Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại việt nam, nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để quản lý dự án hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 162 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐỖ HOÀNG HẢI

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ÁN
XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM, NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ DỰ ÁN HIỆU QUẢ
DỰ ÁN ÁP DỤNG:

DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẠI LỘ ĐÔNG - TÂY
CHUYÊN NGÀNH

: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MÃ SỐ NGÀNH

: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2005


ii

VIET NAM NATIONAL UNIVERSITY HO CHI MINH CITY


UNIVERSITY OF TECHNOLOGY

DO HOANG HAI

THE TITLE:

ANALYZING

SOME

ELEMENTS

AFFECTING

ON

THE

CONSTRUCTION PROJECT IN VIET NAM, RESEARCHING AND
PUTTING FORWARD SOME MEASURES TO MANAGE THE
PROJECT MORE EFFECTIVELY

Applied project:
Saigon East – West highway construction project

MASTER THESIS

HO CHI MINH CITY, DECEMBER 2005



iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

Đỗ Hoàng Hải

Phái: nam

Ngày, tháng, năm sinh

06/08/1974

Nơi sinh: Châu Đốc

Chuyên ngành

Công nghệ và quản lý xây dựng

Mã số: 008.03.199

I-

TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI

VIỆT NAM, NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ
DỰ ÁN HIỆU QUẢ.

II-

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẠI LỘ ĐÔNG – TÂY.
CHƯƠNG IIII: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ÁN XÂY DỰNG
TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ DỰ
ÁN HIỆU QUẢ
III-

NGÀY GIAO NHIÊM VỤ:

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

Pgs. Lê Văn Kiểm
Th.S. Đỗ Thị Xuân Lan

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NGHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH


Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được hội đồng chuyên ngành thông qua
Ngày
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

tháng

năm

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


iv

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Pgs. Lê Văn Kiểm
Ths. Đỗ Thị Xuân Lan

Cán bộ chấm nhận xét 1:
………………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Cán bộ chấm nhận xét 2:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . . thaùng . . . . naêm 2005


v

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý

báu của các thầy cô và bạn bè trong trường cũng như nơi tôi đang công tác. Xin
cho tôi được gởi lời cảm ơn chân thành đến:
-

Pgs. Lê Văn Kiểm và Th.s Đỗ Thị Xuân Lan đã tận tình hết lòng hướng
dẫn, cung cấp tài liệu tham khảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

-

Các thầy cô trong bộ môn thi công cũng như các thầy cô khác đã nhiệt tình
giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức thực tế bổ ích.

-

Các anh/ chị đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số liệu để tôi thực hiện
việc nghiên cứu đề tài này.
Mặt khác, để góp phần hoàn thành luận văn này, tôi xin gởi lời cám ơn
chân thành đến Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước,
đặc biệt là ông Huỳnh Ngọc Sỹ – Giám đốc ban quản lý dự án, anh Phan
Nhật Linh – Phó phòng kế hoạch đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt đế tài này.


vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Một dự án xây dựng được gọi là thành công khi nó được hoàn thành đúng
tiến độ đưa vào vận hành khai thác, đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ
thuật đề ra, tiết kiệm chi phí đầu tư và xây dựng. Để có thể đạt được các mục
tiêu đó đòi hỏi các bên tham gia vào dự án không những phải cố gắng hoàn

thành trách nhiệm của mình mà còn phải giải quyết các khó khăn vướng mắc
một cách nhanh chóng, khoa học trong suốt thời gian thực hiện dự án. Trong đó
vai trò của Ban quản lý dự án là rất quan trọng vì đây là trung tâm điều phối mọi
hoạt động của dự án. Do dự án xây dựng có những đặc điểm như diễn ra trong
khoảng thời gian khác dài, vốn đầu tư lớn . . nên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến sự thành công của nó
Vì thế việc nghiên cứu sự ảnh hưởng và tím cách để hạn chế và làm giảm
sự ảnh hưởng của các yếu tố này vào trong suốt quá trình thực hiện dự án là điều
hết sức cần thiết. Vì có như vậy chúng ta mới có thể vừa tiết kiệm được chi phí
đầu tư xây dựng, cũng như thời gian, nhân công, thiết bị, vật tư . . . mà vẫn đảm
bảo các yêu về tiến độ, chất lượng kỹ thuật, thiết kế . . . Thực tế cho thấy trong
những năm gần đây, Việt Nam nói chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng
đang ngày có nhiều dự án quan trọng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Nhiều dự
án có số vốn đầu tư cao đến hàng ngàn tỷ đồng như dự án khu công nghiệp Dung
Quất, Hầm Hải Vân, Sân bay Long Thành, dự án Đại lộ Đông – Tây, đường Hồ
Chí Minh, cầu Phú Mỹ . . .và trong tương lai còn nhiều dự án khác sẽ được triển
khai nhằm phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Nội dung đề tài xoay quanh vấn đề phân tích các yếu tố gây ảnh hưởng
đến dự án xây dựng tại Việt Nam nói chung và tại Thành Phố Hồ Chí Minh nói
riêng và từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với dự
án. Với việc phân tích một dự án cụ thể đang được triển khai trên địa bà Thành
Phố Hồ Chí Minh là dự án “ Xây dựng đại lộ Đông – Tây” do ban quản lý dự án
đại lộ Đông – Tây và môi trường nước làm chủ đầu tư sẽ làm cho dự án có tính
thực tiễn và sức thuyết phục cao.


vii

ABSTRACT
A construction project which completes as to the schedule required to transfer and

operate, ensuring technical specifications and drawings, saving costs of investment and
building, assuring regulations of environment qualifications is considered as a successful one.
To aim the target, during the performance of project, all parts which involve in the
performance of the work not only execute their obligations and responsibilities in the best
way but also are to solve all problems promptly and scientifically. Of all the departments, the
role of Project Management Division that is the center of managing the performance of the
project is the most important. Due to a construction project with the huge capital can be
performed for a long time, there will be many elements affecting the success of project.
Therefore, it is very essential to research and find out the ways to limit and reduce
their affecting the performance of project. This can help us both save the cots of investment
and building as well as the time, material, manpower, equipments, facilities, etc…and ensure
other requirements such as the project completed as to the schedule to transfer and operate,
technical qualifications, drawings, capital rotation. Practically, in the recent years, there are
have been more and more important national and international projects in Vietnam in general
and in HCMC particularly, people have been spending the huge capital on some of completed
project and planned future ones such as Hai Van Tunnel, Ho Chi Minh National Highway,
Saigon East – West Highway Construction Project, Long Thanh International Airport, Dung
Quoc Industrial Park, Phu My Bridge, etc. . .In future, because of the development and
participating to the world organizations our country will be more and more great construction
projects.
Thus, my master thesis is: “Analyzing some elements affecting the construction
project in Vietnam – Researching and putting forward some measures to manage the
project more efficiently”. The topic is both centered around analyzing and evaluating the
factors affecting the performance of project in Vietnam, then shows my ideas to improve the
project management more efficiently. To be more practical, I would like to mention an
applied project named “Saigon East – West Highway Construction Project” by The
Department of East – West project management as an own investor and it is being performed
in HCMC.



iix

MỤC LỤC
Tên đề tài ……………………………………………………………………...
Nhiệm vụ luận văn ……………………………………………………………
Lời cảm ơn ………………………………………………………………….…
Tóm tắt luận văn ………………………………………………………………
Mục lục ………………………………………………………………………...
Danh sách các hình ảnh …………………………………………………….…
Danh sách các bảng biểu ……………………………………………………...
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Mở đầu ………………………………………………………….…
1.2 Cơ sở nghiên cứu ……………………………………………….....
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………...
1.4 Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………….
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
PHẦN A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Dự án xây dựng …………………………………………………..
2.2 Quản lý dự án xây dựng …………………………………………
2.3 Các hình thức quản lý dự án ……………………………………
2.4 Sự thành công của một dự án xây dựng ……………………….
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ………...
2.5.1 Mục tiêu và tình hình thực tế của dự án ………………………..
2.5.2 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi …………………….
2.5.3 Đền bù giải tỏa ………………………………………………….
2.5.4 Giai đoạn thiết kế ………………………………………………
2.5.5 Yếu tố đấu thầu …………………………………………………
2.5.6 Yếu tố Ban quản lý dự án ………………………………………
2.5.7 Sự phối hợp giữa các bên liên quan ……………………………
2.5.8 Các công cụ hỗ trợ ban quản lý dự án ………………………….

2.5.9 Yếu tố trong giai đoạn bàn giao đưa vào sử dụng …………….
2.5.10 . Sự biến động giá cả …………………………………………...
2.5.11 . Sự thay đổi các văn bản pháp lý……………………………..
2.5.12 . Yếu tố rủi ro trong việc giải ngân thanh toán ……………….
PHẦN B: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI
VIỆT NAM
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ÁN
XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
PHẦN A: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH – PHÂN TÍCH DỰ ÁN
XÂY DỰNG ĐẠI LỘ ĐÔNG - TÂY
3.1 Giới thiệu dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây ………………….
3.1.1 Mục tiêu của dự aùn ………………………………………....

Trang
i
iii
v
vi
iix
xi
xi
1
1
1
4
5
7
7
7
9

9
10
12
14
15
15
17
19
22
26
29
30
31
31
33
34

39
39
39
39


3.1.2 Quy mô dự án …………………………………………….…
3.1.3 Các dự án thành phần ……………………………………....
3.1.4 Các dự án dự kiến bổ sung vào dự án đại lộ Đông - Tây ...
3.1.5 Địa điểm, diện tích đất thu hồi sử dụng ……………….…...
3.1.6 Tổng mức đầu tư được duyệt và nguồn vốn …………….…
3.1.7 Tiến độ thực hiện dự kiến ……………………………….….
3.1.8 Đặc điểm khí hậu …………………….………………….….

3.1.9 Đặc điểm thủy văn ……………………………………….…
3.1.10 Đặc điểm địa chất ………………………………………....
3.1.11 Địa hình dân cư …………………………………………....
3.1.12 Vận tải thuỷ …………………………………………….…
3.1.13 Hệ thống thoát nước ……………………………………....
3.1.14 Cơ quan điều hành dự án……………………………….…
3.1.15 Tình hình thực hiện các dự án thành phần …………….…
3.2.
Nội dung nghiên cứu …………………………………………..
3.3.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng đại lộ
Đông– Tây
3.3.1 Đền bù – giải toả …………………………………………….….
3.3.2 Mục tiêu và qui mô dự án ………………………………….…...
3.3.3 Công nghệ …………………………………….…………………
3.3.4 Tài chính ……………………………………….………………..
3.3.5 Chính xác trong báo cáo nghiên cứu khả thi ………………...…
3.3.6 Thiết kế, thi công ……………………………….…………….....
3.3.7 Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao ……………….…………….....
3.3.8 Ban quản lý dự án ………………………………………..…..…
3.3.9 Giám đốc ban quản lý dự án ……………………………..….…
3.3.10 Kế hoạch hoạt động …………………………….………………
3.3.11 Đấu thầu ………………………………………….……………..
3.3.12 Giáù cả ……………………………………………..……………..
3.3.13 .Văn bản pháp lý ………………………………………………..
PHẦN B: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯNG - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
3.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu …………………….…….
3.4.1. Giới thiệu
3.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi

3.4.2.1.Phần thông tin chung
3.4.2.2. Phần bảng câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thành công của dự án.
3.4.3. Thu thập số liệu
3.4.4. Phân tích số liệu

41
42
42
42
43
43
43
44
44
44
45
45
45
48
49
61
61
64
65
66
67
69
69
70

71
72
72
74
75
77
77
77
77
78
79
83
83


3.4.5. Biến số thống kê
3.5. Kết quả thống kê và phân tích số liệu
a. Về lónh vực của dự án
b. Về vị trí, chức danh của đối tượng khảo sát
c. Về kinh nghiệm của đối tượng được khảo sát
d. Về chi phí xây dựng các dự án mà đối tượng khảo sát tham gia
3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án
xây dựng tại Việt Nam
3.6.1. Yếu tố về năng lực nhà thầu thi công
3.6.2. Yếu tố về năng lực ban quản lý dự án
3.6.3. Yếu tố về công tác đền bù – giải tỏa
3.6.4. Yếu tố về tài chính
3.6.5. Yếu tố về tình hình và mục tiêu của dự án
3.6.6. Yếu tố về năng lực của giám đốc ban quản lý dự án
3.6.7. Yếu tố năng lực đơn vị thiết kế

3.6.8. Yếu tố về công tác đấu thầu
3.6.9. Yếu tố về việc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi
3.6.10. Yếu tố về sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao
3.6.11. Yếu tố về kế hoạch hoạt động của ban quản lý dự án
3.6.12. Yếu tố về văn bản pháp lý
3.6.13. Yếu tố về công nghệ thi công và quản lý dự án
3.6.14. Yếu tố về sự gia tăng giá cả
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
4.2. Đề xuất một số niện pháp để quản lý hiệu quả
4.2.1. Đền bù – giải tỏa …………………………………………….
4.2.2. Mục tiêu và qui mô dự án …………………………………...
4.2.3. Thiết kế ……………………………………………………
4.2.4. Đơn vị thi công ………………………………………………
4.2.5. Ban quản lý dự án …………………………………………..
4.2.6. Giám đốc ban quản lý dự án ………………………………..
4.2.7. Đấu thầu …………………………………………………….
4.2.8. Thủ tục hành chánh …………………………………………
4.2.9. Thủ tục pháp lý ……………………………………………...
4.2.10. Công nghệ ………………...……………………………..
4.2.11. Giá cả ………….………………………………………...
4.2.12. Thiết lập Website để quản lý dự án ………………...…..
4.3. Kiến nghị nghiên cứu sâu hơn ………………………..……...…
Danh mục các tài liệu tham khaûo ………………………………

83
84
84
85
85

86
87
89
91
94
98
100
101
103
106
113
115
115
116
119
120
122
122
124
124
125
125
125
126
126
128
129
129
130
130

131
136
137


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1

: Mô hình quản lý dự án

Hình 2.1

: Vòng đời của quản lý dự án

Hình 2.2

: Sự thành công của dự án và quản lý dự án

Hình 2.3

: Mô hình sự thành công của công tác quản lý dự án

Hình 2.4

: Sơ đồ các nguyên nhân

Hình 3.1


: Kết quả về lónh vực hoạt động của đối tượng được khảo sát

Hình 3.2

: Kết quả về chức danh của đối tượng được khảo sát

Hình 3.3

: Kết quả về kinh nghiệm của đối tượng được khảo sát

Hình 3.4

: Kết quả về chi phí của đối tượng được khảo sát

Hình 3.5

: Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án

Hình 3.6

: Tổng hợp các hình thức đấu thầu từ nguồn vốn nhà nước và nguồn
vốn liên doanh
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1

: Tóm tắt kinh phí thực hiện dự án theo JIBIC

Bảng 3.2


: Tình hình thực hiện dự án “ Xây dựng hầm vược sông Sài Gòn và
đường mới Thủ Thiêm”

Bảng 3.3

: Tình hình thực hiện dự án “Thiết bị cơ điện cho hầm. Thiết bị trạm
thu phí và thiết bị vận hành bảo đưỡng”

Bảng 3.4

: Tình hình thực hiện dự án “Xây dựng đường phía tây và mở rộng
đường van kênh”

Bảng 3.5

: Lũy kế thực hiện di dời nhà dân kể từ khi thực hiện đến nay

Bảng 3.5

: Lũy kế thực hiện di dời cơ quan kể từ khi thực hiện đến nay

Bảng 4.1

: Bảng xế hạng các yế tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án


1

CHƯƠNG I- GIỚI THIỆU
1. Mở đầu

Trong sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá thì ngành xây dựng đóng vai trò to
lớn trong việc tạo lập môi trường sống, làm việc của cộng đồng dân cư, nhất
là đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Theo đó đầu tư xây
dựng cơ bản ngày càng gia tăng để đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên việc quản lý các dự án gặp nhiều trở ngại khó khăn do những
nguyên nhân khác nhau. Bởi vì ngành xây dựng vốn phức tạp, không chắc
chắn và thực tế hiện nay chúng ta đang phải đương đầu với những dự án
đầy thách thức, có qui mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật công nghệ ngày
càng cao như: dự án cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, hầm Thủ Thiêm …
Tại Việt Nam, việc quản lý dự án chưa được chuyên nghiệp hoá, vẫn
còn đó ảnh hưởng các lề thói làm việc cũ kỹ của nền kinh tế kế hoạch.
Trong khi đó các mối quan hệ nội bộ và quyền lợi cố hữu thuộc về bản chất
của ngành xây dựng càng làm tăng thêm tính phức tạp của quá trình quản lý
xây dựng làm ảnh hưởng sự thành công của một dự án. Vì vậy, rất cần thiết
phải nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến dự án xây dựng và có
những biện pháp đề xuất thích hợp để quản lý dự án xây dựng thành công
như mong đợi.
2. Cơ sở nghiên cứu
Một dự án xây dựng được gọi là thành công khi nó hoàn thành đúng
tiến độ đưa vào vận hành khai thác, đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ
thuật đề ra, tiết kiệm chi phí đầu tư và xây dựng. Để thực hiện được mục


2

tiêu tổng thể của dự án đòi hỏi không chỉ sự cố gắng của chủ đầu tư mà cần
thiết phải có sự phối hợp, kết hợp của các tác nhân khác tham gia dự án.
Trong suốt vòng đời của một dự án xây dựng thì ở mỗi quá trình hình
thành đều có thể bị chi phối bởi các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự thành

công của dự án:
• Đền bù _ giải toả
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ của dự án
không thể không kể đến yếu tố đền bù giải toả. Đối với một dự án xây
dựng và nhất là các dự án cơ sở hạ tầng thì việc đền bù giải toả có tác động
rất lớn đến tiến độ triển khai dự án. Ví dụ như các dự án: Cầu Thủ Thiêm,
Dự án Đại Lộ Đông – Tây, dự án Cầu Rạch Miễu, cầu Tân Thuận, Đường
Cộng Hoà …
• Ban quản lý dự án
Đối với các nước phát triển, Ban quản lý dự án xây dựng là một tổ
chức chuyên nghiệp có trách nhiệm và quyền lợi gắn chặt với dự án mà họ
thực hiện. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta vẫn chưa có một đội ngũ cán bộ
quản lý dự án chuyên nghiệp, chưa qua đào tạo về quản lý, thiếu kinh
nghiệm nhất là đối với những dự án có yêu cầu về kỹ thuật phức tạp
Nhiều Ban quản lý dự án chọn đơn vị tư vấn lập dự án, tư vấn thiết
kế không đúng năng lực dẫn đến việc hiệu chỉnh thiết kế làm ảnh hưởng
đến chất lượng, chi phí của dự án. Tương tự như vậy việc chọn nhà thầu xây
dựng cũng không đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự án do không khảo sát,
tìm hiểu khả năng thi công, tài chính của nhà thầu dẫn đến tình trạng bán
thầu …
• Cơ quan quản lý nhà nước


3

Hệ thống công quyền trong ngành xây dựng Việt Nam hiện nay là
một nhân tố tác động rất lớn đến việc triển khai dự án, các thủ tục pháp lý
phức tạp không thống nhất, làm kéo dài, thay đổi mục tiêu của dự án, gây
lãng phí của cải vật chất của nhà nước. Thủ tục xây dựng cơ bản trình duyệt
và thẩm định còn rườm rà ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các gói

thầu như thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán, kế hoạch đấu thầu, điều chỉnh
dự án, hồ sơ thầu. Nhiều văn bản pháp luật còn chồng chéo nhau, mâu
thuẫn nhau do đó rất khó áp dụng một cách triệt để nhất làm ảnh hưởng đến
tiến độ, chi phí và thậm chí cả chất lượng công trình.
• Đối với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát
Hiện nay, các sai sót trong thiết kế ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ
thực hiện dự án bởi vì phải thiết kế lại, chỉnh sửa, đôi lúc còn làm thay đổi
qui mô dự án, trình duyệt thay đổi dự án. Riêng đối với các đơn vị tư vấn
giám sát vấn đề lại ở chỗ năng lực còn hạn chế, nhiều đơn vị còn chưa theo
kịp công nghệ đối với một số công trình thi công phức tạp.
• Đối với nhà tài trợ nước ngoài
Vốn vay nước ngoài là nguồn vốn rất cần thiết đối với một đất nước
đang trên đà phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay việc giải ngân
đáp ứng theo yêu cầu các tổ chức cho vay còn hạn chế. Kèm theo đó tiến
độ giải ngân để giải quyết cho các dự án cụ thể còn phụ thuộc vào tổ chức
cho vay, do đó không thể giải quyết một cách linh động được.
• Đối với các điều kiện khách quan khác
Giá cả vật tư, thiết bị hiện nay trên thị trường đang tăng giảm thất
thường là ảnh hưởng đến giá trị chào thầu của các gói thầu. Máy móc, thiết


4

bị, công nghệ thi công hiện đại làm khó khăn trong việc thi công, giám sát
do phải mất thời gian chuyển giao công nghệ và tìm hiểu công nghệ đó.
Tham nhũng, cửa quyền là một trong những vấn nạn không chỉ của
ngành xây dựng mà còn là nỗi bức xúc chung của xã hội. Tuy rằng nó
không thể hiện bởi một hình ảnh cụ thể nhưng nó luôn tiềm tàng chứa đựng
và tồn tại đồng hành trong từng quá trình của dự án nhất là dự án có vốn
ngân sách nhà nước.

Như vậy, ngành xây dựng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và
thách thức hết sức lớn lao, và điều quan trọng là tạo được một thị trường
xây dựng lành mạnh, đạt hiệu quả cao có sự quản lý của nhà nước thì việc
đổi mới, hoàn thiện cơ chế, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chuyên
nghiệp, cải tạo hệ thống tổ chức công quyền trong xây dựng là các khâu
thiết yếu để đất nước ta ngày càng có nhiều dự án thành công, đạt hiệu quả
cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Cùng với đà phát triển kinh tế của cả nước, ngành công việc xây
dựng Việt Nam cũng đã có những bước phát triển vượt bậc về công nghệ,
kỹ thuật xây dựng. Tuy nhiên để một dự án được thành công như mong đợi
là cả một quá trình bởi đặc thù của ngành xây dựng là phức tạp và nhiều rủi
ro. Do đó việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện để:
- Phân tích các yếu tố tác động đến một dự án xây dựng dưới quan điểm
của đơn vị Chủ đầu tư để từ đó có những đề xuất, biện pháp quản lý
một cách hiệu quả hôn.


5

- Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhà quản lý có thể nâng cao hiệu
quản quản lý dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án, nhằm tránh
những rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của dự án.
- Đề xuất các cơ quan chính quyền có những biện pháp hỗ trợ để quản lý
dự án hoạt động một cách hiệu quả …

Qui mô
Chất lượng

Chất lượng


Thời gian

Kinh phí
Chất lượng

Hình 1.1 - Mô hình quản lý dự án
4. Phạm Vi Nghiên Cứu
Hiện nay, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam việc đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng là điều hết sức cần thiết để đẩy mạnh sự phát của
nền kinh tế nước nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và nước ta nói
chung các dự án về lãnh vực này ngày càng lớn hơn về qui mô, công nghệ
thi công ngày càng cao hơn. Đối với đề tài này lónh vực nghiên cứu chủ yếu
là các dự án xây dựng Giao thông – Cơ sở hạ tầng, có qui mô vừa và lớn.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
các dự án xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Với mong muốn xuyên suốt là nâng cao năng lực quản lý dự án sao
cho có hiệu quả nhất, hoàn thành đúng tiến độ, nằm trong ngân sách được
duyệt, phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật đề ra và thoả mãn các tổ chức có liên
quan, chỉ ra những điều còn chưa hợp lý trong suốt vòng đời của một dự án
xây dựng ở Việt Nam và nhất là những kinh nghiệm được rút ra từ dự án
đại lộ Đông – Tây để đề ra những biện pháp tổ chức cơ cấu bộ máy quản


6

lý, điều hành tốt hơn, giúp cho các đơn vị chủ đầu tư có một cách nhìn toàn
diện hơn về các yếu tố khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng đến quá trình hình
thành dự án nhằm tạo cho mình một cách quản lý tiên tiến phù hợp đối với
điều kieän Vieät Nam.



7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
PHẦN A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Dự án xây dựng
Theo Luật xây dựng thì “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo
những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời gian nhất định”. Trong đó
dự án đầu tư công trình xây dựng bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế
cơ sở.
Dự án xây dựng không nhất thiết phải là những công việc to lớn phức
tạp, nó có thể là những vấn đề nhỏ bé thường ngày như cải tạo, sửa chữa cho
đến những công trình có qui mô lớn như: xây dựng một cây cầu bắc ngang qua
sông, xây dựng một chung cư, một nhà máy thủy điện, một con đường …
Với những đặc thù riêng của mình, ngành xây dựng giao tiếp với hầu
hết các lónh vực hoạt động của con người và sự đa dạng này phản ánh trong
các dự án của nó, bao gồm những dự án về các công trình dân dụng – công
nghiệp, hạ tầng cơ sở . . . và mỗi loại dự án xây dựng lại chứa đựng những
đặc thù riêng của nó về kỹ thuật áp dụng, về tính chất của ngành. Tuy nhiên
mỗi dự án đều mang trong mình những đặc điểm chung: (1) có một hoặc nhiều
mục tiêu rõ ràng, (2) tính hay thay đổi, (3) duy nhất, (4) bị hạn chế bởi thời
gian và qui mô, (5) liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau.


8

Hình 2.1 –Vòng đời của dự án (Barrie và Paulson, 1992)


Có nhiều nghiên cứu về vòng đời của một dự án xây dựng, tuy nhiên
các tác giả (Barrie và Paulson, 1992) đều thống nhất với một dự án từ khi khởi
đầu đến khi kết thúc dự án đưa vào sử dụng gồm các giai đoạn: (1) ý tưởng
hình thành dự án và nghiên cứu khả thi, (2) thiết kế sơ bộ và tính toán kỹ thuật
công trình, (3) cung ứng và xây dựng, (4) khởi động và bổ sung, (5) bàn giao
và bảo hành. Có thể tóm tắt vòng đời dự án như trong hình 2.1
Mỗi dự án xây dựng đều có khởi đầu chậm – triển khai nhanh - kết thúc
chậm trong suốt vòng đời của nó. Từ những ý tưởng ban đầu cho đến khi thực
hiện, các giai đoạn phát triển của dự án xây dựng được diễn ra theo những
bước khá giống nhau nhưng về mặt tính toán thời gian và mức độ quan trọng
mỗi dự án lại có những đặc điểm riêng của mình. Tùy theo từng trường hợp
các giai đoạn của dự án có thể xuất hiện tuần tự, hoặc có thể gối đầu lên nhau
theo một mức độ thay đổi với các giai đoạn khác nhau trong suốt vòng đời của
dự án.


9

2.2. Quản lý dự án xây dựng
“Quản lý dự án xây dựng là một nghệ thuật và khoa học phối hợp giữa
con người, thiết bị, vật tư, kinh phí và thời gian để hoàn thành dự án đúng hạn
và trong phạm vi kinh phí được duyệt” (Đ.T.X.Lan, 2002)
Quản lý dự án xây dựng là một ngành vừa mang tính chất khoa học,
mặt khác lại mang tính chất nghệ thuật. Nghệ thuật gắn chặt các khía cạnh
giữa cá nhân với cá nhân – công việc lãnh đạo của con người, nghệ thuật quản
lý dự án yêu cầu một kiến thức sắc bén về hành vi con người và khả năng áp
dụng khéo léo các kỹ năng thích hợp. Khoa học trong quản lý dự án bao gồm
các kiến thức, sự hiểu biết và sử dụng hợp lý tiến trình quản lý dự án đã qui
định.

Xây dựng là một ngành công nghiệp có mối liên quan đến nhiều nguồn
lực khác nhau, do đó để có thể quản lý thành công thì mỗi người quản lý đều
phải trang bị cho mình (1) những kiến thức tổng quát , (2) kiến thức về lónh vực
chuyên ngành là một đòi hỏi không thể thiếu bởi, (3) các kiến thức hỗ trợ như
khoa học máy tính, kỹ thuật ra quyết định . . . là các kỹ năng quan trọng của
người quản lý dự án.
Cũng như lónh vực quản lý kinh doanh khác việc quản lý công nghiệp
xây dựng cũng có năm chức năng chính (1) lập kế hoạch, (2) tổ chức, (3) phân
công, (4) hướng dẫn và (5) kiểm soát, năm chức năng này có mối quan hệ hữu
cơ mật thiết với nhau.
2.3. Các hình thức quản lý dự án xây dựng
Lựa chọn hình thức quản lý thích hợp với từng loại dự án là một trong
những vấn đề quan trọng để dẫn đến sự thành công việc quản lý dự án đó.
Hiện nay, có các hình thức quản lý dự án sau: (1) phương thức truyền thống,
(2) phương thức tự làm, (3) phương thức chìa khoá trao tay, (4) phương thức


10

chủ nhiệm điều hành dự án hay còn gọi là phương thức quản lý dự án chuyên
nghiệp.
Mỗi hình thức quản lý dự án đều có ưu điểm và nhược điểm riêng trong
từng ứng dụng cụ thể, chúng được xây dựng với mức độ linh hoạt nhất định,
chúng có thể được lựa chọn hoặc kết hợp xen kẽ với nhau.
Tại điều 45, khoản 2 Luật xây dựng nêu hai hình thức quản lý dự án ở
nước ta:
a. Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
b. Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.

Hình thức (a) có tính chất tương tự như hình thức quản lý xây dựng
chuyên nghiệp. Chủ nhiệm điều hành dự án là do một pháp nhân độc lập có
đủ năng lực quản lý điều hành dự án thực hiện.
Hình thức (b) có tính chất tương tự như hình thức quản lý xây dựng bằng
phương pháp truyền thống, theo đó chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư
xây dựng hoặc nếu chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự
án phải chịu trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ
và quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao.
Mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án có thể tổ chức theo các hình
thức sau: (1) theo chuyên môn,(2) theo chức năng,(3) theo bộ phận hoặc (4)
theo sơ đồ ma trận, tuỳ qui mô và tính chất của dự án.
2.4. Sự thành công của một dự án xây dựng
Một dự án được gọi là thành công khi nó hoàn thành đúng tiến độ, nằm
trong ngân sách được duyệt, phù hợp với các chỉ tiêu đề ra và làm thoả maõn


11

các cá nhân và tổ chức có liên quan tức là đạt được một hiệu quả hợp lý. Cũng
có ý kiến cho rằng lợi nhuận của nhà thầu, không có tranh chấp giữa các bên
và công trình phù hợp với công năng sử dụng cũng được dùng để đo lường sự
thành công của dự án (Takim và Akintoye, 2002).
Để phân biệt sự thành công của dự án và quản lý dự người ta (Munns
và Bjeirmi, 1996) dùng biểu đồ hình 2.2, theo đó sự thành công của quản lý dự
án thể hiện ở các giai đoạn: Lập kế hoạch dự án, thực hiện và chuyển giao,
trong khi đó sự thành công của dự án được phản ánh toàn diện trong suốt vòng
đời của dự án.
Sự thành công của
quản lý dự án


Sự thành công của dự án

Hình 2.2 _ Sự thành công dự án và quản lý dự án trong vòng đời dự
án (A K Munns và B F Bjeirmi, 1996)

Còn theo Chua và các tác giả (1999) thì sự thành công của việc quản lý
dự án là sự thành công của việc đảm bảo tiến độ thực hiện, chi phí hợp lý và
chất lượng thực hiện, muốn như vậy thì phải có sự phối hợp của các tác nhân
tham gia vào dự án.
Phân biệt sự thành công của dự án và sự thành công của quản lý dự án
là rất cần thiết. Theo De Wit sự thành công của dự án được đo lường bằng các
mục tiêu chung của dự án trong khi sự thành công của quản lý dự án được đo
lường bằng chi phí, thời gian và chất lượng. Tuy nhiên theo Baccarini thì sự


12

thành công của dự án được đo lường bằng sự thành công của công trình và sự
thành công của quản lý dự án.
SỰ THÀNH CÔNG

Chi phí T/hiện

Đ/điểm của DA

Tiến độ T/hiện

Sự chuẩn bị HĐ

Chất lượng


Các tổ chức t/gia

Các quá trình

Hình 2.3 _ Mô hình sự thành công của công tác quản lý
dự án ( Chua và các tác giả khác, 1999)

Như vậy có thể nói rằng một dự án thoả mãn được các yếu tố: (1) chi
phí của dự án (2) các qui định về thời gian (3) kỹ thuật sẽ được sử dụng, thì
đó là sự thành công của quản lý dự án, và nếu đạt được kết quả hợp lý của dự
án thì được xem đó là một dự án thành công. Tuy nhiên tùy theo mỗi loại dự
án khác nhau mà các yếu tố trên có thể thay đổi mức độ quan trọng của nó.
Sự thành công của quản lý dự án góp phần làm cho dự án đó thành công, tuy
nhiên nó không chắc chắn có thể ngăn ngừa sự thất bại của dự án đó.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
Theo Munns và Bjeirmi (1996) có các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành
công của dự án như sau: Một là, sự sáng suốt của nhà tư vấn trong việc tư vấn
cho chủ đầu tư thấy những lợi ích khi thực hiện dự án; Hai là, sự thành công
của quá trình thực hiện dự án, đảm bảo thời gian thực hiện dự án, chi phí chất
lượng thực hiện đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư; Ba là, các điều
kiện xã hội, kinh tế, chính trị … ảnh hưởng đến dự án.
Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
xây dựng các tác giả N.D.Long và Đ.T.X.Lan (2003) thiết lập bảng câu hỏi và


13

phân tích xếp hạng năm yếu tố quan trọng nhất sắp xếp theo thức tự là: (1)
Chủ nhiệm dự án đủ năng lực, (2) đầy đủ tài chánh để thực hiện dự án, (3)

Ban quản lý dự án đủ năng lực/đa năng, (4) quyết tâm đối với dự án và (5)
cung ứng vật tư đầy đủ.
Cũng quan tâm về vấn đề này N.D.Long và L.T.Văn (2003) phân tích
các vướng mắc của dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên bảng câu hỏi thu
thập thông tin và kết luận như sau:
Thành tố chính

Thành tố
nh hưởng

Thành tố 1

Thành tố 2

Thành tố 3

Thành tố 4

Thành tố 5

Đợn vị T/kế

Dự báo và quản

Vấn đề thuộc

Vấn đề về

Phương




lý các thay đổi

về xã hội và

địa điểm dự

công cụ thi công

yếu kém

công nghệ

án

và quản lý không

T/công

thiếu năng lực

tiện,

thích hợp

1

Sự hỗ trợ Ban


Quá nhiều thầu

Công

quản lý dự án

chính/thầu phụ

lạc hậu

Thiết kế thiếu

Dự

Quan

thực tế

gian kém chính

nghệ

Giải toả mặt

Thiếu máy móc

bằng chậm

thiết bị hiện đại


Đền

Hoạch

không đầy đủ

2

báo

thời

liêu,

cửa quyền

xác

3



không thoả

định

không chính xác

đáng


Thiếu sự tham

Dự toán chi phí

Các biểu hiện

gia trong suốt

kém chính xác

tiêu cực

dự án

4

5

6

Khó khăn về

Quá nhiều thay

tài chính của

đổi

nhà thầu


hiện

Ban

khi

thực

QLDA

thiếu năng lực
Quản lý công
trường kém

Như vậy một dự án xây dựng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự
thành công hay thất bại.


14

2.5.1. Mục tiêu và tình hình thực tế của dự án
Tất cả các dự án xây dựng đều bắt đầu hình thành từ những yêu cầu
nhất định của xã hội. Chủ đầu tư phải xác định được yêu cầu và mục tiêu của
dự án trước khi thực hiện, chúng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người trong đơn
vị chủ đầu tư và đặc biệt là đơn vị sử dụng hay vận hành công trình sau khi
được xây dựng xong.
Quá trình này bao gồm nhiều cuộc thảo luận và hoạt động. Điều quan
trọng nhất là các đơn vị chủ đầu tư phải biết mình cần cái gì và muốn cái gì.
Họ phải dựa vào yêu cầu của chính mình để xác định sự cần thiết và qui mô
của dự án. Có thể nói rằng quá trình xác lập mục tiêu thực tế của dự án là quá

trình cân đối tối ưu của dự án.
Tổng hợp những yếu tố thất bại của các dự án xây dựng tại Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng và trong cả nước nói chung, chúng ta nhận thấy rằng sự
thất bại của dự án xuất phát việc xác định sai mục tiêu và ý tưởng hình thành
của dự án chiếm mà các nguyên nhân đó có thể là:
-

Không đủ thông tin hoặc thông tin lạc hậu về dự án đầu tư.

-

Không xác định rõ ràng mình muốn cái gì và cần cái gì.
Theo N.D.Long và L.T.Văn (2003) mục tiêu và qui mô dự án không rõ

ràng có thể gây ra những thiết kế không như mong đợi trong khi các vấn đề về
tính khả thi trong xây dựng có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong quán trình thi
công.
Như vậy, cho dù các nguyên nhân thực sự là thế nào, chắc chắn việc cải
thiện hiệu quả đầu tư và quản lý là hết sức quan trọng để các dự án đạt được
sự thành công mà vấn đề quan trọng là phải xác định được mục đích đầu tư
cho đúng đắn.


×