Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cà phê vối kinh doanh tạo dak lak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.57 MB, 178 trang )

17











































BỘ GIÁO DỤC & ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-----------------***----------------







NGUYỄN VĂN SANH







NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THANG DINH
DƯỠNG KHOÁNG TRÊN LÁ VÀ BƯỚC ðẦU
THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO CHẨN
ðOÁN DINH DƯỠNG CHO CÀ PHÊ
VỐI KINH DOANH TẠI DAK LAK







LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP










HÀ NỘI - 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
b















a































BỘ GIÁO DỤC & ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------------***----------------






NGUYỄN VĂN SANH






NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THANG DINH

DƯỠNG KHOÁNG TRÊN LÁ VÀ BƯỚC ðẦU
THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO CHẨN
ðOÁN DINH DƯỠNG CHO CÀ PHÊ
VỐI KINH DOANH TẠI DAK LAK


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 62 62 01 01




LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS TS. HOÀNG MINH TẤN
2. PGS TS. VŨ QUANG SÁNG





HÀ NỘI - 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i








LỜI CAM ðOAN




Hơn mười lăm năm qua tôi luôn luôn theo ñuổi chương trình chẩn ñoán dinh
dưỡng cho cà phê vối Dak Lak. Những số liệu mà ñược trình bày trong luận án này
là do tôi thực hiện.
Tôi xin cam ñoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng: mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận án này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả





NGUYỄN VĂN SANH




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii




LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP này là nỗ lực lớn lao của bản
thân ñã ñổ bao tâm huyết ñể ñánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp giảng dạy và
nghiên cứu khoa học. ðể có bản luận án này tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, chỉ dạy
của các cấp lãnh ñạo và thầy, cô giáo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Trường
ðại học Tây Nguyên, lãnh ñạo và cán bộ của các Công Ty, Nông Trường cà phê và
các hộ trồng cà phê tại Dak Lak.
Vì vậy, NCS xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc ñến:
- GS TS. Hoàng Minh Tấn, Nhà giáo ưu tú, một người thầy mẫu mực về ñạo
ñức và nghề nghiệp là tấm gương sáng trong sự nghiệp ñào tạo và nghiên cứu khoa
học ñã tận tình chỉ dạy cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu hơn 10 năm trước từ
Luận văn Thạc sỹ ñến Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp này.
- PGS TS. Vũ Quang Sáng, Bộ môn Sinh lý thực vật, Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội, ñã tận tình chỉ dạy cho NCS trong suốt thời gian làm luận án.
- Tập thể thầy, cô giáo Khoa Nông học, Bộ môn Sinh lý thực vật ñã trực tiếp
ñóng góp nhiều ý kiến quý báu ñể hoàn thiện luận án này.
- Lãnh ñạo Trường ðại học Tây Nguyên, Khoa Nông Lâm ñã tạo ñiều kiện
cho NCS hoàn thành luận án này.
- Lãnh ñạo, Giáo viên và nhân viên khoa Sau ðại học Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho NCS hoàn thành ñúng tiến ñộ.
- Xin cảm ơn Dự Án FHE của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tài
trợ một phần kinh phí cho phân tích ñất, lá cà phê của luận án.
- Lãnh ñạo, cán bộ, công nhân viên các Công ty cà phê, Nông trường cà phê:

Công ty cà phê Thắng Lợi, Tháng 10, 52, 721, 720, Êa Tul, Êa Pok, Êa H'Nin,
Krông Ana, Nông trường cà phê Chư Pul, . . .
- Sự ñộng viên cổ vũ của bạn bè và tấm lòng rộng mở của người vợ yêu quý
ñã giúp tôi vượt qua những trở ngại ñể ñến ñược với bến bờ hôm nay.
Nhân dịp này tôi xin cảm tạ và ghi tâm những tấm lòng cao quý ñó với sự
thành kính sâu sắc tự ñáy lòng.

Tác giả



NGUYỄN VĂN SANH

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii



MỤC LỤC


Trang
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vẽ, ñồ thị viii

MỞ ðẦU


1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

5

1.1 Vai trò của cây cà phê ñối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam

5
1.1.1 Khái quát về cây cà phê 5
1.1.2 Vai trò của cây cà phê ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Dak Lak 6
1.1.3 Vai trò của cây cà phê ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 7
1.2 Những nghiên cứu về ñất trồng và phân bón cho cà phê 9
1.2.1 Những nghiên cứu về ñất trồng cà phê 9
1.2.2 Những nghiên cứu sử dụng phân khoáng cho cà phê vối 12
1.2.3 Những nghiên cứu phân bón hữu cơ cho cà phê vối 25
1.3 Kết quả nghiên cứu thang dinh dưỡng khoáng cho cà phê 29
1.3.1 Trên thế giới 29
1.3.2 Trong nước 35

Chương 2. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU



39
2.1 ðối tượng 39
2.2 Nội dung 39
2.2.1 ðiều tra ñánh giá tình hình sử dụng phân bón của nhân dân trồng cà phê ở
Dak Lak
39
2.2.2 Nghiên cứu chẩn ñoán dinh dưỡng khoáng qua lá cà phê vối kinh
doanh Dak Lak
39
2.2.3 Bước ñầu thử nghiệm bón phân theo chẩn ñoán dinh dưỡng qua lá cho
cà phê vối kinh doanh tại Dak Lak
40
2.3 Phương pháp nghiên cứu 42
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 49
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv




Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


50
3.1 ðiều tra ñánh giá tình hình sử dụng phân bón cho cà phê vối Dak
Lak
50
3.1.1 Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cà phê vối của Dak Lak 50
3.1.2 Thực trạng bón phân theo tỷ lệ N:P:K và năng suất cà phê vối Dak
Lak

56
3.1.3 Phân hữu cơ và năng suất cà phê vối Dak Lak 58
3.1.4 Tỷ lệ lượng phân vô cơ và năng suất cà phê vối Dak Lak 61
3.1.5 Hiệu quả sử dụng phân bón của cà phê vối Dak Lak 63
3.2 Nghiên cứu chẩn ñoán dinh dưỡng khoáng qua lá cà phê vối Dak
Lak
68
3.2.1 Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong ñất của các vườn cà phê vối Dak Lak 68
3.2.2 Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá của các vườn cà phê vối Dak Lak 71
3.2.3 Tương quan giữa hàm lượng 1 số nguyên tố hóa học trong ñất với hàm
lượng của chúng trong lá và năng suất cà phê vối Dak Lak
75
3.2.4 Thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối Dak Lak 80
3.2.5 Vận dụng DRIS ñể chẩn ñoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh
tại Dak Lak
85
3.3 Bước ñầu thử nghiệm bón phân theo chẩn ñoán dinh dưỡng qua
lá cho cà phê vối kinh doanh tại Dak Lak
89
3.3.1 Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trên lá ñể ñiều
chỉnh lượng phân bón cho cà phê vối kinh doanh ở công ty cà phê
Thắng Lợi
90
3.3.2 Hiệu quả của việc thử nghiệm bón phân theo chẩn ñoán dinh dưỡng
kết hợp phân hữu cơ sinh học cho cà phê ở công ty cà phê Êa Pok
105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
121


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
123

TÀI LIỆU THAM KHẢO
124

PHỤ LỤC
133








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT



Viết tắt Viết ñầy ñủ

- CICO Congress of International Coffee Organization
- CT Công thức

- CTV Cộng tác viên
- DRIS Diagnosic and Recommendation Integrated System
- ð/C ðối chứng
- lll lần lập lại
- nnk nhiều người khác
- NS Năng suất
- PTNT Phát triển nông thôn
- RRA Rapid Rural Appraisal
- SA Sunfat Amonium
- UBND Uỷ ban nhân dân
- Viện KHKTNL Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm
- WCSS World Congress of Soil Science














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi




DANH MỤC HỆ THỐNG CÁC BẢNG, BIỂU

TT Bảng Trang

1.1 Diễn biến giá trị xuất khẩu cà phê Dak Lak (1993 - 2006) 7
1.2 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam (1980 -
2006)
8
1.3 Diễn biến tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam (1990 - 2006) 9
1.4 Bảng phân cấp ñất trồng cà phê Dak Lak 12
1.5 Lượng phân ñạm ñầu tư theo năng suất và ñất trồng 14
1.6 Lượng phân lân ñầu tư theo năng suất và ñất trồng 18
1.7 Lượng phân kali ñầu tư theo năng suất và ñất trồng 21
1.8 Thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê chè Costa Rica 33
1.9 Thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối Compilation 34
1.10 Thang dinh dưỡng vi lượng trên lá cà phê vối Compilation 34
1.11 Thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê chè Brazil 35
1.12 Thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối Tây Nguyên 36
3.1 Thực trạng sử dụng phân bón, năng suất cà phê của 3 huyện, tỉnh Dak Lak 51
3.2 Tỷ lệ lượng phân vô cơ và năng suất cà phê vối Dak Lak 61
3.3 Hiệu quả kinh tế của việc ñầu tư phân bón cho cà phê Dak Lak có
năng suất > 3 tấn nhân/ha (2003)
64
3.4 Tính chất hoá học ñất của các nông trường cà phê trong tỉnh Dak Lak 69
3.5 Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng chính tích luỹ trong lá cà phê vối
Dak Lak (% chất khô)
72
3.6 Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố hóa học trong ñất với
hàm lượng của chúng trong lá cà phê vối Dak Lak( n = 30)

76
3.7 Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố hóa học trong ñất với
năng suất cà phê vối Dak Lak ( n = 30)
77
3.8 Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố hóa học trong lá với
năng suất cà phê vối Dak Lak ( n = 30)
78
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii



3.9 Các mức dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối Dak Lak vào ñầu mùa
mưa có năng suất > 4,1 - 6 tấn nhân/ha (% chất khô)
82
3.10 Các mức dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối Dak Lak vào ñầu mùa
mưa có năng suất < 2 tấn nhân/ha (% chất khô)
82
3.11 Thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối Dak Lak vào ñầu mùa
mưa hướng tới dinh dưỡng tối ưu ñể ñạt ñược năng suất từ 3 - 4 tấn
nhân/ha (% chất khô)
83
3.12 Tỷ lệ các nguyên tố hóa học trong lá và năng suất cà phê vối kinh
doanh Dak Lak
85
3.13 Tính chất hoá học của ñất trước thử nghiệm ở công ty cà phê Thắng Lợi 91
3.14 Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cà phê trước thử nghiệm
ở công ty cà phê Thắng Lợi (% chất khô)
93
3.15 Tương quan các nguyên tố hóa học giữa ñất và lá của cà phê thử

nghiệm ở công ty cà phê Thắng Lợi
96
3.16 Dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê sau bón phân ở công ty cà phê
Thắng Lợi (% chất khô)
100

3.17 Năng suất cà phê ở công ty cà phê Thắng Lợi (tấn nhân/ha) 102
3.18 Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cà phê ở công ty cà phê Thắng
Lợi
104
3.19 Tính chất hoá học ñất trước thử nghiệm của công ty cà phê Êa Pok 106
3.20 Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê trước thử
nghiệm ở công ty cà phê Êa Pok (% chất khô)
108
3.21 Tương quan dinh dưỡng khoáng giữa ñất và lá của thử nghiệm ở công ty cà phê Êa Pok 111
3.22 Dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê sau bón phân ở công ty
cà phê Êa Pok (% chất khô)
114
3.23 Năng suất cà phê ở công ty cà phê Êa Pok (tấn nhân/ha) 117
3.24 Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cà phê ở công ty cà phê Êa
Pok
119

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii










DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ


TT Hình Trang

3.1 ðồ thị radar thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối Dak Lak vào
ðầu mùa mưa (% chất khô)
84

3.2 Sơ ñồ DRIS ñể chẩn ñoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh Dak
Lak qua phân tích lá
87
3.3 ðồ thị biểu diễn hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá
cà phê Thắng Lợi trước thử nghiệm (%chất khô)
95
3.4 ðồ thị năng suất thử nghiệm của cà phê Thắng Lợi (tấn nhân/ha) 104
3.5 ðồ thị các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê Êa Pok trước
thử nghiệm (%chất khô)
110
3.6 ðồ thị năng suất thử nghiệm của công ty cà phê Êa Pok (tấn nhân/ha) 119


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1





MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cà phê cung cấp loại thức uống nóng ñược nhân loại ưa thích, ngày nay hầu
như không có nhân dân của một Quốc gia nào là không dùng cà phê. Nhu cầu tiêu
thụ ngày một tăng, nên cây cà phê ñược xác ñịnh là cây mũi nhọn trong chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội của ñất nước.
Ở Dak Lak, sau ngày giải phóng chỉ có vài ngàn ha nhưng ñến nay diện tích
cà phê ñã ổn ñịnh ñến 169.345 ha với sản lượng hàng năm ñạt khoảng 330.000 tấn
nhân, kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 300 triệu USD, chiếm 80% kim ngạch xuất
khẩu của tỉnh. Không một ai có thể phủ nhận ñiều mà cây cà phê làm ñược: nhờ cà
phê mà ñời sống của người dân trồng cà phê từng bước ñược ñổi mới. Song không
phải thế mà không chấp nhận thực tế: quy luật thị trường chi phối cũng làm cho
người trồng cà phê ít vốn lao ñao khốn khổ. Rõ ràng vốn ít, ñầu tư thấp, năng suất
thấp, thu nhập kém là ñiều không tránh khỏi, nhưng cũng phải thừa nhận rằng trên
cùng một loại ñất với cùng một giống năng suất cà phê phụ thuộc rất lớn vào phân
bón và năng lực tay nghề của người quản lý chăm sóc. Cũng chính vì ñiều ñó mà
không ít nông dân ñã lạm dụng phân bón làm cho dinh dưỡng của cây cà phê bị mất
cân bằng, năng suất không ổn ñịnh, hiệu quả sản xuất không cao. Hơn nữa, khi tạo
ra năng suất cao thì dinh dưỡng trong ñất, trong cây cũng mất ñi rất lớn thông qua
sản phẩm và ñiều kiện tự nhiên, nên cân bằng dinh dưỡng trong cây trở nên không
phù hợp, cần phải nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng giai ñoạn ñể
ñáp ứng yêu cầu năng suất cao, ñộ phì ñất không giảm sút mà còn mang lại hiệu quả
kinh tế nữa. ðể làm ñược ñiều ñó thì phải kiểm soát và phát hiện sớm những việc
thừa, thiếu các nguyên tố dinh dưỡng trong lá trước khi chúng thể hiện ra triệu
chứng bên ngoài, có thể bằng nhiều cách khác nhau như: phương pháp xem xét triệu
chứng ngoại hình, phương pháp thí nghiệm ñồng ruộng, phương pháp chẩn ñoán
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2



dinh dưỡng qua lá, . . . với 2 phương pháp ñầu tốn kém vật tư, thời gian mà ñộ chính
xác không cao khi áp dụng cho ñịa ñiểm khác, nhưng với phương pháp chẩn ñoán
dinh dưỡng qua lá cho phép ta xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trong lá nên có
thể kiểm soát và phát hiện việc thừa, thiếu các nguyên tố dinh dưỡng bằng phương
pháp DRIS (Diagnosic and Recommendation Integrated System) ñể ñiều chỉnh
lượng phân cho hợp lý. ðiều thuận lợi hơn là khi thang dinh dưỡng khoáng trên lá
cà phê ñược thiết lập thì việc ứng dụng có thể tiến hành ñồng loạt trên diện rộng ñể
nâng cao ñộ ñồng ñều và năng suất cho cà phê là một yêu cầu bức thiết hiện nay.
Trong hội nghị lần thứ 8 của Hiệp hội Cà phê thế giới 1977, Sylvain (dẫn theo
Nguyễn Sỹ Nghị, 1982)[37] ñã nhấn mạnh: ‘Vấn ñề chẩn ñoán dinh dưỡng trên lá
cà phê là cơ sở khoa học ñể ñưa ra công thức phân bón hợp lý’.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn ñề này ñã ñược ðoàn Triệu Nhạn
(1984)[39], Nguyễn Tri Chiêm (1994)[9], Trương Hồng và CTV (2000)[22] ñặt ra
nhưng vẫn còn rời rạc và chưa hệ thống.
Xuất phát từ thực tiễn trên và yêu cầu của sản xuất ñặt ra, ñể góp phần xây
dựng công thức phân bón hợp lý, thỏa mãn tối ña nhu cầu của cây trong suốt giai
ñoạn sinh trưởng, phát triển vừa ñảm bảo năng suất cao, nhưng ñộ phì ñất không bị
giảm sút, không gây ô nhiễm môi trường, giảm chí phí sản xuất, vừa ñạt hiệu quả
kinh tế ñể người sản xuất có lãi trong thời buổi giá cả thị trường bấp bênh, chúng tôi
tiến hành ñề tài:“Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và bước
ñầu thử nghiệm bón phân theo chẩn ñoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh
tại Dak Lak”.
2. Mục ñích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng sử dụng phân bón cho cà phê vối kinh doanh của người
dân Dak Lak phân tích các mối quan hệ của hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng
khoáng trong ñất, trong lá với năng suất cà phê ñể xây dựng một thang dinh dưỡng

các nguyên tố khoáng (N, P, K) trong lá cà phê vối kinh doanh trước khi bón phân, làm cơ
sở cho việc ñiều chỉnh lượng phân bón theo chẩn ñoán dinh dưỡng qua lá ñối với cà phê
vối kinh doanh ở Dak Lak.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3



3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự
tương quan của các nguyên tố khoáng N, P, K, Ca, Mg trong ñất, trong lá với năng
suất cà phê vối và là cơ sở khoa học ñể ñánh giá thực trạng dinh dưỡng của vườn cà
phê thông qua thang hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá;
+ Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc
giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân dựa theo chẩn ñoán dinh
dưỡng qua lá.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thang hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K trong lá cà phê vối kinh
doanh tại Dak Lak là cơ sở cho việc nghiên cứu ñể ñề xuất một biện pháp bón phân
tiên tiến cho cà phê vối. ðó là bón phân theo chẩn ñoán dinh dưỡng qua lá cho phép
ñánh giá tình hình dinh dưỡng trong lá theo từng giai ñoạn, khiến người sản xuất có
thể bón phân ñúng lúc và sát với yêu cầu thực tế của cây. Vừa sử dụng tiết kiệm
phân bón mà không gây ô nhiễm môi trường, vừa nâng cao năng suất mà giảm chi
phí sản xuất khiến cho giá thành sản phẩm hạ thấp có thể cạnh tranh trong nền kinh
tế thị trường thế giới, ñồng thời ñảm bảo cho vườn cà phê ổn ñịnh lâu dài.

Với bón
phân theo chẩn ñoán dinh dưỡng không bị giới hạn bởi không gian có thể áp dụng
trên phạm vi rộng trong cùng thời gian cho bất kỳ lô thửa nào và là ñộng lực thúc

ñẩy sản xuất cà phê Dak Lak phát triển.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu này chỉ giới hạn trên phạm vi cà phê vối kinh doanh ở ñộ tuổi
10 - 15 trồng trên ñất nâu ñỏ basalt của Dak Lak;
- ðây là ñề tài rất phức tạp và chưa ñược quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam,
nên nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu hướng tới việc ñưa ra một thang dinh dưỡng
của các nguyên tố N, P, K trong lá cà phê trước khi bón phân vào ñầu mùa mưa ñể
làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng theo hướng này nên chưa ñưa ra ñược các
ứng dụng cụ thể của thang dinh dưỡng này. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp tục
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4



theo hướng này ñể có thể hoàn thiện ñược phương pháp bón phân theo chẩn ñoán
dinh dưỡng qua lá;
- Trong nghiên cứu của chúng tôi có sử dụng chẩn ñoán theo phương pháp
DRIS (Diagnosic and Recommendation Integrated System) nhưng ở mức ñộ là phát
hiện ra sự mất cân bằng dinh dưỡng trong lá từ ñó ñiều chỉnh lượng phân và kiểm
tra việc tích lũy dinh dưỡng sau khi bón phân góp phần lý giải cho năng suất ñạt
ñược. Việc thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trên lá theo DRIS ñể bón phân cho
cà phê cũng chỉ bước ñầu thực hiện ở công ty cà phê Thắng Lợi, Êa Pok ñại diện
cho các vùng trồng cà phê vối của Dak Lak.





















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5




CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Vai trò của cây cà phê ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
1.1.1 Khái quát về cây cà phê
Cho tới nay còn có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây cà phê. Theo
truyền thuyết xưa ghi lại thì vào năm 1671, một người ñàn ông chăn dê ở Kaffa
(Ethiopia) phát hiện ra ñàn dê của mình bị mất ngủ, chạy nhảy thâu ñêm do ăn phải
lá, quả cà phê (dẫn qua Lê Song Dự, 1995)[13]. Ngày nay ở Ethiopia và Sudan trên
các cao nguyên có ñộ cao từ 1370 ñến 1830 m so với mặt biển vẫn còn hàng ngàn

ha rừng cà phê. Từ khi phát hiện cho ñến nay cây cà phê ñã ñược con người di thực
ñến các lục ñịa khác nhau, phân bố từ 15
0
vĩ ñộ Nam ñến 25
0
vĩ ñộ Bắc, ñầu tiên cây
cà phê ñược ñưa ñến Arabia, từ ñây nó ñược du nhập vào cửa ngõ giao lưu của các
châu lục là Thổ Nhĩ Kỳ rồi lần lượt ñến các châu: châu Mỹ, châu Á, …
Cách ñây 150 năm, những cây cà phê ñầu tiên do những cha ñạo người Pháp
mang từ châu Phi sang trồng ở Việt Nam nhưng không phải với mục ñích kinh
doanh mà chỉ trồng làm cảnh ở các nhà thờ: Hà Nam, Quảng Bình, Kon Tum,…
Mãi ñến ñầu thế kỷ 20 cà phê mới bắt ñầu ñược trồng thành ñồn ñiền có diện tích
lớn ở Nghệ An, Dak Lak, Lâm ðồng.
Cà phê là cây thân gỗ mọc tự nhiên trong rừng, nếu ñể chúng phát triển bình
thường cây cao ñến 10 m. Vì vùng bản ñịa của cà phê là mọc trong ñiều kiện sinh
thái rừng sâu cao có ñộ cao từ 1370 - 1830 m so với mực nước biển nên cà phê rất
yếu chống gió, ưa ánh sáng tán xạ. Cà phê vối yêu cầu lượng mưa từ 1.300 - 2.500
mm phân bố ñều trong năm, nhiệt ñộ thích hợp từ 22 - 26
0
C, ñặc biệt cần một mùa
khô hạn ngắn vào sau vụ thu hoạch ñi kèm với nhiệt ñộ thấp là ñiều kiện lý tưởng
cho quá trình phân hóa mầm hoa cà phê (Lê Ngọc Báu, 1994)[4].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6



Theo phân loại thì cà phê thuộc bộ Long ðởm (Gentianales), họ cà phê
(Rubiaceae), chi cà phê (Coffea). Hiện nay người ta ñã phát hiện có trên 100 loài cà
phê. Trên cơ sở ñặc ñiểm từng loài ñã phân cà phê làm ba giống chính:

+ Cà phê chè: Coffea arabica L.
+ Cà phê vối: Coffea canephora Pierre ex. Proehner var. robusta (Lind. ex
Willd) Chev.
+ Cà phê mít: Coffea dewere Willd. et Dar. var. excelsa Chev. (Nguyễn Tiến
Bân và Cộng sự, 1983)[6]

1.1.2 Vai trò của cây cà phê ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Dak Lak
Cây cà phê ñóng vai trò ñặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh Dak Lak. Sau ngày giải phóng theo thống kê của Ty Nông Nghiệp
Dak Lak (nay là Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn Dak Lak) chỉ có vài ngàn
ha cà phê của các chủ ñồn ñiền người Pháp và một ít của nhân dân ñể lại với năng
suất bình quân 7- 8 tạ nhân/ha, sản lượng không ñáng kể (Phan Qua,1997)[43], [53].
Nhưng cho ñến nay, sau 30 năm sản xuất và kinh doanh diện tích cà phê của Dak
Lak ñã ổn ñịnh ñến 169.345 ha, năng suất bình quân khoảng 2 tấn nhân/ha với sản
lượng hàng năm ñạt khoảng 330.000 tấn nhân. Vì vậy, mà trong 13 năm qua (1993 -
2006) sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 3,8 lần [10], [11], [54], [61], song do người
sản xuất không tuân thủ nghiêm ngoặt quy trình chế biến và giá cả thị trường biến
ñộng nên giá trị xuất khẩu thất thường: năm cao nhất (1995) bán ñược tới 2200
USD/tấn nhưng năm thấp nhất (2001) chỉ bán ñược có 396 USD/tấn; tính trung bình
trong 13 năm giá cà phê ñạt 1206 USD/tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 ñạt 346
triệu USD tăng 4,4 lần so với năm 1993. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu của cà phê
chiếm ñến 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Dak Lak (bảng 1.1).




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7




Bảng 1.1 Diễn biến giá trị xuất khẩu cà phê Dak Lak (1993 - 2006)
Năm Sản lượng cà phê xuất
khẩu (1000 tấn)
Giá trị xuất khẩu bình
quân (USD/tấn)
Kim ngạch xuất
khẩu (triệu USD)
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
87,686
135,446
120,000
135,000
193,303
197,668
251,717
334,000

452,288
332,413
320,135
384,492
257,481
332,137
900
1764
2200
1845
1279
1576
1255
690
396
441
677
647
966
1042
78,92
238,96
264,00
249,07
247,23
311,52
315,90
230,46
179,10
146,59

216,73
248,76
248,72
346,08
Nguồn: Niên giám Tổng cục thống kê 2007,[53],[54],[61]

1.1.3 Vai trò của cây cà phê ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Thập niên 90 của thế kỷ trước, cà phê Việt Nam phát triển với tốc ñộ chóng
mặt cả về diện tích lẫn sản lượng. Trong giai ñoạn ñầu, cà phê do các Nông trường
quốc doanh trồng, sau ñó do nhân dân trồng chiếm tới 80% diện tích cà phê cả
nước, thu hút khoảng 300.000 hộ gia ñình với trên 600.000 lao ñộng thường xuyên,
vào mùa thu hoạch số lao ñộng cần huy ñộng lên tới 800.000 người nghĩa là số lao
ñộng của ngành cà phê chiếm tới 1,83% tổng lao ñộng của cả nước và chiếm 2,93%
tổng số lao ñộng nông nghiệp. Phần lớn diện tích cà phê là do nhân dân trồng nên
không theo quy hoạch nào mà phụ thuộc khá lớn vào giá cả của thị trường dẫn tới
hậu quả là quy hoạch không ñồng bộ, cơ cấu giống chưa hợp lý, tập trung quá lớn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8



vào giống cà phê vối mà chưa quan tâm mở rộng các giống cà phê chè, cà phê mít.
Công nghệ chế biến còn yếu kém, cà phê nhân dân sau khi thu hoạch chủ yếu chỉ
ñược phơi khô. ðến năm 2006 diện tích cà phê cả nước ñã có trên 522.300 ha, gấp
trên 23 lần, năng suất bình quân 16 tạ/ha, gấp 2 lần, ñạt sản lượng hơn 800.000 tấn,
tăng gấp 107 lần so với năm 1980. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 ñã lên ñến trên
900 triệu USD, góp phần ñáng kể vào thu nhập của cả nước (bảng 1.2, 1.3).
Bảng 1.2 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam
(1980 - 2006)
Diện tích (1.000 ha) Năm

Gieo trồng Cho thu hoạch
Năng suất
(tạ nhân/ha)
Sản lượng
(1000 Tấn nhân)
1980
1987
1990
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
22,4
92,3
119,3
123,9
186,4
254,2
340,4
370,6
447,7

561,9
565,1
535,5
513,0
516,4
518,8
522,3
9,2
23,4
61,9
99,9
99,9
157,5
174,4
205,8
330,8
417,0
473,0
492,0
489,0
499,2
512,1
508,6
8,4
8,8
14,9
18,0
21,8
20,3
24,1

19,9
14,7
19,2
17,8
15,8
15,8
16,0
16,0
16,2
7,7
20,5
92,0
180,0
218,1
320,1
420,5
409,3
486,8
802,5
840,4
776,4
771,0
798,7
819,4
824,0
Nguồn: Niên giám Tổng cục thống kê 2007, [53], [54], [61]


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9




Bảng 1.3 Diễn biến tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
(1990 - 2006)
Năm Sản lượng xuất khẩu
(1000 tấn)
Giá trị xuất khẩu
(USD /tấn)
Kim ngạch xuất
khẩu (triệu USD)
1990
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
89,6
248,1
283,7
391,6
382,0
482,0

694,0
910,0
711,0
693,8
889,7
892,4
900,0
810
2.411
1.817
1.175
1.254
1.213
694
384
465
644
647
966
1.042
73
598
515
460
479
585
482
350
331
447

576
862
938
Nguồn: Niên giám Tổng cục thống kê 2007, [53], [54],[61]

1.2 Những nghiên cứu về ñất trồng và phân bón cho cà phê
1.2.1 Những nghiên cứu về ñất trồng cà phê
Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng cà phê có thể trồng trên nhiều loại ñất
phát triển trên các loại ñá mẹ khác nhau: ñá basalt, ñá granit, ñá vôi, ñá phiến sét, ...
(Bheemaiah,1992[81], Bernhard Rothfos, B. R.,1970 [79], Raju, T., Thomas, M. R.,
Ganesh, K.A., 1982 [96], ðoàn Triệu Nhạn, 1990 [40], Coste, R., 1992 [84]). Thực
tế cho thấy cà phê là loại “cây quý tộc” nên trồng trên các loại ñất khác nhau cho
hiệu qủa khác nhau khá rõ. Tuy cà phê có thể trồng trên các loại ñất khác nhau
nhưng tốt nhất vẫn là ñất nâu ñỏ basalt (Rhodic Ferralsols) (Hoàng Thanh Tiệm,
ðoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng (1999)[60]). Trương Hồng (1999) [20] cho rằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10



cà phê có thể trồng trên ñất xám gneiss (Ferralic Acrisols) với lượng ñầu tư gấp hai
lần nhưng năng suất và hiệu quả ñầu tư luôn thấp hơn so với ñất nâu ñỏ (Rhodic
Ferralsols). Bởi trên ñất xám do thành phần cơ giới cát nhiều, tầng ñất mỏng, lượng
mùn thấp, khả năng giữ nước kém, nhiệt ñộ trong ñất thay ñổi bất thường nên hoạt
ñộng sinh học trong ñất không thuận lợi, khả năng khoáng hóa mạnh có thể ñến >
2% chất hữu cơ mỗi năm lại bị rửa trôi thường xuyên nên lượng mùn thấp, khả năng
giữ chất mầu thấp. Ngược lại ñất nâu ñỏ do thành phần cơ giới từ sét ñến sét nặng
có khả năng giữ ñược nước, giữ ñược dinh dưỡng, kết cấu viên tơi xốp, tiêu thoát
nước tốt (ñây là ñặc tính ưu việt mà chỉ có ñất nâu ñỏ basalt mới có), trao ñổi khí tốt
giúp cho hô hấp xảy ra thuận lợi, nhiệt ñộ thay ñổi chậm, tầng ñất dày, lượng mùn

cao, kho dự trữ dinh dưỡng lớn nên ñất nâu ñỏ rất thích hợp cho phát triển cây công
nghiệp dài ngày như cà phê, ca cao, cao su, . . .
Về ñịa hình, cà phê thích hợp với vùng ñất cao có ñộ dốc thấp từ 3
0
- 8
0
, song
ở những vùng ñất cao và ñộ dốc lớn cà phê vẫn trồng ñược nhưng sản xuất kinh
doanh gặp nhiều khó khăn. Khi trồng cà phê trên ñất dốc, nhất là ñối với vùng nhiệt
ñới nóng ẩm, mưa nhiều và tập trung gây xói mòn nghiêm trọng nên trồng cà phê
phải theo ñường ñồng mức, trồng cây che bóng tạm thời hoặc vĩnh viễn cũng phải
theo ñường ñồng mức ñể phân tán dòng chảy, hạn chế khả năng xói mòn ñến mức
thấp nhất. Những nghiên cứu gần ñây ñều cho rằng nếu ñộ dốc tăng lên 4 lần, tốc ñộ
dòng chảy tăng lên 2 lần thì vật chất bị cuốn trôi tăng lên 64 lần. Kết quả nghiên
cứu của Trạm nghiên cứu ñất Tây Nguyên cho thấy trên ñất trồng có ñộ dốc 5
0
- 8
0

và lượng mưa 1.905 mm/năm, thảm thực bì là rừng tái sinh thì lượng ñất bị rửa trôi
hàng năm là 12,4 tấn/ha/năm, ở vườn cà phê 2 năm tuổi tán lá chưa khép kín lượng
ñất bị rửa trôi lên tới 69,2 tấn/ha/năm, nhưng ở vườn cà phê 18 năm tuổi tán lá ñã
khép kín, lượng ñất bị rửa trôi chỉ còn 14,4 tấn/ha/năm. Trung bình hàng năm trên 1
ha ñất bị mất ñi 171 kg N, 19 kg P
2
O
5
, 337,5 kg K
2
O và 1125 kg chất hữu cơ

(Lương ðức Loan, Trình Công Tư, Bùi Tuấn, 1997)[31]. Lý tính ñất khi ñã xuống
cấp thì việc cải tạo khó hơn so với cải tạo hoá tính ñất và cũng ảnh hưởng mạnh hơn
ñến sinh trưởng cà phê. Vì vậy mà yêu cầu ñất tốt ñể trồng cà phê phải là: tầng canh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11



tác dày trên 1m, ñộ xốp xung quanh 64%, dung trọng 0,9 g/cm
3
, tỷ trọng 2,65
g/cm
3
, giữ và tiêu thoát nước tốt (Quy trình kỹ thuật trồng cà phê, 1987)[28]. Các
chỉ tiêu này ở các loại ñất khác rất khó ñạt ñược nhưng với ñất nâu ñỏ basalt thì
hoàn toàn ñáp ứng ñược. Trong số các chỉ tiêu hóa tính thì hàm lượng mùn là chỉ
tiêu quan trọng nhất ñối với ñất trồng cà phê, bởi mùn chính là kho dự trữ dinh
dưỡng, nơi phân phát thức ăn từ ña lượng ñến vi lượng cho cây trồng, ñảm bảo dinh
dưỡng cho cây trong suốt giai ñoạn sinh trưởng, phát triển. Ngoài ra, mùn còn ñiều
hòa chế ñộ nhiệt, chế ñộ nước trong ñất, cung cấp các chất kích thích, các chất
kháng sinh, nâng cao ñộ ñệm, làm giảm tác hại của ñộ chua giúp cây sinh trưởng
tốt, chống chịu ñược bệnh. Hàm lượng N có tương quan khá chặt với lượng mùn
trong ñất, hiếm khi nào tìm thấy hàm lượng N ít trên ñất giàu mùn. Do vậy, N cũng
là chỉ tiêu biểu hiện khá rõ về khả năng sinh trưởng của cây. Wrigley, G.(1988) [99]
cho rằng cà phê ưa ñất giàu mùn, giàu dinh dưỡng, ñộ chua thấp, tổng lượng P
2
O
5
ít
quan trọng nhưng lại là yếu tố cần thiết ñặc biệt cho giai ñoạn ra hoa. Cà phê là cây

lấy hạt nên yêu cầu lượng kali khá cao, nhưng Trình Công Tư (1996) [65] ñã làm
thực nghiệm bón tăng kali gấp 3 lần so với quy trình, kết quả cho thấy năng suất cà
phê không tăng so với lượng phân theo quy trình mà ở ñây có hiện tượng lãng phí
kali. Anonymous (1991) [73], Krishna Murthy Rao (1985) [92] cũng ñã ñưa ra một
số chỉ tiêu ñất trồng cà phê như sau:
Tầng ñất pH
KCl
Mùn% N% C/N P
2
O
5
% K
2
O%
> 70cm 4,5 - 5,5 > 2 0,15 - 0,20 12 0,10 - 0,15 0,10 - 0,15
Theo Nguyễn Sỹ Nghị (1982) [37] tiêu chuẩn ñất trồng ñược cà phê cho năng
suất bình thường phải nằm trong giới hạn sau: N% = 0,15 - 0,20%, P
2
O
5
% = 0,08 -
0,10%, K
2
O% = 0,10 - 0,15%, hàm lượng mùn tối thiểu là 2%. Theo Willson, K.C.
(1987) [98] cà phê có thể mọc ñược trên ñất có pH
KCl
biến ñộng từ 4 - 8 và cũng
mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khoảng pH ñó. Theo Nguyễn Sỹ Nghị (1982)
[37], Ngô Văn Hoàng (1964) [16], Coste, R. (1992) [84] cà phê phát triển tốt trên
ñất có pH = 4,5 - 5,0; nếu chua qúa các nguyên tố vi lượng tan mạnh gây ñộc.

Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1998)[51] khi nghiên cứu ñất nâu ñỏ basalt ñều nhận
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12



ñịnh: "ñất nâu ñỏ có phản ứng chua và chua toàn phẫu diện ngay cả ñất dưới tán
rừng, thể hiện quy luật chung của ñất nhiệt ñới".
Lương ðức Loan (1996)[29] gần 20 năm theo ñuổi nghiên cứu ứng dụng
vùng ñất Tây Nguyên cũng nhận ñịnh: "ñất nâu ñỏ basalt là một loại ñất có nhiều
tiềm năng có thể trồng ñược nhiều loại cây trồng cho năng suất cao nhưng cũng có
mặt hạn chế là ñất có phản ứng chua, nghèo lân và kali dễ tiêu".
"Trong số 125 triệu ha ñất có khả năng canh tác nhờ nước trời, còn lại
khoảng 100 triệu ha nằm trong vùng nhiệt ñới ẩm của ðông Nam Á. Phần lớn
những diện tích này là ñất dốc, chua nhiệt ñới. ðể tăng cường cải thiện ñộ phì ñất rõ
ràng là không có con ñường nào dễ dàng hơn là bón vôi và lân cho cây ñậu ñỗ phủ
ñất, làm giàu dinh dưỡng bằng con ñường sinh học, ñồng thời ngăn ngừa tình trạng
xói mòn, ñóng váng, nén chặt, . . ." (Ernst, W. Mutert 1997)[85].
Viện nghiên cứu cà phê (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
Tây Nguyên) ñã ñưa ra bảng phân cấp một số chỉ tiêu ñất trồng cà phê Dak Lak
(bảng 1.4)
Bảng 1.4 Bảng phân cấp ñất trồng cà phê Dak Lak
Chỉ tiêu Cao Trung bình Thấp
Chất hữu cơ (%)
N (%)
P
2
O
5
dt(mg/100 g ñất)

K
2
O dt(mg/100 g ñất)
> 3,5
> 0,20
> 6
> 15
2,5 - 3,5
0,12 - 0,20
4 - 6
10 - 15
< 2,5
< 0,12
< 4
< 10

1.2.2 Những nghiên cứu sử dụng phân khoáng cho cây cà phê vối
1.2.2.1 Sử dụng phân ñạm cho cà phê vối
Nitơ là nguyên tố rất quan trọng ñối với sinh trưởng, phát triển của cây cà
phê. Nitơ có trong thành phần của phân tử diệp lục, trong thành phần của protein,
trong axít nucleic. ðây là những thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào, tạo nên bộ
máy quang hợp. Nitơ có mặt trong chất kích thích sinh trưởng (auxin, cytokinin)
nên phân ñạm có khả năng kích thích sinh trưởng thân, cành, lá, tạo nên bộ khung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13



tán giúp cho quá trình quang hợp mạnh, tạo nên chất hữu cơ tích luỹ vào hạt, tăng
năng suất cà phê. Hầu hết các tác giả ñều cho rằng phân ñạm có tác dụng tăng năng

suất thông qua các chỉ tiêu như: khối lượng nhân, kích thước hạt và tỉ lệ hạt/quả.
Coste, R. (1992) [84] nhận ñịnh trong số các nguyên tố cần thiết cho cây thì N là
thành phần trội nhất trong cây cà phê. De Geus, J.G. (1973) [90] cho rằng hàng năm 1
ha cà phê sau thu hoạch ñã lấy ñi ít nhất là 135 kg N từ ñất. N là nguyên tố cực kỳ
quan trọng ñối với quá trình sinh trưởng dinh dưỡng cũng như sinh trưởng sinh thực:
cà phê kiến thiết cơ bản cần nhiều N và P, cà phê kinh doanh cần nhiều N và K.
Benac, R. (1967) [77] cho rằng N là yếu tố hạn chế năng suất cà phê vùng Bamoun
thuộc Cameroon và Benac cũng là người chỉ rõ sự khác biệt của hai loại phân urea và
sunfat amonium (SA) khi bón trên ñất thiếu lưu huỳnh. Trên ñất nâu ñỏ basalt
(Rhodic Ferralsols) vốn nghèo lưu huỳnh thể hiện khá rõ trên cà phê kiến thiết cơ
bản, ñặc biệt ñầu mùa mưa, bệnh bạc lá do thiếu lưu huỳnh xuất hiện khá phổ biến,
nhưng chỉ cần bổ sung sunfat amonium (NH
4
)
2
SO
4
thì bệnh bạc lá ñược chữa khỏi vì
trong SA có ñến 27% SO
4
(Vũ Hữu Yêm, 1995)[70]. Một số tác giả cảnh báo rằng
bón phân SA liên tục với số lượng lớn cho cà phê có thể sẽ làm chua ñất (Tôn Nữ
Tuấn Nam, 1999)[36]. Cũng theo Tôn Nữ Tuấn Nam (1993)[33] thì phân ñạm sunfat
bón thay thế cho phân ñạm urea ở những năm ñầu có thể cải thiện ñược năng suất
vườn cây, kích thước và khối lượng hạt lớn hơn. ðiều này có ý nghĩa lớn ñối với
nước ta bởi lẽ cà phê Việt Nam hầu như xuất khẩu thô là chính, nên kích cỡ hạt sẽ
quyết ñịnh tính thương mại của cà phê. Song nếu bón thay thế hoàn toàn và liên tục
phân urea bằng phân SA thì nguy cơ làm chua ñất là không tránh khỏi.
Theo Martin, J. R.(1988)[95], bón phân ñạm sunfat gây chua ñất và trong chừng
mực nào ñó ảnh hưởng xấu ñến sinh trưởng cà phê chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Malavolta, E.(1990)[94] khi nghiên cứu số lần và liều lượng bón phân ñạm
ñã cho kết quả như sau: Nếu công thức không bón phân là 100% thì khi bón 200 kg
N trong 1 lần làm năng suất tăng 115%, nhưng nếu chia làm 2 lần bón, năng suất
tăng 150%, chia làm 4 lần bón, năng suất tăng ñến 200%. ðiều này cho thấy nếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14



cung cấp phân ñạm kịp thời và ñúng lúc thì làm tăng năng suất rõ rệt và hiệu quả
của ñầu tư cao, giá thành sản phẩm hạ thấp, sản xuất có lãi.
Lương ðức Loan (1996) [29] khi tổng kết từ hơn 50 thí nghiệm chính quy về
cây cà phê trồng trên ñất nâu ñỏ basalt của Dak Lak cho rằng bón ñạm từ 45 - 135
kg N/ha làm tăng 25% số cặp cành và tăng 16% khối lượng rễ.
Căn cứ vào loại ñất, tính chất ñất, ñịa hình cũng như năng suất của vườn cây
tùy thuộc vào loại cà phê và trình ñộ canh tác của người dân mà Nguyễn Xuân
Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong, Nguyễn ðăng Nghĩa (2000)[63] ñề nghị
nông dân có thể áp dụng lượng phân ñạm bón cho cà phê vối kinh doanh trên một
ha trong một năm (bảng 1.5)
Bảng 1.5 Lượng phân ñạm ñầu tư theo năng suất và loại ñất
Loại ñất Năng suất
(tấn nhân/ha)
Lượng phân ñạm
(kg/ha/năm)
Rhodic Ferralsols
(FRr)
ðất nâu ñỏ
< 2
2 - 4
4 - 6

240 - 280
280 - 400
400 - 500
Các loại ñất khác < 2
2 - 4
260 - 320
320 - 450

Trương Hồng, Tôn Nữ Tuấn Nam và CTV (1996) [19] khi tiến hành thí
nghiệm từ mức không bón phân ñạm ñến mức tối ña 382 kg N cho cà phê vối có
năng suất từ 2 - 3 tấn nhân/ha ñã khuyến cáo cho từng vùng trồng cà phê như sau:
Ở vùng Buôn Ma Thuột (Dak Lak), ñể ñạt năng suất 2 - 3 tấn nhân/ha cần
bón 340 - 382 kg N. Ở vùng Êa Kar (Dak Lak) ñể ñạt năng suất 2 tấn nhân/ha cần
bón 200 - 220 kg N. Ở vùng Dak Uy (Gia Lai) ñể ñạt năng suất từ 1,0 - 1,6 tấn
nhân/ha cần bón 200 - 220 kg N.
Trên nền 150 kg P
2
O
5
+ 300 kg K
2
O/ha, bón tăng phân ñạm từ 0 - 300 kg
N/ha có tác dụng làm tăng số cặp lá/cành, tăng khối lượng quả và tăng năng suất cà
phê nhân, nếu bón trên 300 kg N/ha thì trong nhiều trường hợp ñã xảy ra khả năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15



tăng mức ñộ rụng quả và tỷ lệ nhiễm rệp, cuối cùng là năng suất giảm. Trên nền 300

kg N + 300 kg K
2
O, bón phân lân từ 0 - 200 kg P
2
O
5
/ha có tác dụng làm tăng số cặp
lá/cành, làm giảm tỷ lệ nhiễm rệp xanh, cành khô, mức ñộ rụng quả nên tăng năng
suất, nhưng hiệu quả và năng suất cao nhất ở mức 150 kg P
2
O
5
/ha; trên mức ñó
năng suất có tăng nhưng không chắc chắn. Trên nền 300 kg N + 150 kg P
2
O
5,
bón
kali từ 0 - 400 kg K
2
O/ha thì cả năng suất lẫn hiệu quả kinh tế ñều tăng từ 0 - 300 kg
K
2
O; vượt qua mức ñó, hiệu suất ñầu tư bắt ñầu giảm. Dùng phân bón làm tăng
năng suất cà phê, nhưng bón phân theo kết quả của thí nghiệm ñồng ruộng chỉ dựa
vào tỷ lệ chất dinh dưỡng trong ñất không cho kết quả chắc chắn ở những vùng
tương tự, nên Y Ka Nin H’Drơk ñề nghị cần phải nghiên cứu chẩn ñoán dinh dưỡng
qua lá ñể ñề xuất quy trình bón phân hợp lý cho cà phê và áp dụng rộng rãi cho sản
xuất, (Y Ka Nin H’Drơk, 2002)[72].
Trình Công Tư (1996)[65] thực hiện thí nghiệm trên nền 100 kg P

2
O
5
+ 200
kg K
2
O bón phân ñạm tăng từ 200 lên 300 và 400 kg N/ha cho cà phê vối kinh
doanh tại Dak Lak, thì năng suất thu ñược 1,93; 2,12 và 1,86 tấn nhân /ha, trong
trường hợp này tăng N gấp 2 lần nhưng năng suất không tăng mà còn giảm cho thấy
tính cân ñối thể hiện khá rõ, nếu không thiết lập cân ñối dinh dưỡng thì năng suất
thấp hiệu quả kinh tế kém.
Rõ ràng, nếu không phải ñất nâu ñỏ thì việc ñầu tư phân khoáng tương ñối
cao nhưng năng suất không bao giờ ñạt như năng suất của cà phê trồng trên ñất nâu
ñỏ. ðó chính là ñặc tính ưu việt của ñất nâu ñỏ mà không một loại ñất nào có thể so
sánh ñược.
Về số lần bón trong năm ñể ñạt ñược năng suất cao cũng có nhiều ý kiến
khác nhau: Trương Hồng (1997) [20] cho rằng bón 4 lần trong năm (1 lần vào mùa
khô và 3 lần trong mùa mưa) cho năng suất cao nhất. Vũ Cao Thái và nnk (1999)
[57] cũng cho rằng bón ñạm 4 lần trong năm theo tỉ lệ ñầu mùa mưa 25 - 30%, giữa
mùa mưa 30 - 35%, cuối mùa mưa 25 - 30%, ñầu mùa khô 5 - 15%. Như vậy, có thể
thấy có 1 lần bón phân ñạm vào mùa khô giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Nhưng
thông thường vào mùa khô ở Tây Nguyên luôn xảy ra tình trạng khô hạn thiếu nước

×