Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng sử dụng chất đạm trong thức ăn ở Đồng bằng sông Cửu Long của thỏ Californian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.25 KB, 4 trang )

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tên đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng sử dụng chất đạm trong thức ăn ở
ĐBSCL của thỏ Californian”
Nghiên cứu sinh Trương Thanh Trung
Giới thiệu đề tài: đề tài nghiên cứu nhằm mục đính xác định nhu cầu đạm thô và các
axit amin của thỏ Californian trên cơ sở sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có ở Đồng
bằng Sơng Cửu Long. Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, tiến hành phổ biến ứng
dụng ra thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi thỏ, tăng thu nhập cho
người dân, cải thiện đời sống.
Tính cần thiết của đề tài: Đồng Bằng Sơng Cửu Long với điều kiện sơng ngịi dày
đặc, khí hậu nóng ẩm nên nguồn thức ăn tự nhiên rất phong phú và đa dạng về chủng loại
như: cỏ lông tây, cỏ đậu, bìm bìm, địa cúc, rau lang, rau muống…Do con thỏ sử
dụng tốt nguồn thức ăn rau cỏ tự nhiên và có khả năng tận dụng rất tốt các phụ phế phẩm
công nông nghiệp như lá bắp cải, bã bia, bã đậu nành, bã dừa…nên chúng được xem là
nguồn thức ăn giàu đạm và xơ rất thích hợp cho thỏ (Nguyễn Văn Thu & Nguyễn Thị
Kim Đông, 2011). Vì vậy, phát triển đàn thỏ trong chăn ni là phù hợp với điều kiện
chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Người chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL hiện nay là nuôi giống thỏ lai địa phương cho năng suất
sinh sản cao (6-8 con/lứa) nhưng năng suất thịt thấp (2,5-3kg/trọng lượng trưởng thành)
(Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 1999). Những năm gần đây, nước ta có nhập vào
1 số giống thỏ ngoại thuần như Newzealand white, Californian, và Hyla để cải thiện tầm
vóc thỏ địa phương. Những giống thỏ này cho năng suất thịt cao (4,5-5kg/ trọng lượng
trưởng thành) nhưng khả năng sinh sản thấp (5-6con/lứa) (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).
Khi được đưa vào ĐBSCL, các giống thỏ này hầu hết ni khơng thành cơng vì sự thay
đổi của điều kiện thời tiết và đặc biệt là người chăn nuôi khơng biết được nhu cầu dinh
dưỡng của chúng để có thể đáp ứng. Tuy nhiên cũng có cơ sở chăn nuôi các giống thỏ
1


ngoại thuần thành công, đã cho sinh sản được thế hệ thứ 3-4 và thích nghi tốt với điều


kiện ĐBSCL, đặc biệt là giống thỏ Californian (Nguyễn Văn Thu & Nguyễn Thị Kim
Đơng, 2011). Do đó việc phổ biến phát triển giống thỏ Californian ra cộng đồng sẽ góp
phần nâng cao năng suất chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL. Muốn vậy thì phải có nghiên cứu về
nhu cầu dinh dưỡng của thỏ Californian trên cơ sở sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có ở
ĐBSCL. Việc xác định tỷ lệ chất đạm tối ưu trong khẩu phần là một trong những mục
tiêu nghiên cứu chính về dinh dưỡng trong chăn ni thỏ. Thỏ có khả năng sử dụng
nguồn đạm thực vật rất tốt (Lebas et al., 1997). Thỏ có khả năng đặc biệt hơn các lồi gia
súc độc vị khác, đó là cung cấp đạm từ sự tổng hợp protein của vi sinh vật ở manh tràng
(NRC, 1977). Đạm có nguồn gốc từ thực vật vẫn có khả năng cho tỷ lệ tiêu hóa rất cao ở
thỏ nhờ sự biến dưỡng ở manh tràng (Raharjo et al., 1986). Hệ vi sinh vật manh tràng
của thỏ có thể sử dụng đạm phi protein như urê để cải thiện sự tiêu hoá và tích luỹ nitơ
(Carabo R. et al., 2008). Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưỡng đến hiệu quả
sử dụng protein của gia súc là đặc tính của axit amin tiêu hoá ở ruột non. Protein bao
gồm 20 loại axit amin khác nhau trong đó có 9 loại axit amin không thể tổng hợp được
tự nhiên ở hầu hết các loài (lysine, methionine, threonine, tryptophan, isoleucine,
leucine, histidine, phenylalanine and valine). Vì vậy việc bổ sung các axit amin này
trong thức ăn có vai trị quan trọng trong cho q trình tăng trưởng của gia súc (S.
Boisen*, T. Hvelplund, M.R. Weisbjerg, 1999). Những nghiên cứu về protein và axit
amin trên thỏ được bắt đầu tiến hành trong những năm 1940. Từ năm 1940 đến những
năm đầu 1970, các nhà khoa học chủ yếu tập trung nghiên cứu vào chất lượng của nguồn
đạm cung cấp cho thỏ. Từ những năm 1970, họ tập trung vào nghiên cứu xác định mức
độ tối ưu của 1 vài axit amin thiết yếu chủ yếu là arginine, lysine và methionine. Các nhà
khoa học đã đưa ra quan sát rằng mức độ tối ưu của 1 axit amin phụ thuộc vào sự cân
bằng với các axit amin khác và mức độ năng lượng trong khẩu phần (Carabo R. et al.,
2008).
Ở các quốc gia có nền chăn nuôi thỏ phát triển, thỏ được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn
hỗn hợp với sự tính tốn chính xác nhằm đáp ứng đủ nhu cầu đạm và axit amin của thỏ.
Ở ĐBSCL, chăn nuôi thỏ chủ yếu là người nghèo, có thu nhập thấp. Họ kết hợp cho
thỏ ăn cỏ tự nhiên để cung cấp xơ và bổ sung thức ăn hỗn hợp, phụ phẩm công nông
2



nghiệp nhằm cung cấp đạm. Theo các nghiên cứu trình bày ở trên cho thấy rằng thỏ có
khả năng sử dụng tốt chất đạm từ thực vật nhờ sự biến dưỡng ở manh tràng nhằm cung
cấp năng lượng và đạm cũng như đảm bảo cho sự tiêu hóa thức ăn được ổn định. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu thực hiện về nhu cầu đạm, cũng như nhu cầu và sự cân bằng
giữa các loại axit amin của thỏ, đặc biệt là giống thỏ Californian được nuôi ở ĐBSCL.
Do vậy việc nghiên cứu khai thác nguồn thức ăn giàu đạm sẵn có tại địa phương sẽ có
vai trị quan trọng để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, thu nhập và tạo
tính bền vững trong chăn ni thỏ ở ĐBSCL.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được khẩu phần tối ưu thoả mãn nhu cầu đạm, axit
amin và năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có ở ĐBSCL để ni thỏ
Californian nhằm mục đích khai thác tối đa các nguồn thức ăn giàu đạm sẵn có tại địa
phương để chăn nuôi thỏ Californian ngoại thuần nhằm nâng cao nâng suất chăn nuôi
thỏ
Để đạt được mục tiêu trên đề tài cần đạt được một số mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định được thành phần đạm và các axit amin có trong 1 số loại thức ăn cho
thỏ ở ĐBSCL
2. Xác định được mức độ đạm thô tối ưu trong khẩu phần nuôi thỏ Californian
được phối hợp từ các loại thức ăn sẵn có ở ĐBSCL
3. Xác định được mức độ axit amin (lysine và threonine) tối ưu trong khẩu phần
nuôi thỏ Californian được phối hợp từ các loại thức ăn sẵn có ở ĐBSCL
4. Xác định khả năng sử dụng các nguồn đạm khác nhau sẵn có ở ĐBSCL để ni
thỏ Californian
5. So sánh khả năng sử dụng các nguồn đạm sẵn có ở ĐBSCL giữa thỏ Californian
và thỏ địa phương
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bao gồm 5 thí nghiệm, trong đó có 4 thí
nghiệm ni dưỡng và 1 thí nghiệm thực hiện tại phịng thí nghiệm. Các thí nghiệm
ni dưỡng được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần
lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm là 4 thỏ sau cai sữa (2 đực và 2 cái) có khối lượng gần

3


tương đương nhau (350gam). Thí nghiệm ni dưỡng được tiến hành trong 12 tuần.
Thí nghiệm tiêu hố dưỡng chất và mổ khão sát để đánh giá chất lượng quầy thịt sẽ
được tiến hành trong thí nghiệm ni dưỡng. Chuồng trại sử dụng trong thí nghiệm là
chuồng lồng, có máng hứng phân và nước tiểu. Con giống được sử dụng trong thí
nghiệm là giống thỏ Californian thuần đã được ni thích nghi và phát triển tốt ở
ĐBSCL. Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là các loại thức ăn phổ biến ở ĐBSCL như
bìm bìm, cỏ lơng tây, cỏ họ đậu, bã đậu nành, bánh dầu dừa, rau lang, rau muống, đậu
nành ly trích…
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến trong nghiên
cứu dinh dưỡng động vật như phân tích thành phần hố học của thức ăn, phân, nước
tiểu và thịt theo phương pháp của AOAC (1990) và Van Soest et al. (1991). Các axit
amin được định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
Dự kiến kết quả đạt được: xác định được thành phần axit amin có trong 1 số loại thức
ăn phổ biến sử dụng cho chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL và khẩu phần tối ưu nhằm thoả mãn
nhu cầu về đạm, axit amin và năng lượng để nuôi thỏ Californian ở ĐBSCL.

4



×