i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------------
HỒ TUẤN ANH
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH ĐIỀU HÀNH HIỆU
QUẢ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG QUI MÔ VỪA VÀ LỚN
Dự án áp dụng nghiên cứu:
Dự n Hệ Thống Cấp Nước Sông Sài Gòn Giai Đoạn 1
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ NGÀNH : 23.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
(PHẦN THUYẾT MINH)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9 NAÊM 2003
ii
VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
UNIVERSITY OF TECHNOLOGY
--------------------------
HO TUAN ANH
THE TITLE:
RESEARCHING AND ESTABLISHING A EFFECTIVE
MANAGEMENT PROCEDURE FOR LARGE –SCALE
CONSTRUCTION PROJECTS
Application project:
Sai Gon River Water Supply System – Stage 1
MASTER THESIS
HOCHIMINH CITY
September, 2003
iii
Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------------
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒ TUẤN ANH
14/11/1977
Họ và tên học viên :
Ngày, tháng, năm sinh :
Chuyên ngành :
Phái : nam
Nơi sinh : Thanh Hóa
Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp
Mã Số : 23.04.10
I- TÊN ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH ĐIỀU HÀNH HIỆU QUẢ
CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG QUI MÔ VỪA VÀ LỚ N
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SÔNG
SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 1
CHƯƠNG 4: NHỮNG ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI CỦA DỰ ÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
SÔNG SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 1 VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
ĐỀ NGHỊ
CHƯƠNG 5: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯC, ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH
ĐIỀU HÀNH CÁC DỰ ÁN VỪA VÀ LỚN
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM NGÀNH
GS. LÊ VĂN KIỂM
Th.S. ĐỖ THỊ XUÂN LAN
BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH
Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
Ngày
tháng
năm
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH
iv
LỜI CẢM ƠN
----------------------------------------------------------------------------------------Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu
từ các thầy, các cô trong trường đại học Bách Khoa, các anh chị, bạn bè nơi
đang công tác và những người thân yêu trong gia đình.
Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn thầy, Giáo sư Lê Văn Kiểm một người
thầy uyên bác và đức độ, đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn cô, Thạc só Đỗ Thị Xuân Lan, đã tận tình hết
lòng hướng dẫn, cung cấp tài liệu tham khảo và chỉ ra các hướng nghiên cứu cụ
thể cho từng vấn đề để hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy, Tiến só Bùi Công Thành, tuy không trực
tiếp hướng dẫn nhưng thầy đã rất quan tâm và tạo điều kiện cho tác giả và các
học viên khác hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè trong công ty Cổ Phần Tư
Vấn Thiết Kế Xây Dựng, nơi tác giả đang công tác, đã tạo điều kiện cho tác giả
có thời gian hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Ban điều hành dự án hệ thống
cấp nước sông Sài Gòn giai đoạn 1 của Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1, đặc biệt
là anh Tấn Đức và chị Linh đã nhiệt tình cung cấp các số liệu về dự án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn anh Cao Hóa, giám đốc dự án, trưởng ban điều
hành dự án hệ thống cấp nước sông Sài Gòn giai đoạn 1, người đã tận tình giúp
đỡ và có những đóng góp q báu cho tác giả.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn trước cha, mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ tác giả nên
người, và sẽ tiếp tục là nguồn động viên cho tác giả trong qúa trình phấn đấu trở
thành một người có ích cho xã hội.
Người cuối cùng mà tác giả muốn nói lời cảm ơn là người đã luôn động viên và
khuyến khích tác giả trong những ngày tháng làm luận văn vừa qua. Cảm ơn
Evo.
v
TÓM TẮT LUẬN VĂN
----------------------------------------------------------------------------------------Với ý tưởng hình thành một qui trình quản lý dự án chung cho các dự án xây
dựng vừa và lớn, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức cho các giám đốc dự án
trong việc lập kế hoạch và triển khai các dự án xây dựng, tác giả đã nghiên cứu
và thực hiện luận văn này. Qui trình là kết quả nghiên cứu các tài liệu về quản
lý dự án trong và ngoài nước, kết hợp với nghiên cứu thực tế quá trình quản lý
dự án hệ thống cấp nước sông Sài Gòn giai đoạn 1 (dự án NSGGĐ1). Quá trình
thực hiện nghiên cứu được thể hiện qua các chương sau đây.
Chương 1, GIỚI THIỆU, giới thiệu cơ sở nghiên cứu, các vấn đề hiện tại thúc
đẩy tác giả hình thành luận văn, nội dung nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các
vấn đề đặt ra để nghiên cứu và cuối cùng là phạm vi nghiên cứu.
Chương 2, TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU, trình bày các
định nghóa liên quan đến quản lý dự án, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
quản lý dự án, một số qui trình quản lý dự án ở các tài liệu, các bài báo trong và
ngoài nước. Tiếp theo, tác giả liên hệ đến công tác quản lý dự án ở Việt Nam
bằng các văn bản pháp qui về quản lý dự án. Cuối cùng tác giả nêu lên các hoạt
động thực hành hiệu quả của quản lý dự án xây dựng.
Chương 3, THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN NSGGĐ1, tác giả trình bày quá
trình quản lý dự án NSGGĐ1 của Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1, thông qua các
câu hỏi được đặt ra thường xuyên với giám đốc dự án và với các thành viên
trong Ban điều hành. Các kết quả thu được thể hiện cho người đọc thấy các vấn
đề đã và đang xảy ra từ khi bắt đầu nghiên cứu dự án cho đến khi triển khai thi
công. Tình hình hoạt động của dự án NSGGĐ1 được tác giả trình bày trong các
phụ lục 1 đến phụ lục 7.
Chương 4, NHỮNG ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI CỦA DỰ ÁN NSGGĐ1 VÀ CÁC
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ, thông qua quá trình thu thập thông tin
về dự án NSGGĐ1 ở chương 3, tác giả bắt đầu tổng hợp và phân tích các tồn tại
và ưu điểm của quá trình quản lý dự án. Trong quá trình tổng hợp và phân tích,
tác giả đã cố gắng liên hệ với các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự thành
công của quản lý dự án ở chương 2, để so sánh và kiểm chứng. Cuối chương là
các giải pháp đề nghị cho các tồn tại của dự án NSGGĐ1.
Chương 5, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯC, ĐỀ XUẤT QUI
TRÌNH ĐIỀU HÀNH CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG VỪA VÀ LỚN, thông qua
việc phân tích những ưu điểm và tồn tại của dự án NSGGĐ1 ở chương 4, tác giả
tổng hợp, rút ra các kết quả quan trọng trong việc quản lý và điều hành các dự
án xây dựng vừa và lớn. Thông qua các kết quả này tác giả đề xuất một qui trình
quản lý dự án hiệu quả cho các dự án xây dựng vừa và lớn. Qui trình này sẽ là
vi
một tài liệu tham khảo, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các giám đốc dự
án trong việc nghiên cứu và triển khai dự án mới. Cuối chương là những kết luận
và kiến nghị về một phương pháp mới, theo tác giả, trong việc nghiên cứu và
hình thành các qui trình quản lý dự án hiệu quả, giúp cho các nhà quản lý xây
dựng của Việt Nam có thể quản lý được các dự án lớn của chính nước mình trong
xu thế hòa nhập, đầy tính cạnh tranh quốc tế.
vii
ABSTRACT
-----------------------------------------------------------------------------------------
With the idea to research and establish a
effective management procedure for large –
scale construction projects, to limit the time and
work for construction project managers in
planning and constructing new projects, I have
completed this thesis. The procedure is the
result of studying project management
literatures with a experimental research into
project management process of Sai Gon River
Water Supply System - stage 1.
viii
MỤC LỤC
----------------------------------------------------------------------------------------Trang
Tên đề tài ……………………………………………………………………………………………………………………………………..i
Nhiệm vụ luận văn…………………………………………………………………………………………………………………….iii
Lời cảm ơn ……………………………………………………………………………………………………………………………………iv
Tóm tắt luận văn ………………………………………………………………………………………………………………………..v
Mục lục ……………………………………………………………………………………………………………………………………….viii
Danh sách các kí hiệu ……………………………………………………………………………………………………………..xi
Danh sách các hình ảnh ………………………………………………………………………………………………………….xii
Danh sách các bảng biểu ……………………………………………………………………………………………………….xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở nghiên cứu …………………………………………………………………………………………..……1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………….2
1.2.2. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………………………….…2
1.3. Vấn đề đặt ra để nghiên cứu …………………………………………………………….………….2
1.4. Lợi ích của nghiên cứu ………………………………………………………………………………..…..2
1.5. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
2.1. Định nghóa dự án xây dựng …………………………………………………………….………………4
2.2. Những đặc điểm của một dự án xây dựng ………………………………………………4
2.3. Các tổ chức tham gia dự án xây dựng ………………………………………………………5
2.4. Định nghóa quản lý dự án xây dựng ……………………………………………………..……7
2.5. Sự thành công của dự án xây dựng
2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của dự án ……………………………..8
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một dự án ………..9
2.6. Sự thành công của quản lý dự án xây dựng
2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của quản lý
dự án xây dựng ……………………………………………………………………………………..…10
2.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quản lý dự
án xây dựng……………………………………………………………………………………………..…11
2.7. Các qui trình quản lý dự án xây dựng ……………………………………………….……20
2.8. Thực trạng quản lý xây dựng ở Việt Nam………………………………………………24
2.9. Hoạt động hướng về thực hành quản lý dự án
hiệu quả nhất ……………………………………………………………………………………………………..25
ix
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
SÔNG SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 1
3.1. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………………28
3.2. Các câu trả lời về đặc điểm của dự án hệ thống cấp nước
sông Sài Gòn giai đoạn 1
3.2.1. Tên dự án …………………………………………………………………………………………………29
3.2.2. Chủ đầu tư và các tổ chức liên quan …………………………………………….30
3.2.3. Qui mô của dự án ………………………………………………………………………………….31
3.3. Các câu trả lời về kế hoạch quản lý điều hành dự án
3.3.1. Quyền hạn và trách nhiệm GCC1 giao cho giám đốc
dự án và Ban điều hành dự án………………………………………………………….32
3.3.2. Công việc ban đầu của giám đốc dự án ………………………………………34
3.3.3. Kế hoạch chọn thầu phụ …………………………………………………………………35
3.3.4. Nhân sự của Ban điều hành dự án ……………..………………………………36
3.3.5. Kế hoạch kiểm soát và đảm bảo chất lượng .…………………………46
3.3.6. Kế hoạch kiểm soát tiến độ ……………………………….…………………………49
3.3.7. Kế hoạch kiểm soát chi phí ……………………………………………………………51
3.4. Tình hình thực hiện dự án NSGGĐ1 tại các thời điểm.
3.4.1. Báo cáo tình hình thi công đến 20/01/2003 ………….…………Phụ lục 1
3.4.2. Báo cáo tình hình thi công đến 09/02/2003 ……………….....Phụ lục 2
3.4.3. Báo cáo số 4 đến 25/02/2003 ……………………………………………….Phụ lục 3
3.4.4. Báo cáo số 5 đến 05/04/2003 ……………………………………………….Phụ lục 4
3.4.5. Báo cáo số 6 đến 08/05/2003 …………………………………..………….Phụ lục 5
3.4.6. Báo cáo số 7 đến 30/05/2003 ……………………….…….……………….Phụ lục 6
3.4.7. Báo cáo số 8 đến 20/07/2003 ………………………………..…………….Phụ lục 7
CHƯƠNG 4: NHỮNG ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI CỦA DỰ ÁN NSGGĐ1 VÀ CÁC
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ
4.1. Nguyên nhân của các kết quả không mong đợi về
tiến độ, chất lượng trong dự án NSGGĐ1
4.1.1. Các nguyên nhân khách quan ………………………………….…………………53
4.1.2. Các nguyên nhân chủ quan …………………………………………………………54
4.2. Các biện pháp giải quyết của nhà thầu GCC1 …………..………………55
4.3. Những ưu điểm và tồn tại trong phương thức quản lý
của dự án NSGGĐ1
4.3.1. Ưu điểm ………………………………………………………………………………………………57
4.3.2. Những tồn tại và biện pháp giải quyeát …………………….……………61
x
CHƯƠNG 5: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯC, ĐỀ XUẤT QUI
TRÌNH ĐIỀU HÀNH CÁC DỰ ÁN VỪA VÀ LỚN
5.1. Các kết quả nghiên cứu đạt được
5.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án
5.1.1.1. Yếu tố giám đốc dự án ……………………………………….…………69
5.1.1.2. Yếu tố cơ cấu tổ chức của Ban điều hành dự án …69
5.1.1.3. Yếu tố lập kế hoạch dự án …………………………………………..72
5.1.2. Trong giai đoạn thi công
5.1.2.1. Yếu tố kiểm soát tiến độ ………………………………………………72
5.1.2.2. Yếu tố kiểm soát chi phí ……………………………………………….74
5.1.2.3. Yếu tố về báo cáo, các văn bản và cách kiểm soát
văn bản …………………………………………………………………………………76
5.2. Đề xuất mô hình điều hành các dự án vừa và lớn ………………………79
5.3. Kết luận và kiến nghị
5.3.1. Kết luận ………………………………………………………………………………………………109
5.3.2. Các kiến nghị ……………………………………………………………………………………110.
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………………….………..112
xi
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU
----------------------------------------------------------------------------------------ATLĐ: an toàn lao động.
BPCN: bộ phận công nghệ.
BPKH: bộ phận kế hoạch.
BPKS: bộ phận khảo sát.
BPKT: bộ phận kế toán
BPTC: bộ phận thi công.
BT: bê tông.
C.ty ACC, CC14, MCC…: là các đơn vị thi công trong dự án hệ thống cấp nước sông Sài
Gòn giai đoạn 1.
CĐT: chủ đầu tư.
CT: công trường.
EPC: thiết kế - cung ứng - thi công.
GCC1: Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1.
GĐCT: giám đốc công ty.
GĐDA: giám đốc dự án.
GSKV: giám sát khu vực.
HĐP: bộ phận hợp đồng.
KNT: kế hoạch nghiệm thu và thí nghiệm.
ĐKKT: điều kiện kỹ thuật.
NSGGĐ1: Hệ Thống Cấp Nước Sông Sài Gòn Giai Đoạn 1.
NT: nghiệm thu.
NTP: nhà thầu phụ.
PGĐ: phó giám đốc.
PGĐCN: phó giám đốc công nghệ.
PGĐKT: phó giám đốc kỹ thuật.
PNT: phiếu nghiệm thu.
PYN: phiếu yêu cầu nghiệm thu.
QA/QC: quản lý chất lượng.
QLCP: quản lý chi phí.
QLKV: quản lý khu vực.
QLMS: quản lý mua sắm
QLTC: quản lý thi công.
QLTK: quản lý thiết kế.
QLVT: quản lý vật tư, thiết bị.
TONT, TONS, TBNT, NMXL, BTr, BL… là các hạng mục của dự án hệ thống cấp nước
sông Sài Gòn giai đoạn 1.
TVGS: tư vấn giám sát.
VT+KLTT: vật tư +khối lượng thanh toán
xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
----------------------------------------------------------------------------------------Trang
Hình 2.1. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 7
Các tổ chức trong dự án xây dựng (Barrie và Paulson, 1992)
Hình 2.2. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 8
Phạm vi thành công của dự án và quản lý dự án trong các giai đoạn của
dự án (Munns và Bjeirmi, 1996)
Hình 2.3. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 12
Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại của quản lý
dự án xây dựng (Belassi và Tukel, 1996)
Hình 2.4. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 13
Mô hình cho sự thành công của quản lý dự án xây dựng (Chua và các
tác giả khác, 1999)
Hình 2.5. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 15
Các cấp độ dưới của “các tổ chức tham gia dự án”, một trong bốn nhóm
yếu tố liên quan đến sự thành công của quản lý dự án xây dựng.
(Chua và các tác giả khác, 1999)
Hình 2.6. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 16
Các cấp độ dưới của “các quá trình phối hợp”, một trong bốn nhóm
yếu tố liên quan đến sự thành công của quản lý dự án xây dựng.
(Kog và các tác giả khác, 1999)
Hình 2.7. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 19
Quá trình trao đổi thông tin (Clarke, 1999)
Hình 2.8. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 20
Qui trình quản lý dự án (Cleland, 1999)
Hình 2.9. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 23
Sơ đồ hệ thống điều hành dự án (Barrie và Paulson, 1992)
Hình 3.1. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 30
Các tổ chức liên quan đến dự án NSGGĐ1
Hình 3.2. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 31
Vai trò của các bên trực tiếp tham gia dự án NSGGĐ1
Hình 3.3. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 31
Các hạng mục chính trong dự án NSGGĐ1
Hình 3.4. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 37
Sơ đồ tổ chức BĐH đầu tiên
Hình 3.5. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 38
Sơ đồ tổ chức của BĐH cập nhật lần 1
xiii
Hình 3.6. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 39
Sơ đồ tổ chức của BĐH hiện nay (8/2003)
Hình 3.7. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 48
qui trình nghiệm thu/ thí nghiệm
Hình 5.1. ……………………………………………………………………………………………………………………………….… 71
Cơ cấu tổ chức điều hành dự án đề nghị
Hình 5.2. ……………………………………………………………………………………………………………………………….. 73
Qui trình thực hiện tiến độ theo ba tuần (K.T.Chinh, 2002)
Hình 5.3. ………………………………………………………………………………………………………………………………..… 83
Sơ đồ tổ chức của Ban điều hành
Hình 5.4. ……………………………………………………………………………………………………………………………..…… 84
Qui trình làm việc của bộ phận QLTC (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.5. …………………………………………………………………………………………………………..……………………… 85
Qui trình làm việc của bộ phận QLTK (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.6. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 86
Qui trình làm việc của bộ phận QLKV, BPCN (trong giai đoạn nghiên
cứu dự án)
Hình 5.7. ……………………………………………………………………………………………………………………..…………… 87
Qui trình làm việc của bộ phận QLVT (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.8. ………………………………………………………………………………………………………………….……………… 88
Qui trình làm việc của bộ phận QA/QC (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.9. ………………………………………………………………………………………………………………………..………… 89
Qui trình làm việc của bộ phận QLCP (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.10. ……………………………………………………………………………………………………………………….……… 89
Qui trình làm việc của bộ phận BPKT (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.11. …………………………………………………………………………………………………………………..…………… 90
Qui trình làm việc của bộ phận HĐP (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.12. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 91
Qui trình làm việc của bộ phận BPKS (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.13. ……………………………………………………………………………………………………………….……………… 92
Qui trình làm việc của bộ phận BPHC (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.14. …………………………………………………………………………………………………………………………..… 93
Qui trình làm việc của bộ phận QLMS (trong giai đoạn nghiên cứu dự án)
Hình 5.15. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 97
Qui trình làm việc của bộ phận QLTC (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.16. ……………………………………………………………………………………………………………………..……… 98
Qui trình làm việc của bộ phận QLTK (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.17. ………………………………………………………………………………………………………….………………… 99
Qui trình làm việc của bộ phận QLKV, BPCN (trong giai đoạn thi công)
xiv
Hình 5.18. ……………………………………………………………………………………………………………………….………100
qui trình làm việc của bộ phận QLVT (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.19. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 101
Qui trình làm việc của bộ phận QA/QC (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.20. …………………………………………………………………………………………………………………………… 102
Qui trình làm việc của bộ phận GSKV (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.21. ………………………………………………………………………………………………………………………..……103
Qui trình làm việc của bộ phận HĐP (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.22. ………………………………………………………………………………………………………………………………104
Qui trình làm việc của bộ phận BPHC (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.23. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 105
Qui trình làm việc của bộ phận BPKT (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.24. ………………………………………………………………………………………………………………………………106
Qui trình làm việc của bộ phận QLCP (trong giai đoạn thi công)
Hình 5.25. ………………………………………………………………………………………………………………………………107
Qui trình làm việc của bộ phận QLMS (trong giai đoạn thi công)
xv
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang
Bảng 2.1. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 4
Các đặc điểm của một dự án (N.V.Đáng, 2002)
Bảng 2.2. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 9
Tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của dự án (Munns và Bjeirmi, 1996)
Bảng 2.3. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 10
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
(Munns và Bjeirmi, 1996)
Bảng 2.4. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 10
Tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của quản lý dự án xây dựng
(Oberlender , 1993)
Bảng 2.5. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 11
Bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quản lý dự án
xây dựng (Belassi và TuKel, 1996)
Bảng 2.6. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 14
Những đặc điểm bên ngoài của dự án (Loh và các tác giả khác, 1999)
Bảng 2.7. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 14
Những đặc điểm bên trong của dự án (Kog và các tác giả khác, 1999)
Bảng 2.8. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 14
Nhóm yếu tố “sự chuẩn bị hợp đồng” (Chua và các tác giả khác, 1999)
Bảng 2.9. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 18
Năm yếu tố quan trọng nhất đối với các nhà thầu trong quản lý dự án,
được xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần từ 1 đến 5 (Loh, 1999)
Bảng 2.10. …………………………………………………………………………………………………………………………… 18
Năm yếu tố quan trọng nhất đối với các nhà quản lý xây dựng
chuyên nghiệp, được xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần từ 1 đến 5
(Loh, 1999)
Bảng 2.11. …………………………………………………………………………………………………………………………… 19
Các yếu tố quan trọng nhất trong quản lý dự án (Clarke, 1999)
Bảng 2.12. …………………………………………………………………………………………………………………………… 20
Diễn giải qui trình quản lý dự án (Cleland, 1999)
Bảng 3.1. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 28
Các câu hỏi tìm hiểu về dự án và kế hoạch quản lý dự án
Bảng 3.2. ………………………………………………………………………………………………………………………..…… 32
Nhiệm vụ của GCC1 trong hợp đồng EPC
Bảng 3.3. ……………………………………………………………………………………………………..……………………… 33
Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc dự án
xvi
Bảng 3.4. ………………………………………………………………………………………………………….…………………… 33
Chức năng và nhiệm vụ của ban điều hành dự án
Bảng 3.5. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 35
Báo cáo khái quát dự án NSGGĐ1
Bảng 3.6. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 40
Phân công nhiệm vụ trong Ban điều hành
Bảng 3.7. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 41
Phân công nhiệm vụ bộ phận QLTC
Bảng 3.8. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 42
Phân công nhiệm vụ PGĐKT và trưởng bộ phận các hạng mục
Bảng 3.9. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 43
Phân công nhiệm vụ bộ phận VT+KLTT
Bảng 3.10. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 44
Nhiệm vụ của hai phó giám đốc dự án
Bảng 3.11. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 45
Nhiệm vụ của các trưởng bộ phận
Bảng 3.12. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 46
Nội dung của kế hoạch nghiệm thu và thí nghiệm
Bảng 3.13. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 49
Quá trình hình thành và kiểm soát tiến độ của bộ phận QLTC
Bảng 4.1. ……………………………………………………………………………………………………………………….……… 53
Các nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng tiến độ nhà thầu
Bảng 4.2. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 54
Các nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng tiến độ nhà thầu
Bảng 4.3. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 56
Các biện pháp giải quyết của nhà thầu GCC1
Bảng 4.4. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 60
Những ưu điểm của báo cáo tiến độ theo ba tuần
(Three Week Program – TWP)
Bảng 5.1. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 70
Các năng lực cần có của giám đốc dự án (Willson – Murray, 1997)
Bảng 5.2. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 72
Nội dung của một kế hoạch điều hành dự án đầy đủ
Bảng 5.3. …………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công từ CĐT
Bảng 5.4. …………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Báo cáo khái quát dự á n .
Bảng 5.5. …………………………………………………………………………………………………….…….…… Phụ lục 8
Phân công nhiệm vụ giữa GĐDA, PGĐKT, PGĐCN
xvii
Bảng 5.6. ………………………………………………………………………………………………………..……… Phụ lục 8
Phân công nhiệm vụ giữa PGĐKT và các trưởng BPKH, BPTC
Bảng 5.7. ………………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Báo cáo tuần của GĐDA
Bảng 5.8. …………………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Báo cáo tiến độ thi công tuần từ QLKV
Bảng 5.9. …………………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Báo cáo tiến độ thi công tháng từ QLKV
Bảng 5.10. ………………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Phiếu yêu cầu cấp vật tư
Bảng 5.11. ………………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Phiếu đệ trình vật tư
Bảng 5.12. ……………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Kế hoạch nghiệm thu và thí nghiệm
Bảng 5.13. ……………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Phiếu yêu cầu nghiệm thu
Bảng 5.14. ……………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Biên bản nghiệm thu hiện trường
Bảng 5.15. ……………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Hướng dẫn đánh số hồ sơ
Bảng 5.16. ……………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Hình thức một vài mẫu công văn
Bảng 5.17. ……………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Báo cáo tình hình nhân lực, khối lượng trong ngày
Bảng 5.18. ……………………………………………………………………………………………………………… Phụ lục 8
Báo cáo tình hình thiết bị trong tuần
Trang 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở nghiên cứu
Trong những năm gần đây, hòa nhập với những biến đổi lớn lao của
nền kinh tế, ngành công nghiệp xây dựng của nước ta đã có những
bước phát triển đáng kể. Hiện nay ngành đã thu hút hàng triệu lao
động tham gia trong các hình thức tổ chức kinh doanh xây dựng khác
nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Hàng năm, vốn đầu tư vào lónh
vực xây dựng chiếm tỷ lệ lớn trong GDP và trong ngân sách nhà nước.
Ngành xây dựng cũng vươn lên về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng nhanh về xây dựng của các ngành, các địa phương, các
doanh nghiệp cũng như các hộ dân cư trong cả nước. Nhiều công ty
xây dựng của nước ta đã và đang tham gia đấu thầu và thi công xây
dựng một số công trình quốc tế.
Tuy nhiên, theo thực trạng xây dựng hiện nay, có rất nhiều công trình
xây dựng kém chất lượng được nêu lên ở các phương tiện thông tin
đại chúng, như công trình hầm chui Văn Thánh 2 – cầu vượt Nguyễn
Hữu Cảnh, đường liên cảng A5, một số chung cư thuộc chương trình
giải tỏa đền bù kênh Nhiêu Lộc...Các công trình trên đã minh chứng
vì sao tỷ lệ thất thoát trong xây dựng cơ bản ở nước ta là hàng ngàn tỉ
đồng mỗi năm chiếm từ 20% - 40% vốn đầu tư xây dựng cơ bản
(Trung, 2002).
Một trong những nguyên nhân của sự thất thoát trên, đang tồn tại ở
nhiều công trình xây dựng cơ bản, là tình trạng trì trệ về tiến độ (N.V
Hùng, 2002), mà một phần là do sự yếu kém về năng lực quản lý của
các đơn vị thi công trong việc lập kế hoạch thi công, triển khai và
kiểm soát quá trình thi công.
Một yếu tố hết sức quan trọng nửa, đó là đa số các đơn vị xây dựng
chưa có một cách quản lý rõ ràng, khoa học mà chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm thi công, giám sát của một số ít người, điều này chắc chắn sẽ
dẫn đến một sự phối hợp không đồng bộ giữa các bộ phận làm giảm
hiệu quả của công việc.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các bộ phận trong cùng một tổ chức
xây dựng, cụ thể ở đây là đơn vị thi công hiểu rõ được công việc,
trách nhiệm của nhau đối với dự án, điều này đặc biệt quan trọng đối
với các dự án lớn như tổng thầu, thầu EPC.
Để giải quyết được vấn đề trên chỉ có một cách tối ưu đó là đưa tất cả
các bộ phận tham gia dự án của đơn vị thi công vào một qui trình
Hồ Tuấn Anh – Luận Văn Thạc Só XDDD & CN K11
Trang 2
chung, chính qui trình này sẽ điều khiển, ràng buộc họ bởi trách
nhiệm và công việc của họ đối với dự án.
Ý tưởng hình thành một qui trình điều hành chung cho các dự án được
xuất phát từ các vấn đề nêu trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một qui trình quản lý điều hành dự án xây dựng ở giai
đoạn thi công cho các nhà thầu, có thể áp dụng hiệu quả cho
các dự án vừa và lớn.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Khảo sát các ưu điểm của phương thức áp dụng và các vấn
đề còn tồn tại ảnh hưởng đến sự thành công của dự án trong
thực trạng quản lý và điều hành dự án hệ thống cấp nước
sông Sài Gòn giai đoạn.
2. Nghiên cứu phân tích các mô hình quản lý đã được đề xuất
trong các nghiên cứu trên thế giới và trong nước để so sánh
những điểm tương đồng và khác biệt giữa các mô hình này
với mô hình quản lý điều hành dự án nước sông Sài Gòn.
3. Đề xuấ t một qui trình quản lý điều hành dự án xây dựng ở
giai đoạn thi công cho nhà thầu, có thể áp dụng hiệu quả cho
dự án nước sông Sài Gòn và những dự án tương tự.
1.3. Vấn đề đặt ra để nghiên cứu
− Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
và quản lý dự án là gì?
− Nhà thầu quản lý tiến độ, chất lượng, chi phí như thế nào?
1.4. Lợi ích của nghiên cứu
Các công trình lớn đầu tư xây dựng của nhà nước với các loại hình
tổng thầu, thầu EPC đòi hỏi chúng ta phải quản lý và hoàn thành dự
án không được sai sót, vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng rất
lớn đến lợi ích của quốc gia, của nhân dân.
Trong xu thế cạnh tranh, các dự án có quy mô lớn ngày càng tăng, các
nhà thầu Việt Nam có thể sử dụng qui trình đề xuất trên để tiết kiệm
chi phí, hoàn thành dự án đúng hạn, đảm bảo yêu cầu chất lượng, tăng
vị thế cạnh tranh của mình, đặc biệt đối với các gói thầu quốc tế.
Hồ Tuấn Anh – Luận Văn Thạc Só XDDD & CN K11
Trang 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các qui trình cần thiết để quản lý và điều hành hiệu quả
các dự án xây dựng bao gồm các văn bản, biểu mẫu, các danh mục
công việc cần phải thực hiện của nhà thầu trong giai đoạn thi công
xây dựng liên quan đến các việc: Lập và triển khai tiến độ; Giao dịch
giữa các bên tham gia dự án như chủ đầu tư, nhà tư vấn, thầu phụ,
nhà cung cấp trang thiết bị với các bộ phận của nhà thầu; Kiểm soát
chất lượng; Theo dõi và kiểm soát chi phí.
Hồ Tuấn Anh – Luận Văn Thạc Só XDDD & CN K11
Trang 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
2.1. Định nghóa dự án xây dựng
Để có thể quản lý tốt một đối tượng nào đó, trước tiên ta phải hiểu rõ
đối tượng đó. Vì vậy, việc tìm hiểu dự án là gì và dự án gồm có những
đặc điểm gì là điều cần phải thực hiện.
Theo định nghóa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu
chuẩn ISO 9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO
9000:2000) thì dự án được định nghóa như sau:
“ Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạ t động
có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được
tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy
định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.”
Trong các dự án xây dựng, các yêu cầu qui định ở trên bao gồm việc
thỏa mãn các yêu cầu của chủ đầu tư như các ý tưởng kiến trúc, công
nghệ và đặc biệt phải đảm bảo chất lượng đối với các công trình.
2.2. Những đặc điểm của một dự án xây dựng
Theo N.V.Đáng (2002) và Murray (1997) một dự án thường có những
đặc điểm trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các đặc điểm của một dự án (N.V.Đáng, 2002)
1. Dự án có mục đích được xác định. Dự án chỉ hòan thành khi các
mục tiêu đó đã đạt được.
2. Dự án có thời gian hoạt động xác định, có ngày khởi đầu và
ngày kết thúc xác định. Nếu không có ngày kết thúc hay khởi
đầu thì không phải là một dự án. Nó trở thành một phần của
một quá trình hay một qui trình của các hoạt động thông
thường.
3. Dự án bị hạn chế bởi chi phí (nguồn tài chính) và các nguồn lực
khác.
4. Dự án liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau. Các dự án
thường huy động nhân lực từ những phòng ban khác nhau vào
trong một tổ chức, bao gồm những tập thể, cá nhân chưa hề làm
việc với nhau trước đây, điều này nói lên tính phức tạp và khó
khăn trong quản lý dự án.
5. Dự án là một tập hợp các hoạt động thống nhất, có cơ cấu tổ
chức rõ ràng. Các dự án đều phải có một cơ cấu tổ chức với các
mức độ trách nhiệm và quyền hạn được chỉ định trước để cho
tất cả mọi người liên quan đến dự án đều phải biết được vai trò
Hồ Tuấn Anh – Luận Văn Thạc Só XDDD & CN K11
Trang 5
của họ. Họ phải báo cáo cho ai và họ phải liên hệ với những ai
trong công việc.
6. Dự án có tính duy nhất. Mỗi dự án đều có những đặc trưng
riêng biệt, lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt
nhau về địa điểm, không gian, thời gian đã tạo nên tính duy
nhất cho mỗi dự án. Điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều trong
việc quản lý dự án vì sẽ không thể nào dự đoán một cách chính
xác các vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện dự án.
7. Dự án đủ phức tạp để cần đến quản lý. Một dự án là một quá
trình vận động cần được kiểm soát. Việc kiểm soát này được
thực hiện thông qua chức năng quản lý dự án.
Dự án xây dựng hay bất kỳ một dự án nào khác cũng đều có những
đặc điểm trên mặc dù chúng có những cách thức quản lý dự án khác
nhau.
2.3. Các tổ chức tham gia dự án xây dựng
Tùy theo các hình thức hợp đồng được kí kết, các tổ chức tham gia
vào dự án sẽ khác nhau. Các hình thức hợp đồng gồm có hình thức
hợp đồng truyền thống, hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, hình
thức chủ đầu tư tự thực hiện dự án và hình thức quản lý xây dựng
chuyên nghiệp (Barrie và Paulson, 1992).
Các tổ chức tham gia vào dự án xây dựng được thể hiện trên hình 2.1,
tương ứng với các dạng hình thức quản lý dự án xây dựng.
Theo thông tư số 15/2000/TT-BXD hướng dẫn các hình thức quản lý
thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, ở nước ta có các hình thức quản
lý dự án sau đây:
− Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
− Chủ nhiệm điều hành dự án.
− Chìa khóa trao tay.
− Tự thực hiện dự án.
Hình thức quản lý chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án có tính chất tương
tự như hình thức quản lý truyền thống trong hình 2.1, theo đó chủ đầu
tư sẽ tự thành lập bộ phận quản lý dự án của riêng mình để giám sát
các đơn vị thiết kế và thi công.
Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án ở nước ta có tính chất tương tự
hình thức quản lý xây dựng chuyên nghiệp – dạng quản lý xây dựng ở
hình 2.1. Chủ nhiệm điều hành dự án là hình thức quản lý thực hiện
dự án do một pháp nhân độc lập có đủ năng lực quản lý điều hành dự
Hồ Tuấn Anh – Luận Văn Thạc Só XDDD & CN K11
Trang 6
án thực hiện. Ở nước ta chủ nhiệm điều hành dự án được thực hiện
dưới hai hình thức : (1) Tư vấn quản lý điều hành dự án theo hợp đồng
và (2) Ban quản lý dự án chuyên ngành.
Hình thức chìa khóa trao tay có tính chất tương tự như hình thức chìa
khóa trao tay – dạng thiết kế thi công như trên hình 2.1, Hình thức chìa
khóa trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu
để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát,
thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao đưa dự
án vào khai thác sử dụng.
Hình thức tự thực hiện dự án thì hoàn toà n giống với hình thức chủ đầu
tư tự làm trong hình 2.1.
Hai hình thức sau đây thông tư 15/2000/TT-BXD chưa đề cập đến: (1)
hình thức chìa khóa trao tay – dạng thiết kế quản lý, trong đó một pháp
nhân độc lập kí hợp đồng với chủ đầu tư để thiết kế, tổ chức chọn
thầu và quản lý thi công cho chủ đầu tư ; (2) hình thức quản lý xây
dựng chuyên nghiệp – dạng tổng thầu, trong đó một pháp nhân độc lập
kí hợp đồng thi công trọn gói với chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng, tiến
độ cho chủ đầu tư, chủ đầu tư kí hợp đồng thiết kế với một công ty
khác.
Hồ Tuấn Anh – Luận Văn Thạc Só XDDD & CN K11
Trang 7
HÌNH THỨC QUẢN LÝ TRUYỀN THỐNG
HÌNH THỨC CHỦ ĐẦU TƯ TỰ LÀM
CHỦ ĐẦU TƯ
THIẾT KẾ
CHỦ ĐẦU TƯ
TỔNG THẦU
THẦU PHỤ
PHÒNG THIẾT KẾ
LỰC LƯNG TỰ CÓ
PHÒNG THI CÔNG
NHÀ THẦU & THẦU PHỤ
LỰC LƯNG TỰ CÓ
HÌNH THỨC CHÌA KHÓA TRAO TAY
DẠNG THIẾT KẾ - THI CÔNG
DẠNG THIẾT KẾ - QUẢN LÝ
CHỦ ĐẦU TƯ
CHỦ ĐẦU TƯ
NHÀ THẦU
NHÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THIẾT KẾ
TỔNG THẦU
THẦU PHỤ
THIẾT KẾ
LỰC LƯNG TỰ CÓ
QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CÁC NHÀ THẦU ĐỘC LẬP
HÌNH THỨC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CHUYÊN NGHIỆP
DẠNG TỔNG THẦU
DẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CHÙ ĐẦU TƯ
THIẾT KẾ
TỔNG THẦU QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CHÙ ĐẦU TƯ
THIẾT KẾ
CÁC THẦU PHỤ
QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CÁC NHÀ THẦU ĐỘC LẬP
Hình 2.1. Các tổ chức trong dự án xây dựng (Barrie và Paulson, 1992)
2.4. Định nghóa quản lý dự án xây dựng
Khái niệm quản lý dự án xây dựng có thể được lấy theo khái niệm
quản lý dự án đối với các dự án kinh doanh (Oberlender, 1993).
Theo Oberlender (1993) và Cleland (1999), quản lý dự án là một
chuỗi các hoạt động, thể hiện một qui trình thực hiện dự án bằng sự
phối hợp làm việc của các thành viên trong đội dự án với những tổ
chức khác nhằm đạt được tiến độ, chi phí và các mục đích yêu cầu về
kỹ thuật.
Chức năng của quản lý dự án bao gồm việc xác định những yêu cầu
của dự án, thiết lập phạm vi của dự án, phân bổ các nguồn lực, lên kế
Hồ Tuấn Anh – Luận Văn Thạc Só XDDD & CN K11
Trang 8
hoạch thực hiện dự án, giám sát quá trình thực hiện dự án và điều
chỉnh những sai sót so với kế hoạch ban đầu.
Như đã trình bày ở phần [2.3], có bốn tổ chức chính tham gia dự án
xây dựng. Mỗi một tổ chức đều có những mục đích khác nhau trong
dự án, đều muốn quản lý và thực hiện thành công các công việc của
họ để đạt được mục đích mong muốn. Vấn đề ở đây là cần tập chung
nghiên cứu các công việc của hai tổ chức, đó là tổ chức nhà thầu thi
công và tổ chức quản lý xây dựng chuyên nghiệp (ở nước ta gọi là tư
vấn quản lý điều hành dự án ). Qua việc nghiên cứu này sẽ rút ra được
những kỹ năng quản lý, điều hành các dự án xây dựng.
2.5. Sự thành công của dự án xây dựng
2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của dự án
Hình 2.2 thể hiện phạm vi thành công của dự án và quản lý dự
án trong các giai đoạn của dự án.
PHẠM VI THÀNH CÔNG CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN
1
2
3
4
PHẠM VI THÀNH CÔNG DỰ ÁN
5
6
Ý TƯỞNG HÌNH THÀNH LẬP KẾ HOẠCH
CHUYỂN GIAO DỰ ÁN
KẾT THÚC DỰ ÁN,
THỰC HIỆN DỰ ÁN
SỬ DỤNG DỰ ÁN
DỰ ÁN MỚI THAY THẾ
DỰ ÁN
THỰC HIỆN DỰ ÁN
CHO CHỦ ĐẦU TƯ
Hình 2.2. Phạm vi thành công của dự án và quản lý dự án trong các giai
đoạn của dự án (Munns và Bjeirmi, 1996)
Việc đánh giá một dự án xây dựng thành công hay thất bại chỉ thực
hiện được sau khi dự án đã hoàn thành. Theo Munns và Bjeirmi
(1996) tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của dự án được thể hiện ở
bảng 2.2.
Hồ Tuấn Anh – Luận Văn Thạc Só XDDD & CN K11