HẬU SẢN THƯỜNG
ĐỊNH NGHĨA
Thời gian trở về bình thường của
cơ quan sinh dục (Trừ vú)
6 tuần sau đẻ (42 ngày)
TỬ CUNG
Thân tử cung
Sự co cứng: Sau sổ rau, co cứng, tắc mạch sinh lý
--> khối an toàn, vài giờ sau đẻ.
Sự co bóp: những ngày đầu sau đẻ, co bóp để tống
sản dịch ra ngoài
Sự co hồi tử cung: Sau khi đẻ, trên khớp vệ 13 cm,
đáy tử cung thấp dần 1cm/ ngày.Tử cung trở lại
kích thước, trọng lượng và vị trí như khi chưa có
thai trong vịng 4 tuần
TỬ CUNG
Cơ tử cung
Lớp cơ tử cung mỏng dần đi do các sợi cơ nhỏ
đi, ngắn lại, một số sợi cơ thoái hoá mỡ và tiêu
đi.
Các mạch máu cũng co lại do sự co bóp của
lớp cơ đan
TỬ CUNG
Thay đổi ở niêm mạc tử cung
Rau bong ở lớp xốp, khi sổ ra ngoài rau
mang theo lớp đặc, lớp màng rụng vẫn
còn nguyên vẹn và sẽ phát triển phục hồi
lại niêm mạc tử cung.
TỬ CUNG
Thay đổi ở niêm mạc tử cung
hai giai đoạn
Giai đoạn thoái triển: 14 ngày đầu, lớp màng rụng sẽ biệt hoá
thành 2 lớp. Lớp bề mặt bị hoại tử và thốt ra ngồi cùng sản
dịch. Lớp đáy gồm đáy tuyến vẫn còn nguyên vẹn và là nguồn
gốc của niêm mạc mới.
Giai đoạn phát triển: Các tế bào trụ trong đáy các tuyến phát
triển và phân bào dưới ảnh hưởng của các estrogen và
Progesteron. Sau đẻ 6 tuần, niêm mạc tử cung phục hồi hoàn
toàn và sẽ thực hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên nếu như không
cho con bú.
BUỒNG TRỨNG – VỊI TRỨNG
Buồng trứng, vịi trứng, dây chằng trịn, dây
chằng rộng dần dần trở lại bình thường về
chiều dài, hướng và vị trí.
Âm hộ và âm đạo bị giãn căng trong khi đẻ
cũng co dần lại và 15 ngày sau sẽ trở lại bình
thường.
Màng trinh sau khi đẻ bị rách chỉ cịn lại di
tích của màng trinh.
HỆ TIẾT NIỆU
Bàng quang phù nề, xung huyết
→ Bí đái, đái són
Bể thận, niệu quản giãn trở lại
bình thường sau đẻ 2 – 8 tuần
Nhiễm trùng tiết niệu
VÚ
Vú sau đẻ phát triển nhanh, 2 vú
căng lên, to và rắn chắc
Sau khoảng 2-3 ngày vú tiết ra
sữa gọi là hiện tượng xuống sữa
Sự tiết sữa được duy trì bởi động
tác mút đầu vú
CÁC HIỆN TƯỢNG LÂM SÀNG
Sự co hồi tử cung
Sản dịch
Sự xuống sữa
Cơn rét run
Bí đại tiểu tiện
Các hiện tượng tồn thân
SỰ CO HỒI TỬ CUNG
Cao trên khớp mu 13 cm,
Trung bình 1 cm/ ngày, ngày đầu
nhanh hơn 2 - 3 cm
12 - 13 ngày không thấy đáy tử
cung trên khớp vệ.
SỰ CO HỒI TỬ CUNG
SỰ CO HỒI TỬ CUNG
Sự co hồi tử cung phụ thuộc vào:
Ở người con so tử cung co hồi nhanh hơn ở người con rạ.
Ở người đẻ thường co nhanh hơn người mổ đẻ.
Người cho con bú co nhanh hơn người không cho con
bú.
Tử cung bị nhiễm khuẩn co chậm hơn tử cung khơng bị
nhiễm khuẩn.
Bí đái, táo bón sau đẻ tử cung bị đẩy lên cao và co hồi
chậm.
SẢN DỊCH
Là dịch từ buồng tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày
đầu của thời kỳ hậu sản.
Thành phần
Sản dịch được tạo nên bởi máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử
cung, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mơ ở cổ tử cung
và âm đạo bị thối hố bong ra.
Tính chất
Trong 3 ngày đầu, sản dịch tồn máu lỗng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ
sẫm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, sản dịch loãng hơn, chỉ cịn là một chất
nhầy lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày thứ 9 trở đi, sản dịch chỉ
cịn là một dịch trong.
Mùi
Sản dịch có mùi tanh nồng, pH kiềm, nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hơi.
SẢN DỊCH
Khối lượng
Thay đổi tuỳ người. Trong 10 ngày đầu, trung bình sản dịch có
thể ra tới 1500g, đặc biệt ngày thứ nhất và ngày thứ hai ra
nhiều, có thể lên đến 1000g. Các ngày sau sản dịch ít dần, sau
2 tuần sản dịch sẽ hết hẳn.
Ở người con so, sản dịch hết nhanh vì tử cung co hồi nhanh
hơn.
Ở người mổ đẻ, sản dịch thường ít hơn so với người đẻ thường.
3 tuần sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu, đó là hiện
tượng kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.
SỰ XUỐNG SỮA
Trong thời kỳ có thai, có thể đã có sữa non.
Sau đẻ 2-3 ngày đối với con rạ, 3-4 ngày đối với con so: 2 vú
sẽ căng to và tiết sữa, gọi là hiện tượng xuống sữa.
Khi xuống sữa, sản phụ thấy người khó chịu, sốt nhẹ (380C),
hai vú căng tức, rắn chắc, mạch hơi nhanh.
Sữa non được tiết ra trong 3 ngày đầu sau đẻ, có màu vàng
chanh, chứa nhiều muối khoáng và Protein (globulin và kháng
thể), ít đường và mỡ. Sữa non phù hợp với trẻ sơ sinh trong
những ngày đầu.
Về sau sữa tiết ra sẽ đặc hơn, ngọt hơn, đó là sữa mẹ bình
thường.
SỰ XUỐNG SỮA
CÁC HIỆN TƯỢNG KHÁC
Cơn rét run
Ngay sau đẻ, sản phụ có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run
sinh lý, mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường.
Bí đại tiểu tiện
Sau đẻ, sản phụ có thể bí đại tiểu tiện do nhu động của ruột bị
giảm, do chuyển dạ kéo dài, ngôi thai đè vào bàng quang.
CÁC HIỆN TƯỢNG KHÁC
Các hiện tượng khác về toàn thân
Mạch thường chậm lại 10 nhịp/phút và tồn tại 5-6 ngày sau đẻ.
Huyết áp trở lại bình thường sau đẻ 5-6 giờ.
Nhịp thở chậm lại và sâu hơn do cơ hoành không bị đẩy lên cao nữa.
Máu: Những ngày đầu sau đẻ, Hemoglobin, Hematocrit, hồng cầu hơi giảm
so với trước khi chuyển dạ đẻ do lượng máu bị mất đi trong chuyển dạ đẻ.
Sau 1 tuần lễ, khối lượng máu trở lại gần bằng trước khi có thai. Cung
lượng tim cịn tăng cao ít nhất 48 giờ sau đẻ. Sau đẻ 2 tuần, các thay đổi
này trở lại giá trị bình thường.
Số lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu hạt tăng lên.
Fibrinogen và tốc độ lắng máu cịn cao ít nhất 1 tuần sau đẻ.
Trọng lượng cơ thể: Sau đẻ sản phụ có thể sụt 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi,
nước tiểu, sản dịch.
Nếu không cho con bú, có thể có kinh lại lần đầu tiên sau 6 tuần sau đẻ