Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Xác định các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ bằng phương pháp cluster

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 116 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

PHẠM THÀNH AN

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ GÓP PHẦN VÀO SỰ
THÀNH CÔNG CỦA NHÀ THẦU PHỤ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CLUSTER
Chuyên ngành :
Mã số ngành :

Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : .........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . .


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA Kỹ Thuật Xây Dựng
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 05 tháng 12 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: . .Phạm Thành An. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phái: …Nam...…………..
Ngày, tháng, năm sinh: . . .02 / 10 / 1986. . . . . . . . . . . . . . . .

Nơi sinh: .Bình Định. . . .

Chun ngành: . . . Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MSHV: . . . . . . . . 09080221 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
1- TÊN ĐỀ TÀI: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. ...Xác đinh các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ... . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . bằng phương pháp CLUSTER . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Tìm ra các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ, xếp hạng các nhân


tố đó.
- Xem xét có sự khác biệt hay không về mức độ đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhân
tố đó đối với nhà thầu phụ giữa các nhóm có kinh nghiệm làm việc khác nhau.
- Xem xét các nhân tố đó có mối liên hệ với nhau khơng và phân cụm các nhân tố đó,
sao cho mỗi cụm thì chứa các nhân tố có đặc tính liên hệ với nhau và xác định cụm nào
là chứa các nhân tố quan trọng nhất.
- Xác định các nhân tố thành công quan trọng (CSFs). Thông qua các CSFs để xác định
xu thế chính của các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ là những
nhân tố nào.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : . . .05 / 07 / 2010 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : . . . 06 / 12 / 2010. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): . . . . . . . . . .. . . . . . .
. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . PGS.TS Nguyễn Thống. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thống là người hướng dẫn
tôi thực hiện luận văn này. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, mọi thắc mắc
và khó khăn của tơi đều được thầy chỉ dẫn, giải thích rất tận tình.
Cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Thi Công và Quản Lý Xây Dựng thuộc Khoa

Xây Dựng Trường Đại Học Bách Khoa TpHCM đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và
cung cấp cho tơi nhiều kiến thức bổ ích trong q trình học tập cũng như trong q
trình tơi thực hiện luận văn này.
Cảm ơn Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1(CC1), Công Ty CPXD Số Một Việt
Nguyên (CC1-VNC), Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh (BCCI),
Cơng Ty Cổ Phần Xây Dựng Khai Nguyên, Ban Quản Lý Dự án Cao ốc An Lạc,
Cơng Ty Cổ Phần Tân Hồng Thắng… đã cho tơi có cơ hội được kháo sát và thu
thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn anh Nguyễn Đức Dũng (Giám đốc Công ty
CPXD Số Một - Việt Nguyên), anh Nguyễn Thành Định (Trưởng BQLDA Cao ốc
An Lạc) và anh David Thanh Nguyen (Trưởng Văn phịng đại diện của Cơng ty
International Development in Engineering & Architecture Ltđ tại Việt Nam ) là các
chuyên gia lâu năm trong ngành xây dựng đã chỉ dẫn, giúp đỡ, cung cấp cho tôi
nhiều ý kiến thực tế liên quan đến những vấn đề cần được giải quyết trong nghiên
cứu này.
Cảm ơn tất cả những người chỉ đã dạy dỗ, chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!


TĨM TẮT
Ngày nay, nhà thầu phụ có vai trị khá quan trọng trong việc hồn thành một
cơng trình, dự án. Để nhà thầu phụ hoạt động thành cơng thì nhà thầu phụ đó phải có
một tổ chức tốt, nhưng những nhân tố nào đã góp phần làm cho tổ chức đó hoạt động
tốt? Mặt khác, để cơng trình, dự án hồn thành đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng
thì nhà thầu phụ phải được lựa chọn cẩn thận. Những nghiên cứu trước đây chỉ tập
trung vào các yếu tố dẫn đến sự thành công của công việc thầu phụ mà khơng chú ý
nhiều đến các nhân tố góp phần vào sự thành công của một tổ chức thầu phụ. Để có
một cái nhìn tổng qt hơn về những nhân tố góp phần vào sự thành cơng của tổ
chức thầu phụ thì đề tài nghiên cứu của tơi được hình thành.

Nghiên cứu này tập trung vào nhà thầu phụ thông qua cuộc khảo sát ý kiến của
các bên trong xây dựng. Nhận thấy rằng nhà thầu phụ có những đặc điểm và nhu cầu
riêng của họ. Nghiên cứu này cố gắng tìm ra các nhân tố góp phần vào sự thành công
của tổ chức nhà thầu phụ. Việc thu thập số liệu được thực hiện thông bảng câu hỏi và
được gửi đến các đối tượng liên quan đến xây dựng. Từ những thơng tin có được và
qua ý kiến của các chuyên giá thì xác định được 36 nhân tố tham gia trong nghiên
cứu này. Thơng qua việc phân tích Cluster thì 32 nhân tố trong 36 nhân tố ở trên
được nhóm thành 5 cụm. Kết quả cũng tìm thấy được có 25 nhân tố thành cơng quan
trọng (CSFs) trong số 36 nhân tố. Thơng qua phân tích nhân tố chính thì 25 CSFs
được nhóm thành 6 thành phần chính là: “tiến độ và chất lượng” ; “nguồn nhân lực”
; “năng lực tài chính” ; “mối quan hệ” ; “giá cả” ; “thị trường về nhu cầu xây dựng”.
Những phát hiện của nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà thầu phụ cải thiện việc
tổ chức để nâng cao cơ hội thành cơng trong hoạt động kinh doanh mà cịn hỗ trợ
nhà thầu chính lựa chọn được cho mình một nhà thầu phụ đáp ứng được yêu cầu đặt
ra.


ABSTRACT
Nowadays, subcontractors play a quite important role in completing a work or a
project. In order to be successful, the subcontractors should have a good
organization, but what are factors which have made that organization work well?.
On the other hand, in order to completing the projects on time and ensuring their
quality, the subcontractors have been carefully selected. These previous studies only
focused on the factors leading to the success of subcontrating work, without paying
much attention to the factors contributing to the success of a subcontractor
organization. For a better overview of the factors contributing to the success of a
subcontractor organization, my research is formed.
This study focus on subcontractors through a survey which collect stakeholder’
suggestions in construction field. Acknownledge that subcontractor have individual
characteristics and particular needs. This study try to find factors which make

subcontracting organization successful. Data collection is carried out by sending
questionnaires to stakeholders in construction field. From survey result and
consultation of experts, we can determine 36 factors which are involved in this
study. By cluster analysis method, 32 factors of 36 factors are grouped into 5
clusters. This study show that we have 25 critical success factors (CSFs) of 36
factors. Through a factor analysis, 25 CSFs are grouped into 6 main components
namely : “progress and quality”; “human resources”; “financial ability”;
“relationships”; “price”; “market demand for construction”. The finding of this
study not only help subcontractors to improve organization of them to enhance
successful chances in business but also support main contractor to select a
subcontractor, which meet requirements.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

Giới thiệu chung…….. ........................................................................................ 1
Xác định các vấn đề nghiên cứu….. .................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3
Phạm vi nghiên cứu… ......................................................................................... 3
Đóng góp dự kiến của nghiên cứu… ................................................................... 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.
2.1 Các định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu này… ........................................ 5
2.2 Các nghiên cứu tương tự đã được công bố…....................................................... 6

2.2.1 Nghiên cứu 1… .............................................................................................. 6
2.2.2 Nghiên cứu 2… .............................................................................................. 7
2.2.3 Nghiên cứu 3… .............................................................................................. 8
2.2.4 Nghiên cứu 4… .............................................................................................. 9
2.2.5 Nghiên cứu 5… ............................................................................................ 10
2.2.6 Nghiên cứu 6… ............................................................................................ 12
2.2.7 Nghiên cứu 7… ............................................................................................ 14
2.2.8 Nghiên cứu 8… ............................................................................................ 15
2.2.9 Nghiên cứu 9… ............................................................................................ 16
2.3 Các lý thuyết, mơ hình được sử dụng trong nghiên cứu này .............................. 18
2.3.1 Lý thuyết về thống kê… ............................................................................... 18
2.3.1.1 Tập hợp chính và mẫu… ........................................................................ 18
2.3.1.2 Biểu đồ… ............................................................................................... 18
2.3.1.3 Tần số…................................................................................................. 18
2.3.1.4 Số định tâm… ........................................................................................ 19
2.3.2 Lý thuyết về kiểm định thống kê… .............................................................. 20
2.3.2.1 Các giả thiết… ....................................................................................... 20
i


2.3.2.2 Mơ hình… .............................................................................................. 20
2.3.2.3 Tính tốn… ............................................................................................ 20
2.3.2.4 Kết luận… .............................................................................................. 21
2.3.3 Các kiểm nghiệm được dùng trong nghiên cứu này… .................................. 21
2.3.3.1 Kiểm định one sample T-Test… ............................................................. 21
2.3.3.2 Phân tích one way ANOVA…................................................................ 22
2.3.4 Lý thuyết về phân tích nhân tố chính… ........................................................ 22
2.3.4.1 Hình thành vấn đề…............................................................................... 22
2.3.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố chính… ................................................. 22
2.3.4.3 Ý nghĩa của trục nhân tố chính… ........................................................... 23

2.3.5 Lý thuyết về phân tích Cluster… .................................................................. 23
2.3.5.1 Khái niệm… ........................................................................................... 23
2.3.5.2 Tiến hành phân tích cụm…..................................................................... 24
2.3.5.3 Chọn lựa kích thước đo khoảng cách… .................................................. 24
2.3.5.4 Phương pháp phân tích cụm…................................................................ 25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1 Qui trình nghiên cứu……................................................................................... 26
3.2 Tìm kiếm thơng tin… ......................................................................................... 28
3.2.1 Thơng tin thứ cấp… ..................................................................................... 28
3.2.2 Thông tin sơ cấp… ....................................................................................... 29
3.2.3 Các nhân tố sơ bộ góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ mà tác giả
tổng hợp được thông qua các nguồn thông tin… ...................................................... 29
3.3 Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 35
3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi… ............................................................................... 35
3.3.1.1 Kỹ thuật phỏng vấn… ............................................................................ 35
3.3.1.2 Khảo sát bằng bảng câu hỏi… ................................................................ 35
ii


3.3.1.3 Phương pháp đo lường thu thập thông tin… ........................................... 37
3.3.1.3.1 Khái niệm về đo lường và ý nghĩa của đo lường trong nghiên cứu… . 37
3.3.1.3.2 Các loại thang đo… ........................................................................... 38
3.3.2 Cách thức lấy mẫu….................................................................................... 38
3.3.3 Cách thức phân phối bảng câu hỏi… ............................................................ 38
3.3.3 Các phương pháp và cơng cụ nghiên cứu….................................................. 39

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.
4.1 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát và kết quả thu thập số liệu… ............................ 40
4.1.1 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu này… .............................. 40

4.1.2 Kết quả thu thập số liệu… ............................................................................ 40
4.2 Kết quả phân tích số liệu thống kê…. ................................................................. 41
4.2.1 Phần thơng tin chung về cá nhân và về công ty của đối tượng liên quan đến
nghiên cứu này… ..................................................................................................... 41
4.2.1.1 Về kinh nghiệm làm việc… .................................................................... 41
4.2.1.2 Về trình độ chuyên môn… ..................................................................... 42
4.2.1.3 Về thời gian hoạt động của công ty mà các đối tượng đang làm việc… .. 43
4.2.1.4 Về chức vụ hiện tại của các đối tượng… ................................................ 44
4.2.1.5 Về lĩnh vực hoạt động của công ty mà các đối tượng đang làm việc… ... 45
4.2.1.6 Về loại hình hoạt động của cơng ty mà các đối tượng đang làm việc … . 46
4.2.2 Phần đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thành công của nhà
thầu phụ trong xây dựng… ...................................................................................... 47
4.2.2.1 Xem xét các nhân tố trong nghiên cứu này có đáng tin cậy trong tổng thể
không ….................................................................................................................. 47
4.2.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo … ....................................................... 50
4.2.2.3 Bảng thống kê tổng hợp của tất cả các nhân tố và xếp hạng các nhân tố theo
giá trị trung bình … ................................................................................................. 53

iii


4.2.2.4 Xem xét có sự khác biệt hay khơng về tầm quan trọng của mỗi nhân tố
trong nghiên cứu này giữa các nhóm đối tượng có kinh nghiệm làm việc trong nghành
xây dựng khác nhau … ............................................................................................ 56
4.3 Kết quả phân tích Cluster…. .............................................................................. 65
4.3.1 Phân tích bảng kết quả phân cụm dưới dạng sơ đồ tích tụ … ....................... 66
4.3.2 Phân tích bảng thể hiện từng biến (nhân tố) thuộc về cụm nào (Cluster

Membership) và biểu đồ phân cụm dưới dạng biểu đồ hình cây sử dụng thủ tụ
Ward (Dendrogram using Ward Method)… ........................................................ 67

4.3.2.1 Phân tích bảng thể hiện từng biến (nhân tố) thuộc về cụm nào (Cluster
Membership) …....................................................................................................... 67
4.3.2.2 Kết quả phân cụm ….............................................................................. 71
4.4 Kết quả phân tích nhân tố chính… ..................................................................... 76
4.4.1 Phân tích bảng hệ số “KMO” và kiểm định “Bartlett’s Test of Sphericity”
giả thuyết khơng (H o) … ....................................................................................... 78
4.4.2 Phân tích bảng phần trăm phương sai giải thích trên các trục chính“Total
Variance Explained”….......................................................................................... 79
4.4.2 Phân tích bảng “Rotated Component Matrix”… ..................................... 81

CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
5.1 Nhận xét… ......................................................................................................... 88
5.2 Kết luận….......................................................................................................... 88
5.3 Kiến nghị… ....................................................................................................... 89

PHỤ LỤC.......................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO... ............................................................................... 97

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các tiêu chí lựa chọn thầu xây lắp của nghiên cứu số luận văn Vũ Hoàng Phi
Long… .................................................................................................................... 11
Bảng 2: 20 tiêu chuẩn ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn thầu phụ ở UK…............. 12
Bảng 3: Các tiêu chuẩn lựa chọn thầu phụ theo Hold…........................................... 13
Bảng 4: Những tiêu chí chọn thầu theo Chee.H.Wong (2000)… ............................. 14
Bảng 5: Các tiêu chí chọn thầu của Farzad Khosrowshahi (1999)…........................ 15
Bảng 6: 35 tiêu chuẩn ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu bởi Ng và Skimore…17

Bảng 7: Các nhân tố sơ bộ góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ… .......... 30
Bảng 8: Các nhân tố góp phần vào sự thành cơng của nhà thầu phụ hoàn chỉnh trong
nghiên cứu này… ..................................................................................................... 32
Bảng 9: Bảng các nội dung và công cụ nghiên cứu…………………….. ............... 39
Bảng 10: Bảng kết quả kiểm định T-test……………………………………….. ...... 47
Bảng 11a: Bảng hệ số Cronback α từng mục hỏi (nhân tố)……………

............... 50

Bảng 11b: Bảng hệ số Cronback α tổng thể…………………………….. ............... 53
Bảng 12: Bảng thống kê tổng hợp của tất cả các nhân tố và xếp hạng các nhân tố theo
giá trị trung bình… .................................................................................................. 53
Bảng 13: Kết quả kiểm định phương sai tất cả các yếu tố… .................................... 56
Bảng 14: Kết quả phân tích ANOVA… .................................................................. 59
Bảng 15: Kết quả kiểm định phương sai cho 2 nhân tố “kn8” và “cl6”.. .................. 62
Bảng 16: Kết quả phân tích Post Hoc… .................................................................. 63
Bảng 17: Kết quả phân cụm dưới dạng sơ đồ tích tụ… ............................................ 66
Bảng 18: Bảng thể hiện từng biến (nhân tố) thuộc về cụm nào (cụm số mấy)… ...... 68
Bảng 19: Bảng kết quả phân chia các nhân tố thành 5 cụm….................................. 72
Bảng 20: Bảng kết quả phân chia các nhân tố thành 6 cụm….................................. 74
Bảng 21: Bảng các nhân tố đầu vào trong phân tích nhân tố chính và đồng là các nhân
tố thành cơng quan trọng (CSFs)… .......................................................................... 76
v


Bảng 22: Bảng giá trị hệ số KMO và đại lượng kiểm định Bartlett’s Test… ........... 78
Bảng 23: Bảng kết quả phần trăm phương sai giải thích trên các trục chính…......... 79
Bảng 24: Bảng hệ số tương quan tuyến tính giữa các biến (nhân tố) và trục chính…...
................................................................................................................................ 81
Bảng 25: Bảng thể hiện xu thế chính của tập dữ liệu thuộc cụm nào trong tổng thể…

................................................................................................................................ 83
Bảng 26: Bảng hệ số tương quan giữa các biến và trục chính được sắp xếp theo thứ tự
thể hiện xu thế giảm dần… ...................................................................................... 85

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ qui trình phân tích cụm… ................................................................ 24
Sơ đồ 2: Sơ đồ qui trình nghiên cứu…………………………………….. ............... 27
Sơ đồ 3: Sơ đồ q trình tìm kiếm thơng tin…………………………….. ............... 28
Sơ đồ 4: Tiến trình thực hiện bảng câu hỏi nghiên cứu… ........................................ 37
Sơ đồ 5: Quá trình phân cụm dưới dạng biểu đồ hình cây sử dụng thủ tục Ward
(Dendrogram using Ward Method)… ...................................................................... 71

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Kinh nghiệm làm việc của các đối tượng liên quan đến nghiên cứu này… .
............... 41
Biểu đồ 2: Trình độ chun mơn của các đối tượng liên quan đến nghiên cứu này… ..
............... 42
Biểu đồ 3: Thời gian hoạt động của công ty mà các đối tượng đang làm việc… ...... 43
Biểu đồ 4: Chức vụ hiện tại của các đối tượng ở công ty họ trong nghiên cứu này... 44
Biểu đồ 5: Lĩnh vực hoạt động của công ty trong xây dựng…………….. ............... 45
Biểu đồ 6: Loại hình hoạt động của cơng ty…………………………….. ............... 46
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện phương sai giải thích trên các trục chính… .................. 80


viii


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG:

Chính sách mở cửa hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới đã
và đang làm cho ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác của Việt Nam có
những thay đổi nhanh chóng về chất và lượng. Ở nhiều nơi trên đất nước, đặc biệt
là các thành phố lớn mà tiêu biểu là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh rất nhiều
cơng trình xây dựng với qui mơ lớn đã xuất hiện một cách nhanh chóng và ngày
càng đa dạng.
Hiện nay ngành cơng nghiệp xây dựng giữ vai trị quan trọng trong hệ thống nền
kinh tế cũng như trong việc hình thành, kiến thiết và phát triễn cơ sở hạ tầng của
bất kì quốc gia nào trên thế giới. Khơng có các cơng trình xây dựng nhà cửa, cao
ốc, các cơng trình cơng cộng, hệ thống giao thơng, hệ thơng cầu đường… thì khơng
thể tồn tại xã hội ngày càng hiện đại của chúng ta ngày nay. Xã hội ngày càng hiện
đại bao nhiêu thì ngành cơng nghiệp xây dựng ngày càng phát triễn bấy nhiêu.
Trong những năm vừa qua với đường lối và chính sách hợp lý của Đảng và nhà
nước, Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đạt được sự ổn
định và hướng tới sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và trở thành
một trong những nước có mức tăng trưởng GDP vào loại cao trên thế giới. Trong
đó ngành cơng nghiệp xây dựng giữ một vai trị quan trọng.
Ngày 29/3, ơng Lê Hồng Qn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh cho biết, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố trong quý 1 đạt 74.197
tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
(nguồn ngày 29/3/2010)

Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ, giá trị sản xuất kinh
doanh năm 2009 đạt 123.437 tỷ đồng, bằng 104,1% so với kế hoạch năm, tăng
14,6% so với thực hiện năm 2008; tổng vốn chủ sở hữu đạt 36.756,2 tỷ đồng, tăng
18,9% so với năm 2008; nộp ngân sách nhà nước 6.157,3 tỷ đồng, bằng 117,8% kế
hoạch năm, tăng 38% so với năm 2008; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là
18,3%. (nguồn />,
ngày 18/01/2010).
Triển vọng ngành xây dựng năm 2010: Sự hồi phục của ngành xây dựng trong
năm 2009 phần lớn dựa trên những yếu tố có tính ổn định,nên sẽ tiếp tục tạo đà cho
sự tăng trưởng trong 1- 3 năm tới. Thị trường BĐS được dự báo cũng sẽ sôi động
trong năm 2010, đặc biệt là trong mảng nhà ở và phòng cho thuê. Hà Nội tiếp tục
triển khai 240 dự án, đồ án bị trì hỗn năm ngối. Theo CBRE, Nguồn cung văn
phịng hạng A và B tăng khoảng 30% tại khu vực Hà Nội. Tại khu vực TP HCM,
số lượng căn hộ được đem chào bán trong giai đoạn từ Q2/2009 đến hết Q2/2010
SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

1


ước bằng 1.5 lần so với 9 tháng của năm 2008. Ngồi ra, khu vực đầu tư xây dựng
cơng vẫn được đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới. Bên cạnh những cơng trình
đang thi cơng, một loạt các dự án BOT xây cầu, cảng và đường mới được Chính
Phủ thông qua trong 2009 dự kiến sẽ được bổ sung thực hiện trong năm 2010.
(nguồn chủ nhật
3/1/2010).
Như chúng ta đã biết để hồn thành một cơng trình xây dựng địi hỏi phải có
nhiều bên tham gia vào q trình xây dựng. Và giai đoạn thi công là giai đoạn
chiếm phần trăm về chi phí lớn nhất của chi phí xây dựng cơng trình. Trong q
trình thi cơng xây dựng nhà thầu chính giao lại một phần cơng việc của mình cho
nhà thầu phụ. Sự thành cơng của cơng việc xây dựng có sự đóng góp khá lớn của

nhà thầu phụ. Vì vậy có thể nói nhà thầu phụ là một trong những nhân tố quan
trọng góp phần vào việc hồn thành một cơng trình xây dựng. Điều này khơng thể
phủ nhận.

1.2
-

-

XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Như phần trên ta đã trình bày. Nhà thầu phụ giữ một vai trị quan trọng trong
việc hồn thành một dự án xây dựng. Nhưng trước hết để được tham gia vào
một dự án xây dựng thì nhà thầu phụ phải được nhà thầu chính lựa chọn. Vậy
tại sao nhà thầu phụ này được chọn nhưng nhà thầu phụ khác lại không được
chọn? Điều này chắc chắn rằng nhà thầu phụ được chọn phải có tổ chức tốt với
những nhân tố nổi trội so với các nhà thầu phụ khác, nhưng những nhân tố nổi
trội của nhà thầu phụ trong việc tổ chức hoạt động đó là gì? Mối liên hệ và tác
động của các nhân tố đó đến tổ chức thầu phụ ra sao?Và tầm quan trọng của các
nhân tố đó đối với quá trình tổ chức hoạt động của một nhà thầu phụ như thế
nào? Các nhân tố ta xem xét ở đây là các nhân tố bên ngoài tác động vào nhà
thầu phụ và các nhân tố bên trong của nhà thầu phụ phải đạt được trong quá
trình hoạt động mình. Và chính các nhân tố đó sẽ góp phần vào việc hoạt động
kinh doanh của nhà thầu phụ ở hiện tại cũng như định thướng phát triễn trong
tương lai.
Mặt khác phần lớn các công việc trong một dự án được thực hiện bởi một nhóm
nhà thầu phụ khơng lặp lại, để dự án đạt được thành cơng thì phụ thuộc nhiều
vào sự thực hiện của các nhà thầu phụ. Thật khơng may nhiều nhà thầu chính
lại đánh giá thấp sự mạo hiểm của việc thuê các nhà thầu phụ khơng có năng
lực. Vậy lý do tại sao các nhà thầu chính lại chọn nhầm các nhà thầu phụ khơng
có năng lực đó? Và làm cách nào để nhà thầu chính có một cái nhìn tổng qt

để lựa chọn nhà thầu phụ cho mình mà có thể đem lại hiệu quả trong cơng việc
khơng thơng qua đấu thầu, đó là điều tôi rất muốn biết.

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

2


-

-

-

1.3
-

-

-

-

1.4
-

Mặt khác các nhà thầu phụ có đặc điểm là dễ bị tổn thương bởi sự dao động của
thị trường và với điều kiện kinh tế không tốt đưa đến kết quả là tình trạng phá
sản cao [24].
Tóm lại để nhà thầu phụ được lựa chọn (không thông qua đấu thầu) thì chắc

chắn nhà thầu chính xem xét thơng qua các tiêu chí mà họ đã xác định và xem
xét nhầu thầu phụ có khả năng đáp ứng các tiêu chí đó khơng.
Với hi vọng làm một cái gì đó để giải quyết một số các vấn đề nêu trên thì
nghiên cứu của tơi được hình thành với đề tài “ Xác định các nhân tố góp phần
vào sự thành công của nhà thầu phụ bằng phương pháp CLUSTER”. Thông
qua kết qủa đạt được của đề tài này, hi vọng nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra
một phương hướng hoạt động cho một nhà thầu phụ, làm cho nhà thầu phụ đó
biết họ nên làm gì, và nên đầu tư vào cái gì để cơng ty ngày càng phát triễn,
đồng thời cung cấp cho các nhà thầu chính có thêm một phương án xem xét, lựa
chọn trước khi đưa ra quyết định chọn nhà thậu phụ để cùng thực hiện cơng
việc của mình một cách hiệu quả nhất.

CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Tìm ra các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ trong xây
dựng. Đánh giá mức độ quan trọng và xếp hạng các nhân tố đó.
Xem xét có sự khác biệt hay khơng về mức độ đánh giá tầm quan trọng của mỗi
nhân tố đó đối với nhà thầu phụ giữa các nhóm có kinh nghiệm làm việc khác
nhau trong nghiên cứu.
Xem xét các nhân tố đó có mối liên hệ với nhau khơng và phân cụm các nhân tố
đó, sao cho mỗi cụm thì chứa các nhân tố có đặc tính liên hệ với nhau và xác
định cụm nào là chứa các nhân tố quan trọng nhất.
Xác định các nhân tố thành công quan trọng (CSFs). Thông qua các CSFs để
xác định xu thế chính của các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu
phụ là những nhân tố nào.
Thông qua các CSFs này có thể giúp nhà thầu phụ xác định rõ ràng chiến lược
tổ chức, hoạt động của mình để cải thiện cơ hội thành cơng và tránh thất bại
trong kinh doanh. Đồng thời có thể hi vọng nghiên cứu này sẽ tạo điều kiện cho
nhà thầu chính có cơ sở tương đối trong việc lựa chọn nhà thầu phụ.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Thành phố Hồ Chí Minh khơng những là đô thị lớn nhất của Việt Nam mà cịn
đóng vai trị là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ phát triễn xây dựng rất
cao, nhiều cơng trình lớn được xây dựng, là địa điểm được lựa chọn trong
nghiên cứu này.

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

3


-

-

Đối tượng khảo sát:
+ Tư vấn.
+ Chủ đầu tư và Quản lý dự án xây dựng.
+ Nhà thầu Chính.
+ Nhà thầ phụ.
Quan điểm phân tích theo quan điểm của chủ đầu tư, tư vấn, và chủ yếu được
trình bày là theo quan điểm nhà thầu (thầu phụ, thầu chính).
Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu này chỉ được thực
hiện cho dự án nhà cao tầng và chung cư.

1.5 ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU:
-

Về mặt lý luận:
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có nhiều nghiên cứu về
những vấn đề liên quan đến đề tài này. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở kết hợp

nhiều biện pháp (lý thuyết xác suất thống kê; kiểm định thống kê; phương pháp
CLUSTER, phương pháp phân tích nhân tố chính…) tạo thành một biện pháp
thiết kế nghiên cứu thống nhất tạo nên cơ sở lý thuyết vững chắc để giải quyết
vấn đề đặt ra. Và với mong muốn thơng qua đề tài này đóng góp thêm một phần
nào đó làm cho cách giải quyết vấn đề trở nên đa dạng hơn và có thể được áp
dụng rộng rãi hơn.

-

Về mặt thực tiễn:
+ Đề tài này sẽ góp phần làm cho nhà thầu phụ có được cái nhìn tổng quát hơn
về các nhân tố sẽ góp phần vào sự thành cơng của tổ chức hiện tại cũng như
chiến lược tổ chức hoạt động trong tương lai, đồng thời cải tiến được cơ hội
thành công và tránh những thất bại trong kinh doanh thông qua các nhân tố tìm
được và xu thế chính của các nhân tố đó.
+ Qua đề tài này cũng cung cấp cho nhà thầu chính một cơ sở khá vững chắc
cho việc lựa chọn và đánh giá các nhà thầu phụ thông qua việc xem xét các yếu
tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ (không thông qua quá trình
đấu thầu).

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

4


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.
2.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN
CỨU NÀY:
-


-

-

-

Nhân tố thành công quan trọng (Critical Success Factors(CSFs)): là một thuật
ngữ cho một nhân tố nào đó là cần thiết cho một tổ chức, dự án để đạt được
nhiệm vụ của mình. Nó là một nhân tố quan trọng hoặc hoạt động cần thiết để
đảm bảo sự thành công của một công ty hoặc một tổ chức.
Trong các dự án đầu tư xây dựng, xây dựng là việc xây, tạo dựng nên cơ sở hạ
tầng. Mặc dù hoạt động này được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự
kết hợp của nhiều nhân tố. Họat động xây dựng được quản lí bởi nhà quản lí
hay chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng; giám sát bởi kỹ sư tư vấn giám sát cùng với
kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư của dự án.
Dự án: là một nhóm các cơng việc được thực hiện theo một qui trình nhất định
để đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước
và sử dụng tài nguyên có giới hạn ( Đỗ Thị Xuân Lan, 2003 ).
Dự án xây dựng: là tập hợp những đề xuất có liên quan đến bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng. Đặc điểm của một dự án nói
chung hoặc một dự án xây dựng nói riêng gồm 3 yếu tố: qui mơ, kinh phí, thời
gian ( Đỗ Thi Xn Lan, 2003 ).

Qui mơ
Chất lượng

Chất lượng

Kinh phí


Thời gian
Chất lượng

-

Theo luật xây dựng thì nhà thầu được định nghĩa như sau:
+ Nhà thầu trong hoạt động xây dựng: là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt
động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng
trong hoạt động xây dựng.
+ Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận
thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng cơng trình để thực hiện một phần việc
chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
+ Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà
thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần cơng việc của nhà
thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

5


2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ:
2.2.1

Nghiên cứu 1: [1].

Bài báo: “ Factors contributing to the success of equipment –intensive
subcontractor in construction ”. của tác giả S. Thomas Ng. Ziwei Tang, Ekambaram
Palanesswaran trong tạp chí International Journal of Project Management
27(2009)736-744.

Mục tiêu nghiên cứu:
-

Khám phá ra các nhân tố góp phần vào sự thành cơng của nhà thầu phụ thiết bị
chuyên sâu.
Xác định và phân loại các CSFs (Critical Success Factors) của nhà thầu phụ
trong viễn cảnh nền công nghiệp xây dựng Hong Kong.

Phương pháp nghiên cứu:
-

-

Dựa trên các bài báo đã được nghiên cứu trước đó về CSFs. Thông qua các
cuộc thảo luận với các kỹ sư nhiều kinh nghiệm của đơn vị tư vấn, giám đốc dự
án của nhà thầu chính và giám đốc của nhà thầu phụ thì các tác giả đã tạo ra
một bảng câu hỏi ban đầu với 29 nhân tố góp phần vào thành công của nhà thầu
phụ thiết bị chuyên sâu. Sau đó bảng câu hỏi được thử nghiệm với các chuyên
gia và được thêm vào 2 nhân tố. Cuối cùng thu được một bảng câu hỏi hoàn
chỉnh với 31 nhân tố. Các nhân tố được đo lường với thang đo Likert với 5 mức
đo từ 1 “không quan trong” đến 5 “cực kì quan trọng”. Có 200 bảng câu hỏi
được gửi đến các đối tượng tham gia khảo sát gồm: khách hàng; tư vấn; nhà
thầu chính; nhà thầu phụ. Và kết quả thu được là 73 bảng câu hỏi có giá trị.
Đầu tiên đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố bằng kiểm nghiệm T-test
với mức 5%. Sau đó xếp hạng các yếu tố thơng qua trị trung bình (Mean). Và
các nhân tố được xem là CSFs khi trị trung bình của chúng lớn hơn hoặc bằng
4. Sau đó thơng qua một one-way ANOVA test để xem xét có sự khác biệt hay
khơng về mực độ đánh giá tầm quan trọng của các CSFs đối với nhà thầu phụ
chuyên sâu giữa các nhóm tham gia khảo sát. Cuối cùng là thơng qua một phân
tích nhân tố (a factor analysis) thì các CSFs được nhóm thành 6 thành phần

chính.

Kết quả nghiên cứu:
-

Trong 31 nhân tố thành công các tác giả đã tìm ra được 17 CSFs và được nóm
thành 6 thành phần chính: (i) sự định vị trên thị trường; (ii) nhân tố liên quan tới
thiết bị; (iii) nguồn nhân lực; (iv) các khoảng thu nhập; (v) khả năng quản lý để
thích ứng với sự thay đổi; (vi) các nhân tố liên quan đến dự án thành công.

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

6


-

-

Nghiên cứu này khơng chỉ giúp ích cho nhà thầu phụ để cải thiện sự năng lực
của họ. Đồng thời cung cấp cho nhà thầu chính cơ sở vững chắc cho việc đánh
giá và lựa chọn nhà thầu phụ thiết bị chuyên sâu, trong khi đó tạo điều kiên cho
nhà thầu phụ đạt được sự thành công trong tổ chúc của họ.
Việc xác nhận các CSFs có thể được dùng để trợ giúp nhà thầu phụ thiết bị
chuyên sâu hệ thống chiến lược tổ chức trong tương lai để cải thiện cơ hội
thành công và tránh thất bại trong kinh doanh.

Bài học kinh nghiệm:
-


Nghiên cứu này áp dụng hình thức thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Vì vậy việc
thu thập dữ liệu địi hỏi phải đủ độ chính xác, nó quyết định đến sự thành cơng
của nghiên cứu. Việc phân tích số liệu là sự kết hợp nhiều phân tích khác nhau,
vì vậy đã góp phần thêm tính đa dạng cho việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên,
hạn chế của nghiên cứu này là chỉ áp dụng tại Hong Kong và mục tiêu chỉ áp
dụng cho nhà thầu phụ thiết bị chuyên sâu.

2.2.2 Nghiên cứu 2: [12].
Báo cáo đề tài : “ Các nhân tố thành công của dự án xây dựng ” của hai tác giả:
Nguyễn Duy Long, Đỗ Thị Xuân Lan tại Hội Nghị Khoa Học Trẻ Bách Khoa lần thứ 4
năm 2003.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Xác định các yếu tố thành công của dự án xây dựng ở Tp.HCM.
Xem xét mối quan hệ tìm ẩn giữa các yếu tố này.

Phương pháp nghiên cứu:
-

-

Dựa trên các nghiên cứu trước đây vào môi trường xây dựng Việt Nam, đồng
thời tham khảo ý kiến của các cá nhân có kinh nghiệm, các tác giả đã thiết lập
một bảng câu hỏi hoàn chỉnh. Đối tượng tham gia bao gồm: chủ đầu tư, đơn vị
thiết kế/tư vấn, đơn vị thi công. Để diễn tả tầm quan trọng của các yếu tố thành
công, người tham gia khảo sát được hỏi theo năm mức độ ( five-point scale ) từ
“không đáng kể” (1) đến “rất đáng kể” (5).
Đầu tiên, phân tích xếp hạng các nhân tố thành cơng, ngồi ra cịn xem xét sự
khác nhau giữa quan điểm của các nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu khác

nhau vào việc xếp hạng các yếu tố. Sử dụng hệ số tương quan xếp hạng
Spearman ( Spearman’s rank corelation coeficient ) để kiểm tra mức độ liên hệ
giữa các yếu tố được xếp hạng theo các nhóm đối tượng khác nhau. Cuối cùng,
sử dụng phân tích nhân tố ( factor analysis ) để rút ra mối liên hệ lẫn nhau trong
các yếu tố thành công này.

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

7


Kết quả nghiên cứu:
-

Có bốn nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành cơng của dự án xây dựng đó là:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên.
+ Năng lực của các bên tham gia.
+ Quyết tâm thực hiện.
+ Chia xẻ thông tin.

Bài học kinh nghiệm:
Nghiên cứu này đã rút ra một cái nhìn tổng quát trong quản lý các dự án xây dựng
tại Việt Nam. Nghiên cứu dựa trên việc thiết kế các bảng câu hỏi khảo sát
(questionnaire survey), phương pháp nghiên cứu này đã được phổ biến ở nhiều
nước tiên tiến trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy cơng việc thu
thập dữ liệu là một yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành công của nghiên cứu.
Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát tại Tp.HCM và các đối tượng
khảo sát giới hạn trong các nghành xây dựng dân dụng, công nghiệp và cầu đường.

2.2.3 Nghiên cứu 3: [11].

Luận văn Thạc Sỹ của Trần Lan Anh với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
thành công và thất bại của dự án xây dựng chung cư tại Thành Phố Hồ Chí
Minh”. Tháng 9/2005.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án xây dựng chung

Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của
dự án xây dựng chung cư.
Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao
khả năng thành công của dự án xây dựng chung cư.

Phương pháp nghiên cứu:
-

-

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp tạo
thành một phương pháp thiết kế nghiên cứu thống nhất. Lấy thông tin liên từ
các nghiên cứu trước đây tại Viêt Nam và thế giới. Tham khảo ý kiên chuyên
gia, sau đó thiết kế và kiểm tra bảng câu hỏi sơ bộ với cố vấn, hoàn chỉnh bảng
câu hỏi lân thứ nhất rồi gửi đến các chuyên gia kiểm tra lân thứ hai. Sau đó
củng cố hồn thiện bảng câu hỏi, gửi đến các đối tượng liên quan để thu thập dữ
liệu. Sau đó là phân tích dữ liệu.
Sử dụng phương pháp mơ tả thống kê với cơng cụ là chương trình SPSS để xếp
hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Đồng thời sử dụng thang đo khoảng

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221


8


cách (interval scale) để đo mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến
sựu thành công của dự án xây dựng chung cư.
Kết quả nghiên cứu:
-

-

Có 21 yếu tố ở các giai đoạn khác nhau ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
xây dựng chung cư. Trong đó có 11 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối
với sự thành công của dự án xây dựng.
Và những kiến nghị về các giải pháp nâng cao khả thành công của một dự án
xây dựng chung cư.

Bài học kinh nghiệm:
Nghiên cứu này tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của
dự án xây dựng chung cư tại Tp.HCM. Việc nghiên cứu cũng dựa trên việc thiết kế
bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó dùng phương pháp thống kê và sử dụng công cụ
SPSS để phân tích dữ liệu. Việc thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu là yếu tố
rất quan trọng, quyết định thành công của nghiên cứu này.Hạn chế của đề tài này là
chỉ tập trung tại Tp.HCM và dạng cơng trình nghiên cứu chỉ là chung cư.

2.2.4 Nghiên cứu 4: [2].
Bài báo: “ Factor affecting the success of a Construction Project ” của các tác giả
Chan A.P.C, Scott D, Chan A.P.L trong tạp chí Journal Of Construction Engineering
And Management tháng 1/2004 .
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của một dự án xây dựng.

Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu nghiên cứu:
-

-

Các tác giả dựa trên nền tảng của nguyên lý Critical Success factors (CSFs), các
nhân tố chính của sự thành công. Các tác giả đã tham khảo bốn mươi ba bài báo
trên các tạp chí nổi tiếng thế giới có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu để
phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của mình.
Việc phân tích dữ liệu chỉ là tổng hợp kết quả từ bốn mươi ba bài báo có liên
quan để xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án xây
dựng.

Kết quả nghiên cứu:
-

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành cơng của một dự án xây dựng được
phân loại thành 5 nhóm chính bao gồm: các hoạt động quản lý; các yếu tố liên
quan đến dự án, mơi trường bên ngồi; thủ tục của dự án; các yếu tố liên quan

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

9


đến con người. Mỗi nhóm chính sẽ có nhiều yếu tố nhỏ và giữa các nhóm chính
này có mối quan hệ tương quan qua lại lẫn nhau.
Bài học kinh nghiệm:
Nghiên cứu trên là một nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến sự thành công của một dự án xây dựng. Nghiên cứu trên đã tổng hợp từ

các nghiên cứu có trước đã được đăng trên các tạp chí chuyên nghành quản lý xây
dựng nổi tiếng trên thế giới như: Journal Of Construction Engineering and
Management; International journal of Project Management…Điều này cho thấy
vấn đề quản lý xây dựng cũng như quản lý dự án xây dựng đã được quan tâm rất
nhiều trên thế giới. Tuy nhiên nghiên cứu này không đề cập đến việc xếp hạng theo
thứ tự của các yếu tố nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến sự thành công của dự án.

2.2.5 Nghiên cứu 5: [21].
Luận văn Thạc Sĩ của Vũ Hoàng Phi Long với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
phương pháp phân tích thành phần chủ yếu để chọn thầu xây lắp”. Tháng 11/2008.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chủ yếu để chọn thầu
xây lắp.
Xác định các tiêu chí đánh giá nhà thầu ở Việt Nam.
Xây dựng mơ hình chọn thầu xây lắp đa tiêu chí dựa trên lý thuyết phương pháp
phân tích thành phần chủ yếu ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu:
-

-

Từ những thông tin liên của các nghiên cứu trước đây tại Viêt Nam và thế giới.
Tham khảo ý kiên chuyên gia, sau đó thiết kế bảng câu hỏi và kiểm tra bảng câu
hỏi sơ bộ với cố vấn, hoàn chỉnh bảng câu hỏi lần thứ nhất rồi gửi đến các
chuyên gia kiểm tra lần thứ hai. Sau đó củng cố hồn thiện bảng câu hỏi, gửi
đến các đối tượng liên quan để thu thập dữ liệu. Sau đó là phân tích dữ liệu.

Sử dụng các phương pháp thống kê thông thường, đặc biệt là sử dụng lý thuyết
phân tích thành phần chủ yếu để giải quyết vấn đề đặt ra. Đồng thời sử dụng
thang đo khoảng cách (interval scale) để đo mức độ quan trọng của các nhân tố
trong việc lựa chọn thầu xây lắp.

Kết quả nghiên cứu:

SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

10


-

-

Qua nghiên cứu này tác giả thấy được các chuyên gia có xu hướng quan tâm
nhiều đến các tiêu chí về năng lực kinh nghiệm và các tiêu chí về kỹ thuật hơn
là tiêu chí về giá.
Tác giả đã xây dựng được mơ hình chọn thầu xây lắp đa tiêu chí dựa trên lý
thyết phân tích thành phần chủ yếu.
Đề nghị cách đánh giá riêng cho tiêu chí về giá.

Bài học kinh nghiệm:
Nghiên cứu này là việc ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chủ yếu để
xây dựng mơ hình chọn thầu xây lắp. Việc nghiên cứu cũng dựa trên việc thiết kế
bảng câu hỏi khảo sát. Trong quá trình phân tích có so sánh kết quả với các phương
pháp khác nhau và kết quả đạt được là khả quan hơn. Việc thiết kế bảng câu hỏi và
thu thập dữ liệu là yếu tố rất quan trọng, quyết định thành công của nghiên cứu
này. Hạn chế của đề tài này là chỉ tập trung tại Tp.HCM.

Bảng 1: Các tiêu chí lựa chọn thầu xây lắp của nghiên cứu trên.
1. Các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
1.1 Thời gian hoạt động trong ngành xây dựng.
1.2 Giá trị các cơng trình đã thực hiện (Phức tạp, lớn).
1.3 Số lượng các cơng trình có tính tương tự.
1.4 Năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo công ty.
1.5 Thương hiệu của công ty (Đúng tiến độ, chất lượng).
1.6 Kinh nghiệm của nhân viên trực tiếp thực hiện dự án.
2. Các tiêu chí về năng lực tài chính của nhà thầu
2.1 Tổng tài sản của công ty.
2.2 Tổng nợ phải trả.
2.3 Vốn lưu động.
2.4 Doanh thu công ty.
2.5 Lợi nhuận cơng ty.
3. Các tiêu chí về kỹ thuật – chất lượng
3.1 Giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công.
3.2 Mức độ đáp ứng về chất lượng vật tư theo hồ sơ thiết kế.
3.3 Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
3.4 Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành.
SVTH: PHẠM THÀNH AN – MSHV: 09080221

11


×