Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài soạn Đề và HDC kiểm tra HK1 năm học 2010-2011 các lớp 6,7,8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.06 KB, 6 trang )

UBND HUYỆN NÔNG SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010-2011
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn - lớp 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM 3.0 điểm (mỗi câu 0,25 đ) - Thời gian 20 phút - Học sinh nộp bài khi hết thời
gian.
Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu trả lời đúng vào phiếu
làm bài trắc nghiệm.
1. Truyện nào sau đây là truyện dân gian nước ngoài?
A. Thánh Gióng B. Sọ Dừa C.Thạch Sanh D. Cây bút thần
2. Trong các từ sau, từ nào là từ mượn?
A. Đàn ông B. Phụ nữ C. Con trai D. Con gái
3. Trong văn bản tự sự, khi người kể xưng “tôi” thì đó là kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ ba số nhiều
4. Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật (nhân vật bất hạnh, nhân vật
thông minh, nhân vật dũng sĩ…) thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Thần thoại B. Truyền thuyết C. Cổ tích D. Truyện cười
5. Trường hợp nào dưới đây, từ “bụng” có hiện tượng chuyển nghĩa?
A. Đói bụng B. Nghĩ bụng C. No bụng D. Ăn cho ấm bụng
6. Trong các câu văn sau, câu nào có chỉ từ làm trạng ngữ?
A. Nay, tôi phải đi rồi. B. Tôi đã đến đó rồi.
C. Đó là niềm tự hào của chúng tôi. D. Tôi rất thích điều đó.
Học sinh đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi từ 7 đến 12 (cách làm bài như trên).
Biết Lý Thông hại mình, Thạch Sanh cố tìm lối lên. Đến cuối hang, chàng thấy một chàng
trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong chiếc cũi sắt; đó chính là thái tử, con vua Thuỷ Tề. Thạch Sanh
dùng cung vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn, hết lời cảm tạ chàng, mời chàng
xuống chơi thuỷ phủ.
(Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)
7. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Lập luận
8. Ý nào nêu chính xác nội dung đoạn văn trên?


A. Nhằm vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa Lý Thông.
B. Ca ngợi tinh thần dũng cảm của Thạch Sanh.
C. Kể chuyện Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thuỷ Tề.
D. Miêu tả vẻ đẹp của thái tử, con vua Thủy Tề.
9. Từ nào dưới đây có nghĩa: con trai vua, người được chọn sẵn để sau nối ngôi vua?
A. Thái hậu B. Thái thú C. Thái tử D. Thái thượng hoàng
10. Đoạn trích trên được kể theo thứ tự nào?
A. Theo trình tự không gian B. Theo diễn biến của sự việc
C. Theo diễn biến tâm trạng D. Theo trình tự thời gian
11. Từ nào dưới đây thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn “Truyện Thạch Sanh có nhiều
chi tiết tưởng tượng............. .độc đáo và giàu ý nghĩa.” ?
A. Truyền kỳ B. Thần kỳ C. Diệu kỳ D. Phân kỳ
12. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm danh từ?
A. cố tìm lối lên B. bắn tan cũi sắt
C. con vua Thủy Tề D. cứu thái tử ra
II. TỰ LUẬN 7,0 điểm (Câu 1: 2,0 đ; Câu 2: 5,0 đ) - Thời gian 70 phút - Học sinh làm bài vào
giấy thi.
1. Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
2. Có một lần em đã hiểu lầm về người bạn thân. Em hãy kể lại sự việc ấy.
UBND HUYỆN NÔNG SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010-2011
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn - lớp 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM 3.0 điểm (mỗi câu 0,25 đ) - Thời gian 20 phút - Học sinh nộp bài khi hết thời
gian.
Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu trả lời đúng vào phiếu
làm bài trắc nghiệm.
1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được làm theo thể thơ nào ?
A. Thất ngôn bát cú B. Ngũ ngôn bát cú C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
2. Trong các từ ghép sau, từ nào là từ ghép chính phụ?

A. Quần áo B. Sách vở C. Xe đạp D. Bàn ghế
3. Từ láy nào dưới đây, có nghĩa: nhỏ và trông cân đối dễ thương?
A. Nhỏ nhặt B. Nhỏ nhắn C. Nhỏ nhẻ D. Nhỏ nhoi
4. Thành ngữ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với thành ngữ : “Trăm trận trăm thắng”?
A. Bách chiến bách thắng B. Bán tín bán nghi
C. Độc nhất vô nhị D. Thiên la địa võng
5. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “thưa thớt”?
A. Vắng vẻ B. Vui vẻ C. Đông đúc D. Đầy đủ
6. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu: “Con cá đối bỏ trong cối đá, con mèo cái nằm trên
mái kèo...”?
A. Dùng từ ngữ đồng âm B. Dùng lối nói lái
C. Dùng lối nói trại âm D. Dùng từ ngữ trái nghĩa
Học sinh đọc kỹ văn bản và trả lời các câu hỏi từ 7 đến 12 (cách làm bài như trên).
Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hồ Chí Minh
7. Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm
8. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Lúc Bác bị giam trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch
B. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
D. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ
9. Từ “lồng” nào dưới đây có nghĩa giống với từ “lồng” được dùng trong bài thơ?
A. Lồng lộn B. Lồng hình ảnh C. Lồng ngực D. Lồng bàn
10. Trong câu thơ: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”, cảnh khuya được so sánh với hình ảnh
nào?

A. Hình ảnh của Bác B. Vẻ mặt người chưa ngủ
C. Bức tranh vẽ D. Hình ảnh vầng trăng
11. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng các phép tu từ nào ?
A. So sánh, chơi chữ B. So sánh, điệp ngữ
C. So sánh, ẩn dụ D. So sánh, hoán dụ
12. Quan hệ từ trong câu thơ “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” biểu thị ý nghĩa quan hệ nào?
A. Sở hữu B. So sánh C. Nhân quả D. Điều kiện
II. TỰ LUẬN 7,0 điểm (Câu 1: 2,0 đ; Câu 2: 5,0 đ) - Thời gian 70 phút - Học sinh làm bài vào
giấy thi.
1. Nêu ngắn gọn điều em cảm nhận được từ văn bản Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà).
2. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
UBND HUYỆN NÔNG SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010-2011
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn - lớp 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM 3.0 điểm (mỗi câu 0,25 đ) - Thời gian 20 phút - Học sinh nộp bài khi hết thời
gian.
Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu trả lời đúng vào phiếu
làm bài trắc nghiệm.
1. Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
2. Từ nào dưới đây là từ tượng hình?
A. Ha hả B. Lò dò C. Lộp bộp D. Thình thịch
3. Tình thái từ trong câu “Em bé ấy đáng thương thay!” thuộc loại nào?
A. Tình thái từ nghi vấn B. Tình thái từ cầu khiến
C. Tình thái từ cảm thán D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
4. Đoạn văn được trình bày theo cách nào dưới đây có câu chủ đề đứng cuối đoạn?
A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song hành D. Móc xích
5. Trong các văn bản sau, văn bản nào có kết cấu đảo ngược tình huống hai lần?
A. Hai cây phong B. Chiếc lá cuối cùng C. Cô bé bán diêm D. Đánh nhau với cối xay gió

6. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” ?
A. Nhân hóa B. Nói tránh C. Nói giảm D. Nói quá
Học sinh đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi từ 7 đến 12 (cách làm bài như trên).
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu
nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra,
áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn
chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tồ, Tắt đèn)
7. Đoạn trích có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự + biểu cảm B. Tự sự + nghị luận
C. Tự sự + miêu tả D. Tự sự + thuyết minh
8. Các từ: giơ, nắm, giằng co, du đẩy, vật, túm, lẳng thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Tình cảm B. Tính cách C. Hành động D. Thái độ
9. Xét về mặt cấu tạo, câu “Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn
bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn B. Câu rút gọn C. Câu đặc biệt D. Câu ghép
10. Nội dung đoạn trích trên được triển khai theo trình tự nào?
A. Theo trình tự thời gian B. Theo trình tự không gian
C. Theo mạch cảm xúc D. Theo sự phát triển của sự việc
11. Từ nào dưới đây gợi tả dáng bộ hung hăng, lấn tới một cách trắng trợn?
A. Sấn sổ B. Giằng co C. Du đẩy D. Om sòm
12. Dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích có tác dụng gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dầu từ ngữ có hàm ý mỉa mai D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn
II. TỰ LUẬN 7,0 điểm (Câu 1: 2,0 đ; Câu 2: 5,0 đ) - Thời gian 70 phút - Học sinh làm bài vào
giấy thi.
1. Nêu ngắn gọn điều em cảm nhận được từ văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
2. Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
UBND HUYỆN NÔNG SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010-2011

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn - lớp 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án D B A C B A A C C B B C
II. TỰ LUẬN: 7,0 điểm
ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(2,0 điểm)
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người
Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
1,50
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 0,50
* Học sinh có thể có cách trình bày khác miễn sao nêu được ý nghĩa của
truyện.
Câu 2
(5,0 điểm)
Có một lần em đã hiểu lầm người bạn thân. Em hãy kể lại sự việc
ấy.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Vận dụng kĩ năng tự sự và bước đầu biết kết hợp một số yếu tố như:
miêu tả, biểu cảm... để làm nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, nhất là yếu
tố miêu tả.
- Bố cục chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc quá
nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết rõ ràng dễ theo dõi;
trình bày sạch, đẹp.

b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, học sinh kể
lại sự việc: một lần hiểu lầm người bạn thân (kể chuyện đời thường); sự
việc phải được trình bày lại ở ngôi thứ nhất; lời kể cuốn hút và có sức
truyền cảm.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Nêu khái quát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về sự việc. 1,00
- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra sự việc.
- Diễn biến của sự việc:
+Trình bày sự việc theo một trình tự thích hợp làm nên vấn đề: hiểu
nhầm người bạn thân.
+ Xây dựng được tình huống hợp lý và có ý nghĩa tác động sâu sắc tới
tâm hồn người kể và để lại những cảm xúc khó quên.
3,00
- Nêu ấn tượng và bài học rút ra từ sự việc. 1,00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt
được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
UBND HUYỆN NÔNG SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010-2011
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn - lớp 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A C B A C B D B B C B C
II. TỰ LUẬN: 7,0 điểm
ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(2,0 điểm)

Nêu ngắn gọn điều em cảm nhận được từ văn bản Sông núi nước
Nam (Nam quốc sơn hà).
- Tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc
thể hiện trong bài thơ được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên
của dân tộc (khẳng định và ý chí quyết tâm bào vệ chủ quyền về lãnh
thổ của đất nước)
1,50
- Giọng thơ dõng dạc đanh thép thể hiện trong thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt.
0,50
* Học sinh có thể có cách trình bày khác miễn sao đáp ứng được yêu
cầu của đề.
Câu 2
(5,0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí
Minh.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết viết bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
- Đưa được các yếu tố tự sự, miêu tả vào trong bài viết hợp lý.
- Bố cục chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc
quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết rõ ràng dễ theo
dõi; trình bày sạch, đẹp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm có sử
dụng yếu tố tự sự, miêu tả, học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về
bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được bài thơ và cảm nghĩ chung về bài thơ. 1,00

- Trình bày được những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm
của mình về:
+ Bức tranh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên;
+ Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và
phong thái ung dung, lạc quan của Bác được thể hiện trong bài thơ.
Biết sử dụng được một số hình thức biểu cảm như: so sánh, hình thức
cảm thán...
3,00
- Ấn tượng về bài thơ (từ những vấn đề của bài thơ cần liên hệ đến
bản thân, cuộc sống)
1,00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ
đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
UBND HUYỆN NÔNG SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010-2011
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn - lớp 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

×