Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
TRƢỢT LỞ ĐẤT LƢU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA
BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
TRƢỢT LỞ ĐẤT LƢU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA
BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS
Chuyên ngành: Bản đồ viễn thám và hệ thông tin Địa lý
Mã số: 60440214

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
HDC : PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm
HDP : TS. Phạm Văn Hùng



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Học viên


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Quý thầy cô khoa Địa lý đặc
biệt các thầy cô bộ môn Bản đồ Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý - Trƣờng Đại học
Khoa hoc tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã truyền đạt những
kiến thức hữu ích về Bản đồ Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý làm cơ sở cho em
thực hiện tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm và TS.Phạm Văn Hùng
đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong thời gian làm luận văn. Mặc dù trong quá trình thực
hiện luận văn có giai đoạn khơng đƣợc thuận lợi, nhƣng những gì các Thầy đã
hƣớng dẫn, chỉ bảo cho em nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Quang Sơn - Chủ nhiệm đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và tương đương trong điều tra, dự
báo và đánh giá các tai biến địa chất các công trình hồ thuỷ điện và đường giao
thơng các tỉnh khu vực Tây Bắc” mang mã số VT/UD-03/13-15 đã cũng cấp số liệu
để em hoàn thành luận văn.
Sau cùng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiện nghiên cứu khoa học chƣa nhiều nên luận

văn cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của Thầy Cơ và các anh
chị học viên.
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2015
Học viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................................2
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU..................................................2
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU TRƢỢT LỞ ĐẤT ...........................................................................................4
1.1.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỢT LỞ ĐẤT ..........................................4

1.1.1.

Một số vấn đề chung ...............................................................................4

1.1.2.

Tình hình nghiên cứu tai biến trƣợt lở đất trên thế giới .........................6

1.1.3.

Tình hình nghiên cứu trƣợt lở đất ở nƣớc ta ...........................................9


1.1.4.

Tình hình nghiên cứu trƣợt lở đất ở lƣu vực thủy điện Sơn La ............14

1.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ TÀI LIỆU ..........................15

1.2.1.

Cách tiếp cận .........................................................................................15

1.2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................17

1.3.

Đánh giá chung ............................................................................................27

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ PHÁT SINH TAI
BIẾN TRƢỢT LỞ ĐẤT LƢU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA .......................30
2.1. HIỆN TRẠNG TRƢỢT LỞ ĐẤT ................................................................30
2.2. YẾU TỐ PHÁT SINH TRƢỢT LỞ ĐẤT .....................................................31
2.2.1. Nhóm yếu tố địa mạo ..............................................................................31
2.2.2. Yếu tố khí hậu thuỷ văn ..........................................................................42
2.2.3. Nhóm yếu tố địa chất...............................................................................46
2.2.4.


Nhóm yếu tố kiến tạo ............................................................................55

2.2.5. Nhóm yếu tố che phủ thực vật và hoạt động kinh tế của con ngƣời .......60


CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT LƢU VỰC HỒ THỦY
ĐIỆN SƠN LA .........................................................................................................67
3.1.

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT .............................67

3.1.1. Nguyên tắc xây dựng bản đồ tai biến thiên nhiên ...................................67
3.1.2. Xây dựng bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất ....................................................72
3.2. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT Ở LƢU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN
SƠN LA .................................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vị trí địa lý lƣu vực hồ thủy điện Sơn La ......................................................2
Hình 1.1: Hiệu chỉnh hình học khu vực nghiên cứu .................................................25
Hình 1.2: Vị trí điểm trƣợc lở ở đập thủy điện Sơn La .............................................26
Hình 1.3: Khối trƣợt trên ảnh SPOT-5 và chụp mặt đất tại nam Mƣờng Lay ..........26
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng trƣợt lở đất lƣu vực hồ thủy điện Sơn La ....................30
Hình 2.2: bản đồ nguy cơ trƣợt theo yếu tố độ dốc khu vực hồ thủy điện Sơn La ...36
Hình 2.3: Bản đồ nguy cơ trƣợt theo yếu tố chia cắt sâu khu vực hồ thủy điện Sơn
La ...............................................................................................................................39
Hình 2.4: Bản đồ nguy cơ trƣợt theo yếu tố chia cắt ngang .....................................42
Hình 2.5: Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất theo yếu tố lƣợng mƣa .................................45

Hình 2.6: Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất theo u tố vỏ phong hóa .............................49
Hình 2.7: Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất theo yếu tố địa chất thạch học .....................52
Hình 2.8: Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất theo yếu tố địa chất thủy văn .......................55
Hình 2.9: Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất theo mật độ đứt gãy .....................................57
Hình 2.10: Bản đồ nguy cở trƣợt lở đất theo yếu tố đới động lực ............................60
Hình 2.11: Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất theo yếu tố lớp phủ thực vật lƣu vực thủy
điện Sơn La ...............................................................................................................63
Hình 2.12: Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất theo yếu tố giao thơng ...............................66
Hình 3.1: Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trƣợt lở đất khu vực hồ thủy điện
Sơn La .......................................................................................................................76
Hình 3.2: Biểu đồ thống kê phân bố giá trị số nguy cơ trƣợt lở đất trên lƣu vực hồ
thủy điện Sơn La .......................................................................................................77
Hình 3.3: Biểu đồ thống kê khối trƣợt theo cấp nguy cơ trƣợt lở đất ở lƣu vực hồ
thủy điện Sơn La .......................................................................................................77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại trƣợt lở theo cơ chế dịch chuyển ................................................4
Bảng 1.2: Phân loại trƣợt lở theo kích thƣớc khối trƣợt .............................................5
Bảng 1.3: Bảng so sánh cặp thông minh ...................................................................22
Bảng 1.4: Ma trận so sánh cặp các nhân tố quyết định TBĐC .................................23
Bảng 1.5: Thang điểm độ nhạy cảm trƣợt lở của các yếu tố.....................................23
Bảng 2.1: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo cấp độ dốc địa hình ở lƣu vực hồ thủy
điện Sơn La ...............................................................................................................35
Bảng 2.2: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo mật độ chia cắt sâu ở lƣu vực hồ thủy
điện Sơn La ...............................................................................................................38
Bảng 2.3: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo mật độ chia cắt ngang ở lƣu vực hồ
thủy điện Sơn La .......................................................................................................41
Bảng 2.4: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo cấp lƣợng mƣa trung bình năm ở lƣu
vực hồ thủy điện Sơn La ...........................................................................................45

Bảng 2.5: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo kiểu vỏ phong hoá và trầm tích Đệ Tứ
ở lƣu vực hồ thủy điện Sơn La ..................................................................................48
Bảng 2.6: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo kiểu vỏ phong hố và trầm tích Đệ Tứ
ở lƣu vực hồ thủy điện Sơn La ..................................................................................51
Bảng 2.7: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo mức độ chứa nƣớc ngầm của đất đá ở
lƣu vực hồ thủy điện Sơn La .....................................................................................54
Bảng 2.8: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo cấp mật độ đứt gẫy ở lƣu vực hồ thủy
điện Sơn La ...............................................................................................................57
Bảng 2.9: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo cấp đới ảnh hƣởng đới động lực đứt
gẫy ở lƣu vực hồ thủy điện Sơn La ...........................................................................59
Bảng 2.10: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo yếu tố độ che phủ thực vật ở lƣu vực
hồ thủy điện Sơn La ..................................................................................................63
Bảng 2.11: Thống kê trƣợt lở và điểm số theo yếu tố mật độ giao thông ở lƣu vực
hồ thủy điện Sơn La ..................................................................................................66
Bảng 3.1: Ma trận so sánh cặp thông minh của yếu tố tác động phát sinh trƣợt lở ở
lƣu vực hồ thủy điện Sơn La .....................................................................................74


Bảng 3.2: Trọng số của yếu tố tác động phát sinh trƣợt lở ở lƣu vực hồ thủy điện
Sơn La .......................................................................................................................75
Bảng 3.3: Thống kê trƣợt lở và điểm số nguy cơ trƣợt lở đất khu vực lƣu vực hồ
thủy điện Sơn La .......................................................................................................78


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TLĐ

: Trƣợt lở đất

TB – ĐN


: Tây bắc - đông nam

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

GIS

: Geographic Information System ( hệ thông tin địa lý)

TBĐC

: Tai biến địa chất

LVHSL

: Lƣu vực hồ thủy điện Sơn La

LQ-LBĐ

: Lũ quét, lũ bùn đất


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cơng trình hồ thủy điện Sơn La là cơng trình cấp đặc biệt quan trọng của
nhà nƣớc, hàng năm cung cấp 109KWh hòa vào lƣới điện quốc gia. Ngồi mục
tiêu chính là cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cơng trình này cịn mang những

sứ mệnh quan trọng khác nhƣ: góp phần chống lũ về mùa mƣa và cung cấp
nƣớc về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, cơng trình này đóng vai
trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
Lƣu vực hồ thủy điện Sơn La lại nằm trong vùng có lịch sử địa chất
phức tạp; các hoạt động kiến tạo, địa động lực hiện đại cùng các tai biến địa
chất: động đất, nứt đất, trƣợt lở đất, lũ qt, lũ bùn đá, xói mịn,… xảy ra đã tác
động trực tiếp đến sự tồn tại và sử dụng lâu dài vào công cuộc phát triển KTXH. Đặc biệt, khi hồ thủy điện Sơn La tích nƣớc, một diện tích lớn ngập chìm
trong nƣớc, làm thay đổi trạng thái mơi trƣờng, gây tác động vừa tích cực và
tiêu cực cho đời sống của cƣ dân địa phƣơng.
Trong những năm gần đây, các tai biến động đất, nứt đất, trƣợt lở đất, lũ
quét, lũ bùn đá, … diễn ra với tần xuất và cƣờng độ khó kiểm sốt. Mặc dù, khi
xây dựng cơng trình thủy điện Sơn La cũng đã triển khai nghiên cứu đánh giá tác
động môi trƣờng, đặc biệt là đánh giá các điều kiện địa chấn và động đất, nhƣng
khi hồ tích nƣớc, trạng thái mơi trƣờng thay đổi phức tạp hơn. Do vậy, trƣớc
những yêu cầu của thực tiễn, Học viên lựa chọn đề tài của luận văn: “Nghiên cứu
đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện Sơn La bằng Công nghệ
viễn thám và GIS”. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn vừa có ý nghĩa khoa
học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Ý nghĩa khoa học của luận văn là đóng góp phần phƣơng pháp luận và
phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại vào nghiên cứu tai biến địa chất.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn là xây dựng cơ sở khoa học cho đề xuất giải
pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh
thổ và bảo vệ môi trƣờng.

1


2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Làm sáng tỏ hiện trạng phân bố tai biến trƣợt lở đất ở lƣu vực hồ thủy
điện Sơn La.

- Cảnh báo nguy cơ trƣợt lở đất ở lƣu vực hồ thủy điện Sơn La.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu, xây dựng bản đồ hiện trạng tai biến trƣợt lở đất ở lƣu vực
hồ thủy điện Sơn La và đánh giá hiện trạng tai biến trƣợt lở đất.
- Nghiên cứu, xây dựng bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất lƣu vực hồ thủy điện
Sơn La và đánh giá nguy cơ tai biến trƣợt lở đất.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Lƣu vực hồ thủy điện Sơn La (LVHSL) nằm trên lƣu vực sông Đà, thuộc khu
vực Tây Bắc Việt Nam (hình 1), có tọa độ từ 21o15’15’’ đến 22o45’10’’ vĩ độ Bắc,
từ 102o50’10’’ đến 104o35’15’’ kinh độ Đông. Lƣu vực hồ thủy điện Sơn La có
diện tích khoảng 11.135 km2, chiếm một phần diện tích các tỉnh Sơn La, Lai Châu,
Lào Cai và Điện Biên.

Hình 1: Vị trí địa lý lưu vực hồ thủy điện Sơn La

2


Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn là quá trình trƣợt lở đất gây tai
biến (tai biến trƣợt lở đất). Tai biến trƣợt lở đất là một trong những tai biến địa
chất điển hình ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống dân sinh.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm 82 trang in vi tính, 19 bảng, 19 hình vẽ, đƣơ ̣c cấ u trúc thành
3 chƣơng chính không kể phầ n Mở đầu và Kết luận.
Cấu trúc của luận văn gờ m:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình và phƣơng pháp nghiên cứu trƣợt lở đất.
Chƣơng 2: Đặc điểm hiện trạng và vai trò của các yếu tố phát sinh trƣợt lở
đất lƣu vực hồ thủy điện Sơn La.
Chƣơng 3: Đánh giá nguy cơ trƣợt lở đất lƣu vực hồ thủy điện Sơn La.


3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRƢỢT LỞ ĐẤT
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỢT LỞ ĐẤT
1.1.1. Một số vấn đề chung
Tai biến địa chất (Hazard): Hiện nay, các nhà khoa học đều thống nhất
nhận định rằng, tai biến địa chất (TBĐC) là các hiểm hoạ thiên nhiên vô cùng
nguy hiểm đối với con ngƣời và môi trƣờng sống. Do vậy, định nghĩa TBĐC đƣợc
các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận: “Tai biến địa chất là các q trình (hiện
tƣợng) địa chất hoặc có liên quan đến địa chất xuất hiện tự nhiên hoặc do con
ngƣời gây ra, gây nguy hiểm hoặc có tiềm năng gây nguy hiểm cho tính mạng và
tài sản của con ngƣời và môi trƣờng”.
Trƣợt lở đất (TLĐ) đƣợc hiểu là một dạng chuyển động nhanh xuống dƣới
theo sƣờn dốc của đất đá ít kết dính . Ngồi ra, nó cũng thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ
một chuyên từ tổng hợp cho bất kỳ một dạng chuyển động nào theo sƣờn dốc của
vật liệu đất đá. TLĐ sẽ lại xảy ra đối với chính khối trƣợt hoặc trong bản thân khối
trƣợt khi thế cân bằng của sƣờn dốc bị phá vỡ. Trong nghiên cứu hiện tƣợng TLĐ,
cần phải phân định rõ các quá trình và cơ chế trƣợt lở. Kiểu dịch chuyển của đất
đá trong mọi trƣờng hợp là yếu tố cơ bản để nhận dạng các kiểu TLĐ. Một số
dạng dịch chuyển đất đá đã đƣợc tổng hợp, phân định rõ ràng trong các cơng trình
khoa học trên thế giới nhƣ: đổ lở, trƣợt lở, trƣợt dòng và dịch chuyển hỗn hợp
[10,11] (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân loại trượt lở theo cơ chế dịch chuyển
Kiểu chuyển động
Nguồn vật liệu
Đá
Vỏ phong hoá

+
+
Trƣợt chẩy
Trƣợt
Vật liệu bở rời
Trƣợt dòng
+
Lở
+
+
Trƣợt lở
Các loại vật liệu
Trƣợt lở đất là hiện tƣợng phổ biến ở vùng đồi, núi dƣới tác động của
trọng lực, do tác động của nhiều yếu tố: độ dốc sƣờn, nƣớc mặt, nƣớc ngầm,

4


chuyển động kiến tạo hiện đại của vỏ Trái Đất hoặc các lực tác động khác. Vật
liệu trƣợt lở có thể là đất đá sản phẩm phong hoá hoặc các thành tạo trầm tích Đệ
tứ bở rời, có thể là đá gốc; song vật liệu trƣợt lở phổ biến là hỗn hợp đất đá, trong
nhiều trƣờng hợp có cả lớp phủ thực vật. Ở điều kiện thực địa, khối trƣợt đƣợc mô
tả theo chiều rộng (R), chiều dài (D) và độ sâu của tầng đất đá bị trƣợt (S). Khối
trƣợt đƣợc coi là một phần nửa của khối elipxoid. Do vậy, thể tích của khối trƣợt
đƣợc tính theo cơng thức:
V=

1
.R.D.S (m3)
6


Trƣợt lở rất đa dạng về hình thái, kích thƣớc, cấu trúc, rất phức tạp về
nguyên nhân thành tạo, rất đa dạng về cơ chế và động lực phát triển. Hiện nay có
các bảng phân loại dựa vào hình thái, cấu trúc khối trƣợt hoặc về dạng chuyển
động. Những bảng phân loại càng về sau, càng mang tính tổng hợp cao. Những
bảng phân loại TLĐ tuy khác nhau về mặt chi tiết thể hiện, nhƣng chủ yếu dùng để
phân loại những hiện tƣợng TLĐ đã xảy ra. Trong phân loại đó, chƣa thể hiện
nguyên nhân tiềm ẩn cũng nhƣ tức thời của sự cố và khó cho ta một định hƣớng
chung về tình hình phát triển tai biến trong mỗi khu vực nghiên cứu. Điều này
xuất phát từ thực tế là mỗi sự cố trƣợt lở, đặc biệt, trƣợt lở lớn đều xảy ra do tổ
hợp các nguyên nhân và trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta không thể phân biệt
đƣợc đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân thứ yếu. Vì lẽ đó, để
khoanh vùng nguy cơ TLĐ lƣu vực hồ thủy điện Sơn La, luận văn này sẽ không đi
quá sâu vào các hiện tƣợng trƣợt lở mà xem xét chúng ở những khía cạnh thể hiện
quy mơ (bảng 1.2), tính phổ biến, tần xuất lặp lại của sự cố, sâu hơn nữa là xác
định nguyên nhân, những khu vực trƣợt lở nguy hiểm và khoanh vùng nguy cơ
TLĐ.
Bảng 1.2: Phân loại trượt lở theo kích thước khối trượt
Phân loại của Lomtadze V.Đ [15]
Quy mơ
Kích thƣớc khối trƣợt
Rất nhỏ
Vài m3, vài tảng
Nhỏ
10- 200 m3
Trung bình 201- 1000m3
Lớn
1001- 200000m3
Rất lớn


Phân loại của luận văn [11]
Quy mơ
Kích thƣớc khối trƣợt
Nhỏ

>200000m3

5

<200 m3

Trung bình
Lớn

201 - 1000 m3
1001 - 100000 m3

Rất lớn

> 100000 m3


Một điểm quan trọng đối với công tác khảo sát trƣợt lở là nghiên cứu chi
tiết các điều kiện địa chất, kiến tạo, địa mạo và các điều kiện địa lý tự nhiên trên
địa bàn, tức là nghiên cứu những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến trƣợt lở để khoanh
vùng nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng chống tai biến TLĐ có hiệu quả
cao hơn.
- Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất (hay còn gọi là bản đồ dự báo TLĐ) giúp
ngƣời ta thấy trƣớc đƣợc sự phát triển của tai biến TLĐ trong tƣơng lai, giúp trả
lời câu hỏi "Ở đâu?" "Khi nào?" và "Với độ nguy hiểm nào?". Bản đồ nguy cơ

TLĐ có thể trả lời các câu hỏi nói trên đến từng vị trí cụ thể với mức độ chi tiết và
chính xác, phụ thuộc vào tỷ lệ của bản đồ. Bản đồ nguy cơ TLĐ là cơ sở không
thể thiếu để xây dựng các bản đồ chuyên ngành phục vụ quy hoạch phát triển bền
vững KT-XH và bảo vệ môi trƣờng ở mỗi địa phƣơng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tai biến trƣợt lở đất trên thế giới
Tai biến TLĐ đã và đang là mối nguy hiểm cho đời sống của con ngƣời ở
nhiều nƣớc trên thế giới. Những nƣớc có địa hình phân dị mạnh mẽ, cấu trúc địa
chất, kiến tạo hiện đại phức tạp, lại nằm trong những miền khí hậu có mƣa nhiều,
cƣờng độ lớn, nhƣ: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… là những
nƣớc thƣờng xuyên xảy ra tai biến địa chất nói chung, TLĐ nói riêng. Nhận thức
đƣợc mối hiểm hoạ này, hầu hết các nƣớc nhƣ: Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung
Quốc đã tập trung nghiên cứu dự báo tai biến TLĐ, đƣa ra các giải pháp phòng
chống, phòng tránh, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do chúng gây ra, mang lại
hiệu quả thiết thực cho đời sống của con ngƣời. Do đó, những nghiên cứu về tai
biến TLĐ ở các nƣớc nói trên đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, thực sự đã làm
giảm nhẹ và phịng tránh tai biến có hiệu quả; đồng thời giúp các nƣớc đang phát
triển tiếp cận và ứng dụng tổ hợp phƣơng pháp nghiên cứu tai biến một cách có
hiệu quả.
Trung Quốc là nƣớc chịu thiệt hại lớn về con ngƣời cũng nhƣ tài sản vật
chất do thiên tai gây ra. Trong đó, tai biến TLĐ gây thiệt hại hàng chục tỷ Nhân
dân tệ hàng năm. Đặc biệt, vào tháng 8 năm 2010, tại tỉnh Tứ Xuyên đã diễn ra

6


TLĐ lớn nhất trong lịch sử trăm năm trở lại đây, gây thiệt hại hàng chục tỷ Nhân
dân tệ và chết hàng nghìn ngƣời. Do đó, ngay từ những năm 1989-1990, Trung
Quốc đã thiết lập Atlas Phòng trị tai biến địa chất, xây dựng 31 bản đồ TBĐC ở
các tỷ lệ và khu vực khác nhau trên lãnh thổ Trung Quốc. Đây là một cơng trình
đồ sộ với quy mơ lớn, phản ánh đầy đủ những nội dung chủ yếu về nguồn gốc phát

sinh, lịch sử phát triển, cảnh báo nguy cơ của từng loại tai biến, để cho mọi ngƣời
dân có thể hiểu, nắm rõ ngun nhân và tính nguy hại của từng loại tai biến, từ đó
nâng cao ý thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng, phòng tránh thiên tai. Đặc
biệt, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trang bị hệ thống quan trắc tự động
tại các khối trƣợt gồm: máy đo lún, máy đo tự động hiệu chỉnh nhiệt độ co dãn,
máy đo mực nƣớc, máy đo lƣu lƣợng nƣớc, máy đo mƣa và máy cảnh báo nguy
hiểm. Hệ thống cảnh báo này đƣợc lắp đặt ở nơi có nguy cơ cao thuộc các tỉnh
miền núi của Trung Quốc, nhờ đó đã cảnh báo tự động và giảm thiểu thiệt hại cho
cuộc sống của ngƣời dân . Các nhà khoa học Nga đã coi TLĐ là loại hình tai biến
nguy hiểm và nghiên cứu nó trên quan điểm địa chất học hiện đại. Chính vì vậy,
Sheko A.I (2002) đã tiến hành phân loại TLĐ theo đặc điểm chuyển động, cơ chế
phát sinh và nguồn vật liệu (bảng 1.1). Theo cách phân loại trên, TLĐ phát sinh do
nhiều nguyên nhân, có thể xảy ra khi khơng có mƣa, hoặc do tác động của các q
trình địa chất khác nhƣ: động đất, nứt đất. Do đó, các nhà khoa học Nga cho rằng,
khi nghiên cứu xác định nguyên nhân phát sinh TLĐ phải căn cứ vào từng khu
vực cụ thể. Oxilov V.I, Soigu X.K, Sheko A.I, Ragozin A.L đã xác lập nguyên tắc
dự báo nguy cơ TLĐ. Trong đó, nghiên cứu chi tiết hiện trạng, đánh giá vai trị
của các yếu tố tự nhiên có ý nghĩa quyết định đối với việc khoanh vùng nguy cơ
TLĐ. Đặc biệt, các nhà khoa học Nga còn đi sâu đánh giá rủi ro (Risk) do tai biến
gây nên. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý quy hoạch phát triển KT-XH và bảo vệ
mơi trƣờng. Đây cũng chính là giải pháp cảnh báo tối ƣu nhất. Nhƣ vậy, các nhà
khoa học Nga đã đóng góp hƣớng nghiên cứu mới cho nền khoa học trên thế giới
trong nghiên cứu tai biến TLĐ nói riêng, tai biến địa chất nói chung. Nhật Bản là

7


nơi thƣờng xuyên diễn ra tai biến địa chất, đặc biệt là tai biến địa chất nội sinh
(động đất, nứt đất, núi lửa).
Như vậy, trong điều kiện khoa học và kỹ thuật phát triển ngày càng

mạnh mẽ, nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại,
tập trung nguồn lực cho nghiên cứu phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
gây ra và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
1). Ở nhiều nƣớc trên thế giới đã hình thành các tổ chức chuyên biệt về tai
biến địa chất (Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…), đội ngũ cán bộ
chuyên môn thành thạo, đƣợc trang bị đầy dủ các phƣơng tiện kỹ thuật nghiên cứu
hiện đại, với mạng lƣới quan trắc, giám sát và cảnh báo phù hợp, nên một số dạng
tai biến đã đƣợc phịng trị kịp thời. Các tổ chức này ln đƣợc đảm bảo lƣợng
kinh phí đầy đủ cho các hoạt động cần thiết. Các dạng TBĐC điển hình nguy hiểm
nhƣ: động đất, nứt sụt đất, TLĐ, LQ-LBĐ,… trên thế giới đã đƣợc đầu tƣ nghiên
cứu ở trình độ cao ở nhiều quốc gia phát triển.
2). Ở nhiều nƣớc, đã xây dựng chiến lƣợc quốc gia về nghiên cứu phòng
tránh giảm nhẹ một loại hoặc nhiều loại TBĐC. Kết quả nghiên cứu triển khai về
lĩnh vực này đã đƣợc tổng kết phân tích trong nhiều cơng trình chun khảo có giá
trị lớn cả về lý thuyết và thực tiễn. Nhiều cách tiếp cận và các tổ hợp phƣơng pháp
mới đƣợc áp dụng thành công đã mang lại những hiệu quả to lớn. Các phƣơng
pháp nghiên cứu ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn; nghiên cứu định tính đã dần dần
thay thế bằng nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bởi các thiết bị kỹ thuật hiện
đại. Bên cạnh đó, tăng cƣờng tiềm lực thiết bị đƣợc đặc biệt chú trọng. Đầu tƣ
công nghệ, kỹ thuật hiện đại để theo dõi, quan trắc, cảnh báo tự động TBĐC, trong
đó, có đặt máy cảnh báo tự động ở những vùng có nguy cơ cao đã đƣợc tiến hành.
Chính vì vậy, nghiên cứu dự báo và phòng tránh tai biến ở một số nƣớc đã mang
lại những hiệu quả rõ rệt.
3). Các dạng TBĐC đƣợc nghiên cứu toàn diện trên các phƣơng diện khác
nhau: hiện trạng tai biến (hình thái, nguồn gốc, cơ chế và yếu tố phát sinh, cƣờng
độ, tần suất và hậu quả...), độ nhạy cảm của môi trƣờng tự nhiên đối với tai biến,

8



lập bản đồ phân vùng tai biến và cuối cùng là đánh giá rủi ro do TBĐC gây ra.
Tuỳ thuộc vào mức độ quan tâm đầu tƣ của từng nƣớc mà kết qủa nghiên cứu
phòng tránh tai biến mang lại các thành cơng khác nhau. Ở các nƣớc có tiềm lực
kinh tế và khoa học công nghệ phát triển, nghiên cứu phịng tránh tai biến đã có
các bƣớc phát triển mạnh. Chính nhờ những cơ sở khoa học này mà nhiều nƣớc đã
đƣa ra các giải pháp phòng tránh, phòng chống và ứng phó hiệu quả.
4). Điểm nổi bật trong nghiên cứu TBĐC trong thời gian qua là việc tăng
cƣờng sử dụng các công nghệ và phƣơng pháp mới, đặc biệt là công nghệ viễn
thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) cũng nhƣ mơ hình hố các q trình
TBĐC, nhằm dự báo chính xác hơn về diễn biến của TBĐC (Mỹ, Nhật Bản, Ấn
Độ, Hà Lan, Canada, Australia....). Nghiên cứu và lập bản đồ TBĐC đã là một
bƣớc khơng thể thiếu trong q trình qui hoạch tổng thể của nhiều quốc gia có
trình độ phát triển cao trên thế giới và một số nƣớc đang phát triển: Đài Loan tiến
hành từ những năm 70 của thế kỷ 20, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia - từ những năm
80. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã giao việc phân vùng TBĐC cho nhiều
viện nghiên cứu bắt đầu từ những năm 90.
5). Nghiên cứu phòng tránh giảm nhẹ TBĐC đã trở thành nhiệm vụ toàn
cầu, đƣợc nhiều nƣớc quan tâm. Nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về TBĐC đã
đƣợc tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới: diễn đàn quốc tế về lập bản đồ tai biến
thiên nhiên (1994), Hội nghị Quốc tế về giảm thiểu các tai biến thiên nhiên (1997)
tổ chức tại Nhật Bản.... Ở đó, nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng thực tế
đã đƣợc chia sẻ giữa các nhà khoa học của các quốc gia, đã giúp cho cơng tác
nghiên cứu phịng tránh giảm nhẹ tai biến ở mỗi quốc gia ngày càng hiệu quả hơn.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu trƣợt lở đất ở nƣớc ta
Ở Việt Nam, tai biến tự nhiên đã đƣợc nhận biết từ rất sớm. Ngay từ xa
xƣa, ông cha ta đã biết dựa vào quy luật biến động của dòng chảy sông và vùng
cửa sông ven biển để tiến hành quai đê chống lũ và quai đê lấn biển lập điền phát
triển kinh tế. Kinh nghiệm thực tế truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác đã giúp
chúng ta tồn tại và phát triển. Một số tai biến tự nhiên nhƣ: động đất, TLĐ, LQ-


9


LBĐ, lũ lụt, hạn hán,... đã đƣợc nghiên cứu nhận dạng và đƣa ra các giải pháp
phòng chống, phòng tránh từ khá sớm.
Trong những năm 80 thuộc thế kỷ 20, một số dạng TBĐC xuất hiện và phổ
biến rầm rộ trên nhiều khu vực lãnh thổ nhƣ: nứt đất, TLĐ, LQ-LBĐ,… cũng đã
đƣợc quan tâm nghiên cứu. Nhiều năm trở lại đây, TBĐC bùng phát ngày càng
nhiều, với cƣờng độ và tần xuất ngày càng lớn. Hầu nhƣ trên phần lớn lãnh thổ
của nƣớc ta, đặc biệt các khu vực miền núi không năm nào là không xảy ra các tai
biến địa chất.
Khái niệm về tai biến địa chất mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào những
năm 90 cuối thế kỷ 20. Lần đầu tiên, các nhà địa chất Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã vận dụng phân loại tai biến tự nhiên của một số nƣớc trên
thế giới (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,...), cho rằng, TBĐC trƣớc tiên là
tai biến tự nhiên, đƣợc hình thành do các quá trình địa chất (bao gồm cả nội sinh
và ngoại sinh) gây ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động dân sinh
và tính mạng của con ngƣời. Với cách tiếp cận này, các tai biến tự nhiên nhƣ:
động đất, nứt đất, trƣợt lở đất, sụt đất, lũ quét-lũ bùn đá,… đã đƣợc xếp vào các
dạng TBĐC và đƣợc tiến hành nghiên cứu ở các phạm vi và quy mơ khác nhau.
Có thể khẳng định rằng, chính khái niệm này đã làm thay đổi cách tiếp cận cũng
nhƣ việc lựa chọn phƣơng pháp áp dụng đồng bộ, phù hợp và hiệu quả trong
nghiên cứu các dạng tai biến ở Việt Nam. Nhờ đó, những sản phẩm nghiên cứu tạo
ra, ngoài những giá trị khoa học lớn lao, đồng thời có khả năng áp dụng hiệu quả
nhất định trong phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại.
Hàng năm nƣớc ta phải chịu biết bao những thiệt hại do tai biến thiên
nhiên, trong đó có TBĐC gây ra. Theo số liệu thống kê, mỗi năm nƣớc ta thiệt hại
tới 4000 tỷ đồng và khoảng 750 ngƣời chết. Đặc biệt, tai biến TLĐ gây ra những
tổn thất không nhỏ cho đời sống KT-XH ở các địa phƣơng. Bƣớc vào Thế kỷ 21
chắc chắn những thiệt hại đó sẽ tiếp diễn, gây hậu quả xấu đến đời sống KT-XH,

nếu khơng có những đầu tƣ nghiên cứu phịng tránh giảm nhẹ thiệt hại do TBĐC
gây ra. Do đó, nghiên cứu phịng tránh thiên tai nói chung, tai biến trƣợt lở đất nói

10


riêng đã đƣợc khởi đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20. Trong những năm gần đây
Nhà nƣớc và Chính phủ đã tập trung đầu tƣ nghiên cứu phịng chống, giảm nhẹ
thiệt hại do thiên tai gây ra, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, phát triển bền vững KT-XH và bảo vệ mơi
trƣờng. Các cơng trình của Vũ Văn Chinh (2002), Nguyễn Đăng Túc (2002),
Nguyễn Văn Hùng (2001, 2002), Phạm Văn Hùng (1996, 1998, 2000, 2001,
2004), Bùi văn Thơm (2001, 2002, 2004), Lại Vĩnh Cẩm ( 2004,2005), Lƣu Thị
Thu Hiền ( 2010, 2011), Nguyễn Tứ Dần (2010-2011) đã đạt đƣợc những thành
tựu nhất định. Phần lớn các công trình nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu trên
quan điểm của địa chất học hiện đại. Hiện nay, TLĐ là loại hình TBĐC thƣờng có
mối quan hệ mật thiết với các tai biến nứt đất và LQ-LBĐ, xảy ra ở nhiều nơi. Các
cơng trình khoa học đã thành lập các bản đồ hiện trạng TLĐ ở Bắc Trung Bộ, Tây
Bắc Bộ, dun hải Nam Trung Bộ,…. Một số cơng trình đã đánh giá cụ thể tác
động của TLĐ đến các cơng trình xây dựng, giao thơng vận tải, các cụm dân cƣ;
đã khoanh vùng nguy cơ tai biến ở tỷ lệ trung bình và nhỏ; đồng thời đƣa ra những
giải pháp phịng chống, phịng tránh trƣớc mắt. Trong đó, nổi lên các cơng trình:
Nguyễn Trọng m và nnk (2006) đã khoanh vùng cảnh báo nguy cơ TLĐ lãnh
thổ Việt Nam tỷ lệ 1/500.000. Đặc biệt, các dữ liệu ảnh viễn thám đã đƣợc Viện
Địa Lý, Viện Địa chất ứng dụng vào nghiên cứu dự báo TBĐC cho các kết quả
chính xác, tin cậy và hiệu quả cao. Lần đầu tiên trong lĩnh vực tai biến tự nhiên
(Đề tài cấp Nhà nƣớc KC.08.01, KC.08.01BS), GS Nguyễn Trọng Yêm đƣa ra hệ
phƣơng pháp luận nghiên cứu 10 loại tai biến môi trƣờng quan trọng, trong đó có
tai biến TLĐ. Đây là những đóng góp rất quan trọng về mặt lý thuyết và phƣơng
pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu TBĐC. Sản phẩm khoa học là bộ bản đồ phân

vùng tai biến (10 bản đồ cho 10 tai biến) cho cả nƣớc ở tỷ lệ 1/500.000. Riêng tai
biến TLĐ một số vùng trọng điểm của các tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Điện Biên
đƣợc nghiên cứu đầy đủ, chi tiết và đã đƣợc lƣợng hóa trong nghiên cứu đánh giá,
xây dựng bản đồ nguy cơ TLĐ, LQ-LBĐ, rủi ro do TLĐ và LQ-LBĐ gây ra ở tỷ
lệ lớn (1/50.000) đến cấp huyện.

11


Như vậy, có thể tổng kết những nét chính về tình hình nghiên cứu phịng
tránh và giảm nhẹ tai TBĐC ở nước ta như sau:
1). Đã xác định đƣợc tính nguy hại và nguy cơ của TBĐC, góp phần đƣa vấn
đề TLĐ, lũ quét-lũ bùn đá,… đƣợc quan tâm ngang tầm với bão, lụt và một số
thiên tai khác.
2). Bƣớc đầu tiếp cận và vận dụng quan điểm địa chất học hiện đại của thế
giới trong nghiên cứu TBĐC, đã đi đến nhận định: đối với mỗi loại TBĐC, mức độ
tác động của mỗi yếu tố nguyên nhân có những biểu hiện khác nhau; ở mỗi khu vực,
vai trò của mỗi yếu tố nguyên nhân đối với một loại tai biến cũng thể hiện khác
nhau; mỗi loại tai biến hình thành thƣờng bởi một nhóm các yếu tố nguyên nhân
gây nên; các yếu tố có mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại với nhau làm gia
tăng độ nhạy cảm TBĐC. Hoạt động kinh tế của con ngƣời có vai trị thúc đẩy việc
hình thành một số tai biến. Yếu tố địa chất ln đóng vai trị chủ đạo làm phát sinh
một số TBĐC nguy hiểm nhƣ : nứt đất, sụt đất, TLĐ, LQ-LBĐ, sạt lở bờ sông và
đồng thời tạo cho TBĐC này thƣờng xuyên tái diễn ở các khu vực nhất định.
3). Đã xây dựng quy phạm, quy chế về nghiên cứu lập bản đồ TBĐC. Trong
đó, nghiên cứu đánh giá, theo dõi, dự báo tài nguyên thiên nhiên, tai biến môi
trƣờng cần phải sử dụng các dữ liệu ảnh vệ tinh, đặc biệt là ảnh vệ tinh phân giải
cao và ảnh hàng không. Đã áp dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật hiện đại, các
phần mềm phân tích ảnh hiện đại nghiên cứu dự báo TBĐC, do đó đã giảm thiểu
thiệt hại do chúng gây nên.

4). Từ thực tế nghiên cứu đánh giá TBĐC, đã phân lập đƣợc nhiều loại hình
tai biến điển hình đặc thù cho các vùng miền khác nhau, từng loại cấu tạo địa
chất,... để từ đó có cách tiếp cận nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp chỉnh trị
tƣơng đối phù hợp. Nghiên cứu TBĐC dần đƣợc tiến hành theo một trình tự thống
nhất gồm các bƣớc: nghiên cứu lịch sử hiện trạng TBĐC; nguyên nhân phát sinh
TBĐC; khoanh vùng nguy cơ, đánh giá thiệt hại (còn hạn chế); đề xuất các giải
pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại.

12


5). Giúp tham vấn cho một số địa phƣơng lập kế hoạch phòng tránh TLĐ,
LQ-LBĐ. Phối hợp với các ngành: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Giao
thông,… lập kế hoạch nghiên cứu phòng chống TLĐ, LQ-LBĐ trong qui hoạch
phát triển kinh tế và xây dựng cơng trình,…. Đã chuyển giao kết quả nghiên cứu
tới các địa phƣơng, đạt hiệu quả tốt.
6). Hiện vẫn còn một số tồn tại về phƣơng pháp tiếp cận dẫn đến có sự khác
biệt lớn về cơng nghệ phân tích, xử lý cũng nhƣ đánh giá nguyên nhân phát sinh,
quá trình hình thành và phát triển TBĐC. Các nhà địa chất phân tích tƣơng đối
tồn diện về các yếu tố tác động phát sinh tai biến. Do đó, kết quả nghiên cứu đảm
bảo độ tin cậy, phục vụ cho quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ. Các
nhà nghiên cứu sử dụng các phần mềm GIS (nhƣ ILWIS, ARCGIS, ARCINFOW,
MAPINFOW,...) để tích hợp thơng tin cho các diện tích khơng gian khác nhau tạo
cho kết quả nghiên cứu các TBĐC đạt đƣợc kết quả cao.
7). Do mức độ nghiên cứu ở tỷ lệ nhỏ, nên hiệu quả sử dụng các sản phẩm
bản đồ cho phòng chống TBĐC còn hạn chế; kết quả mới chỉ đáp ứng đƣợc công
tác quy hoạch vùng, lãnh thổ, định hƣớng cho những nghiên cứu tiếp theo mà
chƣa có khả năng sử dụng phục vụ cho quy hoạch chi tiết đối khu vực nhỏ từ đơn
vị hành chính cấp huyện trở xuống.
8). Chƣa có cơ sở khoa học và phƣơng thức hữu hiệu để thông báo cho các

địa phƣơng về nguy cơ tai biến sắp hình thành ở các khu vực tiềm ẩn tai biến để
chủ động đối phó; nguy cơ tai biến TLĐ, LQ-LBĐ đối với một số khu dân cƣ rất
cao, song chƣa đƣợc nghiên cứu đánh giá, nhất là khi xảy ra tổ hợp các tác động
tai biến song hành bất lợi.
9). So với nhiều quốc gia trên thế giới, đầu tƣ vốn cho nghiên cứu phòng
tránh giảm thiểu TBĐC cịn rất ít ỏi. Mặt khác, các đầu tƣ lại mang tính dàn trải,
cùng một lúc nhiều cơ quan cùng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phòng tránh
giảm nhẹ thiên tai, trong đó khơng ít cơ quan kém năng lực nghiên cứu về đối
tƣợng này.
10). Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho công tác giám sát quá trình
hình thành TBĐC trên các vùng trọng. Xác lập cơ sở về TBĐC để ổn định đời

13


sống dân cƣ thôn bản trong các vùng trọng điểm đã đƣợc đánh giá có nguy cơ cao
và rất cao cho dân cƣ địa phƣơng chủ động ứng phó.
11). Đã nghiên cứu thử nghiệm các giải pháp công nghệ giảm nhẹ thiệt hại và
sử dụng các khu vực thƣờng xuyên bị TBĐC phục vụ vào phát triển kinh tế.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu trƣợt lở đất ở lƣu vực thủy điện Sơn La
Cơng trình thủy điện Sơn La là cơng trình cấp đặc biệt quan trọng của nhà
nƣớc, ngồi mục tiêu chính là cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã
hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cơng trình này cịn
mang những sứ mệnh quan trọng khác nhƣ: góp phần chống lũ về mùa mƣa và
cung cấp nƣớc về mua khơ cho đồng bằng Bắc Bộ và cũng nhƣ góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
Với tính chất quan trong và đặc biệt nhƣ vậy, nhƣng khu vực lƣu vực hồ thủy
điện Sơn La lại nằm trong một miền địa chất phức tạp, các hoạt động kiến tạo, địa
động lực xảy ra mạnh mẽ, cùng với đó là các q trình ngoại sinh nhƣ trƣợt lở, lũ
qt, lũ bún đá, xói mịn… thƣờng xun xảy ra. Điều là là hoàn toàn bất lợi với

một hồ Thủy Điện Sơn La tích nƣớc, một diện tích lớn sƣờn bờ hồ bị chìm và bị
ngập trong nƣớc và khi đó trạng thái ứng suất của đất đá cấu tạo phần sƣờn đó
chịu tác động của tải trọng rất lớn của đất đá ở các sƣờn cao đè xuống.
Hiện tƣợng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi các sƣờn cấu tạo bằng đá bị
phong hóa hoặc bán phong hóa, mà thành phần sét chiếm tỷ lệ lớn. Do đó, ngồi
hiện tƣợng trƣợt vốn có, khi hồ tích nƣớc và đi vào hoạt động, trƣợt- lở sẽ xảy ra
mạnh hơn, bờ hồ bị tái tạo và phải mất một khoảng thời gian nhất định mới đạt
đến trạng thái cân bằng mới
Khu vực hồ thủy điện Sơn La với điều kiện địa chất, địa hình, khí tƣợngthủy văn, hoạt động kiến tạo,lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thực vật đa dạng, do đó
ở mỗi điểm trƣợt lở có các nguyên nhân khơng giống nhau. Tính phức tạp tăng
lên khi hồ bắt đầu tích nƣớc. Đáng chú ý trong số đó đáng chú ý là cơng trình “
Nghiên cứu, đánh giá tai biến trƣợt lở đất khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và
các giải pháp phịng tránh” của Trần Trọng Huệ. Tác giả tập trung đánh giá vai

14


trò của yếu tố địa chất cấu tạo và vỏ phong hố trong phát sinh trƣợt lở đất. Cơng
trình của Nguyễn Trọng Yêm và cộng sự ( 1997) về sự cố môi trƣờng đã mô tả và
bƣớc đầu đánh giá các nguyên nhân gây ra chúng- các tác giả của cơng trình đã
thành lập Bản đồ phân vùng trƣợt- lở đất toàn quốc. Tuy nhiên, do tỷ lệ nhỏ, bản
đồ này chỉ có tính chất tham khảo, định hƣớng là chủ yếu.
Đề tài “ Trƣợt- lở các tuyến giao thông Lai Châu, hiện trạng, diễn biến và
các phƣơng hƣớng xử lý” của Nghiêm Phúc Hải và cộng sự, (1996) và đề tài “
điều tra đánh giá hiện tƣợng trƣợt- lở- lũ bùn đá ở Lai Châu và đề xuất biện pháp
phòng chống” của Vũ Cao Minh và cộng sự, (1997) nghiên cứu hiện trạng và đánh
giá tiềm năng trƣợt- lở đất đối với từng vùng cụ thể và đề xuất các biện pháp
phồng chống, giảm nhẹ thiên tai.
Tóm lại, đối với tỉnh Sơn La nói chung, lƣu vực hồ thủy điện Hịa Bình vấn
đề nghiên cứu đánh giá tai biến TLĐ cịn có nhiều bất cập, hạn chế, có thể cho

những nhận xét sau:
+ Lƣợng các cơng trình nghiên cứu chun về TLĐ cịn rất ít, quy mơ nghiên
cứu cịn rất khái quát.
+ Các phân tích đánh giá về TLĐ mới chỉ mang tính thống kê ở các vị trí khối
trƣợt và những thiệt hại đi kèm. Các phân tích về yếu tố tác động phát sinh các tai
biến TLĐ cịn rời rạc, chƣa mang tính hệ thống, cịn phiến diện.
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ TÀI LIỆU
1.2.1. Cách tiếp cận
Trƣợt lở đất là quá trình địa chất động lực, hình thành và phát triển trong
bối cảnh tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội. Do vậy, để đánh giá hiện
trạng, khoanh vùng cảnh báo nguy cơ TLĐ cần phải có cách tiếp cận đồng bộ và
đúng đắn.
1). Tiếp cận không gian và thời gian: các tƣ liệu viễn thám kết hợp với các
tài liệu thu thập đƣợc chứa đựng những thông tin một cách đầy đủ nhất, chính xác
nhất các yếu tố phủ trên bề mặt Trái đất trong không gian và theo thời gian. Các
TBĐC diễn ra cùng các yếu tố tác động phát sinh chúng trên bề mặt Trái đất đƣợc

15


×