhập các phòng, đơn vị thuộc cơ quan.


10


2.1.3.2. Tổ chức, bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
- Lãnh đạo cơ quan ủy ban kiểm tra: Gồm có chủ nhiệm và các phó
chủ nhiệm.
- Bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra: Văn phòng và từ 3 đến 4 phòng
nghiệp vụ, riêng ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội khơng q 6 phịng
nghiệp vụ.
- Cơ cấu tổ chức và chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan ủy ban kiểm
tra: Cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy từ 25 người đến 35 người.
Cơ quan ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội từ 50 người đến 60 người.
2.2. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM
TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG - KHÁI
NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

2.2.1. Khái niệm và những yếu tố tạo nên chất lượng công
tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng
2.2.1.1. Khái niệm công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
Công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng là toàn bộ hoạt của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy sử
dụng phương pháp, hình thức để xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm,
khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng
viên thuộc thẩm quyền trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều
lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy
định của Đảng.



11

2.2.1.2. Khái niệm chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm
tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng là tổng hợp mức độ đạt được trong việc thực hiện
công tác kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ của cấp ủy
giao, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ cơng tác xây dựng
Đảng của địa phương trong từng giai đoạn nhất định.
2.2.1.3. Những yếu tố tạo nên chất lượng công tác kiểm tra của ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng
Một là, số lượng, cơ cấu, trình độ mọi mặt, phẩm chất, năng lực đội
ngũ cán bộ kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy.
Hai là, chương trình, kế hoạch cơng tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra
tỉnh ủy, thành ủy.
Ba là, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thực hiện các quy định, quy
chế, quy trình, thủ tục cơng tác kiểm tra.
Bốn là, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy sử dụng các hình thức,
phương pháp cơng tác kiểm tra.
Năm là, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra của
ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy.
Sáu là, sự tham gia của các tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức
trong hệ thống chính trị và nhân dân vào công tác kiểm tra của ủy ban
kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng.
Bẩy là, vai trị cơng tác giám sát của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành
ủy ở đồng bằng sông Hồng.


12


2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác kiểm tra của ủy ban
kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng
Nhóm tiêu chí thứ nhất, mức độ chủ động, kịp thời trong quán triệt,
học tập các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương và của tỉnh ủy,
thành ủy về cơng tác kiểm tra của Đảng.
Nhóm tiêu chí thứ hai, mức độ kịp thời, chính xác trong tham mưu
xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác kiểm tra cho tỉnh ủy, thành ủy
và trong xây dựng chương trình, kế hoạch của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng nhiệm kỳ và từng năm cơng tác.
Nhóm tiêu chí thứ ba, kết quả thực hiện một số nhiệm vụ trong
Điều 32, Điều lệ Đảng của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sơng Hồng.
Nhóm tiêu chí thứ tư, sự tín nhiệm của tổ chức đảng, đảng viên đối
với công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng.

Tiểu kết chương 2
Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích rộng, mật độ dân số đơng,
dân trí cao; kinh tế phát triển, khu vực cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
nhanh, mâu thuẫn về mặt lợi ích ra tăng. Là khu vực tập trung đơng đảng
viên, trình độ đảng viên cao, đồng đều. Một trong những nội dung cơ bản
của chương 2 là đã làm rõ được khái niệm chất lượng công tác kiểm tra
của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng. Đưa ra bốn
nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra
tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng.


13

Chương 3

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG

3.1.1. Ưu điểm
3.1.1.1. Về mức độ chủ động, kịp thời trong quán triệt, học tập các
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương và của tỉnh ủy, thành ủy
về công tác kiểm tra của Đảng
Các ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đã và
đang tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, quy định của Đảng, của cấp
trên và cấp ủy cấp mình một cách nghiêm túc, có hiệu quả; hình thức và
phương pháp đa dạng và linh hoạt, đúng nội dung, yêu cầu. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra ngày càng được quan tâm hơn,
nhận thức của cấp ủy, ủy viên ủy ban kiểm tra và cán bộ cơ quan ủy ban
kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy được nâng cao; phần lớn cán bộ làm kiểm tra có
bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, trách nhiệm với công việc được
giao. Tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng thường xuyên quan
tâm kiện toàn ủy ban kiểm tra và cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp, đảm bảo
đủ số lượng và từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3.1.1.2. Mức độ kịp thời, chính xác trong tham mưu xây dựng
chương trình, kế hoạch cơng tác kiểm tra của tỉnh ủy, thành ủy và trong
xây dựng chương trình, kế hoạch của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy
ở đồng bằng sông Hồng nhiệm kỳ và từng năm công tác
Các ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đã
chủ động bám sát vào chương trình cơng tác và nhiệm vụ chính trị để



14

tham mưu giúp cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác kiểm
tra. Nội dung chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra được tham mưu
đã tập trung vào các vấn đề trọng điểm gắn với từng địa phương. Các ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch
cơng tác cho cả nhiệm kỳ và từng năm công tác, nội dung đảm bảo đúng,
đầy đủ.

3.1.1.3. Về việc thực hiện một số nhiệm vụ theo Điều 32, Điều
lệ Đảng
Trong việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đạt kết quả tốt, các vụ
việc được xử lý dứt điểm, qua kiểm tra kết luận những vụ việc vi phạm
phải xử lý kỷ luật nhiệm kỳ sau ít hơn nhiệm kỳ trước. Việc kiểm tra tổ
chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ
luật ngày càng được quan tâm hơn. Việc giải quyết tố cáo đối với cả tổ
chức đảng và đảng viên ngày càng tốt hơn, tuy có nhiều đơn, thư giấu tên,
mạo tên, nội dung phức tạp nhưng ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy đã
làm tốt công tác tiếp nhận, phân loại và giải quyết đơn theo đúng thẩm
quyền. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra tài chính và tổ
chức thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

3.1.1.4. Về sự tín nhiệm của tổ chức đảng, đảng viên đối với
cơng tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng
Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đã và
đang thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng của tổ chức
đảng, đảng viên theo đúng thẩm quyền và có chất lượng; đồng thời phát
huy dân chủ tiếp nhận và xử lý tốt những thông tin phản hồi của các tổ

chức đảng, đảng viên và nhân dân, được tổ chức đảng, đảng viên và nhân
dân tin tưởng, góp phần tạo nên chất lượng cơng tác kiểm tra của Đảng.


15

3.1.2. Hạn chế, khuyết điểm
3.1.2.1. Mức độ chủ động, kịp thời trong quán triệt, học tập các
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương và của tỉnh ủy, thành ủy
về công tác kiểm tra của Đảng
Nhận thức của một số cấp uỷ chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức
đến lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; một
số nơi trong xử lý kỷ luật còn chưa kịp thời, hữu khuynh, né tránh, thiếu
đồng bộ; việc thực hiện các quyết định, kết luận sau kiểm tra ở một số nơi
chậm, thiếu nghiêm túc. Công tác tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám
sát và kỷ luật chưa được thường xuyên. Công tác nghiên cứu lý luận, tuyên
truyền về công tác kiểm tra đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa
được quan tâm đúng mức.
3.1.2.2. Mức độ kịp thời, chính xác trong tham mưu xây dựng
chương trình, kế hoạch cơng tác kiểm tra của tỉnh ủy, thành ủy và trong
xây dựng chương trình, kế hoạch của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy
ở đồng bằng sông Hồng nhiệm kỳ và từng năm công tác
Một số ủy ban kiểm tra chưa thực sự bán sát tình hình thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phương để tham mưu giúp cấp ủy xây dựng và
tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát dẫn
đến một số nội dung kiểm tra, giám sát còn chung chung, dàn trải, chưa
phát huy hết được hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy.
Việc xây dựng chương trình tồn khóa ở các ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành
ủy ở đồng bằng sông Hồng chưa thống nhất về mặt hình thức.


3.1.2.3. Về việc thực hiện một số nhiệm vụ theo Điều 32, Điều
lệ Đảng
Cơng tác nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm chưa thực sự
chủ động, việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm


16

tra, giám sát và thi hành kỷ luật cịn có hiện tượng bng lỏng. Việc giải
quyết tố cáo cịn né tránh, có biểu hiện trù dập người tố cáo; một số vụ
việc chưa giải quyết dứt điểm, để kéo dài làm nảy sinh bức súc không cần
thiết. Việc kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và cơ quan tài chính
của tỉnh ủy, thành ủy vẫn có hiện tượng bng lỏng quản lý của cấp ủy về
tài chính đảng.

3.1.2.4. Về sự tín nhiệm của tổ chức đảng, đảng viên đối với
công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng
Ý kiến phản hồi của đảng viên về kết luận kiểm tra của ủy ban kiểm
tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng về tính chính xác, khách
quan, tồn diện chưa cao. Các kết luận kiểm tra chưa thật sự kịp thời, ảnh
hưởng đến tư tưởng, niềm tin của một số đảng viên vào công tác kiểm tra.
Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng chưa dứt điểm, một số trường hợp
vừa khiếu nại, vừa tố cáo gây nhiều khó khăn, phức tạp. Sự phản hồi của
các tổ chức đảng và đảng viên về tính chính xác, khách quan, đúng đắn về
kết luận kiểm tra chưa thực sự được hài lòng.
3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.2.1. Nguyên nhân
3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm

- Nguyên nhân khách quan: Phần lớn các cấp ủy có nhận thức đúng
đắn về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của cơng tác kiểm tra. Quy định,
hướng dẫn về công tác kiểm tra đồng bộ hơn, nhất là các văn bản quy định,
hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng. Sự quan tâm của Trung ương; của ủy
ban kiểm tra Trung ương; của tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
đối với công tác kiểm tra nhiều hơn.
- Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của các ủy viên ủy ban kiểm tra;
của cán bộ cơ quan ủy ban kiểm tra về các quy định, hướng dẫn ngày càng


17

nâng lên. Ủy ban kiểm tra chủ động trong việc thực hiện quy chế phối hợp
với các tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra.
Ủy ban kiểm tra duy trì tốt chế độ giao ban định kỳ để kịp thời nắm bắt
tình hình để chỉ đạo, thực hiện công việc tốt hơn. Ủy ban kiểm tra chủ
động đề xuất tỉnh ủy, thành ủy, xin ý kiến Ủy ban kiểm tra Trung ương
trong việc bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra khi có thay đổi trong công tác
cán bộ.
3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
- Nguyên nhân khách quan: Một số cấp ủy, ban tham mưu của cấp ủy
chưa thật sự nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát. Việc quán
triệt, triển khai, tuyên truyền các văn bản của Trung ương về công tác kiểm
tra hiệu quả chưa cao. Chế độ, chính sách chưa thực sự khuyến khích,
động viên cán bộ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ có tính chất đặc thù này.
- Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của một số ủy viên ủy ban
kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra chưa thật sự đúng đắn và đầy đủ; ý
thức, trách nhiệm, bản lĩnh, tính chiến đấu còn chưa cao. Một số ủy ban
kiểm tra chưa nắm bắt tốt tình hình, chậm phát hiện dấu hiệu vi phạm. Ủy
ban kiểm tra thường xuyên có sự thay đổi về mặt nhân sự sau đại hội, một

số đồng chí ủy viên ủy ban kiểm tra mới tham gia công việc chưa am hiểu
nhiều về công tác kiểm tra. Trong công tác kiểm tra chưa thực sự làm tốt
khâu thẩm tra, xác minh nên việc kết luận vẫn còn để xảy ra oan sai hoặc
bỏ sót lỗi vi phạm.
3.2.2. Một số vấn đề đặt ra
Thứ nhất, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy đối với công
tác kiểm tra là rất quan trọng nhưng trên thực tế thì một số tỉnh ủy, thành
ủy chưa thực sự quan tâm. Ngược lại, một số ủy ban kiểm tra có tư tưởng
né tránh vụ việc phức tạp.


18

Thứ hai, thẩm quyền của ủy ban kiểm tra tuy đã được nâng lên
nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm
vụ của ủy ban kiểm tra.
Thứ ba, một số phương pháp tiến hành kiểm tra chưa thực sự đủ
mạnh như: phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên.
Thứ tư, ủy ban kiểm tra thường có thay đổi về nhân sự sau mỗi kỳ
đại hội đảng, một số đồng chí mới tham gia lần đầu chưa am hiểu nhiều về
công tác kiểm tra. Cán bộ kiểm tra chuyên trách còn thiếu về số lượng,
một số cán bộ yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Thứ năm, hệ thống các quy định, hướng dẫn về cơng tác kiểm tra vẫn
cịn chưa thực sự rõ ràng, cụ thể để thực hiện. Việc thực hiện quy chế phối
hợp chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

Tiểu kết chương 3
Qua đánh giá thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban
kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng trong hai nhiệm kỳ
công tác cho thấy một bức tranh tổng thể về cả ưu điểm đạt được và một số

hạn chế, yếu kém nhất định. Từ đó thấy thực trạng vẫn cịn một số vấn đề
đặt ra mà trong thời gian tới cấp ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng cần phải giải quyết nhằm phát huy ưu điểm, khắc
phục hạn chế, khuyết điểm để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của
ủy ban kiểm tra ở đồng bằng sông Hồng.


19

Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA
TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2030
4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM
TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG

4.1.1. Dự báo những nhân tố thuận lợi, khó khăn
4.1.1.1. Những nhân tố thuận lợi
- Tình hình chính trị, tư tưởng, xã hội ổn định sẽ tiếp tục tạo điều
kiện thuận lợi cho ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thực hiện nhiệm vụ
công tác kiểm tra.
- Kiểm tra, giám sát luôn được Đảng coi trọng. Việc tăng thêm thẩm
quyền cho ủy ban kiểm tra vẫn luôn là vấn đề mà Đảng rất quan tâm.
- Hệ thống quy định, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra
ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn.
- Khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho ủy ban
kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trong việc ứng dụng, giúp cơng việc có chất
lượng hơn.

- Đồng bằng sơng Hồng là khu vực dân trí cao, đảng viên đơng, trình
độ cao thuận lợi cho cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức của nhân
dân công tác kiểm tra, đồng thời dựa vào nhân dân để thực hiện nhiệm vụ
công tác kiểm tra.
4.1.1.2. Những nhân tố khó khăn
- Tình hình vi phạm của đảng viên ngày càng phức tạp, liên quan đến
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.


20

- Tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng chưa cao; việc thực hiện
nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong cơng tác kiểm tra chưa
hiệu quả.
- Việc thí điểm hợp nhất các cơ quan đảng và cơ quan nhà nước có
sự tương đồng về chức năng, nhiệm vụ sẽ đặt ra những yêu cầu mới cho
cả tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng và ủy ban kiểm tra cùng
cấp trong lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra.
- Đồng bằng sông Hồng là khu vực có số lượng tổ chức đảng, đảng
viên lớn, trình độ đảng viên cao, môi trường làm việc của đảng viên đa
dạng, bên cạnh những thuận lợi đã nêu ở trên thì chính điều này cũng là
một trong những nhân tố khó khăn nếu cơng tác kiểm tra khơng được quan
tâm đúng mức.
4.1.2. Phương hướng
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, các đồng chí ủy
viên ủy ban kiểm tra, cán bộ cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng về chất lượng công tác kiểm tra.
Thứ hai, tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra
của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sơng Hồng. Hồn thiện
cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra giữa ủy ban kiểm tra

với các tổ chức đảng.
Thứ ba, nội dung kiểm tra cần tập trung vào phịng, chống tham
nhũng, lãng phí; việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Đảng.
Thứ tư, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về công tác kiểm
tra, giám sát, kỷ luật đảng.


21
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH
ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Nâng cao nhận thức của tỉnh ủy, thành ủy; ủy ban kiểm
tra; cán bộ kiểm tra và đảng viên về chất lượng công tác kiểm tra của
ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí tỉnh ủy, thành ủy
viên; các đồng chí ủy viên ủy ban kiểm tra; các đồng chí lãnh đạo cơ quan
ủy ban kiểm tra tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra.
Thứ hai, tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra và lãnh đạo cơ quan ủy
ban kiểm tra cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học về
kiểm tra, giám sát thể hiện qua các đề tài nghiên cứu, các cuộc hội thảo,
tọa đàm khoa học.
Thứ ba, tỉnh ủy, thành ủy và ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng cần chủ động phối hợp với ủy ban kiểm tra Trung
ương mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dành riêng cho từng loại đối tượng.
Thứ tư, tích cực đổi mới hình thức phổ biến, quán triệt các quy định,
hướng dẫn của Trung ương về cơng tác kiểm tra.
4.2.2. Kiện tồn ủy ban kiểm tra và tổ chức bộ máy cơ quan ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng

Thứ nhất, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy có vị trí, vai trị quan
trọng đối với hoạt động của tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng nói
chung và cơng tác kiểm tra nói riêng, đây là tổ chức do cấp ủy cùng cấp
bầu ra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chuyên trách. Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng cần phải có một bộ máy hoạt động hiệu
quả, chuyên nghiệp, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã
được quy định trong Điều lệ Đảng.


22

Thứ hai, về trước mắt, kiện toàn bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra
theo hướng hiệu quả hơn. Về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng
kết thực tiễn mơ hình nhất thể hóa cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng với
Thanh tra của Nhà nước.
4.2.3. Nâng cao chất lượng ủy viên ủy ban kiểm tra và ngũ cán bộ
cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm
tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng trong việc chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ kiểm tra.
Thứ hai, tiêu chuẩn hóa các yêu cầu về phẩm chất, năng lực và bản
lĩnh của cán bộ kiểm tra vào các quy định cụ thể trong công tác cán bộ
ngành kiểm tra.
Thứ ba, tăng cường hơn nữa chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác kiểm tra cho cán bộ kiểm tra ở đồng bằng sông Hồng.
Thứ tư, cải thiện điều kiện, chế độ làm việc của cán bộ cơ quan ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng.
4.2.4. Đổi mới phương pháp tiến hành công tác kiểm tra, kết hợp
chặt chẽ công tác kiểm tra với công tác giám sát
Thứ nhất, khi tiến hành công tác kiểm tra các chủ thể tiến hành cần

tuân thủ nghiêm túc các phương pháp sau: Thẩm tra, xác minh; dựa vào
các tổ chức đảng; dựa vào các tổ chức cịn lại trong hệ thống chính trị; dựa
vào nhân dân.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra với công tác giám sát của
ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng nhằm thực hiện
nhiệm vụ chung.


23

4.2.5. Xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên vi
phạm kỷ luật đảng
Kỷ luật nghiêm minh sẽ tạo cho nội bộ Đảng một môi trường công
bằng, việc chấp hành kỷ luật sẽ nền nếp; công tác giám sát sẽ được mở
rộng hơn, nắm bắt tình hình và phát hiện dấu hiệu vi phạm tốt hơn; công
tác kiểm tra sẽ tiến hành được trọng tâm, trọng điểm hơn, dành nhiều thời
gian, công sức vào những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh vi phạm hơn.
4.2.6. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng với các tổ chức có liên quan; phát
huy tính chủ động của tổ chức đảng, đảng viên, sự tham gia tích cực
của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân vào
cơng tác kiểm tra
Thứ nhất, hồn thiện quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các
tổ chức có liên quan.
Thứ hai, phát huy tính chủ động của tổ chức đảng, đảng viên.
Thứ ba, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể,
cán bộ, đảng viên và nhân dân vào thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra.
Thứ tư, tiếp thu ý kiến phản hồi của đảng viên và nhân dân đối với
công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng.

4.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy,
của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với việc nâng cao chất lượng
công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng
Thứ nhất, tỉnh ủy, thành ủy cần tập trung trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo
và thực hiện kiểm tra các tổ chức đảng cấp dưới mà trước hết là ban
thường vụ, đảng viên là người đứng đầu trong các cơ quan nhà nước trên
địa bàn.


×